Bàn về Ngũ Linh trong Tử Vi

Trao đổi về các lĩnh vực khoa học và đời sống
binbinbush
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 893
Tham gia: 14:10, 09/03/09

TL: Bàn về Ngũ Linh trong Tử Vi

Gửi bài gửi bởi binbinbush »

=D> đồng ý với phdminh, bộ tứ linh được hình thành ngay trong cách an sao.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
apollo
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2016
Tham gia: 23:37, 01/01/09
Đến từ: Vô Cực
Liên hệ:

TL: Bàn về Ngũ Linh trong Tử Vi

Gửi bài gửi bởi apollo »

Trong đời thường, khi một người nói đến Tứ Linh chắc hẳn mọi người phải nhớ đến ngay 4 con vật linh thiêng Long, Ly, Qui, Phượng ( Rồng, Hổ, Rùa, Phượng). Điều này ăn sâu vào tiềm thức mỗi người cho nên khi nhắc đến tứ linh tôi liền nghĩ ngay đến Thanh Long mà chẳng hề suy xét. Bốn con vật này đi vào hầu hết các của văn hóa phương đông trong đó có tử vi. Theo ý kiến của cá nhân tôi cho rằng Thanh Long chứ không phải là Long Trì giữ vai trò trong tứ linh dựa trên 4 luận điểm được phân tích dưới đây

Thứ nhất, theo như những học tập và nghiên cứu gần đây của tôi về Thiên Văn học (một môn học liên quan khá sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của Tử Vi): Ở trung cung có Chòm sao Bắc Đẩu là xe trời. Nó vận chuyển ở trung ương, chỉ huy bốn phương, phân Âm Dương, định bốn mùa, điều hòa ngũ hành, chi phối mọi sự, chuyển hó`a thời tiết, định độ số trời giữ vị trí trung cung. Ở đây Thiên Cực là sáng nhất, được coi là chỗ của Vua, lân cận là các sao giữ chức vụ phò tá cho vua như Tam Công, Tư Mệnh, Tư Lộc, và có tên giống như trong Tử vi hiện nay như Văn Xương, Khôi, Tam Thai, Phụ…. Ở vòng ngoài có nhị thập bát tú chia làm 4 nhóm lần lượt xuất hiện là Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ thay nhau xuất hiện tại 4 phương. Vậy ở đây Thanh Long, Bạch Hổ, Phượng Các (chu tước) và Hoa Cái (chính là Hàm trì ở Tây Cung) lại được nhắc đến để nói đến như là bảo vật để hộ giá cho nhà vua
.
Thứ hai, về cách an sao: Long Trì-Phượng các cùng một cách an sao và 2 sao này luôn ở vị trí tam hợp cho nên khi có Phượng Các thì đã chắc chắn có Long Trì rồi, trong khi đó các sao Hoa Cái, Bạch Hổ (thuộc vòng Thái Tuế), Thanh Long(thuộc vòng Lộc Tồnĩ) an theo những cách khác nhau. Điều này cho thấy rằng, để đảm bảo sự công bằng đối với mỗi vật trong tứ linh và sự đối xứng của Long Hổ, các sao này phải được an theo những cách khác nhau. Đây là một luận điểm để loại Long Trì ra khỏi danh sách Tứ Linh.

Thứ ba, về mặt phú đoán tôi xin nêu ra một câu phú trong “Phú Tử Vi Biệt Cách” của tiền bối VDTT
31/ THAM LINH THÀNH TỰU, THAM HỔ TAI ƯƠNG

Hổ là một bại tinh bản tính quyết liệt, nên Tham Lang hãm địa thiếu uy lực gặp Hổ cùng cung khó lòng tránh khỏi tai nạn, miếu vượng cũng phiền toái . Lý tương tự như trường hợp Liêm Trinh .

Chú ý : Có Thanh Long hội họp thì thành cách "Thanh Long Bạch Hổ " . Trong trường hợp này Bạch Hổ không còn tác họa nữa mà biến thành một yếu tố thành công .

Thứ tư kiểm nghiệm thực tế. Khi trước tôi có nghiên cứu địa lý âm phần theo lá số tử vi của một số bạn bè trên diễn đàn. khi nghiên cứu lá số của lão Tuệ dựa theo phú tử vi của Lê Quí Đôn. Và thật ngẫu nhiên và kì lạ, đúng y như câu phú đó thấy chính xác phúc khí của dòng họ triều về mệnh viên tạo thành thế tả Thanh Long hữu Bạch Hổ như trong địa lý phong thủy vẫn thường nhắc đến.

