Học Bát tự hà lạc

Các bài viết học thuật về dịch lý, thái ất, kỳ môn...
Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »


- Thứ nhất: "Trong âm có dương, trong dương có âm", trong Tý có Sửu, trong Sửu có Tý. Trong Dần có Hợi, trong Hợi có Dần. Trong Mão có Tuất, trong Tuất có Mão, v.v...vấn đề Nhị hợp của Địa chi này được hiểu như thế nào ? Khi nào thì được coi là Nhị hợp ?, ví dụ như năm Mão thì mùa Xuân có được coi là Nhị hợp không hay là mùa Hạ ?, tới mùa nào, ngày nào thì tan Nhị hợp, sự Nhị hợp hết hiệu lực ? trong mùa Xuân này có bao nhiêu ngày là ngày Mão cầm lệnh theo Thái tuế ? v.v... Từ đây, từng bước chúng ta sẽ nhận thức để hiểu về Địa Nguyên Khí.
Chúng ta bắt đầu khảo chứng, lập đồ bản theo nguyên tắc của Dịch: "Khí của Dịch bắt đầu được sinh từ dưới" như sau:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
K.Tị A.Hợi T.Tị Đ.Hợi Q.Tị K.Hợi A.Tị T.Hợi Đ.Tị Q.Hợi
M.Thìn G.Tuất C.Thìn B.Tuất N.Thìn M.Tuất G.Thìn C.Tuất B.Thìn N.Tuất
Đ.Mão Q.Dậu K.Mão A.Dậu T.Mão Đ.Dậu Q.Mão K.Dậu A.Mão T.Dậu
B.Dần N.Thân M.Dần G.Thân C.Dần B.Thân N.Dần M.Thân G.Dần C.Thân
Â.Sửu T.Mùi Đ.Sửu Q.Mùi K.Sửu A.Mùi T.Sửu Đ.Mùi Q.Sửu K.Mùi
G.Tí C.Ngọ B.Tý N.Ngọ M.Tý G.Ngọ C.Tý B.Ngọ N.Tý M.Ngọ
Từ bảng trên, cho chúng ta thấy được một số nhận xét sau:
Được cảm ơn bởi: kiennd, mysterious
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Thiện Minh
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1654
Tham gia: 08:19, 04/07/10
Đến từ: Tp HCM 0936722711

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi Thiện Minh »

khochu đã viết:Cám ơn ý kiến anh ThienThai,

Vậy một câu hỏi đặt ra là liệu Hoá Công, hay cả Thiên - Nguyên địa khí có đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành danh, quyền chức, địa vị của một con người? Liệu một lá số hà lạc không có cả 3 phúc thần trên liệu có thể có được danh vọng, địa vị?

Để tiện vừa lý thuyết vừa tham khảo tôi thử đưa lên một lá số hà lạc của một người mà ngày xưa nổi tiếng không kém gì Ngô Bảo Châu thời nay, giờ đang có địa vị, thanh danh, cũng chuyên về Khoa học kỹ thuật.
HLM_Halac.png


Còn đây là một người cũng gọi là có thanh danh, địa vị, được người khác nể trọng.
CVV_Halac.png


Và đây cũng là người mà trong giới CNTT/Bảo mật thì dường như ai cũng biết, tuổi mới hơn 30
DDT_Halac.png


Hai lá số đầu đều là Tiến sĩ nước ngoài rồi về nước đảm nhiệm chức vụ. Lá số sau thì tuy không có bằng cấp cao, nhưng rất thông minh và đi theo cái hướng khá đặc biệt, nên giờ cũng có địa vị và thanh danh trong nhà nước, hay trong giới.

Các lá số trên đều không có 3 phúc thần Hoá Công, Thiên Địa nguyên khí, riêng lá số thứ 2 có hoá công tại quẻ Hỗ, lá số 3 có Địa nguyên khí. Nhân đây tôi cũng băn khoăn việc có Hoá Công, Thiên Địa nguyên khí tại quẻ chính và quẻ hỗ có gì khác nhau, liệu ở quẻ hỗ tác dụng có bị giảm đi không?

