Chữ ký muôn vẻ - Om mani padme hum

Khu vực dành cho các hoạt động offline, giao lưu, kết bạn, hội họp
thamlang
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 814
Tham gia: 14:26, 01/11/09

TL: Chữ ký muôn vẻ - Om mani padme hum

Gửi bài gửi bởi thamlang »

a hoá ra cvd là phụ nữ ah? xin lỗi vì bấy nay thất kính. tui tưởng anh bạn nào muốn trêu chọc tui nên mới dại dột trả lời như vậy , mong cô bỏ lỗi. thấy ghi tuổi 100 nhưng chắc là ko đến nên gọi là cô thôi.
Đầu trang

TPSM
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 156
Tham gia: 20:31, 23/04/09

TL: Chữ ký muôn vẻ - Om mani padme hum

Gửi bài gửi bởi TPSM »

cvd đã viết:Chỉ có hai chữ nhưng ý tứ rất sâu xa.

có nghĩa là không.
Ngại có hai nghĩa là ngăn trở hoặc e sợ.
Như vậy, vô ngại có nghĩa là không có gì ngăn trở hoặc không có gì e sợ.

Trong giáo lý nhà Phật có nói đến Thập địa vị nghĩa là mười địa vị tu tập của Bồ-tát với mục đích giữ gìn pháp bảo, nuôi dưỡng pháp bảo và khiến cho pháp bảo sớm được sanh trưởng để kết thành quả giác ngộ. Trong đó, thiện huệ địa (sàdhumatì-bhùmi), cũng gọi là thiện tại ý địa hay thiện căn địa, là địa vị phát khởi trí tuệ một cách linh hoạt khéo léo (thiện tại ý). Bồ-tát ở ngôi vị này là nhờ phát chiếu trí tuệ một cách vi diệu và tự tại, cho nên đã thành tựu được bốn biện tài vô ngại để độ chúng sanh. Cũng nhờ thành tựu được bốn biện tài vô ngại, Bồ-tát thuyết pháp rất lưu loát, nói năng rất khéo léo và linh hoạt. Trong bất cứ trường hợp nào, Bồ-tát thuyết pháp không bao giờ bị vấp ngã, nên gọi là thiện huệ địa.

Bốn biện tài vô ngại nghĩa là bốn tài năng biện thuyết pháp rất lưu loát và thông suốt mà không bị chướng ngại.

Bốn biện tài vô ngại gồm có:

- Pháp vô ngại là tất cả pháp đều thông suốt.
- Nghĩa vô ngại là tất cả nghĩa lý đều sáng tỏ.
- Từ vô ngại là trình bày rất mạch lạc và văn pháp rất rõ ràng dễ hiểu.
- Nhạo thuyết vô ngại là thuyết pháp mãi không bao giờ hết ý và hết lời.

CVD chắc cãi chồng vô đối, đáng thương thay cho anh nào đấy....:))
Đầu trang

cvd
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 954
Tham gia: 14:33, 10/07/09

TL: Chữ ký muôn vẻ - Om mani padme hum

Gửi bài gửi bởi cvd »

@ hatter
Chị có cậu em cũng cỡ tuổi của hatter, cho nên em kêu chị bằng chị là tốt lắm rồi, đừng kêu cô nữa nha ^^
@ thamlang
Chỗ chị em phụ nữ với nhau cả, thamlang khách sáo quá à ^^
@ TPSM
Quá khen, quá khen hihi, là cvd học tập theo TPSM đó, nỗ lực lắm nhưng vẫn còn thua đằng ấy xa. Uhm, nói về tài cãi chồng thì TPSM mới thật là vô đối ^^
Đầu trang

thamlang
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 814
Tham gia: 14:26, 01/11/09

TL: Chữ ký muôn vẻ - Om mani padme hum

Gửi bài gửi bởi thamlang »

cvd: tôi là đực rựa, chị em gì , 7 vía non đấy.
Đầu trang

cvd
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 954
Tham gia: 14:33, 10/07/09

TL: Chữ ký muôn vẻ - Om mani padme hum

Gửi bài gửi bởi cvd »

thamlang đã viết:cvd: tôi là đực rựa, chị em gì , 7 vía non đấy.

