CLB Lý Số Sài Gòn

Khu vực dành riêng cho CLB Lý số Sài Gòn
Hình đại diện của thành viên
tuanlm_fpt
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 575
Tham gia: 15:22, 02/03/10

TL: CLB Lý Số Miền Nam

Gửi bài gửi bởi tuanlm_fpt »

@ hói: Cậu có sách online nào về kinh dịch không? Tôi không biết môn này!

Hình đại diện của thành viên
hói phệ
Đang bị cấm
Đang bị cấm
Bài viết: 2738
Tham gia: 16:41, 31/05/11

TL: CLB Lý Số Miền Nam

Gửi bài gửi bởi hói phệ »

http://www.google.com.vn/search?q=ebook ... =firefox-a" target="_blank

k có, toàn đọc sách thôi, tìm trên mạng chắc có nhiều

Hình đại diện của thành viên
Thiện Minh
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1654
Tham gia: 08:19, 04/07/10
Đến từ: Tp HCM 0936722711

TL: CLB Lý Số Miền Nam

Gửi bài gửi bởi Thiện Minh »

emchau đã viết:emchau cảm ơn bác hói đã chỉ điểm cho
nhưng xem ra bác cũng chỉ tầm chương trích cú mà thôi. Thấy thiên hạ nói sao bác sào sáo làm vậy. chứ thực ra bác cũng chả có bụng dạ nào. Nói thật bác đừng giận chứ người học dịch cũng thừa hiểu là trong các di thư mình được đọc, học và bản thân sau nhiều năm nghiên cứu cũng tự nhận ra mình tắc ở chỗ nào rồi. có điều khi nói đến đoạn đó, phần lớn đều lấp lúng cho qua mà chỉ nói toàn những câu chung chung, kiểu như dùng dịch để giải nghĩa dịch ấy.
việc dịch lý nói như bác để LUẬN các môn huyền học thì không có gì để nói cả, nhưng xin bác chỉ cho emchau xem cái dịch ấy nó phát sinh ra phần LẬP của các môn huyền học như thế nào được ko?
chứ bác cứ ấp úng kiểu như: nó là cơ sở, nó là xuất phát..., nhưng trả đưa ra được cái sợi dây liên hệ nào thì hãy đóng cửa đọc sách, kê cứu lại đi.
mấy lời gai tai, lấy ý bỏ lời
trân trọng
Hai zô ! bạn emchau nì, sở học là mênh mông, việc học như thế nào, hiểu như thế nào, ngộ tính của mỗi người ra sao đều là chử "duyên" thôi bạn à. Cớ chi dùng khẩu khí như thế ???
Được cảm ơn bởi: tutruongdado, hói phệ

Hình đại diện của thành viên
Thiện Minh
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1654
Tham gia: 08:19, 04/07/10
Đến từ: Tp HCM 0936722711

TL: CLB Lý Số Miền Nam

Gửi bài gửi bởi Thiện Minh »

tuanlm_fpt đã viết:Nhưng chả biết gì về kinh dịch 64 quẻ cả! Được tham gia không ạh?
Rất vui được chào đón bạn đến với CLB, xưa nay có ai giỏi trăm thứ từ bụng mẹ đâu ? hì hì hì.........
Việc gì củng phải thông qua học tập và khảo nghiệm thôi, vì vậy việc biết Kinh Dịch hay không vấn đề không quan trọng.
Quan trọng biết hai chử "Nhân Tâm" là đủ rồi, còn việc khác có bầu, có bạn, cùng học, cùng hỏi, thì lâu ngày củng thắm dần dần thôi, he he he.............
Được cảm ơn bởi: tuanlm_fpt, tutruongdado, hói phệ

Cái Bang
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 6
Tham gia: 10:02, 22/07/11

TL: CLB Lý Số Miền Nam

Gửi bài gửi bởi Cái Bang »

Cho lão Cái Bang này nằm vạ nơi đây nhá bác chủ top ? Lão đặt chổ ngồi hành khất rồi :)) :)) :))

Cái Bang
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 6
Tham gia: 10:02, 22/07/11

TL: CLB Lý Số Miền Nam

Gửi bài gửi bởi Cái Bang »

Bác emchau vui tính thế nhẩy :)) :)) :))
Có cái ăn nào không dùng miệng mà được no không nhẩy ?
Ăn, uống, nhai, nuốt, ngậm hòa tan...có động tác nào mà không dùng miệng vẫn được no bụng chỉ cho lão với !
Sửa lần cuối bởi Cái Bang vào lúc 23:59, 08/08/11 với 1 lần sửa.

thongle2010
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 892
Tham gia: 16:41, 28/09/10