Cả 3 lá số trên đều là người tôi đã từng làm việc cùng và có hỏi trực tiếp ngày giờ sinh, đã kiểm chứng qua lá số Tử Vi. Lá số đưa lên chỉ để nghiệm lý học thuật.

Thân!


Gởi Khochu !

Mình có đôi lời góp ý như thế này : Việc gì cũng nên từ từ tìm hiểu cho ra gốc ngọn của học thuyết không nên vội ứng dụng liền, vì môn học Bát Tự Hà Lạc quả thật không đơn giản.
Người xưa có câu : "dục tốc bất đạt" vì vậy trước tiên bạn nên phân tích trên học thuyết ở phiên diện rộng và phương diện sâu, song song đó lấy qui định của dịch lý : Lý Tượng Số làm căn bản.



Gợi ý thêm : tên gọi Hà và Lạc

Vậy thì không nên bỏ sót chi tiết phương vị của Hà Đồ, phương vị Lạc Thư.

Ví dụ nhé : ở Lạc Thư hậu thiên thì Hóa Công Khảm, nhưng so với đồ vị của Hà Đồ tiên thiên thì Hóa Công là Khôn.



Nguyên lý hình thành Hóa Công căn cứ vào chử thời.

Vậy thì sanh sau Đông Chí là khí dương phát sinh, từ đó cho thấy tổng chỉ số dương của Bát Tự phải bảo đảm lớn hơn 25 ( 1+3+5+7+9 = 25 ) mới bảo đảm hài hòa với thời sinh.



Ở đây mình gợi ý khác : bên môn học Tử Vi, không phải cứ nhất thiết Tử Vi tọa thủ mệnh viên là tốt, không phải mệnh vô chính diệu là xấu....v..v.....



Vậy ở môn Bát Tự Hà Lạc củng vậy không phải nhất thiết có Hóa Công là tốt, củng không phải mệnh không có Hóa Công là xấu...v..v....



Tổng kết lại tất cả các môn học cổ Đông Phương đều lấy Dịch Lý (nguyên lý của dịch) làm cứ, như trong dương có âm hay ngược lại, trong đồng có dị hay ngược lại, có tịnh có động, có phi tịnh có phi động, trong đa có thiểu, trong thiểu có đa....v.v....



Thí như một lá số tử vi có 9 chi tiết tốt nhưng có 1 chi tiết xấu thì lá số tử vi đó lập tức bị hạn chế phần tốt, đó là dựa trên tính chất nhất tiện phá đi cửu quí ( trong đa có thiểu)



Bạn nên ngẫm nghỉ không nên dục tốc bất đạt, không khéo "tẩu hỏa nhập ma" loạn hết trình tự học tập nghiên cứu, căn cơ dể bị phá hủy.



Vài lời tham khảo mong rằng bạn không phật ý ! :D
Được cảm ơn bởi: kiennd, tutruongdado
Đầu trang

kiennd
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1145
Tham gia: 22:44, 22/11/09

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi kiennd »

Gửi bác Hà Uyên: Đọc bài viết của bác chắc khochu còn phải đọc nhiều nữa mới hiểu, nhưng ở đây sẽ có những người có thể hiểu. Nên bác thấy gì hữu ích có thể chia sẻ mong bác tiếp tục viết.

Gửi anh Thiên Thai
: Thực ra đó là cái "tính khí" của khochu, nhiều lúc đúng là "dục tốc bất đạt" thật, đặc biệt với những môn huyền học như thế này. Lời khuyên nhủ này nghe rất hợp lý, nên khochu xin tiếp nhận :). Hy vọng có tiếp những chia sẻ chung cho chủ đề, cho mọi người.

