[Hầu đồng ký]

Khu vực xả xì-choét, buôn chuyện, tin vỉa hè
Hình đại diện của thành viên
vinhyenvinhhang
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 105
Tham gia: 13:48, 31/08/14

Re: [Hầu đồng ký]

Gửi bài gửi bởi vinhyenvinhhang »

Quỷ Cốc đã viết: 20:23, 12/06/17 Mình xin khẳng định là mình ko bị thần kinh, ko hoang tưởng, túm lại hoàn toàn bình thường, đang đi làm ở 1 tập đoàn lớn trong nước, và dự định sẽ ở lại 1 thời gian dài nữa.

99% câu truyện là sự thật, chỉ có 1% mình sửa đổi tên nhân vật, chỉnh nam thành nữ, nữ thành nam và cố ý đổi 1 số chi tiết đi, ví dụ U40 là under 40 nên mình có thể vẫn là 8X hoặc 9X chứ ko phải các bác 7X đâu :D

Khi viết ra, mình cũng xóa đi viết lại nhiều lắm, vì biết câu truyện rất khó tin. Nhiều lần Thu thánh nữ và mình ngồi nói chuyện xong nó bảo, đứa nào mà ngồi đây nghe anh em mình nói chắc tưởng 2 đứa này tâm thần =))

Mẹ bạn vinhyenvinhhang có nết thờ cúng đúng như các cụ hồi xưa, rất mộc mạc nhưng chân thành, mẹ mình cũng vậy, thậm chí đến mùa mận hay vải, mua những chùm quả đầu tiên về bao giờ cũng thắp hương cho các cụ trước, ko kể mùng 1 hay rằm.
Quỷ Cốc đã viết: 22:08, 15/06/17 Phần này mình thực sự muốn cảnh báo các bạn về những thầy theo phong cách "nhạc gì cũng nhảy", muốn múa có múa, muốn ko múa thì ko múa, muốn khất là khất được, mà muốn hầu trả luôn thì càng tốt. Phải thật cẩn trọng trong việc chọn thầy.

Có nhiều bạn nói rằng chuyện đọc cứ như bốc phét, nhưng lại ko nói được là chi tiết nào làm bạn có cảm giác chuyện ko có thật, ai có thể nói cho mình biết những chi tiết bạn nghĩ là bịa được ko? Để mình biết và giải thích thêm :D Xin cảm ơn.

Mình vẫn khẳng định những gì mình viết ra là những gì mình đã trải qua và ko bốc phét 1 chút nào.
Quỷ Cốc đã viết: 21:54, 15/06/17 3
Đã đành mất sạch sành sanh
Một manh áo đỏ ai người khoác cho
Quỷ Cốc đã viết: 12:29, 17/06/17 (tiếp phần 3)

Phần sự thật trong câu chuyện mà bạn đang kể mình tin là có. Từ việc bạn cao to đẹp zai ra sao, đến việc bạn thấy việc lên sàn múa hầu đồng theo thầy bà gợi ý cảm giác sẽ “nhờ úc nhúc nặng nhục” như thế nào. Trên nền tảng nguyên liệu “sự thật” ấy, cái mình muốn xa hơn chính là nếm thứ hương liệu, gia vị bạn đang pha trộn để tạo nên một câu chuyện mang phong cách riêng của bạn.

Ít nhất mình đã nếm được vị Tếu, vị Hài trong những câu chữ bạn viết. Thêm chút vị Ngoan được trộn kĩ với vị Tự Tin, Ngông và Kiêu Hãnh (nhưng không hề Định Kiến) toát ra từ một anh chàng có thừa nhận thức về những thứ bản thân đã có, đã thành công đạt được.

Thực ra với phong cách viết trẻ, khoẻ, cơ bắp và định hướng tìm bạn đời là chọn các em nữ trẻ 92, 93, 95,96 thế này, mình nên nghĩ bạn trẻ hơn là tin vào con số U40 bạn đã biến tấu. Đã giao lưu trốn mạng mẽo này, mình cũng không quá để tâm đến cách xưng hô giữa những người không quen biết mặt, tên, năm sinh.
Trong danh sách lứa tuổi áp chót nhóm 7X và đầu xỏ 8X, chắc chắn có mình.Tuy nhiên bạn cũng không phải quá cầu kì cách xưng hô dù mình có thể hơn bạn trên dưới gần 10 tuổi đi chăng nữa.


Nết thờ cúng mộc mạc giống các cụ ngày xưa của mẹ mình bắt nguồn từ ông ngoại chứ không do thầy bà nào chỉ dẫn cả. Ông là người rất coi trọng chuyện thờ cúng, lễ nghĩa trong gia đình. Mẹ mình được thừa kế cái nết này khá nhiều so với các anh chị trong nhà.
Khi những trái chín đầu mùa được bầy bán ngoài chợ, mẹ mình cũng thường mua về thắp hương. Phải mua đắt hơn và độ ngon ngọt thì không thể bằng thời điểm giữa mùa nhưng bà vẫn mua vì 2 chữ : đầu mùa. Đó là tâm ý cũng là thói quen của rất nhiều người thế hệ trước mà lớp trẻ bây giờ không phải ai cũng hiểu và cảm nhận được.

Những giấc mơ bạn đã trải qua là một sự tò mò đối với mình, mơ hay nhỉ, toàn đánh đấm với bọn không phải là người nên mệt là phải. Giá mà mơ lạc vào chốn Bông Lai Tiên Cảnh, được vây quanh bởi một bầy Tiên Nữ đẹp mê hồn thì hay biết mấy, tỉnh dậy ước gì được như Từ Thức. Không khéo bên trời tây kia có một cô Tiên tóc vàng mắt xanh đang chờ bạn. Thế mới biết vụ mơ mộng, căn số đã ảnh hưởng tới bạn mạnh đến mức nào mới khiến bạn phải từ đó về đây.

