Học Bát tự hà lạc

Các bài viết học thuật về dịch lý, thái ất, kỳ môn...
kiennd
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1145
Tham gia: 22:44, 22/11/09

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi kiennd »

ThienThai đã viết: Thiên Nguyên Khí là bẩm thụ cái khí của thiên thời .
Địa Nguyên Khí là bẩm thụ cái khí của địa lợi .

Hóa công là bẩm thụ cái khí của nhân hòa.

Được thiên thời thì bổ khuyết cho các khoảng vận sớm được thuận lợi.

Được địa lợi thì mau sớm có một môi trường hoàn cảnh tốt đẹp để thi thố tài năng .

Được nhân hòa thì khả năng và năng lực con người thể hiện rỏ ràng ở một lãnh vực chuyên môn .
Cám ơn anh Thiên Thai.
Nay tôi xin trích dẫn phần lược giải của Xuân Cang về 3 điều trên để cùng tham khảo, trao đổi.

Hoá Công hiểu nôm na là công năng của tạo hoá, một ưu đãi của thiên nhiên, về năng lượng, dành cho những con người có may mắn sinh vào thời điểm thuận lợi nhất trong bốn mùa của Năm, mỗi mùa đó được đánh dấu bằng những tiết khí. Người có Hoá công là tín hiệu cho thấy có tài năng về trí, đức, sức mạnh nhiều mặt, do đó cũng là tín hiệu danh giá bao gồm ân thưởng, vinh dự, đỗ đạt, thăng tiến. Mệnh nữ có Hoá công là tín hiệu bậc hiền lương, mẫu nghi.

Theo sách ông Hoàng Tuấn rất đề cao Hoá Công, đại ý một quẻ chỉ cần có Hoá công là có thể coi là tốt, còn Thiên Địa nguyên khí thì cần phải có cả hai mới coi là tốt được. Tất nhiên tốt trong cái khái niệm giới hạn trong cái Thời của quẻ.

Cùng chiêm nghiệm.
Thân!
Đầu trang

kiennd
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1145
Tham gia: 22:44, 22/11/09

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi kiennd »

mysterious đã viết: - Tại Sao lại nói Số Âm Dương và không nói Dương Âm ?

Đơn giản vì Âm sinh sôi nảy nở tàng ẩn , có nhiều nhưng không thấy được , ví như con người đó là Nữ , sinh tạo và nuôi dưỡng v.v...Có Âm mới có Dương . Nên Âm lúc nào cũng đứng trước Dương .
-Lấy thực thể đơn giản hơn đó là trong gia đình , người Nam không được đánh Nữ , Nữ là nhất nên đứng trước " Nguyên Lý Nhất Vợ Nhì Trời là Thế "
Vấn đề này tôi cũng có tham khảo qua, đại ý là khi nói Âm Dương hay Dương Âm là dựa vào đó là Dương Nam Âm Nữ hay là Âm Nam Dương Nữ. Còn ý nghĩa cụ thể và ứng dụng ra sao trong luận đoán thì chưa rõ.

Thân!
Đầu trang

mysterious
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1578
Tham gia: 10:51, 10/05/10

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi mysterious »

- Dương Nam : được ví như quẻ Càn , vì tính cứng thái quá , cương cường , mãnh liệt , Dũng Khí dám làm dám nhận .
- Âm Nữ : được ví như quẻ Khôn , tính nhu mì , dịu dàng , hài hòa , nên thường yếu đuối .

+ Hai ngụ ý ở trên Ta đưa vào Bát Quái nó sẽ Trung Hòa Khí của Tam Cơ . Nên khi luận đoán cho cặp vợ chồng nào , họ nhờ Ta xem , nên để ý vấn đề này chút ít , Vì người Dương Nam và Âm Nữ kết hợp rất Tốt . Và Âm Nam Dương Nữ cũng tương tự . Cho Nên Trong 10 Can mới có 5 cặp đi Đôi với nhau .
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Thiện Minh
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1654
Tham gia: 08:19, 04/07/10
Đến từ: Tp HCM 0936722711

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi Thiện Minh »

Khochu !
Trước tiên chúng ta phân tích Hóa Công nhé ?
Theo tài liệu khochu đang tìm hiểu thì Hóa Công nói lên những yếu tố nào trong mệnh lý ?
Và theo sự hiểu biết của khochu thì Hóa Công có thể phân tích sâu thêm được những gì trong ứng dụng xem mệnh lý ?
Được cảm ơn bởi: tutruongdado
Đầu trang

kiennd
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1145
Tham gia: 22:44, 22/11/09

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi kiennd »

