Nghĩ về việc gieo quẻ và luận đoán quẻ dịch

Các bài viết học thuật về dịch lý, thái ất, kỳ môn...
JFF123
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 412
Tham gia: 12:54, 29/12/10

TL: Nghĩ về việc gieo quẻ và luận đoán quẻ dịch

Gửi bài gửi bởi JFF123 »

:)), đúng đấy anh ạ, như vậy mới là giúp, em mượi lời quẻ Mông:
Mông: Hanh, Phỉ ngã cầu đồng mông, đồng mông cầu ngã.
Sơ phệ cáo, tái tam độc, độc tắc bất cáo. Lợi trinh.
:))
Đầu trang

lequangtct
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1289
Tham gia: 09:40, 20/07/11

TL: Nghĩ về việc gieo quẻ và luận đoán quẻ dịch

Gửi bài gửi bởi lequangtct »

Tìm hiểu kinh dịch và quá trình du nhập vào Việt Nam:
Người đầu tiên có công truyền-bá Kinh Dịch sang Việt-Nam chính là Ngu-Phiên (164-233), tự Trọng-Tường. Ông là người Cối kê, Dư-diệu, Nước Ngô (220-280) thời Tam-Quốc. Tổ-tiên ông giỏi Dịch năm đời liền. Ông là người hiếu-học, có chí-khí, giỏi Dịch và cũng giỏi luôn nghề binh-bị. Đầu tiên, ông thờ Thái-thú Cối-kê Vương-Lãng, cũng là người sành Dịch. Con ông này là Vương-Túc có chú-thích Kinh Dịch. Ông giữ chức Công-tào, quan ở quận coi việc tuyển-thự công-lao. Sau khi đánh bại Vương-Lãng, Tôn-Sách vẫn dùng ông trong chức-vị cũ, lấy lễ coi ông như bạn và luôn luôn nghe theo lời bàn-bạc cũng như can-gián cuả ông. Sau khi ông thi đỗ mậu-tài, Ngụy-Vương (220-265) Tào-Tháo có vời ông về kinh-đô làm Tư-không (coi bang-sự). Chẳng những ông không nhận lời mà còn nói miả: Đạo Chích mà cũng biết dùng tiền dư dụ-dỗ con nhà lành sao?
Sau khi lên ngôi Vua, Ngô Tôn-Quyền cho ông làm Kỵ-đô-uý. Tính ông thẳng nên sau nhiều lần can-gián bị huỷ-báng, ông xin về Đan-dương, Kinh-huyện dạy học. Ít lâu sau, ông lại được Tôn-Quyền cho phục-chức.
Chứng nào tật nấy, ông lại còn mắc thêm tật nát rượu. Có lần say mèm, ông rút đoản-kiếm ra đâm Đại-tư-nông Lưu-Cơ. Nhờ đồng-liêu tận tình nói giúp, ông mới được miễn-tội. Lại có lần Tôn-Quyền bàn chuyện thần tiên với Trương-Chiêu. Phiên chỉ thẳng vào mặt Chiêu mà nói rằng: Các người toàn là đồ chết tiệt cả sao mà nói chuyện thần-tiên. Làm gì có người tiên trên cõi trần này. Tôn-Quyền nổi trận lôi-đình, Rốt cuộc Phiên bị đày sang Giao-Châu, lúc đó đang là thuộc-điạ Nhà Ngô.
Phiên học rộng, nghe nhiều, nên dù bị tù-đày cũng vẫn chăm việc mở trường dạy học không biết mệt. Có khi môn-sinh lên đến mấy trăm người. Sang Giao-Châu được hơn mười năm thì ông mất, hưởng thọ 70 tuổi. (Xin tham-khảo thêm tiểutruyện Ngu-Phiên trong Tam-Quốc-Chí cuả Trần-Thọ ?? Đời Tấn cũng như Kinh-tịch-chí ??trong Tuỳ-thư ?? và Đường-thư ??).
(Theo Lược-Sử Kinh Dịch Tại Việt -Nam)
Được cảm ơn bởi: vo_danh_00
Đầu trang

lequangtct
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1289
Tham gia: 09:40, 20/07/11

TL: Nghĩ về việc gieo quẻ và luận đoán quẻ dịch

Gửi bài gửi bởi lequangtct »

"JFF123"]
đúng đấy anh ạ, như vậy mới là giúp, em mượi lời quẻ Mông:
Mông: Hanh, Phỉ ngã cầu đồng mông, đồng mông cầu ngã.
Sơ phệ cáo, tái tam độc, độc tắc bất cáo. Lợi trinh.

