Y nghia cua QUe Dich

Các bài viết học thuật về dịch lý, thái ất, kỳ môn...
Hình đại diện của thành viên
greenlily
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 112
Tham gia: 22:28, 01/06/09
Đến từ: Hà Nội

TL: Vẫn là ý nghĩa của Quẻ Dịch

Gửi bài gửi bởi greenlily »

Xin phép được nói một vài lời theo ý hiểu của mình về câu hỏi của LYTRANLE

Mình đọc Kinh Dịch bản dịch Ngô Tất Tố, trong đó có đoạn viết đại ý:
Khởi nguồn của Dịch là dùng để bói, lúc Phục Hy vạch quẻ là chỉ có đoán việc, Dương (1 vạch) thì lành mà Âm (2 vạch) thì là dữ, về sau Văn Vương thêm lời vào quẻ, thì lúc đó đã là khác Dịch của Phục Hy mà thành Dịch của Văn Vương rồi.
Về sau nữa khi Chu công thêm lời cho các hào, thì lại ko còn là Dịch của Văn Vương mà thành Dịch của Chu Công.
Đến như Khổng Tử với Thoán Truyện, Hệ từ v.v.... thì lúc đó, Dịch đã đi xa khởi điểm của ban đầu rồi vậy, không chỉ còn là dùng để bói.

Nhưng nói chung về Kinh Dịch, đồng ý nó bao hàm rất nhiều ý nghĩa triết học, luân lý abc... nhưng trước hết nó vẫn dùng để bói, để đoán việc chứ không phải là chỉ do các Thánh nhân muốn dạy dỗ dân chúng nên đưa luân lý vào Dịch, nếu chỉ mục đích ẩn chứa triết học đạo lý thì đã có rất nhiều sách khác để chỉ dạy rồi. Có điều càng về sau, Dịch càng mang tính triết lý và dạy người ta hành xử đúng đạo lý, rất thường có câu giữ đạo chính thì không có lỗi gì..., nói đúng hơn Dịch là đạo của ng quân tử, sách của người quân tử chứ không phải tiểu nhân. Mục tiêu này không cần bàn nhiều tới.
Trở lại mục tiêu bói toán.
Mặt trời tỏa sáng, cây cỏ đều nhờ ánh sáng mặt trời mà nở hoa, nhưng mỗi cây nở mỗi hoa khác nhau. Cây này ko thể nở hoa kia và ngược lại. Sự việc cùng nhận được thông tin như nhau, nhưng chắc gì đã có kết cục giống nhau, còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của bản thân mình vậy.

Quy tắc toán học, cùng một công thức, nhưng với các dữ liệu khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau. Câu hỏi có khác, và kết quả cũng khác, nhưng công thức thì không đổi.

Ngay đến như quy luật của Quẻ, mỗi một quẻ đã bao hàm hàng chục, hàng trăm ý nghĩa, tượng trưng cho rất nhiều sự vật khác nhau. Vì vậy, cùng một quẻ nhưng câu hỏi khác nhau, con người khác nhau, địa điểm khác nhau, tâm linh tình cảm của người đoán cũng khác nhau, đương nhiên kết quả cũng khác nhau.

Có thể ứng với câu hỏi khác sẽ có lời giải khác tuy là cùng một quẻ, cùng một thời điểm. Vì vậy, kể cả lấy quẻ bằng máy tính, hay là tự tính, thì cũng ra một qủe thôi, quan trọng là người hỏi lẫn người đoán đều tin và lấy quẻ đó để giải thích cho việc mình đang định hỏi, giống như đưa dữ liệu vào công thức để ra kết quả.
Kết quả không sai và đương nhiên, công thức cũng không sai, cho dù nó được áp dụng với bao nhiêu trường hợp trong cùng một lúc đó.

