Quán SAY

Khu vực xả xì-choét, buôn chuyện, tin vỉa hè
hoangton
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 142
Tham gia: 10:20, 18/08/09

TL: Quán SAY

Gửi bài gửi bởi hoangton »

gio den
rượu buồn
http://www.youtube.com/watch?v=bP8Bhetm-6A" target="_blank
Đầu trang

hoangton
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 142
Tham gia: 10:20, 18/08/09

TL: Quán SAY

Gửi bài gửi bởi hoangton »

Rượu thơ và tình bạn thi sỹ

Cổ nhân có câu: "Dĩ tửu trợ văn, dĩ văn hội hữu" (lấy rượu giúp cho cảm hứng văn chương, lấy văn chương để kết giao bạn bè). Lại có thêm quan niệm: Rượu là sự thăng hoa của ngũ cốc, thơ là sự kết tinh của ngôn từ. Chỉ bằng từng ấy có lẽ đã đủ để nhìn ra một mối liên hệ thật mật thiết giữa rượu, thơ và thi sỹ.

Trên thực tế của nhiều trường hợp, đó là cái tam vị đã làm nên sự nhất thể: Tình bạn giữa những con người trong giới bút mặc. Tình bạn ấy diễn ra trong đời thường, và cũng có lúc, như một sự ngẫu nhiên thú vị, nó in dấu trong thơ, nó giúp người yêu thơ hiểu thêm về các thi sỹ và tình cảm bằng hữu mà họ dành cho nhau.

Năm 1937, trên báo "Đàn bà" xuất hiện một bài thơ của Nguyễn Vỹ, có cái tên "Gửi Trương Tửu". Khi soạn "Thi nhân Việt Nam", Hoài Thanh đã đưa bài thơ này vào sách và cho rằng: Đây "mới thực là kiệt tác của Nguyễn Vỹ". Mở đầu bài thơ đã là những câu ngây ngất hơi men: "Nay ta thèm rượu nhớ mong ai/ Một mình nhấm nháp chẳng buồn say/ Trước kia hai thằng hết một nậm/ Trò chuyện dông dài mặt đỏ sậm/ Nay một mình ta một be con/ Cạn rượu rồi thơ mới véo von...".

Rượu làm sống lại hồi ức của tác giả về người bạn thân thiết Trương Tửu, về những kỷ niệm khi hai người còn gần gũi bên nhau. Và đây là những câu thơ mà nhiều người đã thuộc nằm lòng, có thể nói, những câu thơ "xanh mãi với thời gian" bởi chất kiêu bạc phóng túng của chúng: "Dạo ấy chúng mình nghèo xơ xác/ Mà vẫn coi tiền như cái rác/ Kiếm được đồng nào đem tiêu hoang/ Rủ nhau chè chén nói huênh hoang/ Xáo lộn văn chương với chả cá/ Chửi Đông, chửi Tây chửi tất cả/ Rồi ngủ một giấc mộng với mê/ Sáng dậy, nhìn nhau cười hê hê".

(Sau này, trong bài viết "Kỷ niệm về Trương Tửu", Nguyễn Vỹ kể khá chi tiết về việc ông cùng Trương Tửu và Vũ Trang sống với nhau trên gác trọ phố Khâm Thiên - khoảng 1934, 1935. Mỗi sáng về mùa đông, ba người lại trùm ba cái chăn bông ngồi ở phòng khách, uống trà, nói chuyện văn chương. Nhiều tháng họ không có tiền, nhưng có lần Nguyễn Vỹ được 10 đồng nhuận bút, Trương Tửu lấy 4 đồng uống rượu đế ăn thịt cầy, Vũ Trang lấy 4 đồng đi Nam Định để biểu diễn thôi miên. Trong bài viết này, Nguyễn Vỹ cũng tỏ ra rất khâm phục sức đọc sức nghĩ và tài hùng biện của Trương Tửu).

Với "Gửi Trương Tửu", Nguyễn Vỹ công khai bộc lộ nỗi chán chường cá nhân trước tình cảnh cùng quẫn và sự bế tắc tinh thần của những người sống bằng ngòi bút viết văn, viết báo trong một xã hội Việt Nam thuộc địa và tư sản hóa (câu thơ được truyền tụng nhiều nhất: "Nhà văn An Nam khổ như chó"). Đó cũng đồng thời là nỗi chán chường trước tình cảnh của hai người bạn: "Anh đi che tàn một lũ ngốc... Còn tôi bưng thúng theo đàn bà". Nhưng không chỉ có vậy, "Gửi Trương Tửu" còn là sự gửi gắm những ước mơ của hai người bạn Nguyễn Vỹ - Trương Tửu.

Trong văn bản bài thơ được in ở "Thi nhân Việt Nam", ước mơ ấy hiện ra khá mờ nhạt: "Tôi làm trạng nguyên, anh tể tướng/ Rồi anh bên võ tôi bên văn/ Múa bút tung gươm hả một phen". Nó, ước mơ ấy, sẽ thực sự là ước mơ cháy bỏng nếu ta hoàn nguyên 14 câu thơ đã bị chính quyền thực dân kiểm duyệt (theo tư liệu mà gia đình giáo sư Trương Tửu hiện còn lưu giữ): "Cho bõ căm hờn cái xã hội/ Mà anh thường kêu mục, nát, ruỗng/ Cho người cày ruộng kẻ làm công/ Đều được yên vui hớn hở lòng/ Bao giờ chúng mình gạch một chữ/ Làm cho đảo điên pho lịch sử/ Làm cho bốn mươi thế kỷ xưa/ Hất mồ nhổm dậy cười say sưa/ Để xem hai chàng trai quắc thước/ Quét sạch quân thù trên đất nước/ Để cho toàn thể dân Việt Nam/ Đều được tự do muôn muôn năm/ Để cho muôn muôn đời dân tộc/ Hết đói rét, lầm than, tang tóc..."

Những câu thơ như vậy, tất nhiên, không cách gì tránh khỏi được nhát kéo kiểm duyệt của chính quyền thực dân. Nhưng quan trọng là, qua những câu thơ đó, Nguyễn Vỹ đã thực sự hiểu, chia sẻ với nguyện vọng và tư tưởng của bạn. Điều này sẽ được chứng minh nếu chúng ta không quên rằng, từ giữa những năm 30, nhà văn - nhà phê bình văn học Trương Tửu đã bắt đầu đọc sách của chủ nghĩa Marx, tiếp cận với báo của Đảng Cộng sản do Trần Huy Liệu phụ trách, rồi tham gia chống việc Bảo Đại vận động tranh cử và vì thế bị chính quyền thực dân kết án.

Tinh thần đấu tranh hừng hực - như đoạn thơ 14 câu trên cho thấy - hẳn đã thường trực trong tư tưởng Trương Tửu, và cũng hẳn đã lôi cuốn Nguyễn Vỹ. Nhưng lôi cuốn là một chuyện, cùng đi được với nhau trên một con đường hay không lại là một chuyện khác. Có lẽ chính vì thế mà Nguyễn Vỹ, sau cao trào, đã kết lại bài thơ gửi bạn của mình bằng một thoái trào: "Mẹ cha cái kiếp làm thi sỹ/ Chơi cờ nước cao gặp thế bí/ Rồi đâm ra điên ra vẩn vơ/ Rốt cuộc chỉ còn... mộng với mơ".

