Ai thích sao "Thái dương" mời vào đàm đạo !

Khu vực dành cho các hoạt động offline, giao lưu, kết bạn, hội họp
thephu
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 141
Tham gia: 17:16, 21/02/11

TL: Ai thích sao "Thái dương" mời vào đàm đạo !

Gửi bài gửi bởi thephu »

a stocktiger68 nói có sách mách có chứng , chắc là luật sư ah , post cả tài liệu lập luận rất đầy đủ rõ ràng , làm e chẳng biết thêm gì vào nữa :(
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
lovato8888
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1286
Tham gia: 11:29, 24/03/10
Đến từ: TPHCM

TL: Ai thích sao "Thái dương" mời vào đàm đạo !

Gửi bài gửi bởi lovato8888 »

Quan Phù: hành động chính đáng với sự suy tính kỹ càng, thận trọng trước khi hành động, là người sinh ra đã có một trách vụ gì với xã hội
oh it`s me =))
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Ai thích sao "Thái dương" mời vào đàm đạo !

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

MẪU NGƯỜI “MỆNH TUẦN THÂN TRIỆT”

Trong 118 vì sao của khoa Tử Vi có hai sao được xem là đặc biệt nhất. Đó là sao Tuần và Triệt. Tuần Triệt (TT) an theo năm sinh và hàng can của năm sinh, và đặc biệt là vị trí của Tuần Triệt nằm giữa ranh giới của hai cung chứ không tọa thủ trong một cung nào như các sao khác. Điểm đặc biệt thứ hai là vị trí đắc hãm và hành của chúng. Đây cũng là một vấn đề tranh cãi rất nhiều. Có người cho rằng Tuần thuộc hành hỏa và Triệt hành kim. Cũng có người cho rằng Tuần và Triệt đều hành thủy. Một số khác lại cho rằng Tuần và Triệt không có hành cố định, đóng ở cung nào thì mang hành của cung đó. Như vậy, lập luận này sẽ đưa đến kết qủa là Tuần Triệt có lúc chỉ có một hành trong trường hợp chúng đóng giữa hai cung Thân và Dậu đều thuộc hành kim. Nhưng giả sử Tuần Triệt đóng giữa hai cung Ngọ và Mùi thì thì Tuần Triệt phải mang hai hành Hỏa của cung Ngọ và Thổ của cung Mùi. Xét cho cùng, điều này xem ra không hợp lý lắm. Khi nói về ngũ hành, ví dụ như nói về hành của một hướng, như Đông Nam thì chúng ta nói là Mộc đới Hỏa, hoặc hành của Phượng Các là Mộc đới Thổ chứ không thấy ai nói vừa mang hành Mộc và mang hành Thổ. Chữ “đới” ở đây có nghĩa là “nghiêng về” hay “thiên về” Trong cuốn tử vi Ảo Bí của Việt Viêm Tử, tác giả cho rằng Triệt có hành Kim đới Thủy và Tuần có hành Hỏa đới Mộc. Về những vị trí đắc hãm của Tuần Triệt thì cũng có người cho rằng TT chỉ đắc địa ở Tỵ Ngọ và Thân Dậu, còn những vị trí khác đều hãm địa. Nhưng điều này cũng không hợp lý vì chúng ta biết Triệt không đóng ở Tỵ Ngọ.

Và cũng theo quan điểm này thì nếu TT đắc địa sẽ không tác hại, còn nếu hãm địa thì sẽ tác hại. Đây là điều không hợp lý thứ hai. Sau khi nói đến ý nghĩa của hai sao TT dưới đây, chúng ta sẽ thấy bản chất của TT là như thế nào. Tóm lại, người viết đồng ý với quan điểm của Thái Thứ Lang, tác giả của cuốn Tử Vi Đẩu Số Tân Biên, “hai sao Tuần Triệt không có những vị trí đắc địa hay hãm địa và cũng không thuộc một hành nào trong ngũ hành.” Đầu tiên chúng ta thấy rằng, chỉ với cái tên của hai sao này cũng đã nói lên rất nhiều ý nghĩa. Tuần có nghĩa là tuần tiểu, tuần phòng, canh giữ, vây hãm. Triệt là chặc đứt, phá tan, tiêu tán, làm mất hết. Từ đó, hai sao TT vừa đóng vai trò vừa chính vừa tà, vừa thiện vừa ác đối với các sao trong cung mà chúng trấn đóng. Khi nói đến ảnh hưởng của TT, có hai quan điểm khác nhau.

Quan điểm thứ nhất cho rằng TT làm đảo ngược ý nghĩa tốt xấu của tất cả những sao trong hai cung mà chúng đóng. Ví dụ: một sao đắc địa gặp TT thì những đặc tính tốt đẹp của sao này bị mất đi và trở nên hãm. Ngược lại nếu sao hãm địa gặp TT thì lại trở nên tốt đẹp giống như đắc địa. Như vậy thì uy lực của TT qúa lớn vì TT không phải chỉ ảnh hưởng lên 1 sao mà chúng ảnh hưởng lên tất cả các sao mà chúng trấn đóng. Quan điểm đảo ngược này chúng ta thấy trong một vài trường hợp đặc biệt. Ví dụ: Liêm Tham ở Tỵ, Hợi rất xấu, nhưng nếu gặp TT thì trở nên tốt đẹp, và được gọi là phản vi kỳ cách, đổi xấu thành tốt. Quan điểm thứ hai thì cho rằng TT không hề đảo ngược ý nghĩa của các sao trong vòng ảnh hưởng của chúng, mà chỉ giảm bớt những đặc tính tốt xấu của các sao. Theo thiển ý của người viết, quan điểm này xem ra có phần hợp lý hơn. Tỉ lệ chiết giảm của Triệt tuy rất cao nhưng cũng chưa đếm mức độ 100% để có thể thay đổi hẳn bản chất của một sao nào đó. Hơn nữa, cũng có trường hợp những sao đắc địa mà gặp TT thì lại càng tốt hơn chứ không hề bị đảo ngược, như trường hợp Cự Cơ ở hai cung Tí Ngọ (Thạch Trung Ẩn Ngọc) là ngọc còn ẩn trong đá, nếu gặp TT phá vỡ cho ngọc lộ ra bên ngoài thì càng đúng cách.

