[Hầu đồng ký]

Khu vực xả xì-choét, buôn chuyện, tin vỉa hè
Quỷ Cốc
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 100
Tham gia: 15:29, 09/02/15

Re: [Hầu đồng ký]

Gửi bài gửi bởi Quỷ Cốc »

"Em đếch tin!" - là câu đầu tiên mà Thu thánh nữ phọt ra khi tôi kể về vụ thầy Dê ăn hành xem sách tra cho tôi là căn Chầu bà đệ Tứ. Nó bĩu môi dè bỉu:
"Chẳng lẽ cả lũ sinh cùng năm với anh lại cùng một căn hết à, nghe đã thấy vô lý rồi!"
"Công nhận, thế mày soi được căn cho anh ko, soi cho anh?" - tôi hỏi.
"Anh ơi, căn này căn kia nói cho sướng mồm thôi, chứ một người có thể mang nhiều căn lắm, em chẳng soi được đâu, nhưng anh có nợ Tứ Phủ thì em chắc đến 99% rồi"
"Thế giờ mày là căn gì?"
"Em giờ căn gì em còn chả biết nữa là .. Chỉ biết nặng nhất là căn cô Chín, rồi căn Chúa bói Nguyệt Hồ em cũng có, còn cái chuyện căn gì thì cứ phải lên chiếu hầu tự mình mới cảm nhận được, các thầy cũng chỉ nhìn bề ngoài mà nói được phần nào thôi!!"

Cho tới tận thời điểm đó, tôi vẫn chưa thể hiểu nổi những khái niệm căn quả là gì. Có người nói căn có nghĩa là căn nguyên, nguồn gốc, rồi còn trích cả ký tự chữ Hán ra để đối nghĩa, họ cho rằng căn là cách nói của căn số, có ý nghĩa như số phận, và mỗi người có một số phận khác nhau, người trở thành bác sĩ kĩ sư, người thành ca sĩ nhạc sĩ, người có căn thì bắt buộc trở thành người phụng sự cho Thánh, gọi là thanh đồng.

Tôi là một người luôn cho rằng con người mới làm chủ cuộc sống của chính mình, con người tìm ra lửa, tìm ra cách giải quyết mọi vấn đề, đi trên biển, ra ngoài không gian, đó là công sức và trí tuệ của ko biết bao nhiêu con người mà chúng ta đang được hưởng miễn phí, qua bao nhiêu đấu tranh để đạt được văn minh như ngày hôm nay, tôi thấy chỉ có con người, có thể nói tôi tôn thờ đạo "Con Người", và với tôi cái mớ lý luận kia chỉ như tờ giấy lộn, ko thể thỏa mãn hết được tôi.

Tôi ko trở thành bác sĩ thì tôi sẽ trở thành kĩ sư, nếu tôi ko trở thành được kĩ sư nhưng đam mê của tôi là kĩ thuật thì tôi vẫn rất hạnh phục để sống với đam mê của mình, miễn là đừng làm những chuyện như dùng tiền của bố mẹ để thỏa mãn đam mê đó, thì chẳng ai trê trách gì bạn cả. Cách giải thích như vậy, đối với một người vốn ko có niềm tin vào tôn giáo như tôi là ko thuyết phục.

Có người lại bảo, có căn là những người có nghiệp duyên từ kiếp trước, có người thì đã từng báng bổ thánh thần nên kiếp này mới phải ra lo việc thánh, có người thì bảo người có căn là người sinh dương thế số hệ thiên cung mệnh càn bóng quế ... đọc nghe như man thư, có người thì nói do kiếp trước đi cầu cúng xin xỏ nhiều nên bây giờ phải trả lại nợ.

Cách giải thích này với một người ko theo đạo Phật như tôi lại càng chẳng thấm thía gì. Tôi chẳng tin vào nhân quả, cũng chẳng tin vào luân hồi. Tôi từng nói chuyên với cậu của mình, người có chuyên môn rất sâu về tôn giáo:
"Cậu ơi thế bên đạo Thiên chúa có luân hồi ko hả cậu?"
"Bên đạo Thiên chúa ko hề có luân hồi nhé. Khác với Phật giáo, bên Thiên Chúa Giáo quan niệm rằng, mình sinh ra trên cõi đời này là đã có tội rồi. Và nếu mình sống tốt, đạo đức, theo sự dẫn dắt của Chúa thì mình sẽ được lên Thiên Đàng"
Nếu nói như vậy thì dưới góc nhìn của một tôn giáo khác, những giải thích của Phật giáo về Niết Bàn, địa ngục, luân hồi, nhân quả chẳng có ý nghĩa gì sao? Một lần tôi nghe được ở đâu đó, một giáo sư phương tây nói về ngành thần học: "Nói một cách đơn giản, những hiện tượng mà khoa học chưa giải thích được thì ngành Thần học đã giải thích cách đây 2000 năm rồi" - một câu nói gợi mở cho tôi rất nhiều điều để suy ngẫm.

Tôi bơ vơ giữa hàng ngàn câu hỏi, ko có một lời giải thích nào thỏa mãn, vừa ý hay để tôi tạm chấp nhận được. Thói quen của con người luôn là tự đi tìm cho mình một lời giải thích, và tôi cũng vậy.

Bắt đầu từ thuyết nhân quả, tôi nghĩ khi bạn đã làm chuyện gì ác, tất nhiên sẽ có kẻ thù ghét bạn, và nếu bạn cứ tiếp tục thì kẻ thủ ngày càng nhiều lên, lúc ban đầu bạn có thể chống đỡ được, nhưng đến một lúc nào đó số lượng kẻ thù (và cả "chất lượng" nữa) nhiều tới mức bạn ko chống đỡ được và bạn bị trả thù, khi đó mọi người sẽ nói bạn bị quả báo, còn chuyện kiếp này kiếp trước tôi chưa chứng kiến nên tôi tạm đặt nó vào dạng giả thuyết mà thôi. Đó là cách giải thích của riêng tôi.

Có người lại nêu dẫn chứng, có những đứa trẻ khi ra đời đã có thể nói vanh vách kiếp trước nó ở đâu, làm gì, chết ra sao v.v.. Về chuyện này tôi cũng hoàn toàn có thể giải thích khác cho riêng mình, có thể đứa trẻ đó đã bị vong nhập, chứ ko phải là chính nó đầu thai làm kiếp khác. Trong một clip tôi từng xem trên youtube các nhà khoa học phương tây nghiên cứu về đạo Phật, họ chỉ ra rằng mình vẫn tồn tại sau khi chết, dưới một dạng năng lượng nào đó, và họ đo được nó dù rất bé. Và người nào có sức mạnh tinh thần lớn khi còn sống thì năng lượng này mạnh hơn những người khác. Việc nguồn năng lượng này có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của người dương chúng ta như thế nào, xin ko bàn sâu tại đây.


Quay trở lại với hành trình của mình, tôi có ghé qua nhà thầy Dê thêm vài lần nữa. Lần thứ hai, tôi đến trong tâm thế sẽ nhờ thầy múa hộ khi làm lễ và xin khất luôn, đúng kiểu nghĩ trong đầu "ko múa, bố mày nhất định sẽ ko múa >.< ...". Phải nói cái dịch vụ "múa hộ" và "xin khất" của thầy quá hấp dẫn với những ai muốn ra hầu nhưng ngại ngùng như tôi.
"Thầy ơi, thế xin khất là khất được bao lâu hả thầy?"
"Thế này nhaaa .. mình sẽ xin khất 12 năm, rồi gieo âm dương, rồi nếu ko được thì lùi xuống 6 năm, ko được nữa thì lùi tiếp 3 năm, rồi 18 tháng, 9 tháng 6 tháng 3 tháng ... Có người ko xin được 3 tháng thì lại phải làm cái lễ khác để hầu luôn".

Mẹ tôi đi hỏi một số người bạn đã từng ra hầu, họ đều bảo:
".. làm gì có chuyện múa hộ, làm thế khác nào mua áo cho người khác mặc?? Như thế thì phúc lộc mình có bao nhiêu là ông thầy kia hưởng hết à?"

Thu thánh nữ rít lên:
"Kooooooooo .... " - nó nhăn mặt - "Dở hơi à? Ko bao giờ có chuyện múa hộ nhé!"
"Anh cũng nghĩ thế, như kiểu làm trò lấp liếm với các Thánh ấy" - tôi lên tiếng.
"Mà anh chọn thầy cho cẩn thận nhé"
"Hả? Tất nhiên, nhưng mà có gì cần lưu ý à?"
"Đồng thầy của mình là mình phải coi như cha mẹ đấy, thậm chí nếu ông ấy chết mình còn phải đội khăn tang cơ anh ạ" - Thu thánh nữ tiếp lời
"Cái gì?" - tôi giật mình - "tại sao lại thế?"
"Vì quan niệm là mình đang bê bết chết dở sống dở thế này, được thầy làm lễ cứu mình, tức là như sinh ra mình lần thứ hai, nên quan niệm thầy là cha là mẹ mình .." - Thu thánh nữ giải thích.

Tôi giật mình nhớ hôm lên nhà thầy Dê vừa rồi, thầy định gọi một cậu đệ tử đến để dẫn chứng cho tôi thấy, cậu này cũng ở nước ngoài về, cũng bị phá như tôi, giờ thầy lễ cho ngon lành cành đào rồi. Tôi hơi ngại nên bảo thầy:
"Thôi thầy ơi, sợ cậu ấy đang bận gì, giờ này giờ hành chính mà thầy .."
"Yên tâmmmm tôi đã gọi thì nó chắc chắn phải nghe" - giờ nghĩ lại câu này thấy giật mình, ko lẽ cha mẹ gọi đến, con cái lại chối được hay sao?
Sau khi cậu kia đến, qua màn chào hỏi giới thiệu, thầy bắt đầu nói về cái lễ của tôi:
"Nếu mà .. đến lúc ý, con cảm thấy muốn múa thì con lên con múa ... Ko thì để thầy múa hộ cho .. hoặc là nhờ em đây" - chỉ tay vào thằng ku vừa được triệu hồi - " .. múa hộ vài giá cuối, gọi là góp duyên cho mình, nhaaaa".
Lúc đó mà có ai làm hộ tôi tất tần tật về các thủ tục thì tôi đội ơn còn ko kịp nữa ấy chứ, nên vội vàng cảm ơn rối rít.

Thu thánh nữ lại rít lên:
"Kooooooooo ......" - mặt nhăn như khỉ ăn ớt - "Ai lại hầu hộ mấy giá bao giờ, koooo baooo giờ anh nhé, ông thầy của anh méo ổn rồi"
Trong thâm tâm tôi cũng nghĩ là méo ổn, nhưng bởi vì chưa hề có ý niệm nào về múa với may cả, và tôi luôn muốn tránh né điều đấy, nên tôi rất rất rất muốn có một người đứng ra làm hộ tôi những chuyện này.
"Còn một điều nữa em nhắc anh, đã lễ là phải ra đền to phủ lớn, ko có chuyện làm lễ ở điện nhà thầy, chả ra cái thể thống gì cả"
"Kể cả đội bát hương à?"
"Kể cả đội bát hương" - nó nhắc lại chắc nịch - "chưa kể nếu ông ý có làm sao sau này bát hương bản mệnh của anh để ở điện nhà ông ấy rồi ai chăm? Đời này nhà người ta có người làm thầy, chứ đời sau, sau nữa chắc gì đã có người làm thầy mà lo cho cái điện đấy?"

Xét trong khoảng 4-5 thầy mà tôi đi xem đợt đấy thì ông thầy Dê vẫn thuộc loại ổn nhất, còn có những thầy mà bước vào cái điện nhà thầy đã thấy âm u chả muốn vào, ngồi nói chuyện thì thể hiện ngay ra một điều là moi tiền và lễ lạt chặt chém nên tôi chả dám, vì ko biết người ta làm lễ cho mình có thiếu hụt chỗ nào ko, lỡ mà lễ ko ra gì, bệnh thì chẳng khỏi mà còn nặng thêm thì bỏ mẹ :v

Thế nên tôi quyết định đến nhà thầy Dê lần nữa. Bà già tôi thì giục, thậm chí lần trước đến đã đặt lịch với thầy là tháng sau làm lễ ở đền nào rồi. Tôi bảo: "Con còn ko vội, mẹ vội cái gì?"
Bà già kêu: "Bà cô nhà mày cứ giục toáy cả lên ..."
Tính bà cô đấy lúc nào chả thế, quan tâm làm méo gì cho mệt.

Lần này thầy Dê dường như hiểu là tôi đến để kiểm nghiệm kiến thức của thầy cho yên tâm, nên thầy bắt đầu rất từ tốn. Câu chuyện đi từ chủ đề xem tuổi nào cho hợp với tuổi của tôi:
"Cháu đây .. chắc chỉ có tuổi 96 97 hoặc 92 93 là hợp thôi bà nhaaaa"
Các em 92 đâu mau bơi hết vào đây =))


"Sao tượng các quan mỗi người lại một màu áo khác nhau mà ở đây các tượng lại toàn màu vàng hả thầy?" - tôi bắt đầu hỏi.
"Ahhh đấy là con ko biết .. hồi xưa .. những nơi như chùa chiền ko thờ Tứ Phủ vẫn đưa tượng Tứ Phủ vào thờ ... để cho .. thập phương lên đồng ... đấyyyyyy ... rồi thợ thuyền người ta mới nắm bắt được .. người ta mới tô tượng theo từng màu áo một ... chứ nếu con đọc kinh Phật nhiều con sẽ biết .. các vị ấy toàn thân đều là một màu vàng con nhaaa ... thế nên tự cổ các nghệ nhân đều làm tượng sơn màu vàng cả con nhaa .. tượng này là được hơn 200 năm rồi đấyyyyyy" - rồi thầy bắt đầu kể Ăn Hành Truyền Kì tại sao bức tượng của đền nào lại lưu lạc đến đây.

