SINH KHẮC CỦA NGŨ HÀNH NẠP ÂM ( Tiếp theo - Bài 3 )

Kiến thức tổng hợp về âm dương, ngũ hành, can chi, ...
Trả lời bài viết
lytranle
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 240
Tham gia: 11:05, 05/11/09
Đến từ: Thành phố HCM

SINH KHẮC CỦA NGŨ HÀNH NẠP ÂM ( Tiếp theo - Bài 3 )

Gửi bài gửi bởi lytranle »

SNH KHẮC CỦA NGŨ HÀNH NẠP ÂM
( Tiếp theo – Bài 3 )
C / Ứng dụng :
Mệnh là Ngũ Hành Nạp Âm của cặp Can Chi của Năm Sinh của mỗi người. Mệnh là Yếu Tố Nhân trong Thuyết Tam Tài Thiên Địa Nhân.
Ngũ Hành Nạp Âm có nhiều ứng dụng quan trọng trong các Môn Ngành Mệnh Lý, Dịch Lý. Như, lập Mệnh cho một con người, tìm tuổi hợp cho Hôn Phối, xem Trạch Cát, đặc biệt có nhiều ứng dụng trong Phong Thủy…
Đó là những vấn đề rất lớn. Chỉ riêng về Trạch Cát thì đã có nguyên cả Bộ Hiệp Kỷ Biện Phương Thư, ngoài ra cũng đã có đến hàng trăm Tác Giả viết về vấn đề này. Ở đây, tôi chỉ dám thử đưa ra vài ứng dụng nho nhỏ.
I/ Tìm hiểu Nhân Mệnh
Khi nói về Hôn Nhân, về Con Người, về Cuộc Sống … thì có nhiều tiêu chí để xem xét, sàng lọc. Ở đây, chúng ta chỉ thuần túy luận theo Ngũ Hành Nạp Âm.
Xem Mệnh thì chủ yếu là xét đặc tính của Hành Nạp Âm, còn những tính chất Ngũ Hành của Can Chi là thứ yếu , là phụ, chỉ để tham khảo thêm.

