Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Khu vực dành cho các hoạt động offline, giao lưu, kết bạn, hội họp
Hình đại diện của thành viên
tulang
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2373
Tham gia: 15:00, 20/07/11

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi tulang »

hoangloi8978 đã viết: 16:56, 28/06/17 Chủ nhật tuần này là đám hỏi của em rồi.
Hình ảnh
Cô dâu chú rễ thật đẹp đôi ! Tình yêu và tuổi trẻ là hai thứ toát ra rực rỡ, rạng ngời trên khuôn mặt hai bạn ... hà hà hà ... Làm Tulang tôi nhớ đến những ngày tháng xa xôi ... Không biết bao nhiêu nước đã chảy qua cầu rồi ... hà hà hà ...
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tulang
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2373
Tham gia: 15:00, 20/07/11

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi tulang »

TÂM SỰ EVA
LẤY CHỒNG RỒI EM ĐƯỢC GÌ?
Đôi khi lắng lại suy nghĩ.. Kết hôn rồi em có được gì? Đột nhiên cảm thấy như mình mơ hồ.
Vì ai em phải rời xa cha mẹ, rời xa căn nhà thân yêu của mình, để bước vào một thế giới mới lạ.
Vì ai mà em phải cố gắng làm hài lòng gia đình người khác. Phải luôn miễn cưỡng gượng cười.
Em như một đứa trẻ lạc đường. Vì cuộc sống hơn 20 năm của mình, bị thay đổi chỉ trong nháy mắt.
Vì ai em phải 10 tháng mang thai, 1 ngày vượt cạn? Cam tâm tình nguyện đón nhận những nỗi đau mà người chồng không thể tưởng tượng nổi. Chỉ để sinh cho anh ta 1 đứa con máu mủ của mình.
Để rồi sau đó như 1 điều hiển nhiên. Thân hình em tàn tạ, ngực chảy xệ, bụng rạn nứt. Để rồi 1 ngày nào đó đột nhiên anh ta ruồng bỏ em?
Vì chồng vì con thậm chí em có thể rời xa những cuộc vui bạn bè. Tạm biệt đam mê và vui thú thời còn trẻ.
Người ta nói phụ nữ sau khi sinh con thật ngốc nghếch. Và em cũng ko ngoại lệ, là cô gái ngốc nghếch ấy
E đã từng kiêu hãnh. E đã từng có mơ ước. Em cũng đã từng có nhan sắc yêu kiều.
Và rồi kết hôn xong em chẳng còn nghiêng nước nghiêng thành. Gia đình nhỏ giờ là điều quý giá nhất của em. Chỉ vì muốn có được tấm chân thành của ai. Mà e đã trở nên thật tầm thường.
E đã từng tiêu xài ko cần suy nghĩ. Chuyện gì cũng chẳng cần bận tâm. Nhưng giờ đây em ko có thu nhập. Đến chi tiêu cũng phải lo nghĩ. Sợ anh nói em tiêu xài hoang phí.
Em bắt đầu quen với việc đi chợ cò kè bớt 1 thêm 2. Những điều mà trước đây em chưa từng biết đến.
Cuối cùng đến cả việc tránh thai cũng là 1 mình người phụ nữ là em phải đối mặt. Nào là đặt vòng, nào là thắt ống dẫn trứng. Nào có mấy người đàn ông dám vì người phụ nữ của mình mà thắt ống dẫn tinh.
Một người phụ nhữ có đáng phải gánh chịu những điều đó ko? Người đàn ông em yêu liệu có đau lòng trước những vất vả mà em trải qua ko?
Ko bao giờ đâu em ơi! Họ coi đó là điều hiển nhiên e phải làm. Đơn giản vì em là vợ của họ cơ mà.
Liệu rằng những ngày em đến tháng. Họ có giúp em giặt quần áo, giúp em rửa chân. Khi em ốm đau, liệu họ có quan tâm vỗ về em hay ko?
Anh ấy có bao giờ để ý và mua cho em những đồ em muốn. Nhưng lại chẳng bao giờ em dám mua chưa? Có bao giờ anh ấy đưa tiền cho em và nói rằng em hãy đi mua những gì mình thích và rằng vợ của anh ấy nhất định phải luôn xinh đẹp hay không?
Người đàn ông của em có làm những điều lãng mạn như hồi còn yêu? Có quan tâm điều mà 1 người phụ nữ mong muốn ko? Hay là người đàn ông của em sẽ là người đưa hết lương cho vợ. Về tới nhà sẽ nhận hết việc vào mình. Cùng em chăm sóc con cái. Và trở thành người chồng mẫu mực trong mắt mọi người?
Đàn ông đều nghĩ rằng hằng ngày họ đi làm kiếm tiền đã đủ vất vả rồi. Nên cho mình quyền được hưởng sự phục vụ tận răng của người vợ "nhàn rỗi".
Anh ta vốn ko thể tưởng tượng, cũng chưa từng thử nghĩ xem, người phụ nữ của mình đã trải qua 1 ngày như thế nào.
Tất cả những gì hôn nhân mang lại cho người phụ nữ. Chỉ là một con số âm ngày càng lớn. Mệt mỏi thì nhiều mà tự do thì ít. Gánh nặng trách nhiệm thì nhiều mà sự phóng khoáng cho bản thân thì ít.
Hãy dành 1 chút thời gian mà chăm sóc nhan sắc và tâm hồn mình đi em nhé! Nếu em ko biết tự yêu lây chính bản thân mình. Sẽ ko có ai yêu thương em đâu!
(st)
Đầu trang

hoangloi8978
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1215
Tham gia: 22:07, 08/10/10

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi hoangloi8978 »

Đám hỏi của vợ chồng em hôm nay hihi

Hình ảnh
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tulang
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2373
Tham gia: 15:00, 20/07/11

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi tulang »

hoangloi8978 đã viết: 16:54, 02/07/17 Đám hỏi của vợ chồng em hôm nay hihi

Hình ảnh
Tuyệt vời !!! Chúc mừng hai bạn ...
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tulang
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2373
Tham gia: 15:00, 20/07/11

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi tulang »

1. Hồi bé thầy bói bảo : "Lớn lên sẽ theo nghiệp cầm phấn!". Cứ ngỡ theo nghiệp Giáo viên ai dè trông xe hội chợ

2. Thầy bói bảo : "Sau này một tay đưa Đất nước vào Khuôn khổ". Cứ ngỡ sẽ thành Thủ tướng, Bộ trưởng, Chính trị gia... Hoá ra sau đi đóng gạch làm lò...