Khi nói về mẫu người Mệnh Tuần Thân Triệt hay Mệnh Triệt Thân Tuần, Thái Thứ Lang đã gián tiếp xác định mức độ ảnh hưởng của TT nói chung. Theo Thái Thứ Lang, người Mệnh Tuần Thân Triệt cần có Cơ Nguyệt Đồng Lương đắc địa thứ mệnh thì cuộc đời về già mới được xứng ý toại lòng. Như vậy chúng ta có thể ghi nhận một điều, đối với Tuần, thà có chính tinh đắc địa để chấp nhận mức độ tốt bị giảm bớt còn hơn là gặp chính tinh hãm địa rồi trông chờ Tuần làm cho tốt đẹp. Đối với người Mệnh Triệt Thân Tuần thì Thái Thứ Lang cho rằng, Mệnh cần phải Vô Chính Diệu thì lúc về già mới được xứng ý toại lòng. Như vậy chúng ta thấy rằng, ảnh hưởng của của Tirệt mạnh mẽ hơn Tuần nhiều, cho nên cung Mệnh thà không có chính tinh vẫn còn tốt hơn có chính tinh, dù đắc hay hãm địa. Trên thực tế chúng ta thấy hai sao TT không có uy lực để thay trắng đổi đen một cách hoàn toàn, chẳng hạn, một người có Thái Dương đắc địa thủ Mệnh gặp TT thì bản tính của người này không thể trở thành giống bản tính của người có Địa Kiếp thủ Mệnh được. Nói một cách khác, TT chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ trên lãnh vực công danh, sự nghiệp của đương số chứ không triệt tiêu được bản chất lương thiện của một Thái Dương vốn đã đắc địa. Ngoài ra, ảnh hưởng của TT ở mức độ nào còn tùy thuộc vào ý nghĩa của mỗi sao, hay ý nghĩa của một cách do nhiều sao hợp lại, chứ không hoàn toàn giống nhau.

Chẳng hạn như sao Thiên Hình, Thiên Mã, Thiên Tướng, Tướng Quân…dù đắc hay hãm cũng tối kỵ TT hơn các sao khác bởi vì kiếm gãy, ngựa què, tướng mất đầu…thì tất nhiên là vô dụng. Tương tự, Thất Sát ở Dần thân là người anh hùng một mình một kiếm, nhất hô bá ứng, nhưng gặp Triệt lại trở thành anh hùng gãy kiếm. Tuy vậy, cũng có những trường hợp đặc biệt, ví dụ như hai sao Cự Cơ ở Tí Ngọ như chúng ta đã nói ở trên. Vì ý nghĩa của cách Thạch Trung Ẩn Ngọc cho nên TT lại rất cần thiết. Chúng ta vừa nói đến ảnh hưởng của TT trên các sao, còn ảnh hưởng của TT trên các cung thì như thế nào? Có phải sự ảnh hưởng của TT trên hai cung mà chúng trấn đóng đều như nhau? Điều này chúng ta cũng có hai quan điểm: 1. Ảnh hưởng của TT trên mỗi cung nặng hay nhẹ còn tùy thuộc đương số là Dương Nam, Âm Nữ hay là Âm Nam, Dương Nữ. Nói một cách khác là theo chiều của vòng đại hạn của mỗi lá số. Ví dụ: Lá số có vòng đại hạn đi theo chiều thuận, có nghĩa là từ cung Mệnh rồi qua Phụ Mẫu, Phúc Đức v.v… Và nếu Triệt đóng giữa cung Mệnh và cung Huynh Đệ, như vậy chúng ta nói là Triệt chặn đầu cung Huynh Đệ và vuốt đuôi cung Mệnh. Khi nói Triệt chặn đầu một cung nào thì ảnh hưởng của Triệt ở cung đó sẽ mạnh hơn đối với cung mà Triệt vuốt đuôi, và tỉ lệ ảnh hưởng được xác định cũng theo nguyên tắc Âm Dương:

Dương hành tam thất (3/7) Âm quy nhị bát )2/8) Như vậy, nếu theo chiều thuận của vòng đại hạn thì cung nào bị TT chận đầu sẽ chịu ảnh hưởng 7 phần, nếu đi ngược sẽ chịu ảnh hưởng 8 phần và tương tự các cung xung chiếu hay tam hợp chiếu với các cung có TT đóng cũng chịu ảnh hưởng nặng nhẹ theo nguyên tắc này. 2. Ảnh hưởng của TT phân phối đều trên hai cung mà chúng trấn đóng chứ không có cung nào nặng hơn cung nào như ý nghĩa của quan điểm thứ nhất. Người viết đồng ý với quan điểm thứ hai vì chúng ta thấy rằng ảnh hưởng của TT chỉ khác nhau trên các cung có chính tinh mà thôi. Thường những cung có chính tinh không nên gặp TT. Trái lại, những cung nào VCD thì lại rất cần có TT . Trong trường hợp này TT đóng vai trò của một người giám hộ để bảo vệ cho một gia đình không có gia chủ. Từ đó, chúng ta rút ra một hệ luận là ảnh hưởng của TT đối với chính tinh có tầm quan trọng hơn đối với các phụ tinh. Ngoài ra, TT đôi lúc còn đóng hai vai trò khác nhau, một thiện, một ác. Chẳng hạn nếu ba cung tam hợp, gọi là tam phương, bị nhiều sát tinh thủ hay hợp chiếu mà được Triệt đóng thì mọi sự hung hiểm cũng giảm đi rất nhiều.

