Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Khu vực dành cho các hoạt động offline, giao lưu, kết bạn, hội họp
Hình đại diện của thành viên
tuphuongsg
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 647
Tham gia: 19:12, 22/04/14
Đến từ: Sống bằng niềm Tin

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi tuphuongsg »

Hồi xưa, có nghe nhắc đến họ Trà, họ Chế của người Chàm. Nay thì sao ko thấy nghe đến họ TRÀ nữa!

Bài hát Hận Đồ Bàn của nhạc sĩ Xuân Tiên, trc đây do ca sĩ Việt Ấn hát. Sau này là Chế Linh

https://www.youtube.com/watch?v=1AbsYHGtzY8
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tulang
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2373
Tham gia: 15:00, 20/07/11

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi tulang »

“MÙA ĐÔNG” – BÀI THƠ HAY CỦA LÂM THỊ HỒNG TÚ

LÊ QUANG VINH

11 giờ 30’ – ngày 9/11/2016, tôi bất chợt đọc được bài thơ “MÙA ĐÔNG” của Bác sĩ Lâm Thị Hồng Tú (trên FB “Lam Thi Tu”).
Như mọi lần đọc “thơ FB”, có lẽ ai cũng thế, chỉ lướt qua rất nhanh; nhưng những con chữ trong bài thơ này dường như có “ma lực” (duyên thơ?), níu lòng tôi lại để rồi phấn chấn theo 20 dòng thơ rất giàu cảm xúc, từ câu đầu đến câu cuối.

MÙA ĐÔNG

Lâm Thị Hồng Tú

Khi niềm tin thành mây khói
Tôi đi như bóng vật vờ
Khi không còn gì để nói
Tôi về lặng lẽ câu thơ

Có chi phía trước đang chờ
Mặt trời nhập nhòa trên đó
Dòng sông nỗi buồn màu đỏ
Mây đen về phía cuối trời

Mịt mù bóng chiếc xa xôi
Con chim chiều tàn gãy cánh
Mùa đông mưa vùi gió lạnh
Nắng trời ngoảnh mặt quay lưng

Câu thơ dừng lại lưng chừng
Lưng chừng tiếng cười câu hát
Lưng chừng mùa đông lạnh ngắt
Lưng chừng tóc hãy còn xanh

Nỗi niềm xám xịt hao hanh
Mùa đông màu mây xoã tóc
Giọt lệ đọng màu khó nhọc
Rơi vào thăm thẳm mùa đông …

LTHT

Ngay lập tức, tôi có mấy lời post liền lên trên trang chính FB “Lam Thi Tu” (cho “đã”), chứ không như thông thường, mọi người viết ở phần “bình luận” (comment) phía dưới bài thơ.

“LQV vừa đọc cả hai phiên bản bài thơ “MÙA ĐÔNG” của bạn. Thật là một sự “chơi” độc đáo.
Trên thế giới FB, từ lâu đã bị “nghẽn mạch” do cái gọi là “thơ”; nhưng Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, lại có lần nói với LQV là: do cả triệu người “ngộ nhận”, nên cứ cho là “thơ” đó thôi. Vì thế LQV cũng ít khi đọc “thơ FB”. Thế mà giữa “biển thơ” ấy, gặp được một đôi áng thơ hay, thật là quý vô cùng.
Xin chúc mừng!”.

Hơn 6 giờ sau, tác giả hồi tin: “Thật cảm động khi đọc những lời khen của bạn. Có thể gọi đây là món quà cho tôi, tăng thêm sự khích lệ cho niềm đam mê của tôi.
Cám ơn bạn rất nhiều…”.
Cùng “lời đẹp” của Người đẹp, tôi còn được nhận thêm một bông hồng trêm chùm lá tươi xanh xum xuê, cắm trong lọ thủy tinh nhỏ xinh xắn (là hình ảnh gửi kèm theo comment trả lời của Lam Thi Tu).

***
Bài thơ dung lượng trung bình, tả “MÙA ĐÔNG”, nhưng thực ra là “tả” nỗi buồn của lòng người với bao nguyên cớ rất cụ thể mà… lại “không cụ thể” chút nào – “TRỪU TƯỢNG CÙNG CỰC” về thân phận con người, kiếp người và… “duyên lứa” (trắc trở), như muôn vàn cuộc tình trên thế gian. Bài thơ cũng là “tiếng lòng” rất…”riêng tư”, như “chính ngay của tác giả”. Có lẽ thế. Nếu không, làm sao câu thơ, bài thơ, ý thơ đạt tới độ chân thực “không thể chân thực hơn” và thâm sâu đến vậy?

Có thể thống kê ra được các loại “vật liệu” làm nên “MÙA ĐÔNG”: “niềm tin”, “mây khói”, “bóng vật vờ”, “Mặt trời nhập nhòa”, “nỗi buồn màu đỏ”, “Mây đen về phía cuối trời”, “bóng chiếc xa xôi”, “Con chim chiều tàn gãy cánh”, “mưa vùi gió lạnh”, “Nắng trời ngoảnh mặt quay lưng”, “Câu thơ dừng lại lưng chừng / Lưng chừng tiếng cười câu hát / Lưng chừng mùa đông lạnh ngắt / Lưng chừng tóc hãy còn xanh”, “Nỗi niềm xám xịt hao hanh”, “Giọt lệ đọng màu khó nhọc”…

“Khi niềm tin thành mây khói” – Ngay câu “phá đề” của bài thơ (mở toang cánh cửa để hồn thơ òa về), chúng ta “bị giáng” một đòn quay quắt tại “điểm hẹn” đầu tiên rồi như chính kẻ phản bội vừa quay về. “Niềm tin” là mỹ từ, tôn quý lắm…; thế mà thành ra “mây khói” thì nó đã nằm trong “đài hóa thân hoàn vũ” (vô vi) mất tong từ bao giờ. Một cặp từ đối lập triệt để, như “trắng” và “đen”, như “lửa” và “nước”… Câu thơ 6 chữ chắc chắn, đăng đối rất chuẩn xác. Hậu quả là “Tôi đi như bóng vật vờ”. Hình ảnh “bóng vật vờ”, đây đã là một “người điên” trong cuộc đời con người ta rồi. Kinh khủng quá. Từ láy “vật vờ” được dùng khá đắt, gợi hình lắm; rất phù hợp với “bóng” của người “mất hồn” đi lang thang vô định mọi chân trời góc biển…

“Khi không còn gì để nói / Tôi về lặng lẽ câu thơ” – Câu thơ tài hoa. Hay. Tôi thực sự thán phục câu sau: “Tôi về lặng lẽ câu thơ”. Ở đây (“MÙA ĐÔNG”), rõ ràng “câu thơ” trở nên bản thể như “một con người”, “một lòng người”…; nó cảm nhận được tất cả mọi mất mát vừa xẩy ra. Nhưng câu thơ phía trước “Khi không còn gì để nói”, thật ráo hoãnh, dứt khoát; ngỡ như “chẳng đau đớn gì” – Như vừa phân tích, đó là nghệ thuật “nói giảm” nhằm dồn “trọng lực” (dung lượng cảm nhận nỗi đau) cho câu tiếp theo.