3. Thầy bói bảo : "Tướng này về sau Uy lực hơn người, hàng ngày đè đầu vít cổ thiên hạ không ai cưỡng lại!". Cứ tưởng tầm thường cũng phải làm đến quan huyện quan xã, ai dè theo nghề cắt tóc cạo râu vỉa hè!

3. Thầy bói bảo : "Lớn lên sẽ có công việc sáng loà!". Cứ tưởng sẽ thành Minh tinh Sân khấu hoá ra sau theo nghiệp Thợ hàn....

5. Thầy bói bảo : "Lớn lên sẽ đi Xế hộp, có lái xe riêng, tay lúc nào cũng cầm 1 cục tiền". Tưởng làm Sếp lớn ai dè làm lơ xe bus.

6. Thầy bói bảo: "Lớn lên sẽ làm Phi hành gia". Bố mẹ rưng rưng nước mắt nghĩ đến viễn cảnh con mình bay vào vũ trụ, ra sức bồi dưỡng tài năng. Nào ngờ giờ làm thuê cho hàng xôi xéo, ngày ngày ôm chảo mỡ phi hành!

7. Thầy bói bảo: "Lớn lên sẽ làm công ty lớn, hàng ngàn nhân viên, lúc nào cũng mặc đồng phục chuyên nghiệp vô cùng, vi vu khắp mọi miền tổ quốc". Tưởng ít nhất cũng lọt vào Viettel hay VNPT, ai dè làm Xe ôm chạy Grab tối ngày!

8. Thầy bói bảo : "Lớn lên cuộc sống Nhàn tản, thức đêm ngủ ngày, 2 tay đầy Thư hoạ, lưng đeo túi gấm cuối ngày đi lãnh Tài bạch Kim ngân". Tưởng sinh vào nhà Quyền quý sẵn của ăn của để, bầu rượu túi thơ Cầm Kỳ Thi Hoạ, ai dè Tay chân Xăm trổ làm...Cầm Đồ Thu Họ hỡi ôi...

9. Thầy bói phán: "Lớn lên nhanh nhẹn, hoạt bát, đi khắp muôn nơi trên tay luôn cầm tiền tỉ." Tưởng là đại gia đi đầu tư bất động sản ai dè làm thằng bán vé số.

10. Thầy bói bảo: "Lớn lên con theo nghiệp bàn giấy, tính toán số má nắm trong tay nguồn tiền khổng lồ", tưởng lớn lên làm CFO, giám đốc tài chính ai dè làm mụ ghi lô đề. Nhục.

11. Thầy bói bảo: "Số con tài hoa hơn người, có Quốc Ấn đóng ở sao chủ mênh", tưởng lớn lên theo đường chính trị bét cũng bộ trưởng rồi lên chủ tịch nước, ai dè làm chân văn thư chuyên đóng dấu cồm cộp.

12. Thầy bói phán "Số con là tướng tài hoa hiếm gặp, góp phần thay đổi lịch sử quốc gia" tưởng lớn lên sẽ như bác Giáp hay bác Hồ, ai dè làm nhân viên edit hậu kỳ ở xưởng phim tài liệu.

13. Thầy bói phán "Mai này lớn lên quanh con tiền vàng nhiều không kể xiết", tưởng bố mẹ khi đó sẽ thành đại gia, ai dè, cả nhà chuyển sang bán vàng mã.

14. Thầy bói bảo "Sau này lớn cậu có tài kinh bang tế thế. Toàn phụ người chứ không bao giờ để người có cơ hội phụ mình", tưởng sẽ trở thành bậc vĩ nhân lạnh lùng ai dè là thằng phụ hồ xách vữa suốt.

15. Thầy bói bảo "Số thằng này đào hoa, bao quanh toàn gái đẹp tam cung lục viện", tưởng thành thiếu gia chén hotgirl như bánh rán ai dè chỉ là thằng like dạo với chuyên add friend gái xinh.

16. Thầy bói phán "Số anh mai này cực hiên ngang, đầu đội trời chân đạp đất", tưởng hoành tráng lắm, rồi sao, giờ không có dép mà đi luôn, mũ cũng mất luôn.

17. Thầy bói bảo "Lớn lên giỏi lắm, nói 1 lời cả ngàn người lắng nghe", ai dè sau này đóng đinh nghề đọc loa phường ở uỷ ban.
St
Đầu trang

hoangloi8978
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1215
Tham gia: 22:07, 08/10/10

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi hoangloi8978 »

CÂU CHUYỆN CẦN CHO NHỮNG AI ĐANG MẤT ĐỘNG LỰC TRONG CUỘC SỐNG!!!

Đây là câu chuyện cảm động có thật do một tiến sĩ của ĐH Harvard kể lại. Anh là An Kim Bằng. – Tiến sĩ An Kim Bằng (Jinpeng An), người Trung Quốc, tốt nghiệp toán học tại Đại học Harvard. Câu chuyện được bắt đầu như sau (không phải ai cũng có đủ kiên nhẫn và thời gian để đọc hết câu chuyện này, nhưng bạn hãy cố gắng vì 1 lý do gì đó mà bạn có duyên với câu chuyện này)

Ngày 5/9/1997, là ngày tôi rời gia đình đi nhập học ở Đại học Bắc Kinh, khoa Toán. Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát gia đình tôi. Người mẹ chân thập thễnh của tôi đang nấu mì sợi cho tôi, những bột mì này có được nhờ mẹ đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm, chân mẹ bị thương vì mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân.

