HOÀNG CỰC KINH THẾ - QUYỂN 8 - HẠ

Các bài viết học thuật về dịch lý, thái ất, kỳ môn...
Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: HOÀNG CỰC KINH THẾ - QUYỂN 8 - HẠ

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

THUYẾT VỀ LẠC THƯ SÁNH NGŨ HÀNH VỊ QUẺ

Bí mật của Trời Đất, không ngày nào chẳng lộ trình ra manh mối của nó. Cho nên, sông Hà ra Đồ, vua Phục Hy vạch đấy thành quẻ; sông Lạc ra thư, vua Đại Vũ diễn mà làm Trù (loài). Việc chẳng phải nhất trí, mà là có đáng để thông. Hệ từ rằng: “sông Hà ra Đồ, sông Lạc ra thư, thánh nhân bắt chước đấy vậy”. Song, Dịch vốn là Thư, Hà đồ cùng với Hồng phạm tuyệt nhiên chẳng che lấp nhau, mà người đời sau bèn lấy đội 9 đạp 1 sánh với vị quẻ của Văn Vương, nhà Kỳ môn cũng noi ở đây, nhà Thanh điếu cũng noi ở đây, trộm rằng có ngờ vậy.
Thường bàn vị quẻ Tiên thiên của Phục Hy, dường như nên dựng lấy xem, như Trời trên Đất thấp, mặt Trời đông Trăng tây, gió mưa ở Trời, núi rừng ở Đất, 1 dương từ Chấn mà lên trên, 1 âm từ Tốn mà xuống dưới, mặt Trời cùng Trăng chuyển vận đi ở 2 khoảng đấy vậy. Quẻ Hậu thiên Văn Vương dường như buông lộn xem, Ly nam ứng mùa Hạ, Khảm bắc ứng mùa Đông, Chấn mộc Xuân sinh, Đoài kim Thu đầy, cùng với Tiên thiên đều thành nghĩa của nó, đều hệ việc trong Hà đồ. Như muốn lấy Lạc thư sánh 8 quẻ, chẳng bằng lấy ngay số ở Lạc thư xét theo Ngũ hành để sánh đấy.
Ngũ hành đều gồm âm dương, mà quẻ chỉ có 8 vị. Cái mà âm thủy thực gửi trong âm thổ, dương hỏa gửi ở trong dương thổ, phân tích quẻ Hậu thiên trong Hà đồ, thời 5 ở đông-bắc ấy là đất 6 âm thủy phụ ở Thái dương ở trong dương thổ. 10 ở tây-nam ấy là trời 7 dương hỏa phụ ở trong âm thổ. Nay lấy số Lạc thư sánh đấy, như 1 làm dương thủy, tượng Khảm đấy. 2 làm âm hỏa, tượng Ly đấy. 3 làm dương mộc, tượng Chấn đấy. 4 làm âm kim, tượng Đoài đấy. 5 là dương thổ, Cấn tượng đấy ; dương hỏa gửi đó vậy. Cho nên, Cấn ở 7, thì 6 làm âm thủy gửi vào Khôn. Khôn ở 6 thì 8 làm âm mộc, tượng Tốn đấy, 9 làm dương kim, Càn tượng đấy. Càn làm trời, thể thần dương, cho nên ở trên. Khảm làm thủy, đất chở thủy đấy, cho nên ở dưới. Mặt Trời âm, mưa nhuận, vốn ở trời vậy. Gió từ đất đấy, sấm từ đất phấn chấn, khí dương ở dần dần mà lên vậy. Lại sau 1 dương, cỏ cây nảy mầm, cũng bởi nhu mà cương vậy. Khôn làm đất ở dưới, núi thời phụ vào đất mà cao, cho nên Cấn ở trên đất. Từ Chấn mà tới Càn, mà Đoài, mà Ly, đều là dương nghi, tức là Tiên thiên ở Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, gốc ở trời ấy, thân ở trên vậy. Từ Cấn mà tới Khôn, mà Khảm, mà Tốn, đều là âm nghi, tức là Tiên thiên ở Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8, gốc ở đất ấy, thân ở dưới vậy. Càn, Khảm, Cấn, Chấn, đến 4 quẻ dương ở 4 chính, cũng như sinh số Hậu thiên ở quẻ chính ngôi vậy. Đoài Khôn, Ly, Tốn, đều là quẻ âm ở 4 gốc, cũng như thành số Hậu thiên ở quẻ ở 4 gốc vậy.
