Mỗi ngày Dịch một tý

Các bài viết học thuật về dịch lý, thái ất, kỳ môn...
Hình đại diện của thành viên
vo_danh_00
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6289
Tham gia: 10:12, 03/05/10
Đến từ: nam định

TL: Mỗi ngày Dịch một tý

Gửi bài gửi bởi vo_danh_00 »

10. Nguyên Thần, Kỵ Thần Suy Vượng

Nguyên Thần sinh được Dụng Thần mà cần phải Vượng Tướng mới có sức sinh.

Nguyên Thần sinh được Dụng Thần, có 5 trường hợp:

1. Nguyên Thần vượng tướng, hoặc đồng với ngày tháng, hoặc đặng ngày tháng, hay động hào sinh phò. (Tỷ như, Kim là Dụng Thần, Thổ là Nguyên Thần gặp tháng Mùi Thổ là Nguyên Thần vượng tướng, hoặc gặp hào Thổ động sinh, tức là đúng với câu trên).

2. Nguyên Thần động hóa hồi đầu sinh, hay hóa tiến thần. (Ví như Nguyên Thần là Thân Kim động hóa Thìn Tuất Sửu Mùi là hóa hồi đầu sinh; nếu Thân Kim động hóa Dậu là hóa tiến thần).

3. Nguyên Thần Trường Sinh, Đế Vượng ở ngày chiếm quẻ. (Thí như Tí Hợi Thuỷ xủ quẻ nhằm ngày Thân gọi là Trường Sinh, nếu gặp ngày Hợi Tí gọi là Đế Vượng).

4. Nguyên Thần cùng Kỵ Thần đồng động. (Tỷ như Tí Hợi Thuỷ là Nguyên Thần động, lại được thêm, Kim là Kỵ Thần cùng động. Vì Kim động sinh Thuỷ, Thuỷ động sẽ sinh Dụng Thần Mộc).

5. Nguyên Thần vượng động, trúng không hay hóa không. (Ví như Nguyên Thần Tí lâm Tuần Không động, gặp ngày tháng sinh trợ, hoặc Nguyên Thần là Mộc động hóa ra Tí lâm Không, thì dù lâm Không hoặc hóa Không, sau ngày Ngọ xung Không hoặc ngày Tí xuất Không vẫn hữu dụng).

Chiếm trúng Không, hay hóa Không, cho là vô dụng thì không phải vậy. Sao chẳng biết động chẳng phải là Không, phải ăn với ngày xung Không, thật Không, (như đã giải thích câu chữ đỏ ở trên), mới là hữu dụng. Cho nên cho là kiết, hay sinh Dụng Thần.

Trên có 5 trường hợp, mà Dụng Thần đều có sức. Chiếm các việc đều cát.

Như tháng Dậu ngày Tân Hợi, chiếm cầu Tài. Đặng quẻ Đoài vi Trạch, biến ra quẻ Lôi Thuỷ Giải.

Đoài vi Trạch Giải
- - Phụ Mẫu Mùi Thổ Thế
-0- Huynh Đệ Dậu Kim - Huynh Đệ Thân Kim
--- Tử Tôn Hợi Thuỷ
- - Phụ Mẫu Sửu Thổ Ứng
--- Thê Tài Mão Mộc
-0- Quan Quỹ Tỵ Hỏa -- Thê Tài Dần Mộc

Đoán rằng: ngày Giáp Dần sẽ có tài, theo ý nguyện.

Khách hỏi:
- Mão Mộc, Tài hào đã không mà lại bị Nguyệt phá, bị Kim khắc. Hào đầu Tỵ Hỏa Quan, tuy sinh Thế, ngày Hợi xung Tán, lại hóa Tuần Không. Sao lại gọi rằng cát?
- Thần triệu cơ (lộ ra) ở động, tôi không bao giờ nói tán. Chính vì Tỵ Hỏa hóa Không, cho nên hiện giờ tôi thấy tài. Chờ ngày Giáp Dần ra khỏi (xuất) Không thì tương kiến.

Dần Tài Mộc sinh Quan, Quan sinh Thế, quả tới ngày Dần ban, mới thấy ngày Mộc đặng Tài.
Nguyên Thần tuy hiện, mà đôi khi không sinh được Dụng Thần, có sáu trường hợp.

1. Nguyên Thần hưu tù chẳng động, hoặc động mà hưu tù, lại bị tương khắc (Tỷ như Dụng Thần là Dần Mão Mộc, Nguyên Thần là Hợi Tí Thuỷ, mùa Hạ tháng Mùi thì Thuỷ vô khí, nếu không động, hoặc động mà hóa ra Thìn Tuất Sửu Mùi Thổ, hoặc hóa ra Dần Mão Mộc)

2. Nguyên Thần hưu tù lại gặp Tuần Không, Nguyệt Phá (Ví như Nguyên Thần Hợi Tí Thuỷ gặp tháng Ngọ, lại hào Hợi hay Tí lâm Tuần Không)

3. Nguyên Thần hưu tù, động hóa thoái thần (Nguyên Thần Tí gặp mù Hạ, tuy động nhưng hóa Hợi, là hóa thoái)

4. Nguyên Thần hưu tù mà lại suy tuyệt (Nguyên Thần Tí Hợi Thuỷ không động, lại gặp mù Hạ)

5. Nguyên Thần nhập tam Mộ (ví như Nguyên Thần Hợi Tí Thuỷ nhập Tam Mộ: gặp ngày Thìn là Nhật Mộ, gặp hào Thìn động gọi là động Mộ, động hoá ra hào Thìn gọi là hóa Mộ)

6. Nguyên Thần hưu tù, động và hóa tuyệt, hoá khắc, hóa phá, hóa tán (tỷ như Dần Mão Mộc gặp mùa Hạ, động mà hóa ra Thân Dậu)

Dẫn lên là thấy sinh mà chẳng có sức sinh, ấy là Nguyên Thần vô dụng. Tuy có, mà như không.

Kỵ Thần động mà khắc hại Dụng Thần, có 5 trường hợp:

1. Kỵ Thần vượng tướng, hoặc gặp ngày, tháng, động hào sinh phò, hoặc đồng với ngày tháng chiếm quẻ
2. Kỵ Thần động, hóa hồi đầu sinh, hóa tiến thần
3. Kỵ Thần vượng động, trúng Không hay hóa Không
4. Kỵ Thần trường sinh, đế vượng, nhằm nhật thần (lâm ngày)
5. Kỵ Thần và cừu Thần đồng động

Dẫn lên các Kỵ Thần cũng như búa riều. Chiếm mọi việc đều hung. (Xem lại mục Nguyên Thần để hiểu rõ hơn về Ngũ Hành sinh khắc)

Kỵ Thân tuy động, lại có khi không khắc được Dụng Thần, có 7 trường hợp:

1. Kỵ Thần Hưu Tù chẳng động, động mà hưu tù, bị ngày, tháng, động hào khắc
2. Kỵ Thần tịnh trúng Tuần Không, Nguyệt Phá
3. Kỵ Thần nhập Tam Mộ
4. Kỵ Thần suy, động hóa thoái thần
5. Kỵ Thần suy, mà lại tuyệt
6. Kỵ Thần đông, hóa tuyệt, hóa khắc, hóa phá, hóa tán
7. Kỵ Thần cùng Nguyên Thần đồng động

Đó là những Kỵ Thần không có sức. Chiếm mọi việc, hóa hung làm cát. (Xem lại mục Nguyên Thần vô dụng để hiểu rõ hơn về Ngũ Hành sinh khắc)

Dẫn lên là luận Nguyên Thần và Kỵ Thần có sức, cùng không có sức. Còn Dụng Thần cũng cần phải có khí. Thảng như Dụng Thần không có gốc, tuy rằng Nguyên Thần có sức cũng khó sinh. Cho nên Kỵ Thần không đủ sức, thì cũng không đủ mừng.

Như tháng Tỵ, ngày Ất Mùi, tự mình chiếm bệnh. Đặng quẻ Trạch Phong Đại Quá, biến ra quẻ Hỏa Phong Đỉnh.

-X- Tài Mùi Thổ --- Tử Tỵ Hỏa
-0- Quan Dậu Kim -- Tài Mùi Thổ
--- Phụ Hợi
--- Quan Dậu
--- Phụ Hợi
- - Tài Sửu

Tự mình chiếm bệnh, lấy Thế hào là Hợi Thuỷ làm Dụng Thần, bị Mùi Thổ Kỵ Thần động mà khắc Thuỷ. May đặng Dậu Kim, Kim sinh Hợi Thuỷ, thì cả hai hào đều tiếp tục tương sinh, hóa hung ra cát.

Nào dè Hợi Thuỷ, tháng xung, ngày khắc, gặp Nguyệt phá và bị khắc. Tuy có sinh phò, mà sinh không nổi, như cây không rễ, hàn cốc chẳng hồi Xuân.