ThienThai đã viết:Khochu !
Trước tiên chúng ta phân tích Hóa Công nhé ?
Theo tài liệu khochu đang tìm hiểu thì Hóa Công nói lên những yếu tố nào trong mệnh lý ?
Và theo sự hiểu biết của khochu thì Hóa Công có thể phân tích sâu thêm được những gì trong ứng dụng xem mệnh lý ?
Gửi anh ThienThai và mọi người,

Tôi xin trích dẫn lại các ý kiến nhận xét về Hoá Công của một số tác giả sách về Hà Lạc:

Theo Học Năng trong cuốn Bát tự hà lạc (trang 23):

Hoá công chuyên chủ về đường danh dự. Gặp Hoá công thì hoặc đỗ đạt, hoặc được hưởng ân lộc. Nữ mệnh thì hiền lương đáng làm mẫu nghi.

Theo GS/Đại tá Hoàng Tuấn trong cuốn Lý thuyết tượng số (trang 76):

Tác dụng của Hoá công: Người có Hoá công như người có Tạo hoá hỗ trợ, hành động và xử thế thường hợp thời, dễ thành công. Vì vậy người xưa quan niệm Hoá Công chủ ân đức của Trời, thường là người mẫu mực, dễ thành danh, đỗ đạt cao. Nữ mệnh chủ tính hiền lương thuộc cách mệnh mụ, quý nhân, mẫu nghi thiên hạ.

Theo Xuân Cang trong cuốn Tám chữ hà lạc và quỹ đạo đời người (trang 50):

Hoá Công hiểu nôm na là công năng của tạo hoá, một ưu đãi của thiên nhiên, về năng lượng, dành cho những con người có may mắn sinh vào thời điểm thuận lợi nhất trong bốn mùa của Năm, mỗi mùa đó được đánh dấu bằng những tiết khí. Người có Hoá công là tín hiệu cho thấy có tài năng về trí, đức, sức mạnh nhiều mặt, do đó cũng là tín hiệu danh giá bao gồm ân thưởng, vinh dự, đỗ đạt, thăng tiến. Mệnh nữ có Hoá công là tín hiệu bậc hiền lương, mẫu nghi.

Tổng kết lại, tôi nghĩ Hoá Công đại diện cho:

- Là một phúc thần, đem lại may mắn cho con người
- Đánh giá tài năng, tư cách của con người dễ đem lại thanh danh
- Hành động, xử thế hợp thời, dễ thành công
- Trường hợp rơi vào Thời xấu, Hoá Công có thể tác dụng cứu giải

(Điều này làm tôi liên tưởng tới Tam Hoá trong Tử Vi.)

Đó là phân tích riêng rẽ về Hoá Công, còn danh mức nào, công mức nào, may mắn mức nào còn tuỳ cái Thời do Quẻ & Hào thể hiện.

Bản thân tôi chưa nghiệm lý nhiều lá số Hà lạc, nên ý hiểu trên mới là lý thuyết. Anh ThienThai và mọi người có ý kiến gì không?

Thân!
Được cảm ơn bởi: UyenChi
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Thiện Minh
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1654
Tham gia: 08:19, 04/07/10
Đến từ: Tp HCM 0936722711

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi Thiện Minh »

Xét theo cấu trúc Bát Tự Hà Lạc :
* Thiên Nguyên Khí được xác định bởi Can của năm sanh .

Địa Nguyên Khí được xác định bởi Chi của năm sanh .

Hóa Công được xác định bởi tháng sanh .

Vậy cấu trúc của Bát Tự Hà Lạc được căn cứ trên học thuyết tam tài : thiên, địa, nhân.

Lấy thiên nguyên khí làm yếu tố thiên thời, địa nguyên khí làm yếu tố địa lợi, lấy hóa công làm yếu tố nhân hòa.



* Căn cứ Lạc Thư Đồ :

Lấy tứ chính : Bắc; Đông; Nam; Tây. Xác định các quái : Khảm; Chấn; Ly; Đoài.

Lấy tứ chính đại biểu cho tứ tượng : thiếu dương; thái dương; thiếu âm; thái âm .

Áp dụng thời gian sanh của con người để xác định :

Sau ngày đông chí Hóa Công được xác định là Khảm.

Sau ngày xuân phân Hóa Công được xác định là Chấn .

Sau ngày hạ chí Hóa Công được xác định là Ly .

Sau ngày thu phân được xác định là Đoài .



Xét theo tên chử Hán Việt :

* Hóa : là tạo hóa, tạo tác, làm ra, làm nên.

Công : là công năng, bản năng, năng lực.