Tượng một thân người, Càn làm đầu ở trên, Khảm làm thận ở dưới. Trước thì Ly làm tâm ở trên Cấn dương thổ, Khôn âm thổ làm tỳ vị, sau thì Đoài làm phổi rất cao, Chấn làm gan ở dưới, Tốn đoạn dưới thời giữa đuổi vậy. Trong Ngũ hành duy có thủy hỏa chưa gửi ở vị thổ. Thận thủy của người do trong duỗi mà lên đến Nê hoàn, tâm hỏa xuống mà vào bụng mà Cấn Khôn 2 thổ gây lên ở trong, để thành nghĩa Ký tế, tức là đạo lập mệnh của nó du ! Xưa đến Cổ đương (cửa ải) tự vẽ 1 đồ, ở trên đồ diễn Tiên Hậu thiên từ rằng, chẳng phải lấn khí âm dương, tự dương mà trước có đồ ấy, nay ở ngoài Tiên Hậu thiên lại làm đồ ấy, cũng chẳng phải việc đổ soạn (việc nói phỏng) xuyên tạc vậy. Thực thấy Ngũ hành trong Lạc thư nên có tượng ấy, huống chi Dịch có nghĩa biến dịch, giao dịch, chính là chẳng hiềm giải riêng biệt mà thăm xét bèn vậy. Trên đây đều bởi Hà đồ mà suy cái lý sở dĩ nhiên của nó.
Thuyết Tiên thiên - Hậu thiên giải thích cùng Hà Lạc sánh vị quẻ
Hà đồ là tượng âm dương ngũ hành đã phán quyết. Phục Hy cùng lý của nó ở trước Ngũ hành chưa phán quyết, chỉ có âm dương xô xát nhau mà thành 8 quẻ, đối Đẩu chia khắp phương vị của nó mà thành Ngũ hành, đấy lý của nó ở trước Hà đồ, cho nên gọi là Tiên thiên. Đến cái mà bảo rằng: vô cực mà thái cực ấy, vì âm dương đương khi lẫn lộn chưa chia, tức là tượng Thái cực, nếu suy cho đến nơi, trước chưa có âm dương, lý của nó tuy rất cùng cực, tượng của nó còn ở hư vô. Cho nên, rằng: Thái cực không cực. Đó là việc lúc hỗn độn. Kịp đến dương động mà nổi lên trên, âm tĩnh mà đọng xuống dưới, thời trời trong đất yên mà 2 nghi phán quyết vậy. Tinh của mọi dương mà đọng thành trời, tình của âm động mà làm mặt Trăng, thời 4 tượng trình vậy. Bởi đấy mà khí dương chảy sương ấy làm gió sấm, khí âm kết tụ ấy làm núi chằm, thời 8 quẻ định ngôi vậy.
Phục Hy vạch quẻ mà sáng, lý của nó ở trong đồ, như đồ của Trung dung nói: rỗng đầy chở vật, cao sáng che vật, dài lâu thành vật ở ý. Đấy 8 quẻ một trời đất, trời đất 8 quẻ vậy, mà muốn có vật chẳng bằng ngậm sinh mang khí ở trong. Không gì chẳng đều có đủ 1 lý âm dương 5 hành, tức Dịch của nó bảo sách chước của 2 thiên, 1 vạn 520 ngàn đương số muôn vật đó vậy.
Văn Vương gốc lấy Hà đồ mà đinh ngôi 8 quẻ. Hà đồ 1-6 làm thủy ở dưới, Văn Vương lấy 1 ở chính Bắc, lấy 6 ở Đông-Bắc mà phụ ở Cấn thể. Hà đồ 2 -7 làm hỏa ở trên, Văn Vương lấy 2 ở chính Nam, lấy 7 ở Tây-Nam gửi ở vị Khôn, cái mà lấy “âm thủy dương hoả”, gửi ở Cấn Khôn 2 thể ấy, vì 5 hành đều có âm dương, mà quẻ chỉ có 8 vị.
Dịch nói: trời 1 đất 2, trời 3 đất 4, trời 5 đất 6, trời 7 đất 8, trời 9 đất 10. Thời 1, 2, 3, 4, 5 làm số sinh thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. 1 thủy phụ 5 thổ làm 6, 2 hoả phụ 5 thổ làm 7, 3 phụ 5 làm 8, 4 phụ 5 làm 9, 5 phụ 5 làm 10. Trong 5 hành, mộc, kim, thổ đều chở cái mộc (đồ binh) mà đi, cho nên thủy hỏa chỉ ở 2 quẻ Khảm Ly, thủy thuộc dương, Khảm làm dương thủy, hỏa thuộc âm, Ly làm âm hoả, theo cái thịnh của nó đấy, làm ra tượng của nó vậy. 6 làm âm thủy, 7 làm dương hoả, thời đều phụ ở vị thổ.