Tử vi nói chung vẫn còn nhiều điểm chưa được làm sáng tỏ và gây tranh luận. Có những điều tưởng như đơn giản nhưng khi suy xét kĩ lại thấy phức tạp và mâu thuẫn. Ở đây tôi ko có ý định nói ai sai ai đúng, chỉ đơn giản là bày tỏ quan điểm của bản thân về một trong những vấn đề nhỏ trong tử vi và mong được chỉ giáo.
Được cảm ơn bởi: binbinbush, teamoon
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
HoangHa
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1002
Tham gia: 21:40, 02/01/09
Đến từ: Hải Phòng

TL: Bàn về Ngũ Linh trong Tử Vi

Gửi bài gửi bởi HoangHa »

Trước tiên xin cho học trò gửi đến thày Nông lời xin lỗi vì học trò kiến thức còn lủng củng nhưng lại đứng ra làm trọng tài. Học trò chỉ phản biện những gì còn chưa chính xác mà trong giới hạn kiến thức của học trò, đủ để nhận biết.

Học trò cũng thành cám ơn những chú giải về ý nghĩa của 4 sao mà thày đã cung cấp.

Chuyện này học trò có đọc được ở trong sách của ông Nguyễn Phát Lộc, bản điện tử mà học trò có (... chưa rõ xuất xứ), đúng là có chuyện nhầm lẫn 2 sao này! Không rõ là do người gõ gõ sai hay nguyên bản sách của ông như vậy.

Kính thày!

..................................................

Lập luận của apolo chưa chuẩn thể hiện:
apollo đã viết:Thứ nhất, theo như những học tập và nghiên cứu gần đây của tôi về Thiên Văn học (một môn học liên quan khá sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của Tử Vi): Ở trung cung có Chòm sao Bắc Đẩu là xe trời. Nó vận chuyển ở trung ương, chỉ huy bốn phương, phân Âm Dương, định bốn mùa, điều hòa ngũ hành, chi phối mọi sự, chuyển hó`a thời tiết, định độ số trời giữ vị trí trung cung. Ở đây Thiên Cực là sáng nhất, được coi là chỗ của Vua, lân cận là các sao giữ chức vụ phò tá cho vua như Tam Công, Tư Mệnh, Tư Lộc, và có tên giống như trong Tử vi hiện nay như Văn Xương, Khôi, Tam Thai, Phụ…. Ở vòng ngoài có nhị thập bát tú chia làm 4 nhóm lần lượt xuất hiện là Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ thay nhau xuất hiện tại 4 phương. Vậy ở đây Thanh Long, Bạch Hổ, Phượng Các (chu tước) và Hoa Cái (chính là Hàm trì ở Tây Cung) lại được nhắc đến để nói đến như là bảo vật để hộ giá cho nhà vua
Sau một hồi lập luận rất dài, phải sử dụng kiến thức của môn thiên văn, apollo đã đưa ra một kết luận: "Hoa Cái (chính là Hàm trì ở Tây Cung)". Nhưng trong thực tế cách an sao của khoa tử vi, sao Hoa Cái chỉ an tại Tứ Mộ, tương ứng cho từng tam hợp tuổi, chứ ko hẳn ở Tây Cung. Hàm Trì nghe thiên hạ đồn... đó là Đào Hoa, nên điểm này mập mờ, apollo bảo Hoa Cái chính là Hàm Trì.
apollo đã viết:Thứ hai, về cách an sao: Long Trì-Phượng các cùng một cách an sao và 2 sao này luôn ở vị trí tam hợp cho nên khi có Phượng Các thì đã chắc chắn có Long Trì rồi, trong khi đó các sao Hoa Cái, Bạch Hổ (thuộc vòng Thái Tuế), Thanh Long(thuộc vòng Lộc Tồnĩ) an theo những cách khác nhau. Điều này cho thấy rằng, để đảm bảo sự công bằng đối với mỗi vật trong tứ linh và sự đối xứng của Long Hổ, các sao này phải được an theo những cách khác nhau. Đây là một luận điểm để loại Long Trì ra khỏi danh sách Tứ Linh.
Câu bôi đậm sai! Long Trì và Phượng Các được nhắc đến như là một cặp sao, một bộ đôi trong khoa Tử vi. Hai sao này luôn đối xứng qua trục Sửu - Mùi. Bởi thế nên ta mới có cách an sao Long Trì khởi từ Thìn mà đếm thuận, còn Phượng Các khởi từ Tuất mà đếm nghịc. Chính bởi vậy nên 2 sao này không phải bao giờ cũng luôn luôn ở tam hợp như bạn nói.