Ngược lại, bốn cung Mệnh, tài Quan, Di, gọi là Tứ Chính, dù có đắc cách tới đâu nhưng đã gặp Tuần thì cũng xem như bị phá hết: “Tam phương vô sát hạnh nhất Triệt nhi khả bằng. Tứ chính giao phù kỵ, nhất không chi trực phá.” Và trên đây chúng ta mới nói đến vùng ảnh hưởng của TT, còn thời gian ảnh hưởng của hai sao này thì như thế nào? Thường có người cho rằng Triệt ảnh hưởng 30 năm đầu của cuộc đời, Tuần ảnh hưởng 30 năm sau của cuộc đời. Theo thiển ý của cá nhân, Triệt ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong khoảng tiền vận, rồi từ yếu dần ở trung vận và hậu vận. Ảnh hưởng của Tuần thì không có khoảng thời gian nào mạnh hay yếu, cứ ở mức trung bình, đều đặn và bền bỉ từ tiền vận cho đến hậu vận. Trường hợp cung Mệnh có Triệt thì ảnh hưởng của Triệt sẽ như thế nào? Cung Mệnh cũng như các cung khác thông thường có đủ sao xấu và tốt xen lẫn nhau. Có sao đắc địa, có sao hãm địa. Đối với những sao tốt đắc địa thủ Mệnh, đương số sẽ gặp sự bất lợi vì Triệt sẽ làm giảm bớt những ý nghĩa tốt đẹp của các sao này. Sự bất lợi sẽ xảy ra trong thời ky tiền vận của đương số, và sau đó, khi uy lực của Triệt yếu dần thì sự tốt đẹp của các sao tốt sẽ được phục hồi ở một mức độ nào đó mà thôi chứ không thể nào được 100% như trường hợp không bị Triệt.

Ngược lại, trong khoảng tiền vận thì đương số lại được một lợi điểm là, giả sử, nếu có những hung tinh hay sát tinh thủ mệnh, thì nhờ ảnh hưởng của Triệt mà đương số tránh được phần nào những điều không tốt do các hung sát tinh gây nên. Nhưng từ trung vận trở lên, khi Triệt yếu dần, không còn đủ uy lực để trói buộc hung sát tinh nữa, và sự tốt xấu lúc đó chỉ còn tùy thuộc vào công lực của các sao tốt và sao xấu, bên nào mạnh thì chế ngự được bên đó. Nói chung, Triệt đóng tại Mệnh thì tiền vận (từ lúc sinh ra cho đến 32 tuổi đối với người Thủy Nhị Cục, 33 với Mộc Tam Cục, 34 với Kim tứ Cục, …) Thường bị lao đao lận đận và dễ gặp hoàn cảnh mồ côi sớm (trường hợp Triệt đóng giữa hai cung Mệnh và Phụ Mẫu ) Trường hợp Triệt đóng tại cung Thân thì ảnh hưởng của Triệt không có gì đáng kể vì uy lực của Triệt mất dần trong khoảng trung vận và hậu vận, có thể xem Triệt như một áng mây, gây rắc rối trở ngại cho đương số những lúc khởi sự một việc gì mới mà thôi. Trường hợp cung Mệnh có Tuần đóng thì tất cả những gì tốt đẹp do các sao tốt mang đến, cũng như những hung họa do hung sát tinh gây ra cho đương số đều giảm xuống ở mức trung bình, và muốn biết cuộc đời của đương số thế nào trong khoảng tiền vận thì chúng ta phải đặt cả tốt và xấu lên bàn cân.

Thường người ta cho rằng Mệnh ứng với tiền vận, nhưng thật ra Mệnh vẫn là cái gốc của đời người, cho nên sau tiền vận, Mệnh vẫn còn ảnh hưởng ở mức độ nhẹ. Như vậy, khi Tuần đóng ở Mệnh, thì sau khoảng thời gian của tiền vận những mức độ tốt hay xấu của cung Mệnh do Tuần chi phối vẫn còn âm hưởng. Nếu Tuần đóng tại cung Thân thì vấn đề tốt hay xấu cũng tương tự như trên. Nếu có khắc thì trong trường hợp này là Tuần chỉ chi phối trong khoảng thời gian trung vận và hậu vận mà thôi. Nếu cả Tuần và Triệt cùng đóng ở cung Mệnh hay cung Thân thì thế nào? Điều này cũng có hai ý kiến khác nhau. 1.

Một số cho rằng khi TT gặp nhau thì sẽ tự hoá giải cho nhau và hai cung đó xem như không có mặt của TT nữa. Điều này xét ra không hợp lý lắm bởi vì khoa Tử vi không có những sao nào cùng nhóm lại triệt tiêu nhau. Những sao cùng nhóm luôn hỗ trợ cho nhau, tốt thì tốt thêm, xấu thì xấu hơn. Chẳng hạn như Nhật Nguyệt gặp Xương Khúc, hay hủy hại nặng nề khi Không Kiếp gặp thêm Hỏa Linh. Chỉ có những sao khác nhóm mới khắc chế nhau như Thiên Hình khắc chế và làm giảm đi sự lẳng lơ của Đào Hoa. 2. Mệnh có cả TT như một nhà tù có hai ông cai ngục. Ông chính là Triệt, ông phụ là Tuần. Hết khoảng thời gian của tiền vận khi Triệt về hưu thì cũng còn ông Tuần cai quản, chứ không hề nhà giam được bỏ ngỏ. Sau hết, trường hợp chúng ta muốn nói ở đây là những lá số có Tuần đóng ở Mệnh và Triệt đóng ở Thân mà chúng ta thường nghe là mẫu người Mệnh Tuần Thân Triệt, hay trường hợp Mệnh Triệt Thân Tuần, thì cuộc dời của hai mẫu người này như thế nào? Để có câu trả lời, cách tốt nhất là chúng ta để lên bàn cân từng phần một rồi cộng trừ các số thành với nhau để có đáp số cuối cùng. Mệnh có Tuần đóng, nếu Mệnh tốt thì mức độ chiết giảm do Tuần gây ra tương đối nhẹ nhàng, còn nếu cung Mệnh xấu, thì sự cứu vãn của Tuần cũng không được bao nhiêu. Những hung sát tinh cũng như những đúa con phá gia chi tử trong một gia đình bất hạnh. Họa chăng chỉ có người cha là triệt còn đủ uy lực để chế ngự, chứ còn mẹ Tuần thì không đủ sức.