Đúng đấy em ạ, em là "hậu duệ" của Ngu Phiên tiên sinh, chăc cũng đọc nhiều sách của tiền bối, cố gắng trau dồi, anh thấy em cũng có Duyên với dịch số đấy. Chúc vui!
Đầu trang

lequangtct
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1289
Tham gia: 09:40, 20/07/11

TL: Nghĩ về việc gieo quẻ và luận đoán quẻ dịch

Gửi bài gửi bởi lequangtct »

Còn nhớ mãi câu chuyện Ngu Phiên xem quẻ và bảo với Tôn Quyền rằng chỉ hai ngày nữa Quan Vân Trường sẽ bị đầu lìa khỏi cổ, Tôn Quyền ngạc nhiên hỏi, Ngu Phiên trả lời quẻ Tiết hào 5 động, dương biến thành âm, Tiết biến Lâm, hào 5 là cổ, Vân Trường tất sẽ bị chém đầu. Ngu Phiên, Quản Lộ đều là những người gỏi Dịch thời Tam quốc, thật đáng phục.
Đầu trang

lequangtct
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1289
Tham gia: 09:40, 20/07/11

TL: Nghĩ về việc gieo quẻ và luận đoán quẻ dịch

Gửi bài gửi bởi lequangtct »

Quẻ bói của Tiêu hậu: Tiêu hoàng hậu có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, hoa nhường nguyệt thẹn. Có lẽ Tiêu hoàng hậu là một “món quà” tuyệt vời của tạo hóa. Lúc Tiêu hoàng hậu mới chào đời, một thầy bói sau một hồi gieo quẻ kỹ lưỡng, người này kết luận “mẫu nghi thiên hạ, mệnh đới đào hoa”.
Quả thực, cuộc đời của Tiêu hoàng hậu đúng y như lời mà thầy bói tiên đoán. Năm 13 tuổi, Tiêu hoàng hậu trở thành vợ của Tấn vương, từ đó, bà đã liên tiếp trải qua những lần thay danh đổi phận.Hơn 10 năm trải qua biết bao thăng trầm, sóng gió của cuộc đời đã khiến Tiêu hoàng hậu trở thành một người phụ nữ có số phận lạ kỳ, đó có lẽ là “số kiếp đào hoa” mà bà phải trải qua.


Dương Quảng vốn ở Dương Châu, vừa vào kinh thành, Dương Quảng vô tình gặp người vợ tương lai của mình. Mới nhìn thấy Tiêu thị, Dương Quảng đã không khỏi động lòng trước vẻ đẹp của Tiêu thị. Năm Khai Hoàng thứ 13, Dương Quảng vào triều, sợ không thể chờ đợi lâu hơn nữa, Dương Quảng đã nhanh chóng kết hôn với Tiêu thị. Khi đó, Dương Quảng 25 tuổi còn Tiêu thị mới 13 tuổi.
Đêm động phòng hoa chúc, Dương Quảng lóng ngóng ôm chặt tiểu vương phi e ấp như nụ hoa mới nở vào lòng, ông đã coi Tiêu phi như là ngôi sao may mắn của mình, hết mực yêu thương trân trọng nàng. Vì coi Tiêu phi là ngôi sao hy vọng của mình nên Dương Quảng đã bắt đầu thực hiện những mưu kế quỷ quyệt để tranh ngôi với anh trai mình. Đáng tiếc là Dương Quảng chỉ mới biết được vế trước trong quẻ của Tiêu thị mà không biết rằng vế sau lại là “mệnh đới đào hoa”.
Được cảm ơn bởi: vo_danh_00
Đầu trang

lequangtct
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1289
Tham gia: 09:40, 20/07/11