Bây giờ, ta tìm hiểu một Nhân Mệnh cụ thể :
Tìm hiểu Mệnh của một người Nam sinh Năm 1962 .
( Xem Bảng 10, đã đăng ở bài trước )
+ Năm 1962 là Năm Nhâm Dần . Người ta thường nói người này tuổi Dần.
+ Theo Bảng 10 trên đây và theo Tên gọi Truyền Thống thì Năm Nhâm Dần có Hành Nạp Âm là Kim Bạc Kim -- Ô ( I , 2b ). Ta nói người này có Mệnh là Kim Bạc Kim và thường gọi tắt là người này Mệnh Kim.
1/ Xét Quan hệ Sinh Khắc của Mệnh Kim Bạc Kim với các Nhân Mệnh, Niên Mệnh (Hành Nạp Âm ) khác .
Nhì vào Bảng 10 ta thấy, Kim Bạc Kim là Hành được sinh ra từg Cặp Can Chi Nhâm Dần được nạp âm Thái Thốc của Thương, đó là Kim của Trung Nguyên của Tam Nguyên thứ hai, là Mạnh Kim .
a/ Xét Quan Hệ Tương Hợp :
Trên dòng I , trong Tam Nguyên Thứ Hai ( trên Bảng 10 ) :
Các Hành Nạp Âm ( Mệnh ) Kim Bạc Kim , Sa Trung Kim và Thoa Xuyến Kim tương hợp với nhau.
b/ Quan hệ Tương Sinh :
@/ Sinh xuất :
+ Trong cùng một Hành Gốc ( Hành Kim – Dòng I ) :
Kim Bạc Kim sinh trợ cho Thoa Xuyến Kim ( 2b => 3b ).
+ Trong cùng một Nguyên ( Trung Nguyên – cột 2b ) :
Kim Bạc Kim sinh trợ cho Đại Khê Thủy – Giáp Dần.
+ Trong quan hệ khác Hành Gốc và khác Nguyên ( tức khác dòng và khác cột ):
@ Sinh xuất :
Kim Bạc Kim sinh trợ cho :
a/ Đại Hải Thủy , Thiên Hà Thủy ( và Đại Khê Thủy- đã nói trên).
b/ Giản Hạ Thủy , Trường Lưu Thủy.
( Kim Bạc Kim không sinh trợ cho Tuyền Trung Thủy vì có Thân =< Dần ).
@/ Sinh nhập :
+ Trong cùng một Hành Gốc ( Hành Kim – Dòng 1 ) :
Kim Bạc Kim được Sa Trung Kim sinh trợ cho ( 1b => 2b ).
+ Trong cùng một Nguyên ( Trung Nguyên – Cột 2b ) ;
Kim Bạc Kim được Thành Đầu Thổ sinh trợ cho .
+ Với các Hành Gốc và các Nguyên khác nhau :
Vì Thổ sinh Kim nên Kim Bạc Kim được các Hành Nạp Âm sau đây sinh trợ cho :
a/ Lộ Bàng Thổ , Ốc Thượng Thổ ( và Thành Đầu Thổ đã nói trên )
b/ Bích Thượng Thổ , Sa Trung Thổ.
( Đại TrạchThổ không sinh trợ cho Kim Bạc Kim vì có Thân =< Dần ) .
c/ Quan hệ Tương khắc :
@ / Khắc xuất :
+ Trong cùng một Hành Gốc ( Trên dòng 1 ) :
Kim Bạc Kim không khắc Hành nào cả.
Nhưng Kim Bạc Kim và Kiếm Phong Kim tương xung nhau.
+ Trong cùng một Nguyên ( Cột 2b ) :
Kim Bạc Kim khắc Tùng Bách Mộc.
+ Với các Hành và các Nguyên khác nhau :
Vì Kim khắc Mộc nên suy ra Kim Bạc Kim khắc các Hành sau :
Tang Đố Mộc , Đại Lâm Mộc , Dương Liễu Mộc , Bình Địa Mộc.
@ / Khắc nhập :
+ Trong cùng một Hành Gốc ( Dòng 1 ) :
Kim Bạc Kim bị Kiếm Phong Kim khắc ( 2a =< 2b ).
+ Trong cùng một Nguyên ( Cột 2b ) :
Kim Bạc Kim bị Lư Trung Hỏa khắc.
+ Với các Hành và các Nguyên khác nhau :
Kim Bạc Kim bị các Hành sau đây khắc :
Sơn Hạ Hỏa , Tích Lịch Hỏa , Phú Đăng Hỏa ,
Thiên Thượng Hỏa , Sơn Đầu Hỏa ( và Lư Trung Hỏa đã nói trên ).
2/ Vài Đặc điểm của người có Mệnh Kim Bạc Kim :
Năm sinh là Năm Nhâm Dần :
Nhâm Thủy là Ngôi Thiên, là Ngôi Cha .
Dần Mộc là Ngôi Địa , là Ngôi Mẹ.
Năm Nhâm Dần là Năm tự hành tương Sinh : Nhâm Thủy => Dần Mộc , Cha sinh trợ cho Mẹ.
Kim sinh trợ cho Nhâm Thủy. Kim khắc Dần Mộc.
Mệnh này trợ Dương , phế Âm : Giúp Cha, khắc Mẹ.
Nếu người này sinh vào Mùa Thu ( Tháng 7, tháng 8 ) thì khắc Mẹ rất mạnh ( Vì Mùa Thu Kim vượng ).
Phần này chỉ là thứ yếu.
Vận của người này năm nay ra sao ?
Năm nay là năm 2012 - Nhâm Thìn , Niên Mệnh là Trường Lưu Thủy. Năm nay Cha mẹ được trợ giúp, gặp thuận lợi ( Vì Thủy tương tỷ với Nhâm, sinh trợ cho Dần Mộc ). Kim sinh Thủy : Thủy là Tử Tôn của Nhâm Dần, nên Đương Số được lợi về đường con cái và đường Phúc Đức.