"Sao trong chùa mà lại thờ Thánh hả thầy?" - câu hỏi này, một số thầy thì giải thích là do hồi trước ngăn cấm bài trừ nạn mê tín dị đoan nên phải gửi tượng vào trong chùa để giữ, rồi dựng lại thành một nơi để thờ cúng, nên mới thờ song song như thế. Hiện giờ thầy Dê lại bảo là từ thời xưa đã thờ thế rồi, mà thời đấy đâu có bị ngăn cấm như những năm 50?
"Có chung thì tốt chứ saoooo?" - xong lườm tôi một phát, kiểu cái thằng này hỏi vớ vẩn.
Sự thực là câu này tôi đã hỏi cậu tôi, chuyên gia tôn giáo hàng đầu Việt Nam =)) ko phải do bài trừ nạn mê tín gì mà phải bê tượng Thánh vào chùa cả, mà đây là để thỏa mãn những người buôn bán, họ đi làm ăn thì ko thể chỉ đi chùa, bởi đi chùa chỉ cầu bình an mà thôi, còn cầu tài cầu lộc cầu danh vọng thì người ta thường hay đến cửa Thánh. Bởi vậy nên hầu hết các chùa ngoài bắc đều có một gian thờ Thánh. Và cái ý nghĩ đến cửa Thánh để cầu tài cầu lộc xin xỏ này nọ cũng là một ý nghĩ sai lầm, nếu là của mình thì mình đã được rồi, ko cần phải xin, vì có người xin mãi có được gì đâu? Các Thánh, theo tôi nghĩ chỉ bảo hộ cho khỏi ma tà quấy nhiễu chuyện làm ăn buôn bán, do đó người đi lễ sẽ thầy mình làm ăn thuận lợi hơn, chứ thực ra người đi buôn bán làm việc vẫn là chính bản thân họ.

"Có đứa lại còn hỏi tôi, sao các quan ko đội mũ cánh chuồn, mà lại đội mũ khẩu mía thế này hả thầy" - thầy Dê lên tiếng. Mũ khẩu mía là cái mũ giống như mũ cánh chuồn nhưng ko có 2 cái cánh chuồn nữa, trông hơi cụp vào trong - ".. thì tôi mới giải thích thế này con nhaaa ... hồi trước là có đội mũ cánh chuồn nhaa .. nhưng mà vận chuyển, chạy cái đám bài trừ mê tín nên cái cánh chuồn nó bị rụng mất rồi ... Hôm trước tôi mới tìm người để làm lại, thì nó bảo để nó đóng cái đinh nối thêm cái cánh chuồn mới vào .... Tôi mới bảo thôi mày về đi .. tao thà để nguyên thế này chứ ko dám đóng đinh vào đầu Thánh đâu" =))
"Tượng cổ hèn gì diện cụ nào ra cụ ấy, thầy nhỉ, hoàn toàn ko giống nhau, thần thái khác hẳn, tượng bây giờ làm xấu quá" - mẹ tôi lên tiếng.

"Thầy ơi, thế thứ tự từ trên xuống lại là Tam tòa Thánh Mẫu trên cùng hả thầy?" - khác hoàn toàn với các tài liệu mà các bạn có thể tìm thấy trên mạng luôn xếp Ngọc Hoàng thượng đế lên trên cùng, và một số thuyết lại nói Thánh Mẫu là con gái của Ngọc Hoàng, thì ở đây, thầy Dê xếp Tam tòa ngồi trên, tôi thích điều này (ghét tàu khựa vkl), vì cho Ngọc Hoàng vào trong đạo giáo của người Việt dường như ko được đúng lắm và tôi cũng ko thích lắm, mặc dù biết rằng sự ra đời của "đạo Mẫu" là sự kết hợp của rất nhiều thứ trong đó có cả đạo giáo tàu phù.
"Uh đúng rồi ... phía dưới đây là vua cha Bát Hải Động Đình, vua Ngọc Hoàng ... " - thầy bắt đầu giới thiệu say sưa - "Hai bên là chúa bà Sơn Trang ... Tượng Tam tòa Thánh Mẫu ở trên cùng, sau rồi đến vua cha Bát Hải, vua Ngọc Hoàng, rồi mới đến ngũ vị tôn quan ... Quan đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, ông Tuần ... có người khi hầu chỉ mở giá 3 quan lớn ... Còn các ông Hoàng là con trai của vua cha Bát Hải"

Về nguồn gốc ra đời đạo Mẫu, tôi cũng đã có tham khảo chuyên gia cây nhà lá vườn về mảng này:
"Cậu ơi, đạo Mẫu là từ đâu ra?"
Cậu tôi nhìn tôi cười như kiểu gặp đúng một câu hỏi bất ngờ từ thằng cháu.
"Nó bắt nguồn từ tục thờ cúng nữ thần của người Việt cổ"
"Thế tức là nó rất lâu đời rồi hả cậu?"
"Ko, cậu áng chừng nó chỉ khoảng 300 năm trước, xe dịch một chút thôi" - câu trả lời hơi làm tôi bất ngờ - "Con tưởng lâu lắm à?"
"Vâng ..."
"Chỉ khoảng 2-300 năm trước thôi con ạ, nó là sự pha trộn giữa tục lệ thờ cúng nữ thần của người Việt cổ, pha trộn với giáo lý Phật giáo, nên mới tiếp thu những thứ như nhân quả, luân hồi, rồi lại tiếp thu những thứ từ đạo gia, ví dụ như những trống với chiêng con nghe trong lễ, rồi trừ tà, vẽ bùa, đấy hoàn toàn là của các đạo sĩ ... Thậm chí cả cây đàn trong chầu văn, cậu cũng nghĩ nó là của các đạo sĩ thời nhà Mạc khi chạy lên Tuyên Quang ..." - ôh bởi vậy có lẽ Tuyên Quang chính là cái đất hầu đồng nổi tiếng chăng?

"Sau đó, họ kết hợp với hình thức là lên chiếu múa, để mời Ngài về ban lộc ban phúc, và hình thức hầu đồng hoàn toàn khác biệt với Shaman giáo nhé" - ôh, lại một lần nữa tôi bất ngờ - "Cái ông ABC đưa lên trên wiki linh tinh, chả hiểu gì cả, Shaman giáo là người làm lễ thoát ra khỏi thân xác, bay đi và gặp các vị Thánh của họ, xin chỉ thị, rồi quay trở về, nhập lại thân xác và truyền đạt lại chỉ thị của Thánh, còn đây hầu đồng là mời các Thánh về nhập vào thân xác mình, để được nghe chỉ thị trực tiếp, một đằng xuât, một đằng nhập, sao mà giống nhau được mà cứ bảo nó là một hình thức của Shaman giáo" - quá chí lí :-| tôi nghĩ

"Vậy nguồn gốc các Thánh trong đạo Mẫu từ đâu ra hả cậu?"
"Bởi vì nguồn gốc ko được lâu đời như vậy nên người ta sợ rằng nhiều người ko tin tưởng vào một tôn giáo quá mới như thế, nên họ mới đưa những vị như Mẫu Liễu Hạnh trong Tứ Bất Tử của Việt Nam vào, để cho nó có vẻ nguồn gốc cổ xưa lâu đời, thậm chí có nhiều người còn thêm cả Lạc Long Quân với Âu Cơ này nọ vào ... Sau đó, để cho nó thêm gần gũi với người Việt thì người ta lại đưa thêm Phủ Trần triều vào, rồi thêm bên Sơn Trang v.v.. "

"Cho nên .." - cậu tôi tiếp lời - "nếu hỏi cậu, Tam tòa là gì, Tứ Phủ là gì thì cậu trả lời được, chứ hỏi cậu đạo Mẫu là gì thì chịu chết, con thầy ko, sự hình thành của nó đã vô cùng phức tạp rồi chứ chưa nói đến thứ gì khác"

Đến đây thì tôi bắt đầu hiểu tại sao cậu tôi lại nói vậy. Thế nào là một tôn giáo? Một tôn giáo thường có điều lệ rõ ràng, có thứ tự, cấp bậc, quy củ rất rõ ràng, còn trong đạo Mẫu, các nghi thức lễ trong này mỗi vùng miền lại một kiểu khác nhau, mỗi lời giáo huấn, lễ lạt cũng khác nhau, lại có rất nhiều lễ được đẻ thêm ra để kiếm tiền, làm cho người muốn theo Thánh cũng khó biết đường nào mà lần.

Mới gần đây có công nhận của UNESCO về hầu đồng, con nhang đệ tử rầm rộ tung hô, tôi cũng đi hỏi cậu, chỉ thấy cậu cười khẩy hỏi lại tôi:
"Thế UNESCO nào công nhận? Là UNESCO thế giới hay UNESCO Việt Nam?" - tôi chưng hửng, ừh đứng, UNESCO Việt Nam thì dễ mấy bác nhà mình lại tự sướng hoặc để mở đường cho quan chức đi hầu lắm.
"Còn nữa, nó công nhận là công nhận cái Tín ngưỡng thờ Mẫu, chứ ko phải là công nhận đạo Mẫu nhé" - tôi lại ngã ngửa ...
"Chưa hết, nó công nhận cái Tín ngưỡng đấy là Di sản văn hóa phi vật thể, chứ ko phải công nhận cái gì đó là một tôn giáo hay là một đạo nhé, con phải phân biệt rõ" - thế mới biết, sự thiếu hiểu biết nguy hiểm thế nào.

Trở lại với điện của thầy Dê, thầy vẫn thao thao bất tuyệt ".. làm lễ đội bát hương xong làm lễ ra đồng .." - tôi nghe câu được câu chăng ...
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
vinhyenvinhhang
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 105
Tham gia: 13:48, 31/08/14

Re: [Hầu đồng ký]

Gửi bài gửi bởi vinhyenvinhhang »

Quỷ Cốc đã viết: 00:01, 07/06/17 (tiếp phần 2)
Quỷ Cốc đã viết: 13:51, 11/06/17 "Em đếch tin!"
Câu chuyện bắt đầu đi vào giai đoạn có dấu hiệu rối và ảo. Hình ảnh các thầy qua lời kể vui nhộn của chủ top giống mấy diễn viên hài trong Ga La Cười về chủ đề chống Mê Tín Dị Đoan.

Chuyện thờ cúng gia tiên và chùa chiền mình được tiếp xúc từ nhỏ thông qua việc làm của người lớn trong nhà nhưng vẫn phải nói thật tâm là vào khoảng mười mấy năm về trước mà nghe chủ top kể chuyện này, đảm bảo mình sẽ thầm nhủ, thậm chí lầu bầu nhỏ trong miệng: lão này tung chưởng còn kinh hơn Thần Điêu Đại Hiệp, cứ phải gọi là: thần Điêu đại Phét.

Nhiều năm trở lại đây, tính cách mình chững chạc hơn, có cơ hội tiếp xúc với các vấn đề tâm linh thường xuyên hơn qua tài liệu sách vở, báo chí, phim ảnh; được mục sở thị, chiêm nghiệm khá nhiều chuyện tưởng chừng rất phi lý nên đọc những dòng bạn viết về các giấc mơ thấy cũng bình thường. Mới nghe qua những giấc mơ về rắn có vẻ khá li kì nhưng dùng các hình ảnh, màu sắc, ý nghĩa biểu trưng trong cõi Tam/Tứ Phủ để giải thích sẽ không mấy khó hiểu.

Ngay cả những việc đã xảy ra với mình thủa thiếu thời cho tới bây giờ, xâu chuỗi lại mới biết không phải tất cả đều là ngẫu nhiên có thể xảy ra với bất cứ ai, chỉ là lúc ấy còn quá trẻ nên vô tri mà bỏ qua và phủ nhận các yếu tố tâm linh.

Cá nhân mình tiếp cận đạo Mẫu theo hướng tìm hiểu các tài liệu viết về văn hoá dân gian; những thần tích, thần phả viết về các vị thần thánh; quan sát, lắng nghe những người có liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu Tam/Tứ Phủ kể lại những gì họ biết, họ đã trải qua…. nhiều hơn là tham gia trực tiếp vào các hoạt động tâm linh. Cũng vì thế, mình thực sự hứng thú với những gì bạn đã trải nghiệm và đang kể cho mọi người. Trong lòng tràn trề hi vọng đây là chuyện về người thật việc thật chứ không phải do ai đó ảo tưởng hoặc cố tình bịa ra để cảnh tỉnh mọi người hay copy ở đâu đó rồi paste lên.

Những năm 70, 80, thậm chí có nơi kéo dài tới nửa đầu 90, phong trào đập phá đền chùa miếu mạo, chống mê tín đang nở rộ (bạn cũng có đề cập qua). Người dân vốn gắn bó với những nơi tâm linh trên thật sự rất hụt hẫng và đau lòng nhưng không thể làm gì. Nhiều thầy bà phải hoạt động du kích, ẩn mình. Ai đó có việc muốn xem cũng phải thậm thà thậm thụt, khi có việc muốn giúp nhau cũng chỉ dám rỉ tai nói thầm, chỉ đường cho mà đến thầy này thầy kia xem chứ nào dám bô bô to tiếng. Riêng cán bộ, nhân viên nhà nước càng phải nêu gương, lơ tơ mơ dính vào là bị phê bình, kỉ luật như chơi.

Mẹ mình đây này, chỉ có việc thờ cúng tại gia thôi cũng khiến vài vị Bôn - Sê -Vích khó chịu ra mặt. Nhằm hôm thấy mẹ mình cúng ngoài sân, họ kiếm cớ nêu tên và nhắc nhở luôn. Bà phải giải thích hoàn cảnh gia đình thì họ mới ngậm mồm đấy.