Như đã nói, mình không đi sâu vào các hoạt động tâm linh bên Tam/Tứ Phú nên không thể hiểu hết những điều bạn kể, chỉ biết là những đoạn đối thoại giữa bạn và thầy Dê ăn hành đọc rất rối mắt, như canh hẹ ấy, chẳng hiểu thầy và bạn đang nói gì nữa. Cứ giải thích như thầy mà có người sẵn sàng xin theo kể cũng tài.

Phần viết lần này chỉ có một điểm sáng duy nhất thu hút sự chú ý của mình, đó là dòng chữ cuối cùng “…. vừa nhìn thấy thầy là tôi đã nhận ra, thầy của tôi đây rồi”. Mình chờ mong được nghe về người thầy này cũng như cách thầy dẫn dắt bạn giải quyết các vấn đề của bạn như thế nào.

P/s. Tưởng chỉ post lên face, không ngờ bài vẫn xuất hiện ở đây.
Đầu trang

Stranger0127
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 211
Tham gia: 21:27, 05/02/17

Re: [Hầu đồng ký]

Gửi bài gửi bởi Stranger0127 »

Phần hay sắp đến rồi, mềnh cũng đang rất tò mò chờ nghe về người thầy này :D
Đầu trang

Quỷ Cốc
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 100
Tham gia: 15:29, 09/02/15

Re: [Hầu đồng ký]

Gửi bài gửi bởi Quỷ Cốc »

Ui có những giấc mơ abcxyz chứ bạn, nhưng ko tiện kể ở đây thôi, và mình biết chắc nó ko phải do nhu cầu sinh lý nên sinh ra mơ mộng gì như vậy.

Thực tế là những đoạn giải thích của thầy Dê mình cố tình để nguyên những gì thầy nói. Các bạn đọc sẽ thấy rất rối, là bởi vì khi đọc các bạn có thể đọc lại và nhận ra được rối ở chỗ nào. Nhưng kgi ngồi cùng và NGHE thì nhiều khi ko thể phát hiện ra đc, thậm chí xòn thấy thầy uyên thâm cơ.

Đoạn đối thoại đó cũng ko phải từ chỉ 1 mình thầy Dê mà tổng hợp từ nhiều thầy mình gặp, nhưng thầy Dê là ấn tượng hơn cả vì những lễ cúng của thầy theo kiểu nhạc nào cũng nhảy.

Phần tới này mình muốn chau chuốt một chút nên chắc phải cuối tuần mới có :D
Đầu trang

Quỷ Cốc
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 100
Tham gia: 15:29, 09/02/15

Re: [Hầu đồng ký]

Gửi bài gửi bởi Quỷ Cốc »

4
Rộn ràng trống giục người hầu
Trình năm quan lớn đứng đầu chứng cho


Tôi tiến lên, thầy nhìn thấy tôi cười và bảo: "Thầy đợi con lâu lắm rồi ...".
Tôi vội vàng lao đến bên thầy, mắt rơm rớm: "Thầy ơi, thầy cứu con với!".
Thầy từ tốn nói: "Đừng lo, đừng lo ...". Cắttttt. Diễn hay lắm. Đùa thôi, ko có màn chào hỏi xúc động đấy đâu.

Ngày tôi ra hầu, trời mưa to sầm sập. Thu thánh nữ nói đùa:
"Mưa thế này mới nhiều lộc, quả này anh hầu về giàu phải biết!!"
Xuất phát từ Hà Nội, phái đoàn chỉ có mẹ và tôi, cộng thêm Thu thánh nữ đi một xe lên Tuyên Quang. Nhiều lần ngồi nhớ lại buổi gặp mặt thầy hôm đấy, tôi vẫn tự hỏi ko biết có phải bất công cho thầy Dê hay các thầy khác hay ko? Bởi khi gặp thầy, tôi cũng phải ngồi nghe Truyền Kỳ của thầy, tại sao thầy phải ra hầu, rồi thầy từng làm trong nhà nước bao nhiêu năm, đã có mấy bằng đại học, mấy cái chính qui, mấy cái tại chức, gia cảnh thầy ra sao. Nhưng tôi ngồi nghe với tâm thế thoải mái hơn hẳn, và vừa gặp thầy tôi đã có một cảm giác tin tưởng, nên tôi lại ko hề vặn vẹo thầy những câu hỏi xoáy đáp xoay về đạo Mẫu hay về hầu đồng. Có khi chính thầy Dê và các thầy khác đã giúp tôi tự giải đáp những vấn đề này theo một cách nào đó. Trong suốt quá trình tìm hiểu đó tôi chợt nhận ra tại sao đạo Mẫu lại ko thể được coi là một tôn giáo.

Nếu định nghĩa về tôn giáo là phải có giáo lý, phải có giáo hội, và mọi điều phải được quy định chặt chẽ thì đạo Mẫu ko đáp ứng những điều này. Ông Thánh nào trước, ông nào sau, nhiều khi vẫn còn do mỗi thầy đồng quy định, những sự tích, những giai thoại mỗi vùng miền kể mỗi khác, mỗi nơi lại có một tập tục thờ cúng khác nhau, nên mỗi giá hầu ở từng vùng miền cũng ko hề thống nhất. Vậy nếu coi hầu đồng là tôn giáo của người Việt thì rõ ràng Việt Nam ta ko hề có tôn giáo?

