Học Bát tự hà lạc

Các bài viết học thuật về dịch lý, thái ất, kỳ môn...
Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

TUVINUT đã viết:
KÍNH CHÀO CỤ HÀ UYÊN !

MONG CỤ CHIA SẺ VÀI KINH NGHIỆM XÉT QUẺ BTHL Ạ!

CÓ THỂ DÙNG LỜI GIẢI CỦA QUẺ HÀ LẠC CHO QUẺ BỐC PHỆ ,THÁI ẤT ... ĐƯỢC KHÔNG ,THƯA CỤ ??
Chào TUVINUT

Cảm ơn TUVINUT đã quan tâm.

Nói về kinh nghiệm bình xét quẻ Hà Lạc, vấn đề này tôi nghĩ phụ thuộc nhiều vào bản thể của mỗi cá nhân, ví như quẻ Khôn để lại phía sau một khoảng trống với sức chứa lớn vậy. Đối với tôi, trước đây ở vào thời "bao cấp", cũng như cách nuôi gà công nghiệp, thêm vào môi trường làm việc buộc phải nghiêm túc, do vậy cách thức tư duy cũng ảnh hưởng theo.

Nói về dùng Lời giải của quẻ Hà Lạc cho Bốc phệ, hay Thái ất, v.v... thì tôi thường dùng cho Thái ất, Kỳ môn và Lục Nhâm. Còn đối với Bốc phệ, nguyên lý mà Kinh Phòng xây dựng có khác về Nguyệt lệnh. Đó là số âm dương của mỗi tháng là cân bằng, không theo thể chế mà Tiêu Diên Thọ và Mạnh Hỷ đã định lệ. Cụ thể như sau:

1- Phép cầu Nguyệt lệnh của Kinh Phòng: (12 hào âm + 12 hào dương)

- Nguyệt kiến Tý - quẻ đời một (nhất thế quái): Phục, Bí, Tiết, Tiểu súc
- Nguyệt kiến Sửu - quẻ đời hai (nhị thế quái): Lâm, Đại súc, Giải, Đỉnh
- Nguyệt kiến Dần - quẻ đời ba (tam thế quái) Thái, Ký tế, Hằng, Hàm.
- Quẻ Quy hồn: Đại hữu, Tiệm, Cổ, Đồng nhân
- Nguyệt kiến Mão - quẻ đời bốn (tứ thế quái) Đại tráng, Khuê, Cách, Vô vọng.
- Du hồn quái: Tấn, Đại quá, Tụng, Tiểu quá
- Nguyệt kiến Thìn - quẻ đời năm (ngũ thế quái) Quải, Lý, Tỉnh, Hoán.
- Nguyệt kiến Tị - quẻ Bát thuần (Bát thuần quái) Càn, Cấn, Tốn, Ly
- Nguyệt kiến Ngọ - nhất thế quái: Cấu, Dự, Lữ, Khốn
- Nguyệt kiến Mùi - nhị thế quái: Độn, Truân, Gia nhân, Tụy
- Nguyệt kiến Thân - tam thế quái: Bĩ, Tổn, Ích, Vị tế
- Quẻ Quy hồn: Tùy, Sư, Tỵ, Quy muội
- Nguyệt kiến Dậu - tứ thế quái: Quán, Thăng, Mông, Kiển
- Du hồn quái: Minh di, Trung phu, Nhu, Di
- Nguyệt kiến Tuất - ngũ thế quái: Bác, Phong, Phệ hạp, Khiêm
- Nguyệt kiến Hợi - Bát thuần quái: Khôn, Chấn, Khảm, Đoài.