II / Từ Quan hệ Sinh Khắc của Ngũ Hành Nạp Âm, tìm người Hôn Phối cho Mệnh Nam sinh năm Nhâm Dần nói trên .
Các bước thực hiện :
1/ Tìm những Hành Nạp Âm sinh trợ cho Kim Bạc Kim.
Tại mục Sinh Nhập đã xét ở trên, ta thấy Hành Kim Bạc Kim được các Hành Nạp Âm sau đây sinh trợ cho. Ta sắp xếp thứ tự ưu tiên từ mạnh đến yếu cho các Hành đó :
a/ Sa Trung Kim ( Giáp Ngọ / Ất Mùi ), vừa tương hợp vừa tương sinh.
b/ Lộ Bàng Thổ ( Canh Ngọ / Tân Mùi ), Canh => Nhâm , Ngọ => Dần
c/ Thành Đầu Thổ ( Mậu Dần / Kỷ Mão ),
d/ Ốc Thượng Thổ ( Bính Tuất / Đinh Hợi ),
e/ Bích Thượng Thổ ( Canh Tý / Tân Sửu ),
f/ Sa Trung Thổ ( Bính Thìn / Đinh Tỵ ).

2/ Tìm Tuổi tương xứng :
Xem tuổi Phối Hôn thì ngoài tiêu chí đầu tiên là hai Mệnh phải tương hợp tương sinh , còn một điều kiện quan trọng nữa là tuổi của đôi Nam Nữ không được chênh lệch nhau quá nhiều. Thông thường thỉ Nữ không nhiều hơn Nam quá 5 tuổi và không nhỏ hơn Nam dưới 15 tuổi.
Vậy, người Nam sinh năm 1962 thì hợp với Nữ tuổi nào ?
Ta lần lượt xét tuổi của 6 Mệnh Nữ đã được chọn ở trên.
a/ Ưu tiên 1 : Nữ Mệnh Sa Trung Kim ( Năm sinh Giáp Ngọ / Ất Mùi ) :
+ Năm Giáp Ngọ : 1954 , 2014 ; + Năm Ất Mùi : 1955 , 2015
Những tuổi này quá chênh lệch so với tuổi Nam. Trong những trường hợp quá đặc biệt thì có thể xem xét đến năm sinh 1955 hoặc 1954.
b/ Ưu tiên 2 : Nữ Mệnh Lộ Bàng Thổ ( Canh Ngọ / Tân Mùi ).
+ Năm Canh Ngọ : 1930 , 1990 , 2050 ; + Tân Mùi : 1931 , 1991, 2051.
Những tuổi này quá chênh lệch so với tuổi Nam.
c/ Ưu tiên 3 : Thành Đầu Thổ (Mậu Dần / Kỷ Mão ).
+ Mậu Dần : 1938 , 1998 ; + Kỷ Mão : 1939 , 1999.
Tuổi của các Nữ Mệnh quá chênh lệch so với tuổi của Nam Mệnh.
d/ Nữ Mệnh Ốc Thượng Thổ ( Bính Tuất / Đinh Hợi ).
+ Bính Tuất : 1946 , 2006, 2066 ; + Đinh Hợi : 1945 , 2007 , 2067.
Không có tuổi thích hợp.
e/ Nữ Mệnh Bích Thượng Thổ ( Canh Tý / Tân Sửu ).
+ Canh Tý : 1960 : Nữ hơn Nam 2 tuổi.
+ Tân Sửu : 1961 : Nữ hơn Nam 1 tuổi.
Hai tuổi này chấp nhận được.
f/ Nữ Mệnh Sa Trung Thổ ( Bính Thìn / Đinh Tỵ )
+ Bính Thìn : 1976 : Nam hơn Nữ 14 tuổi.
+ Đinh Tỵ : 1977 : Nam hơn Nữ 15 tuổi.
Hai tuổi này cũng thường được chấp nhận được. Nhưng, tìm hiểu kỹ thêm ta thấy :
Tuổi Nhâm Dần và Bính Thìn là Thiên khắc Địa Xung.
Tuổi Nhâm Dần và Đinh Tỵ thì Dần và Tỵ vừa Hình vừa Hại.
Nói chung, người ta thường tránh những trường hợp như thế này .
( Chú ý : Hai cặp Can Chi có Thiên khắc Địa xung thì 2 Hành Nạp Âm của chúng chưa hẳn đã khắc nhau, ngược lại có thể có sự tương sinh . Xem tiếp ở phía dưới ).
Tóm lại, có hai Nữ Mệnh có Tuổi tương đối thích hợp : Canh Tý , Tân Sửu.
3 / Chọn lấy một trong những Tuổi đã được lựa chọn.
Cách chọn lựa :
Trong các Tuổi đã được “ sơ tuyển”, ta chọn Tuổi nào có nhiều tiêu chí hợp hơn, hoặc đưa thêm những điều kiên mới để có thêm tiêu chí lựa chọn, hoặc đánh giá những Tuổi đã được “sơ tuyển” bằng những công cụ dự đoán khác như Phong Thủy, Hà Lạc, Lục Nhâm … để đối chiếu, so sánh.
Ở đây, tôi dùng Mệnh Quái.
Cần nói thêm rằng, xét tuổi Hôn Phối, chủ yếu là xét tương quan giữa hai Mệnh, tức giữa hai Hành Nạp Âm, còn các cách xem xét khác là phụ, là thứ yếu, chỉ để tham khảo thêm thôi.
Nam Mệnh sinh năm Nhâm Dần (1962) có Mệnh Quái là KHÔN. Quẻ Khôn có Bảng Du Niên Biên Quái như sau .
Hình 5.JPG
Hình 5.JPG (25.48 KiB) Đã xem 14665 lần

