Cội nguồn lịch sử của thuyết âm dương ngũ hành và kinh dịch

Các bài viết học thuật về dịch lý, thái ất, kỳ môn...
sugiakynguyenmoi
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 19
Tham gia: 11:48, 07/11/11

TL: Cội nguồn lịch sử của thuyết âm dương ngũ hành và kinh d

Gửi bài gửi bởi sugiakynguyenmoi »

[quote="TVLS"]Tôi đồng ý với ý kiến của bác machoi1. Nhưng bác dùng lời nặng nề quá, e mất cái phong thái trao đổi học thuật của diễn đàn.

--------------------------------------------------------------

Tôi cũng không có ý phủ nhận rằng Kinh Dịch có phải là sản phẩm của người Việt không, thậm chí tôi còn rất mong, rất mong các nhà sử học tìm được đầy đủ những chứng cứ khoa học đủ sức thuyết phục để chứng mình điều này. Đó là niềm tự hào dân tộc.

Nhưng một thực tế đau lòng, là cho đến bây giờ, chúng ta chưa có chứng cứ gì để chứng minh điều này! Kể cả khi xác định được rằng nó vốn dĩ của người ...Việt, thì oái oăm thay, người Việt lúc ấy lại sống trong địa phận của ...Tầu.

----------------------------------------------------------------------

Cũng học từ tiền nhân, tôi thành tâm rửa tai... lắng nghe...

Lấy làm may mắn cho tôi thay, khi hôm nay có được những thảo luận trao đổi từ Anh machoi1! Diễn đàn nào cũng cần những phát biểu như vậy (thuốc đắng đủ liều... cho những căn bệnh trầm kha)! Tuy nhiên tôi hơi có tí thiện cảm nghiêng về quan điểm của Anh TVLS hơn!! Bởi như TVLS đã viết; nhe nhẹ thôi... Cá nhân tôi tuy mến và rất cần những ngôn ngữ phản bác "nặng ký" như Anh machoi1. Nhưng quả là có hơn "mắc mỏ" trên diễn đàn đấy. Tôi không biết trước đó Anh Thiên Sứ có "đao to búa lớn" gì không (bởi tôi là tân binh)!?- ngoài sự ngộ nhận đầy tai hại như tôi vừa được biết qua. Bởi cớ này chăng? khiến Anh machoi1 mãi nộ khí không nguôi thế.
Nhưng thôi, thống nhất cho qua nhé... chúng ta hãy tiếp tục bước đường phía trước để tôi còn được tích lũy thêm từ Anh và cả cộng đồng nữa chứ. Biễn học vốn mênh mông kia mà... Nếu được (tôi tiin là được); tôi sẽ cùng Anh làm một tour vào tham quan tận cùng lỗ đen, xem thử điều gì khiến làm nên tên tuổi một Hawking như sấm rền bên tai như thế. Dĩ nhiên trong đó không thể không nhắc đến ứng cử viên đương đại String theory. Tôi rất lấy làm vinh dự nếu ước mơ (hão huyền) được trao đổi cùng GS VS ...Hiệu - Đức về thế giới hạ nguyuên tử ngay trên diễn đàn này. Xem ra điều này chỉ nằm trên trang cổ tích mà thôi. Nhưng tôi có quyền ''mơ chứ... phải không Anh machoi1.

Tôi cố gắng dò dẫm lại dấu chân từ tổ tiên nước mình... chợt thấy " dường như" là từ Trần Hưng Đạo rằng: ... Chớ có thấy sức mạnh của địch mà quên đi nhuệ khí của mình... hoặc Nguyễn Trãi như; ... quân Thanh càng mạnh, sĩ khí (quân ta) càng hăng...

Lời phân bua cuối: Ai lại không một đôi lần vấp lỗi. Vã lại Anh Thiên Sứ đâu có còn lên tiếng cho cái ma trận của riêng ảnh hoặc những cái khoáy gì gì đó nữa. Tôi đã cưỡi cọp rồi, đâu thể nhảy xuống cho được... thôi thì liều mà ngồi để vào tận hang môt phen xem sao vậy.

(Bất giác lau mồ hôi trán... phù.ù. ù. ù...) - phía trước; những cơn bão gây tranh cãi, dần hình thành trên bình diện địa phương tương lai đang chờ đợi... Dấn bước thôi...
Đầu trang

Thẽm
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 593
Tham gia: 23:30, 20/03/09

TL: Cội nguồn lịch sử của thuyết âm dương ngũ hành và kinh d

Gửi bài gửi bởi Thẽm »

Bác Machơi nóng tính quá.

