SỰ KIỆN 2012

Trao đổi về các lĩnh vực khoa học và đời sống
mysterious
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1578
Tham gia: 10:51, 10/05/10

TL: SỰ KIỆN 2012

Gửi bài gửi bởi mysterious »

Nhà Ta có khách không mời mà đến, nên ta cũng nên tiếp đón cho nhiệt tình , dân ta biển nhiều , lâu nay quen nghề đánh bắt thủy ngư , nên lần này ra khơi hãy làm một cái chài thật lớn , cứ ở trên mà quan sát , khi nào dịp đến chỉ vung chài một cái là có thể bắt được vài chục ngàn con cá . Lại rung cây dọa khỉ ấy mà. Ở cái thời hậu thiên tiểu nhân đắc ý cậy khỏe , ỷ sức mình như hổ , tiểu nhân thì động , quân tử thì tịnh , tịnh rỗng thì sáng , Sáng thì thấu rõ nghĩa lý , nên cứ ung dung mà ngồi xem kịch.
Đánh Hổ thì đánh Phủ đầu
Nhắm yết Hầu nó rồi đánh
Đánh mà không la thì thôi
Dù binh hay tốt chẳng tốn
Đầu trang

khonggica
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 93
Tham gia: 14:21, 13/11/10

TL: SỰ KIỆN 2012

Gửi bài gửi bởi khonggica »

Những người dân biển hàng ngày phải đối phó với bão tố, giá nhiên liệu tăng cao. Cuộc sống của họ đã vô cùng khó khăn thì lại phải lo thêm một mối lo nữa. Chỉ khi nào làm cho Trung Quốc bị chia năm sẻ bảy thì mới giải quyết dứt điểm mọi vấn đề được.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: SỰ KIỆN 2012

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Lãnh đạo tương lai Trung Quốc – ông Tập Cận Bình và Bạc Hy Lai



The National Interest

Làm quen ông Mao mới



Có lẽ đã đến lúc phải thừa nhận rằng, ông Tập Cận Bình, người sắp trở thành lãnh đạo Trung Quốc, không phải là người ôn hoà như nhiều người nghĩ. Thật vậy, bằng chứng trong quá khứ cho thấy, ông Tập Cận Bình sẽ lèo lái Trung Quốc theo đường hướng hung hãn hơn, cả đối nội lẫn đối ngoại. Gần đến lúc nhậm chức, ông Tập Cận Bình đã bộc lộ những dấu hiệu về chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi trong chính sách đối ngoại và ý muốn sử dụng bộ máy cảnh sát để đối phó với những bất đồng trong nước. Do đó, sự thăng tiến của ông ta có thể báo hiệu rằng, cuộc đấu tranh lâu dài giữa những người theo chủ nghĩa Mao và những nhà cải cách, biểu thị cho “thời kỳ cải cách” ở Trung Quốc đã đến hồi kết thúc. Sự thay đổi trong thời kỳ này có thể là điều gì đó giống như cuộc đấu tranh trong những năm đầu của nước Cộng hoà Nhân dân [Trung Hoa], khi những nhà cấp tiến xã hội tin rằng, học thuyết Mác-xít giải phóng xã hội, đấu tranh chống lại những người theo chủ nghĩa dân tộc chống Nhật (và cả chống Mỹ), là những người theo học thuyết Lênin, nắm quyền kiểm soát chính trị. Rõ ràng ông Tập Cận Bình thuộc phe chủ nghĩa dân tộc, đặt trật tự và quyền lực lên trên tiến bộ xã hội, và ông ta có thể sẽ dẫn dắt Trung Quốc theo đường hướng không mấy dễ chịu.

Chính sách đối ngoại là điều mà các lãnh đạo mới Trung Quốc có khuynh hướng tạo dấu ấn một cách nhanh chóng, do có ít người liên quan so với chính sách đối nội. Do vậy, đây cũng là lĩnh vực mà câu hỏi, ai đang nắm quyền ở Bắc Kinh thì thực sự quan trọng, và thuật về sự cai trị của Bắc Kinh vẫn còn quan trọng. Sau chuyến công du của Phó Tổng thống [Mỹ] Joe Binden hồi tháng 8, đã khen ngợi ông Tập Cẩn Bình là người “mạnh mẽ” và “thực tế”. Ông Biden có thể đúng, nhưng tính mạnh mẽ và thực tế của ông Tập Cận Bình chưa hẳn là điềm báo tốt đẹp cho những ai lo sợ về một nước Trung Hoa đang trỗi dậy.

Mặt tối về sự “mạnh mẽ” của ông Tập Cận Bình thể hiện công khai lần đầu vào năm 2009, trong chuyến thăm Mêhicô, khi ông ta nói với những người Trung Hoa ở đó rằng: “Những người ngoại quốc ăn no rửng mỡ chẳng có gì làm tốt hơn là chỉ trích Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc không xuất khẩu cách mạng, chúng tôi không xuất khẩu nghèo đói và chúng tôi không can thiệp vào công việc nội bộ của người khác. Vậy có gì phải phàn nàn [chúng tôi]?“

“Ba cái không làm” của ông Tập Cận Bình mà mọi người biết, đã được những người theo chủ nghĩa dân tộc của nước này hoan nghênh nhiệt liệt, kể cả các tác giả của cuốn sách đầy cay độc:”Trung Quốc có thể nói không“, xuất bản năm 1996. Những người theo chủ nghĩa dân tộc này bày tỏ hy vọng rằng, ông Tập Cận Bình sẽ là nhà lãnh đạo đầu tiên sau ông Mao, có thể sẵn sàng đứng lên đối đầu với phương Tây. Đầu tháng 9 vừa qua, ông Tập Cận Bình nói với các sinh viên tại Trường Ðảng Trung ương, một học viện đào tạo thành phần ưu tú của đảng ở Bắc Kinh, rằng: “Hai mục tiêu quan trọng, đấu tranh cho độc lập dân tộc và giải phóng nhân dân, mà chính là sự thực hiện cả quyền lực nhà nước và sự thịnh vượng của nhân dân, luôn luôn liên hệ chặt chẽ với nhau. Mục tiêu đầu luôn là cơ sở cho mục tiêu sau“.