Oh, thiệt sao? Thế thì chữ "thị" trong "Thị trung cư sĩ" biết giải thích như thế nào?
Đầu trang

thamlang
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 814
Tham gia: 14:26, 01/11/09

TL: Chữ ký muôn vẻ - Om mani padme hum

Gửi bài gửi bởi thamlang »

vậy thì phải nhờ các thành viên của diễn đàn rồi. tất nhiên tôi biết cũng như Apolo biết VÔ NGẠI là gì nhưng vẫn muốn mọi ng phân tích xem sao?
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Ngư Hóa Long
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 944
Tham gia: 19:07, 01/06/09
Đến từ: Thái Bình Dương

TL: Chữ ký muôn vẻ - Om mani padme hum

Gửi bài gửi bởi Ngư Hóa Long »

Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ 3 tu chùa!
Tu chùa là gì: Chùa là nơi thanh tịnh dành cho bậc tu hành. Người xuất gia là người xa lìa những ham muốn, dục vọng, từ bỏ những duyên trần chuyên tâm cầu đạo, cầu giải thoát. Giải thoát ở đây nghĩa là rốt ráo, tâm thanh tịnh, như như, tâm vô ngã, không còn thấy có cái riêng của ta, không còn thấy cái của người, không còn thấy có trong ngoài, sạch bẩn, tâm vô sai biệt. Bởi vì do tàng thức do trí phân biệt mà sinh ra, có cái gọi là sạch nên có cái bẩn, có cái gọi là thiện nên sinh ra cái ác, có cái giữ lấy ngộ nhận là của riêng nên có cái chung. Tâm chúng sinh là vậy, khi mắt nhìn thấy liền khởi phân biệt là cái a, rồi liên tưởng đến cái b, rồi con ngựa ý nghĩ nó rong ruổi khắp hang cùng ngõ hẻm. Tương tự với tai, mũi, lưỡi, thân, miệng v.v... Người xuất gia cầu đạo giải thoát là cầu trí vô sai biệt, vì không khởi tâm phân biệt nên không sinh ra khổ đau, vì không phân biệt mà tâm chân như mà tâm chân như là không có sinh diệt. Người xuất gia ở chùa là muốn để chuyên tâm tu tập. Nhưng nếu không chuyên tâm tu tập thì chẳng khác gì người thế tục còn tai hại hơn mà người đời gọi là "đồ ăn hại". Đồ ăn hại là sao? sống không làm được việc gì? chỉ có hưởng thụ. Ăn của người ta cúng dường mà không làm việc gì có lợi ích cho mình cho người. Đã đến chùa là phải cầu giải thoát, giải thoát để độ mình độ người. Giới luật Phật đặt ra để giúp mình giữ được khỏi xa đọa. Chẳng hạn như hàng ngày bậc xuất gia phải làm như sau: Như khi thức dậy, thấy mình đã tỉnh thức, hơi thở còn, sự sống còn người đó đọc kệ: Giờ đây tôi tỉnh thức, xin nguyện cho mọi người, tâm ý luôn thức tỉnh, giải thoát khỏi vô minh. Đến khi ăn cơm, đức Phật dạy: Trước khi ăn phải thực hiện tam đề ngũ quán. Tam đề là 3 miếng đầu, miếng thứ nhất nguyện từ bỏ hết thảy việc xấu, miếng thứ hai nguyện làm tất cả các việc lành, miếng thứ ba nguyện độ hết thảy chúng sinh. Ngũ quán là 5 việc phải xét; việc thứ nhất là xét xem mình có đủ đức hạnh để ăn bát cơm này không, việc thứ hai vì đâu có bát cơm này, từ người nông dân trồng lúa, đến người xay xát, đến người bỏ tiền mua, đến người đem đến cúng dàng. Việc thứ ba phải xét tâm khi ăn, không được ăn tham, ăn nhiều, không được chán ngán. Thức ăn để nuôi thân qua ngày để tu tập, ăn vừa đủ. Việc thứ tư coi thức ăn như vị thuốc để chữa bệnh đói. Việc thứ năm vì muốn thành tựu đạo nghiệp, muốn cứu độ mình độ người mà thọ nhận bữa cơm này. Xuất gia có 3 nghĩa; -Ra khỏi nhà thế tục: Ra khỏi nhà thế tục, lìa bỏ gia đình, danh lợi trong cuộc sống tầm thường, bỏ luôn cả họ tên để lấy họ Thích và pháp danh do Sư Trưởng đặt cho. Mọi liên hệ gia đình họ hàng từ nay chấm dứt, để tu hành tự giác giác tha, làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, không phân biệt thân sơ. -Ra khỏi