Qua trung vận và hậu vận thì ứng vào cung Thân. Nếu cung Thân tốt mà có Triệt đóng thì cũng không gây ảnh hưởng gì đáng kể, có chăng chỉ là những trở ngại gây rắc rối lúc ban đầu mà thôi. Trường hợp nếu cung Thân xấu thì Triệt ở đây cũng như người nộm dùng để dọa chim chứ không có năng lực gì đáng kể. Như vậy, nếu người Mệnh Tuần Thân Triệt mà có cung Thân tốt đẹp thì về già cuộc đời cũng đạt được nhiều mãn nguyện. Trường hợp đối với những người Mệnh Triệt Thân Tuần thì cũng tương tự. Mức độ tốt xấu của cung Mệnh sẽ bị chiết giảm nhiều hơn, và sự ảnh hưởng này chỉ xảy ra trong khoảng tiền vận mà thôi. Rồi từ đó cho đến hết cuộc đời, ảnh hưởng của sự tốt xấu trên cung Thân chỉ ở mức độ ôn hoà. Như vậy đối với mẫu người Mệnh Triệt Thân Tuần thì thời gian thử thách nhất là thời thanh xuân, sau đó, nếu cung Thân tốt đẹp thì cuộc đời tương đối cũng được bình ổn. Tuy nhiên, người Mệnh Tuần Thân Triệt, hay Mệnh Triệt Thân Tuần cũng có những trường hợp đặc biệt như, nếu cung Mệnh hay cung Thân VCD mà có Tuần hay Triệt đóng thì tốt hơn là không có TT. Hoặc là cung Mệnh vừa có cả Tuần lẫn Triệt vừa thêm hai sao Thiên Không và Địa Không, tùy theo có bao nhiêu sao KHÔNG, chúng ta gọi là cách Mệnh VCD đắc nhị không, tam không hay tứ không, đều là những cách hoạch phát.

Hoặc là nếu TT đóng tại Mệnh hay Thân mà hai cung này VCD lại được Nhật Nguyệt hợp chiếu thì cũng rất tốt đẹp. Tóm lại, TT là hai sao đặc biệt nhất trong 118 sao của khoa Tử Vi, và cũng đã trở thành đề tài tranh luận rất nhiều. Nhưng tốt nhất là tùy theo kinh nghiệm thực tiễn mà mỗi người tự chọn cho mình một quan điểm riêng. Dù sao, khi nói đến TT, chúng ta đều thấy ảnh hưởng tốt xấu của hai sao này trên một lá số nào đó không phải là điều đơn giản. Giống như một người bị bệnh phải uống thuốc, như người bị chứng đau nhức phải uống thuốc giảm đau. Nhưng khi uống thuốc giảm đau nhiều thì lại sinh ra chứng đau bao tử, uống thuốc chữa bệnh đau bao tử nhiều thì lại sinh ra chứng bất lực.. Ảnh hưởng của TT cũng tương tự như vậy, giúp ta bên này thì phá bên kia, và có lẽ cái thâm sâu của khoa Tử Vi là ở chổ đó.
Được cảm ơn bởi: hanhtran, HoaSenTuoiSang
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Phương An
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 744
Tham gia: 20:10, 17/03/11

TL: Ai thích sao "Thái dương" mời vào đàm đạo !

Gửi bài gửi bởi Phương An »

tigerstock68 đã viết:Ngay trong phú đã có sự mâu thuẫn " Thái Dương mặt hóp thân gầy ",lại có " Nhật lạc nhàn cung,sắc thiểu xuân dung " tức là rơi cung hãm thì vẻ mặt thiếu sự tươi tắn. Lại có 1 câu khác là " Phì mãn kim ô tuy gia sát nhi chí fú " tức là Nhật mà béo tốt đầy đặn thì có gặp sát tinh cũng chẳng sợ nghèo túng. Chính vì vậy nên muốn luận giải Tử Vi còn fải có 1 lượng kiến thức nhất định về nhân tướng để cùng bổ trợ cho việc xem Tử Vi. Chưa kể người đó mệnh gì,ăn vào Thái Dương đc bao nhiêu phần. Thái Dương đứng ở cung đó có phát huy được mạnh mẽ hay ko. Còn tùy người đó sinh ban ngày hay ban đêm.... Ý nghĩa ngoại hình trong Tử Vi cực kì nghèo nàn. Vậy mà khẳng định Nhật hãm với Nhật miếu nó như thế nào là ko đc. Vậy tôi hỏi anh Hòa là tại sao những người Nhật ở Tỵ lại gầy gầy,mình hạc xương mai trong khi Nhật ở Thìn lại có dáng vẻ đường bệ hơn ? Hơn nữa fải biết kết hợp cả cung Thân để xem hình dáng. Chăm chăm nhìn cung Mệnh thì mới chỉ nhìn thấy cây mà chưa thấy rừng.



Theo PA, Nhật ở Tỵ thì không phải người đó "gầy gầy mình hạc sương mai" đâu, lá số người này có Nhật ở Tỵ mà ngoại hình cao ráo (1m78) cơ địa béo tốt, da trắng hồng, rất thông minh, suy nghĩ phân tích vấn đề nhanh. Xung chiếu sang thân cư thiên di có cự môn (miếu), người này cũng có tài ăn nói hơn người ^^

Hình ảnh
Được cảm ơn bởi: Thao0808
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Phương An
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 744
Tham gia: 20:10, 17/03/11

TL: Ai thích sao "Thái dương" mời vào đàm đạo !

