Đặc trưng trong sách Dịch của các dịch giả

Các bài viết học thuật về dịch lý, thái ất, kỳ môn...
Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Đặc trưng trong sách Dịch của các dịch giả

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

taothao đã viết: Taothao mong muốn tìm hiểu đạo Dịch trước tiên: tính triết lý, nhân sinh quan, vũ trụ quan, lý luận... trong Dịch học.



Cảm ơn bạn, như vậy Tôi hiểu quan niệm của đặc trưng là: tính triết lý, nhân sinh quan, vũ trụ quan, lý luận, ... qua đây chúng ta sẽ thuận tiện hơn trong giao lưu, tôi cũng nêu hai ý mà chưa đúng theo tinh thần của Taothao là vậy.


Hà Uyên
Được cảm ơn bởi: taothao
Đầu trang

taothao
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 68
Tham gia: 23:20, 12/07/09
Đến từ: vietnam

TL: Đặc trưng trong sách Dịch của các dịch giả

Gửi bài gửi bởi taothao »

Hà Uyên đã viết:
taothao đã viết: Taothao mong muốn tìm hiểu đạo Dịch trước tiên: tính triết lý, nhân sinh quan, vũ trụ quan, lý luận... trong Dịch học.



Cảm ơn bạn, như vậy Tôi hiểu quan niệm của đặc trưng là: tính triết lý, nhân sinh quan, vũ trụ quan, lý luận, ... qua đây chúng ta sẽ thuận tiện hơn trong giao lưu, tôi cũng nêu hai ý mà chưa đúng theo tinh thần của Taothao là vậy.


Hà Uyên

Kính gửi cụ Hà Yên,
Những định đề cụ nêu thật quan trọng và nhiều ý nghĩa. Các lý luận tổng hợp và ứng dụng tổng hợp trong dịch học luôn cần phải lấy những định đề đó làm cơ sở-giúp cho người học thấu hiểu và hệ thống tư duy về dịch học sẽ sáng sủa và mạch lạc hơn. Mong rằng cụ sẽ chia sẻ với những kẻ hậu học những đúc rút quý báu trên. taothao luôn mong nhận được những chia sẻ của cụ.
Trong thời gian qua, taothao cũng đang nghiên cứu thêm mảng Tứ Trụ-mới chỉ nắm bắt được phần cơ bản, và thấy rằng những lý luận, triết lý của Dịch học là cơ sở căn bản và rất quan trọng đối với các môn huyền học khác (tử vi, phong thuỷ,...), trong đó có tứ trụ. Hiện nay taothao quay trở lại nghiên cứu sâu thêm về Dịch học-như một hành trình tìm về nguồn vậy.
Trong thực tiễn, môn Tứ Trụ đã mang lại nhiều ứng dụng thiết thực cho taothao trong hoạt động quản trị doanh nghiệp-đặc biệt trong ứng dụng quản trị nhân sự (tính khí, khí chất, xu hướng nghề nghiệp, định hướng hành vi nhân sự... rất hiệu quả.)
Kinh mong nhận được những chỉ giáo sâu sắc của cụ trong thời gian tới.
Trân trọng.
taothao
Đầu trang

taothao
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 68
Tham gia: 23:20, 12/07/09
Đến từ: vietnam

TL: Đặc trưng trong sách Dịch của các dịch giả

Gửi bài gửi bởi taothao »