Bưng bát mì, tôi đã khóc. Tôi buông đũa quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân sưng phồng lên to hơn cả cái bánh bao của mẹ, nước mắt rơi xuống đất…
Nhà tôi ở Thiên Tân, làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh, tôi có một người mẹ tốt nhất thế gian tên là Lý Diệm Hà. Nhà tôi vô cùng nghèo khó.

Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi, tôi bốn tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại, những món nợ trong nhà lớn dần theo năm. Khi bảy tuổi, tôi được đi học, học phí là mẹ vay người khác. Tôi thường đi nhặt những mẩu bút chì bạn bè vứt đi, dùng dây buộc nó lên một cái que rồi viết tiếp, hoặc dùng một cái dây chun xoá sạch những cuốn vở bài tập đã viết, rồi viết lại lên đó, mẹ thương tôi đến mức, cũng có lúc đi vay vài hào của hàng xóm để mua vở và bút chì cho tôi.

Nhưng cũng có những khi mẹ vui vẻ, là khi bất kể bài kiểm tra nhỏ hay kỳ thi lớn, tôi luôn đứng đầu, toán thường được 100/100 điểm. Dưới sự khích lệ của mẹ, tôi càng học càng thấy ham thích. Tôi thực sự không hiểu trên đời còn có gì vui sướng hơn được học hành.
Chưa đi học lớp một tôi đã thông thạo cộng trừ nhân chia và phân số, số phần trăm; khi học Tiểu học tôi đã tự học để nắm vững Toán Lý Hoá của bậc Trung học Phổ thông; Khi lên trung học, thành phố Thiên Tân tổ chức kỳ thi vật lý của bậc Trung học, tôi là đứa học trò nông thôn duy nhất của cả năm huyện ngoại thành Thiên Tân được giải, một trong ba người đỗ đầu. Tháng 6 năm đó, tôi được đặc cách vào thẳng trường Trung học số 1 danh tiếng của Thiên Tân, tôi vui sướng chạy như bay về nhà.

Nào ngờ, khi tôi báo tin vui cho cả nhà, mặt bố mẹ chất chứa toàn những đau khổ; bà nội vừa mất nửa năm, ông nội đang gần kề cái chết, nhà tôi đã mắc nợ tới hơn mười nghìn Nhân dân tệ rồi. Tôi lặng lẽ quay về bàn học, nước mắt như mưa suốt một ngày.
Đến tối, tôi nghe thấy ở ngoài nhà có tiếng ồn ào. Thì ra mẹ tôi đang định dắt con lừa con của nhà đi bán, cho tôi đi học, nhưng ba tôi không chịu. Tiếng ồn ào làm ông nội nghe thấy, ông đang bệnh nặng, trong lúc buồn bã ông đã lìa đời.
Sau lễ an táng ông nội, nhà tôi lại mắc thêm vài nghìn tệ tiền nợ nữa.Tôi không còn dám nhắc đến việc đi học nữa, tôi cất “Giấy báo nhập học” thật kỹ vào vỏ gối, hàng ngày tôi ra đồng làm việc cùng mẹ.

Sau hai hôm, tôi và ba tôi cùng lúc phát hiện ra: con lừa con biến mất rồi. Ba tôi sắt mặt lại, hỏi mẹ tôi:
- Bà bán con lừa con rồi à? Bà bị thần kinh à? Sau này lấy gì kéo, lương thực hoa màu bà đẩy xe tay nhé, bà tự cõng nhé? Bà bán lừa một hai trăm bạc liệu cho nó học được một học kỳ hay là hai học kỳ?
Hôm đó mẹ tôi khóc, mẹ tôi dùng một giọng rất dữ dội rất hung dữ để gào lại ba tôi:
- Con cái mình đòi đi học thì có gì sai? Nó thi lên được trường số 1 của thành phố nó là đứa duy nhất của cả huyện này đấy, tôi không thể để cho tiền đồ của nó bị lỡ dở được. Tôi sẽ dùng tay đẩy, dùng lưng vác, để cho nó đi học…
Cầm sáu trăm tệ mẹ vừa bán lừa, tôi thật sự chỉ muốn quỳ xuống dập đầu trước mẹ. Tôi đã thích được học quá rồi, mà còn học tiếp, thì mẹ sẽ khổ sở bao nhiêu, vất vả bươn chải thêm bao nhiêu?

Mùa thu năm đó tôi quay về nhà lấy áo lạnh, thấy mặt ba tôi vàng như sáp, gầy da bọc xương đang nằm trên giường sưởi. Mẹ bình thản bảo: “Có gì đâu, bị cảm, sắp khỏi rồi”. Ai ngờ, hôm sau tôi xem vỏ lọ thuốc của ba, thì thấy đó là thuốc ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Tôi kéo mẹ ra ngoài nhà, khóc hỏi mẹ mọi chuyện là thế nào, mẹ bảo, từ sau khi tôi đi học, ba bắt đầu đi ngoài ra máu, ngày càng nặng lên.
Mẹ vay sáu nghìn tệ đưa ba lên Thiên Tân, Bắc Kinh đi khắp nơi, cuối cùng xác định là u nhu ruột bowel polyps, bác sĩ yêu cầu ba phải mổ gấp. Mẹ chuẩn bị đi vay tiền tiếp, nhưng ba kiên quyết không cho. Ông nói, bạn bè họ hàng đã vay khắp lượt rồi, chỉ vay mà không trả thì còn ai muốn cho mình vay nữa!