phiền não:Ra khỏi nhà phiền não đau khổ nung nấu từ khi mới sinh ra, bị trói buộc trong những sợi giây của tiền bạc, danh vọng, nhà cửa, gia đình, vợ con, ăn ngon mặc đẹp, giao dịch... từ nay xin bỏ hết để tìm đường thoát khổ nạn sinh tử luân hồi cho mình và tất cả chúng sinh - Ra khỏi vô minh:Ra khỏi nhà vô minh tăm tối đã giam hãm chúng sinh trong ba cõi, sáu đường vì tham sân si... nay quyết tâm tu hành, dứt trừ vô minh, để tìm ra ánh sáng của Chân lý, đạt đến chỗ giác ngộ và giải thoát. Tóm lại: Tu chùa là chuyên tâm tu niệm, bỏ ngoại duyên. Giống như một người chỉ làm một công việc. Chỉ có việc tu mà không tu được thì thôi.
Tu Chợ là gì: Khi ra đến chợ, hay ra ngoài xã hội, tiếp xúc đủ mọi thành phần, giữ được mình trong ngọc trắng ngà, không gian manh, cướp đoạt, không khoác lác, hàng tôm hàng cá, không đồng lõa với những thói hư tật xấu. Người có ý chí sẽ không bị nhiễm ô.
Tu nhà là gì: Đối mặt với cuộc sống hiện tại, lo cơm ăn, lo áo mặc, lo chỗ ở, quan hệ gia đình, tâm yêu ghét, giận hờn, đối mặt với cám dỗ. Gần như lúc nào cũng phải lo. Từ mở mắt thức giấc là đã phải lo, đến khi tối nằm ngủ cũng còn phải lo ngày mai làm gì. Vậy mà tu được mới là giỏi. Mà tu là tự mình chiến thắng bản thân. Ngươi tu phải có thời gian biểu để bắt mình phải theo. Nếu không có thời gian biểu thì mọi sinh hoạt sẽ bị xáo trộn, lúc thì ngủ nhiều quá, lúc thì chơi nhiều quá v.v... Người tu phải có lập trường; đối với bố mẹ phải hiếu kính, nhưng không phải hiếu kính là cái gì cũng nghe, cũng làm theo một cách mù quáng, đối với vợ con phải yêu chiều, nhưng không phải để vợ lấn lướt làm trái đạo lý. Lúc làm việc phải nghiêm túc không để tình riêng, sở thích riêng bắt cái thân này chạy theo. Đến việc tu đạo, lúc nào cũng phải cứu xét tâm mình, theo dõi tâm. Khi cần suy nghĩ thì suy nghĩ. Khi suy nghĩ xong liền bỏ, đừng để con ngựa tâm thức, con khỉ ý nghĩ nó dong chơi. Đến khi giật mình không biết ta là ai. Dành thời gian rảnh cho việc niệm phật, cho việc tham thiền. Ngài Trần Nhân Tông có câu:"Đối cảnh vô tâm, mạc vẫn thiền". Nếu thấy cảnh vật, thấy việc khách quan đem lại mà không khởi ý nghĩ theo. Việc gì đã xong là xong, giống như mặt gương khi có người đến soi thì có hình khi soi xong rồi không còn lưu lại ảnh. Nếu thấy một sự việc mà cứ suy nghĩ mãi không thôi thì rơi vào vòng luẩn quẩn mà thôi. Người ở tại gia, tu nhà mà giữ được mình như vậy đáng gọi là Bồ Tát. Trong kho tàng kinh điển có Kinh Duy Ma Cật, Trưởng giả Duy Ma Cật là bậc hóa thân của Phật, hiện thân là người tại gia nhưng đối cảnh vô tâm. Trí tuệ biện tài vô ngại, ngài giả bị bệnh, đức Phật cử mọi người đến thăm ông nhưng ai cũng sợ, không dám đi vì ngài Duy Ma Cật biện tài vô ngại, hễ khởi tâm niệm gì là ngài đều biết. Cuối cùng Bồ Tát Văn Thù cũng là bậc hóa thân Phật phải đảm trách việc đi thăm. Vì chỉ có ngài Văn Thù hay đức Phật mới có thể thăm bệnh để hỏi chuyện ngài Duy Ma Cật. Giờ là thời kỳ mạt pháp, Đức Phật chỉ dạy giáo pháp như một con thuyền đang ở cảng, chuyến tàu cuối cùng, để đón những người biết tu đi sang bờ kia giải thoát. Ai khéo tu thì đi luôn, không đợi những ai biện những lý do tôi còn nhiều việc lắm, không thể tu được. Người không tu thì đọa lạc trôi vòng trong sáu nẻo luân hồi mà thôi. Chỉ có làm thân người mới có thể tu được. Còn khi đã bị đọa lạc ngã quỷ, súc sinh hay an nhàn trên các cõi trời thì không có thời gian để tu đâu. Mọi người nên tinh tấn tu hành
Được cảm ơn bởi: thamlang
Đầu trang

