Đặc trưng trong sách Dịch của các dịch giả

Các bài viết học thuật về dịch lý, thái ất, kỳ môn...
taothao
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 68
Tham gia: 23:20, 12/07/09
Đến từ: vietnam

Đặc trưng trong sách Dịch của các dịch giả

Gửi bài gửi bởi taothao »

Hiện nay em đang nghiên cứu Dịch học-đã đọc xong cuốn của Sào Nam Phan Bội Châu (đọc mấy năm mới hiểu được một phẩn nhỏ), và muốn nghiên cứu thêm các sách khác về chủ đề Dịch học. Tuy nhiên, cũng không biết đọc cuốn nào tiếp theo cho phù hợp. Em muốn tìm hiểu đạo Dịch trước cho thấm nhuần, sau đó mới đi sâu vào phần Bốc phệ.
Có ba cuốn nữa cũng khá thịnh hành hiện naycủa các dịch giả: Ngô Tất Tố, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hiến Lê, mong các cao nhân chỉ giáo. Đặc biệt là giới thiệu sơ qua về đặc điểm cũng như phương pháp tiếp cận của từng Dịch giả nói trên.
Tin rằng điều này sẽ rất có ích cho bản thân em và mọi người tham khảo-những người mới đang trên con đường đầu nghiên cứu Dịch học.
Kính mong các cao nhân dành chút thời gian vàng ngọc chỉ giáo cho những kẻ hậu học được khai môn cửa Dịch.
taothao kính bút.
Được cảm ơn bởi: nguyen quoc
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Chém Gió
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 147
Tham gia: 00:21, 22/09/10

TL: Đặc trưng trong sách Dịch của các dịch giả

Gửi bài gửi bởi Chém Gió »

Học dịch , tự học mà cứ đọc mãi phần kinh nghĩa thì bao giờ mới bật lên được,sau khi đọc căn bản kinh nghĩa được một thời gian thì nên đi vào các phép xem mai hoa, dự đoán theo lục hào để lấy kinh nghiệm,sau khi lần hồi tự mình ngâm cứu , tự dự đoán một số việc thì nên đi sâu vào việc tìm hiểu tượng quẻ,mấu chốt nhất của dịch vẫn là tượng quẻ,sách thì ối, trăm hoa đua nở, nhưng nếu muốn đọc tập trung thì nên đọc quyển kinh dịch do cụ Ngô Tất Tố dịch, tại sao thì cứ đọc, tự bạn sẽ có câu trả lời :D
Được cảm ơn bởi: taothao, nguyen quoc
Đầu trang

taothao
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 68
Tham gia: 23:20, 12/07/09
Đến từ: vietnam

TL: Đặc trưng trong sách Dịch của các dịch giả

Gửi bài gửi bởi taothao »

Cám ơn Bác chemgio, taothao sẽ tìm hiểu Dịch học theo hướng mà bác đã gợi ý.
Xin bác chỉ giáo thêm tài liệu để nghiên cứu dự đoán theo lục hào với ạ. Hiện tại có nhiều sách quá, thiển học nên không biết phân biệt nên chọn sách nào cho phù hợp.
Xin chân thành cảm ơn bác chemgio.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Chém Gió
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 147
Tham gia: 00:21, 22/09/10

TL: Đặc trưng trong sách Dịch của các dịch giả

Gửi bài gửi bởi Chém Gió »

taothao đã viết:Cám ơn Bác chemgio, taothao sẽ tìm hiểu Dịch học theo hướng mà bác đã gợi ý.
Xin bác chỉ giáo thêm tài liệu để nghiên cứu dự đoán theo lục hào với ạ. Hiện tại có nhiều sách quá, thiển học nên không biết phân biệt nên chọn sách nào cho phù hợp.
Xin chân thành cảm ơn bác chemgio.
Lục hào thì tham khảo các sách như Tăng san bốc dịch của cụ Dã hạc hoặc có thể tham khảo cuốn Chu dịch với dự đoán học của cụ Thiệu Vĩ Hoa ,sau một thời gian thì nên tìm quyển Tăng bổ bốc phệ chính tông đọc tham khảo với trọng tâm đọc là phần Hoàng kim sách . :D
Được cảm ơn bởi: taothao
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Đặc trưng trong sách Dịch của các dịch giả

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Chào Taothao

Tiêu chí của topic có nói: "đặc trưng trong sách Dịch của các tác giả".

Nói về "các" tác giả, mỗi Dịch gia cũng dành một đời yêu thích, nghiên cứu,... viết thành sách, đây là một việc khó ai nói được tính "đặc trưng" về mỗi một Dịch gia.

Cho nên, khi nói về tính "đặc trưng" của các tác giả, thì tôi ngờ rằng topic khó bề mở rộng khảo chứng. Lý do là vì chủ đề Taothao nói tới, vượt quá thời gian và điều kiện cho mỗi một người như chúng ta.