Thực tế cho thấy, mỗi dịch giả, dưới góc độ quan điểm cá nhân, xuất thân, vũ trụ quan và nhân sinh quan của mỗi người mà cách tiếp cận Dịch học của họ có những điểm rất riêng.
taothao mới chỉ nghiên cứu (thực ra gọi là đọc thì đúng hơn) sách Dịch của cụ Sào Nam Phan Bội Châu, và nhận thấy mấy điểm nổi bật sau.
Trước hết phải thấy rằng, sách Dịch của cụ mang tinh thần của một nhà Nho học truyền thống, mang đậm chất Khổng của Đại học, Trung Dung, Luận Ngữ,... và kết hợp với tinh thần của một chí sỹ yêu nước, luôn mang trong mình một ý chí độc lập tự cường dân tộc, một hoài bão kinh bang tế thế của một đấng Quân tử, muốn đem tài năng, đức hạnh của mình để gánh vác việc quốc gia đại sự. Những kết tinh này được thể hiện rất rõ trong cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của cụ Phan trong các hoạt động xây dựng Hội Duy Tân và phong trào Đông Du.
Khía cạnh tiếp cận của cụ Phan có hai điểm chính yếu: sự (quy luật) hưng vong, suy bại của một xã hội, một quốc gia-gắn liền với đạo trị quốc, và đường lối cách thức mà từ người bình dân cho tới bậc Quân tử, bậc Đế vương cần trui rèn để phát triển thành bậc Thánh Nhân-với hoài bão kinh bang tế thế. Dựa trên các phạm trù chính yếu: Thiên-Nhân-Địa (đức Càn, đức Khôn, đức Nhân), Thì-Thời,...(Nguyên-Hanh-Lị-Trinh; Nhân-Lễ-Nghĩa-Trí),... trong tổng hoà triết lý và nhân sinh quan của Khổng học truyền thống. Hệ thống tiếp cận này được cụ Phan trình bầy cụ thể và mạch lạc xuyên suốt toàn bộ tác phẩm của mình.
taothao xin chia sẻ một vài thiển ý của bản thân, mong các cao nhân chỉ giáo.
Trân trọng.
taothao
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Thiện Minh
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1654
Tham gia: 08:19, 04/07/10
Đến từ: Tp HCM 0936722711

TL: Đặc trưng trong sách Dịch của các dịch giả

Gửi bài gửi bởi Thiện Minh »

Chào taothao !
Mình góp ý vài lời với bạn : Bạn nên tìm sách Chu Dịch của cụ Ngô Tất Tố soạn dịch, để tiếp nối theo con đường mà bạn đang tìm hiểu về Dịch Lý.
Ưu điểm sách Chu Dịch của cụ Ngô Tất Tố là biên soạn sưu tầm các bài viết của nhiều học giả bình luận về quẻ dịch.
Chúc bạn may mắn trên con đường tìm hiểu về cội nguồn huyền học :)
Được cảm ơn bởi: taothao, tutruongdado, Van Thu
Đầu trang

taothao
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 68
Tham gia: 23:20, 12/07/09
Đến từ: vietnam

TL: Đặc trưng trong sách Dịch của các dịch giả

Gửi bài gửi bởi taothao »

Thiện Minh đã viết:Chào taothao !
Mình góp ý vài lời với bạn : Bạn nên tìm sách Chu Dịch của cụ Ngô Tất Tố soạn dịch, để tiếp nối theo con đường mà bạn đang tìm hiểu về Dịch Lý.
Ưu điểm sách Chu Dịch của cụ Ngô Tất Tố là biên soạn sưu tầm các bài viết của nhiều học giả bình luận về quẻ dịch.
Chúc bạn may mắn trên con đường tìm hiểu về cội nguồn huyền học :)

Cám ơn bác Thiện Minh nhiều.
Vậy là taothao sẽ có thể tìm hiểu được nhiều cách tiếp cận và cách nhìn nhận khác nhau thông qua cuốn Dịch của cụ Ngô Tất Tố.
Trân trọng.
taothao
Đầu trang

maphuong
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 12
Tham gia: 13:34, 16/09/09

TL: Đặc trưng trong sách Dịch của các dịch giả

Gửi bài gửi bởi maphuong »

không biết các bạn có xem quyển này chưa?
đọc DỊCH KINH ĐẠI TOÀN của Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê cũng hấp dẫn.
Đầu trang

taothao
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 68
Tham gia: 23:20, 12/07/09
Đến từ: vietnam

TL: Đặc trưng trong sách Dịch của các dịch giả

Gửi bài gửi bởi taothao »

Cám ơn maphuong nhiều nhé. Bác có thể nhận xét sơ qua (một vài câu, một vài ý) về đặc trưng-điểm hay-khác biết so với các cuốn sách Dịch khác, của cuốn Dịch Kinh Đại Toàn được không?
Trân trọng.
taothao
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Đặc trưng trong sách Dịch của các dịch giả

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

taothao đã viết:
Cám ơn maphuong nhiều nhé. Bác có thể nhận xét sơ qua (một vài câu, một vài ý) về đặc trưng-điểm hay-khác biết so với các cuốn sách Dịch khác, của cuốn Dịch Kinh Đại Toàn được không?

Bây giờ Tôi mới hiểu ý của Taothao về topic này, như vậy đòi hỏi một điều kiện phải rất chuyên sâu rồi !


Hà Uyên
Được cảm ơn bởi: Chém Gió
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Dịch lý”