Hàng xóm kể với tôi: Mẹ dùng một phương pháp nguyên thuỷ và bi tráng nhất để gặt lúa mạch. Mẹ không đủ sức gánh lúa mạch ra sân kho để tuốt hạt, mẹ cũng không có tiền thuê người giúp, mẹ bèn gặt dần, lúa mạch chín chỗ nào gặt chỗ đó, sau đó dùng xe cải tiến chở về nhà, tối đến mẹ trải một tấm vải nhựa ra sân, dùng hai tay nắm từng nắm lúa mạch đập lên một hòn đá to…Lúa mạch trồng trên ba mẫu đất của nhà, một mình mẹ làm, mệt đến mức không đứng dậy nổi nữa thì mẹ ngồi xổm xuống cắt, đầu gối quỳ còn chảy máu, đi đường cứ cà nhắc…

Không đợi hàng xóm kể hết, tôi chạy như bay về nhà, khóc to gọi mẹ: “Mẹ, mẹ, con không thể đi học nữa đâu…”.
Kết quả, mẹ vẫn tống tôi lên trường. Tiền sinh hoạt phí mỗi tháng của tôi chỉ 60 đến 80 tệ, thật thảm hại nếu so với những người bạn học khác mỗi tháng có 200-240 tệ. Nhưng chỉ mình tôi biết, món tiền nhỏ này mẹ tôi cũng phải tằn tiện lắm, từ ngày đầu tháng đã dành từng hào từng hào, bán từng quả trứng gà, rau xanh lấy từng đồng từng đồng, có lúc dành dụm không đủ đã phải giật tạm vài đôi chục. Mà cha tôi, em trai tôi, dường như chẳng bao giờ có thức ăn, nếu nhà ăn rau cũng chẳng dám xào mỡ, chỉ chan tí nước dưa muối ăn qua bữa. Mẹ không muốn tôi đói, mỗi tháng mẹ chăm chỉ đi bộ hơn mười cây số mua mì tôm với giá bán buôn.

Rồi mỗi cuối tháng, mẹ vất vả cõng một túi nặng lên Thiên Tân thăm tôi. Trong túi ấy ngoài những gói mì tôm ra, còn có nhiều xếp giấy loại mẹ phải đi bộ ra một xưởng in ngoài thị trấn cách nhà 6km để xin cho tôi (đó là giấy để tôi làm nháp toán), cả một chai tương cay rất to, cải bẹ muối thái sợi, và cả một cái tông đơ để cắt tóc. (Cắt tóc nam rẻ nhất Thiên Tân cũng phải 5 tệ, mẹ muốn tôi dành tiền cắt tóc để mua thêm lấy vài cái bánh bao mà ăn).

Tôi là học sinh cấp 3 duy nhất của Thiên Tân đến cả rau ở bếp ăn nhà trường cũng không mua nổi, chỉ có thể mua vài cái bánh bao, mang về ký túc ăn cùng mì sợi khô hoặc chấm với tương ớt, kẹp dưa muối để ăn qua bữa. Tôi cũng là học sinh duy nhất không có giấy kiểm tra, chỉ có thể tận dụng giấy một mặt của xưởng in để viết bài. Tôi là đứa học sinh duy nhất chưa bao giờ dùng xà phòng, khi giặt quần áo tôi thường đi nhà bếp xin ít bột kiềm nấu ăn (alkali – chất kiềm, dùng để hấp bánh bao, làm bánh nướng, làm nước sôđa) là xong. Nhưng tôi chưa bao giờ tự ti, tôi cảm thấy mẹ tôi khổ cực cả đời, như người anh hùng chống lại đói khổ, làm con của người mẹ như thế tôi rất tự hào.

Hồi mới lên Thiên Tân, tiết học tiếng Anh đầu tiên khiến tôi ù cạc. Khi mẹ lên, tôi kể cho mẹ nghe tôi sợ tiếng Anh thế nào, ai ngờ mẹ chỉ cười bảo:
“Mẹ chỉ biết con là đứa trẻ con khổ cực nhất, mẹ không thích con kêu khó, vì chịu khổ được thì chả còn gì khó nữa”.
Tôi hơi bị nói lắp, có người bảo, học tiếng Anh đầu tiên cần làm chủ được cái lưỡi của mình, bởi vậy tôi thường kiếm một hòn sỏi ngậm vào miệng mình, rồi gắng đọc tiếng Anh. Hòn sỏi cọ xát vào lưỡi tôi, có lúc máu chảy ra bên mép, nhưng tôi cố gắng để kiên trì. Nửa năm trôi qua, hòn sỏi nhỏ đã bị mài tròn đi, lưỡi tôi cũng đã nhẵn, tiếng Anh đã thành người giỏi thứ 3 của lớp. Tôi vô cùng cảm ơn mẹ, lời mẹ khích lệ tôi vượt qua khó khăn lớn trong học tập.

Năm 1996, lần đầu tiên tôi được tham gia cuộc thi Olympic tri thức toàn quốc khu vực Thiên Tân, đoạt giải Nhất môn Vật lý và giải Nhì môn Toán học, tôi được đại diện Thiên Tân đi Hàng Châu tham gia Cuộc thi Olympic toàn Trung quốc môn Vật lý.
“Đoạt lấy chiếc Cup giải Nhất toàn Trung quốc tặng mẹ, rồi lên đường dự Olympic Vật lý Thế giới!” Tôi không ngăn được nỗi khao khát trong lòng, tôi viết thư báo cho mẹ tin vui và mơ ước của tôi. Kết quả, tôi chỉ được giải Nhì, tôi nằm vật ra giường, không ăn không uống. Dù tôi là người đạt thành tích cao nhất trong đoàn Thiên Tân đi thi, nhưng nếu tính cả những khốn khổ của mẹ tôi vào, thì thành tích này không xứng đáng!
Tôi về trường, các thầy ngồi phân tích nguyên nhân thất bại cho tôi thấy: Tôi những muốn phát triển toàn diện cả Toán Lý Hoá, những mục tiêu của tôi quá nhiều nên sức lực tinh thần tôi phải phân tán rộng.