Những suy nghĩ u ám của tôi bị đánh tan khi đọc được một tiểu luận của một học giả về việc này. Ông viết: ngay cả ở những người Việt ko theo hẳn một tôn giáo nào, cũng mang một niềm tin nào đó mang màu sắc tôn giáo. Ko chỉ có niềm tin, còn có những nghi thức nữa, và khi bạn vào trong bất cứ một ngôi nhà nào thì nơi trang trọng nhất hiện ra là bàn thờ tổ tiên. Và tất cả những tôn giáo lớn bài xích thờ cúng tổ tiên, nhưng để có chân đứng trên mảnh đất Việt Nam này, cũng phải thừa nhận và cho phép sự thờ cúng vô cùng linh thiêng này. Ông viết, thờ cúng tổ tiên nếu hiểu theo những định nghĩa về giáo hội, giáo lý thì rõ ràng ko phải một tôn giáo, nhưng nếu hiểu tôn giáo có nghĩa là một niềm tin sâu sắc của cộng đồng vào một cái gì đó linh thiêng thì thờ cúng tổ tiên cũng là một thứ tôn giáo, với giáo lý là "uống nước nhớ nguồn" và giáo hội chính là gia đình và gia tộc, chúng ta thờ cúng đạo Hiếu.

Trở lại với đạo Mẫu, tại sao tôi lại nhắc nhiều đến tục thờ cúng tổ tiên như vậy. Bởi cứ mỗi lần mẹ tôi đi xem đâu đó, và ngay cả thầy tôi hiện giờ cũng nói:
"Người âm, các cụ nhà con rất thiêng, đưa đường dẫn lỗi cho con gặp được thầy" - những lời này chẳng có cơ sở khoa học nào nhưng tôi tin ngay. Vởi như những phần trước tôi kể, tôi đã lên hương tại bàn thờ tổ tiên và tôi được báo mộng ngay đêm sau đó. Thầy cho tôi cảm giác hoàn toàn yên tâm. Chỉ là cảm giác thôi, nên rất mơ hồ và có thể tôi sai, nhưng chính cảm giác tin tưởng đó đã làm tôi gật đầu ngay khi thầy đề nghị làm lễ ra hầu cho tôi. Thậm chí thầy còn nói, tôi phải ra múa, nhưng tôi thấy chuyện đó hết sức bình thường và cũng gật luôn ko do dự.

Khi tôi kể về những giấc mơ về rắn, thầy chỉ bảo: "Đấy là con bị bắt sát quá rồi, nên ra hầu luôn, để lâu có khi người cứ đơ đơ ra đấy." Khi tôi hỏi thầy, bị ốp nghĩa là như thế nào, thầy bảo: "Ốp là khi các ngài về giục con ra hầu, thì các ngài cứ đi sau lưng con, bóng các ngài đè lên bóng con nên con lúc nào trong người cũng cảm thấy nặng nề. Khi hầu xong thì bóng đi mất nên người lại nhẹ lâng lâng là như vậy".

Vẫn còn một giấc mơ tôi băn khoăn mãi, đó là khi tôi có mơ về một người đàn ông chống thiền trượng đứng trước cổng một ngôi đền quát mắng tôi, và tôi vẫn nghĩ đó là đồng thầy của mình. Có một lần tôi xem quẻ cho một cô, tôi thật ra ko hề thích xem bói nên sau khi xem xong tôi giới thiệu luôn cô ấy với một người mà tôi tình cơ đọc được blog của người này trên mạng, một cao thủ về quẻ Mai Hoa đã ngoài 60, và tôi học được rất nhiều điều từ người này. Bất ngờ hôm đó ông này upload ảnh lên mạng, nhìn khá giống với người tôi mơ thấy. Tôi giật mình và nghĩ, theo một cách nào đó, khi tôi học nhiều điều từ người này thì đây chính là thầy của tôi chăng? Nên tôi vẫn nghĩ rằng sẽ có một cơ duyên nào đó cho tôi gặp được ông ấy, để ra hầu, chứ ko hề nghĩ đồng thầy của tôi lại cũng là thầy của Thu thánh nữ.

Tôi liền kể giấc mơ đó cho thầy, thầy lập tức cười bảo: "Đó là người bên phủ Trần triều đấy". Sau này khi hầu xong, có mấy lần thầy khoe với người khác rằng tôi mơ thấy thầy. Tôi cứ nghĩ là thầy tính hay khoe nên thôi cũng mặc, nhưng có lần tôi bảo thầy:
"Con mơ thầy một người đàn ông cơ mà thầy?"
"Đấy là bóng của thầy đấy, bóng thầy là đàn ông mà" - rồi miêu tả một người hệt với những gì tôi mơ thấy, lúc đó tôi mới vỡ lẽ ra, đúng là tôi mơ thấy thầy thật, mặc dù tôi vẫn ko hiểu "bóng" ở đây nghĩa là gì. Nhưng tôi biết ông bà tổ tiên đang đi theo phù hộ cho tôi trên con đường này. Tôi tìm thấy bằng chứng về sự sống sau cái chết.