Có thể được xem là một vài "đặc trưng" lớn, được đa phần giới Dịch học thuận theo, đó là định lệ:

- Thứ nhất: Cái được sinh ra trước, luôn chi phối và điều khiển cái mà được sinh ra sau nó.
- Thứ hai: hướng phát triển theo trục Nam - Bắc mang tính Âm, được hiểu là lực giãn nở bứt phá khỏi mặt đất, thì chủ về Khí. Hướng phát triển theo trục Đông - Tây mang tính Dương, thì chủ về Hình.
- Thứ ba: v.v...

Đây là quy luật điều khiển của Vũ Trụ chăng ?

Chia sẻ thêm cùng bạn

Hà Uyên
Được cảm ơn bởi: taothao, Chém Gió
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Chém Gió
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 147
Tham gia: 00:21, 22/09/10

TL: Đặc trưng trong sách Dịch của các dịch giả

Gửi bài gửi bởi Chém Gió »

Sách viết về dịch của Việt Nam mình cháu thấy cơ bản chỉ là dịch lại lời văn của 64 quẻ dịch trong sách tàu, trong đó cháu chủ quan cho rằng sách cụ Ngô Tất Tố dịch là bám sát nguyên tác nhất( ngay trong lời giới thiệu sách của cụ, cũng ghi rõ rằng cụ đã bỏ ra 3 năm để dịch lại, gốc của nó là bộ kinh dịch đại toàn) , hạn chế tối đa dịch theo ý người dịch,còn các sách bình,chú... về dịch thì sách tiếng việt không có mấy mà sách tiếng tàu thì nhiều vô thiên lủng,nhưng giờ bắt mọi người học tiếng hán để đọc sách thì ai cũng oải ngay, phải " gạ gẫm" học cho gây nghiện đã, khi đã nghiện rùi thì sẽ tự tìm tòi, sẽ phát hiện ra là phần lớn kiến thức là ở các sách có chữ viết bằng hán tự, lúc đó sẽ tự tìm tòi học hỏi mấy cái thứ chữ tượng hình đó để đọc sách thui cụ ạ. :D
Được cảm ơn bởi: taothao
Đầu trang

taothao
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 68
Tham gia: 23:20, 12/07/09
Đến từ: vietnam

TL: Đặc trưng trong sách Dịch của các dịch giả

Gửi bài gửi bởi taothao »

Hà Uyên đã viết:Chào Taothao

Tiêu chí của topic có nói: "đặc trưng trong sách Dịch của các tác giả".

Nói về "các" tác giả, mỗi Dịch gia cũng dành một đời yêu thích, nghiên cứu,... viết thành sách, đây là một việc khó ai nói được tính "đặc trưng" về mỗi một Dịch gia.

Cho nên, khi nói về tính "đặc trưng" của các tác giả, thì tôi ngờ rằng topic khó bề mở rộng khảo chứng. Lý do là vì chủ đề Taothao nói tới, vượt quá thời gian và điều kiện cho mỗi một người như chúng ta.

Có thể được xem là một vài "đặc trưng" lớn, được đa phần giới Dịch học thuận theo, đó là định lệ:

- Thứ nhất: Cái được sinh ra trước, luôn chi phối và điều khiển cái mà được sinh ra sau nó.
- Thứ hai: hướng phát triển theo trục Nam - Bắc mang tính Âm, được hiểu là lực giãn nở bứt phá khỏi mặt đất, thì chủ về Khí. Hướng phát triển theo trục Đông - Tây mang tính Dương, thì chủ về Hình.
- Thứ ba: v.v...

Đây là quy luật điều khiển của Vũ Trụ chăng ?

Chia sẻ thêm cùng bạn

Hà Uyên

Xin trân thành cảm ơn cụ Hà Uyên đã điểm nhãn cho kẻ hậu học.
Đúng là taothao mong muốn tìm hiểu đạo Dịch trước tiên: tính triết lý, nhân sinh quan, vũ trụ quan, lý luận... trong Dịch học. Mong rằng qua thời gian, với niềm đam mê của bản thân, thông qua từng bước nghiên cứu và khảo nghiệm sẽ dần hiểu và vận dụng hợp lý đạo Dịch vào trong cuộc sống.
Trân trọng.
taothao
Đầu trang

taothao
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 68
Tham gia: 23:20, 12/07/09
Đến từ: vietnam

TL: Đặc trưng trong sách Dịch của các dịch giả

Gửi bài gửi bởi taothao »