Mình nghĩ là LYTRANLE đã hơi sa đà vào việc nghiên cứu chi tiết, đã hiểu rồi còn muốn hiểu cặn kẽ chi tiết mà quên mất cái đại thể, hoặc là muốn lấy cái thực tiễn, dùng khoa học để giải thích Dịch chăng? Tuy nhiên đây cũng là một câu hỏi khá hay, và hi vọng là những gì mình chia sẻ có thể khiến bạn giải quyết được thắc mắc như ở trên.

Trân trọng,
Được cảm ơn bởi: lytranle
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
greenlily
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 112
Tham gia: 22:28, 01/06/09
Đến từ: Hà Nội

TL: Vẫn là ý nghĩa của Quẻ Dịch

Gửi bài gửi bởi greenlily »

Mình xin bổ sung một chút, nếu mình không nhầm, thì LYTRANLE đã coi Quẻ Dịch lấy được là Kết quả của sự việc cần hỏi. Trong khi theo mình, Quẻ Dịch chỉ là trạng thái của sự việc và cách thức giải quyết sự việc, Nếu thế này-Thì thế kia; Nếu tiến lên/lùi lại thì không có lỗi v.v... Kết quả của sự việc sẽ do chính người hỏi tự định đoạt, hoặc giả nó sẽ xảy đến theo quy luật mà Quẻ Dịch nêu ra. Chứ không phải ra Quẻ đã là ra đáp số, ra Quẻ chỉ là ra được phương pháp giải bài toán của Cuộc Đời mà thôi.
Đầu trang

hocdich
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 35
Tham gia: 14:09, 13/11/09

TL: Vẫn là ý nghĩa của Quẻ Dịch

Gửi bài gửi bởi hocdich »

Xin chào tất cả ACE, cho phép tôi được tham gia ủao đổi, tôi xin hỏi nạp giáp vào quẻ 6 hào để luận cái gì mà trong phần các ví dụ có giải ở sách của thiệu Vĩ Hoa tôi không thấy đựoc nạp giáp, kính mong các thầy, các bậc tiền bối, huynh đệ tỉ muội chỉ bảo.
Đầu trang

tuetvnb
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 1502
Tham gia: 12:44, 25/12/08

TL: Vẫn là ý nghĩa của Quẻ Dịch

Gửi bài gửi bởi tuetvnb »

Nạp giáp, là việc quy nạp Lục Thập Hoa Giáp vào các Hào của quẻ, nó dùng để luận cái gì? ...hic, nó luận TẤT CẢ. Đơn giản nó chỉ là một dữ kiện được quy nạp vào nhằm giúp cho người luận đoán có thêm cơ sở để vận dụng các quy luật để trong việc giải đoán. Ngoài Nạp Giáp, người ta còn nạp vào quẻ...đủ thứ! :((, từ Lục Thân, Lục Thú, Ngũ Hành v.v..

Biết được các quy luật của các món trên kia thì vận dung vào giải đoán mới "ngoong" được.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
apollo
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2016
Tham gia: 23:37, 01/01/09
Đến từ: Vô Cực
Liên hệ:

TL: Vẫn là ý nghĩa của Quẻ Dịch

Gửi bài gửi bởi apollo »