Khổ thơ thứ 2, có 2 câu thơ cực kỳ chuyên nghiệp: “Mặt trời nhập nhòa trên đó / Dòng sông nỗi buồn màu đỏ”. Tôi nói “chuyên nghiệp” là biểu lộ sự thán phục của thi hứng Lam Thi Tu. “Mặt trời nhập nhòa”, “nỗi buồn màu đỏ” kéo dài như một “dòng sông máu”, thì quả là “tuyệt tác” của tu từ trong văn chương (độ khéo làm nên câu thơ hay) khi tả tâm trạng “tình duyên đã chết” của con người ta trên đời.

Một lần nữa, ta thưởng lãm lại ý của câu thơ này: “Mặt trời nhập nhòa trên đó”. Ai nhìn thẳng vào “mặt trời” được? Không ai cả, bởi sẽ bỏng mắt mất. Thế mà “mặt trời” trong câu thơ này lại “nhập nhòa”, chẳng còn ánh sáng nữa, hoặc là “rất yếu ớt” do lớp “mây” buồn đau phủ quá dày… Chữ “nhập nhòa” mà dùng để chỉ “mặt trời” trong cung bậc cảm xúc (của khung cảnh này) nó thực sự hay một cách… “đột xuất”. Bởi bản thân từ láy “nhập nhòa” là rất bình thường, “kén dùng” (khó dùng) nên ít xuất hiện trong thơ.

“Mịt mù bóng chiếc xa xôi
Con chim chiều tàn gãy cánh
Mùa đông mưa vùi gió lạnh
Nắng trời ngoảnh mặt quay lưng”

Khổ thơ này từ hơi thơ (chất “men” bên trong) đến hình ảnh, cấu tứ vừa cổ kính, vừa nhẹ nhàng mà lại “rất mới”, do lối thơ 6 chữ thanh thoát, cùng hiệu ứng “cộng hưởng” của ngôn ngữ mang lại.

“Mịt mù bóng chiếc xa xôi” là như trong “Chinh phụ ngân khúc” của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm; “Con chim chiều tàn gãy cánh / Mùa đông mưa vùi gió lạnh” là bi lụy, bế tắc của “Phong trào thơ mới – lãng mạn” (1930 – 1945); “Nắng trời ngoảnh mặt quay lưng” thì hiện đại vô cùng. Nó giống “câu thơ dịch” của Tây (“nắng” yếu ớt, tắt tự nhiên mà động thái lại như “con người có ý thức”, không còn “tự nhiên” nữa: “Nắng trời ngoảnh mặt”. Chữ “ngoảnh mặt” mạnh mẽ… ; khiến từ “quay lưng” trở nên… “thừa”, ít giá trị đi. Đó là sự “cố ý” gây “vết” để cho “viên ngọc” càng được đẹp hơn – hoàn mỹ hơn trong câu thơ. Đây không còn là câu thơ theo tư duy nghệ thuật thơ “truyền thống” là vậy).

Những hình ảnh: “bóng chiếc xa xôi”, “Con chim chiều tàn gãy cánh”, “mưa vùi gió lạnh”… thật buồn nhưng rất “đắt”. Thế nhưng, nó luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro; như “con dao hai lưỡi”, không giỏi “xoay xở” (không tinh khôn) là câu thơ, bài thơ, tác phẩm văn học, bản nhạc, bức tượng… dễ bị tắc tị, sa vào “hũ nút”.

“Câu thơ dừng lại lưng chừng
Lưng chừng tiếng cười câu hát
Lưng chừng mùa đông lạnh ngắt
Lưng chừng tóc hãy còn xanh”

Tác giả dùng chỉ một hình dung từ “lưng chừng” tới 4 lần ở cả 4 câu thơ. Thông thường, đây là “điều tối kỵ” trong thơ. Nhưng Lam Thi Tu rất “ranh khôn” (giỏi), khi dùng “hình dung từ trừu tượng” này để dẫn dụ những hình ảnh cụ thể, nên tứ thơ trở nên hợp lý và hay: “Câu thơ dừng lại”, “tiếng cười câu hát”, “mùa đông lạnh ngắt”, “tóc hãy còn xanh”.

Cái đặc biệt ở đây là cả một khổ thơ “chuyên trách” chỉ để “thống kê” sự vật (thường khô khan, giản đơn…), nhưng sức biểu cảm (trữ tình) lại rất là sâu đậm do nữ Bác sĩ chuyển sang hình ảnh tươi mới, trẻ trung, không chút u sầu nữa như thể vừa rũ bỏ được một gánh nặng tang bồng mà không phải “tang bồng” vì nó quá truân chuyên của cuộc đời…(*)

Rõ ràng Lam Thi Tu dừng sự u uất, buồn đau “tình đoạn tuyệt” đúng lúc, đúng chỗ; khéo léo đến độ…”tinh xảo” của thơ rồi đấy.

“Nỗi niềm xám xịt hao hanh
Mùa đông màu mây xoã tóc
Giọt lệ đọng màu khó nhọc
Rơi vào thăm thẳm mùa đông …”

Đây là “khổ thơ kết”, gói lại những tâm trạng, nỗi buồn đau đã mở, đã giải bày. Đương nhiên, tác giả phải “nhấn lại” những gì mình vừa trút bỏ – nhưng nào “trút bỏ” được “sạch sành sanh” đâu? Khó lắm. Nó như “duyên phận” đó mà: “Nỗi niềm xám xịt hao hanh”, và như “Mùa đông màu mây xoã tóc / Giọt lệ đọng màu khó nhọc / Rơi vào thăm thẳm mùa đông …”.
Chữ “hao hanh” là hay. Đúng ra là “hanh hao”, nhưng tác giả tráo vị trí của từ tổ này mà thành “hao hanh”, mục đích là để vần với câu thơ cuối cùng ở khổ trên (“Lưng chừng tóc hãy còn xanh”); nhưng nó cũng đưa lại hiệu quả diễn đạt trạng thái “nỗi niềm” (‘thời tiết’) thực sự khó chịu, khó có lối thoát (tổn thương hơn), phù hợp với thành tố đứng trước đó “Nỗi niềm xám xịt”. Sao người Quảng Bình (“Bọ Zin”) mà thấu hiểu, dùng rất khéo từ “rành Bắc” ni ở đây? Ngôn từ “hao hanh” (“hanh hao”) là “đặc sản” của tiếng miền Bắc, người miền Trung, Nam… ít khi dùng, có lẽ khí hậu các miền đất đó không “hao hanh” như đất phương Bắc chăng?…