TL: Nghĩ về việc gieo quẻ và luận đoán quẻ dịch

Gửi bài gửi bởi lequangtct »

Bói dịch biết chuyện ma quỷ

Tài bói dịch của Quản Lộ được chứng nghiệm rất nhiều lần. Người ta kể lại rằng một nông dân tên Quách Ân có ba anh em đều bị thọt chân bèn mời Quản Lộ về bói. Quản Lộ đến nơi, gieo quả xong nói :

– Nhà anh bị một nữ quỉ phá hại. Trước đây không bác gái thì cũng thím anh, gặp năm mất mùa tham một thúng gạo, nỡ xô người ta xuống giếng, lấy đá lấp lại. Người đó chết đi, oan hồn lên trời kiện nên anh em nhà anh phải chịu ác báo. Cái ác báo này dầu các anh có cúng tế đến đâu cũng không có kết quả gì.

Ba anh em nghe nói toát mồ hôi và công nhận trược đây nghe người ta nói thím của họ có giết người đội một thúng gạo.

Quan huyện lệnh Tín Đô biết chuyện này liền đem việc vợ bị đau đầu, con bị đau tim chữa lâu không khỏi mà bệnh càng ngày càng nặng ra nhờ Quản Lộ bói. Bói xong, Lộ cho biết:

– Ở phía Tây nhà ông, dưới gốc cây có hai cái xác người. Một thây cầm xà mâu, một thây cầm cung, đầu quay vào trong vách. Thâu cầm cung nhắm vào ngực nên con ông bị đau tim; thây cầm xà mâu đánh vào đầu nên vợ ông bị đau đầu đó.

Quan huyện lệnh bái tạ, ra về và sai gia nhân đào ở góc nhà phía Tây lên thì quả thấy có hai chiếc quan tài. Mở nắp ra thấy có hai bộ xương, một cầm cung, một cầm xà mâu nhưng đã mục nát cả. Quan cho đem ra ngoài thành mười dậm an táng. Từ đó bệnh của vợ con dần dần bớt rồi dứt hẳn.
Được cảm ơn bởi: Trà sữa, vo_danh_00
Đầu trang

lequangtct
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1289
Tham gia: 09:40, 20/07/11

TL: Nghĩ về việc gieo quẻ và luận đoán quẻ dịch

Gửi bài gửi bởi lequangtct »

Sao lâu nay không thấy vo_danh vào luận giải quẻ dịch nhỉ, bạn vẫn khoẻ chứ, hình như bạn đang ở thời "Quy muội" là thời con gái mới về nhà chồng yhì phải.
nên có vẻ giữ gìn, khép nép quá vậy, nhưng dù sao cũng phải làm quen và hoà nhập dần với "gia đình nhà chồng" chứ.
Nói thật với vodanh, lúc trước tôi cũng định nghỉ cho khoẻ, thân chào... luôn, nhưng sau có nhiều người gửi thư thăm hỏi, động viên nên lại tiếp tục lên diễn đàn, như vo danh nói theo ý cụ Tam nguyên, nên cũng giả điếc một thời gian xem sao, may tôi điếc, nó điếc mà Ban quản trị không điếc, (tuy phản ứng có hơi muộn, nhưng muộn còn hơn không) nếu không thì khách khứa và các nhà tư vấn cũng bỏ đi hết cả, diễn đàn lại vắng tẻo vắng teo.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
vo_danh_00
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6289
Tham gia: 10:12, 03/05/10
Đến từ: nam định

TL: Nghĩ về việc gieo quẻ và luận đoán quẻ dịch

Gửi bài gửi bởi vo_danh_00 »

:)
dạ thưa chú cũng muốn luận lắm nhưng diễn đàn lỗi quá khó làm việc, với lại gần tết hay phải bay nhảy tâm không sáng như ngày thường nữa, hơi men nói sằng tai hoạ lắm lắm :)
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Dịch lý”