Hơi men vẫn còn ngây ngất ướp lấy bài thơ khi tác giả chua thêm ở cuối bài năm chữ: "Viết rồi vẫn còn say", chính cái hơi men đã tái hiện một tình bạn và góp phần làm nên sức trường tồn của một thi phẩm.

Nếu tình bạn của Nguyễn Vỹ và Trương Tửu, xét về tuổi tác giữa hai người, có thể gọi là tình bạn đồng tuế, thì tình bạn của hai nhà thơ Tản Đà và Trần Huyền Trân là một tình bạn vong niên (Tản Đà sinh năm 1889, Trần Huyền Trân sinh năm 1913). Thật ra không có tư liệu ghi chép - của Tản Đà, của Trần Huyền Trân hay của những người khác - về tình bạn vong niên này, vì thế chúng ta ngày nay rất khó hình dung về nó một cách cụ thể. Nhưng may sao trong di sản thơ ca của nhà thi sỹ có cái bút danh "đượm mùi khăn yếm" Trần Huyền Trân, chúng ta đọc được ba bài thơ cho phép khẳng định sự tồn tại của một tình bạn như vậy: "Mộng uống rượu với Tản Đà", in trên Tiểu thuyết thứ bảy năm 1938; "Khi đã về chiều", in trên Tao Đàn năm 1939 với lời chua ở cuối bài: "Sau lần thăm Tản Đà, Ngã Tư Sở 1938"; "Viếng nhau", viết năm 1939, sau cái chết của Tản Đà. Trong ba bài thơ kể trên, "Mộng uống rượu với Tản Đà" xứng đáng được coi là một thiên tuyệt bút và là một chứng lý cho sự hòa quyện thơ, rượu và mối đồng cảm thi nhân. Mở đầu bài thơ đã là một lời mời, chính xác là một lời giục giã tiếp tục tiệc rượu: "Cụ hâm rượu nữa đi thôi/ Be này đã cạn hết rồi còn đâu!".

Khi viết bài thơ này, Trần Huyền Trân mới 25 tuổi, còn Tản Đà đã 50 (ngày trước tuổi như thế đã kể là già, gọi bằng cụ cũng không đến nỗi... sái). Như vậy là ông trẻ giục ông già tiếp rượu. Họ rót rượu, uống rượu, nhưng thật ra không chỉ có vậy: "Rồi lên ta uống với nhau/ Rót đau lòng ấy vào đau lòng này". Ngay ở câu thơ, mà theo tôi là hay đến bàng hoàng này, rõ ràng đã thấy có một sự lẫn lộn theo đúng cách của các tửu đồ - thi sỹ: Lẫn lộn giữa việc rót rượu với việc rót nỗi đau lòng cho nhau. Sự lẫn lộn ấy còn được "trộn" thêm vào cả cách nói chuyện đầu Ngô mình Sở ở bốn câu tiếp theo: "Say đâu? Lòng chửa được đầy/ Cái đau nhân thế thì say nỗi gì?/ Đường xa ư cụ? Quản chi/ Đi gần hạnh phúc là đi xa đường".

Ông già lo ông trẻ quá chén sẽ say, thì ông trẻ lại nói sang chuyện đau đời (là thứ không say được). Ông già sợ nỗi ông trẻ rượu tàn phải đi về đường xa, thì ông trẻ lại ngoặc tới chuyện đường đi trong cuộc đời. "Thiếu giả hoài chi, lão giả an chi" (người trẻ ôm ấp lý tưởng cao xa, người già lo chuyện sao cho được yên ổn), cuộc đối thoại trong tiệc rượu giữa Tản Đà và Trần Huyền Trân đúng là đã diễn ra với tinh thần ấy: Ông già nói chuyện thiết thực, ông trẻ lại chỉ ưa triết lý! Nhưng, sự thực là gì ở đây, nếu không phải là việc người trẻ thấu hiểu và đang nói hộ người già những gì ông đã trải nghiệm, đã trăn trở, đã đau đáu và giờ thì ông cất nó vào trong im lặng? Có lẽ chính vì sự thấu hiểu ấy mà Trần Huyền Trân đã khép lại cuộc rượu với người bạn già, đấng "trích tiên" Tản Đà bằng những câu thơ thấm đẫm hơi men và sự sẻ chia sâu sắc: "Rót đi, rót... rót đi thôi/ Rót cho tôi cả năm mươi tuổi đầu/ Nguồn đau cứ rót cho nhau/ Lời say sưa mới là câu chân tình".

Chúng ta không nên quên rằng bài "Mộng uống rượu với Tản Đà", cũng như bài "Khi đã về chiều", được Trần Huyền Trân viết trong cùng năm 1938, một năm trước khi Tản Đà qua đời. Trên thực tế, không phải chờ tới lúc này, mà từ cuối những năm 20 Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu đã mất đi địa vị thi bá của nền thơ Việt. Khi phong trào Thơ Mới trỗi dậy, Tản Đà bị coi là đại diện của trường phái thơ cũ và trở thành cái đích cho những người bênh vực Thơ Mới tha hồ chế giễu, "ngắm bắn".

Những năm cuối đời của ông quả thực là một nỗi xót xa nếu so với thời kỳ hoàng kim, khi ông một mình làm nên "cơn gió lạ" thổi suốt trong Nam ngoài Bắc, "túi thơ đeo khắp ba kỳ, thiếu gì rừng biển thiếu gì gió trăng": Ông độ nhật rất vất vả bằng nghề đoán số Hà Lạc và dịch thơ Đường in báo. Chính vì thế, việc một thi sỹ đương thời như Trần Huyền Trân đến với ông, chung chén rượu và chia sẻ nỗi niềm với ông sâu sắc đến thế, thì không đơn giản chỉ là một biểu hiện của lòng trắc ẩn nữa: Đó là một tình bạn.

Trong bài "Khi đã về chiều", người bạn trẻ đã ngậm ngùi vẽ nên cảnh tiêu điều của người bạn già: "Hồn thơ về lánh bụi hồng/ Quyển vàng tóc bạc nằm chung một lều/ Có đàn con trẻ nheo nheo/ Có dăm món nợ eo sèo bên tai/ Chừng lâu rượu chẳng về chai/ Nhện giăng giá bút một vài đường tơ/ Nghiên son lớp lớp bụi mờ/ Mọt ôn tờ lại từng tờ cổ thi". Nỗi ám ảnh về rượu vẫn xuất hiện ở đây: Tản Đà không thể sống mà thiếu rượu, "chừng lâu rượu chẳng về chai", nghĩa là trong mắt Trần Huyền Trân, cái nghèo của Tản Đà đã trở nên bi kịch lắm rồi!

Dễ hiểu tại sao Trần Huyền Trân lại "nhạy" với cảnh nghèo của người bạn già đến thế nếu ta đọc những câu thơ ông viết về tình cảnh của chính mình: "Đã có lần khói bếp không lên/ Vợ ngược, con xuôi, túi hết tiền/ Chồng gục cả lòng trên giấy mực/ Đen ngòm mặt đất tối như đêm/ Trang lại trang máu lẫn mồ hôi/ Từng dòng tay bút đã buông xuôi/ Giữa khi ông chủ buôn văn ấy/ Tiệc rượu lầu cao ngả ngốn cười" (Đời một nhà văn). Vẫn có rượu ở đây, nhưng là rượu của người giàu, thừa mứa và xấc xược, trái ngược hẳn với bữa rượu của nhà thơ nghèo. Đồng bệnh tương liên, cái nghèo hẳn càng làm xiết chặt thêm tình bằng hữu giữa hai thi sỹ thuộc hai thế hệ.