Khổ thơ này có mấy cặp ví cũng tuyệt hay như khổ thơ thứ 2:
“Mùa đông” – “màu mây xoã tóc”; “Giọt lệ – “đọng màu khó nhọc” (đăng đối về hình ảnh lẫn ngữ nghĩa). Cái cụ thể, ví với cái ước lệ đến “siêu thực” là rất khó hợp lý, thế mà Lam Thi Tu thu xếp, dàn hòa được hết.

Tôi thấu hiểu tứ thơ “Giọt lệ – “đọng màu khó nhọc” của người nữ Bác sĩ này và thầm thương số phận tình duyên từng rất “long đong” của nàng (chắc thế?). “Giọt lệ” ấy như “giếng sầu đau” nhưng không còn “nước mắt” nữa, vì “đòi phen gió táp, mưa sa” nên nay cạn rồi, chỉ còn lại “màu khó nhọc” của cả đoạn đời đã qua với biết bao gian truân, vất vả đủ bề của người đàn bà rất có ý thức về bản thân và gia đình – Không thể để những bất hạnh lây lan, cần phải chấm dứt cho một cuộc sống mới chính tự tay mình gây dựng lại…
Câu thơ gợi nhớ hình tượng phi thường của một số phận trong Truyện Kiều – Từ Hải: “Triều đình riêng một góc trời / Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà / Đòi phen gió táp mưa sa / Huyện thành đạp đổ, năm tòa cõi Nam”.

Từ cũng xuất phát từ bi kịch nghèo hèn, bị áp bức, rồi tự vùng vẫy thoát ra “làm giặc” mà thành ‘anh hùng’ trong thiên thu. Chính hình tượng Từ là giá trị cốt lõi đầy nhân văn của Truyện Kiều. Tôi mường tượng ra con người bé nhỏ kia, chính là người đàn bà ‘anh hùng’ có vóc dạc phi thường như “Từ Hải” trong văn chương vậy. Nàng đã đúc nên “bức tượng của chính mình” bằng thơ cho con cháu mai sau.
Không biết có “suy diễn’ quá không, nhưng thẩm thấu vẻ đẹp của “MÙA ĐÔNG”, tôi thấy rõ bóng hình của Lam Thi Tu đã vượt qua bao bấn hạn để rạng ngời như hiện tại.

Như đã nói, “Bài thơ dung lượng trung bình”, chỉ 20 câu với vẻn vẹn có 120 từ ngữ, thế mà câu chuyện về “MÙA ĐÔNG” được chuyển tải, mở ra với biết bao số phận cá biệt; mà lại điển hình đến mức ngỡ như trong chúng ta, ai ai cũng đã từng – đang và sắp sửa “nếm trải” (đủ mọi mùi vị ngọt bùi, đắng chát “khổ tận trần ai” – có thể “chết người” được).

Tác giả khá cao tay, khi chọn thể thơ “6 chữ” thường rất khó thoát ý, không khéo sẽ dễ hụt hẫng; nhưng ưu thế là “đi thẳng” (trực tiếp) đến điều cần biểu đạt, khiến mạch thơ dứt khoát; tránh được “từ thừa” do phải “lựa vần” (gieo vần) trong câu thơ, khổ thơ. Đọc bài thơ, ta thấy “thi pháp” rất mới là thế. Các Thi sĩ chuyên nghiệp, cũng rất “kiêng kỵ” lối thơ này.

***
Lam Thi Tu còn độc đáo khi chuyển thể bài thơ “MÙA ĐÔNG” sang kiểu thơ “lục bát”(**).
Thật thú vị.
Lúc này trên màn hình đã đã 23 giờ 15′ (19/3/2017) rồi. Xin hẹn bạn đọc sẽ gặp lại bài “MÙA ĐÔNG – LỤC BÁT” của Lam Thi Tu vào một dịp sau.

Hà nội, 23 giờ 51′ – ngày 19/3/2017
LQV.
(Sửa lại lần cuối, lúc 14 giờ 08′ – ngày 20/3/2017).


Bs Lâm Thị Hồng Tú
——–

(*) “Tang bồng” vốn là cách nói tắt của “Tang hồ bồng thỉ”. “Tang” là dâu, “hồ” là cung, “tang hồ” là cung bằng gỗ cây dâu. “Bồng” là “cỏ bồng”, “thỉ” là “tên”, “hồ thỉ” là tên bằng cỏ bồng. Tang hồ bồng thỉ, nghĩa là cung làm bằng gỗ dâu, tên làm bằng cỏ bồng. Tục truyền, ngày xưa ở Trung Quốc, hễ đẻ con trai thì dùng loại cung tên này bắn sáu phát; bắn bốn phát ra bốn hướng, một phát lên trời, còn một phát xuống đất. Ngụ ý của việc làm này là sau này trưởng thành, người con trai sẽ mang chí lớn “hai vai gánh vác sơn hà”, tung hoành dọc ngang giữa trời đất.

Với nghĩa ấy, “tang bồng” thường kết hợp với các từ như “Chí tang bồng”, “nợ tang bồng”, “GÁNH TANG BỒNG”…

Thành ngữ “thoả chí tang bồng” hay là “phỉ chí tang bồng” dùng để chỉ sự thoả mãn, tự do trong hành động nhằm thực hiện chí lớn, không chịu bất kỳ một sự gò bó, ràng buộc nào.