Anh Lytranle ắt hẳn đã phải đọc và nghiên cứ rất nhiều về Dịch Học. Tuy nhiên khi tôi đọc các phần phản biện của anh cảm thấy lý thuyết có phần căng cứng cần phải đả thông.
Học Dịch cũng là học Đạo Dịch, nghĩa là cần phải có sự uyển chuyển, tùy cơ ứng biến, dĩ bất biến mà ứng vạn biến ấy vậy mà gọi là Biến Dịch.
3 Câu hỏi của anh theo tôi hiểu có thể tựu chung lại một ý là : trong một thời khắc có nhiều việc để hỏi, có nhiều người liên quan, mà chỉ lập ra được một quẻ thì phải luận đoán ra sao đây?
Về mặt học thuật anh cũng viết rất rõ, Đạo Dịch là vô cùng, không đâu là không có. Cho nên bất cứ việc gì cũng có thể mô tả bằng Dịch, khi đã có thể mô tả và hiểu được sự vận động của sự vật hiện tượng thì từ quá khứ vị lai không gì không thể đoán ra.
Câu hỏi này lại liên quan đến phần Kĩ Thuật chi tiết hơn là mặt Học Thuật.
Để đi sâu vào luận đoán các mặt của đời sống thì người ta an 6 hào của quẻ dịch chi tiết hơn để luận giải từng khía cạnh đó.
Giống như định giờ sinh trong tử vi, Tôi xin nhắc lại là động tác đầu tiên rất quan trọng mà nhiều người bỏ quên. Đó là phải kiểm nghiệm xem là quẻ có ứng không, ứng vào việc gì, ứng vào người nào rồi hãy tiếp tục luận đoán. Nếu cứ gieo một quẻ dịch rồi phăm phăm đi luận giải ngay e rằng sẽ phải xấu hổ ê chề vì sai tùm lum. :">
Được cảm ơn bởi: Em Tho
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
apollo
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2016
Tham gia: 23:37, 01/01/09
Đến từ: Vô Cực
Liên hệ:

TL: Vẫn là ý nghĩa của Quẻ Dịch

Gửi bài gửi bởi apollo »

hocdich đã viết:Xin chào tất cả ACE, cho phép tôi được tham gia ủao đổi, tôi xin hỏi nạp giáp vào quẻ 6 hào để luận cái gì mà trong phần các ví dụ có giải ở sách của thiệu Vĩ Hoa tôi không thấy đựoc nạp giáp, kính mong các thầy, các bậc tiền bối, huynh đệ tỉ muội chỉ bảo.
Thực ra là phần nạp giáp này ít được dùng trong luận giải Dịch. Nói chung thì một quẻ cũng chỉ có tối đa 2 Can an vào từng đơn quái, có nghĩa là có 3 hào cùng một Can. Như vậy, Nạp giáp đa phần chỉ là để cân đong sự vượng suy của đơn quái, sau là dựa theo thiên can của năm tháng ngày giờ mà gia giảm cường nhược của từng hào.
Về nguồn gốc cách nạp giáp bạn tham khảo bài viết dưới đây của cao thủ Thiên Kì Quí:
”Lãi Hải Tập” nói:
”Thuyết về Nạp Giáp, từ Giáp là 1 đến Nhâm là số 9, đó là số Dương bắt đầu và cuối hết vậy, vì vậy quay về Càn, Dịch thuận số vậy. Ất là số 2 đến Quý là số 10, số Âm bắt đầu và hết ở đó, vì vậy quay về Khôn, Dịch nghịch số vậy.
* Càn nhất sách, một lần tìm mà được nam là Chấn.
Khôn nhất sách, một lần tìm mà được nữ là Tốn.
Vì vậy:
Canh nhập Chấn.
Tân nhập Tốn.
*Càn lại sách tìm lần nữa, mà được nam là Khảm.
Khôn lại sách tìm lần nữa mà được nữ Ly.
Vì vậy:
Mậu quy về Khảm.
Kỷ xu theo Ly.
* Càn sách tìm lần thứ 3 mà được nam là Cấn.
Khôn sách tìm lần thứ 3 mà được nữ là Đoài.
Vì vậy:
Bính theo Cấn.
Đinh theo Đoài.
Dương sinh ở Bắc mà thành ở Nam, vì vậy Càn bắt đầu ở Giáp Tí mà kết thúc ở Nhâm Ngọ.
Âm sinh ở Nam mà thành ở Bắc, vì vậy Khôn bắt đầu ở Mùi mà kết thúc ở Quý Sửu.
Chấn Tốn sách tìm một lần (từ Càn Khôn), vì vậy Canh Tân bắt đầu ở Tí Sửu (tức là Chân bắt đầu ở Canh Tí, Tốn bắt đầu ở Tân Sửu).
Khảm Ly sách tìm lần nữa (lần thứ 2 từ Càn Khôn), vì vậy Mậu Kỷ bắt đầu ở Dần Mão (tức là Khảm bắt đầu ở Mậu Dần, Ly bắt đầu ở Kỷ Mão).
Cấn Đoài ba lần sách tìm (từ Càn Khôn), vì vậy Bính Đinh bắt đầu ở ThìnTỵ (tức là Cấn bắt đầu ở Thìn là Bính Thìn, Đoài bắt đầu ở Tỵ là ĐinhTỵ”.
Đầu trang