2- Phép cầu Nguyệt lệnh theo thể chế được người đời sau chấp thuận và theo, đó là của Mạnh Hỷ: tỷ lệ âm dương trong mỗi tháng có khác nhau:

- Tháng Một: Vị tế, Kiển, Di, Trung phu, Phục [18 âm - 12 dương]
- Tháng Chạp: Truân, Khiêm, Khuê, Thăng, Lâm [19 âm - 11 dương]
- Tháng Giêng: Tiểu quá, Mông, Ích, Tiệm, Thái [17 âm - 13 dương]
- Tháng Hai: Nhu, Tùy, Tấn, Giải, Đại tráng [14 âm - 16 dương]
- Tháng Ba: Dự, Tụng, Cổ, Cách, Quải [13 âm - 17 dương]
- Tháng Tư: Lữ, Sư, Tỵ, Tiểu súc, Càn [14 âm - 16 dương]
- Tháng Năm: Đại hữu, Gia nhân, Tỉnh, Hàm, Cấu [10 âm 20 dương]
- Tháng Sáu: Đỉnh, Phong, Hoán, Lý, Độn [11 âm - 19 dương]
- Tháng Bảy: Hằng, Tiết, Đồng nhân, Tổn, Bĩ [13 âm - 17 dương]
- Tháng Tám: Tốn, Tụy, Đại súc, Bí, Quan [15 âm - 15 dương]
- Tháng Chín: Quy muội, Vô vọng, Minh di, Khốn, Bác [17 âm - 13 dương]
- Tháng Mười: Cấn, Ký tế, Phệ hạp, Đại quá, Khôn [18 âm - 12 dương]


Chính vì vậy, khi ứng dụng vào thực tiễn, tôi rất cẩn thận khi khảo chứng. Hơn nữa, thể lệ mà Kinh Phòng quy định cho phép "phi - phục", thì phải có âm dương đối nhau, dương "phi" thì âm "phục", và ngược lại âm phục thì dương phi, cụ thể hơn nữa, Kinh Phòng đã chỉ rõ: "Phi là mới đến, Phục là đã qua". (Kinh thị dịch truyện tiên - Từ Ngang).

Mong TUVINUT cho phép, có thể ở một chủ đề riêng, khi có cơ hội, chúng ta bàn lại chủ đề này.

Hà Uyên
Đầu trang

kiennd
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1145
Tham gia: 22:44, 22/11/09

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi kiennd »

Hà Uyên đã viết:Chào khochu

Bạn có thể nói rõ hơn Can Chi năm, tháng, ngày, giờ sinh của bạn được không ?

Hà Uyên
Gửi bác, khochu sinh giờ Hợi, ngày 27/04/1984 âm lịch. Bác kiểm tra giùm định quẻ đã đúng chưa và có kiến giải gì không.

Thân!
Đầu trang

kiennd
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1145
Tham gia: 22:44, 22/11/09

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi kiennd »

Bàn về Hoá công, Thiên nguyên khí và Địa nguyên khí

Đây là khâu quan trọng trong phép dự báo quẻ Hà Lạc, không thể bỏ qua. Nếu quẻ nào (Tiên Thiên hay Hậu Thiên) mà có đủ cả Hoá công, Thiên Địa nguyên khí là quẻ đại phúc, dễ gặp vận may, dễ thành đạt cao trong cuộc đời. Chúng như ba vị "Thần hộ mệnh" cho đương sự. Thực ra ý nghĩa sâu xa của chúng chỉ là sự thể hiện bản chất là người có tư cách, có khả năng thích ứng cao, lời nói và việc làm luôn phù hợp với vận số, với thời cuộc và nhân tình, nên dễ thành công, như người có Trời Đất hỗ trợ vậy.

Nếu quẻ Tiên Thiên hay Hậu Thiên không đủ ba yếu tố trên, mà chỉ có Hoá Công cũng là quẻ tốt. Nếu thiếu Hoá Công mà chỉ có Thiên Địa nguyên khí cũng là tốt, nhưng nếu chỉ có một Thiên hoặc Địa nguyên khí thì là bình thường. Còn thiếu cả ba yếu tốt trên là xấu, vì người có quẻ thiếu các yếu tố trên là người khó hoà hợp với thời cuộc nên khó dành thành công, nhất là trong các công việc lớn trong đời.