Rượu, thơ và những tình bạn thi sỹ, đó là cái hằng số xuyên suốt lịch sử thơ ca nhân loại tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Bài viết này chỉ lẩy ra hai trường hợp từ làng thơ Việt Nam những năm 30. Còn biết bao trường hợp khác trong cùng thời kỳ ấy? Còn biết bao trường hợp nữa mà chúng ta có thể nói tới trong những giai đoạn trước đó và những giai đoạn sau này? Dù thế nào đi nữa thì có lẽ, đó cũng là một trong những dấu ấn đặc biệt, sâu sắc và thú vị, mà người thơ (thi nhân) để lại trong lòng người yêu thơ
Đầu trang

hoangton
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 142
Tham gia: 10:20, 18/08/09

TL: Quán SAY

Gửi bài gửi bởi hoangton »

Trời đất sinh ra :Rượu với thơ



Không thơ,không rượu ,sống như thừa



Còn thơ,còn rượu còn xuân mãi



Còn mãi xuân,còn rượu với thơ




em xin the, say la em ngu, tho phu giiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
Đầu trang

hoangton
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 142
Tham gia: 10:20, 18/08/09

TL: Quán SAY

Gửi bài gửi bởi hoangton »

tui spam
toan cao nhân ve rượu luận về rượu

Thói thường “trà tam tửu tứ” - cùng uống mới vui, ấy thế vẫn có vị không “bạn hiền”, cứ “chíp khà” một mình trong cô tịch - giới độc ẩm ấy quả là rất đáng quan tâm.

Truyện Lục Mạch thần kiếm (Kim Dung) tả Tiêu Phong ngồi tại quán nghèo nơi biên tái, không giọt rượu, nghe A Châu tâm sự “đại ca ơi, tiểu nữ nguyện suốt đời theo đại ca về Nhạn môn quan săn chồn đuổi thỏ, sống cuộc đời khoát lạc ung dung” thì ông thật sự cao hứng; Tiêu Phong nâng cái chén không rượu lên, ông ngửa cổ thưởng thức món rượu tình nồng.

Kẻ viết bài được ngắm (lén) một tửu sĩ độc ẩm kiểu “khô”, đến say, ngài tấu lên khúc tuý ca bi tráng; say quá, tửu hiệp đã tuý ngoạ ra thềm, hấp háy nhìn loài người về trước hiên đời dưới bóng chiều nhập nhoạng. Ngắm bức tranh sống động ấy, kẻ nhìn đã xấu hỗ vì ý nghĩ “Bác ấy say giả hay thật nhỉ ?” - Ôi ! Quả là tư duy thấp kém của hàng sâu róm, tò vò.

Thế gian chia tửu đồ ra nhiều bậc: sâu rượu, bén rượu, bợm rượu, già rượu, non rượu, nát rượu, nhát rượu, rét rượu.... Tiếp viên gọi dân uống là tửu khách, vợ con lại chia các vị thành nhiều hạng (tửu tiên, tửu quỷ, tửu điếc - chẳng chịu nghe ai). Tuý ngoạ là say nằm, nhậu nằm, nằm nhậu; bài ca cho dân xỉn hát là tuý ca - bài ca về rượu của “tuý khách”; tuý quyền là dạng quyền phổ bậc cao ở võ thuật Trung Quốc (với tuý kiếm, tuý phiến - quạt). Tuý dân cõi nhậu phương Đông tự nhận là tín đồ của tửu đạo và phong Lưu Linh là giáo chủ.

Lưu Linh tên chữ là Bá Luân (210 - 270) sống từ cuối Ngụy (Tào Tháo) đến đầu đời Tấn (Tư Mã Ý) - thời nhiều chuyện buồn nên người tốt ít vui. Nhóm Trúc lâm thất hiền nổi tiếng văn chương (Nguyễn Tịch, Nguyễn Hàm, Lưu Linh, Kê Khang, Sơn Đào, Vương Nhung, Hưởng Tú) được coi là những vị sành điệu; tương truyền Lưu Linh (và Nguyễn Tịch) uống rượu rất tài. Lưu công thường ngồi uống trên xe hươu kéo, chở theo những vò rượu lớn - sau xe có người vác cuốc (Lưu Linh dặn ông say chết ở đâu thì đào chôn ở đấy); trong bài tụng nổi tiếng về những phẩm chất của người uống rượu (tửu đức tụng), ông gọi các nhà “giảng giải lễ phép” là “các quan” và coi họ như những “con tò vò, sâu róm”. Văn Việt cũng dành sự trân trọng cho rượu:

Cô Kiều của cụ Nguyễn Du đã có vài lần rượu khá đặc biệt:

Lần ba người (Kiều, Thúc Sinh, Hoạn Thư):
Vợ chồng chén tạc chén thù
Bắt nàng đứng trực trì hồ hai nơi
Bắt khoan bắt nhặt đến lời
Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay

Lần 4 người (Kim Trọng, Thúy Kiều, Thúy Vân và chú em Vương Quan) - đoàn tụ:
Đủ điều trong khúc ân cần
Lòng xuân phơi phới chén xuân tàng tàng

Lần đối ẩm (Kiều và Kim Trọng):
Thêm nến giá, nối hương bình
Cùng nhau lại chuốc chén quỳnh giao hoan

Theo Cao Bá Quát (1809 - 1853) thì :
“Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu
Tỉnh giả thường thiểu, tuý giả đồng”.
Về nghĩa, có thể hiểu:
(Hể) quán rượu ở đầu gió có rượu ngon
(Thì) ít người tỉnh mà vô số người say

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) mong:
Bàn cờ, cuộc rượu, vườn hoa cúc
Bó củi, cần câu, chốn nước non

Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) cho rằng:
“Ai say, ai tỉnh, ai thua được
Ta mặc ta mà ai mặc ai”

Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) từng:
Trổ tài muốn học ông say
Thì ba trăm chén dốc ngay cạn bầu

Trần Huyền Trân (1913 - 1989) tâm sự với Tản Đà:
Cụ hâm rượu nữa đi thôi
Be này chừng sắp cạn rồi còn đâu
Rồi lên ta uống với nhau
Rót đau lòng ấy vào đau lòng ngày
- VỚI TẢN ĐÀ

Thâm Tâm (1917 - 1950) quả quyết:
Người đi ! Ừ nhỉ, người đi thực
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say
TỐNG BIỆT

Xuân Diệu (1916 - 85) từng nâng chén men tình:
Anh lại nâng chén nước
Mời em nhắp môi cho
Em ơi, đừng uống hết
Kẻo say chết bây giờ
CHÉN NƯỚC

Ở thủ đô, bê ché rượu cần cao nguyên, Vũ Duy Thông viết:
Lấy đâu nước suối rừng sâu
Thì múc nước máy đổ vào ché thôi
Hư thì cũng đã hư rồi
Chẳng hư sao hỏng một đời vì thơ
UỐNG RƯỢU CẦN Ở HÀ NỘI

Hoàng Trung Thông hiểu:
...Bạn uống rượu lòng ta không thể chán
Ta thương ta, thương người xa thương thầm
MỜI TRĂNG