Quả sau, chết ở ngày Quý Mão. Ứng với ngày Mão, là vì ngày xung khử Nguyên Thần. Đó là chỗ gọi: "Dụng Thần không gốc, Nguyên Thần có sức cũng khó sinh".
ở chương này chúng ta bắt gặp nhiều thuật ngữ: tiến thần, thối thần, tuần không, nguyệt phá....
nó là những thuật ngữ cơ bản và rất hay dùng trong dịch, nó là cơ sở yếu lĩnh để quyết đoán sự việc, tuy hiện tại có thể các bạn chưa hiểu nó nhưng các bạn sẽ hiểu nó
:D
ngày tui mới tập tẹo đoán chả hiểu chúng là gì nhưng bí thì mở sách tra dần già hiểu thấu
nội dung của chương chỉ là đưa ra cách để ta xác định thế nào là suy và vượng của dụng thần, nguyên thần và kỵ thần
từ đó biết nó hữu dụng hay vô dụng, mỗi phần từ đây đều có ví dụ minh hoạ :) đó là một may mắn các bạn sẽ hiểu lý thuyết hơn , hay đọc kỹ các ví dụ, hãy lập quẻ trong ví dụ trang lục thân, tượng quẻ rồi tự đoán và xem lại, nhiều lần khắc quen, khi quen sẽ dễ hiểu B-)
Được cảm ơn bởi: mythanh
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
vo_danh_00
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6289
Tham gia: 10:12, 03/05/10
Đến từ: nam định

TL: Mỗi ngày Dịch một tý

Gửi bài gửi bởi vo_danh_00 »

đây là các khái niệm cần thiết hỗ trợ ta xác định suy vượng:

11. Ngũ Hành Tương Sinh

Kim sinh Thuỷ -> Thuỷ sinh Mộc -> Mộc sinh Hỏa -> Hỏa sinh Thổ -> Thổ sinh Kim.

Phàm Dụng Thần và Nguyên Thần, nên gặp sinh: Nguyệt Kiến sinh, Nhật kiến sinh, động hào sinh, động hóa hồi đầu sinh.

Như tháng Mão, ngày Kỷ Mão, em chiếm cho anh, anh bị trọng tội, mẹ muốn làm đơn xin ân xá, không biết cứu khỏi chăng? Đặng quẻ Địa Lôi Phục biến ra quẻ Chấn vi Lôi.

Địa Lôi Phục --- Chấn
- - Tử Dậu Kim
- - Tài Hợi Thuỷ
- - Huynh Sửu Thổ X Phụ Ngọ Hỏa
- - Huynh Thìn Thổ
- - Quỷ Dần Mộc
--- Tài Tí Thuỷ

Hào Huynh Sửu làm Dụng Thần. Huynh Sửu động, ngày tháng khắc nó, rõ ràng là đại tội khó thoát. May đặng hào Huynh Sửu động hóa Ngọ Hỏa, Phụ Mẫu hồi đầu sinh.

Đoán rằng: Mau mau làm đơn đi. Huynh hóa Phụ Mẫu, thần mách bảo rõ ràng. Sau mong ân xá được khỏi chết. (Đó chính là nhờ mẹ cứu: Phụ Mẫu động sinh)
các bạn thấy đấy từ ví dụ hiển nhiên thấy câu trả lời, dịch là vậy rất đơn giản nhiều khi ta chả ngờ nó đơn giản đến thế, chiếm cho anh em nên dụng thần la hào huynh đệ, trong quẻ có hai hào huynh theo lý cứ hào vượng hay hào động chọn làm dụng thần nên lấy sửu. Tháng mão ngày mão thuộc mộc nên khắc thổ thì dụng thần hưu tù rõ ràng là ko tốt thế nhưng dụng thần động, mà động thì biến hoá ra phụ mẫu ngọ thuộc hoả, hoả sinh thổ nên phụ này là nguyên thần, mão mộc sinh hoả nên nguyên thần vượng sinh cho dụng thần, đây là hồi đầu sinh là rất tốt, cũng là khắc xứ phùng sinh, tuy hiểm nguy mà có người tương trơ.
giải quẻ thì vậy nhưng lời đoán thì sao B-) ngày trước thì có lệ vương pháp dung tình mới đoán là cha già mẹ già xin cho con cái, ngày nay ko còn lệ ấy nhưng lý ấy vẫn còn hãy cho trí tưởng tượng của chúng ta bay bổng một chút, hãy đoán liều một chút có thể ta sẽ đoán trúng, sau này sẽ là kinh nghiệm :D
12. Ngũ Hành Tương Khắc

Kim khắc Mộc -> Mộc khắc Thổ -> Thổ khắc Thuỷ -> Thuỷ khắc Hỏa -> Hỏa khắc Kim.

Phàm có Kỵ Thần và Cừu Thần, nên gặp khắc: Tháng khắc, ngày khắc, động hào khắc, động hóa hồi đầu khắc.

Trong 4 cái đó, Dụng Thần và Nguyên Thần cả hai đều gặp một cái khắc, chỗ khắc không thấy sinh phò, làm điềm hung.

Chiếm việc lành lạc cực sinh bi. Chiếm việc dữ, khá mau hồi tỵ (bỏ, tránh).

Như tháng Mão, ngày Mậu Thìn, chiếm quan sự cho cha, đã bị trọng tội. Đặng quẻ Trạch Địa Tuỵ, biến ra quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân.

Trạch Địa Tuỵ -- Đồng Nhân
- - Phụ Mùi Thổ X Phụ Tuất Thổ
--- Huynh Dậu Kim Ứng
--- Tử Hợi Thuỷ
- - Tài Mão Mộc X Tử Hợi Thuỷ
- - Quan Tỵ Hỏa Thế
- - Phụ Mùi Thổ X Tài Mão Mộc

Quẻ Ngoại Mùi Thổ Phụ Mẫu, bị tháng Mão khắc. Quẻ trong, Hợi Mão Mùi, hiệp thành Mộc Cục, lại tương khắc chế Tháng khắc, toàn không có gì cứu trợ. Quả bị trọng hình.
dụng thần phụ mẫu: mùi thổ tuy đồng một hành với nhật thần thìn thổ nhưng không phải nhật kiến nên gọi là có vượng chứ không phải là đương lệnh lại thấy mão nguyệt lệnh thuộc mộc khắc nó,
có hai hào phụ mẫu đều động lấy hào nào dụng thần
:-/ may quá chúng đều mùi thổ vậy xét cái một
ở ngoại quái: phụ này vượng hơn hoá phụ có thể đoán nếu cha còn ở xa mà chưa bị bắt thì có thể thoát :)
ở nội quái: phụ này hồi đầu khắc quá suy có thể nói nếu cha ở nhà tất đã bị bắt và không thể thoát :)
xét mão mộc là tài hào động hoá hồi đầu sinh nên cực vượng là kỵ thần khắc dụng thần tất phải nguy nan
xét toàn cục thấy khắc nhiều sinh không có thì sao mà không bị hoạ chứ B-)

Cũng đồng một ngày, em gái chiếm cho anh, về quan sự, đồng một án đó, cũng định trọng tội rồi. Đặng quẻ Thiên Địa Bỉ, biến ra Thiên Thuỷ Tụng.

Thiên Địa Bỉ -- Tụng
--- Phụ Tuất Thổ
--- Huynh Thân Kim
--- Quỷ Ngọ Hỏa
- - Tài Mão Mộc
- - Quỷ Tỵ Hỏa X Phụ Thìn
- - Phụ Mùi

Thân Kim Huynh hào làm Dụng Thần được nhật thần sinh nên rất vượng , Tỵ Hỏa Quỷ Động, hình khắc Thân Kim, là trọng tội định rồi. May có ngày Thìn xung động Phụ Tuất Thổ, Phụ Tuất ám động sinh Huynh Thân, khắc xứ phùng sinh. Nếu có Phụ Mẫu thì cứu được.
cái này đọc chương ám động mới hiểu rõ: quan quỷ khắc kim vỗ chả lành nhưng may quan hoá phụ là thìn lâm nhật kiến, phụ thìn này vỗ không sinh cho tịnh hào trong quẻ chính được " chương sau nói về cái sinh khắc của các hào với nhau bạn sẽ rõ hơn" nên không sinh dụng thần nhưng thìn tuất xung nhau
mà thìn vượng nên xung cho tuất gọi là "ám động" tức là hào tuất vốn không động mà bị thìn xung nên ngang với động rất vượng, hào tuất này thì lại sinh được thân kim vì nó vượng vì vậy mới có lời đoán trên B-)

Sau nhờ có cha già bát tuần (80 tuổi), viện lệ xin ân xá, được khỏi chết.