Gửi bài gửi bởi Phương An »

lovato8888 đã viết:Quan Phù: hành động chính đáng với sự suy tính kỹ càng, thận trọng trước khi hành động, là người sinh ra đã có một trách vụ gì với xã hội

oh it`s me =))
Em cũng có Quan Phù ở thân :))
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Phương An
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 744
Tham gia: 20:10, 17/03/11

TL: Ai thích sao "Thái dương" mời vào đàm đạo !

Gửi bài gửi bởi Phương An »

tigerstock68 đã viết:


Cung Mệnh Thân nằm trong tam hợp Thái Tuế

Thái Tuế: rất tự hào, tự coi mình như có trách nhiệm làm việc chính đáng. Không thể là người bất nhân nếu có Thái Tuế thủ Mệnh. Mệnh Thái Tuế gặp Thiên Khốc đóng (tuổi Dậu) cũng đưa thân thế lên hàng danh dự, chính nghĩa vang dội

Quan Phù: hành động chính đáng với sự suy tính kỹ càng, thận trọng trước khi hành động, là người sinh ra đã có một trách vụ gì với xã hội


Bạch Hổ: cương quyết, đầy tham vọng, cố gắng, hâm hở làm việc chính đáng, khi làm việc chính nghĩa thì ham mê làm với bất cứ giá nào, dẫu rằng có ý nghĩa vị tha nhưng cũng không ngoài thỏa mãn dục vọng. Người Bạch Hổ mang danh nghĩa khí nhưng còn để ý đến Quyền Lộc riêng tư. Nếu Bạch Hổ gặp Ðường Phù thì không nên quá tự hào coi hưởng thụ Lộc Tồn như thù lao xứng đáng với công khó nhọc mà mình đã xây đắp cho xã hội, tuy là người được ghi danh hậu thế nhưng nội tâm vẫn chưa cho phép mãn nguyện

Ba vị trí này luôn luôn được hưởng bộ Tứ Linh Long Phượng Hổ Cái đem lại sự vinh dự, may mắn, hưng vượng, thỏa mãn và đắc ý (bằng cách này hay cách khác) cho người được hưởng.

Tuy nhiên vì vòng Thái Tuế xuất phát từ địa chi (ngọn) nên chỉ là mong manh và là giai đoạn mà thôi, nên cần phải phối hợp thêm:

Thái Tuế + Tràng Sinh: tam hợp Sinh Vuong Mộ (Cục tuổi) tăng thêm sức mạnh cho tam hợp Thái Tuế; nên người được hưởng Thái Tuế mà có thêm tam hợp Tràng Sinh thì sẽ hơn hẵn những người không được Sinh Mộ Vượng tam hợp.

Thái Tuế + Quốc Ấn: được vòng Lộc Tồn (Thiên Can) tam hợp nên được hưởng Thái Tuế một cách chính đáng và bền bĩ; dành cho những tuổi được hưởng Lộc Tồn chính đáng.

Thái Tuế + Ðường Phù: chỉ sự phiếm hư không bền vững, thường xuyên có mặt Kình hoặc Ðà và Song Hao ở cảnh nghịch địa âm dương của Lộc Tồn; nên sự thụ hưởng Thái Tuế bị hạn chế, chỉ còn là những cơn mưa mát mát (danh dự) tạm bợ mà thôi, chứ không thể làm cho đất (Ðịa Chi) nẩy mầm xanh lâu dài được.

Thái Tuế + Không Kiếp: sinh bất phùng thời, có tài nhưng không được trọng dụng; nếu là tam hợp Thiếu Âm thì hay bị người qua mặt, lợi dụng mà phải chịu thiệt.

Thái Tuế + Tả Hữu: nhân phẩm, có tư cách vạn năng


Tam hợp Thái Tuế
Bạch Hổ, Đường Phù, Tả Hữu ở mệnh cộng thêm danh dự của Hoa Cái. Có Quan Phù ở thân :-? luận thế nào nhỉ
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Ai thích sao "Thái dương" mời vào đàm đạo !

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Thái Tuế, Quan Phù - Long Trì, Bạch Hổ với Hoa Cái trong tam hợp, gọi tắt là Tuế Phù Hổ Long Cái

Cần chú ý người có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái, bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã là người Âm Dương thuận lý, người có bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát, bộ Âm Long Trực là người Âm Dương nghịch lý

Mệnh có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thì Di có bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã . Mệnh có bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã thì Di có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái. Tuế Phù Hổ khi ở Âm cung thì luôn luôn có Tứ Linh. Như vậy người Âm Dương thuận lý thì Tứ Linh dễ có tại Mệnh hay Di. Mệnh quan trọng hơn Di thành ra có Tứ Linh tại Mệnh tốt hơn tại Di, nghĩa ra ra ngoài tuy phải phấn đấu nhưng khi ra tay hành động thì kết quả có lợi hơn là ra ngoài hanh thông nhưng khi ra tay hành động thì cuối cùng dễ thất bại . Như vậy Mệnh dễ có Tuế Phù Hổ Long Cái ưu thế hơn Mệnh có bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã. Đây chỉ là điểm khái quát vì còn phụ thuộc rất lớn vào sự phối hợp với các sao khác mà có kết quả khác nhau

Đặc tính bộ Tuế Phù Hổ Long Cái Thái Tuế có Tuế Phá Thiên Hư xung chiếu (chú ý xem có bộ Khốc Hư hay không)