Thế cho nên, hơi ngạc nhiên khi nghe bạn kể rằng từ nhỏ bạn đã được bán khoán ( U40 = sinh ra vào thời 197x ????). Gia đình bạn quả là có duyên với những chuyện như vậy từ sớm và họ thật sự quan tâm đến bạn bằng nhiều cách. Thời ấy không phải ai ai cũng biết đến những thứ như thế đâu; người nghèo đói càng ít để tâm. Nếu bố mẹ bạn ít học, kém hiểu biết về lễ nghĩa, nghèo khổ và còn mải lo chạy ăn từng bữa, mình tin bạn sẽ không có cơ hội được bán khoán.

Mẹ mình là người có duyên với các bài kinh phật đến các bài khấn tại gia tiên hay tại đền miếu. Bà nhanh thuộc, tụng niệm và khấn vái trôi chảy. Mình thì không hay đụng đến mấy món này. Những lúc phải thay mẹ thắp hương khi bà vắng nhà, mình khấn nôm là chính, nghĩ sao nói vậy. Có đôi lúc cũng lôi các bài khấn mẹ đã đưa cho, nhìn chỉ việc đọc theo nhưng bụng dạ không thích lắm vì thấy sao mình giống con vẹt thế, nhai lại câu từ mà trong đầu chả có ý niệm gì.

Bà còn có một cái nết thờ cúng rất ngộ mà vô tình ảnh hưởng lớn tới con cháu sau này. Đó là ngoài việc thờ cúng vào các ngày giỗ, ngày rằm + mùng một thì bất cứ khi nào có chút lộc lá hay có đồ ăn, đồ uống ngon lành mới mua về hoặc được biếu/cho/tặng ….. đều dâng lên thắp hương bàn thờ gia tiên, mời những người đã khuất trước rồi con cháu mới được hạ xuống thụ hưởng.
Làm cỗ bàn phục vụ cho lễ lạt, cúng giỗ thì cấm tiệt cái trò ăn nhúp ăn nháp, như thế là mắc tội bất kính.
Khi nhà có việc lớn, quan trọng, cấp thiết hoặc đang gặp vấn đề khó khăn, bế tắc …..mẹ mình luôn lên hương, khẩn cầu và xin đài để đưa ra quyết định.

Trước đây mình không hề tin vào hiệu lực của 2 đồng tiền đài âm dương khi hỏi xin chỉ dẫn vì thấy điều đó rất vô lý, nhưng qua thời gian dài quan sát và nghiệm chứng những việc trong nhà, phải công nhận là có những điều không muốn tin cũng chẳng thể bác bỏ. Ví dụ:

+ Việc gì xin lần đầu mà được sấp ngửa luôn thì hầu như diễn ra khá thuận lợi, suôn sẻ. Đặc biệt không ít lần, đồng tiền âm thậm chí còn quay tít thò lò trước khi yên vị trong đĩa, mẹ mình bảo đó là điềm người âm trong nhà vui mừng, phấn khởi và ủng hộ việc làm của người nhà trên dương thế.

+ Xin đôi ba lần mới được nhất âm nhất dương tức là sẽ gặp ít nhiều khó khăn. Có thể hiểu là người âm muốn nhắc trước công việc sẽ vấp phải trở ngại, nhưng nếu khẩn thiết mong cầu, ắt sẽ được trợ giúp dù có được kết quả cũng không hoàn toàn được như nguyện vọng.( Kiểu như đi đòi nợ, dù không được 100% thì cũng vớt vát khoảng 1/2, 1/3, còn hơn là trắng tay)

+ Xin nhiều lần mà vẫn cứ hai đồng sấp thì thôi đừng có liều mà làm, dấu hiệu đó ám chỉ công việc sẽ không thuận, cố làm sẽ dẫn đến thất bại hoặc tốn kém nhiều, cũng có thể ám chỉ các cụ không hài lòng và không đồng ý cho làm hay báo hiệu chưa đến thời điểm thích hợp đế làm..

+ Xin đài mà được 2 đồng ngửa thì sao ? Đoán đúng ý các cụ và xử lý thoả đáng việc âm, việc dương đâu có dễ ?

Thật may là ngoài chuyện thờ cúng mẹ mình không phát cuồng chuyện xem bói, hầu đồng hay quá hăng hái đi lễ này nọ….. Thường là vào đầu xuân năm mới hoặc gặp dịp thì đi lễ chứ hoạt động tâm linh chủ yếu vẫn là tại gia.

Tuy vậy không ít lần mẹ con xảy ra bất đồng vì không phải lúc nào mình cũng thuận theo ý bà. Ở điểm này bạn được gọi là cực phẩm của cha mẹ cũng không oan. Bạn khá ngoan ngoãn khi phơi mặt cùng mẹ hoặc một mình đến hang cùng ngõ hẻm của giới thầy bà. Mình thì không thế, ngay như việc đi lễ đền chùa và xin xỏ quá nhiều làm mình không thích. Mình cũng có lí lẽ riêng của mình:

“Chùa nào bố cục chẳng ná ná như nhau. Cũng thờ Phật, cũng thờ Mẫu, ban bệ thờ cũng chừng ấy vị, có khác cũng chỉ là thêm/bớt đôi chút thôi, sao cứ phải đi hết chùa nọ đến chùa kia để làm gì ? Đi lễ lắm, khấn vái xin xỏ lặp đi lặp lại cùng các vị ấy, về cùng một vấn đề không phải sẽ là nhàm sao ? Tâm mình thế nào đâu cần nói ra, các vị bề trên không phải đã rõ hết rồi ? Đi vãn cảnh để biết đây biết đó hay đến công đức, làm công quả còn nghe được”

“Hoa quả, bánh kẹo, nước ngọt…..lễ xong thì đem về đánh chén, chỉ có chút tiền gửi vào hòm công đức mà xin đủ thứ: công thành danh toại, buôn bán làm ăn đắc tài sai lộc, con cái xinh đẹp giỏi giang, lấy được vợ chồng vừa đẹp, vừa giỏi, vừa giàu sang….tóm lại giàu sang phú quý (Phúc - Lộc - Thọ) đều xin cả. Lễ cũng chỉ có ngần ấy, tâm thì mỏng, lòng dạ vẫn còn hẹp hòi mà cầu xin rõ nhiều, không sợ các vị ngự trên ban bệ kia cười vào mặt cho ? ”

“ Lòng thành, tâm đức mà được đo bằng số lần đi lễ và giá trị của lễ vật thì người có Tiền, có Quyền dễ có cơ hội được chứng và được đáp ứng lời nguyện cầu sớm nhất, nhiều nhất. Vậy là người Giàu càng Giàu, người có Quyền càng có cơ hội thăng tiến ? Người bình thường sao chạy kịp theo họ ? Chẳng nhẽ Phật Thánh xuất hiện đã mang lại ưu thế cho người giàu và quyền thế ?”

“ Những người tham ô tham nhũng, trộm cắp cướp giật, giết người, trai gái cái đực, ngoại tình…đi lễ thì sao ? Họ cũng một lòng cầu xin việc họ đang làm sẽ trót lọt, thuận buồm xuôi gió, không ai ngăn cản. Lễ họ đặt cũng nhiều, số lần họ công đức không ít. Liệu Phật Thánh có vui vẻ đáp ứng nguyện vọng của họ ? Nếu các vị ấy đáp ứng thì hóa ra đây là nơi người ta chạy chọt lương tâm, đạo đức ? Đi lễ, làm lễ để giấu tội, chạy tội, xoá các tội mà mình đã gây ra hay sao ?”

Để mà liệt kê những câu hỏi vặn đáp vẹo của mình chắc còn dài dài……. Chỉ biết là sau một thời gian đấu tranh chống đàn áp từ phía chính quyền các phụ huynh, mình được tự do thể hiện niềm tin tâm linh theo cách riêng, miễn là không phiền đến ai.

Khi xe ôm đưa mẹ mình đi làm lễ, hôm nào không có hứng (thường là những ngày người ra người vào tấp nập như trẩy hội, chen chúc lẫn nhau đến ngạt ) thì mình đứng bên ngoài chờ mẹ.

Những ngày thưa thớt, ít người, mình sẽ vào tham quan, đầu tiên là vãn cảnh. Thấy lác đác bóng người thì sẽ vào hẳn bên trong ngắm nghía lâu hơn. Nói chung hành vi phổ biến nhất của mình tại các đền, chùa là đắm đuối nhìn các bức tượng, từ nét chạm trổ, điêu khắc đến các hoạ tiết, màu sắc, trang phục, đến những đồ thờ cúng và cách bài trí xung quanh ……xem có giống những gì mình đã đọc và đã được nghe không. Rất thích các đền, chùa, miếu cổ kính nằm trên đồi, núi cao bởi cảm giác gần gũi với tự nhiên và linh thiêng. Thêm nữa là vì mình vốn thích leo núi, rèn luyện sức khoẻ và khám phá thiên nhiên trong qua trình du ngoạn.

Thỉnh thoảng được chứng kiến các buổi hầu đồng thì nhìn chằm chằm xem họ đang hầu giá những vị nào, tiện thể ngắm mấy anh chị hầu đồng trang điểm đẹp trai, xinh gái cỡ bao nhiêu ? Múa có dẻo, nhảy có tưng bừng không ? Cung văn hát có hay, có ngọt không….. Gặp mấy người có tuổi, tuổi cao mà hăng say múa may quay cuồng thì ngưỡng mộ lắm, công nhận thấy họ ……….Khoẻ và Tươi Trẻ, đúng kiểu sống Vui, sống Khoẻ, sống có Ích.

Có đôi lần lỡ được nhìn, được nghe các con nhang, đệ tử khấn vái xin đài mà phải vểnh tai, căng màng nhĩ nghe ngóng như một đứa mật thám, để rồi mắt tròn mắt dẹt xuýt xoa bởi họ khấn quá hay, quá nuột, mình nghe mà còn phải thổn thức, thấy chí lí chí tình quá đi, không biết những vị đang ngự phía trên kia thì thấy thế nào ?
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
vinhyenvinhhang
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 105
Tham gia: 13:48, 31/08/14

Re: [Hầu đồng ký]

Gửi bài gửi bởi vinhyenvinhhang »

Bài viết dài trên mình xin dành tặng bạn Quỷ Cốc, là lời đáp lại cho 4 bài viết bạn đã bỏ ra công sức nhớ lại, gõ ra cho mọi người đọc. Được tham gia chuyến “Hầu đồng kí” trong hồi tưởng cùng bạn thật thú vị. Nhờ đó mà mình cũng hồi tưởng lại những gì mình đã trải qua dù xuất phát điểm và hướng đi của mình và bạn có lẽ không giống nhau. Thời gian đã khiến mình quên đi khá nhiều nếu không có thứ gì đó ấn tượng gợi nhớ trở lại.


Quỷ Cốc đã viết: 13:32, 11/06/17
Nhân tiện chia sẻ luôn, càng viết mình càng cảm thấy động chạm nhiều đến các thầy, cùng một bộ phận ko nhỏ cuồng tín, nên xin được dự phòng 1 cái plan B ở đây:
FB của truyện Hầu Đồng Ký
https://www.facebook.com/Hầu-Đồng-Ký-1283056185077696

Bên phía diễn đàn này mình vẫn post chủ yếu, khi nào xong 1 chương mình mới post ở bên kia.
Nếu bạn cảm thấy đụng chạm, làm khó tới một số người hay cảm thấy nhiều người trên này sẽ khó chịu khi đọc những điều bạn viết trong topic, bạn có thể stop tại đây và chuyển sang facebook. Mình đã click cái facebook bạn mới lập rồi và sẽ lưu trên máy để tiện theo dõi.

Có thêm tư liệu dưới dạng video thể hiện giá hầu từng vị thánh cụ thể và thêm các chú thích về họ thì hay biết mấy. Mình rất quan tâm đến tiểu sử, cách xuất nhập thế của các vị ấy cũng như những vùng đất mà họ có ảnh hưởng, đã lập chiến tích, đã có công cứu giúp, ban phát cho dân chúng nơi đó và được dân chúng lập đền thờ phụng.

Riêng bạn Quỷ Cốc, mình quả thật có phần háo hức được nhìn thấy bạn một lần trong tư thế bắc ghế hầu thánh. Người cao to như bạn, đẹp zai như bạn thiếu gì Thánh muốn thu nhận về các Ban các Bệ.

Ôi chao, hình ảnh quý ông Quỷ Cốc cao to đẹp zai, đi ngoài ra nước (tức là ra nước ngoài đó), được bôi Son trát Phấn vào mặt, được khoác lên người những trang phục ông Hoàng, bà Chúa……bước lên sàn Catdance trong lời Ca, tiếng Nhạc của Cung Văn rộn ràng, réo rắt kể về thần tích xưa bi tráng của các vị Thánh……đẹp và sống động đến nhộn nhạo tâm can ấy chứ.

Đừng ngại post lên face cho anh em chiêm ngưỡng nếu có “your videos” nhé, yên tâm là dưới lớp son phấn và trang phục dày đặc, không ai nhận ra bạn đâu. Không gì ngoài lời khen, cổ vũ: ai mà Đẹp Zhoai thế, ai mà đẹp Goái thế, ai mà cao to hùng dũng thế và bạn khác nào một ngôi sao đang toả sáng trong giá đồng.

Con lạy đệ nhất Thượng Thiên, đệ nhị Thượng Ngàn, đệ tam Thoải Phú, đệ tứ Khâm Sai.
Con lạy ngũ vị Tôn Ông, tứ phủ Chầu Bà.
Con lạy…………………………………..………….............
Con lạy Tam Phủ Công Đồng , Tứ Phủ Vạn Linh
Con lạy……………………………………........................