Thánh nhân làm ra Kinh Dịch, là muốn cho người xu cát tỵ hung. Ai chưa bói mà không biết ấy là tại số. Có bói mà Thần chẳng cho biết, ấy cũng là tại số. Đã bói rồi, mà thần đã nói rồi, biết rõ ràng mà cố phạm, thì không thể đổ trút cho số hết. Ấy là Mạng!
13. Khắc Xứ Phùng Sinh

Gặp chỗ này khắc, gặp chỗ kia sinh, đó gọi là khắc xứ phùng sinh. Đại phàm, Dụng Thần, Nguyên Thần, bị khắc ít, đặng sinh nhiều là cát. Kỵ Thần bị khắc ít, đặng sinh nhiều là hung. Bởi cớ, Kỵ Thần nên bị khắc, mà không nên được sinh.

Như tháng Thìn, ngày Bính Thân, chiếm em bị trái trời, tình hình đã nguy. Đặng quẻ Ký Tế, biến ra quẻ Trạch Hỏa Cách.

Thuỷ Hỏa Ký Tế --- Cách
- - Huynh Tí Thuỷ Ứng
--- Quỷ Tuất Thổ
- - Phụ Thân Kim X Huynh Hợi
- - Huynh Hợi Thuỷ Thế
--- Quỷ Sửu Thổ
- - Tử Mão Mộc

Đoán rằng: Nguyệt Kiến là Thìn Thổ, tuy là khắc Hợi Thuỷ Huynh Đệ, mà nhờ ngày Thân sinh nó, lại nhờ có động hào tương sinh, tuy lâm nguy mà có người cứu.
quẻ này có 3 hào huynh chọn cái nào dụng thần ;) lựa cái vượng
thấy kim sinh thuỷ vậy hào hợi được thân kim sinh nên dụng thần là hợi thuỷ, lời đoán đã rõ khắc ít mà sinh nhiều dụng thần có lực

Quả nội ngày đó, giờ Dậu, gặp Thầy minh y cứu khỏi. Tới ngày Kỷ Hợi, thì toàn sinh.
tình hình đã nguy là phải gấp nên chỉ xét trong ngày, thân dậu đều kim là khi nguyên thần có lực có thể đoán giờ thân giờ dậu có người giúp, có thể người đó tuổi thân ngày hợi là khi dụng thần có lực nên nói ngày hợi đỡ , khỏi B-)
Được cảm ơn bởi: mythanh
Đầu trang

tieudao123
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 312
Tham gia: 21:39, 31/08/09

TL: Mỗi ngày Dịch một tý

Gửi bài gửi bởi tieudao123 »

vo_danh_00 đã viết:

Như tháng Dậu ngày Tân Hợi, chiếm cầu Tài. Đặng quẻ Đoài vi Trạch, biến ra quẻ Lôi Thuỷ Giải.

Đoài vi Trạch Giải
- - Phụ Mẫu Mùi Thổ Thế
-0- Huynh Đệ Dậu Kim - Huynh Đệ Thân Kim
--- Tử Tôn Hợi Thuỷ
- - Phụ Mẫu Sửu Thổ Ứng
--- Thê Tài Mão Mộc
-0- Quan Quỹ Tỵ Hỏa -- Thê Tài Dần Mộc

Đoán rằng: ngày Giáp Dần sẽ có tài, theo ý nguyện.

Khách hỏi:
- Mão Mộc, Tài hào đã không mà lại bị Nguyệt phá, bị Kim khắc. Hào đầu Tỵ Hỏa Quan, tuy sinh Thế, ngày Hợi xung Tán, lại hóa Tuần Không. Sao lại gọi rằng cát?
- Thần triệu cơ (lộ ra) ở động, tôi không bao giờ nói tán. Chính vì Tỵ Hỏa hóa Không, cho nên hiện giờ tôi thấy tài. Chờ ngày Giáp Dần ra khỏi (xuất) Không thì tương kiến.

Dần Tài Mộc sinh Quan, Quan sinh Thế, quả tới ngày Dần ban, mới thấy ngày Mộc đặng Tài.




Huynh "vợ đánh" có thấy quẻ này luận có ổn không zậy?

Dụng thần là hào nào vậy?
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
vo_danh_00
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6289
Tham gia: 10:12, 03/05/10
Đến từ: nam định

TL: Mỗi ngày Dịch một tý

Gửi bài gửi bởi vo_danh_00 »

tieudao123 đã viết:
vo_danh_00 đã viết:

Như tháng Dậu ngày Tân Hợi, chiếm cầu Tài. Đặng quẻ Đoài vi Trạch, biến ra quẻ Lôi Thuỷ Giải.

Đoài vi Trạch Giải
- - Phụ Mẫu Mùi Thổ Thế
-0- Huynh Đệ Dậu Kim - Huynh Đệ Thân Kim
--- Tử Tôn Hợi Thuỷ
- - Phụ Mẫu Sửu Thổ Ứng
--- Thê Tài Mão Mộc
-0- Quan Quỹ Tỵ Hỏa -- Thê Tài Dần Mộc

Đoán rằng: ngày Giáp Dần sẽ có tài, theo ý nguyện.

Khách hỏi:
- Mão Mộc, Tài hào đã không mà lại bị Nguyệt phá, bị Kim khắc. Hào đầu Tỵ Hỏa Quan, tuy sinh Thế, ngày Hợi xung Tán, lại hóa Tuần Không. Sao lại gọi rằng cát?
tuần không là dần mão :)
chiếm cầu tài thì tài hào là dụng thần có hai hào là dần vào mão phải lấy hào trong quẻ chủ làm dụng thần :)
nếu đơn thuần chiếm cầu tài gặp quẻ này thì dễ quá, tài hào khắc thế tất sẽ có tài, hiện bị tuần không nên chưa khắc thế, ngày dần mão xuất không thì tài sẽ hiện, hợi mão mùi tam hợp cục là tài thì tài này chẳng nhỏ lại là nhật thần, tài hào và hào thế thì phải chắc có B-)
thế nhưng tài sao quẻ lại động nhiều cả huynh cả quan?
nhận xét thấy:
huynh động hoá thoái thần đồng với nguyệt phá cho thấy tài này vốn chưa chắc đã có nhưng vì hoá thoái nên có cơ hội mà thôi chứ nhiều nguồn cản trở. huynh dậu lâm nguyệt kiến vốn mạnh mà hoá thoái thì là kém đi
:)
Quan động sinh tài là hồi đầu sinh nên quan vượng, quan lại sinh thế thì thế vượng, thế vượng thì đắc tài rồi, chỉ lo thế nhược mà thôi
quan trọng nhất là ta thấy nhật thần và hào thế hào tài hợp thành tài cục nên có tài
trong quẻ lại có tuần không của tài thì chỉ rõ hạn định ra khỏi không sẽ đặng

- Thần triệu cơ (lộ ra) ở động, tôi không bao giờ nói tán. Chính vì Tỵ Hỏa hóa Không, cho nên hiện giờ tôi thấy tài. Chờ ngày Giáp Dần ra khỏi (xuất) Không thì tương kiến.

Dần Tài Mộc sinh Quan, Quan sinh Thế, quả tới ngày Dần ban, mới thấy ngày Mộc đặng Tài.




Huynh "vợ đánh" có thấy quẻ này luận có ổn không zậy?

Dụng thần là hào nào vậy?
em đã đưa kiến giải, bác có thắc mắc gì không :)
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
vo_danh_00
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6289
Tham gia: 10:12, 03/05/10
Đến từ: nam định

TL: Mỗi ngày Dịch một tý

Gửi bài gửi bởi vo_danh_00 »

thường ta hay xét cái sinh khắc giữa các hào và nhật nguyệt để đoán cát hung nhưng không phải hào nào cũng khắc cũng sinh hào khắc được, nó có lý của nó và ta thấy điều đó tại đây :)
14. Động Tịnh Sinh Khắc


Sáu hào yên tịnh, hào nào vượng tướng có thể sinh khắc được hào bị hưu tù. Vì hào vượng tướng tỷ như một người có lực lượng.

Giả như mùa Xuân, tháng Dần Mão, chiếm đặng quẻ Khôn.

Khôn vi Địa
- - Tử Dậu Kim Thế
- - Tài Hợi Thuỷ
- - Huynh Sửu Thổ
- - Quan Mão Mộc Ứng
- - Phụ Tỵ Hoả
- - Huynh Mùi Thổ

Như chiếm cho cha mẹ, Tỵ Hỏa là Phụ Mẫu là Dụng Thần. Hào 3 là Mão Mộc, đương mùa Xuân, nên vượng tướng, có thể sinh Tỵ Hỏa, thì thành ra hào Phụ Mẫu tướng. Tỵ Hỏa Phụ Mẫu đã gặp Xuân Mộc tương sinh, Phụ Vượng năng khắc Tử Tôn. Như chiếm cho con cháu thì Tử Tôn suy.

Xuân Mộc đương lệnh, có thể khắc Sửu Thổ, Mùi Thổ, là Huynh Đệ. Chiếm cho anh em, thì gọi là Huynh Đệ hưu tù, không có khí. Kỳ dư cứ vậy mà suy ra.