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thì dễ có Tứ Linh (vì luôn luôn có Long Trì, Bạch Hổ, Hoa Cái trong tam hợp. Bộ Tuế Phù Hổ khi ở Âm cung thì luôn luôn có Tứ Linh, khi tại Dương cung thì chỉ một trong ba sao Thái Tuế, Quan Phù hoặc Bạch Hổ mới có Tứ Linh . Thái Tuế không có Tứ Linh khi an tại Tí Ngọ, Thìn Tuất. Quan Phù không có Tứ Linh khi an tại Dần Thân, Thìn Tuât . Bạch Hổ không có Tứ Linh khi an tại Tí Ngọ, Dần Thân), khó gặp Cô hay Quả (nếu có thì chỉ có một sao xung chiếu, riêng Thái Tuế thì không bao giờ gặp Cô Quả), không có Đào Hồng (ngoại trừ Thái Tuế Dần Thân thì giáp Đào Hồng), không có sao nào của bộ Tứ Đức, không có Kiếp Sát, không gặp đủ bộ Khốc Hư trừ Thái Tuế mới dễ có (Thái Tuế ở Dần Thân Thìn Tuất mới không có bộ Khốc Hư. Quan Phù và Bạch Hổ hiếm khi gặp bộ Khốc Hư vì không có Thiên Hư, nhưng dễ gặp Thiên Khốc chiếu), chỉ gặp Thiên Mã xung chiếu khi đóng tại Tứ Sinh (Dần Thân Tỵ Hợi). Cần chú ý Bạch Hổ luôn luôn có Tang Môn xung chiếu (bộ Tang Hổ). Cần xét có Phá Toái hay không

Người Thái Tuế rất tự hào, biết xét đoán, hay lý luận, hay nói, hay bắt bẻ, thích tranh luận, dễ cãi vã với người, hay phê bình người nhưng lại không thích người khác phê bình mình, không gian xảo lừa lọc, hơi khó tính, ít khi hợp với người khác, ít giao thiệp, thường ít bạn bè, ít cảm tình, hành xử theo lý trí, đôi khi lạnh lùng khinh người, đàng hoàng, nghiêm chỉnh, không lăng nhăng bay bướm, mở miệng nói ra cũng có người nghe theo. Gặp nhiều sao xấu thì dễ bị họa vì miệng, gặp nhiều sao tốt thì ăn nói hùng hồn, đanh thép, nhiều người kính nể, giỏi về pháp lý, tranh chấp, đấu lý, dễ thành công khi làm những nghề cần ăn nói như quan tòa, luật sư, nhà giáo, chính trị gia
Được cảm ơn bởi: Phương An, Thao0808
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Ai thích sao "Thái dương" mời vào đàm đạo !

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thì dễ có Tứ Linh (vì luôn luôn có Long Trì, Bạch Hổ, Hoa Cái trong tam hợp. Bộ Tuế Phù Hổ khi ở Âm cung thì luôn luôn có Tứ Linh, khi tại Dương cung thì chỉ một trong ba sao Thái Tuế, Quan Phù hoặc Bạch Hổ mới có Tứ Linh). Sự xuất hiện của Tứ Linh là một ưu thế lớn của bộ Tuế Phù Hổ Long Cái vì Tứ Linh đem lại may mắn hanh thông về mọi mặt, chủ về công danh quyền thế khi gặp cát tinh hội họp và xa lánh sát tinh hãm địa (như Kình Đà, Không Kiếp, Hỏa Linh, hoặc Hình Riêu Hóa Kỵ hãm). Nếu có sát tinh hãm địa hội họp thì tuy làm suy giảm đi tính chất tốt đẹp về công danh, quyền thế, tài lộc nhưng cũng không đáng quá lo ngại vì Tứ Linh làm giảm bớt tai họa rất nhiều. Khi không có Tứ Linh tại cung nào thì cung đó thì cần phải xét kỹ xem có sự xuất hiện của sát tinh hãm địa hay không, rơi vào cung nào (Mệnh, Quan hay Tài), đặc biệt chú ý vị trí của Bạch Hổ (luôn có Tang Môn xung chiếu) và Thái Tuế ( luôn có Tuế Phá Thiên Hư xung chiếu) và tính chất đắc hãm của nó (Tang Hổ đắc tại Dần Thân Mão Dậu, Khốc Hư đắc tại Tí Ngọ Mão Dậu ). Có rất nhiều bộ sao xấu, đặc biệt liên quan đến Thái Tuế và Bạch Hổ cần nắm vững. Vị trí của bộ Tuế Phù Hổ không có Tứ Linh là vị trí cát phù hung diệt, gặp cát tinh hội họp thì sẽ tốt lên, gặp hung tinh hãm địa hội họp thì đưa đến chỗ tranh chấp, thị phi, kiện cáo, cãi vã, tù tội, bệnh tật, tai nạn, tang thương, làm ngăn trở mọi công việc, gây rắc rối tổn hại đến công danh, quyền thế, tài lộc tùy theo sao nào hội họp mà luận giải . Không có Tứ Linh tại Mệnh thì luận giải cũng khác với không có Tứ Linh tại Quan hay Tài. Mệnh Quan Phù Long Trì thì Thiên Di có Điếu Khách là nơi có khả năng gặp bộ Long Phương (Điếu Khách tại Âm cung là Mão Dậu Tỵ Hợi mới không gặp bộ Long Phương). Bộ Long Phượng là bộ cũng rất đẹp nên Mệnh Quan Phù Long Trì thường có ưu thế hơn Mệnh Thái Tuế (Di dễ có bộ Khốc Hư) hoặc Mệnh Bạch Hổ (Di có bộ Tang Hổ) trong môi trường giao tiếp ngoài xã hội, dễ hanh thông may mắn, ít phiền muộn hơn

Khi có Tứ Linh trong tam hợp thì cần chú ý đến bộ Long Phượng Giải Thần tọa thủ tại cung nào. Phượng Cát và Giải Thần luôn luôn đồng cung với nhau. Phượng Cát và Thiên Khốc luôn luôn tam hợp chiếu với nhau. Giải Thần là phúc tinh chủ giải trừ bệnh tật tai họa, gia tăng phúc thọ. Long Trì và Quan Phù luôn luôn đồng cung, vì đồng cung với Quan Phù và có Bạch Hổ tam hợp nên khi gặp Sát Tinh như Không Kiếp, Thiên Hình thì trở nên xấu