Bác Sứ giả kỷ nguyên mới tẩu hỏa nhập ma rồi... :(( :((

Bác TVLS: trong thế giới phẳng ngày nay, khái niệm tự tôn dân tộc nó phải xem lại. Thay cho việc cố chứng mình cái tri thức kia là của tộc Việt (VN chỉ là 1 phần bé nhỏ trong cái tộc Việt đó) thì hãy bảo tồn cái giá trị dân tộc đang sẵn có (VD như núi non thiên nhiên khu Hàm Rồng Thanh Hóa). Chứ đòi bản quyền cái cách đây hàng vạn năm mà kệ cho thiên hạ phá phách cái giá trị chúng ta đang có quả là dở người. Xem Nhật Bản ấy mà học tập!
Đầu trang

TVLS
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 57
Tham gia: 14:17, 01/02/10

TL: Cội nguồn lịch sử của thuyết âm dương ngũ hành và kinh d

Gửi bài gửi bởi TVLS »

Việc tuyên bố chủ quyền là việc cứ phải tuyên bố, dù không đòi được :D

Nhưng bản chất vấn đề ở đây là: Có phải đúng thế không và Mục đích để làm gì ? Nếu mục đích chỉ là để thu 50tr cho mỗi show làm phong thủy thì cũng đáng bàn lắm thay :|
Đầu trang

machoi1
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 21
Tham gia: 15:06, 03/09/08

TL: Cội nguồn lịch sử của thuyết âm dương ngũ hành và kinh d

Gửi bài gửi bởi machoi1 »

Bác sugiakynguyenmoi văn vẻ lủng củng bỏ mẹ, chả biết bác định viết cái gì nữa, ý tưởng thế nào thì cứ viết tuột mịa nó ra cho nhanh, vòng vo làm gì.

Thử nhìn vào quy trình của Thiên Sứ như sau :

Từ con lợn ĐÔng Hồ => Kinh dịch của người Việt => đem đổi chỗ Tốn - Khôn => giải thích lý thuyết hạt cơ bản, lý thuyết lỗ đen, thuyết tương đối của Anh-Xtanh.

Lập luận như thế thì cần gì phải nhọc công bàn cãi làm đek gì cho mất thời gian.
Đầu trang

sugiakynguyenmoi
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 19
Tham gia: 11:48, 07/11/11

TL: Cội nguồn lịch sử của thuyết âm dương ngũ hành và kinh d

Gửi bài gửi bởi sugiakynguyenmoi »

...!...!?...
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tuanlm_fpt
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 575
Tham gia: 15:22, 02/03/10

TL: Cội nguồn lịch sử của thuyết âm dương ngũ hành và kinh d

Gửi bài gửi bởi tuanlm_fpt »

rồi! Giống cái điệu trứng có trước hay gà có trước rồi quá. Di tâm và di vật cái nào là chủ cái nào vậy? Theo tôi nghĩ chắc chủ là di tâm! Tôi có vài dòng. Mong các bác bỏ qua!
Kính bút!
Đầu trang

sugiakynguyenmoi
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 19
Tham gia: 11:48, 07/11/11

TL: Cội nguồn lịch sử của thuyết âm dương ngũ hành và kinh d

Gửi bài gửi bởi sugiakynguyenmoi »

Lạ thật!?...
Bởi tôn trọng sự hiểu biết chung của chúng ta trên diễn đàn. Tôi viết dỡ câu… để còn ai đó đỡ lời mà thảo luận thêm nữa chứ. Tranh tri thức mà “vẽ” hết ra đây để đạt mục đích gì? Nếu cách diễn đạt như thế lại khiến ra lủng củng như nhận xét của Anh machoi1 thì tôi sẽ tiếp thu ngay (để cho nhiều người khác cứ phải suy diễn không ra, hóa nhức đầu thì phiền). Vã lại, xưa nay tôi không quen vạch lá tìm sâu. Thậm chí có ai lỡ lời, hoặc vừa phát biểu hớ hênh, vẫn phớt lờ (còn nguyên si cả đấy), tôi cũng vờ như không thấy gì, mục đích là giữ hòa khí trên diễn đàn. Tôi đang rất cần những sự cộng hưởng, cho dù chỉ là sự giao động từ cộng đồng chung để cùng chèo chống…, thậm chí chỉ “góp lời” nhắc dùm những chổ cần chỉnh sửa, bổ sung để cùng phiêu lưu một chuyến vào mô hình thực tại của vũ trụ.