Từ lúc tôi gặp thầy ở nhà Thu thánh nữ cho đến khi tôi ra hầu chỉ vỏn vẹn có bốn ngày. Hôm đầu gặp thầy, tôi đã đồng ý hết mọi việc. Quần áo gồm một bộ áo bản mệnh màu đỏ thêu hoa văn vàng, và một bộ áo trắng quần trắng mặc lót đã được mua từ lúc đi xem thầy Dê. Cả khăn phủ diện, khăn vành đội đầu màu đỏ cũng vậy. Thầy nói để thầy về kêu cầu luôn cho, đảm bảo từ nay ngủ yên, ko mơ mộng gì nữa cả. Tôi nửa tin nửa ngờ. Nhưng đêm hôm đó, tôi có một giấc ngủ ngon chưa từng thấy sau biết bao nhiêu ngày mộng mị. Những ai đã từng bị mất ngủ đêm có thể hiểu được phần nào cái cảm giác khi có được một giấc ngủ sâu và ngon như vậy. Suốt bao nhiêu năm trời, cơ thể và tinh thần tôi quen với việc quá mệt mỏi và thiếp đi chứ ko hề có cảm giác được nghỉ ngơi thoải mái. Những đêm sau này cũng vậy, ko còn những mộng mị, nhưng khả năng gặp "người nhà" trong mơ vẫn còn, khả năng xem bói tăng cao :v

Hầu hết những vấn đề tôi băn khoăn khi gặp thầy Dê tôi đều trao đổi thẳng thắn với thầy, ví dụ như chuyện "đồng thầy là cha là mẹ" thầy cũng nói với bà già tôi:
"Em là em sinh ra nó, còn giờ cứu nó là chị, nên chị như sinh ra nó lần thứ hai vậy." - rồi thầy quay sang tôi bảo - "Sau này thầy có trăm tuổi con cũng phải chống gậy đội khăn tang cho thầy đấy."
Tôi ko nói gì. Có phải vì do một liên kết nào đó ko thể gọi tên mà tôi cảm thấy chuyện đó như một lẽ bình thường. Thậm chí nếu thầy Dê có nói với tôi chuyện này, tôi cũng nghĩ là, chắc gì tôi đã bị nặng đến mức như ông ấy nói mà phải cứu :v nhưng đây tôi lại mặc nhiên coi lời thầy là đúng. Đang ngơ ngẩn xuất thần thì Thu thánh nữ vọt ở đâu ra:
"Thầy ơi, thầy giảm giá cho anh này thầy nhé" =)) tôi với thầy còn đang mặt mày ngơ ngác thì nó làm luôn cho một tràng tiếp - "Em thì ko giới thiệu nhiều, nhưng về thầy thì em rất tin tưởng, vì tận mắt em chứng kiến có rất nhiều trường hợp, có đứa bị điên bị rồ thầy còn bỏ tiền túi ra đem nó về cho ăn uống tắm giặt rồi cứu nó nữa ..." - tôi gật gật đầu, nó lập tức quay sang thầy - "nhà anh này thân với con lắm thầy ạ, thầy bớt bớt cho anh ấy chút, chứ giờ anh ấy cũng chẳng còn xu mẻ nào đâu :v"
"Cái con này, người ta đã nói câu nào đâu mà mày cứ nhảy vào nói thay thế" - thầy vừa quát vừa cười Thu thánh nữ. Từ hôm đó tới lúc tôi lên hầu có mỗi vài ngày, bà già tôi còn thốt lên với thầy:
"Em ko ngờ cháu nó lại đồng ý nhanh như thế" - đến tôi còn ko ngờ chứ đừng nói mẹ.

Xe bon bon trên đường, mẹ tôi với Thu thánh nữ truyện trò rôm rả, tôi - nhân vật chính thì trôi đi với những ý nghĩ của mình. Rất lâu về sau này, khi tiếp xúc nhiều với những thanh đồng từng bị điên, bệnh viện trả về, tôi mới thay đổi quan niệm rằng: những người "bị" bắt đi hầu đồng là những người rất dễ bị nhiễm "tà khí" hoặc khí âm, dễ bị ma quỷ sai khiến làm cho đầu óc ko còn bình thường minh mẫn nữa, và người bị ít, người bị nhiều, nên có những người chỉ bị tâm tính thất thường thôi. Và nhà Thánh ra tay cứu giúp, muốn những người bị nặng phải ra hầu để các thánh bảo hộ cho. Còn khi mà các Thánh đã mặc kệ thì họ càng dễ bị nhiễm âm khí hơn nên sinh ra hiện tượng bị cơ đày. Thử nghĩ xem, nếu đầu óc ko minh mẫn chắc chắn sẽ ra những quyết định ko sáng suốt nên chuyện mất sạch tài sản, rồi bệnh tật ốm đau, gia đình cãi vã là bình thường.

Nhắc lại, mãi về sau này, tôi mới thay đổi quan niệm như vậy. Còn thời điểm trên chuyến xe lên Tuyên Quang hôm đó, tôi vẫn thấy nhà Thánh ác lắm, tự nhiên thì bắt tôi ra hầu với chẳng hạ, nợ với chả nần. Quan niệm nào đúng, quan niệm nào sai, tôi ko biết, tôi thực sự ko hề biết. Nhưng tôi cũng như bao người khác, luôn muốn tin vào những điều tốt đẹp về những gì mà mình đi theo. Giống như những người Hồi giáo luôn khẳng định với tôi rằng ko hề có cái thứ gọi là đánh bomb tự sát thì sẽ được lên thiên đường. Giống như những Phật tử luôn luôn thấy rằng vị sư đi Merc uống rượu chơi gái kia chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh.