(**) BÀI THƠ “MÙA ĐÔNG” – LỤC BÁT, CỦA LÂM THỊ HỒNG TÚ

MÙA ĐÔNG
(chuyển thể lục bát)

Lâm Thị Hồng Tú

Niềm tin thành khói thành mây
Tôi đi như bóng như thây vật vờ
Còn chi mà nói mà chờ
Về thôi lặng lẽ câu thơ nhói lòng

***
Lạnh lùng cay đắng mùa đông
Nhập nhòa trên đó vừng hồng còn đâu
Dòng sông xanh hoá đỏ nâu
Mây đen phía trước phía sau cuối trời

***
Mịt mù bóng chiếc xa xôi
Bóng chim gãy cánh chiều rơi mảnh chiều
Mưa tuôn gió dập tiêu điều
Nắng trời ngoảnh mặt, ráng chiều quay lưng

***
Lời thơ dừng lại lưng chừng
Tiếng cười câu hát bỗng ngừng chơi vơi
Mùa đông lạnh lẽo xám trời
Lưng chừng mái tóc nửa vời còn xanh

***
Nỗi niềm xám xịt hao hanh
Áng mây xoã tóc dỗ dành cô đơn
Quay đi giấu giọt lệ hờn
Rơi vào thăm thẳm nỗi buồn mùa đông…

LTHT
Đầu trang

hoangloi8978
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1215
Tham gia: 22:07, 08/10/10

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi hoangloi8978 »

tulang đã viết: 23:19, 26/04/17 Em trong mắt tôi – Vẻ đẹp con gái Việt
(Gửi vợ và các con gái tôi !)
Tôi đang ngồi uống ly cà phê trên một con đường tấp nập người qua lại ở một thành phố thơ mộng. Trời hôm nay rất hiền hòa. Đường phố thì đông người và nghĩa là có nhiều cô em gái. Mấy em trông thật xinh đẹp trong mắt tôi. Tôi xin dùng bài này để nói nhảm về nét đẹp của con gái Việt trong mắt tôi.

Bây giờ xu hướng “làm đẹp kiểu công nghiệp” rất thịnh hành. Thịnh hành tới độ tôi đi đâu cũng thấy y chang một vẻ đẹp công nghiệp, nhìn là biết. Tôi không phản đối, con gái có quyền làm đẹp. Đơn giản vì con trai ai cũng hám gái, mà nếu không cho con gái làm đẹp thì lấy đâu gái để nhìn. Nhưng tôi lại có cái nhìn riêng về vẻ đẹp của con gái Việt.

Tôi ghét khi mấy em nhuộm tóc đỏ, tóc xanh. Tôi thực sự rất dị ứng. Mấy em có biết rằng khi mấy em làm vậy thì mấy em đã vô tình làm mờ đi đám mây trên cơ thể mình không. Trong mắt tôi, em nhìn đẹp nhất khi em có mái tóc đen. Vì khi em đi trên phố với mái tóc đen đó, hồn tôi như âm thầm bay theo em. Tại sao em lại muốn làm u mờ vẻ đẹp đó chứ?

Tôi ghét khi mấy em mặc đồ quá hở hang. Ban đầu thì tôi nhìn rất thích, nhưng dần dần, càng lớn thì những hình ảnh đó trông rất phản cảm. Trong mắt tôi, em nhìn đẹp nhất khi em ăn mặc giản dị. Nét đẹp thuần Việt của em sáng chói nhất khi em mặc lên thân thể mình những bộ quần áo che chở và tôn vinh cơ thể mình.

Tôi ghét khi mấy em son môi. Nhìn ban đầu thì bắt mắt, nhưng theo thời gian thì sự bắt mắt đó lại phai dần. Trong mắt tôi, môi em đẹp nhất khi em không son môi. Tôi thích màu hồng nhạt của môi em chứ không phải màu đỏ giả tạo mà em cố tô điểm lên.

Tôi ghét khi mấy em mặc bộ đồng phục học sinh kiểu Hàn Quốc. Tôi chẳng thấy thú vị một chút nào cả. Trong mắt tôi, em nhìn đẹp nhất trong bộ áo dài trắng. Em nhìn như một tiên nữ trong bộ áo dài trắng đó.

Tôi ghét khi mấy em nói chuyện về thằng hot boy, con girl hay nhân vật nhảm nhí nào trên mạng. Mấy cái đó đâu có đáng để em bận tâm tới. Trong mắt tôi, em trông thật quyến rũ khi em kể về gia đình, khi em nói về lịch sử dân tộc, khi em nói về một cuốn sách em đang đọc và vì sao em ấn tượng với nó, hay khi em nói về những bất công của xã hội và cần phải làm gì để giải quyết nó. Em trông thật dễ thương trong mắt tôi khi em là một thành viên tích cực của xã hội.

Tôi ghét khi mấy em chụp ảnh tự sướng kiểu giả tạo rồi dùng Camera 360 hay mấy app để chỉnh sửa, tôi cực kỳ ghét. Tôi ghét vì nó làm xấu đi nét đẹp trời cho của em. Trong mắt tôi, em thật dễ thương khi em cười, khi em tự nhiên tự sướng một cách tự nhiên.

Trong mắt tôi, em thật dễ thương khi em mặc cái quần jean, hay cái áo thun đơn giản, hay bất cứ thứ y phục nào … miễn tự nhiên. Trong mắt tôi, em thật xinh đẹp khi em tự nhiên. Cho nên em đừng đánh mất vẻ đẹp tự nhiên đó nhé. Gửi các cô gái Việt Nam của tôi và xung quanh tôi.

(sưu tầm)
Giờ mà kiếm ra một cô gái có vẻ đẹp tự nhiên thì khó lắm!
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tulang
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2373
Tham gia: 15:00, 20/07/11

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi tulang »

tuphuongsg đã viết: 21:03, 28/04/17 Hồi xưa, có nghe nhắc đến họ Trà, họ Chế của người Chàm. Nay thì sao ko thấy nghe đến họ TRÀ nữa!

Bài hát Hận Đồ Bàn của nhạc sĩ Xuân Tiên, trc đây do ca sĩ Việt Ấn hát. Sau này là Chế Linh