Thân!
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Thiện Minh
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1654
Tham gia: 08:19, 04/07/10
Đến từ: Tp HCM 0936722711

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi Thiện Minh »

Chính vì sợ bạn bị rối loạn trình tự nghiên cứu Bát Tự Hà Lạc, nên ở bài viết trước mình gợi ý cho bạn nên phân tích nguyên lý Hóa Công, nhưng vì chưa kịp đi sâu vào phân tích thêm thì bạn đã nóng lòng ứng dụng.

Thật ra mình cảm nhận được với tinh thần đam mê nghiên cứu học hỏi của bạn, vì ngày xưa mình đã có lúc ham ứng dụng như bạn vậy, nhưng bị người dìu dắt (thầy) quở :( và người đó có nói câu : "Bình thường chi đạo" Cái đạo lý huyền diệu vốn không ở đâu xa, nó luôn hiện diện gần quanh ta.
Được cảm ơn bởi: kiennd, tutruongdado
Đầu trang

kiennd
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1145
Tham gia: 22:44, 22/11/09

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi kiennd »

ThienThai đã viết:Chính vì sợ bạn bị rối loạn trình tự nghiên cứu Bát Tự Hà Lạc, nên ở bài viết trước mình gợi ý cho bạn nên phân tích nguyên lý Hóa Công, nhưng vì chưa kịp đi sâu vào phân tích thêm thì bạn đã nóng lòng ứng dụng.

Thật ra mình cảm nhận được với tinh thần đam mê nghiên cứu học hỏi của bạn, vì ngày xưa mình đã có lúc ham ứng dụng như bạn vậy, nhưng bị người dìu dắt (thầy) quở :( và người đó có nói câu : "Bình thường chi đạo" Cái đạo lý huyền diệu vốn không ở đâu xa, nó luôn hiện diện gần quanh ta.
Có lẽ là do khochu bê nguyên cái tinh thần và phương pháp của Tử Vi sang nghiên cứu Hà Lạc, Dịch Lý. Đúng như tác giả Học Năng có đề cập, cho đến lúc này, khochu bắt đầu cảm nhận cái tính "" của môn học Hà Lạc so với tính chất "Số" của Tử Vi.

Ban đầu nghiên cứu Tử Vi thì khochu hay có cảm giác như "từ trên trời rơi xuống", tự dưng mình lại bị gắn thêm một loạt tính chất, có cái thấy đúng, có cái thấy không hiểu tại sao. Ban đầu nghiên cứu Hà Lạc, rồi đọc 64 quẻ dịch thì thấy cho ta biết cái Thời và Dụng ra sao, thêm một bước đánh giá cao sự "Tu thân, phát triển" của con người. Đó là xét ở khía cạnh cảm nhận mới tiếp cận. Đúng là có sự khác biệt.

Thân!
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »


Do vì cũng đã lâu, TUVINUT cho tôi thời gian, tôi tìm và soạn lại thì đọc dễ hiểu hơn, sau đó sẽ P/S tới TUVINUT.
Gửi TUVINUT

Tôi xin đính chính lại mấy mấy chữ: "đọc dễ hiểu hơn", được đính chính thành: đọc có thứ tự trước sau.

Thông cảm vì tôi chọn từ chưa được sát, mà không có ý gì khác.

Hà Uyên
Được cảm ơn bởi: TUVINUT
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
K.Tị A.Hợi T.Tị Đ.Hợi Q.Tị K.Hợi A.Tị T.Hợi Đ.Tị Q.Hợi
M.Thìn G.Tuất C.Thìn B.Tuất N.Thìn M.Tuất G.Thìn C.Tuất B.Thìn N.Tuất
Đ.Mão Q.Dậu K.Mão A.Dậu T.Mão Đ.Dậu Q.Mão K.Dậu A.Mão T.Dậu
B.Dần N.Thân M.Dần G.Thân C.Dần B.Thân N.Dần M.Thân G.Dần C.Thân
Â.Sửu T.Mùi Đ.Sửu Q.Mùi K.Sửu A.Mùi T.Sửu Đ.Mùi Q.Sửu K.Mùi
G.Tí C.Ngọ B.Tý N.Ngọ M.Tý G.Ngọ C.Tý B.Ngọ N.Tý M.Ngọ
Từ bảng trên, cho chúng ta thấy được một số nhận xét sau:
Chào khochu

Tôi đang suy nghĩ về cách thức diễn giải những nhận xét mang tính cá nhân khi viết bài trên diễn đàn, để khi chúng ta trao đổi học thuật tìm được tiếng nói chung, hướng tới mục đích là học thuật.