Lên đến đền, trời vừa tạnh mưa, thời tiết mát mẻ dễ chịu, không khí trong lành hơn dưới Hà Nội rất nhiều. Nhà thầy cách đền khoảng 5 phút đi bộ. Tôi đến thẳng nhà thầy. Đội ngũ sắp lễ đã sẵn sàng từ sớm, thầy thì đang chỉ đạo quát tháo :v Thấy phái đoàn nhà tôi đến, thầy dẫn tôi lên điện nhà thầy lễ và xin đài trước, chỉ một lần gieo âm dương là được ngay. Thu thánh nữ ôm ngay quả gối với chăn rúc vào một góc ngủ, hình như nó quen thuộc nhà thầy lắm rồi. Thầy cứ nhắc đi nhắc lại: "Nhà con gặp được thầy là có phúc đấy" - làm tôi hơi bị phản cảm, nhưng sau này mới thấy đúng là như vậy, vì thầy quá cao tay.

Tôi mặc bộ đồ trắng vào, nom cũng thư sinh phết, sau đó lon ton theo chân thầy ra đền. Đứng trước lối vào đền, một lần nữa tôi giật mình, khều khều tay hỏi Thu thánh nữ:
"Này, hồi xưa ở chỗ đằng kia có tường bao xung quanh ko?"
"Có anh"
"Thế hồi quanh đây rất nhiều cây xanh đúng ko?"
"Đúng rồi, giờ nó làm cái sân bê tông chặt mịe gần hết bực vkl"
"Thế còn cây đa hay cây si gì to lắm, cao vút lên đâu rồi?"
"Phía đằng này" - Thu thánh nữ nói xong chỉ chỗ cho tôi - "Sao anh biết? Lên đây rồi ah?"
"Ko phải, đền này đúng là anh mơ thấy trong giấc mơ, thấy bị cái ông gì cầm quyền trượng quát đấy, xong rồi anh chạy nấp vào sau gốc cây đa này" - tôi chỉ vào gốc cây đa có một chỗ hõm sâu vào đủ cho cả người lớn nấp trong đó.
"Ghê!" - nói xong Thu thánh nữ quay phắt, vẫy đuôi đi truyền bá câu truyện khắp làng.
Tôi lại thấy một bằng chứng nữa, nếu tôi bị điên hay đầu óc có vấn đề, làm sao tôi có thể biết chi tiết từng thứ nơi cái đền này, nơi tôi chưa từng đến mà chỉ được các cụ nhà tôi báo qua giấc mơ? Đúng là có những điều khó lí giải.

Thấy bà già đang thủ thỉ với thầy:
"Thầy ơi, đừng quay phim chụp ảnh gì thầy nhé" - trước đấy nhà tôi đã nói rõ với thầy chuyện này, đồng thời kêu rằng đừng mời mọc gì ai lên dự lễ cả. Nhà tôi chỉ có hai mẹ con, thêm con thổ địa Thu thánh nữ đi cùng cho đỡ lạ nước lạ cái thôi, còn ko muốn mời thêm ai hết. Bởi tất cả thế hệ ông bà bố mẹ chúng ta, hễ đã nghe đến hầu đồng là nhảy dựng lên, mặc dù chả hiểu nó là cái gì :v ai cũng giấu như mèo giấu cức :v sợ đủ thứ, sợ bị soi mói, kì thị, sợ bị hiểu lầm mê tín dị đoan, sợ này sợ nọ ... Chung quy cũng vì mớ lý thuyết của bác Markt và Engel.
"Gớm, quay phim phải trả thêm tiền đấy, ko ai quay ko cho đâu mà lo" - thầy quát =)) "Mà đừng tưởng cứ mời là người ta đến nhé, người ta đến dự cho là may đấy" =))
"Vâng, thế thì tốt, nhà em cũng chả muốn mời nhiều" - bà già nói. Ấy thế mà đông vãi đạn. Nhưng đám dự lễ này hoàn toàn khác với những gì tôi tưởng tượng, kiểu sồn sồn lên tranh đồ, rồi mỗi người sẽ ra ngắm tôi một cái như thú trong rạp xiếc, hoặc ra chỉ bảo kinh nghiệm mỗi người một câu chắc tôi cũng teo vì chả biết nghe ai. Ngược lại hoàn toàn, đám đông rất chừng mực. Mỗi người một tay, cuối cùng mọi việc đâu cũng vào đấy.

Cũng phải thông cảm cho thế hệ đi trước, khi bị nhồi sọ để triệt tiêu một phần rất quan trọng trong mỗi người, một phần để chúng ta trở nên Con Người nhất, đó chính là niềm tin tôn giáo. Có vẻ như cha đẻ của XHCN Karl Marx và Engels là những người duy vật, tức là những người coi tôn giáo sinh ra do trình độ thấp kém của nhận thức con người, khi con người chưa đủ trình độ để chinh phục thế giới bên ngoài thì họ trông cậy vào một sức mạnh siêu nhiên nào đó. Họ coi tôn giáo là phản ánh của sự bất lực, dốt nát và nghèo đói của con người. Những hình ảnh chúng ta nhìn thấy hằng ngày có lẽ sẽ chứng mình là họ đúng. Những lễ hội ở đền Hùng hoặc lễ hội phát ấn đền Trần, những người nghèo khổ mặc dù vẫn chăm chỉ làm ăn thì luôn đổ tại số phận, mà ko chịu đi tìm hiểu tại sao họ chăm chỉ nhưng vẫn nghèo, khi đó tôn giáo chính là cứu cánh của đời họ, ko biết làm gì khác ngoài việc mong chờ kiếp này sống tốt, sẽ được đền bù lại ở kiếp sau.