Nếu giờ tôi chỉ chọn một mục tiêu trước mắt là kỳ thi Toán, nhất định tôi thắng. Tháng 1 năm 1997, tôi cuối cùng đã giành chiến thắng tại kỳ thi Olympic Toán toàn Trung Quốc với điểm số tuyệt đối, lọt vào đội tuyển Quốc gia, cả mười kỳ thi kiểm tra ở đội tuyển tôi đều là người đứng đầu. Với thành tích đó, tôi được sang Argentina tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế.
Nộp xong phí báo danh, tôi gói những sách vở cần chuẩn bị và tương đậu cay của mẹ lại, chuẩn bị lên đường. Giáo viên chủ nhiệm và thầy giáo dạy Toán thấy tôi vẫn mặc bộ quần áo thải của người khác cho, những thứ áo quần màu sắc chả đâu vào đâu, kích cỡ khác nhau, bèn mở tủ áo của tôi ra, chỉ vào những áo trấn thủ vá, những áo bông tay đã phải nối hai lần, vạt đã phải chắp ba phân, hỏi tôi:
“Kim Bằng, đây là tất cả quần áo của em ư?”
Tôi chả biết nói sao, vội đáp:

“Thầy ơi, em không sợ người khác chê cười! Mẹ em thường bảo, Phúc Hữu Thi Thư Khí Tự Hoa – trong lòng có sách vở tất mặt mũi sáng sủa, em mặc những thứ đồ này đi Mỹ gặp tổng thống Clintơn em cũng chẳng thấy ngượng”.
Ngày 27/7, Olympic Toán học Thế giới lần thứ 38 chính thức khai mạc. Chúng tôi thi liên tục suốt năm tiếng rưỡi, từ 8 giờ 30 phút sáng tới 2h chiều. Ngày hôm sau công bố kết quả, đầu tiên công bố Huy chương Đồng, tôi không muốn nghe thấy tên mình; Sau đó công bố Huy chương Bạc, cuối cùng, công bố Huy chương Vàng, người đầu tiên, người thứ hai, người thứ ba là tôi. Tôi khóc lên vì sung sướng, trong lòng tự nói: “Mẹ ơi, con mẹ thành công rồi!”

Tin tôi và một người bạn nữa đoạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán học ngay chiều hôm đó đã được Đài phát thanh Nhân dân Trung ương TQ và Đài truyền hình Trung ương TQ đưa. Ngày 1/8, chúng tôi vinh quang trở về, lễ đón long trọng được Hiệp hội khoa học Trung Quốc và Hội Toán học Trung Quốc tổ chức. Khi đó, tôi muốn về nhà, tôi muốn sớm gặp mẹ, tôi muốn chính tay tôi đeo tấm huy chương vàng chói lọi lên cổ mẹ… Hơn mười giờ đêm tối hôm đó, tôi cuối cùng đã đội trời đêm về đến nhà. Người mở cửa là ba tôi, nhưng người một tay ôm chặt lấy tôi vào ngực trước lại chính là mẹ tôi.
Dưới trời sao vằng vặc, mẹ tôi ôm tôi rất chặt…
Tôi lấy tấm huy chương vàng đeo lên cổ mẹ, khóc một cách nhẹ nhõm và sung sướng. Ngày 12/8, trường Trung học số Một của Thiên Tân chật ních người, mẹ được ngồi lên bàn Chủ tịch danh dự cùng với các quan chức Cục giáo dục Thiên Tân và các giáo sư toán học hàng đầu. Hôm đó, tôi đã phát biểu thế này:

“Tôi muốn dùng cả sự sống của tôi để cảm tạ một người, là người mẹ đã sinh và nuôi nấng tôi”. Mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân bình thường, nhưng những đạo lý mẹ dạy tôi nên người đã khích lệ tôi cả đời. Năm tôi học lớp 10, tôi muốn mua cuốn sách “Đại từ điển Anh-Trung” để học tiếng Anh, mẹ tôi không có tiền, nhưng mẹ vẫn nghĩ cách giúp tôi. Sau bữa cơm sáng, mẹ tôi mượn một chiếc xe cải tiến, chất một xe rau cải trắng, hai mẹ con tôi đẩy ra chợ huyện cách hơn bốn mươi km bán rau. Đến được chợ đã gần trưa, buổi sáng đó tôi và mẹ chỉ ăn hai bát cháo ngô nấu với khoai lang đỏ, lúc đó bụng đói cồn cào, chỉ mong có ai tới mua cho cả xe rau ngay. Nhưng mẹ vẫn nhẫn nại mặc cả từng bó, cuối cùng bán với giá 1 hào một cân. Hai trăm cân rau đáng lẽ 21 tệ, nhưng người mua chỉ trả 20 tệ.

Có tiền rồi tôi muốn ăn cơm, nhưng mẹ bảo nên đi mua sách trước, đó là việc chính của ngày hôm nay. Chúng tôi đến hiệu sách hỏi, giá sách là 8 tệ 2 hào 5 xu, mua sách rồi còn lại 1 tệ 7 hào 5 xu. Nhưng mẹ chỉ cho tôi 7 hào rưỡi đi mua hai cái bánh bột nướng, một tệ kia còn phải cất đi để dành cho tôi làm học phí. Tuy ăn hết hai cái bánh nướng, nhưng đi bộ tiếp 40km về nhà, tôi vẫn đói tới mức hoa mắt chóng mặt, lúc này tôi mới nhớ ra tôi đã quên không phần cho mẹ ăn một miếng bánh nướng nào, mẹ tôi chịu đói cả ngày, vì tôi mà kéo xe suốt 80km đường xa. Tôi hối hận tới mức chỉ muốn tát cho mình một cái, nhưng mẹ tôi chỉ bảo: “Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ”.