Em Tho
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 58
Tham gia: 12:38, 30/04/09

TL: Vẫn là ý nghĩa của Quẻ Dịch

Gửi bài gửi bởi Em Tho »

hocdich đã viết:Xin chào tất cả ACE, cho phép tôi được tham gia trao đổi, tôi xin hỏi nạp giáp vào quẻ 6 hào để luận cái gì mà trong phần các ví dụ có giải ở sách của thiệu Vĩ Hoa tôi không thấy được nạp Giáp, kính mong các thầy, các bậc tiền bối, huynh đệ tỉ muội chỉ bảo.
Chào bác Hocdich.

Bác Hocdịch thử tham khảo thêm một cách nhìn:

- Trước hết nói về hai chữ Bác viết: "nạp Giáp", có một sự khởi đầu, được hiểu là Giáp. Mặt Trời có một đường đi trong Trời, đó là Hoàng đạo, mà Trăng có 9 đường đi, gộp lại làm 10, để chỉ mối quan hệ giữa mặt Trời và Trời tương quan với Trăng, Đất, Tinh, Sao. Theo quan điểm này, thì 10 can phối với quẻ 6 hào để phản ánh những tai biến của Thất chính Tứ dư. Phản ánh nhận thức của con người trước những thiên tai, mà dần dần hình thành nên những quy luật để nắp bắt được chu kỳ của tự nhiên

- Việc phối hợp Thiên can và Địa chi với 6 Hào, được nói một cách tương đối rõ từ thời nhà Hán, mà tiêu biểu là Mạnh Hỷ và Tiêu Diên Thọ. Đối với Đổng Trọng Thư đời Tây Hán sách: "Xuân thu phồn lộ" viết: "Dịch lấy gốc ở Trời Đất, cho nên chủ về số". Cho tới Trịnh Huyền làm sách Dịch Vỹ cũng trên tinh thần như vậy, ngài viết: "những lời nói còn sót lại này, có tầm quan trọng cực lớn đối với Kinh nghĩa, và để thấy được cái tinh tuý của sách vậy". Cho nên, ông Thiệu Vỹ Hoa không nói tới nạp Giáp cũng có thể có nguyên nhân của nó.

Bác Hocdich tham khảo thêm.
Được cảm ơn bởi: Ngư Hóa Long
Đầu trang

lytranle
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 240
Tham gia: 11:05, 05/11/09
Đến từ: Thành phố HCM

TL: Vẫn là ý nghĩa của Quẻ Dịch

Gửi bài gửi bởi lytranle »

Greenlily đã có bài giải đáp cho lytranle rất tinh tế và sâu sắc. Rất khâm phục. Rất cảm ơn.
Nay Greenlily được bổ sung vào Ban Điều Hành, Lytranle rất vui, rât phấn khởi, rất tín nhiêm.
Nhiệt liệt chúc mừng
Lytranle
Được cảm ơn bởi: greenlily
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
greenlily
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 112
Tham gia: 22:28, 01/06/09
Đến từ: Hà Nội

TL: Vẫn là ý nghĩa của Quẻ Dịch

Gửi bài gửi bởi greenlily »

Hi, cảm ơn lời chúc mừng của LYTRANLE, Greenlily tự nhận thấy sở học của mình còn nông cạn và non kém, nghiên cứu cũng chưa sâu, chỉ là mình thường nghiên cứu các nguyên lý cơ bản, các vấn đề đầu tiên trước khi đi vào luận giải, nên những vấn đề về cơ bản mình có thể trả lời theo ý hiểu của mình thôi, còn chi tiết luận giải hoặc nghiên cứu thì mình tự nhận thấy là chưa đủ trình độ, hihi.
Nhưng được cổ vũ thì mình rất vui và sẽ cố gắng chăm chỉ nghiên cứu để có thể trao đổi và học hỏi trên diễn đàn nhiều hơn.
Kính.
Đầu trang

lytranle
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 240
Tham gia: 11:05, 05/11/09
Đến từ: Thành phố HCM