Tôi thấy thực sự buồn cười, những năm 50, theo đúng lời "di huấn" trong sách của Marx: "Chúng ta phải đấu tranh chống tôn giáo" hàng loạt kế hoạch được đưa ra, bài trừ mê tín dị đoan, đập phá đền chùa miếu mạo, rốt cuộc tôn giáo vẫn sống, và bây giờ thậm chí còn dùng tôn giáo để ru ngủ thanh niên. Thật buồn cho những người trẻ tuổi cứ lầm tưởng đi tu, hay thiền định là chui vào một xó ngồi tụng tụng niệm niệm, mặc mẹ sự đời là xong chuyện, gây ra biết bao đau khổ cho bố mẹ họ hàng. Thực sự mọi người đã hiểu sai hết ý nghĩa của đạo Phật, từ gỗ của thiền định nghĩa là tập trung tinh thần, tư duy, và Phật đã nói rằng, người hạnh phúc nhất là người sống với thời điểm hiện tại của mình, ko quan tâm đến quá khứ hay tương lai. Các bạn sống giữa đời với bao trách nhiệm và ràng buộc mà lại muốn bỏ mặc tất cả cho người khác lo, mà người khổ nhất chính là bố mẹ các bạn. Phật đâu có dạy các bạn bất hiếu như vậy? Chẹp, đoạn này bức xúc quá ... chắc tại dạo này hình như tiếp xúc hơi nhiều đối tượng mở mồm ra là khẩu nghiệp này khẩu nghiệp nọ :v toàn mấy bà sồn sồn nhét chữ vào mồm Phật.

Bước lên chiếu hầu, tôi ngồi xuống một góc để chịu lễ, nhưng tâm trí vẫn trôi dạt. Từ đâu mà sinh ra tôn giáo? Nếu trả lời được câu hỏi này thì tôi có thể biết được việc mình đi hầu như vậy là đúng hay sai chăng?

Bình thường các khóa phải mời 2-3 thầy, một sư về tụng kinh mở đầu khóa hầu, mời chư Phật về chứng, một đồng thầy làm lễ cho mình, và nếu ai chữa bệnh trừ tà thì còn phải một pháp sư nữa, còn đây có mỗi một mình thầy :v đúng là 3 trong 1. Thầy bắt đầu gióng chuông, tôi ngồi ngay sát phía dưới >"< tiếng chuông vang lên trong trẻo buổi sáng báo hiệu một lễ hầu bắt đầu. Từ xa có một số người nghe tiếng chuông mới bắt đầu tới dự. Thầy bắt đầu tụng kinh thỉnh Phật. Một đệ tử - anh Hồng (mặc quả áo sơ mi màu hồng chất vãi) phụ giúp thầy, tay trống tay chiêng rồi cả mõ, tất cả hòa quện vào cùng với tiếng tụng niệm. Anh Hồng vẫn tiếp tục tụng niệm, thầy đứng dậy đi chào một lượt các ban bệ hai bên tả hữu, tiền cung, hậu cung, tiếng chuông trống vẫn tiếp tục vang lên. Cứ mỗi lần thỉnh xong là giọng thầy lại cất lên:
"Tín chủ đệ tử thành tâm thỉnh lễ ngũ bái"
Mặc dù nghe chẳng hiểu gì sất nhưng tôi cũng biết ngồi vái đủ 5 vái. Một lúc lâu sau khi tôi bụng dạ bắt đầu sốt ruột tự nhủ sao mà lắm vị cần mới thế :v thì kết thúc, hình như thỉnh thoảng lại có một mâm sớ và lễ được đem đi hóa, và có một mâm cúng chúng sinh. Cả phái đoàn bắt đầu rục rịch sang ban nhà Trần. Hôm trước gặp thầy đã xem cho tôi và bảo tôi cũng kim chi đôi nước giống thầy, tức là vừa có căn bên Tam Tứ Phủ, vừa có căn bên nhà Trần. Nhưng hiện giờ tôi chỉ cần trả lễ bên nhà Trần thôi chứ chưa cần phải ra hầu. Tôi cũng rất thắc mắc những quy định đấy từ đâu rơi xuống nhưng mồm ngậm tăm chả hỏi han gì nữa. Trong thâm tâm tôi chỉ muốn làm việc này cho xong, chứ ko có chút hứng thú nào.

Rốt cuộc thì con người tạo nên tôn giáo hay là những "Thượng Đế" đã có sẵn và còn người nhận thức được? Nó giống như câu hỏi quả trứng có trước hay con gà có trước. Nếu tôi là chọn lọc tự nhiên, chắc chắn tôi sẽ sinh ra con gà trước, để nó tự ấp lấy quả trứng chứ sinh trứng trước còn phải ấp nó nở thành gà nữa thì mệt bỏ mẹ :v

Phải nói thật lòng là tôi khá shock khi nghe thầy khấn :v dẻo như kẹo kéo =)) thầy bắt đầu xưng tên xưng tuổi:
"Hôm nay long vân khánh hội khánh tiệc quan lớn ..." - tháng nào cũng thấy tiệc quan tiệc thánh :v có khi là ngày sinh, có khi ngày mất của các vị thánh trong Tứ Phủ - "con đại diên cho tất cả con nhang đệ tử con hương con bán con khoán con cầu, thành tâm để tiến lễ" - nghe ù hết cả tai.
"Họ Nguyễn con xin phép hầu Thánh và xin ăn mày công đức Phật Thánh, cùng các thanh đồng đạo quan thủ nhang bản điện bản đền và đôi bên hầu cận cùng cung đàn tiếng hát" - thầy nói trơn như bôi mỡ :v chắc ngày nào cũng hầu nên phát thuộc cả bài rồi. Thầy mặc một bộ quần áo màu vàng từ đầu đến chân, khăn chít đầu cũng màu vàng, sau khi khấn xong, tiếng nhạc từ cây đàn nguyệt vang lên, cùng lúc tiếng sáo véo von và trống bắt đầu bắt nhịp, thầy cầm một chiếc khăn vàng phủ trùm kín đầu, nghi lễ hầu đồng chính thức bắt đầu từ ban thờ phủ Trần triều.