Nói chung bộ Tuế Phù Hổ Long Cái khi có bộ Long Phượng thủ chiếu Mệnh (ít nhất Long hoặc Phượng thủ) thì ôn hòa, lương thiện, hòa nhã, nhã nhặn. Tính chất này rất mạnh mẽ, cho dù có Không Kiếp Kỵ xâm phạm cũng là người ôn hòa, lương thiện.
Đàng hoàng, đứng đắn, đoan trang, không lăng nhăng bay bướm
[/highlight]Thông minh, tuấn dật, thanh tú, phong nhã, có văn chất
Bình tĩnh, trịnh trọng
Hay gặp may mắn, cuộc đời cho dù có chìm nổi cũng không đến nỗi bần cùng
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Ai thích sao "Thái dương" mời vào đàm đạo !

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái khó gặp Cô hay Quả (nếu có thì chỉ có một sao xung chiếu, riêng Thái Tuế thì không bao giờ gặp Cô Quả). Chỉ có Quan Phù ở Thìn Tuất Sửu Mùi thì bị Quả Tú xung chiếu và Bạch Hổ ỏ Dần Thân Tỵ Hợi bị Cô Thần xung chiếu, còn các vị trí khác thì bộ Tuế Phù Hổ không bao giờ bị Cô Quả chiếu thủ. Hai sao Cô Quả này ảnh hưởng đến tinh thần là chủ yếu khi đóng ở Mệnh, Thân, Bào, Phụ Mẫu, Tử Tức, Thiên Di, Phối, Nô, Phúc Đức. Vì có ý nghĩa cô độc, trơ trọi, lẻ loi, đơn chiếc, lạnh lẽo, hiếm hoi nên nếu không gặp cát tinh (chú ý điều này) thì có hại cho việc cầu hôn nhân, cưới hỏi, đoàn tụ, gây bất lợi cho cá nhân trong quan hệ ngoài xã hội, trong gia đình như trong tương quan giữa cá nhân với bạn bè, người giúp việc, người hôn phối, cha mẹ, con cái, anh em, họ hàng. Vì tránh được bộ Cô Quả thành ra người có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thường đỡ gặp lận đận hơn về các mặt đã nêu. Chú ý trường hợp Quan Phù hay Bạch Hổ gặp Cô hay Quả xung chiếu, đây là trường hợp rơi vào cung Thiên Di có Cô hay Quả thủ thì ra ngoài thông thường có nhiều bạn, có quan hệ rộng rãi, nhưng ít kết bạn thân, chọn lọc kỹ lưỡng. Nếu Di xấu thì ít được người giúp đỡ, thường phải tự lực là chủ yếu. Nếu Di tốt thì cũng được người giúp. Cô Thần gặp Quí Tinh đồng cung thì được nhiều người giúp đỡ. Quả Tú gặp Phá Toái đồng cung thì đi đường hay bị nguy hiểm, gặp Phục Binh đồng cung thì hay bị nói xấu, gặp Hóa Kỵ đồng cung thì thường bị người ghét bỏ



Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái không có Đào Hồng (ngoại trừ Thái Tuế Dần Thân thì giáp Đào Hồng). Điểm này cho thấy người có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thông thường không phải là người lăng nhăng bay bướm, không có sức thu hút đối với người khác phái, thông thường là người hành xử theo lý trí hơn là con tim

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái không có sao nào của bộ Tứ Đức. Đây là đặc điểm chính đưa tới người có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái khi không có Tứ Linh thì hành xử hoàn toàn theo lý trí, không nhân nhượng, không khoan dung độ lượng. Đối với một lá số tốt thì là người đứng ở vị trí trên mà phán xử kẻ dưới (như là luật sư, quan tòa, nhà cầm quyền ), còn đối với một lá số xấu thì là người hành xử quá khích để rồi lãnh hậu quả (như bị kiện thưa, tranh chấp, tù tội..) tùy theo sự hội họp của sao

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái không gặp đủ bộ Khốc Hư trừ Thái Tuế mới dễ có (Thái Tuế ở Dần Thân Thìn Tuất mới không có bộ Khốc Hư. Quan Phù và Bạch Hổ hiếm khi gặp bộ Khốc Hư vì không có Thiên Hư, nhưng dễ gặp Thiên Khốc chiếu). Đây cũng là điểm làm cho Thái Tuế hoặc Bạch Hổ khác với Quan Phù. Thái Tuế tại Âm cung thì luôn luôn có Khốc Hư đủ bộ (nhưng lại có Tứ Linh) trong khi tại Dương cung thì ở Tí Ngọ mới có bộ này, các vị trí khác thì chỉ có Thiên Hư. Tại Tí Ngọ thì Thái Tuế có Khốc Hư miếu địa đồng cung tại Di. Tại Mão Dậu thì Thái Tuế đồng cung với Thiên Khốc đắc địa, có Thiên Hư đắc địa xung chiếu. Bộ Tuế Phá Thiên Hư tại Di là bộ phá tán nếu Thiên Hư hãm địa, do đó người có Thái Tuế thủ Mệnh thì khi ra ngoài thường hay ưu tư, có nhiều điều phải lo lắng, phải đối phó, phải bận tâm, phiền não, thông thường thì khi tuổi trẻ hoặc trung niên thì thành bại bất nhất, phải muộn phát thì mới bền vững và bớt các thị phi sầu muộn. Nếu có đủ bộ thủ hoặc Mệnh thì trường hợp này càng rõ.

Khốc Hư Tí Ngọ tại Di thì ra ngoài có danh tiếng, nếu hội cùng cát tinh hoặc gặp Lộc Tồn, Hóa Lộc đồng cung hay xung chiếu thì càng nổi danh và giàu có nhưng phải muộn phát mới tốt.