Ví như nói "trong âm có dương, trong dương có âm", trong Tý có Sửu, trong Sửu có Tý,v.v...thì phải bắt đầu chú giải từ Hệ từ với câu "tham thiên lưỡng địa", ý chỉ về 3 thiên can của 3 tháng trong một Mùa, hai can dương một can âm hoặc hai can âm một can dương, khi nào thì dùng số Hà Đồ để tính, khi nào thì dùng đặc tính Ngũ hành để giải, khi nào thì dùng điều lệ của Dịch về Lục tử, có nghĩa là khi nào thì ứng với quẻ một âm hai dương hay quẻ hai âm một dương, v.v... như năm Tân Mão - 2011, thì ba tháng mùa Xuân là ba can Canh - Tân - Nhâm, hai dương một âm, về số Hà đồ là 3-8, 4-9. Về đặc tính ngũ hành là Kim Thủy cầm lệnh. Về Lục tử gồm những quẻ Tốn - Ly - Đoài ...

Tôi sẽ suy nghĩ chu đáo hơn.

Hà Uyên.
Được cảm ơn bởi: kiennd, mysterious
Đầu trang

kiennd
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1145
Tham gia: 22:44, 22/11/09

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi kiennd »

Vâng, cám ơn bác Hà Uyên! Việc học còn dài, hy vọng bác có những chia sẻ dần dần cho hậu bối học tập :)

Thân!
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »


... phải bắt đầu chú giải từ Hệ từ với câu "tham thiên lưỡng địa", ý chỉ về 3 thiên can của 3 tháng trong một Mùa, ...
Tiếp theo là chú giải về mối quan hệ của trục Mão Dậu - Đông Tây tại hào 4 theo nghĩa "quát mang", với mối quan hệ trục Dần Thân tại hào 3 theo nghĩa "chung nhật càn càn". Từ đây, phối hợp với Hệ từ viết, khi trời 1 đất 2, thì Lục tử được phối hợp như thế nào ? Khi trời 3 đất 4 thì phối hợp với quẻ nào ?... để trả lời cho chính ta rằng: khi nào thì đạo Tam cực tới.

Kết quả của sự chú giải này, nhằm hướng tới giá trị khi ứng dụng trong thực tiễn với chữ "Thời", vì chữ thời này mang 5 nghĩa:

- Thời dụng: công dụng có đáng làm hay không ?
- Thời nghĩa: việc này có ý nghĩa gì quan trọng với ta không ?
- Thời đại và thời tiểu: sự kiện này lớn hay nhỏ để xét cát hung ?
- Thời đạo: việc buộc phải làm thì hậu quả dẫn tới đâu ?

Dần dần chúng ta sẽ thấy sáng tỏ hơn về thế nào thì được gọi là "Địa Nguyên Khí", điều này có sự phối hợp rất lớn đối với môn phái Huyền không Lục pháp khi chúng ta ứng dụng Phong thủy.

Khochu có thể tham khảo thêm, xét thấy không cần thiết thì bỏ qua.