Giọng hát chầu văn bắt đầu ngân lên từ bên cánh:
"Vận bốn mùa âm dương ý ah.. tuyệt hảo ...
Tâm chí thành .. cầu đảo .. cầu bình an y ah...
Thong dong y ah... biết chọn ngày lành ..."

"Thỉnh tam tòa .. tiên thánh yhh...
Công đồng .. mẫu giáng yh ahh... đàn duyên"
Tôi có tìm hiểu cũng kha khá nên khi thực sự tham gia vào một buổi hầu, lại là nhân vật chính, quả thật tôi cảm thấy rất rất vui, thực sự tôi như đang thưởng thức, và tất cả những gì nghe được nhìn được đều được tôi thưởng lãm như một nhà chuyên môn, mặc dù chuyên môn lởm thôi =)) Tay thầy đưa một ngón trỏ tay trái lên, báo hiệu Mẫu Đệ Nhất về, giọng chầu văn lại cất lên:
"Đệ nhất tiên thiên cung thỉnh mời yh ahh ..
Mẫu Đệ Nhất tiên thiên yh ah..
Thanh Vân công chúa y ahh... thượng thiên ..yhhh
Mẫu giáng về ... thôn quê đất Phủ Dày y ahh.."
Tương truyền Phủ Dày chính là nơi phát tích của Mẫu Liễu Hạnh, một trong Tứ Bất Tử và là vị đứng đầu trong đạo Mẫu. Trong tam tòa Thánh Mẫu thì Mẫu Liễu Hạnh hay còn gọi là Mẫu đệ Nhất Thượng Thiên có rất nhiều câu truyện và truyền thuyết. Bà giáng trần ba lần và có công rất lớn với nước.

Trước hôm đi hầu, thầy nói tôi xem thử mấy video thầy hầu trên mạng trước đi để biết là phải hầu thế nào, tôi có bật lên xem và tắt đi luôn trong một nốt nhạc, vì xem thầy ko ngấm, chả thích cũng chả cảm thấy gì. Vậy mà khi ngồi đây chịu lễ tôi thấy thích thực sự. Đặc biệt là bộ đôi hầu dâng bên cạnh thầy, sau này khi có dịp xem nhiều đám hầu khác, có thể đâu đó có người hầu dâng cũng giỏi, cũng khéo, nhưng để có một cặp hầu dâng khéo và đẹp như vậy thì tôi thấy vẫn chỉ có hai anh này. Dường như hai người cực kì hiểu ý nhau đến từng hành động chi tiết, và phối hợp cực kì thuần thục và khéo léo.

Khi thầy vẫn đang phủ tấm khăn lớn màu vàng hầu giá Mẫu Đệ Nhất về tráng bóng, tay thầy chắp lên, lập tức anh Trái đưa ngay lên ba nén hương, kẹp vào tay thầy và phẩy chiếc quạt ra, cùng lúc đồng chí Phải phẩy tay duyên dáng xòe quạt ra che cùng, khiến cho việc chắp tay thắp hương của Mẫu được khéo léo che đậy lại. Tôi cũng hướng về phía ban thờ bái lạy.
"Thành ý hưng vấn chư Phật hiện toàn thân
Nam mô bồ tát ma ha tát .."
Giọng chầu văn tiếp tục ngân lên. Sau khi Mẫu Đệ Nhất tráng bóng, anh Trái lại nhẹ nhàng xòe quạt, lấy lại cây hương trên tay thầy, chỉ thấy tay thầy làm dấu ra hiệu, bên cung văn đang hát dở lập tức dừng ngay lời đang hát và ngân lên một câu:
"Thánh giá hồi cung"

Tiếng đàn nguyệt lần nữa vang lên, ko hiểu sao tôi rất thích tiếng đàn này :v
"Đệ Nhị Thượng Ngàn y ahh.. cung thỉnh mời ...
Đệ Nhị Mẫu yh ahh... tích xưa hiển thánh yh ahh...
trong đền .. Sòng Sơn ...
Nhan sắc cát tường yh ah... hình dung .. "
Thầy giơ hai ngón tay trái lên biểu tượng cho Mẫu Đệ Nhị. Hai tay múa một vòng rồi khép lại, cây hương đã chờ sẵn, Mẫu Đệ Nhị đã về tráng bóng. Tương truyền mẫu Đệ Nhị là con gái Tản Viên Sơn Thánh - Sơn Tinh, thay cha cai quản vùng rừng núi.

Tiếp đến Mẫu Đệ Tam:
"Đệ Tam Mẫu Tiên yh ahh.. cung thỉnh mời ..
Thánh Mẫu Đệ Tam yh ahh.. Xích Ngân Long Nữ từ miền Thoải Cung"
Mỗi vị thánh Mẫu đều có một bài chầu văn mời riêng rất hay kể về nguồn gốc các Mẫu. Tay thầy giơ ba ngón tay trái. Tam tòa Thánh Mẫu khi hầu ko bao giờ mở khăn, mà chỉ về thoáng qua nên gọi là tráng bóng.