Khốc Hư Mão Dậu tại Mệnh Di thì là người có chí lớn, có văn tài lỗi lạc, nói năng đanh thép, hùng hồn, thích hoạt động về chính trị nhưng cũng phải tiên trở hậu thành thì mới tốt. Nếu gặp Lộc Tồn hay Hóa Lộc đồng cung hoặc xung chiếu thì càng đa tài, càng nổi danh. Nếu gặp Hóa Quyền thì là cách Khốc Quyền, là người có công nghiệp lớn lao được ghi vào sử sách, minh danh vu thế
[highlight=#000080]Bạch Hổ thì luôn luôn có đủ bộ Tang Hổ và dễ bị Thiên Khốc chiếu nhưng không bao giờ gặp Thiên Hư tam hợp xung chiếu. Bạch Hổ tại Âm cung hoặc tại Thìn Tuất thì có Tứ Linh[/highlight]. Tại Tí Ngọ Dần Thân thì không có Tứ Linh. Tại Tí Ngọ thì Bạch Hổ hãm địa, không gặp Khốc Hư Cô Quả hay Thiên Mã. Tại Dần Thân thì Bạch Hổ đắc địa, gặp Cô Thần và Thiên Mã
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Ai thích sao "Thái dương" mời vào đàm đạo !

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Cung Mệnh Thân nằm trong tam hợp Thái Tuế

Người có cung Mệnh hay Thân tại đúng cung tuổi hay trong tam hợp cung tuổi trên địa bàn Tử Vi là được hưởng Thái Tuế, một ngôi vị thịnh vượng chính đáng cho người thọ hưởng được thỏa mãn hài lòng với vị trí của chính mình. Tuế Phù Hổ là người đáng trọng vì có tư cách nhân phẩm, không thể có đầu óc làm quấy, là người thành tâm thiện ý gánh vác trách nhiệm những công việc có tính cách lợi ích, chính nghĩa, không vị kỷ để rồi thành công đồng hưởng. Ðây là người nghĩ đến phận sự của mình như có trách nhiệm phải làm, một khi làm thì phải làm sao cho xứng đáng với tư cách nhân phẩm, đâu cần phải có Khoa Quyền Lộc, nếu có chi là gấm thêu hoa. Ðây là hạng người đáng trọng, là người tối thiểu có tư cách, từ người làm mướn cho đến tột đỉnh cao sang tùy theo địa vị thứ lớp người đó đứng trong xã hội. Số nào Mệnh Thân đồng cung tam hợp Thái Tuế nếu có thêm Ðẩu Quân thì dầu ở trong hoàn cảnh nào cũng không phải là thường nhân ti tiện, ít ra cũng đủ bổn phận, có danh gì với núi sông.

Thái Tuế: rất tự hào, tự coi mình như có trách nhiệm làm việc chính đáng. Không thể là người bất nhân nếu có Thái Tuế thủ Mệnh. Mệnh Thái Tuế gặp Thiên Khốc đóng (tuổi Dậu) cũng đưa thân thế lên hàng danh dự, chính nghĩa vang dội

Quan Phù: hành động chính đáng với sự suy tính kỹ càng, thận trọng trước khi hành động, là người sinh ra đã có một trách vụ gì với xã hội

Bạch Hổ: cương quyết, đầy tham vọng, cố gắng, hâm hở làm việc chính đáng, khi làm việc chính nghĩa thì ham mê làm với bất cứ giá nào, dẫu rằng có ý nghĩa vị tha nhưng cũng không ngoài thỏa mãn dục vọng. Người Bạch Hổ mang danh nghĩa khí nhưng còn để ý đến Quyền Lộc riêng tư. Nếu Bạch Hổ gặp Ðường Phù thì không nên quá tự hào coi hưởng thụ Lộc Tồn như thù lao xứng đáng với công khó nhọc mà mình đã xây đắp cho xã hội, tuy là người được ghi danh hậu thế nhưng nội tâm vẫn chưa cho phép mãn nguyện

Ba vị trí này luôn luôn được hưởng bộ Tứ Linh Long Phượng Hổ Cái đem lại sự vinh dự, may mắn, hưng vượng, thỏa mãn và đắc ý (bằng cách này hay cách khác) cho người được hưởng.

Tuy nhiên vì vòng Thái Tuế xuất phát từ địa chi (ngọn) nên chỉ là mong manh và là giai đoạn mà thôi, nên cần phải phối hợp thêm:

Thái Tuế + Tràng Sinh: tam hợp Sinh Vuong Mộ (Cục tuổi) tăng thêm sức mạnh cho tam hợp Thái Tuế; nên người được hưởng Thái Tuế mà có thêm tam hợp Tràng Sinh thì sẽ hơn hẵn những người không được Sinh Mộ Vượng tam hợp.

Thái Tuế + Quốc Ấn: được vòng Lộc Tồn (Thiên Can) tam hợp nên được hưởng Thái Tuế một cách chính đáng và bền bĩ; dành cho những tuổi được hưởng Lộc Tồn chính đáng.

Thái Tuế + Ðường Phù: chỉ sự phiếm hư không bền vững, thường xuyên có mặt Kình hoặc Ðà và Song Hao ở cảnh nghịch địa âm dương của Lộc Tồn; nên sự thụ hưởng Thái Tuế bị hạn chế, chỉ còn là những cơn mưa mát mát (danh dự) tạm bợ mà thôi, chứ không thể làm cho đất (Ðịa Chi) nẩy mầm xanh lâu dài được.

Thái Tuế + Không Kiếp: sinh bất phùng thời, có tài nhưng không được trọng dụng; nếu là tam hợp Thiếu Âm thì hay bị người qua mặt, lợi dụng mà phải chịu thiệt

_________________
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Câu lạc bộ - Giao lưu - Kết bạn”