Đỗ Bạch Mai vừa tưng vừa tỉnh:
Em là rượu hay em là nước mắt
Rượu đắng cay và nước mắt mặn mòi.
RƯỢU VÀ NƯỚC MẮT

Võ Thanh An tỉ tê:
Chén vui, mừng run rẩy
Chén buồn, bước liêu xiêu
VỚI BẠN SAY

Cao Như Dương muốn:
...Ta gom thu hết vào trong rượu
Rót vào quên lãng một bầu cay
VƯỜN CHIỀU

Trong rừng đêm, con tầu chở Vũ Hoàng Chương cũng say nốt - Thơ Say (1940):
Khói tuôn mờ trắng đêm thâu
Men rừng say một con tầu ngả nghiêng
CON TẦU SAY

Nguyễn Quang Thiều, với vò rượu...rắn:
Rượu câm lặng chở những linh hồn rắn
Người say hát lên bằng nọc độc trong mình
QUÁN RƯỢU RẮN

Văn Cao thương dân nhậu đang mất dần thời gian sống:
...Uống rỗng những thùng bia
Uống đến hết một ngày đang hết
Uống đến hết một năm sắp hết
Còn liếm môi....
QUÁN BIA

Nguyễn Khánh (Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tiên Phước - Quảng Nam) hiểu rõ sức quyến rũ của “rượu thơ”, ông nói: “Nếu cuộc sống là gạo đã nấu thành cơm thì thơ là cơm đã cất thành rượu mà người đời ít ra ai cũng một lần say”.

Trần Văn Thọ (Hiệu trưởng trường Lê Hồng Phong - Điện Bàn, Quảng Nam) biết:
Không rượu sao mà say chếnh choáng
Không bão giông sao ngồi đứng không yên
Không sương khói sao nhạt nhoà ảo vọng
Giây phút nào ta đối diện cùng em
KHÔNG ĐỀ

Lần nọ, trong chuỗi ngày phỉ lạc cuồng sinh, thi hào Bùi Giáng đã dứt khoát để thượng câm tuyết (hạ quyết tâm) về vụ “điên và say” và Người đã “không thể nói rằng”:
Rồi từ đó anh trở thành quyết liệt
Quyết tâm điên và say rượu tận cùng
Vì quyết thể đã từ lâu tận tuyệt
Tới ngao du tuế nguyệt để tao phùng
KHÔNG THỂ NÓI RẰNG

Sổ nợ của cụ (sau 27.6.1998) cho thấy:
Một ngàn vĩ đại hôm nay
Bởi vì ly rượu tương lai muôn trùng
SỔ GHI NỢ - viết tay

Văn chương Trung Quốc có nhiều vụ rượu nhưng các độ nhậu do Kim Dung gầy như đáng say hơn; có lẽ thế mà Mạc Đại tiên sinh, chưởng môn phái Hành Sơn gắn với rượu, ông có “tướng mạo điêu linh cổ quái, lúc nào cũng 3 phần tỉnh 7 phần say”.

Tổ Thiên Thu (Tiếu Ngạo Giang Hồ) phổ biến kinh nghiệm “rượu bồ đào uống trong chung dạ quang, rượu trúc điệp thanh phải uống chén dương chi bạch ngọc đời Bắc Tống, rượu trắng uống trong sừng trâu để mùi tanh ở sừng át mùi nồng của rượu, bách thảo mỹ tửu chế từ trăm loài cỏ thơm, uống trong chung bằng trúc để thơm hơn...”.

Khi nghe tin Lệnh Hồ Xung bị phạt giam trên Ngọc Nữ Phong, Điền Bá Quang biết bạn nhớ rượu liền vượt 6000 dặm vào cung vua trộm 2 hũ Thiệu Hưng nữ nhi hồng; cho rằng đời chỉ còn Xung với Quang xứng uống rượu này, Điền đại ca tung cước đá vỡ cả ngàn hũ Thiệu Hưng còn lại của vua.

Ở Tụ hiền trang, trước trận tử sinh với quần hùng, Kiều Phong gọi mấy vò, rót ra mấy bát lớn, mời anh em Cái Bang của ông uống đầu tiên để nói lời cuối cùng trước khi dứt tình đoạn nghĩa; rồi ông uống với bạn bè các phái khác, mỗi người một bát đầy...có kẻ bưng bát rượu dứt tình với Kiều Phong mà nước mắt tuôn rơi.

Quận chúa Triệu Minh nhớ Vô Kỵ quá (Ỷ Thiên Đồ Long), cô tìm lên tửu lâu ngồi vào chỗ 2 người từng đối ẩm; gọi rượu, thức nhắm, 2 chén, 2 đôi đũa, 2 chung và rót đầy. Chưa nhắp trọn hớp rượu tình xa thì cô đã rơi lệ, đúng lúc đó thì...

Quách Tường (mới 16) vì yêu người anh họ là Dương Qua (Thần điêu đại hiệp) nên cô đã vượt ngàn dặm đi tìm. Trong hành trang của cô có một vật quý giá nhất - bầu rượu mà Quách Tường mong được cùng Dương Qua đối ẩm. Về sau, mộng không thành, Quách Tường đi tu và trở thành sư tổ phái Nga My...

Nhìn chung, tửu dân nhà Kim Dung thường xỉn khá tử tế dù có nện nhau tý chút, cãi cọ ít nhiều; chỉ một người vì say mà phạm tội đại ác phải ghép vào loại “tửu tặc” - Thành Khôn, sư phụ của Kim mao sư vương Tạ Tốn - say, đã làm nhục và giết vợ con của đồ đệ. Sau đó, Thành Khôn vào chùa Thiếu Lâm giả tu với pháp danh Viên Chân; cuối cùng vẫn bị tìm ra nhưng được tha (hoá ra có xét hành vi phạm tội trong lúc...say).

Truyện Lucky Luke (Mỹ), có tù trưởng bộ tộc da đỏ bản địa luôn mơ há mồm dưới vòi rượu của thực dân người da trắng (thế là tiêu cái bộ lạc ấy); thậm chí có vị khác còn ước ngồi trên chiếc thuyền độc mộc, tay cầm muôi (vá) lớn và xuôi dòng sông...rượu, khi thèm cứ việc thò tay múc một muôi đầy, rồi...“chăm phần chăm”.
Đầu trang

hoangton
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 142
Tham gia: 10:20, 18/08/09

TL: Quán SAY

Gửi bài gửi bởi hoangton »

Rượu Xuân -Nguyễn Bính
Cao tay nâng chén rượu hồng
Mừng em: Em sắp lấy chồng xuân nay.
Uống đi. Em uống cho say
Để trong mơ sống những ngày xuân qua.
Đây tình duyên của đôi ta
Đến đây là...đến đây là... là thôi!
Em đi dệt mộng cùng người
Lẻ loi chỉ một góc trời riêng anh
Đầu trang

hoangton
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 142
Tham gia: 10:20, 18/08/09

TL: Quán SAY

Gửi bài gửi bởi hoangton »

Rượu trong sử và văn học Việt Nam



Rượu trong sử



Đáng lẽ nhân dân Việt Nam ta, hơn bất cứ dân tộc nào trên thế giới, hiểu thấm thía tai hại của tệ nạn rượu chè. Không phải bởi đã từng nghe các chuyện kể vòng vo tam quốc như chuyện Trương Phi vì say sưa mà để thành Từ Châu lọt vào tay Lữ Bố; rồi cũng do một cơn say mà để cho một kẻ yếu hơn mình cả chục lần đến cắt mất đầu. Ta chỉ cần đọc lại sử nước mình, từ ngày có nền độc lập vững bền hơn một ngàn năm nay. Chỉ cần người lớn nói lại cho trẻ em nghe và người có trách nhiệm trong chính quyền dựa vào đó mà nói với dân.