Xin các ngài cho con một lần may mắn được xem video clip hầu đồng của bác zai Quỷ Cốc. Con xin đa tạ !!!!!
Đầu trang

Hoanghien603
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 65
Tham gia: 20:45, 30/01/17

Re: [Hầu đồng ký]

Gửi bài gửi bởi Hoanghien603 »

vinhyenvinhhang đã viết: 11:48, 12/06/17
Quỷ Cốc đã viết: 00:01, 07/06/17 (tiếp phần 2)
Quỷ Cốc đã viết: 13:51, 11/06/17 "Em đếch tin!"
Câu chuyện bắt đầu đi vào giai đoạn có dấu hiệu rối và ảo. Hình ảnh các thầy qua lời kể vui nhộn của chủ top giống mấy diễn viên hài trong Ga La Cười về chủ đề chống Mê Tín Dị Đoan.

Chuyện thờ cúng gia tiên và chùa chiền mình được tiếp xúc từ nhỏ thông qua việc làm của người lớn trong nhà nhưng vẫn phải nói thật tâm là vào khoảng mười mấy năm về trước mà nghe chủ top kể chuyện này, đảm bảo mình sẽ thầm nhủ, thậm chí lầu bầu nhỏ trong miệng: lão này tung chưởng còn kinh hơn Thần Điêu Đại Hiệp, cứ phải gọi là: thần Điêu đại Phét.

Nhiều năm trở lại đây, tính cách mình chững chạc hơn, có cơ hội tiếp xúc với các vấn đề tâm linh thường xuyên hơn qua tài liệu sách vở, báo chí, phim ảnh; được mục sở thị, chiêm nghiệm khá nhiều chuyện tưởng chừng rất phi lý nên đọc những dòng bạn viết về các giấc mơ thấy cũng bình thường. Mới nghe qua những giấc mơ về rắn có vẻ khá li kì nhưng dùng các hình ảnh, màu sắc, ý nghĩa biểu trưng trong cõi Tam/Tứ Phủ để giải thích sẽ không mấy khó hiểu.

Ngay cả những việc đã xảy ra với mình thủa thiếu thời cho tới bây giờ, xâu chuỗi lại mới biết không phải tất cả đều là ngẫu nhiên có thể xảy ra với bất cứ ai, chỉ là lúc ấy còn quá trẻ nên vô tri mà bỏ qua và phủ nhận các yếu tố tâm linh.

Cá nhân mình tiếp cận đạo Mẫu theo hướng tìm hiểu các tài liệu viết về văn hoá dân gian; những thần tích, thần phả viết về các vị thần thánh; quan sát, lắng nghe những người có liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu Tam/Tứ Phủ kể lại những gì họ biết, họ đã trải qua…. nhiều hơn là tham gia trực tiếp vào các hoạt động tâm linh. Cũng vì thế, mình thực sự hứng thú với những gì bạn đã trải nghiệm và đang kể cho mọi người. Trong lòng tràn trề hi vọng đây là chuyện về người thật việc thật chứ không phải do ai đó ảo tưởng hoặc cố tình bịa ra để cảnh tỉnh mọi người hay copy ở đâu đó rồi paste lên.

Những năm 70, 80, thậm chí có nơi kéo dài tới nửa đầu 90, phong trào đập phá đền chùa miếu mạo, chống mê tín đang nở rộ (bạn cũng có đề cập qua). Người dân vốn gắn bó với những nơi tâm linh trên thật sự rất hụt hẫng và đau lòng nhưng không thể làm gì. Nhiều thầy bà phải hoạt động du kích, ẩn mình. Ai đó có việc muốn xem cũng phải thậm thà thậm thụt, khi có việc muốn giúp nhau cũng chỉ dám rỉ tai nói thầm, chỉ đường cho mà đến thầy này thầy kia xem chứ nào dám bô bô to tiếng. Riêng cán bộ, nhân viên nhà nước càng phải nêu gương, lơ tơ mơ dính vào là bị phê bình, kỉ luật như chơi.

Mẹ mình đây này, chỉ có việc thờ cúng tại gia thôi cũng khiến vài vị Bôn - Sê -Vích khó chịu ra mặt. Nhằm hôm thấy mẹ mình cúng ngoài sân, họ kiếm cớ nêu tên và nhắc nhở luôn. Bà phải giải thích hoàn cảnh gia đình thì họ mới ngậm mồm đấy.

Thế cho nên, hơi ngạc nhiên khi nghe bạn kể rằng từ nhỏ bạn đã được bán khoán ( U40 = sinh ra vào thời 197x ????). Gia đình bạn quả là có duyên với những chuyện như vậy từ sớm và họ thật sự quan tâm đến bạn bằng nhiều cách. Thời ấy không phải ai ai cũng biết đến những thứ như thế đâu; người nghèo đói càng ít để tâm. Nếu bố mẹ bạn ít học, kém hiểu biết về lễ nghĩa, nghèo khổ và còn mải lo chạy ăn từng bữa, mình tin bạn sẽ không có cơ hội được bán khoán.

Mẹ mình là người có duyên với các bài kinh phật đến các bài khấn tại gia tiên hay tại đền miếu. Bà nhanh thuộc, tụng niệm và khấn vái trôi chảy. Mình thì không hay đụng đến mấy món này. Những lúc phải thay mẹ thắp hương khi bà vắng nhà, mình khấn nôm là chính, nghĩ sao nói vậy. Có đôi lúc cũng lôi các bài khấn mẹ đã đưa cho, nhìn chỉ việc đọc theo nhưng bụng dạ không thích lắm vì thấy sao mình giống con vẹt thế, nhai lại câu từ mà trong đầu chả có ý niệm gì.

Bà còn có một cái nết thờ cúng rất ngộ mà vô tình ảnh hưởng lớn tới con cháu sau này. Đó là ngoài việc thờ cúng vào các ngày giỗ, ngày rằm + mùng một thì bất cứ khi nào có chút lộc lá hay có đồ ăn, đồ uống ngon lành mới mua về hoặc được biếu/cho/tặng ….. đều dâng lên thắp hương bàn thờ gia tiên, mời những người đã khuất trước rồi con cháu mới được hạ xuống thụ hưởng.
Làm cỗ bàn phục vụ cho lễ lạt, cúng giỗ thì cấm tiệt cái trò ăn nhúp ăn nháp, như thế là mắc tội bất kính.
Khi nhà có việc lớn, quan trọng, cấp thiết hoặc đang gặp vấn đề khó khăn, bế tắc …..mẹ mình luôn lên hương, khẩn cầu và xin đài để đưa ra quyết định.

Trước đây mình không hề tin vào hiệu lực của 2 đồng tiền đài âm dương khi hỏi xin chỉ dẫn vì thấy điều đó rất vô lý, nhưng qua thời gian dài quan sát và nghiệm chứng những việc trong nhà, phải công nhận là có những điều không muốn tin cũng chẳng thể bác bỏ. Ví dụ:

+ Việc gì xin lần đầu mà được sấp ngửa luôn thì hầu như diễn ra khá thuận lợi, suôn sẻ. Đặc biệt không ít lần, đồng tiền âm thậm chí còn quay tít thò lò trước khi yên vị trong đĩa, mẹ mình bảo đó là điềm người âm trong nhà vui mừng, phấn khởi và ủng hộ việc làm của người nhà trên dương thế.

+ Xin đôi ba lần mới được nhất âm nhất dương tức là sẽ gặp ít nhiều khó khăn. Có thể hiểu là người âm muốn nhắc trước công việc sẽ vấp phải trở ngại, nhưng nếu khẩn thiết mong cầu, ắt sẽ được trợ giúp dù có được kết quả cũng không hoàn toàn được như nguyện vọng.( Kiểu như đi đòi nợ, dù không được 100% thì cũng vớt vát khoảng 1/2, 1/3, còn hơn là trắng tay)

+ Xin nhiều lần mà vẫn cứ hai đồng sấp thì thôi đừng có liều mà làm, dấu hiệu đó ám chỉ công việc sẽ không thuận, cố làm sẽ dẫn đến thất bại hoặc tốn kém nhiều, cũng có thể ám chỉ các cụ không hài lòng và không đồng ý cho làm hay báo hiệu chưa đến thời điểm thích hợp đế làm..

+ Xin đài mà được 2 đồng ngửa thì sao ? Đoán đúng ý các cụ và xử lý thoả đáng việc âm, việc dương đâu có dễ ?

Thật may là ngoài chuyện thờ cúng mẹ mình không phát cuồng chuyện xem bói, hầu đồng hay quá hăng hái đi lễ này nọ….. Thường là vào đầu xuân năm mới hoặc gặp dịp thì đi lễ chứ hoạt động tâm linh chủ yếu vẫn là tại gia.

Tuy vậy không ít lần mẹ con xảy ra bất đồng vì không phải lúc nào mình cũng thuận theo ý bà. Ở điểm này bạn được gọi là cực phẩm của cha mẹ cũng không oan. Bạn khá ngoan ngoãn khi phơi mặt cùng mẹ hoặc một mình đến hang cùng ngõ hẻm của giới thầy bà. Mình thì không thế, ngay như việc đi lễ đền chùa và xin xỏ quá nhiều làm mình không thích. Mình cũng có lí lẽ riêng của mình:

“Chùa nào bố cục chẳng ná ná như nhau. Cũng thờ Phật, cũng thờ Mẫu, ban bệ thờ cũng chừng ấy vị, có khác cũng chỉ là thêm/bớt đôi chút thôi, sao cứ phải đi hết chùa nọ đến chùa kia để làm gì ? Đi lễ lắm, khấn vái xin xỏ lặp đi lặp lại cùng các vị ấy, về cùng một vấn đề không phải sẽ là nhàm sao ? Tâm mình thế nào đâu cần nói ra, các vị bề trên không phải đã rõ hết rồi ? Đi vãn cảnh để biết đây biết đó hay đến công đức, làm công quả còn nghe được”

“Hoa quả, bánh kẹo, nước ngọt…..lễ xong thì đem về đánh chén, chỉ có chút tiền gửi vào hòm công đức mà xin đủ thứ: công thành danh toại, buôn bán làm ăn đắc tài sai lộc, con cái xinh đẹp giỏi giang, lấy được vợ chồng vừa đẹp, vừa giỏi, vừa giàu sang….tóm lại giàu sang phú quý (Phúc - Lộc - Thọ) đều xin cả. Lễ cũng chỉ có ngần ấy, tâm thì mỏng, lòng dạ vẫn còn hẹp hòi mà cầu xin rõ nhiều, không sợ các vị ngự trên ban bệ kia cười vào mặt cho ? ”

“ Lòng thành, tâm đức mà được đo bằng số lần đi lễ và giá trị của lễ vật thì người có Tiền, có Quyền dễ có cơ hội được chứng và được đáp ứng lời nguyện cầu sớm nhất, nhiều nhất. Vậy là người Giàu càng Giàu, người có Quyền càng có cơ hội thăng tiến ? Người bình thường sao chạy kịp theo họ ? Chẳng nhẽ Phật Thánh xuất hiện đã mang lại ưu thế cho người giàu và quyền thế ?”

“ Những người tham ô tham nhũng, trộm cắp cướp giật, giết người, trai gái cái đực, ngoại tình…đi lễ thì sao ? Họ cũng một lòng cầu xin việc họ đang làm sẽ trót lọt, thuận buồm xuôi gió, không ai ngăn cản. Lễ họ đặt cũng nhiều, số lần họ công đức không ít. Liệu Phật Thánh có vui vẻ đáp ứng nguyện vọng của họ ? Nếu các vị ấy đáp ứng thì hóa ra đây là nơi người ta chạy chọt lương tâm, đạo đức ? Đi lễ, làm lễ để giấu tội, chạy tội, xoá các tội mà mình đã gây ra hay sao ?”

Để mà liệt kê những câu hỏi vặn đáp vẹo của mình chắc còn dài dài……. Chỉ biết là sau một thời gian đấu tranh chống đàn áp từ phía chính quyền các phụ huynh, mình được tự do thể hiện niềm tin tâm linh theo cách riêng, miễn là không phiền đến ai.

Khi xe ôm đưa mẹ mình đi làm lễ, hôm nào không có hứng (thường là những ngày người ra người vào tấp nập như trẩy hội, chen chúc lẫn nhau đến ngạt ) thì mình đứng bên ngoài chờ mẹ.

Những ngày thưa thớt, ít người, mình sẽ vào tham quan, đầu tiên là vãn cảnh. Thấy lác đác bóng người thì sẽ vào hẳn bên trong ngắm nghía lâu hơn. Nói chung hành vi phổ biến nhất của mình tại các đền, chùa là đắm đuối nhìn các bức tượng, từ nét chạm trổ, điêu khắc đến các hoạ tiết, màu sắc, trang phục, đến những đồ thờ cúng và cách bài trí xung quanh ……xem có giống những gì mình đã đọc và đã được nghe không. Rất thích các đền, chùa, miếu cổ kính nằm trên đồi, núi cao bởi cảm giác gần gũi với tự nhiên và linh thiêng. Thêm nữa là vì mình vốn thích leo núi, rèn luyện sức khoẻ và khám phá thiên nhiên trong qua trình du ngoạn.

Thỉnh thoảng được chứng kiến các buổi hầu đồng thì nhìn chằm chằm xem họ đang hầu giá những vị nào, tiện thể ngắm mấy anh chị hầu đồng trang điểm đẹp trai, xinh gái cỡ bao nhiêu ? Múa có dẻo, nhảy có tưng bừng không ? Cung văn hát có hay, có ngọt không….. Gặp mấy người có tuổi, tuổi cao mà hăng say múa may quay cuồng thì ngưỡng mộ lắm, công nhận thấy họ ……….Khoẻ và Tươi Trẻ, đúng kiểu sống Vui, sống Khoẻ, sống có Ích.