Trong quẻ động hào, thì có thể khắc tịnh hào. Còn tịnh hào dù được vượng tướng, cũng không thể khắc động hào.

Giả như tháng Dần, chiếm được quẻ Đoài, biến ra quẻ Lôi Trạch Quy Muội.

Đoài vi Trạch --- Quy Muội
- - Phụ Mùi Thổ
--- Huynh Dậu Kim 0 Huynh Thân Kim
--- Tử Hợi Thuỷ
- - Phụ Sửu Thổ
--- Tài Mão Mộc
--- Quỷ Tỵ Hỏa

Dậu Kim phát động, tuy là hưu tù, chứ động cũng khắc được Mão Mộc vượng tướng.

Mão Mộc đương lệnh, có thể khắc Sửu Thổ, Mùi Thổ. Nay Mộc đã bị Kim Thương cũng khó mà khắc Thổ. Kỳ dư cứ vậy mà suy.

Tịnh cũng như người ngồi, người nằm; động cũng như đi, như chạy.

15a. Động Biến Sinh Khắc Xung Hạp


Quẻ có hào động, động thì phải biến. Cái hào mới biến ra có thể sinh khắc xung hạp hào động tại bổn vị (tức hào vừa động biến ra nó mà thôi), không có thể sinh khắc các hào khác. Còn các hào khác đối với hào vừa biến ra cũng không thể sinh khắc nó (nhưng dĩ nhiên có thể sinh khắc hào vừa động biến ra nó). Tức là hào động có thể sinh khắc các hào khác, còn hào biến thì không; ngược lại các hào khác "chú ý là các hào khác ở đây là động hào nhé, tịnh hào không sinh khắc động hào ;)" có thể sinh khắc hào động, nhưng đối với hào biến thì không). Duy có Nhật Nguyệt Kiến mới đủ quyền sinh, khắc, xung, hạp được hào biến mà thôi!

Giả như tháng Tí, ngày Mão chiếm được quẻ Khôn, biến ra Hỏa Địa Tấn.

Bát Thuần Khôn -- Tấn
- - Tử Dậu Kim X Phụ Tỵ Hỏa
- - Tài Hợi
- - Huynh Sửu Thổ X Tử Dậu
- - Quỷ Mão
- - Phụ Tỵ Hỏa
- - Huynh Mùi

Hào thứ 6 Dậu Kim phát động. Dậu là động hào, biến ra Tỵ Hỏa, Tỵ là biến hào. Biến hào Tỵ Hỏa có thể hồi đầu khắc Dậu Kim ở bổn vị, mà không có thể sinh khắc các hào khác.

Hào thứ 4 là Sửu Thổ động, có thể sinh Dậu Kim ở Thế hào, mà không có thể sinh hào Dậu Kim mới biến ra, mà hào Dậu Kim này cũng không thể sinh khắc hào nào khác.

Vậy thì lấy chi chế cái biến hào này được? Duy có Ngày Tháng hay sinh, hay khắc, hay xung, hay hạp được nó mà thôi. Tại sao vậy? Vì ngày, tháng như Trời, có thể sinh khắc động hào, tịnh hào, phi hào, phục hào, biến hào, mà các hào này không thể thương khắc ngày, tháng được.

Huỳnh Kim sách nói: "Hào thương nhật, đồ thọ kỳ danh". Nghĩa là: "Hào thương khắc ngày, tháng, chỉ có danh chứ không có thực". Như trong quẻ này, Tí Thuỷ Nguyệt Kiến có thể khắc Tỵ Hỏa là hào Thế mới động biến ra; Mão là Nhật Kiến có thể xung Dậu Kim là hào Huynh Đệ mới động biến ra.

Kỳ dư cứ vậy mà suy ra.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
vo_danh_00
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6289
Tham gia: 10:12, 03/05/10
Đến từ: nam định

TL: Mỗi ngày Dịch một tý

Gửi bài gửi bởi vo_danh_00 »

để xét vượng tướng của hào cũng dựa vào ngũ hành xét theo 4 mùa:
mùa xuân mộc vượng mà dần mão thuộc mộc nên vượng, mộc sinh hoả thì hoả tướng, mộc khắc thổ phải tù còn thuỷ sinh mộc bị hưu :) mùa hè hoả vượng, mùa đông thuỷ vượng, mùa thu kim vượng cứ theo đó mà xét ;)
riêng hành thổ vượng vào cuối tháng 3,6,9,12
15b. Tứ Thời Vượng Tướng


- Tháng Giêng, Dần là Nguyệt Kiến, Dần Mộc vượng, Mão Mộc kế đó.
- Tháng Hai, Mão là Nguyệt Kiến, Mão Mộc vượng, Dần Mộc kế đó.
- Tháng Giêng tháng Hai, Mộc vượng, Hỏa Tướng. Kỳ dư Kim Thuỷ Thổ đều là Hưu Tù.
- Tháng Ba, Thìn là Nguyệt Kiến, Thìn Thổ vượng, Sửu Mùi Thổ kế đó. Kim nhờ Thổ sinh, thì Kim tướng. Mộc tuy chẳng vượng, cũng còn dư khí. Kỳ dư các hành khác đều là hưu tù.

- Tháng Tư, Tỵ là Nguyệt Kiến, Tỵ Hỏa vượng, Ngọ Hỏa kế đó.
- Tháng Năm, Ngọ là Nguyệt Kiến, Ngọ Hỏa vượng, Tỵ Hỏa kế đó.
- Tháng Tư tháng Năm, Hỏa vượng; Hỏa sinh Thổ thì Thổ tướng. Kỳ dư các hành khác đều là hưu tù.
- Tháng 6, Mùi là Nguyệt Kiến, Thổ vượng, Thìn Tuất Thổ kế đó. Thổ sinh Kim, Kim là tướng. Hỏa tuy suy, cũng còn dư khí. Kỳ dư các hành khác đều là hưu tù.

- Tháng Bảy, Thân là Nguyệt Kiến, Thân Kim vượng, Dậu Kim kế đó.
- Tháng Tám, Dậu là Nguyệt kiến, Dậu Kim vượng, Thân Kim kế đó.
- Tháng Bảy tháng Tám, Kim vượng; Kim sinh Thuỷ thì Thuỷ tướng. Kỳ dư các hành khác đều là hưu tù.
- Tháng Chín, Tuất là Nguyệt Kiến, Tuất Thổ vượng, Sửu Mùi kế đó. Thổ sinh Kim thì Kim tướng. Kỳ dư các hành khác đều là hưu tù.

- Tháng Mười, Hợi là Nguyệt Kiến, Hợi Thuỷ vượng, Tí Thuỷ kế đó.
- Tháng Mười Một, Tí là nguyệt Kiến, Tí Thuỷ vượng, Hợi là kế đó.
- Tháng Mười tháng Mười Một, Thuỷ vượng; Thuỷ sinh Mộc thì Mộc tướng. Kỳ dư các hành khác đều hưu tù.
- Tháng Mười Hai, Sửu là Nguyệt Kiến, Sửu Thổ vượng, Thìn Tuất Thổ kế đó. Thổ sinh Kim thì Kim tướng. Thuỷ tuy suy, mà còn có khí. Kỳ dư đều là hưu tù.

GHI CHÚ: Tháng Giêng Kiến Dần tháng Hai kiến Mão gọi là Nguyệt Kiến, vì lúc đó chuôi sao chổi chỉ thẳng vào tháng Dần tháng Mão nên Dần Mão là Nguyệt Kiến. Tuy nhiên, đó là tính theo 4 mùa, không phải năm nào Dần Mão cũng được nắm Nguyệt Lệnh. Ví như chúng ta biết 12 giờ trưa là giờ chính Ngọ. Đúng thế, nhưng 12 giờ trưa ở VN, có những tháng ngày 12:07 là giờ chính Ngọ, mà nhiều khi mới 11:54 hay 11:49 đã là giờ chính Ngọ rồi, tuỳ theo tỉnh và ngày tháng trong năm. Hoặc như ở Mỹ tuỳ theo Tiểu Bang và tuỳ theo tháng ngày trong năm, có đôi lúc mới 11:54 đã là giờ Ngọ, mà lại có lúc giờ 12:37 phút mới là chính Ngọ vậy. Chưa kể gặp những tháng có giờ tiệm quan là 1:37 phút mới là chính Ngọ.

Nguyệt Lệnh cũng vậy, tuy tháng Giêng nói là Kiến Dần nhưng thực tế, có năm tháng Giêng rồi mà Tiết Khí Nguyệt Lệnh vẫn là tháng Chạp; hoặc có năm mới tháng Chạp (Sửu) mà Tiết Khí Nguyệt Lệnh đã là tháng Giêng (Dần) rồi vậy.