Thực tế, đứng trong tam hợp của Thái Tuế là Thái Tuế - Quan Phù - Bạch Hổ. Mặc khác ta có Long Trì luôn đứng bên Quan Phù. Chính bởi điểm này nên ta sẽ thấy Long Trì luôn tam hợp với Bạch Hổ chứ không phải Phượng Các như bạn đã nói.

Và Hoa Cái an theo tam hợp, không phải sao thuộc vòng Thái Tuế như bạn nói.

..............................

Bản thân tôi, trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu tôi thấy rằng đa số các cách cục có của các bộ sao thì xét về mặt an sao, các sao trong bộ có những điểm tương đồng trong cách an sao và thường có cùng thông tin input. Tôi đồng ý với các bạn melyso, noi-buon và phdminh. Và tôi cũng tán thành ý kiến Tứ Linh không phải là 4 con vật linh: Long - Ly - Quy - Phượng

Xin kính mời các cao nhân tiếp tục phản biện.

Kính.
Được cảm ơn bởi: teamoon
Đầu trang

Thiên Qúy
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 298
Tham gia: 23:59, 26/04/09

TL: Bàn về Ngũ Linh trong Tử Vi

Gửi bài gửi bởi Thiên Qúy »

em có đủ cả long trì , thanh long, bạch hổ , hoa cái, phượng các nên kiểu gì em cũng có đủ bộ tứ linh.ngoài ra có đủ cả ân quang , thiên quý nên em thích các vấn đề về tâm linh lắm
Đầu trang

botay.com
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 3
Tham gia: 21:39, 02/04/09

TL: Bàn về Ngũ Linh trong Tử Vi

Gửi bài gửi bởi botay.com »

@ Apollo: Xưa nay trong sách tử vi bộ Tứ Linh bao gồm 4 sao: Long Trì, Phượng Các, Bạch Hổ và Hoa Cái chứ ko phải Thanh Long như bạn nói. Bạn có thể tìm đọc lại điều này trong hầu hết các sách về tử vi hiện có.

Quan niệm về Tứ Linh trong dân gian theo mình được biết nó hơi khác với quan điểm của bạn, Tứ Linh là 4 con vật linh thiêng bao gồm: Long, Ly, Qui, Phượng. Ly ở đây là con Lân, xếp thứ hai trong nhóm Tứ Linh. Theo truyền thuyết dân gian, con Lân tượng trưng cho sự thái bình thịnh vượng, nơi nào có con lân xuất hiện thì nơi đó có thánh nhân ra đời. Lân được mô tả bằng hình dáng đầu của con rồng, mình của thú bốn chân, bạn có thể hình dung ra con lân trong lễ hội múa lân dân gian và hội múa lân ngày rằm tháng Tám. Đi cùng con Lân là ông Địa, trong trò múa Lân dân gian ông Địa cười ngoác miệng với cái bụng phệ to đùng.

Long (Con Rồng) là con vật đứng đầu trong Tứ Linh, Rồng là một con vật không có thật, điển hình cho sức mạnh, điển hình cho sự huyền bí của tâm linh, điển hình cho sự đứng đầu. Vì thế, trong xã hội phong kiến, những vật dụng của Vua thường được gắn liền với chữ Long như Long bào. Trong tưởng tuợng, con rồng có mình dài, có vảy giống như rắn, Rồng có 4 chân và biết bay.

Con Qui là con vật có thật trong Tứ Linh. Con Quy chính là con Rùa chúng ta thường gặp trong đời sống hàng ngày, Con Qui xuất hiện nhiều ở Đình, Chùa. Tại Văn Miếu Quốc Tử Giám có rất nhiều con Qui đang " cõng" bia đá ghi tên tuổi của các vị trạng nguyên trong các triều đại phong kiến của VN.