find
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 495
Tham gia: 15:42, 04/03/10

TL: Chữ ký muôn vẻ - Om mani padme hum

Gửi bài gửi bởi find »

Thấy Apollo có chữ ký là Vô Ngại, find lại cứ tưởng apollo đến từ bản Vô Ngại ở Tiên Yên hay Hoành Mô gì đó của Quảng Ninh. Đi từ Hà Lâu lên bản Vô Ngại theo đường mòn thì đúng là Qúa Ngại.
Hôm nay mới vào đây lần đầu thì đạo cô lại bỏ đi rồi.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
autumn
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 84
Tham gia: 15:30, 27/05/09

TL: Chữ ký muôn vẻ - Om mani padme hum

Gửi bài gửi bởi autumn »

Xin lỗi cho e hỏi, cái dòng: " Om mani padme hum" có phải đọc là "án ma ni, bát mê hồng" hok ah :D
Đầu trang

TrungThienDia
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 392
Tham gia: 08:56, 30/08/09

TL: Chữ ký muôn vẻ - Om mani padme hum

Gửi bài gửi bởi TrungThienDia »

"Ngày xưa có một ông lão tu hành rất chân thật, nên lúc nào ông cũng không rãnh rỗi. Ông lão làm gì? Ông lão trì chú, tức là trì “Lục Tự Đại Minh Chú.” Nhưng ông lão tu hành này niệm không đúng. Bởi vì ông đã không hỏi cho rõ ràng cách đọc như thế nào, mà lại tự ý đặt ra. Hoặc là ông có hỏi qua, nhưng vì trí nhớ không mấy gì tốt, cho nên người ta dạy: khi chữ khẩu ( ) bên cạnh chữ Án ( ) thì có âm đọc là Án ()Vì thế mà ông nghĩ rằng khi chữ khẩu có thêm chữ Ngưu ( ), thì nhất định cũng đọc là Ngưu. Thật ra chữ đó không phải phát âm là Ngưu ( ) mà có âm đọc là Hồng ( ). Thế là ông lão niệm câu chú Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu. Ông lão cứ như vậy mà niệm rất thành tâm, rất hứng thú. Với lòng nhiệt tâm và nghị lực trì niệm của ông, thì thật là bao nhiêu sức mạnh của chữ ngưu ( trâu ) đó như phát xuất ra vậy.