Hoá Công phụ thuộc vào tiết khí tháng sinh, chủ Tạo Hoá phú cho một tính cách phù hợp
Thiên nguyên khí dựa vào Thiên Can năm sinh chủ khả năng thích ứng với thời cuộc mình đang sống, chủ công danh, địa vị xã hội.
Địa nguyên khí dựa vào Địa Chi năm sinh chủ khả năng thích ứng với môi trường, con người xung quanh, chủ tài lộc.

Đó chỉ là nhận định về chiéu hướng phát triển tốt xấu của mỗi quẻ, còn đánh giá cụ thể từng trường hợp vẫn phải tuỳ thuộc nhiều yếu tố.

- Trích dẫn Lý thuyết tượng số của Hoàng Tuấn -

Thân!
Đầu trang

PMK
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1039
Tham gia: 14:49, 25/11/10

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi PMK »

@ khochu

Sáng nay đọc lại mấy lời đã viết cho bạn, thấy lương tâm cắn rứt quá, híc. Do hai ông bạn của PMK vốn cũng có quẻ Sơn Địa Bác, hai ông này thì thuộc dạng có tài nên khá là..."mục hạ vô nhân" (cho phép nói xấu bạn bè tí xíu hihi). Bởi vậy PMK thường phải xài chiêu cương nhu phối hợp để cảnh tỉnh mấy ông ấy, mà khi cương thì thật tình là ngôn phong hơi bị "vùi dập" đối phương :">

Nay PMK lại bê nguyên cách ứng xử với mấy ông bạn thân quen biết lâu ngày để ứng xử với khochu là người mới quen, thật là không phù hợp. Thật là ngại quá. Xin lỗi nha, khi nào rảnh rang sẽ xem xét kỹ lại trường hợp của bạn để chuộc lỗi vậy hì hì.
Đầu trang

kiennd
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1145
Tham gia: 22:44, 22/11/09

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi kiennd »

Gửi bác Hà Uyên, bạn PMK và mọi người,

Tôi tham khảo cách tính thế nào là có Hóa Công, Thiên Nguyên Khí, Địa Nguyên Khí nhưng đọc các tài liệu khác nhau vẫn không thống nhất được hoàn toàn cách tính. Nhờ mọi người chỉ giùm. Liệu ta có nên lấy cách tính trong sách của Học Năng làm chuẩn?

@PMK: Ủa, sao mà lương tâm cắn dứt? Mình chả thấy có gì đâu. Ah, chắc vụ quẻ Sơn Địa Bác bạn trích dẫn là xấu thế thì cũng bình thường thôi, sách ghi thế mà, mà cuộc sống gian nan vốn là "sở thích" của khochu này. Khochu không thích một cuộc sống thuận lợi, bình lặng, quen với cuộc sống phải nghị lực vươn lên, thích được chiến đấu. Với khochu thì cứ nói thoải mái, miễn là có tính chất đóng góp chân thành thì khochu tiếp thu :)

Thân!
Được cảm ơn bởi: PMK
Đầu trang

PMK
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1039
Tham gia: 14:49, 25/11/10

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi PMK »

kakabuon đã viết:Đọc bài của PMK thấy có nhiều điều hay! Liệu kaka có thể kết bạn với PMK không?

Và PMK có thể hướng dẫn cách học cho người mới bắt đầu được không? Như kaka chẳng hạn?
Tứ hải giai huynh đệ mà. Cảm ơn bạn :)

Topic này của khochu là "Học Bát tự hà lạc" nè, các bạn có cùng sở thích đối với môn này có thể trao đổi thảo luận với nhau tại đây, phải không khochu ^_^ . Kiến thức sách vở của PMK cũng không nhiều lắm, chủ yếu là chiêm nghiệm, liên hệ với thực tế thôi à. Mà học Dịch cách hay nhất là liên hệ với thực tế đời sống hàng ngày đó bạn, những gì đang diễn ra xung quanh ta chứ không xa xôi gì hết đâu bạn. Kinh dịch hướng dẫn ta cách ứng xử sao cho hợp Thời, hợp Đạo. Áp dụng luôn vào thực tế đời sống hàng ngày sẽ thấy ngay tác dụng thực tế. Bạn có thể đọc thêm cuốn "Kinh dịch - đạo của người quân tử" của tác giả Nguyễn Hiến Lê, "Tám chữ Hà Lạc và quỹ đạo đời người" của tác giả Xuân Cang.