Có lần tôi hỏi Thu thánh nữ:
"Mày hầu thế có nhìn thấy các ngài về ko?"
"Có chứ anh" - Thu thánh nữ trả lời rất tự tin - "Em hầu thì mức độ ăn bóng chắc phải ngang với thầy. Nhưng mà cũng chỉ nhìn thấy một chốc một thoáng thôi, chứ có phải các thánh về xong ngồi đấy chơi suốt với mình đâu mà."
"Thế cái lũ lên hầu xong khóc sướt mướt đấy là thế nào? Mạo danh àh?"
"Thì mạo danh, có đứa lúc chưa phủ khăn gì đã khóc sướt mướt, hai ông hầu dâng còn bảo một đứa lôi ra ngoài tát cho nó tỉnh đi, chưa kịp lôi thấy nó đã kêu, em tỉnh rồi em tỉnh rồi =))"
"Thế lỡ như anh lên hầu chả nhìn thấy ai thì làm thế nào?"
"Yên tâm ko sao, thế nên mới có đồng tỉnh và đồng mê, anh hầu mà ko bị ốp bị nhập gì thì là đồng tỉnh. Mà em thì chỉ mong anh bị ốp mẹ nó một lần cho biết, cho nó tin, chứ cái loại như anh hầu mà chả thấy làm sao có khi lại bảo tao méo phải hầu thì bỏ mợ :v"

Người thầy đột nhiên đảo mạnh, cung văn réo rắt:
"Có lệnh truyền ra yh ahh.. có lệnh truyền ra
Đức ông Trần triều .. có lệnh truyền ra
Các quan thủy bộ .. cùng ahh chư dinh
Náo loạn Nam thành yh ahh.. giặc bộ binh yhh ... náo loạn nam thành
Đánh đông dẹp bắc tung hoành mọi nơi yhh ahh.."
Đức ông Trần triều đã về, là người đầu tiên mở khăn trong một phiên hầu đồng.
Đầu trang

nhungzowi
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 220
Tham gia: 20:51, 13/05/14

Re: [Hầu đồng ký]

Gửi bài gửi bởi nhungzowi »

T đoán là chủ thớt sẽ bị ốp và nhảy dẻo hơn thầy Tuyên quang :)). Nhưng công nhận hay mơ thật đấy
Đầu trang

clovervn
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 57
Tham gia: 20:01, 10/06/14

Re: [Hầu đồng ký]

Gửi bài gửi bởi clovervn »

Đầu tiên xin chúc mừng a vì đã tìm được đúng thầy \:D/
Đọc phần này e thấy nội dung hay, phần về "đạo Hiếu" rất ý nghĩa, "dù ko theo một tôn giáo nào nhưng đều có niềm tin mang màu sắc tôn giáo" nhìn lại bản thân mình và mọi người xung quanh thì e cũng thấy đúng như vậy.
Đọc phần đầu thấy a gật cái rụp khi thầy bảo a múa :D , mà mãi đến cuối lại thấy thầy làm là sao hả a, làm e hơi thất vọng =))
Đầu trang

Quỷ Cốc
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 100
Tham gia: 15:29, 09/02/15

Re: [Hầu đồng ký]

Gửi bài gửi bởi Quỷ Cốc »

nhungzowi đã viết: 23:19, 25/06/17 T đoán là chủ thớt sẽ bị ốp và nhảy dẻo hơn thầy Tuyên quang :)). Nhưng công nhận hay mơ thật đấy
Rất tiếc thí chủ đã đoán lầm =))
clovervn đã viết: 11:25, 26/06/17 Đầu tiên xin chúc mừng a vì đã tìm được đúng thầy \:D/
Đọc phần này e thấy nội dung hay, phần về "đạo Hiếu" rất ý nghĩa, "dù ko theo một tôn giáo nào nhưng đều có niềm tin mang màu sắc tôn giáo" nhìn lại bản thân mình và mọi người xung quanh thì e cũng thấy đúng như vậy.
Đọc phần đầu thấy a gật cái rụp khi thầy bảo a múa :D , mà mãi đến cuối lại thấy thầy làm là sao hả a, làm e hơi thất vọng =))
:P Đồng thầy bao giờ cũng phải hầu trước, sau đó đệ tử mới hầu sau, kiểu như đi trước dẫn đường đó em
Đầu trang

nhungzowi
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 220
Tham gia: 20:51, 13/05/14

Re: [Hầu đồng ký]

Gửi bài gửi bởi nhungzowi »

Nhầm à. Xin hỏi chủ thớt sát căn thế thì có xem bói đoán tương lai dc k
Đầu trang

Quỷ Cốc
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 100
Tham gia: 15:29, 09/02/15

Re: [Hầu đồng ký]

Gửi bài gửi bởi Quỷ Cốc »

nhungzowi đã viết: 22:36, 26/06/17 Nhầm à. Xin hỏi chủ thớt sát căn thế thì có xem bói đoán tương lai dc k
Trước đây cũng có
topic67187.html
Nhưng giờ nghỉ rồi bạn. Đến việc của mình, mình còn chả xem nữa là xem hộ người khác, trừ phi có gì thực sự cần thiết thôi.
Đầu trang

clovervn
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 57
Tham gia: 20:01, 10/06/14

Re: [Hầu đồng ký]

Gửi bài gửi bởi clovervn »

[/quote]

:P Đồng thầy bao giờ cũng phải hầu trước, sau đó đệ tử mới hầu sau, kiểu như đi trước dẫn đường đó em
[/quote]

Vậy ạ, e chỉ mới được xem trường hợp thầy hầu hộ thôi nên ko biết. Ông anh e cũng có hầu rồi, thấy bác e bảo là nhìn vậy ko biết có múa may đc ko mà đến lúc đấy bác khen là cũng dẻo ra phết, :D
A lên hầu chắc long lanh luôn, sẵn có dáng rồi, :))
Đợi phần sau, hóng đoạn múa =))
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Trà chanh - Chém gió”