Khi mẹ nói thế mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn ra con đường đất xa xôi, cứ như thể con đường đất đó có thể thông tới tận Thiên Tân, đi thẳng tới Bắc Kinh. Tôi nghe mẹ bảo thế, tôi không thấy đói nữa, chân tôi không mỏi nữa…Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì tôi muốn nói rằng, người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của đời tôi”.
Dưới khán đài, không biết có bao nhiêu đôi mắt đã ướt đẫm, tôi quay về phía người mẹ tóc hoa râm của tôi, cúi người xuống kính cẩn…

-St-
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tulang
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2373
Tham gia: 15:00, 20/07/11

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi tulang »

Gửi con trai

Biết nói gì đây ???
Cứ tưởng con đã trưởng thành,
Chính thức là bác sỹ với chiếc áo khoác màu trắng tinh khôi ...

Con bé ngồi nói chuyện với Ba
bật khóc ...
“Ảnh nói con không theo thì sẽ bỏ con ...
con không còn tin ảnh nữa ...”

Ba hiểu,
hiểu cả con và nó ...
Ba già rồi,
ba có cách,
Đễ nó vẫn theo con và vẫn tin con ...

Thiếu nam tính là một tội lớn với Ba và dòng tộc,
Nhưng nam tính thể hiện không đúng chổ,
Bản thân con phải chịu thiệt thòi không cần thiết ...

Sáu năm chỉ là cái chớp mắt,
Nhưng trong tình trường sáu năm dài lắm biết không con ???
Chuyện yêu đương, đâu phải ngẫu nhiên, tuỳ hứng mà quyết được ...

Cũng may,
Ba còn đây,
Mẹ còn đó,
Chứ hai mươi năm sau ...
Con vẫn không chịu trưởng thành,
Thì cháu nội của ba,
Biết trông cậy vào đâu ???

Tulang
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tulang
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2373
Tham gia: 15:00, 20/07/11

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi tulang »

VĂN TẾ LIỆT SỸ

Hoàng Bá Chuân

Cụ Hoàng Bá Chuân (1892-1974) quê làng Minh Lệ, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba đồn) tỉnh Quảng Bình, sáng tác nhân tổ chức lần đầu tiên ngày Liệt sĩ 27/7/1947.

Cuộc trời đất bể dâu thay đổi
Trông núi non mà chạnh nhớ anh hùng

Cõi Viêm bang phong thổ còn ghi
Nhìn thành quách những ngậm ngùi chiến sĩ!

Vẫn biết thác là về, sống là gửi, trăm năm ai cũng một lần
Song le kẻ khuất người còn, tấc dạ thiết tha chút nghĩa.

Nhớ các chiến sĩ xưa!

Yêu nước một lòng,
căm thù là chí,

Lọt lòng mẹ đã òa òa tiếng khóc, khóc non sông, khóc bờ cõi,
đè đầu bằng một lũ xâm lăng.

Nghe lời cha những quặn quặn lòng thương, thương nhân loại, thương giống nòi,
ra tay quyết một loài chuyên chế !

Đã mấy độ trèo non vượt suối,
Lấy thịt da mà bao bọc giang sơn,

Trải bao phen lướt đạn xung tên,
Đem xương máu quyết đắp bồi thành lũy.

Lòng khẳng khái một niềm phục quốc
dù gian lao, dù đói khổ không nan;

Chí hiên ngang hai chữ “Bình Tây”,
Nào hoạn nạn, nào gian nguy sá kể!

Những ước: bách chiến bách thắng,
Giành tự do nền dân chủ cộng hòa,

Nào hay một khắc một ly,
không may mắn mà từ trần hạ thế!

ÔI! Chết vì giang sơn, vì Tổ quốc,
Chết còn nghĩa khí tạc nghìn thu,

ÔI! Chết vì xã hội, vì nhân quyền,
Chết hãy thành danh lưu vạn thế…

Nhân kỷ niệm tới tuần, truy hồn là lễ,
Chúng tôi nay:

Đoàn kết lại nghìn người như một,
dưới bóng cờ mặc niệm bậc (kẻ) hy sinh,

Hô hào chung các giới một lòng,
Trước bàn Tổ biểu dương người chính khí.

Hương ba nén khói bay nghi ngút,
tấc thành rằng gọi chút đơn sơ,

Hoa một vòng rực rỡ hương thơm,
Chín suối họa thấu tình ân nghĩa.

Đồng bào ta con cháu Lạc Hồng, Rồng Tiên là giống
Gương anh dũng là gương bất tử, vì nghĩa vì nhân, vì dân vì nước

Diệt ngoại xâm xin nối gót Quang Trung
Trận phục thù là trận oai hùng, thống nhất bờ cõi, rạng rỡ non sông,

Toàn dân hãy ra tay diệt thực dân Pháp.
Lể truy điệu gọi rằng lòng chiêm ngưỡng

Khúc ruột lìa thật đau đớn xót thương!

Để tạ ơn xin một tuần hương
Cầu nguyện hồn thiêng nơi chín suối !

Than ôi,
Thượng hưởng !