Hà đồ 3-8 làm mộc ở bên tả, Văn Vương lấy 3 ở chính Đông, lấy 8 ở Đông-Nam. Hà đồ lấy 4-9 làm kim ở bên hữu, Văn Vương lấy 4 ở chính Tây, lấy 9 ở Tây-Bắc. Hà đồ 5-10 ở giữa, Văn Vương thời lấy Cấn ở Đông-Bắc, Khôn ở Tây-Nam, vì Cấn 5 dương thổ, đông-bắc dương địa, Khôn 10 âm thổ tây-nam âm địa đều theo loại của nó.
Quẻ Văn Vương đã có ở sau Hà đồ, cho nên gọi là Hậu thiên. 8 quẻ của Phục Hy trời tôn đất thấp, mà trời đất cùng ngôi. 8 quẻ Văn Vương, mùa Xuân sinh mùa Thu kết quả, mà công cả 1 năm thành vậy. Dịch nói: Tiên thiên mà trời chẳng trái, Hậu thiên mà vâng thiên thì, vì như thế vậy. Đến Lạc thư tuy ra ở đời Hạ Vũ, cùng lý ở Hà đồ, chia đường mà rong ruổi, đều tượng trời đất tự nhiên trình lộ ra. Hà đồ tượng trời, Lạc thư tượng đất, chẳng phải do người tạo ra. Cho nên, đời lấy số Lạc thư phụ ở Văn Vương ngôi quẻ ấy, thời chẳng phải như vậy. Song, trải đời không truyền, Văn Vương đương chưa kịp thấy, nếu Hà đồ đã rõ rệt ở đời Văn Vương, lại đợi gì Vũ Vương năm thứ 13 hỏi ông Cơ Tử mà được đấy vậy thay !
Nay lấy số của nó sánh tượng quẻ, mà 1 làm Khảm ở dương thủy, 2 làm Ly ở âm hoả, 6 làm âm thủy, 7 làm dương hỏa, vẫn chia mà gửi ở vị thổ, cùng với Văn Vương Hậu thiên quái vị, cái mà gửi giao nhau thấy nghĩa. Tiên thánh chưa từng nói rõ, ngàn đời chẳng truyền ở cái huyền bí, duy có đợi người ở tự biết vậy.
………………………
Dịch kinh trên 30 quẻ, kinh dưới 34 quẻ, số dường như chẳng đều. Song kinh trên, Càn, Khôn, Di, Đại quá, Khảm, Ly cũng đắp đổi nhau 6 quẻ. Từ Truân, Mông đến Vô vọng, Đại súc cung nối nhau 12 quẻ, kể là 18 quẻ. Kinh dưới Trung phu, Tiểu quá cùng đắp đổi nhau 2 quẻ, từ Hàm, Hằng đến Ký tế, Vị tế cùng nối nhau 16 quẻ, kể mà gồm cũng 18 quẻ. Tóm cộng làm 36 quẻ. Thiệu ta bảo, cái mà 36 của nó, cùng đều là Xuân vậy.
Đấy lấy kinh nội cùng đắp đổi nhau 8 quẻ, đun đẩy đến lượt vẽ đồ tròn, thì trên dưới quẻ dương 8 đều ở trên, trên dưới quẻ âm 8 đều ở dưới, vì khí dương nhẹ trong mà bốc lên trên, chất âm nặng đục mà ngưng tụ ở dưới, nghĩa của nó vốn như thế vậy.
Trên dưới phản đối số đều 9.
Lấy nội kinh cùng đắp đổi 8 quẻ. Xét Phục Hy 8 quẻ, phương và vị vẽ đồ tròn. Song xét nguyên đồ quẻ trên Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8, định vị quẻ dưới chuyển ngược thì Càn 1, Đoài 2, Khảm 3, Chấn 4, Tốn 5, Ly 6, Cấn 7, Khôn 8, có thể biết âm dương thuận ngược suy rời, mà Khảm Ly lấy hẳn giao nhau dùng làm, cái mà suy người thành Thánh theo nghĩa nhảy nhót như duy có chưa trải người trỏ pha vậy.
Trên dưới phản đối nhau, số đều 9.
Lạc Thư sánh quái vị đồ tròn (đồ xem sách in) Phục Hy đồ tròn, đồ ngày từ dưới đi lên, khí đất lên trên vậy.
Lạc Thư sánh quẻ đồ vuông (sách in), Càn, Khảm, Tốn, Ly, Cấn, Chấn, Khôn, Đoài, 2 quẻ hợp tính đều 10 số.
Nhu, Đỉnh, Tiểu quá, Cách, Lâm, Di, Gia nhân, Tụng mỗi quẻ đều 10 số.
Đồ vuông của Phục Hy: Càn, Khôn, Cấn, Đoài, Khảm, Ly, Chấn, Tốn, hợp đều 9 số. Bĩ, Thái, Hàm, Tổn, Ký tế, Hằng, Ích, mỗi quẻ đều 9 số.