https://www.youtube.com/watch?v=1AbsYHGtzY8
NGUYỄN VĂN TỶ: HỌ CỦA NGƯỜI CHĂM
Có nhiều người Chăm tự đặt câu hỏi: Người Chăm trước đây có HỌ không?
Theo tôi biết thì người Chăm không có họ theo kiểu người Kinh như: Trần, Phạm, Lê, Nguyễn… Người Chăm chỉ có chữ Ja hay chữ Mưng hoặc Mư trước tên mình để phân biệt nam nữ mà thôi. Ví dụ: Ja Plôi, Ja Ka (đối với nam), Mư Aih Wa, Mưng Thang Ong (đối với nữ), giống như từ Văn hay Thị trong cụm từ chỉ họ và tên người Kinh.
Qua nghiên cứu lịch sử Champa, ta chỉ thấy những ông vua hoặc người trong hoàng tộc mới có họ: Ôn, Trà, Ma, Chế. Còn tất cả người khác thì không có HỌ rõ ràng như người Việt. Các quan lại thì thường được gọi bằng chức, như: Po Klơn Thu (ngài Trấn thủ), Po Phauk Thak (ngài Phó “Trấn thủ” tên là Thăk), Đwai Kabait (ông Đội Kabait) …
Nhưng ngày nay tất cả người Chăm đều có họ như: Đàng, Quảng, Báo, Tài, Sử, Thông, Quách, Lượng, Phú…
Thế thì người Chăm mang HỌ mới này từ bao giờ?
Có lẽ là từ thời vua Minh Mạng (lên ngôi 1820, mất 1840). Sau khi xứ Panduranga mất, Minh Mạng lại nghĩ đến vấn đề cai trị và quản lí nhân dân xứ này, và buộc họ phải mang một trong những HỌ mà nhà vua đề nghị. Mục đích của việc làm này là để dễ kiểm tra, kiểm soát về mặt an ninh chính trị.
Còn về họ NGUYỄN mà một số người Chăm đang mang hôm nay (như Nguyễn Văn Tỷ, Nguyễn Hữu Nhậm, Nguyễn Thìn, Nguyễn Thị Điển…) thì có nguồn gốc khá đặc biệt: Những người Chăm xưa kia đã từng phục vụ và có công với triều đình nhà Nguyễn thì nhà vua ban cho ân sủng được mang họ Nguyễn (họ của vua).
Tại làng Chăm Phước Nhơn thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, đa số những người mang họ Nguyễn đều có gốc gác từ vị quan phụ trách thu mua kỳ nam (cốt lõi của gỗ trầm hương) tại phủ Bình Thuận (tức tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận bây giờ). Người Chăm thường gọi vị quan này là PPO GAHLUW (tức quan Kì Nam), tên thật là TÀI THANH CÂY, người gốc An Nhơn, tổng Lương Tri, huyện An Phước, tỉnh Ninh Thuận sau này, dời cư về làng Phước Nhơn (cùng tổng) vào khoảng năm 1900, là năm mà chính ông ta thành lập ra làng mới này. Do có công hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc với triều đình mới được đổi họ thành NGUYỄN THANH CÂY. Và từ đó, các con cháu của vị quan này đều mang họ Nguyễn. Bà NGUYỄN THỊ THỀM ở Phan Rí cũng có gốc nguồn tương tự như thế.
Còn HỌ thật của người Chăm hiểu theo nghĩa “tộc họ” thì như thế nào? Người Chăm phân biệt rất rõ ràng là HỌ ghi trong giấy khai sinh là họ có tính cách hành chính, còn tộc họ thì theo nhánh bên mẹ (mẫu hệ). Bản thân tôi, với họ tên khai sinh là Nguyễn Văn Tỷ, nhưng không phải thuộc tộc họ Nguyễn như người Kinh mà lại thuộc tộc họ Ppo Dơm nghĩa là tộc họ theo phía mẹ. Tất cả người cùng tộc họ Ppo Dơm dù trải qua hàng chục thế hệ cũng không được lấy nhau – hiểu như họ nội bên người Kinh. Vì thế, khi dựng vợ gả chồng với những người làng xa, người Chăm thường tìm hiểu trước tiên là “bên đó” thuộc họ tộc nào? Những tộc họ này thường mang tên một vị Thần, yang mà người trong tộc họ phải phụng thờ, và họ tin tưởng một cách tuyệt đối là chính vị thần, yang này đích thực cai quản tộc họ và ban phước lành cho tất cả mọi người trong tộc họ.