Từ những điều phân tích trên cho thấy trong mệnh có Hóa Công được xem là mệnh tạo được hưởng phần ơn huệ của tạo hóa ban cho, được xem là một con người có tài tạo tác nên sự nghiệp trong đời, và củng là con người có đầy đủ tinh thần nghị lực, tư tưởng cao sâu. Chính vì lẻ đó khi con người hiện diện trên cỏi đời luôn được mọi người quí mến, kính nể, và được xã hội đương thời trọng dụng,

Với mệnh tạo có Hóa Công được xem là quyền quí và phúc tinh, vì vậy không tồn tại trong bản thân con người hành vi tư tưởng tiêu cực thái quá và không bao giờ gặp phải tai ương họa hoạn.



Nhưng khi đi sâu vào trường hợp cụ thể thì còn xem lại thế đóng của Hóa Công và tác dụng của Hóa Công sẻ có khác đi phần nào trong mỗi trường hợp cụ thể của từng loại mệnh tạo vậy .
Được cảm ơn bởi: UyenChi, kiennd, tutruongdado
Đầu trang

kiennd
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1145
Tham gia: 22:44, 22/11/09

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi kiennd »

Cám ơn ý kiến anh ThienThai,

Vậy một câu hỏi đặt ra là liệu Hoá Công, hay cả Thiên - Nguyên địa khí có đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành danh, quyền chức, địa vị của một con người? Liệu một lá số hà lạc không có cả 3 phúc thần trên liệu có thể có được danh vọng, địa vị?

Để tiện vừa lý thuyết vừa tham khảo tôi thử đưa lên một lá số hà lạc của một người mà ngày xưa nổi tiếng không kém gì Ngô Bảo Châu thời nay, giờ đang có địa vị, thanh danh, cũng chuyên về Khoa học kỹ thuật.
HLM_Halac.png
HLM_Halac.png (67.27 KiB) Đã xem 4744 lần
Còn đây là một người cũng gọi là có thanh danh, địa vị, được người khác nể trọng.
CVV_Halac.png
CVV_Halac.png (71.11 KiB) Đã xem 4744 lần
Và đây cũng là người mà trong giới CNTT/Bảo mật thì dường như ai cũng biết, tuổi mới hơn 30
DDT_Halac.png
DDT_Halac.png (72.81 KiB) Đã xem 4744 lần
Hai lá số đầu đều là Tiến sĩ nước ngoài rồi về nước đảm nhiệm chức vụ. Lá số sau thì tuy không có bằng cấp cao, nhưng rất thông minh và đi theo cái hướng khá đặc biệt, nên giờ cũng có địa vị và thanh danh trong nhà nước, hay trong giới.

Các lá số trên đều không có 3 phúc thần Hoá Công, Thiên Địa nguyên khí, riêng lá số thứ 2 có hoá công tại quẻ Hỗ, lá số 3 có Địa nguyên khí. Nhân đây tôi cũng băn khoăn việc có Hoá Công, Thiên Địa nguyên khí tại quẻ chính và quẻ hỗ có gì khác nhau, liệu ở quẻ hỗ tác dụng có bị giảm đi không?

Cả 3 lá số trên đều là người tôi đã từng làm việc cùng và có hỏi trực tiếp ngày giờ sinh, đã kiểm chứng qua lá số Tử Vi. Lá số đưa lên chỉ để nghiệm lý học thuật.

Thân!
Đầu trang

kiennd
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1145
Tham gia: 22:44, 22/11/09

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi kiennd »

Có một điều đó là cả 3 người trên chủ yếu từ có thanh danh trong chuyên môn (cụ thể ở đây là CNTT và Truyền thông) rồi đi lên có địa vị.

Thân!
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

khochu đã viết:
Gửi bác Hà Uyên,

Tôi tham khảo cách tính thế nào là có Hóa Công, Thiên Nguyên Khí, Địa Nguyên Khí nhưng đọc các tài liệu khác nhau vẫn không thống nhất được hoàn toàn cách tính. Nhờ mọi người chỉ giùm. Liệu ta có nên lấy cách tính trong sách của Học Năng làm chuẩn?
Chào khochu

Để trả lời câu hỏi mà bạn đã nêu, theo cá nhân tôi, chúng ta phải bắt đầu lại từ rất nhiều kiến thức được gọi là cơ bản.