Nếu Mệnh Quái của Nữ rơi vào các Cung Sinh Khí , Diên Niên , Thiên Y , Phục Vị trong Bảng trên là Cát Phối ; còn rơi vào các Cung khác là Hung Phối , trong đó Cung Tuyệt Mệnh là Đại Hung chi Phối.
a/ Xem tuổi Nữ Mệnh sinh năm Canh Tý ( 1960 ) .
Nữ Mệnh sinh năm Canh Tý có Mệnh Quái là Quẻ Khôn.
Khôn là Phục Vị Tinh của Mệnh Quái Khôn của Nam. Đó là Đệ Tứ Cát Tinh, là Trung Cát Chi Hôn, khá tốt đẹp.
Nhưng rất tiếc, vì Phục Vị Tinh thuộc Hành Mộc ; Khôn thuộc Hành Thổ. Mộc Thổ tương xung .
Trong Hôn Phối, nói chung, Nam có Mệnh Quái là Khôn thường tránh chọn Mệnh Nữ cũng có Mệnh Quái là Khôn.
Nói thêm : Sinh Khí là Đệ Nhất Cát Tinh, là Thượng Cát chi Phối.
Nam có Mệnh Quái Khôn thì Sinh khí đóng tại Cung Cấn. Tham Lang Sinh Khí Tinh lại có Hành Mộc, Cấn có Hành Thổ . Mộc Thổ tương xung. Do đó Nam có Mệnh Quái Khôn kỵ kết hôn với Nữ có Mệnh Quái Cấn.
Cũng cần nói thêm rằng, đây chỉ là nói chung, còn đối với từng trường hợp cụ thể còn phải đánh giá mức độ ảnh hưởng từ những yếu tố khác , mới có thể đưa ra quyết định đúng đắn được.
Tìm Hướng Nhà cũng vậy, Nam có Mệnh Quái Khôn tránh lấy Hướng Nhà theo Hướng Đông-Bắc và Tây-Nam.

b/ Xem tuổi Nữ Mệnh sinh năm Tân Sửu (1961 )
Mệnh Nữ này có Mệnh Quái là Chấn. Chấn là Họa Hại của Mệnh Quái Khôn. Lộc Tồn Họa Hại là Đệ Tứ Hung Tinh, tức loại Hung Tinh ít xấu nhất trong 4 Hung Tinh. Nó thuộc loại Bình thường Chi Phối.
Đây là trường hợp tốt nhất trong những trường hợp xấu. Nên vẫn có thể dùng được.

KIểm tra lại tuổi hai Nữ Mệnh ở mục 2f/ Sa Trung Thổ ( Bính Thìn / Đinh Tỵ ) đã bị loại bỏ ở trên bằng Mệnh Quái. (Hai tuổi có tô màu vàng ở trên ).
@/ Nữ Mệnh Bính Thìn 1976.
Ở trên nói rằng, trường hợp này gặp Thiên khắc Địa xung, nên tránh. Ta xem thêm trường hợp này.
Nữ Bính Thìn 1976 có Mệnh Quái là Ly. Ly là Lục Sát của Mệnh Quái Khôn. Lục Sát là Đệ Tam Hung Tinh. Xấu. Nên Tránh.
@/ Nữ Mệnh Đinh Tỵ 1977
Ở trên nói rằng, Địa Chi của hai Năm Sinh là Hình, Hại. Nên tránh.
Ta xem xét thêm trường hợp này.
Nữ Mệnh Đinh Tỵ 1977 có Mệnh Quái Khảm, Khảm là Tuyệt Mệnh của Mệnh Quái Khôn, là Đệ Nhất Hung Tinh. Gặp Tuyệt Mệnh, cần phải hết sức tránh.