TL: CLB Lý Số Miền Nam

Gửi bài gửi bởi thongle2010 »

emchau đã viết:Xin chào các vị cao nhân tiền bối, các a c e.
Emchau chỉ mới học huyền học được ít năm thôi, nhưng thấy các bác tung hô dịch lý lên ngút ngàn chân mây, khiến emchau phải tự vấn nhiều điều.
Dịch lý đúng là cơ sở của nhiều môn, nhưng nếu nói tất cả các môn huyền học đều xuất phát từ dịch lý, theo thiển nghĩ của emchau e rằng các bác nói hơi quá.
Vài lời ú ớ, có gì các vị chỉ giáo cho.
Trân trọng




Từ khi truyền thuyết Hà Đồ ra đời, người ta tính được Tiên Thiên Bát quái, từ Tiên Thiên Bát quái đến hậu thiên bát quái cách nhau cả mấy ngàn năm.

Vì sao phải nhắc tới Hà Đồ Lạc Thư. Vì đây là cái khởi nguồn của dịch học.

Như chúng ta đã biết, lúc xưa con người sống bằng văn minh nông nghiệp. Việc đắp đê, bảo vệ mùa màng, tính khi nào tới tiết lập xuân để cho thiên hạ gieo trồng được mùa, để cuộc sống ấm no, dân tình không phải đói khổ, làm cho quốc thái dân an mà bất cứ triều đình nào cũng hướng tới.



Từ Hà Đồ, cho ta tính được Tiên Thiên bát quái, nhưng chưa cho phép người ta đưa nó ứng dụng vào cuộc sống. Cho đến khi có truyền thuyết về Lạc Thư mà người có công được ghi nhận là Chu Văn Vương. Vai trò của chu văn vương là tìm ra được Hậu Thiên bát quái với truyền thuyết là lạc thư.



Vai trò của Chu Văn Vương là chỗ nào?. Trước thời Chu Văn Vương, khi chưa có Hậu Thiên thì đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về dịch học tính ra tiết khí của trời đất để cho dân tình gieo trồng đúng mùa vụ. Nhưng tất cả đều trật hết, dẫn đến dân tình đói kém lầm than.



Từ khi có truyền thuyết Lạc Thư, hậu thiên bát quái ra đời, đưa quẻ Khảm theo hướng chính bắc, Ly theo chính nam thì từ đó người ta mới tìm được cái dụng của dịch (Hà Đồ là thể của dịch, Lạc thư là dụng của dịch).



Từ Hậu Thiên bát quái người ta tính được sự vận hành của 12 địa chi để tính ra 4 mùa xuân hạ thu đông vận hành không ngừng hằng năm mà chúng ta đang sống (xem địa bàn lá số tử vi chính là ứng dụng của 5 khí thuận bố gồm Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ và tứ thời vận hành gồm 4 mủa Xuân Hạ Thu Đông) của dịch lý.

Từ 4 mùa trong năm người ta phối Bát Can Tứ Duy với 12 địa chi trở thành 24 sơn hướng để tính ra tiết khí trong 1 năm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt tính thời vụ sao cho dễ trúng mùa. Tiết lập xuân là khởi đầu 1 năm mới chứ không phải là mùng 1 tết, đồng chí nào sinh gần tết thì điều đâu tiên tra lịch xem đã tới tiết lập xuân chưa rồi mới tính được tử vi.



Cái đó là ứng dụng của dịch học vào phục vụ cho đời sống dân chúng. Ngày nay, mặc dù chúng ta dùng lịch tây, nhưng vẫn có lịch block để dùng vào nhiều việc. Nhiều người nghiên cứu dịch lý nhưng cái cuốn lịch block ở nhà lại không biết sử dụng.



Đó là cái ứng dụng chính thống nhất của dịch học dùng vào phục vụ cho đời sống sản xuất sinh hoạt hằng ngày của nhà vua và dân chúng.



Từ cái kiến thức về dịch đó, nhiều môn khoa học dựa trên nền tảng này ra đời:



1. Địa lý phong thủy: ứng dụng từ bát quái hà Đồ và Lạc Thư nhất là lạc thư để chia con người trên quả đất này thành 2 nhóm thuộc đông tứ trạch và Tây Tứ Trạch. Dù Phái Bát Trạch hay Huyền KHông đều dùng 24 sơn hướng trong dịch học để ứng dụng vào việc tìm cuộc đất tốt, tìm địa cuộc lớn để xây dựng kinh đô, thành phố, đến việc xây dựng nhà cửa, mồ mã, đền chùa, miếu mạo.... đến những giải pháp hóa hung thành cát trong phong thủy.

2. Luận tuổi xem ngày: 10 thiên can phối với 12 địa chi thành 60 loại tuổi trở thành lục thập hoa giáp. Thiên can địa chi phối hợp nó không chỉ nói về tuổi con người mà nó còn nói về không gian và thời gian (canh tý, giờ giáp ngọ, năm bính dần, tháng ất mão...). Căn cứ vào loại tuổi, ngày giờ tháng năm mà người ta tìm ngày lành tháng tốt để khởi công cho công trình xây dựng lớn đến những vấn đề nhỏ như làm nhà, cưới hỏi, khai trương, mai táng.... đều ứng dụng từ dịch học mà ra.