Ông lão không những chỉ niệm lấy có, mà mỗi ngày ông đều niệm đến cả trăm ngàn lần câu Án Ma Ni Bát Di Ngưu này. Sau khi niệm cả trăm ngàn lần như thế, ông cho rằng quá phiền phức nếu niệm mà dùng xâu chuỗi để tính đếm. Cho nên ông bắt đầu dùng trăm ngàn hột đậu nành để đếm khi niệm chú. Thế rồi mỗi lần niệm xong một câu, ông dời một hột đậu qua một bên. Vì làm như vậy thì sẽ không bị sai sót chi. Niệm một câu thì dời một hột đậu qua một bên. Ông cứ như vậy mà niệm. Niệm tới niệm lui và quả là đã có linh nghiệm thật. Ông niệm cho đến khi các hạt đậu tự động nhảy qua mà không cần dùng tay dời chúng. Ông niệm một câu Án Ma Ni Bát Di Ngưu (trâu), thì ngưu này nhảy qua. Niệm thêm một câu Án Ma Ni Bát Di Ngưu, thì thêm một ngưu nữa lại nhảy qua. Cứ như thế mà tiếp tục niệm tới niệm lui, niệm cho tới khi hào quang xanh sắc xanh, hào quang vàng sắc vàng, hào quang hồng sắc hồng- gồm cả năm hào quang và mười màu sắc đó bao phủ quanh ông. Lúc đó, ông càng niệm lại càng hân hoan hơn: Thật là vui quá! Thử tưởng tượng xem! Các hột đậu mà lại có thể tự động nhảy từ bên đây qua bên kia. Chính ông cũng không ngờ rằng sự linh nghiệm của câu chú, đã khiến các hột đậu trở nên linh hoạt đến nỗi có thể tự động di chuyển được.

Rồi vào một ngày nọ, lại có một lão đạo sĩ khác, nhận thấy bầu trời trên đỉnh núi có một luồng khí sắc tía. Sự hiển hiện của luồng khí sắc tím cuộn xoáy là nhất định phải có một vị chân tu đang tu tập trên đó. Cho nên lão đạo sĩ này bèn đi đến đó xem thử. Đến nơi thì thấy chỗ ở rất đơn sơ, chỉ là một túp lều tranh nhỏ. Lúc ông nhìn vào bên trong thì thấy có một ông già đang niệm Án Ma Ni Bát Di Ngưu và cũng thấy các hạt đậu tự động nhảy qua. Ông lắng nghe, lắng nghe. Và khi ông già đó đã xong khóa trì niệm trăm ngàn biến Án Ma Ni Bát Di Ngưu, đến chữ Ngưu cuối cùng, ông khách bèn hỏi: Ông đang làm gì vậy?

- Tôi niệm Lục Tự Đại Minh Chú.

- Ông niệm như thế nào?

- Thì niệm - Án Ma Ni Bát Di Ngưu.

- Ông niệm sai rồi! Không phải là Án Ma Ni Bát Di Ngưu đâu!

- Vậy thì là gì?

- Là Án Ma Ni Bát Di Hồng.

- Ồ!

Rồi sau đó ông lão niệm Án Ma Ni Bát Di Hồng. Nhưng khi niệm chữ Hồng, các hạt đậu chẳng động đậy chút nào. “Ủa! HỒNG không làm chúng di động.” Ông lão nói:

“Thấy chưa? Khi tôi niệm Án Ma Ni Bát Di Ngưu, thì đậu của tôi tự động di chuyển. Nhưng khi tôi niệm Án Ma Ni Bát Di Hồng thì các đậu này làm lơ với tôi, chẳng thèm nhúc nhích chi hết. Vậy thì tôi sẽ tiếp tục niệm theo cách của tôi - Án Ma Ni Bát Di Ngưu cho rồi!”

Thật ra ông lão này vốn là không biết chữ, tuy niệm Án Ma Ni Bát Di Ngưu, mà ông cũng đắc được tam muội. Từ đó chúng ta thấy rằng: Nhất thiết duy tâm tạo - Tất cả đều do tâm tạo. Nếu quý vị niệm không đúng, nhưng không phải là vì quý vị cố ý, thì đó không phải lỗi của quý vị. Bởi vậy không có sao đâu. Chỉ cần quý vị thành tâm thôi. Cho dù như quý vị có niệm sai đi nữa, thì vẫn được cảm ứng như thường. Đó là bởi các vị Thần Chú biết quý vị không phải cẩu thả. Trong trường hợp này, cho dù nếu có trì niệm không đúng hoàn toàn, nhưng cũng vẫn được cảm ứng như nhau"
Được cảm ơn bởi: autumn
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Câu lạc bộ - Giao lưu - Kết bạn”