Nhiều người vẫn tranh cãi rằng xem Bói Dịch phải xem theo lịch Nguyệt Kiến tức tháng nào là tháng đó, như tháng Giêng là tháng Dần, tháng Bảy là tháng Thân... Nhưng trên thực tế tôi đã kiểm nghiệm nhiều lần phải theo Tiết Khí mới đúng.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
vo_danh_00
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6289
Tham gia: 10:12, 03/05/10
Đến từ: nam định

TL: Mỗi ngày Dịch một tý

Gửi bài gửi bởi vo_danh_00 »

16. NGUYỆT TƯỚNG


Nguyệt Tướng, tức là Nguyệt Kiến, lại là Nguyệt Lệnh. Nó nắm quyền trong một tháng, tư lệnh trọn ba tuần (1 Tuần=10 ngày; 3 Tuần=30 ngày). Trong một tháng 30 ngày, nó đương quyền đắc lệnh.

Nguyệt Kiến nắm mối chánh của muôn việc bói, nó xét dữ lành hết cả 6 hào, hay trợ quẻ hào nào suy nhược, hay bớt hào tượng nào vượng cường, chế phục hào nào động biến, phò khởi Phi Thần, Phục Thần ra hữu dụng.

Nguyệt Tướng là chủ soái cầm quyền, muôn việc bói đều lấy nó làm cương lĩnh.

Hào này suy nhược, thì nó hay sinh, hợp, tỷ, củng, phò, nên suy mà cũng ra vượng. Hào cường vượng, thì nó hay xung, khắc, hình, phá, nên vượng mà cũng ra suy.

Trong quẻ có biến hào khắc chế động hào, thì Nguyệt Kiến hay chế phục biến hào.

Trong quẻ có động hào khắc chế tịnh hào, thì Nguyệt Kiến cũng hay khắc chế động hào.

Dụng Thần phục tàng bị Phi Thần yểm trụ, thì Nguyệt Kiến xung khắc Phi Thần, sinh trợ Phục Thần, mới có thể dùng.

Hào gặp Nguyệt Hợp mới hữu dụng, hào gặp Nguyệt Phá thì vô công.

Nguyệt Kiến hợp với hào thì thành Nguyệt Hợp, đó là hào hữu dụng. Nguyệt Kiến xung với hào, thì thành Nguyệt Phá, đó là hào vô công.

Nguyệt Kiến chẳng nhập hào cũng là hữu dụng, Nguyệt Kiến nhập hào rồi càng thấy cương cường.

Quẻ không có Dụng Thần mà Nguyệt Kiến là Dụng Thần thì lấy Nguyệt Kiến làm Dụng Thần, chẳng cần phải tìm Phục Thần.

Nguyệt Kiến nhập quẻ, động làm Nguyên Thần, tác phước còn lớn nữa, động mà làm Kỵ Thần, làm họa còn sâu nữa. Không nhập quẻ, thì còn huởn.

Hào gặp Nguyệt Kiến và vượng tướng, phải gọi là gặp Không mà chẳng Không, gặp Thương mà chẳng hại. Người xưa có cái thuyết này, tôi thí nghiệm không ra vậy: "Ở trong Tuần rốt cuộc là Không".

Như tháng Dần, ngày Canh Tuất, chiếm cầu tài, đặng quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu.

--- Quan Tỵ Ứng
- - Phụ Mùi
--- Huynh Dậu
--- Phụ Thìn Thế
--- Tài Dần (Tuần Không)
--- Tử Tí

Đoán rằng: Dần Mộc Tài là Dụng Thần, hào Tài khắc Thế. Tài này sẽ đặng mà hiện giờ còn là Không. Phải chờ tới ngày Giáp Dần, ra khỏi Tuần Không mới là đặng Tài. Quả tới ngày Giấp Dần thì đặng.

Nếu cho gặp Không chẳng Không, là sai. Nếu ở trong Tuần, thì còn Không Vong. Ra ngoài Tuần mới chẳng Không.

Gặp Không chẳng Không, rốt rồi chẳng phải cái không đáo để (luôn luôn). Gặp Thương cũng thương, mà phải biết đợi chờ thời. Cho nên Dụng Thần gặp Không, đừng có chỉ mà nói là chẳng Không, rốt cuộc là Không. Nhưng cái Không này là cái Không ở trong Tuần hiện tại. Chờ ngày nào hết Tuần đó thì chẳng Không nữa.

Làm Kỵ Thần, hiện ra thì gây họa. Làm Nguyên Thần, hiện ra thì tác phước. Chứ không phải là Chân Không của hưu tù, rốt cuộc là Không.

Hào gặp Nguyệt Kiến là vượng, hoặc bị hào khác khắc thì gọi là gặp thương. Người chiếm bệnh, trước mắt không mạnh, người chiếm sự, trước mắt không thành. Hãy chờ đến ngày xung khử thương hào, thì hết bị thương nữa. Chừng đó bệnh sẽ mạnh, việc sẽ thành. Cho nên nói gặp thương cũng là thương, nên phải biết chờ thời.

Như tháng Dậu, ngày Bính Dần, chiếm về yết kiến quý nhân. Đặng quẻ Sơn Phong Cổ, biến ra Sơn Thuỷ Mông.

--- Huynh Dần Ứng
- - Phụ Tí
- - Tài Tuất
--- Quan Dậu 0 --- Tử Ngọ
--- Phụ Hợi
- - Tài Sửu

Thế nhằm Nguyệt Kiến làm Quan Tinh, định sẽ gặp mặt, song bị Ngọ Hỏa hồi khắc. Phải chờ ngày Tí xung khử Ngọ Hỏa, mới là đặng bái kiến.

Quả đắc kiến ngày Bính Tí. Cho nói nên: Gặp thương cũng thương, nhưng phải chờ thời mới được.

Ngày Tuyệt, ngày xung, ngày khắc, phải coi ở chỗ khác có sinh phò, hóa Tuyệt, hóa Mộ, hóa khắc không. Lại còn sợ hào khác thêm chế khắc.

Hào gặp Nguyệt Kiến, mà gặp Mộ ở ngày, cùng là Nhật Kiến xung khắc thì có thể chống lại, ra cảnh không cát không hung. Trường hợp gặp hào khác cũng động tương phò, thì thêm điềm cát. Chỉ có sợ hào khác đến chế khắc Dụng hào. Tuy gặp Nguyệt Kiến cũng là khó đương nổi.

Như tháng Dần, ngày Bính Thân, chiếm coi làm quan có được thăng thưởng hay đổi đi? Đặng quẻ Cấn biến ra Sơn Lôi Di.

--- Quan Dần Thế
- - Tài Tí
- - Huynh Tuât
--- Tử Thân 0 ---- Huynh Thìn
- - Phụ Ngọ
- - Huynh Thìn X - Tài Tí

Dần Mộc làm Quan tinh trì Thế, gặp Nguyệt Kiến nên vượng tướng. Tuy bị hào Thân xung khắc, mà mừng có Thân Tí Thìn hợp thành Thuỷ Cục để sinh Quan. Chẳng những vô hại, mà tháng 3 sẽ cao thăng. Quả tới tháng Thìn thì được nhậm chức. Rất ứng với lời bàn sẽ thăng, là Dụng hào nhờ Thuỷ Cục sinh phò. Ứng tháng Thìn Thổ ra ngoài Chân Không. Ứng thăng nhậm là vì Thế với Quan Tinh đều ở Tại hào 6.

Lại như tháng Ngọ, ngày Đinh Mùi, chiếm cho biết em bị tụng sự cát hay hung. Đặng quẻ Khổn biến ra Lôi Phong Hằng.

- - Phụ Mùi
--- Huynh Dậu 0 --- Huynh Thân
--- Tử Hợi Ưng
- - Quan Ngọ X ---- Huynh Dậu
--- Phụ Thìn
- - Tài Dần Thế

Dậu Kim Huynh làm Dụng Thần, bị tháng Ngọ khắc. Nhờ ngày Mùi sinh, nó có thể chống lại được. Nhưng chẳng hợp là tại động hào Ngọ Hỏa tương khắc. Chính là chỗ nói "rất sợ hào khác thêm chế khắc". Họ hỏi:

- Có hại lớn không?
- Ngọ Hỏa là Nguyệt Kiến, động ở trong quẻ, đó gọi là "nhập quẻ", còn thêm cương cường. Lại cũng gọi là Nguyệt Kiến làm Kỵ Thần, gieo họa chẳng nhỏ, là cảnh đại hung.
- Hung về lúc nào?
- Huynh Dậu Kim hóa thoái thần. Năm nay năm Thìn, Thái Tuế tương hợp, thì chưa thấy hại, sợ thoái tới năm Thân thì cùng đường.

Quả trong năm Thìn bị hạ ngục. Rồi tới năm Thân thì bị xử tử.

Tiếp theo là nói về Dụng Thần lâm Nguyệt Kiến:

- Thiên tượng cát, thì từ đây vận thái. Thiên tượng hung thì ngoài tháng mang tai.