Này đây:



Khởi đầu là nhà Đinh, trong một cơn say, vua Đinh Tiên Hoàng và trưởng nam là Đinh Liển bị tên nội thị Đỗ Thích giết chết. Một triều đại chấm dứt sau chưa đầy 12 năm (968-979).



Nối tiếp theo là đời Tiền Lê, kéo dài cũng chỉ 30 năm, và tới khi Lê Long Đỉnh lên làm vua, lúc lâm triều chỉ nằm, nên được gọi là Lê Ngọa Triều, do chân bị tê liệt và mang bệnh trĩ. Điều ghi lại trong sử sách mà ai cũng biết là những cơn tàn ác lạ lùng, làm mất cả lòng dân. Ví dụ: lấy rơm quấn vào tội nhân rồi châm lửa đốt; nhốt tù vào thủy lao đem ra treo ở bờ sông cho nước thủy triều lên giết dần. Long Đỉnh vui cười khi cho róc mía trên đầu nhà sư, rồi giả lỡ tay hạ dao vào sọ. Dưới mắt nhà y học hiện nay, bệnh trĩ kia là do đau gan, chân bị tê liệt là do viêm các dây thần kinh, nguồn gốc của hành vi tàn ác, cũng do tác hại của rượu. Chúng ta lưu ý một điều là lúc đọc sử có lẽ chỉ lướt qua: Lê Ngọa Triều chết năm 24 tuổi là người say mê tửu sắc.



Đời nhà Lý, chấm dứt với Lý Huệ Tôn năm 1225 khi nghe lời vợ là Trần Hậu và em họ vợ là Trần Thủ Độ, vua truyền ngôi cho công chúa mới lên bảy tuổi; rồi bà vua Lý Chiêu Hoàng nhanh chóng nhường lại ngôi cho ông chồng là Trần Cảnh, mới tám tuổi. Sử ghi rõ: Huệ Tôn say rượu liên miên suốt ngày, lúc ốm đau, lúc điên dại. Đau ốm thế nào, điên dại ra sao? Chuyên môn có đề cập đến, khi nêu bệnh Cảnh nghiện rượu kinh niên.



Nhà Trần để lại cho dân tộc ta những trang sử vẻ vang, đánh bại quân xâm lược từ phương Bắc xuống, đông hơn ta cả chục lần. Công lao lớn thuộc về hàng chục vạn người, đã nghe theo lời hịch của Trần Hưng Đạo, trong vấn đề bỏ rượu được nhắc đến: “Chén rượu ngon không làm cho giặc say chết: tiếng hát hay không làm cho giặc điếc tai… Bấy giờ chẳng những ta chịu nhục mà trăm nằm về sau, tiếng xấu hãy còn mãi mãi”. Những người đứng đầu Nhà nước trong thời kỳ hiển hách ấy tự mình nêu gương sáng cho dân; không uống rượu. Sử chép: Một hôm, Thượng Hoàng Trần Nhân Tông từ Thiên Trường về kinh, các quan đều có mặt ở nơi giáng tiếp, chỉ thiếu có vua Anh Tông đang say nằm ngủ không ai dám đánh thức. Thượng Hoàng giận lắm, truyền xa giá lập tức trở về Thiên Trường. Vua Anh Tông tỉnh dậy, sợ quá, vội vàng chạy theo và nhờ Đoàn Nhữ Hài, còn là học trò, làm bài tạ tội, hứa hẹn sẽ không uống rượu nữa. Nước nhà kéo dài thêm được 48 năm thịnh trị (1293-1341).



Nhà Trần bắt đầu sụp đổ từ đời Trần Dụ Tông (1341) khi Triều đường trở thành một quán rượu thường trực, một sòng bạc, một sân khấu. Vua quan thi nhau uống rượu; ai uống nổi trăm thăng được thưởng hai trật quan. Có khác gì ngày nay người ta khen nhau là “chịu chơi” ở một số vùng nông thôn miền Nam.



Sử chép: Vua Dụ Tông vì tửu sắc quá độ nên không có con, khi ông qua đời năm 1369, nhà Trần suýt chấm dứt. Những ông vua cuối cùng của nhà Trần, trước khi ngai vàng lọt vào tay Hồ Quý Ly, suốt ngày rượu chè, cứ yến ẩm với các quan trong khi nhân dân đói khổ.



Đời nhà Lê, ở Bắc Hà, chấm dứt với chúa Trịnh, kẻ thực sự nắm hết quyền hành, cứ suy đồi trong tệ nạn say sưa. Đặng Mậu Lân, em ruột bà chúa Chè Đặng Thị Huệ, là điển hình của bao nhiêu vụ tàn bạo: hiếp dâm công khai, đánh giết người vô tội sau những cơn say với đồng lũ. Bản thân Tĩnh đô Vương Trịnh Sâm là một bệnh nhân mắc bệnh xơ gan do nhiễm độc rượu nên sợ lạnh, liệt dương, theo sự phân tích bệnh án của Hải Thượng Lãn Ông để lại trong quyển Thượng Kinh ký sự. Đứa con duy nhất của Trịnh Sâm đã có với bà chúa Chè, thế tử Trịnh Cán, chết yểu, chắc chắn bởi bị lao màng bụng trên cơ sở y là sản phẩm của một người cha ghiền rượu say sưa.



Rượu trong văn học



Tai họa do lạm dụng rượu gây ra, ông bà ta từ xưa cũng đã thấy. Đã từng có những câu hát dân gian như:



Ở đời chẳng biết sợ ai

Sợ người say rượu nói dai nói khùng



Đã có lời khuyên răn của những bậc ưu thời, mẫn thế.



Đua chi chén rượu câu thơ

Thuốc lào ngon nhạt, nước cờ thấp cao

(Nguyễn Trãi, Gia huấn ca).



Sâu sắc nhất là sự phân tích cách đây hơn 200 năm của vị đại y tông dân tộc, người đã từng được mời ra Thăng Long để chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm và ngày nay được toàn thế giới đông y xem là y tổ. Trong quyển sách ngắn Vệ sinh yêu quyết, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dành 40 câu để nói về rượu, có đoạn như sau:



Ngà ngà mượn dịp hành hung

Say nhiều nôn mửa, bỗng dưng mê trầm

Hơi men nung nấu can tâm

Đau đầu thổ huyết họng sưng mắt mù

Biến sinh cước khí[ii] ung thư

Phế suy[iii] tâm hoãn[iv] gan khô da vàng

Lâu ngày thấp nhiệt huân chưng

Biến nên vi thống[v] trường phong[vi] gân mềm

Rượu làm khí lực hao mòn

Chi bằng nhịn rượu để còn gạo ăn

Chẳng những phòng bệnh phải răn

Cũng là giáo phú hưng dân đồng thời

Nên dùng làm thuốc mà thôi

Già thì uống ít, trẻ thì cấm ngăn.