PMK chúc bạn học Dịch sẽ có được những giây phút vui vẻ và tâm hồn trở nên bao dung hơn, vị tha hơn, có cái nhìn về cuộc sống lạc quan hơn, chứ đừng để bị tẩu hỏa nhập ma bán thân bất toại toàn thân bất cựa như trong phim kiếm hiệp là mệt lắm hihi

Thân mến.
Được cảm ơn bởi: UyenChi
Đầu trang

PMK
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1039
Tham gia: 14:49, 25/11/10

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi PMK »

khochu đã viết:Gửi bác Hà Uyên, bạn PMK và mọi người,

Tôi tham khảo cách tính thế nào là có Hóa Công, Thiên Nguyên Khí, Địa Nguyên Khí nhưng đọc các tài liệu khác nhau vẫn không thống nhất được hoàn toàn cách tính. Nhờ mọi người chỉ giùm. Liệu ta có nên lấy cách tính trong sách của Học Năng làm chuẩn?

@PMK: Ủa, sao mà lương tâm cắn dứt? Mình chả thấy có gì đâu. Ah, chắc vụ quẻ Sơn Địa Bác bạn trích dẫn là xấu thế thì cũng bình thường thôi, sách ghi thế mà, mà cuộc sống gian nan vốn là "sở thích" của khochu này. Khochu không thích một cuộc sống thuận lợi, bình lặng, quen với cuộc sống phải nghị lực vươn lên, thích được chiến đấu. Với khochu thì cứ nói thoải mái, miễn là có tính chất đóng góp chân thành thì khochu tiếp thu :)

Thân!
Ai chứ PMK là thích nhàn hạ nhất trên đời nên cái vụ khochu nói không thích một cuộc sống thuận lợi, PMK nghe cứ thấy điêu điêu hihihi (đùa thôi nha ^_^)

Có mà bị quăng vào hoàn cảnh không thuận lợi nên buộc phải chiến đấu vươn lên thì có hihihi

Thôi thì không có cái mà ta thích thì thích cái mà ta có vậy. Tâm lý vậy là tốt đấy ^_^
Đầu trang

kiennd
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1145
Tham gia: 22:44, 22/11/09

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi kiennd »

PMK đã viết:@ khochu

Sáng nay đọc lại mấy lời đã viết cho bạn, thấy lương tâm cắn rứt quá, híc. Do hai ông bạn của PMK vốn cũng có quẻ Sơn Địa Bác, hai ông này thì thuộc dạng có tài nên khá là..."mục hạ vô nhân" (cho phép nói xấu bạn bè tí xíu hihi). Bởi vậy PMK thường phải xài chiêu cương nhu phối hợp để cảnh tỉnh mấy ông ấy, mà khi cương thì thật tình là ngôn phong hơi bị "vùi dập" đối phương :">
Sao quẻ Thiên Địa Bác và "Có tài mà khá mục hạ vô nhân" có liên quan gì nhau ah?

Như Tử Vi quan trọng Mệnh/Thân mà cốt lõi là Mệnh, nên tôi nghĩ phải xét Nguyên Đường của quẻ Tiên Thiên nằm ở Hào nào.

Thân!
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

PMK đã viết:
Theo suy nghĩ riêng của PMK, chữ bát tự trong "Bát tự Hà Lạc" đơn giản có nghĩa giống như bát tự trong Tử bình, tức là dùng 8 chữ năm tháng ngày giờ để lập thành quẻ Hà Lac.
Chào bạn PMK

Cảm ơn bạn đã dành thời gian quan tâm.