- Khắc ít, sinh nhiều, là thiên tượng cát. Khắc nhiều, sinh ít, là thiên tượng hung.

- Thiên Tượng hung mà trong tháng hứa không ngại. Ra ngoài tháng thì bị họa ương.

- Dụng Thần đặng nó, được phước không ít. Kỵ Thần đặng nó, gieo họa chẳng vừa.
Đây là nói Dụng Thần trúng Nguyệt Kiến, mà không có hào khác khắc nó; phàm chiếm mọi việc đều kiết. Kỵ Thần trúng Nguyệt Kiến mà Dụng Thần hưu tù, là hết cứu, thì chiếm việc chi cũng hung.

- Sinh phò Kỵ Thần là "trợ ác vi ngược". Khắc chế Nguyên Thần là "kiêu lộ đoạt lương" (chận đường đoạt lương).

- Kỵ Thần khắc hại Dụng Thần, đặng Nguyệt Kiến khắc chế Kỵ Thần, thì gọi là hữu cứu. Trái lại, nếu Nguyệt Kiến sinh Kỵ Thần, thì là "trợ ác vi ngược".

- Như Dụng Thần đặng Nguyên Thần sinh, Nguyệt Kiến lại sinh Nguyên Thần, thì cát mà thêm cát.

- Trường hợp Nguyệt Kiến khắc chế Nguyên Thần, thì như "kiêu thần đoạt thực", cưỡng đoạt mất miếng ăn của nó vậy.

- Vật cùng thì biến, khí mãn phải khuynh, (đồ đựng đầy quá thì phải tràn).

- Dụng Thần đương suy, mà gặp thời lại phát, cũng như Dụng Thần gặp Hỏa chiếm mùa Đông thì không vượng, gọi là vật cùng thì biến.

Lại như tháng Giêng chiếm quẻ, Dụng Thần trúng Dần Mộc Nguyệt Kiến, đó gọi là đại vượng. Nếu qua mùa Thu, lại gặp Thân xung khắc thì có gì không phá bại!? Cho nên gọi là khí mãn thì khuynh.

Như tháng Dần, ngày Tân Dậu, chiếm khai trương. Đặng quẻ Cấn biến quẻ Minh Di.

Cấn vi Sơn ------- Minh Di
Quan Dần Mộc Thế 0 Tử Dậu Kim
Tài Tí
Huynh Tuất
Tử Thân Kim Ứng
Phụ Ngọ
Huynh Thìn Thổ X Quỹ Mão

Đoán rằng:
- Hào Thế trúng Dần Mộc, đắc lệnh đương thời. Hiện giờ, khai trương thì sẽ được náo nhiệt. Nhưng hiềm vì Nhật Thần khắc Thế, Thế hóa hồi đầu khắc, sinh ít, khắc nhiều. Lại là quẻ lục xung, lục xung thì chẳng lâu.

- Hoặc là do do kẻ hùn hạp chẳng đồng tâm, hay là có chuyện chi khác nữa?

- Quỹ ở một bên mình, khá phòng tật bệnh. Người hùn vốn (partner) nhân dịp đó mới thay lòng đổi dạ, thì anh sẽ bị luỵ.

Quả tới tháng Mùi, đau bệnh kiết. Tới tháng Dậu người hùn vốn lấy hết tiền. Có kiện cáo mà không lấy lại được một đồng. Ai dám nói đương thời vượng tướng không hại? Qua khỏi hồi đó, thì vẫn có hại.

Ứng với tháng Mùi, là vì Mộc Mộ ở Mùi. Người hùn thay lòng đổi dạ, là ứng hào Thân Kim, mùa Thu đương lệnh nên xung khắc. Tài bị cướp hết là vì Tí Thuỷ Tài lạc Không Vong.
-------

- Gặp Tuyệt không Tuyệt, gặp xung không Tán, ngày sinh tháng khắc, coi luôn sinh phò; tháng sinh ngày khắc, xem luôn xung khắc. [Câu này tối quan trọng, hiếm người biết, hoặc chú ý. Học giả ráng nhớ kỹ.]

Nguyệt tướng đương quyền, không thể nào suy tuyệt? Vượng tướng là cang cường, làm sao cho tán? Tháng khắc, ngày sinh, gặp sinh phò thì thêm vượng. Tháng sinh, ngày khắc, gặp chỗ khắc phá (làm giảm lực), rồi cũng suy.

Như tháng Ngọ, ngày Mậu Thìn, chiếm em gái sẽ sinh sản được cát hung. Đặng quẻ Hỏa Địa Tấn.

Hỏa Địa Tấn
Quỷ Tỵ
Phụ Mùi
Huynh Dậu Thế
Tài Mão
Quỷ Tỵ
Phụ Mùi Ứng

Dậu Kim Huynh hào làm Dụng Thần. Nguyệt lệnh khắc nó, nhật kiến sinh nó. Hứa sẽ vô ngại. Ngày Mão hay giờ Mão chắc sinh.

Quả tới ngày Tỵ giờ Mão thì sinh, mẹ con bình yên.

Ứng giờ Mão, là vì Dậu Kim và ngày Thìn tương hợp.

Huỳnh Kim Sách nói: "Nhược phùng hợp trụ, tất phải xung khai". Đó là tháng khắc, mà ngày sinh, không thêm khắc chế, sinh phò.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
vo_danh_00
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6289
Tham gia: 10:12, 03/05/10
Đến từ: nam định

TL: Mỗi ngày Dịch một tý

Gửi bài gửi bởi vo_danh_00 »

CHƯƠNG 27 : - NGUYỆT PHÁ.

Tháng giêng :Thân ;Tháng hai : Dậu
Tháng 3 :Tuất ;Tháng 4 :Hợi
Tháng 5 :Tý ;Tháng 6 :Sửu
Tháng 7 : Dần ;Tháng 8 :Mão
Tháng 9 :Thìn ;Tháng 10 :Tị
Tháng 11 :Ngọ ;Tháng 12 :Mùi

Ngôi nào bị nguyệt-kiến đối xung là nguyệt-phá. Trên đó là chỉ ngày phá trong mỗi tháng.

Các sách đều cho dụng-thần trúng nguyệt-phá là trái thời,không khác chi rể khô, cây mục. Dầu gặp cái chi sanh cũng không sanh nó được. Mà gặp cái chi hại, thì bị thương càng nặng. Tuy là thấy nó hiện trong quẻ, chớ có đó cũng như không; núp trong quẻ, rốt cuộc cũng khó xuất lộ.

Tuy có nhựt-thần sanh, cũng không sanh nó được; có hào động kị-thần cũng không hại nó được. Nó làm biến-hào, cũng không thương khắc được động hào.

Dã-Hạc nói : Tôi có thí nghiệm, thấy động thì thương hào, biến thì thương động. Tại sao ?
-Thần phát lộ ở chổ động. Nếu việc không kiết, không hung, thì chẳng động. Hể động,thì có đem họa phước tới.
Hiện thời, tuy phá, chớ ra ngoài tháng thì hết phá. Nay tuy phá, chớ đến ngày thiệt phá thì hết phá. Gặp ngày hợp, thì chẳng còn phá.

Gần thì ứng trong ngày giờ, xa thì ứng trong năm tháng. Chỉ có tịnh mà không động, lại không có nhựt-thần, động-hào sanh trợ, thì thiệt tới đâu cũng vẫn là phá.


*Như tháng Hợi, ngày Kỷ Sửu, chiếm coi ngày sau có làm quan không. Đặng quẻ Đoài hóa Tụng.

- -Phụ Mẫu Mùi Thổ X Thế----Tuất Thổ
---Huynh Dậu
---Tử Hợi
- -Phụ Sửu Ứng
---Tài Mão
---Quan Quỉ Tị Hỏa O---------Dần Mộc

Trong quẻ nầy, Quan động mà sanh Thế, Thế động hóa tiến-thần. Rỏ ràng là có thể làm quan rồi.

Nhưng gặp nguyệt-phá, Thế gặp tuần-không. May chỗ không đó, lại có nhựt-thần tương xung. Xung không thì ra thiệt(xung không tắc thực), chẳng phải còn không nữa. Mà hào phá kia lại không có nhựt-thần, động hào đến sanh. Dầu chiếm nhằm nhựt-kiến cũng sanh không nổi, huống là không có nhựt-kiến, động hào đến sanh nó kia mà !

Tôi mới đem lòng ngờ vực. Hào-quan đã không dùng vào đâu, cớ sao phát động mà sanh Thế? Tôi bèn biểu chiếm lại.

*Lại đặng quẻ Thủy Địa Tỉ.

- -Tài Tý Ứng
---Huynh Tuất
- -Tử Thân
- -Quan Mão Thế
- -Phụ Tị
- -Huynh Mùi

*Đoán rằng : Nếu mạng không làm quan, thì đâu có Quan đến sanh Thế, cùng là quan-tinh trì Thế.
Nay quẻ trước động Quan tương sanh, quẻ sau có Quan đến ngôi Thế hào, thì lộc nước có ngày sẻ được hưởng.
-Khách nói : Ứng vào năm nào?
-Tôi đáp : Trong quẻ trước. Quan trúng nguyệt-phá, định chắc là năm thiệt phá.