Có đôi lần lỡ được nhìn, được nghe các con nhang, đệ tử khấn vái xin đài mà phải vểnh tai, căng màng nhĩ nghe ngóng như một đứa mật thám, để rồi mắt tròn mắt dẹt xuýt xoa bởi họ khấn quá hay, quá nuột, mình nghe mà còn phải thổn thức, thấy chí lí chí tình quá đi, không biết những vị đang ngự phía trên kia thì thấy thế nào ?
Đọc chia sẻ của anh, em thấy cũng khá giống với mẹ em. Gia đình ngoại nhà em 2 đời xuất gia, từ khi mẹ em còn bé bà cô trụ trì chùa đã có ý định muốn mẹ em sau này xuất gia. Nhưng chắc nợ trần, duyên chưa đủ nên không đi được.
Mẹ em làm gì cũng chả bao giờ nhập tâm, nhưng văn khấn, bài cúng mẹ em thuộc làu làu. Mẹ em lúc nào cũng tư tưởng "thứ nhất tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa", bà không đi lễ chùa nhiều nơi, trong gia đình có chuyện gì lớn thì lên chùa ngay nhà, nhờ cụ chùa tung đồng tiền để chỉ đường dẫn lối.
Nhà nội em có thờ 1 ngôi miếu nhỏ trước đây thì ở ngay nhà, nhưng sau này bán đất thành ra muốn cúng bái phải đi đường vòng xuống ngõ. Từ xưa mẹ em ngày rằm, mùng 1 vẫn hay xuống thắp hương, nhưng sau này nhà em chuyển vào Nam sinh sống có giao lại việc thờ cúng cho nhà bác họ bên nội. 10 năm sau nhà em trở về quê sống và được ông bà nội chia cho đất để xây nhà. Một đêm mẹ em mơ về ngôi nhà ngói ngay sát ngôi miếu ngày xưa gia đình em ở bị sập mái ngói, nước dột lênh láng. Đợt đấy chị gái em đang học bên Hà Nội, gọi điện về bảo cũng mơ giấc mơ y hệt thế.
Mẹ em cảm thấy không yên lòng nên xuống ngõ để xem thế nào. Ngôi miếu phần mái bị sập y như giấc mơ, mặc dù trong giấc mơ là ngôi nhà cũ. Lúc đấy nhà em cũng khó khăn về kinh tế nhưng mẹ em vẫn cố để sửa sang lại ngôi miếu. (Trước đây mẹ em bị mất con trai đầu nên cũng mù quáng mê tín, không biết tin thầy nào mà lập đàn mở phủ ở chính ngôi miếu này. Nhưng sau này được cụ chùa xin cho)
Từ lúc sửa sang lại, hàng xóm quanh đấy, có người đi làm ăn xa vô tình gặp được người chỉ cho là ngôi miếu gần nhà rất thiêng, nên từ đấy cả xóm ai ai cũng ra khấn vái. Rồi đến tai nhà nội em, nói thật nhà em được chia mảnh đất đủ để dắt xe ra vào, mà giờ cũng chẳng có giấy tờ đất dù bố em hiện tại là con trưởng, bên nội tranh giành đất cát mà anh em bất hòa. Chị em bên nội kéo nhau xuống nhòm ngó, có ý muốn ốp gạch ngôi miếu (miếu thờ mà đi ốp gạch bóng loáng -_-) và muốn kiểu tiếp quản ngôi miếu. Mẹ em không ý kiến mà đi về, rồi cuối cùng cũng chả ai sang sửa gì.
Mà mẹ em cũng rất lạ, thỉnh thoảng vô tình gặp ai đấy nhìn mặt mà bà đọc vanh vách tính cách, người nhà nhà người ta. Hỏi sao mẹ biết thì bảo cũng chả biết, tự dưng cứ bật ra khỏi miệng thôi.
Mẹ em sống rất quan tâm tới người khác, ai cũng nhiệt tình giúp đỡ, dốc lòng dốc sức, nhưng đời lắm trái ngang nên số vất vả, tủi thân.
Bản thân em cũng có chút máu mê tín trong người, coi trọng việc cúng bái trong nhà, vì đợt này mẹ em đi xa nên 1 tay em lo liệu hết. Mặc dù chưa bao giờ xem hầu đồng nhưng đọc truyện của bác Quỷ Cốc tự dưng lại thấy khá hứng thú và muốn theo dõi câu chuyện này, tại bây giờ em thấy rất nhiều người trình đồng mở phủ, lên FB chia sẻ ầm ầm, nhưng cam đoan là combo thêm bán hàng mỹ phẩm các thứ nên cảm giác tính thị trường hơi cao.
Đầu trang

Quỷ Cốc
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 100
Tham gia: 15:29, 09/02/15

Re: [Hầu đồng ký]

Gửi bài gửi bởi Quỷ Cốc »

Hoanghien603 đã viết: 17:12, 12/06/17
vinhyenvinhhang đã viết: 11:48, 12/06/17
Quỷ Cốc đã viết: 00:01, 07/06/17 (tiếp phần 2)
Quỷ Cốc đã viết: 13:51, 11/06/17 "Em đếch tin!"
Câu chuyện bắt đầu đi vào giai đoạn có dấu hiệu rối và ảo. Hình ảnh các thầy qua lời kể vui nhộn của chủ top giống mấy diễn viên hài trong Ga La Cười về chủ đề chống Mê Tín Dị Đoan.
Đọc chia sẻ của anh, em thấy cũng khá giống với mẹ em. Gia đình ngoại nhà em 2 đời xuất gia, từ khi mẹ em còn bé bà cô trụ trì chùa đã có ý định muốn mẹ em sau này xuất gia. Nhưng chắc nợ trần, duyên chưa đủ nên không đi được.
Đọc chia sẻ của 2 bạn từ chiều nhưng bây giờ mới có thể phản hồi :D rất vui

Mình xin khẳng định là mình ko bị thần kinh, ko hoang tưởng, túm lại hoàn toàn bình thường, đang đi làm ở 1 tập đoàn lớn trong nước, và dự định sẽ ở lại 1 thời gian dài nữa.

99% câu truyện là sự thật, chỉ có 1% mình sửa đổi tên nhân vật, chỉnh nam thành nữ, nữ thành nam và cố ý đổi 1 số chi tiết đi, ví dụ U40 là under 40 nên mình có thể vẫn là 8X hoặc 9X chứ ko phải các bác 7X đâu :D

Khi viết ra, mình cũng xóa đi viết lại nhiều lắm, vì biết câu truyện rất khó tin. Nhiều lần Thu thánh nữ và mình ngồi nói chuyện xong nó bảo, đứa nào mà ngồi đây nghe anh em mình nói chắc tưởng 2 đứa này tâm thần =))

Mẹ bạn vinhyenvinhhang có nết thờ cúng đúng như các cụ hồi xưa, rất mộc mạc nhưng chân thành, mẹ mình cũng vậy, thậm chí đến mùa mận hay vải, mua những chùm quả đầu tiên về bao giờ cũng thắp hương cho các cụ trước, ko kể mùng 1 hay rằm.

Mình cũng chỉ thích đi vãn cảnh chùa chứ ko thích cầu xin gì, cũng chỉ thích vào ngắm trạm trổ khắc của chùa, clong lân phượng trên mái, thậm chí rất thích gạch mái hồi xưa hơi vểnh lên ở đuôi và thường có mấy vạch nhẹ tạo cảm giác rất nhẹ nhàng duyên dáng.

Bạn Hoanghien603 lại có chia sẻ rất giống với suy nghĩ của mình, thứ nhất tu tại gia, thứ hai tu chợ thứ ba tu chùa. Những người mình quen biết mà ra hầu đồng, hầu hết đều như vậy, ko ai muốn cầu xin gì.

Hai bạn hãy cứ theo dõi tiếp, vì lí do mà mình viết ra ko dừng ở chuyện mình đi hầu đồng ko đâu, mà là những việc xảy ra phía sau đó. Hình như hai bạn đều còn trẻ, rất vui là lớp trẻ có cái nhìn đúng đắn về tôn giáo như vậy :D
Đầu trang

Quỷ Cốc
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 100
Tham gia: 15:29, 09/02/15

Re: [Hầu đồng ký]

Gửi bài gửi bởi Quỷ Cốc »

3
Đã đành mất sạch sành sanh
Một manh áo đỏ ai người khoác cho


Nói chuyện với thầy Dê ăn hành rất nhức đầu, tôi nhận ra là thầy này giải thích cứ oằn tà là vằn loanh qua loanh quanh, kết hợp với trí nhớ siêu phàm nghe phát quên luôn của bà già mình thì thật đúng là ... cứ người hỏi người đáp, toàn hỏi đi hỏi lại một vấn đề, xong được ông thầy giải thích mỗi lúc lại đưa ra thêm một khái niệm, các bạn sẽ hiểu cảm giác kinh hãi của tôi -_-

"Thầy ơi, thế căn đồng căn cứ vào đâu?" - bà già lại hổi.
"Ahhh thì .. căn đồng .. người nào cũng có căn là cái thứ nhất, cái thứ hai là .. những người cùng 1 năm sinh đều phải thờ cái vị ở trong sách như thế ... Nhưng có người thì lại ra đồng .. có người lại khất được ... Khất được ở chỗ là .. ko biết đến mà ngài ko thúc bách thì cứ .. như nước chảy bèo trôi ... Thế mà có người có căn cao số nặng, đến khi ngài thúc ép thì ngài lại .. sinh ra cái này cái kia hỏng ... Con người ta mà ko gặp gì thì ko phải đi xem đi xin xỏ gì ai .. còn nếu gặp hạn thì cứ phải đến đền chùa cầu đảo .. khi đến thì được các bậc .. tri thức có kinh nghiệm xem cho mình .. chỉ cho là bị như thế này thì phải lễ như thế kia ..." - thầy thao thao bất tuyệt làm "mưa xuân" văng tung tóe - "Tâm bình thì chẳng phải lo gì .. đấyyyyyy ... các cụ đã bảo phẳng lặng bình thường thì cứ thế mà làm ăn thôi, phải ko ạ?" - câu này thì đúng.

Nếu mọi việc cứ suôn sẻ thuận lợi, có lẽ gia đình tôi cũng ko biết đến đi cầu đi cúng, có lẽ cũng chỉ đi chùa mà thôi.

"Những người như thế còn do cái tiền duyên nữa, là cái kiếp trước của người ta ý" - câu này tôi nghe ko thủng, vì vốn chẳng tin vào nhân quả luân hồi của đạo Phật - "người ta gieo nhân nào hưởng quả ý bà ạ, như tôi bắt buộc phải ra đồng thì có thể .. kiếp trước tôi còn nợ .. nên kiếp này người ta đòi ... Mà gieo nhân gặt quả ý .. ko phải cứ kiếp này gieo kiếp sau mới gặt ... mà nhiều khi là nhân quả nhãn tiền luôn bà ạ ... Như mình kiếp này phải ra nghĩa là cái nợ của mình đã đến lúc phải trả .. cái nợ của người ta chưa phải trả ..."

Mình tỉnh bơ bảo:
"nói thật với thầy là con ko tin vào nhân quả, những gì tận mắt con chứng kiến thì con tin, còn nhân quả con cũng có thể giải thích bằng cách khác là ..."
"tôi nói cậu nghe" - thầy ngắt lời, ko có ý lắng nghe tôi nói "Gieo nhân gặt quả .. ko phải cứ kiếp này gieo nhân kiếp sau mới gặt ..."
"Ko phải là con ko tin" - tôi vội giải thích - "mà có những cái rõ ràng mình thấy có nhân quả, nhưng có những cái mãi chả thấy đâu, mà con chưa kiểm chứng được có kiếp này với kiếp sau ko thì sao con tin được?"
"Đấyyyyyy nên mới có cái chuyện là .. cái cây kiếp này .. gặp đất tốt .. là tiền kiếp ... vì thế cứ thế người ta hưởng .. Còn nếu kiếp này mà người ta làm điều xấu thì kiếp sau phải trả ..." - méo hiểu thầy giải thích cái gì lun - "những cái cây của mình thì còn những quả xanh .. quả sâu .." - bà già cứ há hốc mồm nghe, mình thì mệt vkl, thầy thì cứ nói thao thao bất tuyệt, câu chuyện hình như chưa có hồi kết.

"Ko phải những gì mình làm ko tốt thì con cái mình phải gánh thay đâu bà nhaaa" - thầy tiếp tục.
"Thế sao lại có câu đời cha ăn mặn đời con khát nước hả thầy?" - bà già hỏi.
"Thật ra .. đời con khát nước .. là do duyên của đời con ... Chứ ko phải do đời cha ăn mặn" - thầy giải thích, bà già gật gù, chả biết đang nghĩ thầy nói đúng hay sai - "có những người cha mẹ ghê gớm nhưng ko gặp hạn vì kiếp trước phúc đức người ta dày nên vẫn cứ vương lên được ... Đúng là đời này có nhiều người ăn ở chả ra gì nhưng mà .. người ta cứ suốn sẻ" - thầy Dê tiếp tục.

"Như các vị đương chức chẳng hạn .. họ được ngồi ở vị trí ấy .. được giàu sang phú quý như vậy .. là vì tiền kiếp của họ tốt .. phúc đức dày .. nếu như kiếp này họ làm tiếp điều thiện thì họ sẽ được hưởng tiếp .. còn làm điều ác thì sẽ .. bị phạt .. ở kiếp sau .. chẳng hạn" - thầy nói.