3. Luận quẻ dịch, độn đoán: cái này không cần giải thích thêm.

4. Tử vi, tứ trụ: ứng dụng từ dịch học (như đã đề cập) tới kiến thức địa lý phong thủy, thiên văn... những vấn đề âm dương, ngũ hành, sinh khắc can chi... cũng đều ứng dụng từ dịch học đó sao.

6. Kỳ môn độn giáp, mai hoa dịch số, thái ất thần kinh..... cũng dùng từ kiến thức này mà ra.



Mỗi môn đều có thành tựu riêng và có những thế mạnh riêng nhằm giải quyết một hoặc vài vấn đề nào đó trong cuộc sống.



Chưa nói tới vấn đề y học, kinh doanh.... cũng đều ứng dụng từ nó mà ra.



Nhìn rộng ra, dịch lý ứng dụng hầu hết các vấn đề trong đời sống kinh tế xã hội cả trước kia, ngày nay và muôn đời sau.



Xưa nay, nhiều người nghiên cứu dịch lý nhưng việc ứng uụng được nó hay không là chuyện khác.



Hy vọng những giải thích trên giải đáp được thắc mắc của bạn.
Được cảm ơn bởi: Kim Tứ Cục, cloudstrife, hói phệ, Cái Bang, rock'roll, BillGates6868

emchau
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 24
Tham gia: 12:04, 23/05/11

TL: CLB Lý Số Miền Nam

Gửi bài gửi bởi emchau »

@ thienminh nói: "Cớ chi dùng khẩu khí như thế ???"
emchau chỉ có mấy lời thế thôi, cốt để bác hói hiểu ý, ai dè bác thien lại tính lời. Kể học dịch mà cứ đằng thẳng ra thế thì tốt quá. nhưng bác nói em khẩu khí như thế là như thế nào ạ?
@ thongle2010
- Thứ nhất: Về Hà đồ Lạc thư và Tiên thiên bát quái
bác nói "...Hà Đồ ra đời, người ta tính được Tiên Thiên Bát quái…... Hà Đồ Lạc Thư… là cái khởi nguồn của dịch học". Vậy sự liên liên hệ giữa Hà Lạc và quẻ dịch là gì? Và cổ nhân tính được Tiên thiên bát quái dựa theo Hà Đồ như thế nào? Hay chỉ là sách bảo thế thôi ạ?
- Thứ hai: Về Hậu thiên bát quái
Căn cứ nào để hình thành nên Hậu thiên bát quái? Hay cũng chỉ giải thích chung chung và rồi lại tụng thể-dụng.
- Thứ 3: Về can chi, ngũ hành
Không hiểu bác đưa thiên can và địa chi vào từ lúc nào vậy? và nó có xuất từ Đồ Thư hay không?
Việc bài bố thiên can và địa chi từ thiên bàn, địa bàn, hay các bàn khác có xuất phát từ Đồ Thư hay không?
Việc làm rõ quan hệ giữa can chi, ngũ hành và dịch theo cá nhân emchau là rất quan trọng. Nhưng không thấy bác nói đến nguồn gốc của nó.
- Thứ 4: Về tử vi
Bác nói: “…xem địa bàn lá số tử vi chính là ứng dụng của 5 khí thuận bố gồm Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ…” vâng những điều này có phần hợp lý mặc dù người đọc phần lớn chả hiểu mấy. Nhưng có điều rõ hơn liên quan đến việc dụng danh ngũ hành trong tử vi mong bác chỉ giáo cho – tử vi có ngũ cục (thủy nhị cục, mộc tam cục, kim tứ cục, thổ ngũ cục, hỏa lục cục), xin hỏi bác tại sao lại bắt đầu từ nhị đến tam tứ ngũ lục mà không bắt đầu từ con số khác? Nó có phải là từ dịch không?
- Thứ 5: Về tử bình
Xin bác giải thích về sự liên hệ giữa ngũ hành, can chi và dịch sẽ tỏ rõ vấn đề
- Thứ 6: Về bát tự hà lạc
Dịch lý là cơ sở: emchau đồng ý
- Thứ 7: về trạch cát
Xin bác giải thích về sự liên hệ giữa ngũ hành, can chi và dịch sẽ tỏ rõ vấn đề
- Thứ 8: về phong thủy: Bất kể là âm phần hay dương cơ điều cần thiết là đảm bảo: hình thể và lý khí (bao gồm cả vận khí, mà ở đây bác chỉ muốn dùng huyền không).
Loan đầu và lý khí (trừ huyền không) thì nếu chỉ ra sự liên hệ giữa ngũ hành, can chi và dịch cũng sẽ tỏ rõ vấn đề.
Riêng đối với huyền không: Xin bác điểm cho nó xuất phát từ dịch ra sao?
- Thứ 9: về các môn chiêm bốc phệ
Dịch lý là cơ sở: emchau đồng ý, nếu chỉ ra sự liên hệ giữa ngũ hành, can chi và dịch.
- Thứ 10: về tam thức (lục nhâm, kỳ môn, thái ất)
Cơ sở của tam thức có phải là dịch lý không? Ai cũng chút kiến thức về huyền học đa phần đều nói là có? Vâng! Các bác nói có thì xin hãy chỉ ra?
Trong tam thức cổ nhân cũng có dùng phương pháp nạp dịch để rộng đường luận đoán, chứ khi luận đoán không bo bo vào quẻ dịch đó. Chỉ riêng phần này emchau công nhận dịch lý có liên quan.
Emchau cũng xin nói thẳng bác đừng giận, chứ những lời của bác giải thích như thế đã có nhiều trong sách rồi. cái emchau muốn các cao nhân tiền bối, a c e chỉ ra là: sự liên hệ giữa dịch lý và các môn huyền học – nếu ta coi dịch lý là cơ sở của chúng.
Trân trọng