NGUYỄN VĂN TỶ




NHIÊU KHÊ HỌ CỦA NGƯỜI CHĂM

Trong nỗi hào hứng hiếm có, anh trí thức nông dân Qua Đình Lan trong buổi tối mưa khá nặng hạt ở giấc tàn của buổi tiệc nhà quê đất Tuy Phong cho rằng, dứt khoát cái “họ” của người Chăm đi theo đường trôn ốc uốn lượn, gẫy gập khó lường, nhưng không thể không lý giải được.
Anh nói: - Chăm có họ đâu nào! Nữ là “Mư”, nam thì cứ “Ja” mà kêu. Kêu vậy, sao mà làm khai sanh cơ chứ. Thế là các quan nhà Nguyễn bày ra cái họ cho Chăm. Cùng “họ” với người Kinh thì không được. Vậy đào đâu ra đây? À, đây rồi. Cứ lấy họ Tàu mà định. Nhưng không thể sao y bản chánh được, mà phải làm khác đi. Ngưng lấy hơi, sau khi hớp ngụm bia 333, anh tiếp:
- “Đào” thành “Đạo”, “Trương” thành “Trượng”, “Lã” thành “La”… cứ thế… cứ thế…
Nữ thi sĩ Kiều Maily nghe mà cứ há hốc mồm, như thể đây là lần đầu trong đời mình biết nỗi lạ đời như thế.
- Thế họ “Kiều” của em thì sao? - Nữ thi sĩ hỏi.
- Nó từ “Cao”. “Cao” đọc theo âm Hán là “Kiêu”. “Kiêu” thêm dấu huyền thành “Kiều”. Cậu thư kí cứ ghi khai sanh nó họ “Kiều” cho ta…
Maily ngẩng ra mà cười. Tôi cười theo. Vợ chồng nghệ sĩ (cũng nông dân) Qua Thị Hồng Loan - Chế Quốc Minh được một bữa cười no. Tôi thấy đây là một phát hiện cực độc, rất đáng cho các nhà nghiên cứu dân tộc học tham khảo. Chương “Nhà đại cố vấn họ Cao” trong Chân dung Cát năm 2006, tôi viết:
“Anh tên khai sinh Kiều Xuân Hoang, sau thương cô gái Kinh ở Phan Thiết lấy dao lam cạo thẻ căn cước thành Kiêu. Nhưng Kiêu (ai lại họ Kiêu) thấy phát âm chậm và lạ tai nên bạn bè tiện thể gọi luôn Cao Xuân Hoang cho trót”.
Trước kia, tôi chắc mẩm các biến thái của “họ” Chăm xuất phát từ mặc cảm Chàm, chứ không ngược lại - khởi động từ chính mặc cảm Việt.
- Siêu! - Tôi nói với Qua Đình Lan.
“Họ” của người Chăm là đối tượng ngành dân tộc học rất đáng để tâm nghiên cứu, thế mà đến hôm nay vẫn chưa có một luận án sáng giá nào về đề tài này. Bài viết “Tìm hiểu về họ của người Cham” của Chế Vỹ Tân (Tagalau, 2004, tr. 109-110), chỉ như một gợi ý.
Hỏi các cụ có học về “họ” Cham, các vị cứ mơ mơ hồ hồ. Các vua chúa Champa, hết Indra đến Jaya, hết Çri đến Pudra… thêm mấy hậu tố varman nữa. Chúng cứ xa vời vợi với những Lâm, Phú, Đàng, Hứa, v.v… hiện tại. Chẳng biết đâu là đâu.
Thử xem họ xưa của các vua Champa có gì. INDRA như Indravarman, còn INRA là biến thái của INDRA như Inra Patra, nhân vật chính trong Akayet Inra Patra. JAYA như Jaya Sinhavarma, ÇRI thì Çri Satiavarman, MAHA có Maha Vijaya, rồi RUDRA là Rudravarman, PUDRA: Pudravarman. Tất cả đều vay mượn từ tiếng Sanscrit, có mặt trên bi kí, hoàn toàn xa lạ với dân Chăm Pangdurangga.
Ngày nay, các họ này vẫn còn được một số người xài lại, như một cách hoài niệm thời huy hoàng. Jaya Mrang, Jaya Panrang; Inrasara; Pudradang. Người Tàu chép sử có liên quan đến Champa thì tất cả thành CHẾ / (có lẽ do Cri): Chế Mân, Chế Củ, Chế Bồng Nga. Hôm nay ta có: Chế Quốc Minh, Chế Lan Viên, Chế Linh, Chế Lưu Phương, Chế Mỹ Lan…
Rồi ONG hay Ông. Ông tiếng Chăm là Ong hay Aung, Ung, là một trong bốn dòng tộc nổi tiếng của Chăm. Họ “Ông” có từ thời Nhà Lý (và chỉ có từ thời này), khi 5.000 (năm 1044) và 50.000 (năm 1069) tù binh Cham bị Nhà Lý bắt ra Bắc. Đa phần các tù binh này lấy vợ Việt lai giống làm thành họ “Ông”. Gia phả dòng họ Ông thuộc Cẩm Lệ, một quận của thành phố Đà Nẵng mà thủy tổ là Ông Lý Trai có từ đời Nhà Lý đến nay là 41 đời. Ông Ích Khiêm, Ông Ích Đường là các nhân vật trong lịch sử cận đại Việt Nam. Hôm nay là nhà văn Ông Văn Tùng.
MA có lẽ phiên âm từ MAHA. Người Chăm ngày nay không còn dùng họ Ông và Ma đặt tên họ cho mình nữa, trong khi TRÀ / (có lẽ do từ Jaya mà ra) như Trà Toàn, Trà Hòa Bố Đế, lại rất phổ biến. Ở Quảng Nam có tộc Trà vẫn còn giữ sinh hoạt dòng tộc. Họ luôn nhận mình là Cham: Trà Công Tân, Trà Toại. Còn ở Ninh Thuận, người viết Chăm vẫn thích dùng Trà làm “họ” bút danh: Trà Ma Hani.
Theo Nguyễn Văn Luận trong cuốn Người Chàm Hồi giáo miền Tây Nam phần Việt Nam (NXB Giáo dục và Thanh niên, Sài Gòn 1974, tr. 116), bốn họ Ông, Ma, Trà, Chế chỉ dành cho vua, dân chúng thì không được. Vậy mà trong thực tế vẫn có người dùng “họ” này làm khai sinh hay bút hiệu.
Vua chúa là vậy, còn quần chúng Chăm thì cứ đặt JA (nam) hay MƯ (nữ) trước cái tên, hệt VĂN hay THỊ bên Việt, là xong. Tất cả, không phân biệt, cho đến khi thành người lớn, xây dựng gia đình hay có vai vế trong xã hội, họ mới được gọi theo vai vế hay chức danh.
Có lẽ ngày xưa, các thứ dân Chăm đều mang chung hai “họ” ấy. Nói “có lẽ” thôi, bởi đến nay vẫn chưa có cứ liệu nào làm bằng chứng. Dạo này, Chăm có xu hướng không dùng hai “họ” kia nữa, nghĩ rằng thế thì tầm thường quá, dẫu đã có không ít vị lấy nó đặt bút danh. Jamưta Harei (nhà nghiên cứu Thiên Sanh Cảnh), Jalau (thi sĩ Trượng Văn Lầu). Vẫn đẹp và sang trọng đáo để!
Chuyện như đùa. Thời Ngô Đình Diệm trong ý đồ quản lý công dân chặt chẽ hơn, trên xã phái tay thư ký xuống các palei Caklaing điều tra dân số. Bước vào nhà tôi, anh gặp ngay chị Hám là chị cả trong gia đình. Anh hỏi:
- Chị họ gì?
- Tui họ Gơp Gađak - chị đáp không cần suy nghĩ.
- Gơp Gađak là họ gì?
- Thì họ Kut Gơp Gađak dòng họ mẹ tui đó.
Anh này mở tròn mắt, gõ gõ đuôi bút bi mấy cái lên trán mà chả bật ra thứ gì.
- Chị còn có họ nào khác không?
- Tui họ Bà Boy, chị Nhjuw, cô Liên…
- À, biết rồi… biết rồi. Thế họ của chị trong giấy khai sanh là thế nào?
- Thế nào ai mà biết, chú hỏi gì hỏi nhiều thế…
Vậy là uổng công! Chị Hám có biết chữ Quốc ngữ đâu mà hỏi. Giá có biết thì chị là Thị Hám, vậy thôi. Tất tần tật nữ Chăm đều “thị” cả. Ra thế, nên Ngô Tổng thống mới mở hàng loạt lớp Bình dân học vụ cho các bà mẹ Chăm ở quê mỗi tối xách đèn coọc đi học. Anh thư ký xã người đàng quê không hiểu chị Hám, tôi thì tôi quá hiểu. Ý chị kêu “họ” theo dòng tộc. Người Chăm có dòng họ được đặt theo tên vua: họ Ppo Rome, họ Ppo Gihluw. Hoặc đặt theo tên loài cây trụ trong Kut chính: họ Gađak, chính là “họ” của chị Hám ở làng Mỹ Nghiệp, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Hay họ Mil Pui (tức Amil Apwei/ Cây me lửa) ở Hữu Đức, cũng thế. Hỏi quá, thì chị kể tên người bà con trong “dòng họ” mình, là phải rồi.
Đó là nói về cộng đồng Chăm ở Pangdurangga đất Tam Phan, Chăm ở miền Tây theo tôn giáo Islam có khác. Người Islam không hề biết đến họ mà chỉ có việc đặt tên mà thôi. Bà con căn cứ vào ngày, giờ sinh mà có thể chọn một trong hai mươi lăm vị thánh Islam, bắt đầu từ Adam cho đến cuối cùng là Muhammad.
Trên nền đó, người ta có thể đặt tên cho con trai và con gái. Ví dụ, sinh ngày chủ nhật, con trai được đặt tên là: Ibrahim, Isa…, con gái là: Rabyyah, Halimah… Việc đặt tên này được thực hiện bảy ngày sau khi sinh. Nếu vậy rất dễ xảy ra sự trùng lặp. Người Islam giải quyết sự vụ này bằng cách thêm tên cha ngay tiếp đó; nam là Bin, nữ là Binti. Nhưng tất tần tật chỉ để gọi ở ngoài đời chứ không hề có mặt trong giấy khai sinh hay căn cước. Ví dụ: Ibrahim Bin Musa, Saliha Binti Issamael.
Chỉ sau này, bằng Đạo dụ số 52, ngày 29-8-1956, Ngô Đình Diệm buộc mọi công dân Việt Nam có tên họ mang âm “dân tộc thiểu số” phải thay đổi cho hợp với âm tiếng Việt. Ví dụ: Yaba thành ra Trương Sơn Ba, Dohamide thành Đỗ Hải Minh. Và việc vận dụng Đạo dụ này của các viên chức càng thêm rối rắm, mỗi nơi mỗi khác. Tại Châu Đốc, họ thêm Châu vào, còn ở Tây Ninh thì thêm Cham! Ví dụ Châu Sanh, Châu Du… hay Chăm Sô, Chăm Lê.
Phong ba bão táp chẳng khác chi tên đường phố Việt Nam hiện thời.
Không thể cứ mãi thế được. Công dân một nước độc lập, tên họ phải lấy làm đầu. Việc trước mắt là đưa tên họ sắc tộc vào nền nếp. Cũng trong tác phẩm trên, Nguyễn Văn Luận cho rằng “Vào năm Minh Mạng thứ 14 (1834), triều đình Huế bắt người Chàm phải theo phong tục Việt nam. Họ phải chọn lấy một trong những tên họ đọc theo ngôn ngữ Việt Nam, gồm có: Bá, Đàng, Hứa, Lưu, Lựu, Hán, Lộ, Mã, Châu, Ngụy, Từ, Tạ, Thiên, Ức, Vạn, Ưng, Lâm, Hải, Báo, Cây, Dương, Quảng, Qua, Trượng, Tưởng, Lư”.
Đây là các họ phổ biến nhất trong Chăm hơn thế kỷ qua. Ừa, tạm được. Dẫu sao, cũng nên nhớ rằng đó chỉ là “họ” mà Minh Mạng đặt cho Cham, chứ không phải “truyền thống” chi chi cả. Quả là nhiêu khê với mênh mông chuyện. Đây là hãy còn chưa bàn đến vụ Chăm theo chế độ gia đình mẫu hệ, nhưng con cái làm khai sinh khai họ cha, càng gia nhiều món cho thêm nỗi rối rắm.
Rối rắm với nhiêu khê, còn hơn là không. Vậy, bạn chọn “họ” nào đặt tên cho đứa con bạn, tùy nghi nhé.
INRASARA
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tuphuongsg
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 647
Tham gia: 19:12, 22/04/14
Đến từ: Sống bằng niềm Tin