III/ Tìm người Hôn Phối bằng cách đi ngược từ Mệnh Quái trở về Ngũ Hành Nạp Âm.
Trên đây ta đã tìm người Hôn Phối bằng cách tìm Nhâm Mệnh rồi Kiểm tra Bằng Mệnh Quái.
Bây giờ ta tìm người Hôn Phối bằng cách đi ngược từ Mệnh Quái.
Mệnh Quái Khôn còn có hai Cát Tinh là Diên Niên và Thiên Y mà trong cách làm trên không thấy xuất hiện. Bây giờ ta tìm hiểu hai Cát Tinh đó.
1/ Xét Diên Niên Tinh :
Diên Niên Tinh là Đệ Nhị Cát Tinh, còn gọi là Phúc Đức Tinh, đóng tại Cung Càn.
Ta tìm những Nữ Mệnh có Mệnh Quái Càn và có tuổi thích hợp với Hôn Phối.
Đó là những Nữ Mệnh có năm sinh là 1964 , 1973 .
+ Năm 1964 là năm Giáp Thìn, có Hành Nạp Âm – tức Mệnh – là Phú Đăng Hỏa. Phú Đăng Hỏa khắc Kim Bạc Kim. Không tốt.
+ Năm 1973 là năm Quý Sửu , có Hành Nạp Âm là Tang Đố Mộc .
Kim Bạc Kim khắc Tang Đố Mộc. Không Tốt.
2/ Xét Thiên Y Tinh.
Thiên Y Tinh là Đệ Tam Cát Tinh, đóng tại Cung Đoài của Mệnh Quái Khôn.
Ta tìm những Nữ Mệnh có Mệnh Quái Đoài và có tuổi thích hợp với Hôn Phối.
Đó là những Nữ Mệnh có năm sinh là 1965 , 1974
+ Năm 1965 là năm Ất Tỵ có Hành Nạp Âm là Phú Đăng Hỏa. Đã nói tr6n : không tốt.
+ Năm 1974 là năm Giáp Dần có Mệnh là Đại Khê Thủy. Kim Bạc Kim sinh trợ cho Đại Khê Thủy . Trường hợp này không có tương khắc, nhưng lại bị sinh xuất tức Mệnh Nam bị tiêu hao mất mát. Trong hoàn cảnh cụ thể nào đó thì vẫn có thể phối hôn được.

Kết luận :
Về đường Tình Duyên, Mệnh Nam Nhâm Dần ( 1962 ) có nhiều trắc trở, không được thuận chèo mát mái.

IV/ Tìm hiểu Câu Tục Ngữ xưa : “ Nhất Gái hơn hai , Nhì Trai hơn một ”.
Từ thực tiễn , Ông Cha ta rút ra kết luận “ Nhất Gái hơn hai , Nhì Trai hơn một “ và khẳng định đó là những cặp Hôn Nhân đẹp.
Không rõ Ông Cha ta đã dựa theo tiêu chí nào và cũng không giải thích tại sao lại “Nhất” , “Nhì”.
Chúng ta hãy tìm hiểu điều đó bằng Kiến Thức của Ngũ Hành Nạp Âm .
Bảng A11.JPG
Bảng A11.JPG (100.02 KiB) Đã xem 14665 lần