Nào cần phải có con mắt người làm nghề trị bệnh mới thấy rõ tai hại của nạn rượu chè. Nhiều nhà tư tưởng lớn, nhiều nhà cách mạng sôi nổi tình thương lao động, đều đã phát biểu dứt khoát. Gớt (Goethe), người Đức, đại văn hào của thế giới vào thế kỷ 19 nhận xét: “Nhân loại có thể đạt tới những thành tựu vô song nếu tỉnh táo hơn, không uống rượu”. Gớt đã sống y như lời ông, tới 83 tuổi, và theo người đương thời, sau khi mất, thân thể ông trông như của một chàng trai trẻ.



Nhà văn Nga Lép Tônxtôi, sống tới 82 tuổi, nói:



Rượu làm tối tăm ý thức và mê muội lương tri, làm cho con người dễ mắc những mưu đồ, hành động xấu xa. Thói quen dùng chất kích thích này với liều lượng ít hay nhiều, thỉnh thoảng hay thường xuyên, trong tầng lớp xã hội thượng lưu hay hạ đẳng, bao giờ cũng có một nguyên nhân này hay nguyên nhân khác, và nhất là thấy cần phải dập tắt tiếng nói của lương tri. Người đứng đắn lấy làm hổ thẹn làm các việc mà kẻ say sưa làm không do dự. Chính phần mười các tội lỗi làm ô nhục nhân loại đã phạm phải dưới ảnh hưởng của rượu.



Giác Lônđôn (Jack London), nhà văn tiến bộ Mỹ, cũng đã viết:



Thật khủng khiếp, rượu lại thọc bàn tay vào những đôi bạn tốt, vào những người có lửa, có khí thế, vào những ai rộng tầm nhìn, giàu nhiệt huyết… Nếu nó không giết được ngay nạn nhân, không lấy được của họ lương tri, thì nó làm cho lầm lẫn trở nên thô lỗ, thấp hèn, hư đốn: nó tha hóa tâm hồn họ, không còn sót lại một chút gì cao thượng, tinh hoa trước đây cả.



Vì lẽ ấy mà Lênin, sau khi Cách mạng tháng 10 thành công, đã trả lời dứt khoát với Clara Zetkin: “Giai cấp vô sản là giai cấp đang lên; nó không cần say rượu để bị ù tai và mê đắm”.



Nhà thơ lớn Xô viết của thời kỳ đầu cách mạng, thi sĩ Miacopxki, đã có một bài kịch liệt chống kẻ say rượu:



Để anh khỏi phá sản vì rượu đế

Thuốc độc khỏi đẩy anh xuống mồ

Thì bọn nấu rượu phải cút khỏi xã

Cút khỏi nông trang, cút khỏi thành phố

Kẻ nào uống rượu: đuổi cổ!

Đứa nào say rượu: tống cổ!



Người ta vẫn đem hoa tươi đặt trước tượng Maiacopxki tại Matxcova, thán phục thiên tài của tác giả Chiến tranh và hòa bình, và dịch văn thơ của Gớt ra đủ thứ tiếng, nhưng vẫn tiếp tục nhậu nhẹt. Vì sao? Vì rượu đã xuất hiện trong lịch sử loài người từ thời đồ đá, cách đây ít nhất cũng 5.000 năm, dính liền với lễ giáo, tập quán. Cách đây 6.000 năm, ở Babylon, con người đã biết uống bia. Thói dùng rượu nho từ Cổ Ai Cập đã nhanh chóng tràn lan sang châu Âu thời đế chế La Mã. Sau cuộc thập tự chinh thời Trung Cổ, người châu Âu đã học được của dân Ả Rập cách cất rượu cồn nguyên chất từ rượu trái cây. Danh từ “cồn” (alcool của Pháp, alcohol của Anh) đều xuất phát từ Alkchol, có nghĩa là làm “êm dịu” theo ngôn ngữ Ả Rập.



Sang châu Âu, rượu cất cao chữ được xem là “nước của sự sống” (eau de vie), vì nhân dân lao động cần nó để quên đi trong chốc lát cái khổ nhục của cuộc đời, giới cầm quyền ăn bám cần nó để kéo dài ngày vô vị hoang dâm.



Đối với dân tộc ta, con người đã biết nấu rượu từ buổi bình minh của đất nước. Sách Lĩnh nam chích quái viết:



Buổi mới dựng nước, đồ ăn của dân chưa đủ. Lấy vỏ cây làm áo, dệt cói làm chiếu, lấy hèm gạo làm rượu, lấy bột quan lang (cây dao) làm bánh, lấy thịt chim muông làm mắm, lấy gừng làm muối, cấy bằng dao, đốt cỏ làm lửa, lấy ống tre để nấu cơm, gác gỗ làm nhà để tránh khỏi hổ lang làm hại.



Nhưng ở xã hội Việt Nam ta thời trước, nhân dân lao động nói chung không hề lạm dụng rượu. Trong quyển sách in năm 1898, một nhà bác học đáng tin cậy là bác sĩ Canmet (A. Calmette) ước lượng anh em “cu-li” nghèo ở Sài Gòn tiêu thụ mỗi tháng từ 2,5 lít tới 3 lít rượu đế 36 chữ, tức là cứ 3 ngày uống hết một xị.



Chúng ta đã bị thực dân, phong kiến tha hóa.



Ngày 1-6-1897, tên toàn quyền Đume (P.Doumer) ra nghị định thiết lập hệ thống độc quyền rượu của Nhà nước bảo hộ Bắc kỳ và Trung kỳ. Công ty tư bản Phôngten được giao cho quyền nấu “rượu ty” thay thế cho “rượu lậu” bị Nhà nước cấm. Tệ nạn say sưa mà bao nhiêu bậc tiền bối đã cố gắng ngăn chặn từ nay được khuyến khích công khai, cùng với các thói hư tật xấu khác, chôn vùi nhân cách và suy nghĩ con người trong sự làm thỏa mãn những bản năng thấp kém. Tú Xương hát:



Nghiện chè, nghiện rượu, nghiện cả cao lâu

Hay hát, hay chơi, hay nghề xuống lõng

………………………….



Quốc sách của thực dân Pháp ngày trước và Mỹ ngụy sau này là cổ động cho cái say sưa, để với một mũi tên bắn trúng ba đích: mê dân và ngu dân bản xứ để bắt họ dễ dàng làm tay sai cho chế độ, củng cố nền thống trị và vơ vét làm giàu. Trong Bản án chế độ thực dân, Nguyễn Ái Quốc vạch rõ: “Nhà nước bảo hộ định mức mỗi đầu người là 7 lít rượu ty một năm; trẻ em còn bồng bế chưa uống được thì cha mẹ phải uống thay”. Định mức tiêu thụ này phân bổ xuống tỉnh, tỉnh xuống huyện, huyện xuống tổng, xuống xã. Ở một ngàn làng, có hơn 1.500 đại lý rượu “bài nhì”, “bài ba” trong khi chỉ có 10 trường học chưa hết cấp 1. Xã nào bán không đủ và vượt định suất rượu ty, tức là có chứa rượu lậu, lý trưởng, chánh tổng bị quở phạt, tri huyện lâu lên chức thậm chí bị trừng phạt. Bọn “tào cáo” (lính thương chánh) dọ dẫm, lục soát và đây là những dịp tốt để phao rượu lậu mà hại nhau, cướp vườn, giựt vợ, mua con kẻ đi tù làm thiếp hầu hay tôi tớ. Trong báo cáo ngày 14-1-1941, tên Thống sứ Bắc kỳ là Tholanxo (Tholance) cho biết: “Nửa số phạm nhân bị giam giữ là tù rượu, ưng hay oan, gồm toàn đàn bà, người già, kẻ tàn tật”.