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi tuphuongsg »

cám ơn tulang

Chế Lan Viên ko liên quan với ng Chăm nhé, hj

klq: Còn họ Lâm của người Hoa và K'Me.
Người Việt ko có họ Lâm.
Chỉ có nguoi Hoa mới có họ Lâm,
sau này vua Tự Đức ban cho người K'Me (vốn ko có họ) 1 cái họ, đó là họ Lâm.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tulang
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2373
Tham gia: 15:00, 20/07/11

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi tulang »

tuphuongsg đã viết: 21:03, 04/05/17 cám ơn tulang

Chế Lan Viên ko liên quan với ng Chăm nhé, hj

klq: Còn họ Lâm của người Hoa và K'Me.
Người Việt ko có họ Lâm.
Chỉ có nguoi Hoa mới có họ Lâm,
sau này vua Tự Đức ban cho người K'Me (vốn ko có họ) 1 cái họ, đó là họ Lâm.
Ok ! Nhưng lưu ý, 1000 năm bắc thuộc, chúng ta chịu ảnh hưởng của bọn tàu khựa mọi thứ, kể cả họ tên. Lịch sử đương nhiên xác định điều đó ... Phùng Hưng là một ví dụ ... Hoặc như họ Trần, là họ của cả người Việt lẫn người Hoa ...
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tuphuongsg
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 647
Tham gia: 19:12, 22/04/14
Đến từ: Sống bằng niềm Tin

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi tuphuongsg »

họ Trần (Hưng Đạo) là gốc người Hoa.
cũng như Obama (gốc Kenya) nhưng là người Mỹ.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tulang
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2373
Tham gia: 15:00, 20/07/11

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi tulang »

tuphuongsg đã viết: 20:48, 05/05/17 họ Trần (Hưng Đạo) là gốc người Hoa.
cũng như Obama (gốc Kenya) nhưng là người Mỹ.
hà hà hà ... Bạn đã nhiều lần làm Tulang tôi ngạc nhiên ... hà hà hà ... Nhưng nói như bạn, họ Trần đều gốc Hoa ??? Chắc bạn nhớ cách đây khoảng trên dưới 1000 năm, thời loạn 12 sứ quân, có một sứ quân tên là Trần Lãm. Đúng, Trần Lãm là người gốc Quảng Đông (Trung Quốc), cha là Trần Công Đức sang Việt Nam chiếm giữ, lập nghiệp ở vùng ven biển Bố Hải Khẩu (vùng Thái Bình - Nam Định ngày nay đều có đền thờ). Khi Trần Công Đức mất, Trần Lãm trở thành người kế nghiệp, đã cùng mẹ là Lâm Thị và các em Trần Thăng, Trần Nguyên Thái gây dựng lực lượng ở Kỳ Bố Hải Khẩu. Cũng là người đở đầu cho Đinh Bộ Lĩnh. Nhưng đến nay, sau 1000 năm, chúng ta vẫn cứ gọi họ Trần là gốc Hoa ... Vậy thì họ nào mới là "gốc Việt" ??? ... hà hà hà ...
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tulang
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2373
Tham gia: 15:00, 20/07/11