Đúng như PMK nói, mỗi cá nhân đều có suy nghĩ riêng, mỗi người đều có một quan điểm riêng, đều xuất phát từ nhận thức mà ra.

Ở một thời điểm nào đó, tôi cũng nghĩ tới chữ "Bát" giống như chữ "Bát" trong Tử Bình. Theo với thời gian mà tôi đã thay đổi, không nhận thức như vậy nữa. Tại sao vậy ?

Xưa và nay, phạm trù "Danh" đều được con người quan tâm, việc định danh ví như đặt tên cho con của mình khi mới sinh ra, hoặc như tên một tác phẩm văn học, v.v... sâu rộng hơn là định Quái danh trong Kinh; tiếp tới là xây dựng một Học thuyết ví như môn Bát Tự Hà Lạc, thì tác giả của Học thuyết này có lẽ đã tích chứa điều gì đó nghiêm mật chăng ?

Quan điểm của tôi về chữ "Bát" là số 8 trong Tiên thiên và số 5 trong Hậu thiên. Vì rằng, Trịnh Huyền nói:
Hà đồ hữu cửu thiên. Lạc thư hữu lục thiên.


Câu nói này đã ảnh hưởng rất lớn, điều quan trọng đó là định hướng: Thứ nhất là "cách bát tương sinh"; Thứ hai là chỉ ra và chú giải về quy định trong Hệ từ: đó là khái niệm xa - gần, có nghĩa là "xa mà không ứng, gần mà không hợp" thì tai họa sinh. Thứ ba chỉ rõ về khái niệm: "Đối - Giao - Sinh" từ Tiên thiên đến Hậu thiên, v.v... Bạn PMK có thể khảo cứu thêm một số tư liệu từ thời nhà Thanh cho tới nay.

Tôi bàn thêm để thấy rằng, sân chơi mà chúng ta yêu thích, chúng ta đã dành một khoảng thời gian đủ lớn khi trở về với Cổ nhân, với cổ học, với Đông phương học vậy.

Thân ái

Hà Uyên
.
Được cảm ơn bởi: PMK
Đầu trang

PMK
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1039
Tham gia: 14:49, 25/11/10

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi PMK »

Dạ, cháu cảm ơn bác ạ.

Với trình độ của cháu bây giờ, nghe đến những thuật ngữ chuyên môn như Đối - Giao - Sinh... là thấy nhức hết cả đầu, không khoái tí nào, híc.

Cháu không có khả năng và cũng không có tham vọng nghiên cứu sâu xa, chỉ hy vọng có thể hiểu được cái Đạo mà thánh nhân lưu lại cho hậu thế, ngõ hầu có thể tạo cho mình và mọi người xung quanh một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, ít nhất là về mặt tinh thần ạ.

Cả hai mặt tinh thần và vật chất đều rất quan trọng đối với con người. Nhưng vì là con người, khác các động vật khác ở chỗ có danh dự, có lòng tự trọng...nên tinh thần có khi còn quan trọng hơn vật chất nữa.
Không phải tự nhiên mà ông bà ta đã nói:
"Thà rằng ăn bát cơm rau
Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời"

Cháu lại có tham vọng ứng dụng Kinh dịch vào các mặt của đời sống xã hội bác ạ. Đã có ứng dụng binh pháp Tôn Tử vào kinh doanh, binh pháp Khổng Minh trong chính trị, vậy tại sao không thể ứng dụng Kinh dịch vào kinh doanh, chính trị, hay trong tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi nữa ^_^ .... Cháu đã nghĩ thế bác ạ.

Trong tập thể cháu thường bị xem là người bất bình thường, híc, cho nên phải cố chiêu dụ thêm nhiều người ham thích Kinh dịch để trong mắt mọi người mình có thể trở thành người bình thường ạ hihi

Cháu rất cảm ơn bác đã quan tâm đến câu trả lời của cháu.

Kính bác ạ.
Được cảm ơn bởi: UyenChi
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Dịch lý”