Nhờ vậy mà nếu năm 1931, sản xuất được tính ra rượu nguyên chất là 18.046.224 lít (tức gần 50 triệu lít rượu ty) đem lại cho Nhà nước thực dân 4.838.850 đồng tiền thuế thì đến năm 1942, thuế quan do rượu ty đem lại là 13.571.688 đồng, với số lượng rượu nguyên chất bán ra là 49.329.786 lít, tức gần 120 triệu lít rượu phải uống.



Suốt ngàn năm dưới ảnh hưởng bóng hình của phong kiến Đại Hán, thế hệ này sang thế hệ khác, cụ đồ gật gù ngâm bài “Xuân Nhật Túy”.



Ở đời như giấc chiêm bao

Làm chi mà phải lao đao cho đời

Vậy nên say suốt hôm say

(Ngô Tất Tố dịch)



Hoặc ngâm khúc Tương Tiến Tửu, giảng giải lại bạn bè nghe:



Vui cho đẫy khi ta đắc ý

Dưới vừng trăng đừng để chén không!

Sinh ta… trời có chỗ dung

Nghìn vàng tiêu hết lại trông thấy về



Cái triết lý rẻ tiền ấy của Lý Bạch đời Đường, hơn nghìn năm sau, vẫn cứ vang lên trong những vần thơ của những thi sĩ, dưới chiêu bài nghệ thuật vị nghệ thuật, lao mình vào hưởng lạc, ăn chơi, say sưa.



Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu viết trong Thơ say:



Đất say đất cũng lăn quay,

Trời say mặt cũng đỏ gay ai cười?

… Say túy lúy nhỏ to đều bất kể

Trời đất nhỉ! Cái say là sướng thế!

Vợ khuyên chồng, ai dễ đã chừa ngay

Muốn say, lại cứ mà say!



Tản Đà lại viết trong “Sông khúc” sau lúc say:



Thú chi hơn chén rượu đầy,

Bạn thân ta hỡi, sum vầy chớ xa.

Thuốc tiên, sống mãi họa là,

Cõi trần, cái chết dễ mà tha ai!

Khi say ta mở miệng cười.

Ngoài ra, bao ná việc đời sướng chi.



Rõ ràng đó là những vần thơ rất hợp với khẩu vị của những ai tuyệt vọng, không còn nhìn thấy tiền đồ cho mình và cho dân tộc. Chúng đã phục vụ đắc lực cho chế độ thực dân cũ. Chế độ thực dân mới của Mỹ ngụy đã dựng cái xác không hồn của Vũ Hoàng Chương lên làm thi sĩ số một của quốc gia Diệm – Thiệu; đưa nó đi “đấu xảo” tận châu Âu. Vì anh ta đã “cố gợi những giác quan lười biếng, để ghi cho hậu thế phút mơ màng” trong những vần thơ đáng nguyền rủa cho ai còn có lương tri.



Cạn đi và lại cạn đi,

Say rồi gắng thêm say;

Rượu, rượu nữa! Và quên, quên hết!

(Chén rượu đôi đường)



Thả chiếc bách không chèo trên bể khói

Mặc trôi về đâu đó nước non say



Bởi vì như thế là tự hủy diệt mình, đồng thời cũng hủy diệt gia đình và đắc tội với dân tộc.



Có những bằng chứng khoa học để khẳng định như vậy, và chúng ta cần phổ biến để góp phần lau sạch vết xấu trong tiềm thức nhiều người.
Đầu trang

hoangton
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 142
Tham gia: 10:20, 18/08/09

TL: Quán SAY

Gửi bài gửi bởi hoangton »

TÁC HẠI
Ngày 26/11, tại TP Cần Thơ, TAND tối cao đã mở phiên phúc thẩm xử Danh Văn Nghĩa (20 tuổi, quê ở Vị Thanh, Hậu Giang) can tội giết người. Tòa đã tuyên y án sơ thẩm 15 năm tù giam, buộc gia đình bị cáo bồi thường thêm 20 triệu đồng cho gia đình nạn nhân.

Chiều 15/7/2004, Nghĩa, Tân nhậu cùng 2 người bạn rồi đến quán cà phê Trúc Linh uống nước. Tại đây, vì buồn người yêu, Nghĩa đã dùng cây đập vào xe mô tô của mình. Tân can ngăn dẫn đến cả hai vật nhau, đầu Nghĩa va vào vật cứng chảy máu. Tân và các bạn đưa Nghĩa đi băng bó, rồi ai về nhà nấy. Sau đó, nghĩ là Tân đánh mình, Nghĩa đã lận dao Thái Lan đến nhà Tân đâm vào bụng bạn mình khiến Tân tử vong.
Đầu trang

hoangton
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 142
Tham gia: 10:20, 18/08/09

TL: Quán SAY

Gửi bài gửi bởi hoangton »

TÓM LẠI

Một người bị say xỉn là khi lượng rượu mà họ uống vượt quá ngưỡng mà cơ thể họ có thể chịu đựng và có các hành vi hay tâm lý không bình thường. Nói cách khác, họ không thể thực hiện các chức năng bình thường nhất là lái xe…



Nguyên nhân



Rượu có chứa chất ethanol, một loại chất cồn đặc biệt, được tạo ra bằng cách lên men nhiều loại thực phẩm, phổ biến nhất là lúa mạch, cây hoa bia và nho. Ethanol gây say xỉn vì nó tác động rất mạnh tới nhiều vùng khác nhau của não bộ.



Biểu hiện của người say xỉn



- Mất trí nhớ tạm thời



- Mất những phản xạ có điều kiện thông thường (nói quá nhiều hoặc không thể nói gì)



- Nhầm lẫn



- Mất thăng bằng, đi lại không bình thường,



- Lơ mơ thậm chí là hôn mê, ngưng thở (dẫn tới đột tử).



Chăm sóc tại nhà



Đa phần những người say rượu bình thường chỉ cần chăm sóc tại nhà hoặc sự giúp đỡ của bạn bè:



- Đưa người say tránh xa tất cả các loại chất cồn. Đưa họ rời khỏi quán bar hay buổi tiệc.



- Tạo môi trường an toàn (không có các bức tường, máy móc hay đồ vật mà họ có thể cầm, nâng lên để ném; tuyệt đối không để họ lái xe).



- Làm ói số rượu còn trong bụng người say.

- Kiểm tra xem người say liệu có dễ đánh thức khi bạn lay nhẹ 1 bên vai hay gọi tên họ.



- Luôn cắt cử 1 người có mặt bên người say. Nếu cảm thấy tình trạng của người say nghiêm trọng, cần đưa ngay đến bệnh viện.



- Không loại thuốc nào giúp đẩy nhanh quá trình giải rượu. Cafein (bằng cách uống cà phê) và tắm nước lạnh sẽ có hiệu quả tạm thời và không đáng kể.