Quả đến năm Tị, được thừa tập ấm trưởng-phòng mà thế chức cho cha. Nếu nói : Nguyệt-phá không dùng gì được,thì sai như một trời một vực .

*Lại như tháng Thìn, ngày Mậu Tý, chiếm coi người cha chừng nào trở về. Đặng quẻ Kiền biến Quải.

---Phụ Tuất Thổ O Thế-------Mùi Thổ
---Huynh Thân
---Quan Ngọ
---Phụ Thìn Ứng
---Tài Dần
---Tử Tý

Phụ Mẫu trì Thế, đã phá mà hóa không. Đã không có nhựt-thần sanh, lại không có hào động trợ. Nếu đoán theo phép xưa, cho dụng-thần là vô khí, thì người cha không thể nào về được.

Tôi không đoán theo đó. Lại đoán : Châu-tước ở hào Phụ, động và trì Thế. Ngày Mão có tin, ngày Ngọ Mùi trở về.

Sau quả ngày Mão đặng thơ, ngày Ất Mùi tới nhà. Ứng vào ngày Mão đặng tin, là ngày phá mà gặp hợp. Ứng ngày Mùi trở về, là ngày Phụ hóa Mùi thổ bị tuần-không, được ra khỏi không.

Phép xưa luận về tiến-thần,có nói : Động mà gặp nguyệt-phá,thì ngôi ta đã mất;Dậu hóa ra nguyệt-kiến,cũng là thối,không đủ sức.

Trong quẻ nầy, hào Phụ bị phá và hóa không, rốt cuộc thối để trở về nhà.

*Lại như tháng Ngọ, ngày Quí Mão, chiếm ngày sau gặp công danh không ? Đặng quẻ Cấn biến ra Quan.

---Quan Dần Mộc Thế
- -Tài Tý Thủy X-----------Tị Hỏa
- -Huynh Tuất
---Tử Thân Kim O Ứng-----Mão Mộc
- -Phụ Ngọ
- -Huynh Thìn

Đoán rằng : Dần mộc quan-tinh trì Thế, bị Thân kim động lại khắc.
Năm nay, tháng 7,sẻ gặp hung sự thị phi.

-Khách hỏi: Coi giùm về việc chi:
-Tôi đáp: Bởi động khắc Thế, chắc là có người oán thù.
-Lại hỏi: Có trở ngại về công danh không?
-Tôi đáp : Nếu không có Tý thủy động hào, mất ngôi là chắc rồi. May thay! Có Tý thủy tiếp tục tương sanh mà không khỏi giáng cấp, li nhậm(đổi).

Bửa sau cho đòi tôi vào phòng giấy. CÓ người khách ở đó biết lý Kinh dịch, hỏi tôi rằng : đã biết Tý thủy tiếp tục tương sanh, sách bói có nói : kị-thần với nguyên-thần đồng động, Quan và Thế hào đều đặng sanh hết cả hai. Đó là triệu chứng mùa đông nầy cao thăng, sao lại nói trái lại là phải bị đổi?

-Tôi đáp : Tý thủy bị phá và hóa không. Sách bói có nói : Tuy có chớ như không thành ra nguyên-thần vô dụng.
Tôi không đoán theo phép xưa. Thần phát lộ ở động, động chắc là có cớ chi, cho nên đoán là giáng cấp mà thôi.

Ngày sau, nếu trung tháng Đông-chí, thì mới có cái nghiệm nầy. Thảng ở tháng khác, Tý thủy chưa đặng thiệt, thì cũng chưa biết chắc được.

Quả tới tháng 7, hai đàng yết tham, kết thành lổi to. Tháng đông-chí sự liểu kết, giáng cấp bị đổi.

Lúc đó, tôi đã đi qua tỉnh khác, còn kêu đến chổ ông ở để bói.
Tháng Dần, ngày Bính Thìn, chiếm đặng quẻ Địa Trạch Lâm.

- -Tử Dậu Ứng
- -Tài Hợi
- -Huynh Sửu
- -Huynh Sửu Thế
---Quan Mão
---Phụ Tị

Tôi nói : Nghe đâu sỉ dân có ý muốn xin lưu ngài lại, mà e không được lâu. Phải chờ tới năm Tý, thì chắc sẻ được phục chức củ, mà làm việc như xưa.

-Người khách biết Dịch lý kia, ngồi ở chổ mình, mà nói rằng: cửu nhủ Hợi thủy sanh Quan,thì sao lại không lâu ?
-Tôi đáp : Tuy là có cửu ngủ thủy mà kim sanh nó bị Tị khắc. Đến năm Tý, Hợi thủy vượng ở Tý. Lại hợp với quẻ trước,hào thứ năm là Tý thủy, gặp thái-tuế mà hết phá : làm việc như xưa, hết nghi .

Quả tới năm Giáp-Tý, tháng Tị, được phục chức và bổ nhiệm như xưa, luôn ở hai chổ. Năm Mão lên Đốc-phủ. Tôi khuyên hảy từ chức.

-Ông nói : Tại cớ sao ?
-Tôi đáp : Cũng là theo quẻ trước mà đoán, vì Thân kim khắc Thế. Tý thủy tuy động, mà gặp phá và hóa không chẳng sanh được Thế sanh được Quan, thanh ra có chổ kết oán. Tới tháng Tý, tuy là có thiệt bị, mà sức hảy còn yếu. Tuy chẳng đến nổi tước chức, mà phải bị giáng cấp.

Ông ấy gặp năm Tý là năm thiệt phá, lại là Thái-tuế đương quyền, nên được làm việc lại. Tới năm Thìn ,là năm Tý thủy nhập mộ, thái-tuế khắc hại Tý thủy,Thân kim trở lại khắc Thế, có khắc mà không sanh, sánh với cái họa năm trước, thì lại còn nặng nề hơn nữa.

Ngài không nghe,quả tới năm Thìn, tháng 3 về sự điều-trần(tỏ bày việc quan), tuy lưu phương danh muôn thuở, mà bị tội giải về kinh.

Lấy thổ mà biện ngày nhựt-phá, là vì phá mà động. Nếu chẳng động thì đừng đoán như thế.

-Lý-Ngã-Bình nói : Cuốn Dịch-vị có luận : Nguyệt-phá động là kị-thần, thì vô hại; động làm nguyên-thần thì không nhờ cậy gì . Nhựt-thần sanh nó cũng không nổi, không dùng vào đâu được hết.

-Dịch-lâm bổ-di lại nói : Nếu nhằm hào nguyệt-phá, chẳng luận suy vượng, cứ cho là hung: gặp sanh chẳng nhờ sanh, gặp khắc không bị khắc. Lại cũng nói : Tuy có,chớ như không.

Xét lại quẻ Cấn biến Quan ở trước, lúc chiếm nhằm nguyệt-phá, chẳng tiếp tục tương sanh được. Cấu tụng sỉ đình tuy nguyệt-kiến điền cung mà sức còn yếu nên cũng còn bị giáng phạt. Gặp thái-tuế đương quyền, sẻ đặng phục chức và bổ dụng như xưa.

Tới năm Thìn,thì thủy nhập mộ bị họa không vừa. Đó là nửa hung, nửa kiết cùng chung trong môt hào, thì có thể nói : “Nguyệt-phá có chớ như không, chẳng dùng vào đâu được hết” chăng ?Thật là hết sức sai lầm vậy.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
vo_danh_00
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6289
Tham gia: 10:12, 03/05/10
Đến từ: nam định

TL: Mỗi ngày Dịch một tý

Gửi bài gửi bởi vo_danh_00 »

Chương 17: NHẬT THẦN

Tý thủy- Sửu Thổ- Dần Mộc- Thìn Thổ- Tị Hỏa- Ngọ Hỏa- Mùi Thổ- Thân Kim- Dậu Kim- Tuất Thổ- Hợi Thủy.

Nhựt thần làm chủ tể 6 hào coi về bốn mùa vượng tướng.

Chương trước nói Nguyệt lênh tư lệnh trong 3 tuần. Lệnh ở xuân thì sanh, lệnh ở Thu thì sát. Xuân,hạ,thu,đông,mỗi lệnh theo mùa. Nhựt thần chẳng phải vậy bốn mùa đều vượng cầm quyền sanh sát; công dụng đồng với Nguyệt Kiến.

Xung tịnh hào được vượng tướng (tức là ám động). Xung tịnh hào đương suy nhược,tức là Nhựt phá.

Hào vượng mà tịnh xung nó tức Ám động, càng thêm lực lượng. Hào suy mà tịnh,xung nó tức là nhựt-phá, càng thêm vô dụng.