Minh Lệ, huyện Quảng Trạch (thị xã Ba Đồn), Quảng Bình
Ngày Thương binh liệt sĩ đầu tiên 27/7/1947.
Tác giả: Minh Sơn - Hoàng Bá Chuân (1892-1974)
Đầu trang

hoangloi8978
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1215
Tham gia: 22:07, 08/10/10

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi hoangloi8978 »

Chúng tôi đổi đời từ nhà trọ 9m2 lên chung cư sau 9 năm nhịn tiêu pha
"Tôi chấp nhận sống 9 năm trong căn phòng trọ chỉ to gấp đôi cái giường để tích lũy dần", chị Nga kể.
Vợ chồng tôi mua nhà khi có trong tay chưa đầy 100 triệu
Hai vợ chồng từ quê ra Hà Nội lập nghiệp, tay trắng và có đồng lương eo hẹp, vợ chồng chị Nguyễn Thị Thu Nga, 33 tuổi (Linh Đàm, Hà Nội) đã cùng nhau vun vén và mua được căn hộ 57m2. Dưới đây là kinh nghiệm chi tiêu của chị Thu Nga:

Tôi quê Bắc Giang, ra Hà Nội học cao đẳng mầm non và tốt nghiệp năm 2006. Tôi đi làm cô giáo với mức lương 600-700 nghìn đồng mỗi tháng trong vòng một năm rồi bỏ nghề, chuyển sang làm hướng dẫn viên du lịch với lương 50.000 đồng/ngày. Làm công việc này một năm, tôi lại nghỉ và về làm văn phòng công ty du lịch, hưởng lương hành chính. Từ đó tới nay, tôi đã đổi qua vài công ty do hai lần sinh con lại nghỉ và mất việc luôn.

hanh-trinh-chuyen-tu-phong-tro-9m2-len-chung-cu-cua-cap-vo-chong-ngheo
Dù thu nhập không cao nhưng nhờ khéo thu vén, chị Nguyễn Thị Thu Nga đã mua được căn hộ nhỏ và chăm lo cho gia đình tốt. Ảnh: NVCC.
Tôi lập gia đình năm 2009, anh xã là kỹ sư mỏ địa chất, lương cố định không màu mè, hoa hồng gì hết. Gia đình hai bên không có điều kiện, không có hỗ trợ gì ngoài tinh thần. Chính vì thế, tôi luôn xác định, phải khéo vén mới mong có cuộc sống tốt.

Sau khi kết hôn, vợ chồng tôi vẫn sống tại phòng trọ 9m2 mà tôi đã ở khi còn là sinh viên. Chỗ đó tuy chật chội nhưng bác chủ nhà rất tốt, nhiều lần sẵn sàng cho tôi nợ tiền thuê vài tháng lúc túng thiếu và giá chỉ 900 nghìn đồng vào những năm 2012-2014. Phòng chật, nhà mái tôn, mùa hè oi nóng, nhiều khi vợ chồng tôi phải đắp cho con vài chiếc khăn dấp nước để con có thể ngủ ngon được. Có lẽ thương bố mẹ vất vả, dù điều kiện sống khó khăn, con cứ thế lớn lên khỏe mạnh.

Học theo mẹ mình, tôi đã tiết kiệm ban đầu như thế này:

Các khoản chi tiêu cố định tôi vạch riêng ra: Tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền đi học của con, tiền ăn hàng ngày... là những khoản hầu như ít thay đổi thì lĩnh lương xong tôi sẽ để ra đóng luôn. Sau khi trừ thêm tiền sinh hoạt không cố định như điện thoại, xe cộ về quê... , được dư ra bao nhiêu tôi để dành cho đủ một chỉ vàng là mua về cất.

Cuối năm có tiền thưởng tháng 13 hay thưởng thêm gì khác, tôi coi như số tiền ấy không liên quan đến đời sống hằng ngày và mang gửi ngay vào sổ tiết kiệm.

Đợt nào vàng giá cao thì tôi không mua vàng mà gom tiền thành quyển sổ gửi ngân hàng: thường mỗi sổ là 5 triệu, 10 triệu, 15 triệu... Các sổ này tôi thường để kỳ hạn dài để lấy lãi suất cao nhất. Mỗi lần rút sổ cuối hạn tôi để nguyên cả gốc lẫn lãi rồi thêm vào nữa cho thành quyển to tiền hơn.

Ngoài ra, tôi bán hàng trên mạng lặt vặt mấy thứ đặc sản quê hương như mỳ chũ, đồ thủ công, lãi được đồng nào thì coi đó là tiền tiết kiệm và tuyệt không tiêu đến.

Cứ như vậy, với tổng thu nhập của hai vợ chồng từ chỗ 10 triệu tới hiện tại là khoảng 20 triệu mỗi tháng, đến năm 2014 thì tôi góp được tầm hơn 260 triệu, một ít vàng và chút USD còn sót từ thời đi hướng dẫn du lịch, tổng cũng được khoảng hơn 400 triệu. Tôi bán toàn bộ, đủ đóng 2 đợt tiền mua căn hộ thương mại 57m2 bên Linh Đàm, giá hơn 900 triệu đồng. Còn 3 đợt đóng tiền sau đó, tôi vay được gói 30.000 tỷ của ngân hàng. Cuối năm 2015 tôi đã được nhận nhà, giảm luôn khoản tiền thuê nhà trọ mỗi tháng.

Hiện tại mỗi tháng tôi trả nợ tiền nhà, cả gốc và lãi là 5,5 triệu, tiền học cho 2 con trai, một 8 tuổi, một 3 tuổi, là 3,5 triệu. Trừ thêm tiền điện nước 500 nghìn, xăng xe, điện thoại và trà nước, ăn tối 3-4 triệu cho cả nhà (hai vợ chồng ăn trưa đều được công ty hỗ trợ), một triệu tiền sữa cho con thì mỗi tháng tôi vẫn để dành được 4-5 triệu.

Tới giờ, tôi đã có thêm chục cuốn sổ tiết kiệm, mỗi cuốn 5, 10 hay 15 triệu, đang để lãi suất 7,6%/năm trong khi tiền nợ trả góp nhà chịu lãi 5,0%/năm. Chênh lãi suất như vậy nên tôi không có ý định rút tiết kiệm ra để trả nợ sớm, số tiền đó tôi dự kiến sẽ để dành kinh doanh thêm sau này, trong khi vẫn túc tắc trả nợ nhà trong hạn 10 năm.