"Nếu thế thì thời thế có tác động ko hả thầy?" - bà già hỏi
"ko ko ko nô nô ... Đây là người ta gặp đúng thời vận của người ta"
"Dân nói do thời mạt nên thời mạt nên sâu bọ mới được hưởng vinh hoa phú quý"
"Chả phải!" - thầy nói, nhếch mép cười, nhìn bà già tôi kiểu như bà này thì biết gì việc thế sự - "Vì xã hội ko được vượng .. trong đó có cả những vương quyền .. cái vận nó xuống ... Rồi sẽ có lúc nó lại lên ... Thời nào cũng có lúc hưng thình, có lúc suy cả ... Con người ta, tôi đã nói rồi, nó là cái số mệnh ... Như con gặp tứ phủ đây ..." - chỉ vào tôi nói, thầy quay về chủ đề rất khéo - "là con có nợ với Tứ Phủ .. thì cũng giống như tuổi của mình người có người ko ... Mỗi người khác nhau .. có người chỉ phải đội bát hương, có người nợ Tam Phủ .. nợ Tứ Phủ .. nợ tào quan ... tiền duyên tiền kiếp ... tất cả đều theo sách để tìm ra .." - đm nợ lắm thế hèn gì đất nước nợ nần đầm đìa, đứa trẻ mới sinh ra đã nợ 30tr.

"Cái này cũng như đi bác sĩ bà ạ .. bắt mạch chuẩn bệnh .. như chúng tôi đã trải qua kinh nghiệm va chạm ... ông bác sĩ này thì bảo nó bị cái này .. ông khác lại bảo nó bị cái kia .. gặp đúng thuốc thì ta gia giảm thêm bớt đi một tí, đúng ko ạ? Người chữa được thì bảo thầy mát tay, người ko chữa được thì bảo là ông ấy .. mát tay nhưng thật ra là .. chuẩn sai một tí ... Đấy là về tây y, còn về đông y nhiều khi còn phụ thuộc vào cái mệnh giữa thầy chữa cho mình với cái mệnh bệnh nhân ... Mệnh của ông thầy thuốc đó tự dưng nó lệch lạc đi một tí thì nó cũng ko chuẩn được ... tùy theo từng người" - nghe thấy thế tôi nghĩ, khéo mệnh ông này hợp mện mình nên mới đem vấn đề này ra nói chăng?

"Còn về tứ phủ thì ... con nợ tứ phủ .. thường sẽ tuần tự các lễ ..."
"Ngắt lời thầy tí" - bà già lên tiếng sau một hồi gật như lật đật - "theo lời thầy thì đông y như vậy, thế trong tâm linh này thầy với đệ tử cũng phải hợp nhau mới tốt ạ?"
"Tất nhiên sẽ tốt hơn chứ, như là nó sẽ tạo ra .. một nguồn .. bổ trợ .. tạo cái nguồn lực bà ạ ... nó sẽ vượng hơn .. tốt hơn lên" - thầy tiếp tục giải thích - "bà có hay đọc kinh phật ko ạ ... phật có nói là .. tâm sinh vạn pháp sinh .. tâm không thì phật mới hiện .. thành tâm mọi việc mới được"
"Thế là sao hả thầy?"
"Nghĩa là .. tâm sinh ra vạn pháp .. tâm ko ý thì ko có một cái gì là tâm bình .. tâm bình thì mọi việc được suôn sẻ .. thế thì ... đến với chư phật đến với chư thánh là mình phải cố gắng tâm mình nó được bền .. thì làm việc lễ thánh tốt hơn" - cái này phải lên tầm Ăn Hành Đại Pháp cmnr - "đấyyyyyy ... như bản mệnh mình đây .. ngay cái đầu tiên đã có tứ phủ rồi .. đệ Tứ cai quản về Tứ Phủ, tất cả những người có căn đồng .. làm lễ ra đồng đều dưới sự bảo lãnh của đệ tứ .. quân đệ tứ .. chầu bà đệ tứ .. nên mới có câu khấn, con thỉnh chầu bà Đệ Tứ Khâm Sai quyền cai bốn phủ ... Thế thì mình là chính thống mình phải phục lện .. cái vị tứ phủ khâm sai ý .. nên cái căn của mình là căn nặng rõ ràng .. mà cái phong thái của mình thì tôi nói thật ko phải cứ rằng là có đồng ý là nó phải giới tính thế nọ giới tính thế kia ... mới là có đồng" - wtf mình là zai thẳng rõ ràng mà, sao lại xem phong thái thế nào mà phán như mình hifi zậy? - "... cái đồng nó phải phụ thuộc vào cái có căn chứ nó ko phụ thuộc vào giới tính, con trai cũng bị bắt, gái cũng bị bắt. Trong tứ phủ thì ví dụ như đầu tiên thì là ta phải đội bát hương, sau rồi ta làm lễ trình đồng, rồi ta giả nợ tứ phủ" - có vẻ như thầy thấy cũng lan man quá lâu nên khéo léo chuyển về chủ đề chính.

"Lễ trình đồng nghĩa là .." - bà già lại quên mịe mất tên các lễ, bắt đầu hỏi lại một lượt.
"Có nghĩa là ta ra đồng" - lần đầu tiên thấy thầy Dê trả lời ngắn gọn như vậy.
"Thế là mình là thanh đồng à"
"Thì là thanh đồng"
"Là mở phủ ạ?"
"Vâng, là mở phủ, trình đồng có nghĩa là mở phủ, ra đồng cũng có nghĩa là mở phủ" - thầy trả lời rất ngắn gọn súc tích đủ từ đủ ý - mười điểm! :v

"Lễ đội bát hương giống như là xin vào Đảng ấy bà nhaaaa ... như là đi học lớp Cảm Tình Đảng" - đệt, lại có vẻ muốn giải thích dài dòng rồi - "Còn làm lễ ra đồng, lễ mở phủ trình đồng thì ta chính thức là đảng viên, có thẻ đảng. Mà đã là đảng viên thì anh phải đi sinh hoạt đảng, và có đảng thì phải nộp tiền đảng phí đấy là điều đầu tiên" :v

"Vì rằng là mình có cái điều kiện nhân duyên cho nên rằng người ta cho phép khi anh vắng những buổi sinh hoạt đảng đương nhiên phải có lý do, còn tất nhiên là anh phải đóng đảng phí, chứ nếu anh ko đóng thì đương nhiên anh ko phải là người của đảng" - thầy giải thích quả này mình phục sát đất luôn =))

"Thế thì trong trường hợp mình làm lễ mở phủ thì có hai cái, một là ta hầu luôn cũng được, ta làm lễ trình đồng xong rồi ta hầu ... Hai là ví dụ rằng là ta .. vì nhiều cái .. ví dụ như tuổi còn trẻ này .. hay công việc ko được thuận tiện .. hay môi trường sinh sống như cậu lăn tăn là bây giờ cậu lại sang bên kia .. thế bây giờ cái việc lễ là nó như thế nào .. thì ngay buổi đầu tiên tôi đã nói là phải có đơn .. phải xin .. mà cái nội dung cái đơn xin đấy là phải dùng theo đúng văn tự trong việc thánh .. người ta gọi là khất xá, khất xá hằng niên ... Hằng có nghĩa là thường, niên là năm, khất là xin khất nợ, xá là xin xá tội cho ... đấyyyyyy ..... Trong cái khất xá hằng niên mình cũng sẽ có những lý do ví dụ điều kiện nhân duyên, ko được thường cư tại chốn của chư phật thánh .. hoặc tuổi còn xanh, còn nhiều công việc đời thường .. ko thuận tiện để cho ghế đệm thường xuyên khâm trực" - trong hầu đồng, người ra hầu sẽ thỉnh thánh nhập vào người mình để về ban lộc ban phúc chữa bệnh trừ tà v.v.. và người thanh đồng được gọi là ghế của các thánh ngồi.

"Khâm trực nghĩa là hầu hạ ngài" - thầy giải thích - "thế thì con nhất tâm con xin sớ văn đệ trình ngay để ngài hoan hỉ ngài chứng cho"

"Buổi đầu tiên ý ... là có đầy đủ các khoa giáo để ngài về ngài nhận từ ngày hôm nay trở đi là tín chủ đây là chính thức là ghế đệm của nhà ngài, đăng đàn tiến cúng Tam Phủ, tiếng cúng Tứ Phủ xuất thủ trình đồng xin làm tôi con của Tam Tứ Phủ, đồng thời nhất tâm nhất thành để khất xá, thế là ngài chứng luôn hôm này là thành tâm làm con của nhà ngài rồi, nhưng cũng đã có ngai lí do để xin khất, thế thì về sau ấy, khi mà cậu có điều kiện, một hai ba bốn nắm có điều kiện cậu thành tâm cứ thế cậu sửa lễ cậu hầu, và cái buổi lễ trình đồng đấy nó phải có cái áo bản mệnh là vì thế ạ" - thầy nói luôn một trang, xuất khẩu thành văn trơn tru ko vấp váp làm mình với mẹ cứ tròn mắt mà nghe.

"Tiên Thánh ngài về ngài khoác cho mình cái áo cũng như là ngài cấp cho mình cái thẻ đảng viên" =)) "chứ còn nếu mà ví dụ như là .. mình lễ .. nhưng mà mình chưa làm .. mình chỉ có sám hối bình thường thôi .. thì chỉ có sớ ko có những thủ tục đấy" - thế là thế méo nào nhỉ?
"Tưởng khất xá là những cái lễ đấy rồi?" - bà già hỏi
"ko ko ko ko no no hell no ... nếu mà mình ko làm cái lễ ra đồng, lễ trình đồng thì ko có cái sớ khất xá hằng niên ý, mà chỉ làm như hôm trước nói, bây giờ ta chưa có 1 cái gì động tĩnh thì cứ hằng năm ta có cái lá sớ sám hối, cái khất xá là khác mà cái sám hối lại khác , cái sám hối là chỉ có sửa cái lễ đơn giản bình thường xong rồi có cái lá sớ thì xin sám hối, gọi là khất nợ đơn thuần, nhưng mà khất nợ đơn thuần thì mình cũng chịu thôi, biết ngài ừ hay ko ừ, nhưng mà sắp tới thì mình cứ như thế để mình làm" - :v cảm giác như vừa hiều, vừa méo hiểu được thầy này đang tính làm cái trò gì nữa.

"vì mình chưa làm đc cái khất xá thì mình làm cái sám hối" - thầy lại tiếp tục - "thì nó chỉ có thế thôi chứ còn ko có một cái lễ nào khác nữa. Như bây giờ đời thường người ta cứ nói nào là lễ tiễn căn nào là lễ giả nợ ... Tất cả những cái lễ đấy đều ko đúng, từ xưa đến nay kể cả các cụ đồng đời cổ cũng ko bao giờ có cái lễ gọi là tiễn căn" - quan điểm này của thầy cũng đúng trong một số trường hợp. Nhưng khi về già thì mình nghĩ có thể có lễ tiễn căn thật, vì già rồi và đã ra hầu suốt mấy chục năm rồi thì các Thánh cũng ko bắt phải ra nhảy múa làm gì nữa cho nó khổ, mà chỉ cần dâng lễ vàng mã và đến thắp hương qua một lượt các ban bệ là được.

Thầy lại tiếp lời:
"Như hôm qua .. thầy nói ví dụ mình sám hối thì chỉ viết có cái sớ tâu lên còn ngài đồng ý hay ko là việc của ngài, đấy là lễ sám hối ... Còn cái khất xá là mình xin luôn trong cái buổi lễ trình đồng ấy thì nó lại khác" - Ahhhh giờ thì mình đã hiểu.

Đại ý là, lễ nhỏ nhất là lễ đội bát hương, là ghi danh vào đảng chứ chưa được vào. Sau đó là lễ ra hầu, hay còn gọi là lễ mở phủ, lễ trình đồng v.v.. thì là lễ chính thức để tôi trở thành người nhà Thánh, túm lại là lễ kết nạp đảng :v Còn nếu ko muốn làm lễ trình đồng này thì thầy sẽ làm cho cái lễ sám hối, trong lễ sám hối sẽ có sớ tâu lên xin khất, đầu tiên sẽ xin khất 12 năm, gieo âm dương nếu ko được thì giảm xuống xin 6 năm, lại gieo âm dương ko được nữa thì sẽ khất xuống còn 3 năm, rồi 18 tháng, 9 tháng, 6 tháng và cuối cùng là 3 tháng.

Nhưng trong lễ sám hối này, nếu gieo âm dương là ko khất được thậm chí cả 3 tháng thì sẽ phải làm lễ trình đồng. Và tất cả lễ cúng như thủ lợn, xôi, gạo cho đến vàng mã trong lễ sám hối giống hệt như trong lễ trình đồng. Vì thế nên thầy muốn là tôi sẽ làm lễ trình đồng, nhưng trong lễ trình đồng thì tôi lại xin sớ lên khất luôn, và theo lời thầy thì nếu làm vậy sẽ khất được 100%:
"Trong cái lễ mở phủ thì bắt buộc mình phải ra múa hay là ..." - mẹ tôi lại hỏi lại -_- nản vkl, giờ mình nghĩ thấy thương cho thầy Dê vãi.
"Nếu mà bắt buộc phải ra múa thì lại làm gì có cái sám hối, cũng ko có cái khất xá hằng niên nữa"
"Thế cái khất xá hằng niên cứ xin là được hay là .." - bà già mình hỏi câu này hay vãi =))
"Ahhh ko .. cứ xin là được .. xin cùng luôn cái đợt ý ... là vì con thành tâm con giả ngài rồi cơ mà, hiểu ý ko ạ? Tức là, mình sửa một cái đại lễ như thế, tức là con có nợ với Tứ Phủ, ngày hôm nay con dốc lòng con xin đăng đàn con giả nợ ngài ..."
"Thế hôm qua thầy giải thích là có thể mình khất được 12 năm ..." - bà già mình vặn vẹo hiểm ác vãi =))
"Ko ko .. khất 12 năm nó lại là một việc khác .. Còn đây mình đang nói vấn đề mình làm lễ ra đồng và mình khất xá luôn :v mình thành tâm mình giả nợ ngài, nhaaaaaaa ... Giả nợ hết rồi, đồng thời mình đã đệ đơn đầy đủ mọi việc con nhất tâm con xin giả lễ nhưng hằng năm vì điều kiện con ko đi hầu hạ múa ngài được ... " - thầy giải thích.