thongle2010
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 892
Tham gia: 16:41, 28/09/10

TL: CLB Lý Số Miền Nam

Gửi bài gửi bởi thongle2010 »

Tôi đã giải thích cho bạn từ cái gốc của vấn đề, xưa nay rất nhiều người nghiên cứu dịch lý nhưng không nắm được cái cốt lõi của nó là gì nên cứ suy nghĩ lung tung cả lên.

Bạn phải xem lại: kiến thức dịch lý cơ bản nó bao gồm những gì? bạn chưa nắm được làm sao mà nhảy vào bình luận lung tung. Theo cách nói của bạn thì bạn vẫn chưa nắm được Kinh dịch nó bao gồm nhưng nội dung nào thì làm sao biết được sự ứng dụng của nó.

Như tôi đã nói phía trên, ngoài đời tôi gặp rất nhiều người cao tuổi nghiên cứu tử vi tử bình địa lý mấy chục năm nhưng bàn về cốt lõi vấn đề từ dịch lý thì trả lời ú ớ.

thầy tôi có mở lớp dạy dịch lý: muốn ứng dụng nó thì phải học các chuyên đề cơ bản:
1. Thuyết Âm Dương
2. Thuyết Ngũ Hành
3. Hà Đồ
4. Lạc Thư
5. Thiên Can Địa Chi
6. Phối hợp thiên can địa chi.
7. Ứng dụng dịch lý vào cuộc sống.

Những nội dung trên là những nội dung cơ bản của kinh dịch.

Phần bạn thắc mắc về tử vi đem mấy cái Thủy Nhị cục... Hỏa lục cục, hiểu một cách đơn giản như thế làm sao hiểu những lời tôi nói. Tôi nói phía Đông bạn Hiểu phía Tây, trách sao bạn không thắc mắc.

Vì bạn hiểu theo kiểu trên cành trên ngọn chứ không hiểu từ dưới gốc hiểu lên nên tôi không tốn thời gian giải thích thêm cho bạn hiểu. Vạn sự tùy duyên, ai lĩnh hội được thì coi đó là cái duyên. Có giải thích thêm nữa bạn cũng không hiểu được đâu.

Đó là lý do vì sao người ta chưa học về dịch lý cơ bản đã nhảy vào nghiên cứu những môn được ứng dụng từ nó, từ đó không hiểu nó rồi chê bai ngược lại cái nguồn gốc đã tạo ra nó.
Thân
Được cảm ơn bởi: Kim Tứ Cục, tigerstock68

emchau
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 24
Tham gia: 12:04, 23/05/11

TL: CLB Lý Số Miền Nam

Gửi bài gửi bởi emchau »

vâng
bác chưa chỉ ra được sự liên hệ đâu bác thongle, cái bác đưa ra chỉ là liệt kê lại, mà ngay cả 7 chuyên đề mà theo như bác nói là thầy bác dậy cũng không giải quyết được một câu hỏi: "Sự hình thành của Dịch trên cơ sở Đồ Thư là như thế nào?" và rồi cũng ứ biết là thiên can và địa chi thuộc hệ phả nào, phái sinh ở đâu? thì thử hỏi còn có thể phân biệt được đông tây sao?
nếu bác thấy emchau chỉ hiểu được ngọn nên ko hiểu được bác nói ở gốc cũng được, nhưng chỉ chép lại lời cổ nhân mà ko thể lý giải được thì gốc hay ngọn có khác gì nhau đâu.
trân trọng

Đã khóa

Quay về “Câu lạc bộ Lý số Sài Gòn”