Hà Uyên
Được cảm ơn bởi: kiennd, mysterious
Đầu trang

VinhL
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 55
Tham gia: 09:36, 03/04/10

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi VinhL »

Hà Uyên đã viết:

- Thứ nhất: "Trong âm có dương, trong dương có âm", trong Tý có Sửu, trong Sửu có Tý. Trong Dần có Hợi, trong Hợi có Dần. Trong Mão có Tuất, trong Tuất có Mão, v.v...vấn đề Nhị hợp của Địa chi này được hiểu như thế nào ? Khi nào thì được coi là Nhị hợp ?, ví dụ như năm Mão thì mùa Xuân có được coi là Nhị hợp không hay là mùa Hạ ?, tới mùa nào, ngày nào thì tan Nhị hợp, sự Nhị hợp hết hiệu lực ? trong mùa Xuân này có bao nhiêu ngày là ngày Mão cầm lệnh theo Thái tuế ? v.v... Từ đây, từng bước chúng ta sẽ nhận thức để hiểu về Địa Nguyên Khí.
Chúng ta bắt đầu khảo chứng, lập đồ bản theo nguyên tắc của Dịch: "Khí của Dịch bắt đầu được sinh từ dưới" như sau:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
K.Tị A.Hợi T.Tị Đ.Hợi Q.Tị K.Hợi A.Tị T.Hợi Đ.Tị Q.Hợi
M.Thìn G.Tuất C.Thìn B.Tuất N.Thìn M.Tuất G.Thìn C.Tuất B.Thìn N.Tuất
Đ.Mão Q.Dậu K.Mão A.Dậu T.Mão Đ.Dậu Q.Mão K.Dậu A.Mão T.Dậu
B.Dần N.Thân M.Dần G.Thân C.Dần B.Thân N.Dần M.Thân G.Dần C.Thân
Â.Sửu T.Mùi Đ.Sửu Q.Mùi K.Sửu A.Mùi T.Sửu Đ.Mùi Q.Sửu K.Mùi
G.Tí C.Ngọ B.Tý N.Ngọ M.Tý G.Ngọ C.Tý B.Ngọ N.Tý M.Ngọ
Từ bảng trên, cho chúng ta thấy được một số nhận xét sau:
Chào bác Hà Uyên,
Giờ mới tìm thấy bản này của bác.
Bản ngủ Tý Ngọ này củng chính là cái nguyên lý nạp âm can chi mà VinhL muốn nói.

Tổ 1 Giáp Tý -> Kỷ Tỵ, Giáp Ngọ -> Kỷ Hợi : Kim Hỏa Mộc
Tổ 2 Canh Ngọ -> Ất Hợi, Canh Tý -> Ất Tỵ : Thổ Kim Hỏa
Tổ 3 Bính Tý -> Tân Tỵ, Bính Ngọ -> Tân Hợi : Thủy Thổ Kim
Tổ 4 Nhâm Ngọ -> Đinh Hợi, Nhâm Tý -> Đinh Tỵ : Mộc Thủy Thổ
Tổ 5 Mậu Tý -> Quý Tỵ, Mậu Ngọ -> Quý Hợi : Hỏa Mộc Thủy

Hà Đồ:
Kim Giáp Tý, Giáp Ngọ (Khởi Kim Tý Sửu Ngọ Mùi, Hỏa Dần Mão Thân Dậu, Mộc Thìn Tỵ Tuất Hợi)
Hỏa Mậu Tý, Mậu Ngọ (Khởi Hỏa Tý Sửu Ngọ Mùi, Mộc Dần Mão Thân Dậu, Thủy Thìn Tỵ Tuất Hợi)
Mộc Nhâm Tý, Nhâm Ngọ (Khởi Mộc Tý Sửu Ngọ Mùi, Thủy Dần Mão Thân Dậu, Thổ Thìn Tỵ Tuất Hợi)
Thủy Bính Tý, Bính Ngọ (Khởi Thủy Tý Sửu Ngọ Mùi, Thổ Dần Mão Thân Dậu, Kim Thìn Tỵ Tuất Hợi)
Thổ Canh Tý, Canh Ngọ (Khởi Thổ Tý Sửu Ngọ Mùi, Kim Dần Mão Thân Dậu, Hỏa Thìn Tỵ Tuất Hợi)

Nếu bác xét thấy không cần thiết đi sâu hơn, thì mong bỏ qua vậy.

Kính
Được cảm ơn bởi: Hà Uyên
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Dịch lý”