Một phản ứng thường gặp của những người say xỉn là nôn. Tuy nhiên, nếu nôn nhiều hơn 1 lần thì có thể là dấu hiệu đầu bị chất thương hay 1 bệnh lý nghiêm trọng nào đó, cần đưa đi cấp cứu ngay.
Đầu trang

hoangton
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 142
Tham gia: 10:20, 18/08/09

TL: Quán SAY

Gửi bài gửi bởi hoangton »

Nhiều tài liệu y học khuyên nên uống chút rượu vang đỏ hoặc rượu thuốc vào mỗi bữa ăn vì điều đó có lợi cho sức khỏe. Nhưng cũng có nhiều thầy thuốc bảo đừng vướng vào rượu bia vì chúng rất có hại". Thực ra, việc có nên uống hay không phụ thuộc vào chính bạn.

Rất khó trả lời thật khoa học và chính xác câu hỏi "có nên uống rượu không" vì có nhiều yếu tố tác động đến kết quả cuối cùng của việc uống rượu. Các yếu tố này tùy thuộc bản thân người uống rượu như tiền sử y học, tuổi tác, giới tính, cân nặng, hiện trạng sức khỏe, môi trường nơi uống rượu v.v... Vậy chúng ta cứ thoải mái hưởng thụ đôi chút “cảm giác lâng lâng” hay nhất quyết từ bỏ “chất men say” này như tránh xa một bệnh dịch?

Trước khi có câu trả lời đúng, ta cần biết rõ về 3 mức độ uống rượu: uống vừa mức, uống quá mức và nghiện rượu (còn gọi là phụ thuộc rượu). Uống vừa mức là uống không quá lượng quy ước mỗi ngày: chai có dung lượng 12 ounce hoặc một lon (1 ounce tương ứng khoảng 30 ml - đối với bia) hoặc 1 ly có dung lượng 5 ounce, (đối với rượu vang); hoặc 1 ly 1,5 ounce (đối với rượu mạnh). Nữ giới chỉ nên uống 1 lượng quy ước/ngày, còn nam giới có thể uống 2 lượng quy ước/ngày. Nói đơn giản là nam giới uống 2 lon bia/ngày là vừa mức.

Thế nào là uống quá mức? Là khi có 1 trong 4 biểu hiện dưới đây xảy ra trong khoảng thời gian 12 tháng:

- Không hoàn thành trách nhiệm bản thân (trong công việc hằng ngày ở cơ quan, gia đình hoặc trường học).

- Uống khi sắp thực hiện những công việc đòi hỏi tính cẩn thận (lái xe, điều khiển máy...).

- Có hành vi ứng xử không đúng (nói năng lung tung, gây gổ, cãi lộn...).

- Tiếp tục uống khi đã có những biểu hiện rối loạn thực thể và chức năng (nôn ói, mệt lả, tim đập nhanh...).

Một người được coi là nghiện rượu khi có 4 biểu hiện rõ rệt sau:

- Thèm muốn cực độ (nhu cầu uống cao hơn cả đói ăn, khát nước).

- Mất tự chủ (không thể tự ngưng uống).

- Cơ thể phụ thuộc rượu (khi thiếu rượu sẽ cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, buồn nôn, miệng khô đắng).

- "Chịu rượu” (luôn có nhu cầu uống nhiều hơn mới đủ “đô” để “phê”).

Một số tài liệu y học cho rằng tình trạng nghiện rượu có thể liên quan đến cấu trúc gene (gia đình có người nghiện rượu); nhưng đây không phải là yếu tố quyết định. Phần lớn các thầy thuốc cho rằng tình trạng nghiện rượu phụ thuộc nhiều vào môi trường sống (điều kiện làm việc, sinh hoạt nghề nghiệp, bạn bè, trình độ văn hóa, giáo dục...). Người bắt đầu uống rượu trước 15 tuổi có nguy cơ nghiện cao gấp 4 lần người bắt đầu uống sau 21 tuổi.

Nhiều nghiên cứu y học ghi nhận rằng, việc uống rượu vừa mức đem lại các lợi ích:

- Khỏe tim mạch: Làm giảm 30-50% nguy cơ cơn đau tim ở những người tuổi trung niên, giảm thiểu nguy cơ suy tim hoặc đột tử vì tim ở những người có tiền sử bệnh tim.

- Tốt cho tuần hoàn mạch vành: Làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành vì làm tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, giúp đào thải cholesterol xấu ra khỏi động mạch, làm giảm nguy cơ bệnh xơ vữa động mạch (ứ đọng nhiều mảng mỡ gây xơ cứng mạch máu).

- Tăng cường tuần hoàn chung: Ở người có huyết áp bình thường, việc uống rượu vừa mức sẽ giúp phòng chống hiện tượng đóng cục máu, nhờ vậy làm giảm những cơn thiếu máu cục bộ, đặc biệt chống được nguy cơ lấp tắc động mạch ở chi dưới (bệnh mạch ngoại vi).

- Có lợi cho tuần hoàn mạch não: Làm giảm tình trạng thiếu máu não, nhờ vậy giúp phòng chống bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi (bệnh Alzheimer).

Việc uống rượu quá mức hoặc nghiện rượu gây nhiều điều hại:

- Gây nhức đầu, làm giảm khả năng thích ứng và phối hợp các hành động ứng xử (dễ gây rối nơi công cộng, hành hung người khác). Đặc biệt, người uống rượu quá mức thường dễ gây tai nạn (đụng xe, chấn thương do té ngã...).

- Rối loạn giấc ngủ và hoạt động tình dục.

- Làm tăng huyết áp, có thể gây tai biến mạch máu não, suy tim cấp đến mức đột tử.

- Gây viêm nhiều cơ quan (như phổi, thận), xơ gan, loãng xương và rối loạn các chức năng miễn nhiễm.

- Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư (miệng, họng, thực quản, gan). Nguy cơ này có thể cao gấp hai lần ở những người nghiện rượu kèm nghiện hút thuốc lá.

- Có thể dẫn đến chảy máu dạ dày ở những người đang dùng các loại thuốc điều trị (an thần, kháng histamin, giảm đau, aspirin).

Các tài liệu y học đã khuyến cáo tuyệt đối cấm uống rượu bia trong trường hợp: huyết áp cao, rối loạn nhịp tim (rung tâm nhĩ...), viêm loét đường tiêu hóa, mắc bệnh gan, phụ nữ đang mang thai (vì gây tổn thương phôi thai).

Như vậy, sau những giờ làm việc mệt mỏi, chúng ta có thể “nâng ly chạm cốc” nhưng phải luôn tự hỏi: sức khỏe của mình ra sao, uống để làm gì và uống bao nhiêu là vừa mức?
Đầu trang

hoangton
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 142
Tham gia: 10:20, 18/08/09

TL: Quán SAY

Gửi bài gửi bởi hoangton »

:D. SAU MOT HOI THU THẬP CHỨNG CỨ VE RƯỢU, THƠ, LỊCH SỬ, ....VV.VV TUI SAY LÈ LƯỠI RA RỒI. TUI ĐI NGỦ ĐÂY. NGƯỜI TA GỌI LÀ TIÊN TUỦ............ MAI CHUA CHẮC TÔI SẼ NHỚ TỐI ĐÃ LÀM JI.................... ĐI NGỦ THÔI.......
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Trà chanh - Chém gió”