Cũng cùng một đề tài thôi, nhưng với người này thì thảo luận, người kia thành tranh luận, người khác ra tranh cãi, và khác nữa hóa cãi nhau! Nếu nhỡ có tẩu hỏa nhập ma thì tôi vẫn chỉ giới hạn ở góc độ tranh cãi mà thôi. Bởi như Anh Thêm có nói học hỏi theo người Nhật. Vâng, tôi biết người Nhật khi lên diễn đàn, họ phát biểu đại loại như; “ … những người tốt hoặc những người không được tốt…”. Ôi! Văn hóa của họ cao đến mức ngại dùng từ “xấu” để mô tả đối tượng đối lập là “tốt”! Trong khi nhìn lại dân tộc mình xem. Những va chạm thường ngày trong xã hội, người Việt chúng ta không ngại dùng bất kỳ từ ngữ bất chợt nào, tục tĩu, thô bĩ nhất mà họ có thể nghĩ ra, không ngần ngại gán cho đồng loại để thể hiện đẳng cấp!! Đáng buồn thay. Thú thật, tôi không dám suy diễn… rồi những thế hệ con cháu…nối tiếp đi đến đâu nữa.

Vấn đề đặt ra là đòi hỏi chúng ta đang cùng nhau gỡ rối. Những rắc rối từ ngàn xưa chưa được đưa ra ánh sáng. Để giải quyết những vấn đề như thế này, yếu tố cần nhất là sự trầm tĩnh và bàng quan. Tôi chân thành góp ý là tính nóng nảy như Anh machoi1 đây, e... không ổn cho vấn đề gỡ rối, cho dù đó có là một người trực tính đi chăng nữa. Khuynh hướng đã hơn một lần dẫn đến lạc đề tài đang thảo luận. Điển hình như chuyện huyệt thiêng… hàm rồng chẳng hạn. Còn như các bậc cao nhân nào đó có tham khảo phong thủy thì ở chủ đề hoàn toàn khác. Tuy nhiên tôi cũng góp một ý mọn là: Huyệt mạch chính của non sông Việt Nam, có tên là “Long Hổ Tranh Châu”, chứ không hề là bất kỳ một bộ mạch có tên nào khác hơn được. Mời các bậc cao nhân còn nằm trong “lá ủ” dò tìm thử xem nhé. Lịch sử đang dàng sẵn những trang trống để ghi danh đấy.

Riêng cá nhân tôi tuy có phần kém cõi, nhưng cho đến lúc này vẫn hoàn toàn kiểm soát những bài viết bao gồm phát biểu của mình. Bởi cơn bão tranh cãi (như dự kiến trước đó) đang trở thành hiện thực đó thôi. Tuy nhiên tôi không chờ đợi những cơn bão mới hình thành ngoài vùng biên, mà đang chờ đợi “tâm bão” vẫn còn ở địa phương tương lai kìa. Càng không chờ đợi những cơn bão mang đầy ngôn ngữ bị ô nhiễm trầm trọng, cho dù chỉ lướt qua diễn đàn.

Một vài lời không được tế nhị cho mấy, mong các Anh… bỏ qua cho. Nhưng rất cần thiết, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.


Kính!
Đầu trang

gamdo
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 417
Tham gia: 09:56, 02/03/09

TL: Cội nguồn lịch sử của thuyết âm dương ngũ hành và kinh d

Gửi bài gửi bởi gamdo »

Lạ thật, đã gọi là nghiên cứu tất có tranh cãi, nhưng tranh cãi ở đây bị thái quá, lỡ có ai ngoại đạo xem được họ cười chúng ta bởi không tế nhị mất.
Đầu trang

sugiakynguyenmoi
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 19
Tham gia: 11:48, 07/11/11

TL: Cội nguồn lịch sử của thuyết âm dương ngũ hành và kinh d

Gửi bài gửi bởi sugiakynguyenmoi »

Với một khoảng lặng thời gian vừa đủ cho mọi xôn xao lắng xuống…
Tôi chân thành xin các Anh…, bỏ qua những lời lẽ có phần đường đột như bài viết vừa qua nhé. Để tiếp tục những gì còn dỡ dang ở phía trước của cuộc phiêu lưu, tôi xin mạn phép được xuống dòng, rất mong các Anh cùng thảo luận và chỉ thêm cho những khiếm khuyết ắt phải có, hầu hoàn chỉnh hơn:

Thật sự nếu như tôi nói Kinh Dịch là của nước mình thì chí ít chúng ta phải đọc cũng như lĩnh hội những gì mà tổ tiên (nếu là của tổ tiên mình) truyền lại còn ẩn tàng trong đó. Dĩ nhiên; ngoài dân tộc Việt ra, vẫn chưa có ai hiểu được, và giai đoạn hôm nay, các thế hệ cháu con ắt sẽ trưng dụng (chứ đòi lại để mà làm chi mô).