"Giả nợ tứ phủ là cái căn duyên của mình phải ra làm cho ngài .. nhưng chứng thực ý, là cái việc hầu bóng thật ra là các diễn viên vào hội vào hè thì mình ra biểu diễn văn nghệ cho chư thánh ngồi ngự lãm, đấyyyyyy ...... nó là như thế ... Mà giờ ngài ngồi ngài tuyển mình làm diễn viên rồi .. mà ko chịu ra mắt mình múa ngay để cho ngài ngắm là ko đc ... Trong triều đình, vua có việc vua gọi cái ngày hôm nay .. tốp này phải ra biểu diễn mà ko ra là chết với ngài, đấyyyyyy ... nó là như thế .. nên nôm na mình giờ làm lễ ra đồng giả nợ ngài là mình múa trước sập công đồng để cho chư thánh về ngự"

Kể chuyện này cho Thu thánh nữ, nó rít lên: "Làm gì có chuyện đã làm lễ ra hầu rồi còn xin khất, vớ vẩn! Làm thế khác nào đi lừa các Thánh hả anh?". Mình cũng thấy nó nói đúng.

Quay trở lại với thầy Dê, tôi vội hỏi:
"Khi làm lễ liệu có phải ra múa hay nhờ thầy múa hộ được hả thầy?" - Vấn đề quan tâm cao độ của tôi lúc đó là có phải múa ko =))
Đầu trang

Quỷ Cốc
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 100
Tham gia: 15:29, 09/02/15

Re: [Hầu đồng ký]

Gửi bài gửi bởi Quỷ Cốc »

Phần này mình thực sự muốn cảnh báo các bạn về những thầy theo phong cách "nhạc gì cũng nhảy", muốn múa có múa, muốn ko múa thì ko múa, muốn khất là khất được, mà muốn hầu trả luôn thì càng tốt. Phải thật cẩn trọng trong việc chọn thầy.

Có nhiều bạn nói rằng chuyện đọc cứ như bốc phét, nhưng lại ko nói được là chi tiết nào làm bạn có cảm giác chuyện ko có thật, ai có thể nói cho mình biết những chi tiết bạn nghĩ là bịa được ko? Để mình biết và giải thích thêm :D Xin cảm ơn.

Mình vẫn khẳng định những gì mình viết ra là những gì mình đã trải qua và ko bốc phét 1 chút nào.
Đầu trang

Quỷ Cốc
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 100
Tham gia: 15:29, 09/02/15

Re: [Hầu đồng ký]

Gửi bài gửi bởi Quỷ Cốc »

-------------------------------------------------
(tiếp phần 3)
"Con có ra múa hay con ko ra múa thì cái đàn lễ đấy vẫn phải có thầy múa trước. Thầy hầu trước thì thầy mới chứng giấy chứng sớ cho mình được .. gọi là mình đi theo, như là bố mẹ ông bà đi trước, mình chỉ biết lon ton chạy theo thôi .. có cái gì thì thầy đi trước có lời có lẽ hết cho mình".
"Thầy ơi, thế sao có những người thì bảo là người đó có căn cô Chín, người thì bảo căn ông Hoàng ..." - mẹ mình xen vào hỏi.
"Ko, những cái ý là các vị bây giờ cứ nói thế thôi .. chứ nói phải có sách ... Còn một khi anh đã có căn đồng số lính thì bao giờ ở bốn phủ lần lượt cũng có như trong sách bà nhaaa"

"Có người bảo là hầu mà ko hầu đúng căn của mình thì sẽ bị cái này cái nọ cái lọ cái chai?" - tôi hỏi.
"Ko phải, đã có căn có nợ thì phải giả nợ mới thoát được cái căn, giống như .. trong một gia đình có bao nhiêu người .. mình là dâu mới mình phải đi chào hết tất cả các vị trong đại gia đình .. chứ có bảo ai chính ai phụ đâu ... Chí có cái là quan cai đầu đồng với cai bản mênh là bố đẻ ra mình, mẹ đẻ ra mình thì trong quyển Lục Thập Hoa Giáp kia xem là biết .."

Tôi nghe đến đây thì chợt hiểu, như vậy, quan cai đầu đồng của mình thì có thể tra trong Lục Thập Hoa Giáp, cũng giống như là kiểu 12 con giáp vậy, sinh năm 90 thì tuổi ngựa, 91 tuổi dê vậy, sinh năm 90 thì quan cai đầu đồng là ông này bà kia. Chứ ko phải là sinh cùng năm thì cùng một căn, ko phải cứ cùng năm sinh với tôi đều là căn Đệ Tứ Khâm Sai, hoàn toàn ko phải vậy. Và cũng ko cần phải lo chuyện hầu sai căn gì cả, ai biết mình có căn gì thì khi lên chiếu hầu sẽ biết bóng vị Thánh nào ốp mình nặng nhất.

"Căn của con là quan đệ tứ ạ?"
"Ko, là chầu bà đệ tứ"
"Thầy ơi, thầy nói thầy gặp cháu là thầy biết có căn là thế nào ạ?"
"Ahhh ko đấy là .. ví dụ người ta gặp cậu này xong là có thể người ta ko thích .. vì cái phong thái như thế ... Nhưng mà mình nhìn một cái mình biết ngay là cậu này có tiềm ẩn bên trong .. chứ ko giống như là những người có hình thức bên ngoài để người ta nhìn một cái người ta nhận nhầm, chứ chưa nói đến vấn đề nhìn thấy một cái biết có căn" - đoạn này mình méo hiểu thầy định nói cái gì luôn - ".. nhưng thật ra ở cái cửa Thánh mình quen rồi .. ai có căn nhìn phát biết ngay!"

Lần trước mình đến nhà thầy, thấy thầy đang làm lễ gì đó cho một đồng chí công an, bà mẹ của đồng chí này lúc mình về rồi mới bảo với thầy là bà ấy nhìn mình một phát là biết ngay mình có căn, bây giờ thầy lấy ra làm dẫn chứng:
"Đến cả mẹ cái cậu công an ngày hôm qua mà khi con về rồi, bà ấy còn nói, cậu này nợ Thánh nghĩa là có đồng rồi, hỏi sao bác lại nói thế thì bà ấy nói thế này cơ, ôi zồi ôi đến đây (điện nhà thầy) rồi mà cậu ấy ngồi cửa Thánh mà cứ thẫn thờ kia kìa .. đấyyyyyy có thể người ta hay đi lễ người ta chứng kiến, nhìn thấy những người bị bắt xác quá nên nhìn thấy người tương tự thế người ta quen ..."

"Thế sau khi làm xong cái lễ mở phủ trình đồng thì mình là đảng viên rôi?"
"Đúnggggg"
"Phải theo quy định của đảng?"
"Đúnggggg rồi"
"Vậy sau cái lễ đấy có phải năm nào cũng ra tiếp hay là ..."
"Ko ko ko nô nô hell no ... Nếu mà năm nào cũng phải ra thì đã ko có cái lá sớ khất ý, nên người ta phải có ngay cái khất xá ấy để xin ngài hằng năm con có điều kiện con mới hầu được .. còn nếu kể cả có điều kiện dù điều kiện gì đi chăng nữa nhưng ko phải điều kiện để cho con hầu ngài được thì con đã có sớ ngay từ buổi đầu tiên rồi!!!" - thầy Dê giải thích tiếp.
Tôi nghĩ trong bụng, nếu đảng nào mà cũng chỉ phải làm tờ đơn là khỏi phải sinh hoạt đảng thì có khi khối thằng đâm đơn lâu rồi.
"Nhỡ ngài ko đồng ý thì sao?" - bà già thông minh vãi.
"Ko bác ạ .. chả bao giờ ... Mình đã thành tâm mình lễ thế rồi, bây giờ âm dương cách biệt bác ạ ... Đạo pháp diệu huyền làm sao mình khẳng định được với bác là có cái lá sớ thì ngài ừ hay ngài ko ừ? Chỉ có cái mình biết rõ ràng mình có nợ .. mình thành tâm một lòng giả ngài .. thì ngài chứng lòng thành cho mình ... Và cũng trong buổi lễ giả nợ thì mình cũng nói luôn là .. đấy nhá con nhất tâm trả nợ cho ngài rồi nhưng con ko có điều kiện .. thì khi nào có điều kiện thì con múa để ngài ngự nhé"
"Vì mọi người bảo là hầu xong rồi ko hầu nữa là bị phạt?"
"Thế thì bác cứ nhìn cô nhà mình làm xong nếu bị phạt thì bà ý chả bao giờ ngồi được lên cái chức ấy đúng ko ạ? Nhiều việc còn thuận lợi nữa chứ" - cô Mai nhà tôi, người giới thiệu thầy Dê với tôi cũng làm lễ kiểu này, gọi là ra hầu nhưng ngồi một bên chịu lễ, thầy múa hộ từ A tới Z và cũng làm sớ khất như vậy, giờ đang làm chức khá to tại một công ty nhà nước.
"Đấy là những ai ko bị phạt, còn những ai bị phạt có khi hầu xong vẫn muốn mình ra múa tiếp thì ..." - tôi thắc mắc.
"Ko ko ko nô nô hell noo, ko ko con ạ, cái đấy ko có, vì mình đã thành tâm mình làm lễ rồi nhaaa ... Chỉ trừ như thế này thì dứt khoát ko được: ví dụ như là, con nói là khất xong một giáp hay nửa giáp, thì lúc ấy bắt buộc thầy vẫn phải hầu, và khi thầy hầu thì pháp sư, thầy cúng phải ngồi bên cạnh để kêu .. đến cái giá nào mới được kêu để ngài truyền chỉ cho khất hay ko khất, thế bây giờ ngài về thì nghe lời của pháp sư ngài mới tìm đài âm dương gieo để bàn dân thiên hạ nhìn thấy là nếu được khất thì từng ấy năm theo như lời của pháp sư kêu cầu, còn nếu ko được thì cứ kêu xuống đến 3 tháng, có người ko kêu được lại phải sửa một cái lễ y như hôm khất ấy thì tội gì ta ko làm khất luôn ... Đằng này mình xin cả rồi .. điều kiện nọ điều kiện kia chứ có phải bảo là ko bao giờ con hầu đâu ... "
"Vậy khất thì khất được đến bao giờ ạ?"
"Muốn bao giờ cũng được, là vì .. mình là con nhà ngài cơ mà ..." - đúng kiểu con ông cháu cha rồi đây - ".. có làm sai quy định đâu .. Ngoài cái sớ ấy rồi năm nào đầu năm mình lại có một lá sớ cộng thêm tiền vàng nữa mà nhaaaaaaa"
"Trong trường hợp mà thầy ko làm được thì sao ạ?"
"Sao mà ko làm được?" - thầy Dê cười tủm tỉm - "ý cậu nói là tôi già quá chui xuống hố ấy hả" - nói xong thầy bật cười. Đúng là mình có ý đấy, vì đang sợ nếu làm lễ ở điện nhà thầy thì sau này thầy trăm tuổi ai hương khói? - ".. thì khi tôi trăm tuổi thì lại có người khác trông nom .. mà cậu đương tại thế thì vẫn cứ theo như thế .. thì cái người trông nom ấy người ta lại dớ đệ trình lên cho mình".
Định hỏi là nếu con ko ưng cái người thay thầy trông nom thì làm sao, nhưng mà thôi, để hỏi dần sau vậy.

Tôi quay sang hỏi chuyện khác:
"Tổ đình là nơi này ạ?"
"Tổ đình nghĩa là .. gia đình nhà mình ... Ví dụ, kể cả cậu có làm lễ nơi nào chăng nữa thì cái thầy làm lễ cho cậu mà có phủ có đền thì phủ đền của thầy là tổ đình, còn cái chỗ mà ví dụ tôi làm lễ cho cậu ở chỗ khác thì đây vẫn là tổ đình nhà mình, còn chỗ kia giống như du lịch, vẫn phải về nhà của mình .. giống như là tiệc cưới xong phải về nhà chứ ko ở đấy luôn được".
Cái này thầy nói có vẻ khác với Thu thánh nữ, nó thì khẳng định tổ đình là nơi mà mình làm lễ, chứ ko phải là cái điện nhà thầy. Mình làm lễ ở đền phủ nào thì nơi đó mới là tổ đình của mình. Nhưng mà thôi cũng ko quan trọng lắm, riêng tôi vẫn quan niệm giống như Thu thánh nữ, tổ đình là nơi mà mình làm lễ. Nhưng quan niệm kia của thầy Dê cũng có lý, nếu những người làm lễ chung một thầy nhưng tại những địa điểm khác nhau như Hà Nội, Lạng Sơn, Cao Bằng v.v.. ko lẽ lại có tổ đình khác nhau?