- Thứ nhất: "Trong âm có dương, trong dương có âm", trong Tý có Sửu, trong Sửu có Tý. Trong Dần có Hợi, trong Hợi có Dần. Trong Mão có Tuất, trong Tuất có Mão, v.v...vấn đề Nhị hợp của Địa chi này được hiểu như thế nào ? Khi nào thì được coi là Nhị hợp ?, ví dụ như năm Mão thì mùa Xuân có được coi là Nhị hợp không hay là mùa Hạ ?, tới mùa nào, ngày nào thì tan Nhị hợp, sự Nhị hợp hết hiệu lực ? trong mùa Xuân này có bao nhiêu ngày là ngày Mão cầm lệnh theo Thái tuế ? v.v... Từ đây, từng bước chúng ta sẽ nhận thức để hiểu về Địa Nguyên Khí.

- Thứ hai: Hệ thống Nạp âm của 60 Can Chi, khi nào thì được coi năm Giáp Tý ứng với số 4 để hóa Kim sinh ? Những năm nào Giáp Tý ứng với số 9 để được coi là hóa Kim thành ? Trong 60 can chi, khi nào thì Giáp Tý ứng với số 9, còn Ất Sửu ứng với số 4 và ngược lại, vào năm nào thì Giáp Tý ứng với số 4, còn năm nào thì Ất Sửu ứng với số 9 ? Đặc biệt phải chỉ rõ được theo Tháng (Nguyệt lệnh). Từ đây, ta có thể từng bước nhận thức được tại sao người xưa, lại đặt tên là Thiên Nguyên Khí ?

- Thứ ba: Điểm khởi nguyên cho những năm:

- Giáp - Kỷ tại cung Tý
- Ất - Canh tại cung Tuất
- Bính - Tân tại cung Thân
- Đinh - Nhâm tại cung Ngọ
- Mậu - Quý tại cung Thìn

Thuận hành về tới cung Dần thì xác định được Thiên can cho những Tháng trong Năm. Ngoài việc xác định được Thiên can cho những Tháng trong Năm, thì còn ý nghĩa gì không ? Ví như năm Tân Mão, ba tháng mùa Xuân được hội ba thiên can là Canh - Tân - Nhâm, ba tháng mùa Hạ được hội ba thiên can là Quý - Giáp - Ất, ba tháng mùa Thu được hội ba thiên can Bính Đinh Mậu, ba tháng mùa Đông được hội ba thiên can là Kỷ - Canh - Tân.

Sự hội tụ của ba Thiên can theo mùa như vậy, trước hết cho chúng ta biết rằng: mùa Xuân thì Kim Thủy khẳng định quyền lực của mình, mùa Hạ thì Thủy Mộc thống xuất chiếm ngôi, mùa Thu thì Hỏa Thổ gánh vác trách nhiệm, mùa Đông thì Thổ Kim sẽ phản phục vào những ngày nào trong mùa Đông, để mà dương khí còn biết quay trở lại khởi sinh cho một Năm mới. Từ đây, ta xem xét khảo chứng mà thấy được điểm khởi nguyên của cái "công" được can Giáp dẫn đầu, từ cung Tý về tới cung Dần là 3, từ cung Tuất tới cung Dần là 5, từ cung Thân về tới cung Dần là 7, từ cung Ngọ về với cung Dần là 9, từ cung Thìn về tới cung Dần là 11, những con số này có thể mở cho chúng ta đi sâu rộng trong từng Mùa của một Năm. Đây là một điều vô cùng quan trọng về khái niệm 4 mùa trong Năm.

Thêm một số cách nhìn về Hóa công, Thiên Nguyên Khí, Địa Nguyên Khí trong môn Bát Tự Hà Lạc, bạn khochu có thể tham khảo thêm.

Hà Uyên
Được cảm ơn bởi: UyenChi, kiennd, mysterious
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

TUVINUT đã viết:
Kính gửi Cụ Hà Uyên :

Nay những lời Giảng về Trị số Âm dương trong Hà Lạc quá chung chung, ko thỏa cơn thèm của hậu bối .
Vậy Kính Cụ Thần số chỉ dẫn về cặp số này !
Kính
tvn
Chào TUVINUT

Vấn đề Trị số Âm Dương trong quẻ Hà Lạc là một đề tài thật thú vị. Tôi đã tự ứng xử theo sự "giản dị" của Càn, mà chịu khó nhẫn nại như Khôn, thực hành thống kê 1920 hào từ, sau đó quy về theo Đại vận lớn nhỏ, rồi tiểu vận, cũng xác định được một số vấn đề, tạm đặt tên và gọi là "Quy luật chu kỳ của Số Âm Dương".

Do vì cũng đã lâu, TUVINUT cho tôi thời gian, tôi tìm và soạn lại thì đọc dễ hiểu hơn, sau đó sẽ P/S tới TUVINUT.

Hà Uyên
Được cảm ơn bởi: TUVINUT
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Dịch lý”