Xung không thì khởi, xung hạp liền khai.

Hào nào suy nhược mà hay sanh phò củng hạp như mưa làm tươi mạ. Hào nào cường vượng, mà hay khắc hại hình xung, tợ sương thu giết cỏ.

Hào gặp tuần không, nhựt phá xung khởi, mới ra hữu dụng, gọi là “xung không tắc thực”. Hào gặp hạp trụ, nhựt kiến xung khai, gọi là “hạp xứ phùng xung”.

Nhưng hung thần hạp trụ mừng được gặp xung; kiết thần hạp trụ, chẳng nên gặp xung.


Hào nào suy nhược, nhựt thần có thể sanh nó, vượng nó, hạp nó, đối với đồng loại thì giúp đỡ, phò trợ. Hào nào cường vượng, nhựt-thần có thể hình nó, xung nó, khắc nó, tuyệt nó, mộ nó.

Hào vượng mà động, xung nó càng động. Hào suy mà động xung nó thì nó tán.

Có sách nói rằng: “Hào phùng Nguyệt kiến, nhựt xung nhi bất tán”. Đủ biết rỏ hào đương lệnh, không sợ ngày xung. Còn luận về họa phước, chẳng cầu vượng tuớng hưu tù đều cho là tán hết. Trọng tại chữ Tán. Nhưng tôi thí-nghiệm nhiều lần không dè chẳng ứng với chữ Tán đó.

Thần triệu cơ ở động, động thì phải ứng, lại không thấy tán. Hào vượng tướng, bị xung lại thêm mạnh. Hào hưu tù, vô khí, họa may có tán, nhưng cũng là một phần trăm phần chỉ có một hai.

Gặp Nguyệt phá mà chẳng Phá, gặp xung khắc mà không hại.
Hào nhằm Nhựt-kiến, tháng xung chẳng thể Phá, tháng khắc không bị Thương, bị động hào khắc cũng không hại , hóa hồi đầu khắc cũng như không, mạnh như thể là như núi, như thép, tợ như đồng quyền cùng Nguyệt kiến . Mặt nhựt lên cao giữa trời, là vượng tướng cùng cực.

Sanh nhiều, khắc ít, cẩm thượng thiêm hoa. Sanh ít, khắc nhiều, quả bất địch chúng.

Hào trúng nhựt-kiến, còn trong quẻ lại còn có hào động sanh phò thì như cẩm thượng thiêm hoa.

Hào gặp nhựt sanh, mà nguyệt-kiến và động hào đồng lại khắc, tợ quả bất địch chúng.

* Như tháng Dậu, ngày Mẹo, chiếm quẻ, hào gặp mẹo mộc, gọi là gặp phá mà không phá. Giả sử trong hào có động, biến ra thân dậu kim, hoặc mẹo hào động hóa ra thân dậu, gọi là quả bất địch chúng ,phá cũng là phá; thương cũng là thương. Kỳ dư,cứ đó mà suy.

Như tháng Thân, ngày Mậu ngọ, chiếm bịnh. Đặng quẻ Thiên Sơn Độn, biến ra quẻ Thiên Phong Cấu.

--- Phụ Tuất
--- Huynh Thân Ứng
--- Quỷ Ngọ
--- Huynh Thân
- - Quỷ Ngọ hỏa X Thế ------Hợi Thủy,Tử
- - Phụ Thìn

Thế hào Ngọ hỏa trúng nhựt-thần, vốn chủ vượng tướng, chẳng nên có Thân kim Nguyệt kiến, sanh hợi thủy hồi đầu khắc Thế. Chết tại tháng Hợi.

Lại như tháng Tị, ngày Đinh Hợi, chiếm coi đứa tớ ngày nào trở về. Đặng quẻ Quải biến Ly.

- - Huynh Mùi Thổ X -----Huynh Tuất Thổ
--- Tử Dậu Thế
--- Tài Hợi
--- Huynh Thìn Thổ O ------Huynh Sửu Thổ
--- Quan Tài Ứng
--- Tài Tí

Hợi thủy Tài hào làm Dụng thần. Hợi là Nguyệt phá. Tuy gặp nhựt-kiến, phá mà chẳng phá. Nhưng lại gặp trùng thổ, động và thương khắc nó.

Lời ngạn ngữ nói rằng: “Song quyền bất địch tứ thủ “, chẳng những khó mong đến ngày trở về, còn phải phòng sự bất trắc .
Quả tới tháng Ngọ, ngày Mẹo, đặng tin cho hay rằng bị hại giữa đường.

Nên coi chương này chung với Nguyệt kiến.

Tổng chú: Vượng nó là tới ngày đó, hào được đế vượng. Tỉ nó là hào động với ngày ,tháng.

Phò nó, củng nó nghĩa là: hào với ngày, tháng đồng loại (1)
Mộ nó, Tuyệt nó nghĩa là: tới ngày đó hào bị Mộ,Tuyệt .

-Lý Ngã Bình nói dịch cho hào trúng nhựt thần, không có cái chi làm tán nó được, làm không nó được, gọi là : gặp tán mà chẳng tán, gặp không mà chẳng không.

-Nhưng hào động mà gặp ngày xung gọi là: Tán
Đã làm nhựt thần đâu lại có nhựt thần đến xung nữa?
Tuần Không là cái không ở trong Tuần. Đã là tuần-không há đi có cái trúng nhựt thần sao? Cho nên biết sách như vậy là không đủ chứng.
Được cảm ơn bởi: MINH DANH
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
vo_danh_00
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6289
Tham gia: 10:12, 03/05/10
Đến từ: nam định

TL: Mỗi ngày Dịch một tý

Gửi bài gửi bởi vo_danh_00 »

Trước ta đã biết Nguyệt kiến và Nguyệt phá, ở trên đã hiểu Nhật kiến nay cần hiểu thêm về Nhật phá. Tuy cùng một lý luận như với tháng nhưng ngày còn có lý riêng mà đã nói qua ở chương nhật thần đó là Ám động vậy Ám động và Nhật phá có gì khác biệt ta hãy ngẫm chương này :


CHƯƠNG 22: ÁM-ĐỘNG

Tịnh hào vượng tướng,bị nhật-thần xung,gọi là ám-động.
Tịnh hào hưu tù, bị nhật-thần xung,gọi là nhật-phá.
Ám động,có khi nên,mà cũng có khi cữ.

Như dụng-thần hưu tù,đặng nguyên-thần bị ám-động đến tương sinh hay là kị-thần minh động ở trong quẻ,có nguyên-thần bị ám động mà sinh dụng-thần,thì gọi là nên(có chỗ mừng).Như dụng-thần hưu tù,không có chi trợ đỡ, nếu còn bị ki-thần ám-động khắc hại, thì gọi là cữ (có chỗ hại).

-Người xưa cho ám-động là phước đến mà không biết, họa đến mà không hay. Lại nói: Ứng về sự kiết hung thì hung. Không phải luận như vậy. Có lục hào mà không biết, không hay? Báo ứng cũng không phải là hung.

*Như tháng Dần,ngày Kỉ Mùi, chiêm cho con gái đau bệnh trái trời. Đặng quẻ Khôn ra Sư.

- -Tử Dậu Kim Thế
- -Tài Hợi
- -Huynh Sửu
- -Quỉ Mão Ứng
- -Phụ Mẫu Tị Hỏa X------Huynh Đệ Thìn Thổ
- -Huynh Mùi

Dậu Kim Tử Tôn,gặp mùa xuân,bị hưu tù,mà có nhật-thần sinh nó.
Hào thứ hai là Tị hỏa,động đi khắc kim.Có ngày Mùi xung động Sửu thổ.Hỏa động sanh thổ,thổ động sanh kim.Trái tuy nhiều,
mà bệnh sẽ mạnh.
-Khách nói: Hiện giờ tình hình rất nguy.
-Tôi đáp: Không hại. Ngày nay , giờ Mùi , Thân có cứu tinh.
Quả đến giờ Thân , gặp minh-y cứu trị , thì nào có phải là hung đâu?
Bình quẻ ví dụ trên đây xin có vài lời:
Trước nhất bệnh trái trời là bệnh mới , gặp quẻ Khôn là lục xung thì chóng khoẻ!
Dụng thần tuy hưu mà nhật sinh thì coi như có khí. Hào động thuộc hoả khắc dụng thần thì không tốt nên bệnh đang nguy, nhưng động mà hoá sinh thì tiết khí nên sự khắc đã kém có thể nói là không quá hại đến sức khoẻ. Thấy nhật thần xung với hào huynh là sửu thì hào này coi như hào động, Tỵ Dậu Sửu tam hợp nên tỵ hoả này không khắc được dậu mà chỉ sinh cho sửu rồi qua đó mà sinh cho dụng thần , cũng vì thế có thể đoán Phụ mẫu là tin tức truyền đi có người giới thiệu mà thầy thuốc đến kịp !
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Dịch lý”