Vợ chồng tôi làm được điều này một phần nhờ ông xã rất yêu vợ thương con, đi làm về là đưa hết lương cho vợ, không chơi bời tệ nạn hay đàn đúm bạn bè.

Cuộc sống bây giờ của gia đình tôi ổn định, vẫn có tiền để dành, đi du lịch mỗi năm (mỗi lần đi chơi xa tôi luôn săn vé 0 đồng), thi thoảng cuối tuần vẫn ăn cho con đi chơi, xem phim, ăn nhà hàng... Khoản này không quá tốn kém vì tôi thường tìm mua thanh lý các voucher giảm giá hay tiêu khi có được khoản thưởng từ khách cho nhân viên công ty du lịch. Thời nay bệnh tật nhiều, tương lai khó lường nên tiết kiệm để phòng bất trắc là việc phải làm, nhưng thứ gì cần tiêu, từ ăn uống, lo cho sức khỏe đến hưởng thụ thời gian gia đình bên nhau thì tôi vẫn cố đảm bảo, khoản nào ra khoản ấy.
Đầu trang

hoangloi8978
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1215
Tham gia: 22:07, 08/10/10

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi hoangloi8978 »

22 QUY TẮC XÃ GIAO AI CŨNG NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN TRỞ THÀNH KẺ BẤT LỊCH SỰ
1. Nếu bạn nói "Tôi mời bạn" có nghĩa là bạn phải trả tiền. Bạn có thể nói "Chúng ta hãy đến nhà hàng đi" và trong trường hợp này, mỗi người sẽ tự trả tiền. Nếu một người đàn ông đề nghị trả tiền thay cho một người phụ nữ, cô ấy có thể đồng ý.
2. Nếu ai đó xúc phạm bạn, bạn không nên đáp trả hoặc lớn tiếng với họ. Đừng tự hạ thấp mình giống như họ. Chỉ cần mỉm cười và rời đi.
3. Đừng bao giờ đến viếng thăm ai mà không báo trước. Nếu ai đó đến gặp bạn mà không báo trước, bạn có thể mặc một chiếc áo choàng tắm và để tóc cuốn lô! Một phụ nữ Anh nói rằng nếu như có khách không mời xuất hiện trước cửa nhà mình, cô luôn mang giày vào, chụp nhanh một chiếc mũ hoặc một chiếc ô. Nếu cô thích người đó, cô sẽ nói: "Tôi vừa về đến nhà!", nếu không, cô ấy sẽ thở dài và nói: "Thật tiếc quá, tôi đang chuẩn bị ra ngoài."
4. Không đặt điện thoại trên bàn ở nơi công cộng.
5. Nếu bạn đang đi cùng một người và người đó chào một người khác mà bạn không biết, bạn cũng nên chào họ.
6. Hầu hết mọi người tin rằng cách ăn sushi đúng là phải dùng đũa. Tuy nhiên, điều này còn tùy theo bạn là nam hay nữ. Đàn ông, không giống như phụ nữ, có thể ăn sushi bằng tay.
7. Giày của bạn phải luôn luôn sạch sẽ.
8. Tránh nói những lời vô nghĩa trên điện thoại. Nếu bạn cần nói chuyện với ai đó, tốt hơn là hãy đến gặp họ và nói chuyện trực tiếp.
9. Đàn ông lúc nào cũng nên đi phía bên tay trái của phụ nữ. Quân nhân là ngoại lệ duy nhất bởi vì họ luôn phải sẵn sàng để chào theo kiểu nhà binh.
10. Người điều khiển xe nên nhớ rằng tóe nước vào người đi đường là một hành vi phi đạo đức.
11. Chín điều cần được giữ bí mật: tuổi tác, sự giàu sang, cãi vã trong gia đình, tôn giáo, các vấn đề y tế, chuyện yêu đương, những món quà, thanh danh và điều ô nhục.
12. Trong rạp chiếu phim, nhà hát hoặc phòng hòa nhạc, bạn nên di chuyển đến chỗ ngồi của mình theo hướng đối mặt với những người đang ngồi. Đàn ông nên đi trước.
13. Đàn ông đừng bao giờ chạm vào người phụ nữ mà không có sự cho phép của cô ấy như: nắm tay, chạm vào cô ấy trong một cuộc trò chuyện, đẩy hoặc nắm lấy tay ở phía trên khuỷu tay (trừ khi người đó đang giúp đỡ cô lên/xuống xe ô tô hay băng qua đường).
14. Nếu ai đó gọi bạn một cách bất lịch sự, bạn đừng nên trả lời.
15. Nguyên tắc vàng khi sử dụng nước hoa là tiết chế. Nếu bạn vẫn có thể ngửi thấy mùi nước hoa của mình vào buổi tối thì tất cả mọi người đã mệt mỏi với nó.
16. Đàn ông tốt luôn thể hiện sự tôn trọng với phụ nữ.
17. Bất kể bạn là ai - một giám đốc công ty, một viện sĩ hàn lâm, một phụ nữ lớn tuổi hay một học sinh - khi bạn bước vào một căn phòng, bạn nên là người đầu tiên chào tất cả mọi người ở đó.
18. Tôn trọng thư từ riêng tư. Cha mẹ không nên đọc thư của con cái. Vợ chồng cũng nên thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
19. Đừng cố gắng chạy theo thời trang. Hãy ăn mặc gọn gàng.
20. Nếu bạn được tha thứ sau khi bạn đã xin lỗi, đừng cố gắng tiếp xúc với người đó chỉ để nói lời xin lỗi một lần nữa mà nên cố gắng tránh những sai lầm tương tự trong tương lai.
21. Tránh cười nói quá lớn, cũng như nhìn chằm chằm vào người khác.
22. Đừng quên nói lời cảm ơn với những người thân yêu, họ hàng và bạn bè. Họ giúp bạn không phải vì họ buộc phải làm thế.
(st)
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Câu lạc bộ - Giao lưu - Kết bạn”