Trời cùng mặt Trời hợp đồ, mặt Trăng hầu khí từ giữa khởi lên.
Dịch đầu kinh trên là Càn, Khôn, đầu kinh dưới là Hàm, Hằng. Hệ từ nói: “Có trời đất sau có trai gái, có trai gái sau có vợ chồng. Vợ chồng chỉ Thiếu nam Thiếu nữ là được thì hôn nhân, cho nên Thiếu nam gặp Thiếu nữ mà thôi, Thiếu nữ gặp Thiếu nam mà đẹp lòng. Nam trước nữ là chính tình cảm, do nhỏ mà lớn mà Chấn Tốn, chồng sướng vợ theo, cầm giữ đạo nhà, tự hay lâu mà chủ thành. Nếu nữ trước đẹp lòng nam, thì là muốn động tình hơn là cảm tình, chẳng lấy chính ở nghĩa là tổn hại, hay phản lại Đạo của nó, thời Ích vậy. Ôi, Hằng khó làm lắm, Ích làm có thể lớn, mà đều có thể nối ở Đoài Cấn. Vì Đoài và Cấn ở thời 4 tượng mới chia, cùng với Càn Khôm một Thể. Kịp đến khi Càn biến ở trên làm Thiếu âm, Khôn biến ở trên làm Thiếu dương, mà trai giá phân chia vậy. Cho nên, vợ chồng lấy Cấn Đoài làm chủ, dẫu có Chấn Tốn chẳng hay trước đấy, vì nối đạo trời chưa sinh thành, mở nhân luân ở đầu việc đấy, chẳng thể là quẻ khác ở sách của nó nói vậy.
Càn với Đoài là quẻ Thái dương, Ly Chấn là quẻ Thiếu âm, Tốn Khảm là quẻ Thiếu dương, Cấn với Khôn là quẻ Thái âm vậy. Tới hai nghi mà làm, thì Càn Đoài Ly Chấn làm dương, Tốn Khảm Cấn Khôn làm âm. Bàn tới 4 tượng thì: Càn Đoài Tốn Khảm làm dương, Cấn Chấn Ly Khôn làm âm. Bàn đến tới 8 quẻ thì: Càn làm Thái dương ở dương, tức Trời ở Thái dương. Đoài làm Thái dương ở âm, tức là Trời ở Thiếu âm. Ly làm Thiếu âm ở dương, lửa của Trời ở Thiếu dương. Chấn làm Thiếu âm ở âm, tức là Trời ở Thái âm. Tốn làm Thiếu dương ở dương, tức là Đất ở Thái cương. Khảm làm Thiếu dương ở âm, tức là Đất ở Thiếu nhu. Cấn làm Thái âm ở dương, tức là Đất ở Thiếu cương. Khôn làm Thái âm ở âm, tức là Đất ở Thái nhu.
Cho nên, ngoài Càn Đoài vốn là Thái dương, Ly dẫu tuy làm Thiếu âm mà lại Trời ở Thiếu dương. Duy có Chấn là dương mà đã gần ở âm vậy. Ngoài Khôn Cấn vốn Thái âm, Khảm tuy làm Thiếu dương mà lại làm âm ở Đất ở Thiếu âm, duy có Tốn tuy là âm mà đã đi rảo ở dương vậy. Đại để Đạo trời đất, âm dương lần lượt làm gốc. Như quẻ của Văn Vương, Càn làm lão dương biến làm Thiếu âm vậy, Khôn là lão âm biến làm Thiếu dương vậy.
Hậu thiên bát quái, 6 âm thủy gửi ở Cấn dương thổ vậy, 7 dương hỏa gửi ở Khôn âm thổ vậy, thì Chấn làm quẻ dương mà gần ở âm, Tốn làm quẻ âm mà đi rạo ở dương cũng nghĩa như thế. Cho nên, Phục Hy 8 quẻ thứ tự, Chấn với Tôn cùng liền nhau. Hậu thiên Văn Vương, Chấn ở đông Tốn ở đông-nam cũng liền nhau, tức là lấy Lạc Thư so sánh Ngũ hành với quẻ, Chấn 3 Tốn 8 cùng liền nhau. Đó, như Càn với Khôn, Đạo ở thể ở 2 mối ấy cũng thành hẳn ở khiến đối đãi ở tượng, mà dương sinh chính âm ở vị, âm sinh chính dương ở vị, có thể biết âm dương cũng có thể cùng lìa nhau, vả bắt khiến khí âm vào ở trong dương khí, dương động ở trong âm, mới hay đấy Người hợp Trời, mà toàn lý biến tính, lấy đến ở mệnh đều chẳng ngoài đấy vậy.

Hết Tập 8
Được cảm ơn bởi: vanti67
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Dịch lý”