Chém Gió đã viết:Sách viết về dịch của Việt Nam mình cháu thấy cơ bản chỉ là dịch lại lời văn của 64 quẻ dịch trong sách tàu, trong đó cháu chủ quan cho rằng sách cụ Ngô Tất Tố dịch là bám sát nguyên tác nhất( ngay trong lời giới thiệu sách của cụ, cũng ghi rõ rằng cụ đã bỏ ra 3 năm để dịch lại, gốc của nó là bộ kinh dịch đại toàn) , hạn chế tối đa dịch theo ý người dịch,còn các sách bình,chú... về dịch thì sách tiếng việt không có mấy mà sách tiếng tàu thì nhiều vô thiên lủng,nhưng giờ bắt mọi người học tiếng hán để đọc sách thì ai cũng oải ngay, phải " gạ gẫm" học cho gây nghiện đã, khi đã nghiện rùi thì sẽ tự tìm tòi, sẽ phát hiện ra là phần lớn kiến thức là ở các sách có chữ viết bằng hán tự, lúc đó sẽ tự tìm tòi học hỏi mấy cái thứ chữ tượng hình đó để đọc sách thui cụ ạ. :D
Cám ơn bác Chém Gió nhiều.
Trong khía cạnh Lục Hào-Bốc Phệ của Dịch học, taothao cũng đang băn khoăn chưa biết bắt đầu từ đâu, nay có bác Chém Gió chỉ giáo thật như vén mây mù tìm tới được nơi sáng. Thấy được là sách Dịch của cụ Ngô Tất Tố dịch bám sát nguyên tác nhất, cũng hiểu được rằng mình nên bắt đầu bằng cuốn Chu Dịch Với Dự Đoán Học của Thiệu Vĩ Hoa, sau đó tới cuốn Tăng San Bốc Dịch, Tăng Bổ Bốc Phệ.
Trân trọng.
taothao
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Vi Tiểu Bảo
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 52
Tham gia: 12:39, 23/09/10
Đến từ: Xứ Huế Mộng Mơ

TL: Đặc trưng trong sách Dịch của các dịch giả

Gửi bài gửi bởi Vi Tiểu Bảo »

taothao đã viết:
Chém Gió đã viết:Sách viết về dịch của Việt Nam mình cháu thấy cơ bản chỉ là dịch lại lời văn của 64 quẻ dịch trong sách tàu, trong đó cháu chủ quan cho rằng sách cụ Ngô Tất Tố dịch là bám sát nguyên tác nhất( ngay trong lời giới thiệu sách của cụ, cũng ghi rõ rằng cụ đã bỏ ra 3 năm để dịch lại, gốc của nó là bộ kinh dịch đại toàn) , hạn chế tối đa dịch theo ý người dịch,còn các sách bình,chú... về dịch thì sách tiếng việt không có mấy mà sách tiếng tàu thì nhiều vô thiên lủng,nhưng giờ bắt mọi người học tiếng hán để đọc sách thì ai cũng oải ngay, phải " gạ gẫm" học cho gây nghiện đã, khi đã nghiện rùi thì sẽ tự tìm tòi, sẽ phát hiện ra là phần lớn kiến thức là ở các sách có chữ viết bằng hán tự, lúc đó sẽ tự tìm tòi học hỏi mấy cái thứ chữ tượng hình đó để đọc sách thui cụ ạ. :D
Cám ơn bác Chém Gió nhiều.
Trong khía cạnh Lục Hào-Bốc Phệ của Dịch học, taothao cũng đang băn khoăn chưa biết bắt đầu từ đâu, nay có bác Chém Gió chỉ giáo thật như vén mây mù tìm tới được nơi sáng. Thấy được là sách Dịch của cụ Ngô Tất Tố dịch bám sát nguyên tác nhất, cũng hiểu được rằng mình nên bắt đầu bằng cuốn Chu Dịch Với Dự Đoán Học của Thiệu Vĩ Hoa, sau đó tới cuốn Tăng San Bốc Dịch, Tăng Bổ Bốc Phệ.
Trân trọng.
taothao
2 quyển tăng san bốc dịch với chu dịch với dự đoán học là tương đương bạn à,đọc quyển nào cũng được, khi viết quyển chu dịch với dự đoán học, cụ Thiệu đã tham khảo 28 đầu sách chuyên viết về bốc dịch, trong đó có quyển tăng san đó :)
Được cảm ơn bởi: taothao
Đầu trang

taothao
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 68
Tham gia: 23:20, 12/07/09
Đến từ: vietnam

TL: Đặc trưng trong sách Dịch của các dịch giả

Gửi bài gửi bởi taothao »

Cám ơn Vi Tiểu Bảo đã chỉ điểm. Mình sẽ nghiên cứu sách của cụ Thiệu, văn phong của cụ dễ hiểu, phương pháp có lẽ phù hợp với cách đọc hiểu hiện đại.
Trân trọng.
taothao
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Dịch lý”