CŨNG VẪN LÀ Ý NGHĨA CỦA QUẺ DỊCH

Gửi bài gửi bởi lytranle »

Sau khi lytranle nêu thắc mắc của mình lên Diễn Đàn, đã được các Thầy và đông đảo các Huynh Đệ Tỷ Muội quan tâm và nhiệt tình giải đáp, tuy có nhiều ý kiến chưa đánh trúng vào "mớ bòng bong" của lytranle, nhưng lytranle rất vui mừng và rất cảm ơn, vì : - Về mặt kiến thức, nếu " không được bổ ngang thì cũng được bổ dọc".
- Về mặt tình cảm thì lytanle nhận ra được một điều rất quý giá, đó là mỗi thành viên của diễn đàn không bị lẻ loi, các thành viên của Diễn Đàn và đặc biệt là cả các Thầy nữa đều ân ái quan tâm đến mọi thành viên của Diễn Đàn, thể hiện ở chỗ, mỗi câu hỏi, mỗi vấn đề của ai đó nêu lên đều được quan tâm đáp ứng, được phản hồi ngay. Thật ấm cúng !

Sau đây, xin có vài điều trao đổi với Bạn Greelily. Hình như Greenlily đã bước đầu cảm nhận ra ý tưởng của tôi và đã có hai bài viết khá hay,khá gần với vấn đề tôi nêu ra. Cảm ơn. Cảm ơn nhiều. Vì là chỉ mới " khá gần " thôi, nên lytranle còn muốn trao đổi, thảo luận thêm để vấn đề thực sự được sáng tỏ.
1/ Greenlily nói rằng, cây cối nhận ánh nắng mặt trời như nhau,nhưng mỗi cây lại cho ra các loại hoa trái khác nhau.Cũng vậy, cùng một Quẻ Dịch, ứng với những người khác nhau sẽ cho những thông tin khác nhau.
Không thể dùng phép so sánh để khẳng định thuộc tính của một đối tượng mà ta chưa biết rõ, vì như người ta thường nói, mọi sự so sánh đều khập khiễng. Để chỉ ra một thuộc tính của đối tượng,phải phân tích, xem xét rồi rút ra từ chính đối tượng đó. Vì vậy, ở đây, thuộc tính " Cùng một Quẻ Dịch, ứng với những người khác nhau sẽ cho những thông tin khác nhau " chưa được giải thích, mà mới chỉ là ngộ nhận thôi.
2/ Một công thức Toán Học, nhiều người cùng nạp vào những dữ liệu như nhau, sẽ được một kết quả giống nhau.Nhưng Quẻ Dịch thì không như vậy. Ông A và Ông B đều có một Quẻ giống nhau, cùng một câu hỏi giống nhau ,chẳng hạn, đứa con bỏ nhà ra đi,tìm nó ở đâu.Kết quả có thể là, Ông A sớm tìm thấy con, tại địa điểm X, còn Ông B thì
rất lâu mới tìm thấy con, tại Y, hoặc không tìm thấy con. Vậy thì, không thể xác lập một tương quan giữa một công thức Toán Học với một Quẻ Dịch.
3/ Greenlily cho rằng, có thể là lytranle đã nhầm lẫn khi cho rằng Quẻ Dịch là kết quả cuối cùng của sự việc.
Ý của Greenlily khá tinh túy đấy. Nhưng lytranle không nhầm lẫn như vậy. Vấn đề này xin bàn luận vào bài viết sau, vì bài
viết này đã quá dài - sợ bị cắt.
Chào than ái. Hẹn gặp lại.

LYTRANLE
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Dịch lý”