Xếp cuối cùng trong Tứ Linh là con phụng. Phụng là con chim Phượng hoàng, theo dân gian Phượng Hoàng là Chúa của các loại gia cầm được thoát thai từ Lửa, tuợng trưng cho sự cao quý và sức sống mãnh liệt, nước mắt của Phượng Hoàng có thể làm sống lại người đã chết.

Trong phong thủy, cần chú ý một khái niệm cơ bản của bất kỳ một thế đất hay một cách cục nào. Đó là Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, có nghĩa là bên trái là Tay Long, bên phải là Tay Hổ, sau lưng là núi, trước là minh đường thủy tụ ... bảo vệ cho huyệt. Có thể hình dung ra điều này bằng cách nhìn kiến trúc của chùa, của kinh thành (thành Đại La - Thăng Long, thành Huế ...) trước mặt tam quan chùa thường là một cái hồ bán nguyệt, hoặc hòn giả sơn. Lưng chùa thường tựa sơn (núi, lùm cây to ....). Tại một số nơi, đền chùa hướng sẽ quay ra sông như đền Ghềnh, đền thờ Hai Bà Trưng, đền Đức Thánh Cả ..., hoặc lưng chùa tựa vào núi như chùa Thiên Trù, đền Trình trong quần thể di tích chùa Hương, ...
Được cảm ơn bởi: teamoon, ov3rlordz1
Đầu trang

kimhoa
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 40
Tham gia: 11:15, 17/06/09

TL: Bàn về Ngũ Linh trong Tử Vi

Gửi bài gửi bởi kimhoa »

lá số Tứ Linh, Sát, Phá, Tham, Liêm, Khoi Việt đây::D mọi người cùng bàn bạc em lá số này là người như thế nào nha
Hình ảnh
Đầu trang

van_helsing
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 5
Tham gia: 16:28, 18/06/09

TL: Bàn về Ngũ Linh trong Tử Vi

Gửi bài gửi bởi van_helsing »

Dactamkhong đã viết: " Tứ linh Hổ Phượng Cái Long, uy danh quyền thế lẫy lừng một phen".
Thưa các Cuj không phải ai cứ có mệnh ở tam hợp tuổi và ở cung âm đều hưởng cách tư linh đâu, chỉ khi nào có Thanh Long kết hợp vào mới đúng cách Tứ Linh như câu trên kia, vì thế không đơn giản mà hưởng được tứ linh như khi vào Tam hợp Thái Tuế
Đầu trang

CogaiTrungHoa
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 282
Tham gia: 02:21, 17/06/09

TL: Bàn về Ngũ Linh trong Tử Vi

Gửi bài gửi bởi CogaiTrungHoa »

Em muốn hỏi cụ thể bộ tứ linh này đóng ở đâu thì mới tốt nhất, tốt nhì vv...
Nhất thiết phải là đồng cung? Hay nằm trong các cung hợp nhau ạ?
Cụ thể 1 cung nào đấy có 1-2 con vật đó thì chắc cũng làm tăng sự tốt đẹp chứ ạh?
Đầu trang

Liêm Trinh
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 10
Tham gia: 22:39, 18/06/09

TL: Bàn về Ngũ Linh trong Tử Vi

Gửi bài gửi bởi Liêm Trinh »

CogaiTrungHoa đã viết:Em muốn hỏi cụ thể bộ tứ linh này đóng ở đâu thì mới tốt nhất, tốt nhì vv...
Nhất thiết phải là đồng cung? Hay nằm trong các cung hợp nhau ạ?
Cụ thể 1 cung nào đấy có 1-2 con vật đó thì chắc cũng làm tăng sự tốt đẹp chứ ạh?

Nếu cả bốn con chui vào một cung thì chắc chắn có một con phát tác. Theo tôi đừng hân hoan vội về sự tốt đẹp của cả bộ bốn con này, nên xem hình thể tính cách của mình giống với lời giải đoán của một con riêng biệt nào đó và các sao đi cùng khác để xem con nào phát tác mạnh nhất.
Đầu trang

nicolasdo
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 169
Tham gia: 00:12, 18/06/09

TL: Bàn về Ngũ Linh trong Tử Vi

Gửi bài gửi bởi nicolasdo »

em cũng tứ linh nè, thế mà chả thấy đâu, vẫn long đong lận đận, công danh chả thấy đâu, vẫn nghèo kiết xác
Hình ảnh
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Cuộc sống muôn màu”