Tôi cũng thấy cần thiết phải nhắc lại điều không thể bỏ qua là (xin lỗi trước, bởi tôi không hề có ý đã kích ai hết); Trống Đồng như Anh Thiên Sứ đã có từng phát biểu đó, thật sự tôi đưa ra nhận định như sau, chúng ta cùng tham khảo:
Vào thời Vua Nghiêu, tự nhiên trong dân gian lúc đó có truyền tụng với nhau là có một tộc gọi là Quỷ Phương nói rằng “Ấn trời đã ban cho tộc dân đó rồi”! Chuyện đến tai Vua Nghiêu. Vua bèn sai ông Hy Thúc, một viên quan lúc bấy giờ có trách nhiệm chuyên đo bóng mặt trời để làm Lịch Pháp, sang xem thực hư ra sao.
Và Hy Thúc liền sang Quỷ Phương xem xét sao đó không rõ, cuối cùng ông mang về trình Vua Nghiêu cái Trống Đồng của Dân Tộc đó, và tâu rằng họ bảo ấn trời là những hình thù, chim cò, hoa văn được khắc trên đây!! Mọi người đương thời lúc đó không một ai hiểu nổi trên Trống ấy muốn diễn đạt điều gì. Mãi sau tận khi Khổng Tử ra đời mới có thể lý giải phần nào được.

Như thế, vào giai đoạn này, Kinh Dịch vẫn chưa được gọi là đủ. Bởi vào thời của Vua Nghiêu thì Ông Cốc lại chính là Ông Nội của Vua Đại Vũ. Sang đến thời Vua Thuấn Thì con Ông Cốc là Ông Khí (Ba của Đại Vũ) được Vua Thuấn sai đi trị thủy không thành, sau mới sai Đại Vũ đi trị thủy. Đến lúc Đại Vũ khai sông trị thủy thì mới tình cờ phát hiện Thần Quy mang Lạc Thư trên lưng và chép lại.

Căn cứ như trên thì chúng ta có nói thế nào đi chăng nữa; Trống Đồng vẫn là một di chỉ tiềm ẩn khác với di chỉ khắc trên lưng của Long Mã và Thần Quy. Cho dù Trống đồng ra đời vào thời điểm nào đi chăng nữa thì cũng không thể có trước bức đồ trên lưng Long Mã trong thời Phục Hy được (tiên thiên quái). Vì như Anh machoi1 có nói đến sự liên minh của hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt (theo tôi thì đó là hai tộc gọi tắt họ của Lạc Long Quân và Âu Cơ, theo như sử mình là sự kết hôn của hai Ông Bà còn ghi chép lại và lưu truyền đến hôm nay). Dần dần những tộc như Mân Việt, Thường Việt… trong Bách Việt bị thôn tính rồi mai một đi. Hiện chúng ta đang sống hôm nay và đang cãi nhau trên diễn đàn đây, đa phần chính là dòng của Lạc Việt (50 con theo Cha xuống biển). Còn dòng của Âu Việt (50 con theo Mẹ lên non), chia tách ra…định cư ở một nơi khác. Giai đoạn hiện tại, theo thiên cơ thì nay đã hình thành lại rồi mà chúng ta cũng ít ai biết cũng như đã động gì đến (là tượng trời, vấn đề này, tôi sẽ trình bày sau, vào thời điểm thuận tiện hơn)!

Mong được các Anh bổ khuyết cho hoàn chỉnh hơn...
Được cảm ơn bởi: gamdo
Đầu trang

anhminh1990
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1113
Tham gia: 18:57, 19/10/09

TL: Cội nguồn lịch sử của thuyết âm dương ngũ hành và kinh d

Gửi bài gửi bởi anhminh1990 »

em thì chỉ biết rằng nhờ Kinh Dịch và các quẻ giúp ích rất nhiều trong đời sống
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Dịch lý”