"Nó chưa có người yêu thầy ạ" - ôi bà già ơi là bà già >_< - "sợ các cô chạy mất dép, vì dân gian thường sợ người ra đồng ái nam ái nữ"
"Ko, ở phủ nhà mình những người có vợ, có người yêu vẫn đi lễ mang cả đi, còn tất nhiên trong cái thế giới đồng bóng có nhiều người ko có giới tính ổn định, đi guốc mộc, ăn trầu khoác áo cầm tay nhưng ko phải nó vướng vào việc ra đồng, nên nghề chọn người chứ người ko chọn đc nghề".
Thầy Dê lại tiếp lời:
"Có nhiều người làm lễ rồi vẫn chưa được thuận buồm xuôi gió .. thì do cái nhân duyên còn mắc nợ nhiều thứ quá .. làm sao một lễ mà đã xong được ... Gọi là khi làm lễ tâm còn xao động, hoặc khi làm lễ người chuẩn bị sửa lễ thiếu thốn cho mình, trong vấn đề thầy cúng giấy sớ cũng ko được chu toàn tư dưng làm cho cái lễ ko được tốt ... Thầy mà cẩn thận thì thầy chọn đệ tử chứ đệ tử ko chọn được thầy."- nghe xong câu này bà già lầu bầu mãi, cái gì mà nghề chọn người chứ người ko chọn nghề .. Bà ấy còn nhắc lại vụ thầy Dê này bảo thầy chọn được đệ tử chứ đệ tử ko chọn được thầy, bà già bảo, chọn lựa là phải đến từ cả 2 phía chứ ko bên nào ép buộc được bên nào.
"Đấyyyyyy bà và cháu cứ về và suy nghĩ thêm đi nhé, làm hay ko làm là do mình" - ý thầy là thầy ko ép. Chẳng có thầy nào nói ép các con nhang đệ tử cả, nếu ko chính các con nhang cũng sẽ nảy sinh nghi ngờ.

Hôm sau bà già mang tiền đến đặt cọc, hẹn trước cả ngày làm lễ tại một đền ở Hà Nội. Trong suốt khoảng thời gian đấy, những giấc mơ vẫn tiếp tục kéo dài, đêm nào cũng xiên nhau với mấy con yêu quái, hết lươn đến cá trê rồi rồng hổ đủ cả, tâm thần tôi ngày càng cảm thấy mệt mỏi. Thu thánh nữ nghe tôi kể truyện mơ mộng thấy ma quỷ xong thì kêu:
"Uầy sợ thế ..." - nghe tí thì ngã lộn cổ, nghĩ bụng mày đang làm cái nghề suốt ngày tiếp xúc với ma mà lại kêu sợ ma, bố ai tin.
"Mày mà cũng sợ ma à?" - tôi hỏi.
"Nghe sợ chứ, em tiếp xúc là em chủ động được thì đỡ sợ, chứ bị trêu như anh thì kinh bỏ mợ .. Mà bó tay với cái ông này, người ta thấy ma thì sợ chạy, ông lại còn đứng lại xem rồi nói chuyện nữa chứ. Anh may mà tâm trong sáng nên bọn nó ko hại được đấy, nhiều người nó nhập phát ăn luôn".

Còn khoảng ba hôm nữa là tôi bước lên chiếu hầu. Sau nghi ngẫm lại tất cả những gì thầy Dê nói, cuối cùng tôi bảo mẹ:
"Thôi con ko hầu chỗ ông này đâu. Con cảm thầy ko thoải mái với ông này, mà cũng ko tin tưởng nữa"

Hai mẹ con lật đật đến nhà thầy. Khi mới vào, thầy tưởng tôi lại đến "thử tài" thầy như mấy hôm trước nên thầy mỉm cười rất ung dung tự tin. Nhưng nghe mẹ tôi đề cập muốn xin hoãn thì mặt thầy có thoáng thất sắc. Tôi nói thẳng là trong lòng chưa cảm thấy thoải mái nên chưa muốn ra hầu, chứ ko phải chê gì thầy. Quả thực trong lòng lúc đấy vẫn hoàn toàn mập mờ về lễ lọ lễ kia, ko biết rằng có đúng là trình tự những lễ như thầy nói hay ko, và quan trọng hơn là, ko biết có đúng tôi bị nặng tới mức cần phải ra hầu hay ko, hay là chỉ cần trả nợ vàng mã là được.

Thầy bình tĩnh lại rất nhanh rồi bảo:
"Nếu vậy thì tôi phải nói lại với bên nhà đền .. để người ta còn biết là hôm ý mình ko ra nữa ... Và cháu cũng phải cùng với tôi đi vào đền đến các ban bệ chào hỏi qua một lượt và báo cáo với các ngài là mình chưa ra .. hầu các ngài được".
Hôm sau tôi cùng thầy ra đền hoàn thành các thủ tục, tôi mất một số tiền đặt cọc với nhà đền, và tiền mua trang phục chỗ thầy Dê, nhưng trang phục để hầu này thì sau này tôi cũng dùng nên ko hề phí phạm. Đó là lần cuối tôi đến chỗ thầy Dê. Sau này thỉnh thoảng có gặp nhau vài lần, qua cô Mai nhà tôi, mỗi lần tôi đều chủ động tới chào hỏi, nhưng mặt thầy lạnh te, lờ đi như ko thấy tôi chào.

Bà già hỏi:
"Còn một thầy nữa trên đường Kim Mã và một thầy dưới dốc Bưởi, mày có đi xem nốt ko cái thằng kén cá chọn canh này" - tôi biết bà nói thế chứ bà cũng hiểu, việc trọng đại như thế này ko vội được, chỉ cần chọn sai thầy sai lễ thôi, ko biết rồi lễ xong có tốt hơn ko hay là đời cứ đi xuống thì bỏ mẹ :v
"Thôi con chẳng đi nữa đâu" - sau đó bốc máy gọi luôn cho Thu thánh nữ.

"Mày giới thiệu thầy của mày cho anh xem nào? Có cái méo gì mà giấu như mèo giấu cức thế?"
"Ôi zồi giấu đâu, em thấy anh đang đi chỗ thầy kia nên em ko giới thiệu nữa thôi, ko sợ anh loạn. Mà thầy thì hợp với người này nhưng chưa chắc hợp với người khác đâu, nên em cũng sợ giới thiệu, mang tiếng lắm"
"Thôi thì cứ hẹn thầy hôm nào lên Hà Nội chơi một hôm anh đến gặp gỡ nói chuyện"
"Vâng thế để em gọi luôn cho thầy"

Năm phút sau nó bảo:
"Tuần sau anh đến chỗ em đi, thầy lên có chút việc rồi thầy ghé em chơi luôn" - được, con này làm ăn rất nhanh nhẹn hiệu quả.
"Thank u, tuần sau anh đến nhé"
Thứ bảy một tuần sau đó, tôi khăn gói quả mướp đến nhà Thu thánh nữ. Một đám người đang ngồi lâu nhâu chờ vào xem bói, thầy ngồi lẫn trong số đó, nhưng vừa nhìn thấy thầy là tôi đã nhận ra, thầy của tôi đây rồi.
Đầu trang

clovervn
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 57
Tham gia: 20:01, 10/06/14

Re: [Hầu đồng ký]

Gửi bài gửi bởi clovervn »

Hix đọc đến phần này e thấy hơi mù mịt chút :-?
Nhưng a để cái kết phần này bỏ lửng vậy nghe hấp dẫn quá, đã đến lúc a gặp được thầy của mình. Mong được nghe tiếp phần sau và hi vọng có phần miêu tả chi tiết trình múa của a :D 8->
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
vinhyenvinhhang
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 105
Tham gia: 13:48, 31/08/14

Re: [Hầu đồng ký]

Gửi bài gửi bởi vinhyenvinhhang »

Hoanghien603 đã viết: 17:12, 12/06/17
Đọc chia sẻ của anh, em thấy cũng khá giống với mẹ em. Gia đình ngoại nhà em 2 đời xuất gia, từ khi mẹ em còn bé bà cô trụ trì chùa đã có ý định muốn mẹ em sau này xuất gia. Nhưng chắc nợ trần, duyên chưa đủ nên không đi được.
Mẹ em làm gì cũng chả bao giờ nhập tâm, nhưng văn khấn, bài cúng mẹ em thuộc làu làu. Mẹ em lúc nào cũng tư tưởng "thứ nhất tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa", bà không đi lễ chùa nhiều nơi, trong gia đình có chuyện gì lớn thì lên chùa ngay nhà, nhờ cụ chùa tung đồng tiền để chỉ đường dẫn lối.
Nhà nội em có thờ 1 ngôi miếu nhỏ trước đây thì ở ngay nhà, nhưng sau này bán đất thành ra muốn cúng bái phải đi đường vòng xuống ngõ. Từ xưa mẹ em ngày rằm, mùng 1 vẫn hay xuống thắp hương, nhưng sau này nhà em chuyển vào Nam sinh sống có giao lại việc thờ cúng cho nhà bác họ bên nội. 10 năm sau nhà em trở về quê sống và được ông bà nội chia cho đất để xây nhà. Một đêm mẹ em mơ về ngôi nhà ngói ngay sát ngôi miếu ngày xưa gia đình em ở bị sập mái ngói, nước dột lênh láng. Đợt đấy chị gái em đang học bên Hà Nội, gọi điện về bảo cũng mơ giấc mơ y hệt thế.
Mẹ em cảm thấy không yên lòng nên xuống ngõ để xem thế nào. Ngôi miếu phần mái bị sập y như giấc mơ, mặc dù trong giấc mơ là ngôi nhà cũ. Lúc đấy nhà em cũng khó khăn về kinh tế nhưng mẹ em vẫn cố để sửa sang lại ngôi miếu. (Trước đây mẹ em bị mất con trai đầu nên cũng mù quáng mê tín, không biết tin thầy nào mà lập đàn mở phủ ở chính ngôi miếu này. Nhưng sau này được cụ chùa xin cho)
Từ lúc sửa sang lại, hàng xóm quanh đấy, có người đi làm ăn xa vô tình gặp được người chỉ cho là ngôi miếu gần nhà rất thiêng, nên từ đấy cả xóm ai ai cũng ra khấn vái. Rồi đến tai nhà nội em, nói thật nhà em được chia mảnh đất đủ để dắt xe ra vào, mà giờ cũng chẳng có giấy tờ đất dù bố em hiện tại là con trưởng, bên nội tranh giành đất cát mà anh em bất hòa. Chị em bên nội kéo nhau xuống nhòm ngó, có ý muốn ốp gạch ngôi miếu (miếu thờ mà đi ốp gạch bóng loáng -_-) và muốn kiểu tiếp quản ngôi miếu. Mẹ em không ý kiến mà đi về, rồi cuối cùng cũng chả ai sang sửa gì.
Mà mẹ em cũng rất lạ, thỉnh thoảng vô tình gặp ai đấy nhìn mặt mà bà đọc vanh vách tính cách, người nhà nhà người ta. Hỏi sao mẹ biết thì bảo cũng chả biết, tự dưng cứ bật ra khỏi miệng thôi.
Mẹ em sống rất quan tâm tới người khác, ai cũng nhiệt tình giúp đỡ, dốc lòng dốc sức, nhưng đời lắm trái ngang nên số vất vả, tủi thân.
Bản thân em cũng có chút máu mê tín trong người, coi trọng việc cúng bái trong nhà, vì đợt này mẹ em đi xa nên 1 tay em lo liệu hết. Mặc dù chưa bao giờ xem hầu đồng nhưng đọc truyện của bác Quỷ Cốc tự dưng lại thấy khá hứng thú và muốn theo dõi câu chuyện này, tại bây giờ em thấy rất nhiều người trình đồng mở phủ, lên FB chia sẻ ầm ầm, nhưng cam đoan là combo thêm bán hàng mỹ phẩm các thứ nên cảm giác tính thị trường hơi cao.

Đọc những dòng tâm sự bạn viết về mẹ, có thể nhận thấy bạn rất gần gũi và hiểu mẹ. Gia đình ngoại 2 đời xuất gia nên không có gì khó hiểu khi mẹ bạn sống rất có tâm và chu đáo với chuyện hương khói, chùa chiền. Môi trường sống trong gia đình vốn ảnh hưởng nhiều đến con cái mà. Và có lẽ những gì mẹ bạn thể hiện ở lối sống, cách đối nhân xử thế hàng ngày cũng như trong chuyện tâm linh rồi đây cũng sẽ ảnh hưởng nhiều lên bạn.

Mình tin rằng dù cuộc đời mẹ bạn còn nhiều vất vả, trái ngang nhưng với cái tâm và những điều bà đã làm được thì phần thưởng lớn nhất hiện giờ chính là sự thấu hiểu và biết ơn từ phía con cái. Sau này được nhờ cậy con cái, được an nhàn, thảnh thơi lúc về già với người làm cha làm mẹ thật ra mà nói cũng là một loại Phúc không phải ai cũng có. Mong mẹ bạn rồi sẽ có được thứ Phúc này.

Mẹ mình cũng vất vả từ sau khi lấy chồng nhưng theo một cách hơi khác . Bà hiện giờ cũng gần 70t rồi nên ngoài việc tham gia các hoạt động xa hội dành cho người cao tuổi tại Phố, Phường thì việc thờ cúng, tụng kinh tại nhà vẫn được duy trì đều đặn, ngày nào cũng ít nhất 1,2 thời.
Các thành viên trong gia đình mình không ai sa đà quá vào một tôn giáo hay tín ngưỡng nào cả. Cái gì thấy đúng, hợp lý hợp tình thì làm chứ không chạy theo các phong trào đang nở rộ ở một số đền, chùa bây giờ. Dù theo Phật, theo Thánh hay bất cứ đạo nào khác, nếu không có nhận thức tỉnh táo, đúng đắn sẽ rất dễ rơi vào trạng thái mê muội và ảo tưởng.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Trà chanh - Chém gió”