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi tulang »

Khởi công ! Một việc mình hoàn toàn không muốn ! Nhưng số trời đã định, giống như thằng con út của "Bố già Mafia", nhà văn Mỹ Mario Puzo ... Người ta đặt mình lên lưng cọp, hoặc điều khiển cọp để trở thành anh hùng, hoặc bước xuống để trở thành nạn nhân của chính ... cọp. Đêm qua, nhậu với tên sếp trên sân thượng nhà hàng Hoa Biển, giữa trời nước mênh mông, trăng sao rợp bóng, ngẫu hứng, móc điện thoại đọc một bài "thơ con cóc" ... Sếp hỏi "sưu tầm à ???" ... "Mình viết và dự định, trước khi chết bảo con in thành tập, để trên bàn thờ..." ... hà hà hà ... Bây giờ, suy nghĩ, sao thời khắc đó, chợt gần chợt xa ... hà hà hà ... Chiều nay, cầm về đưa vợ mấy chục triệu ... "Cất cho anh !" ... Mà sao thấy ngỡ ngàng sao đó ... hà hà hà ... Dù sao, mỗi tuần đưa vợ vài chục triệu, mỗi tháng đưa vợ vài trăm triệu, vẫn hay hơn nhiều so với mỗi dịp lễ lạt, kỹ niệm lại tặng vợ một bài ... thơ ... hà hà hà ... Dù sao thì cũng đã là ... doanh nhân rồi !!! Một chức danh mình hoàn toàn không muốn ... Chợt nhớ Cao Bá Quát ... "Trong thiên hạ có bốn bồ chữ, một mình ta chiếm giữ hai bồ ..." ... Vậy sao không sống với hai bồ chữ đó ??? Đi làm giặc (à, không, đi làm cách mạng nông dân!) để làm gì ??? Đễ rồi : "Ba hồi trống dục đù cha kiếp / Một nhát gươm đưa đéo mẹ đời" ...
Đầu trang

thanhhoan
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 40
Tham gia: 00:22, 15/04/17

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi thanhhoan »

hoangloi8978 đã viết: 15:58, 02/05/17
tulang đã viết: 23:19, 26/04/17 Em trong mắt tôi – Vẻ đẹp con gái Việt
(Gửi vợ và các con gái tôi !)
Tôi đang ngồi uống ly cà phê trên một con đường tấp nập người qua lại ở một thành phố thơ mộng. Trời hôm nay rất hiền hòa. Đường phố thì đông người và nghĩa là có nhiều cô em gái. Mấy em trông thật xinh đẹp trong mắt tôi. Tôi xin dùng bài này để nói nhảm về nét đẹp của con gái Việt trong mắt tôi.

Bây giờ xu hướng “làm đẹp kiểu công nghiệp” rất thịnh hành. Thịnh hành tới độ tôi đi đâu cũng thấy y chang một vẻ đẹp công nghiệp, nhìn là biết. Tôi không phản đối, con gái có quyền làm đẹp. Đơn giản vì con trai ai cũng hám gái, mà nếu không cho con gái làm đẹp thì lấy đâu gái để nhìn. Nhưng tôi lại có cái nhìn riêng về vẻ đẹp của con gái Việt.

Tôi ghét khi mấy em nhuộm tóc đỏ, tóc xanh. Tôi thực sự rất dị ứng. Mấy em có biết rằng khi mấy em làm vậy thì mấy em đã vô tình làm mờ đi đám mây trên cơ thể mình không. Trong mắt tôi, em nhìn đẹp nhất khi em có mái tóc đen. Vì khi em đi trên phố với mái tóc đen đó, hồn tôi như âm thầm bay theo em. Tại sao em lại muốn làm u mờ vẻ đẹp đó chứ?

Tôi ghét khi mấy em mặc đồ quá hở hang. Ban đầu thì tôi nhìn rất thích, nhưng dần dần, càng lớn thì những hình ảnh đó trông rất phản cảm. Trong mắt tôi, em nhìn đẹp nhất khi em ăn mặc giản dị. Nét đẹp thuần Việt của em sáng chói nhất khi em mặc lên thân thể mình những bộ quần áo che chở và tôn vinh cơ thể mình.

Tôi ghét khi mấy em son môi. Nhìn ban đầu thì bắt mắt, nhưng theo thời gian thì sự bắt mắt đó lại phai dần. Trong mắt tôi, môi em đẹp nhất khi em không son môi. Tôi thích màu hồng nhạt của môi em chứ không phải màu đỏ giả tạo mà em cố tô điểm lên.

Tôi ghét khi mấy em mặc bộ đồng phục học sinh kiểu Hàn Quốc. Tôi chẳng thấy thú vị một chút nào cả. Trong mắt tôi, em nhìn đẹp nhất trong bộ áo dài trắng. Em nhìn như một tiên nữ trong bộ áo dài trắng đó.

Tôi ghét khi mấy em nói chuyện về thằng hot boy, con girl hay nhân vật nhảm nhí nào trên mạng. Mấy cái đó đâu có đáng để em bận tâm tới. Trong mắt tôi, em trông thật quyến rũ khi em kể về gia đình, khi em nói về lịch sử dân tộc, khi em nói về một cuốn sách em đang đọc và vì sao em ấn tượng với nó, hay khi em nói về những bất công của xã hội và cần phải làm gì để giải quyết nó. Em trông thật dễ thương trong mắt tôi khi em là một thành viên tích cực của xã hội.

Tôi ghét khi mấy em chụp ảnh tự sướng kiểu giả tạo rồi dùng Camera 360 hay mấy app để chỉnh sửa, tôi cực kỳ ghét. Tôi ghét vì nó làm xấu đi nét đẹp trời cho của em. Trong mắt tôi, em thật dễ thương khi em cười, khi em tự nhiên tự sướng một cách tự nhiên.

Trong mắt tôi, em thật dễ thương khi em mặc cái quần jean, hay cái áo thun đơn giản, hay bất cứ thứ y phục nào … miễn tự nhiên. Trong mắt tôi, em thật xinh đẹp khi em tự nhiên. Cho nên em đừng đánh mất vẻ đẹp tự nhiên đó nhé. Gửi các cô gái Việt Nam của tôi và xung quanh tôi.

(sưu tầm)
Giờ mà kiếm ra một cô gái có vẻ đẹp tự nhiên thì khó lắm!
không có vẻ đẹp tự nhiên nhưng xấu tự nhiên được không?
một nét bình thường như cân đường hộp sữa.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Câu lạc bộ - Giao lưu - Kết bạn”