1/ Nhất Gái hơn hai :
Nếu Gái hơn Trai 2 tuổi thì Năm sinh của Nam và Nữ đều cùng là Năm Dương hoặc đều cùng Năm Âm . Ví dụ : Giáp Tý và Bính Dần hay Ất Sửu và Đinh Mão.
Sách “Tam Mệnh Thông Hội” khi bàn về Mệnh Nam Nữ có nói :
“Mệnh Nam nên vượng, vượng thì Phúc, suy thì tai hại. Mệnh Nữ nên suy, suy thì Phúc, vượng thì tai hại, Nhu là gốc là Phúc, cương là hình phạt là tai hại”. Điều đó phù hợp với sự cương nhu của Âm Dương.Nếu Nữ cương và vượng, Nam nhu và suy, đó gọi là Âm Dương sai lệch. Ngược lại với quy luật Âm Dương, đương nhiên là có hại ( Trích “Dự đoán theo Tứ Trụ”,-Thiệu Vĩ Hoa ).
Vậy thì nói chung, Năm Sinh của Nam nên là Năm Dương và Năm Sinh của Nữ nên là Năm Âm thì thuận lý hơn. Do đó, trong trường hợp này, trước tiên, ta nhận xét rằng, Năm Sinh của Nam và của Nữ đều cùng Dương hoặc cùng Âm là không thuận lý.
Trên Bảng Lục Thập Hoa Giáp, nếu Năm Sinh của Nữ ở Ô thứ Y thì Năm Sinh của Nam ở ô thứ Y+2. Suy ra Ngũ Hành Nạp Âm của Can Chi Năm Sinh - Mệnh – của Nam và Nữ khác nhau, đó là hai Hành Nạp Âm kế tiếp nhau trong Bảng 60 Giáp Tý. Hai Hành này có thể Tương Sinh hoặc Tương Khắc. Nhìn vào Bảng 11, ta thấy có 15 cặp Tương Sinh và 15 cặp Tương Khắc.
Ta chỉ xét các cặp Tương Sinh. Tương Sinh lại có Mệnh Nam sinh trợ cho Mệnh Nữ hoặc Mệnh Nữ sinh cho Mệnh Nam.
Ví dụ :
+ Nam Mệnh sinh trợ cho Nữ Mệnh : Mộc ô 5 – Nam Mệnh - sinh cho Hỏa ô 3 – Nữ Mệnh ; Mộc ô 6 – Nam Mệnh - sinh cho Hỏa ô 4 – Nữ Mệnh .
+ Mệnh Nữ sinh trợ cho Mệnh Nam : Thổ ô 7- Nữ Mệnh - sinh trợ cho Kim ô 9 – Nam Mệnh ; Thổ ô 8 – Nữ Mệnh – sinh trợ cho Kim ô 10 – Nam Mệnh.
Trong Hôn Nhân, Mệnh Nam sinh trợ cho Mệnh Nữ hay Mệnh Nữ sinh trợ cho Mệnh Nam đều là tương sinh, nên đều là Cát Hôn ( theo quan điểm sinh khắc Ngũ Hành ).
Trong 30 cặp Ngũ Hành Nạp Âm ( 30 cặp Mệnh ) chỉ có 15 cặp có khả năng để xem xét, trong đó có 11 cặp Mệnh Nam sinh trợ cho Mệnh Nữ, có 4 cặp Mệnh Nữ sinh trợ cho Mệnh Nam.
Nếu lại kết hợp xét thêm theo Mệnh Quái thì số cặp Mệnh được coi là Cát Hôn là rất ít ỏi.
Kết luận về “NhấtGái hơn hai :
Theo quan điểm của Ngũ Hành Nạp Âm thì “Nhất Gái hơn haikhông phải là Nhất , thậm chí là không Nhì, Không Tam …. .

2/ Nhì Trai hơn một :
Có hai trường hợp xẩy ra : Năm Sinh của Nam là Năm Dương hoặc Năm Sinh của Nam là Năm Âm .
a/ Xét trường hợp Năm sinh của Nam là Năm Dương :
Trong trường hợp này, Năm Sinh của Nữ phải là Năm Âm và do đó, hai cặp Can Chi của Nam và Nữ là cùng Ngôi Vị và cùng một Hành Nạp Âm.
Theo Nguyên Lý Nạp Âm, hai cặp Can Chi cùng ngôi vị là cặp Vợ Chồng, cách 8 sinh con. Thế là Cát Phối.
Nếu tìm hiểu thêm bằng Phương Pháp Lập Mệnh Quái thì ta thấy không hoàn toàn như vậy, nghĩa là nói chung, không phải là Cát Hôn.
b/ Xét trường hợp Năm Sinh của Nam là Năm Âm :
Nếu Năm Sinh của Nam là Âm thì Năm Sinh của Nữ là Dương. Trường hợp này không thuận lý với Quy Luật của Tự Nhiên. Mọi điều nghịch lý đều không tốt ( Theo “Tam Mệnh Thông Hội” ).
Lúc này thì cặp Can Chi của Năm Sinh của Nam và Nữ không cùng Ngôi Vị, không cùng Hành Nạp Âm. Chúng có hai Hành Nạp Âm khác nhau và kế tiếp nhau trong Bảng 60 Giáp Tý.
Trường hợp này giống trường hợp “Gái hơn hai”.
Vậy, “Nhì Trai hơn một” cũng chẳng “Nhì” chút nào !
Kết Luận chung :
Quan niệm “Gái hơn hai, Trai hơn một” không phù hợp với Quan Điểm của Thuyết Ngũ Hành Nạp Âm. ( Có thể rất tối ưu với những tiêu chí khác).

V / Trường hợp Nam Nữ cùng tuổi .
Trong trường hợp này thì Nam Nữ cùng Năm Sinh, cùng Ngũ Hành Nạp Âm. Trước tiên, ta nhận xét rằng, Nam Nữ tỵ hòa là Hôn Nhân không thuận lý ( Theo “Tam Mệnh Thông Hội”) .
Ngoài ra ta thử tìm hiểu theo Mệnh Quái xem sao.
Khi Nam Nữ cùng Năm Sinh, thì Mệnh Quái của Nam và Nữ hiện ra theo từng cặp như sau :
Nếu Nam là Khảm thì Nữ là Cấn : Ngũ Quỷ - Hung
………….. Ly ………… Càn : Tuyệt Mệnh - Đại Hung
………….. Cấn ………… Đoài : Diên Niên - Cát Hôn
………….. Đoài ………… Cấn : Diên Niên - Cát Hôn
………….. Càn ………… Ly : Tuyệt Mệnh – Đại Hung.
………….. Khôn ………… Khảm : Tuyệt Mệnh – Đại Hung.
………….. Tốn ………… Khôn : Ngũ Quỷ - Hung Phối
…………… Chấn ………… Chấn : Phục Vị - Trung Cát chi Hôn
…………… Khôn ……….. Tốn : Ngũ Quỷ - Hung Phối.
Vậy, khi Nam Nữ cùng năm sinh, không thể đưa ra một kết luận chung về Cát Hung mà phải xét từng trường hợp cụ thể. Số trường hợp Hung Phối nhiều hơn Cát Phối.
Vài lời về Hôn Nhân :
1/ “ Xưa nay Nhân định thắng Thiên cũng nhiều ” ( Nguyễn Du ).
Và xưa nay, người ta vẫn luôn nói : Đức năng thắng số.
Những cái mà ta gọi là Định Mệnh thì đó chỉ là cái “ Khà Năng ” chứ không phải là cái “Tất Yếu”, nghĩa là cái “ĐỊNH” đó có thể xẩy ra hoặc không xẩy ra , hoặc chỉ xẩy ra ở một mức độ nào đó. Điều này tùy thuộc vào cách hành xử của người có cái “ĐỊNH” đó – Nhân Định.
Các Bậc Tiền Nhân vẫn luôn dạy chúng ta rằng , là Con Người thì phải biết ăn ở Nhân Đức, Lương Thiện, Thương Người như thể Thương Thân, để vun đắp cho cái ĐỨC ngày càng cao, cái PHÚC ngày càng dày. Có Phúc Đức thì mọi họa hạn nếu gặp sẽ nhẹ nhàng nhanh chóng trôi qua.
2/ Không ai mang “ Ngũ Hành Nạp Âm ” đi tìm Người Yêu. Nam Nữ đến với nhau theo “Tiếng gọi của Trái Tim”. Tình yêu có thể lên Men từ từ theo kiểu “Lửa gần Rơm ” hoặc “Tiếng Sét Ái Tình” ( Coup de Foudre ) nổ bùng lên ngay sau phút gặp mặt. Khi mà hai Trái Tim đã cùng nhịp đập, hai Tâm Hồn đã đồng điệu thì “Biển Đông cũng tát cạn”, “Râu Tôm Ruột Bầu cũng ngon”. Khi đó thì “Ngũ Hành Tương Khắc” và “Du Niên Biến Quái” chẳng là cái gì cả.
TpHCM, 24/10/2012
LyTranLe
PS:
Bài viết tiếp theo:
Ngũ Hành Nạp Âm là Ngũ Hành có Linh.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức chung”