Về mặt đối nội, ông Tập Cận Bình cũng thể hiện phong cách mạnh mẽ như thế, đã ủng hộ ông Bạc Hy Lai, lãnh đạo khét tiếng đàn áp ở Trùng Khánh. Ông Bạc Hy Lai (1), một ông vua con khác, chắc chắn cũng sẽ tham gia vào Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị năm 2012, đã tiến hành triệt hạ tội phạm có tổ chức trong thành phố năm 2009, với một đợt càn quét bừa bãi, bỏ qua các thủ tục pháp lý. Khi đến thăm thành phố [Trùng Khánh] hồi cuối năm 2010, ông Tập Cận Bình đã thổ lộ rằng, “cuộc đấu tranh nguy hiểm, ‘chống lại các các băng đảng hội tam hoàng và diệt trừ tội ác’” thì “được dân chúng hoàn toàn hưởng ứng” và ca ngợi bộ máy an ninh địa phương đã “dẫn đầu” trong việc diệt trừ tận gốc nạn tội phạm. Sự khích lệ của ông ta qua “mô hình Trùng Khánh” đôi khi được hiểu như là sự trở lại của chủ nghĩa Mao (2). Thay vào đó, mô hình Trùng Khánh được xem như sự quay trở lại của nhà nước cảnh sát dân tộc chủ nghĩa, giống Tưởng Giới Thạch hơn là Mao Trạch Ðông.

Giữa tháng 7, ông Tập Cận Bình đã được cử tới Lhasa để chủ trì “lễ kỷ niệm” lần thứ 60, ngày “giải phóng” Tây Tạng. Trái ngược với chính sách hòa giải và nhân đạo của ông Hồ Diệu Bang, cựu lãnh đạo đảng, người đã có chuyến thăm Tây Tạng năm 1980, chuyến thăm được đánh dấu là cơ hội cuối cùng để hoà giải thực sự với Tây Tạng, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình là một chuyến nghiên cứu về sự thống trị. Sự hiện diện dày đặc của mật vụ và cảnh sát tràn ngập thành phố, và không thấy một người Tây Tạng nào trên khán đài chính. Thành phố gần như hoàn toàn bị phong tỏa và ông Tập Cận Bình được đông đảo nhân viên an ninh và quân đội hộ tống ở tất cả mọi nơi mà ông ta đến. Theo tin từ truyền thông Trung Quốc, thậm chí ông ta còn mang theo cả nước để uống, nấu ăn và tắm rửa, do quá lo sợ bị đầu độc. Ông Tập Cận Bình đã không hề nỗ lực hoà nhập với người dân Tây Tạng, thay vào đó, ông đã có bài phát biểu cứng rắn dài 70 phút, tấn công Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhấn mạnh đến tầm quan trọng về sự hiện diện đông đảo của lực lượng quân đội trong vùng.

Ðiều gì đằng sau ông Tập Cận Bình “sắt và máu” này? Người ta cho rằng ông Tập Cận Bình – con trai của nhà lãnh đạo ĐCSTQ ôn hòa, ông Tập Trọng Huân (3), là người đã từng chịu đựng đau khổ dưới thời Mao – là nhà cải cách. Thực ra, sự nghiệp của ông Tập Cận Bình hồi còn ở các tỉnh duyên hải miền Nam cho thấy rằng, ông ta hăng hái trong cải tổ kinh tế và hiệu quả hành chính. Nhưng thời kỳ cải cách đó đã qua và những tranh luận [về đường lối cải cách] đã thuộc về quá khứ. Các cuộc tranh luận hiện nay giữa những người Mác-xít cấp tiến, nhiều người trong số đó có được uy tín trong các tổ chức đảng và ở các khu vực nghèo sâu trong nội địa, và với những người Lênin-nít dân tộc chủ nghĩa mà nhiều người trong số họ như ông Tập Cận Bình, đã thăng tiến qua các chức vụ kỹ trị trong chính quyền, thường ở những vùng duyên hải giàu có.

Các nhà Mác-xít cấp tiến quan tâm chủ yếu đến bình đẳng xã hội và ý thức hệ của đảng, trong khi những nhà dân tộc chủ nghĩa Lênin-nít chủ yếu quan tâm đến sức mạnh quốc gia và kỷ luật Ðảng. Ông Tập Cận Bình rõ ràng thuộc về nhóm sau. Ông chẳng mấy quan tâm đến các vấn đề “xã hội hài hòa“, “phát triển lấy con người làm trọng tâm” và “phát triển mang tính khoa học” là những điều thu hút sự chú ý của hai nhà Mác-xít cấp tiến là ông Hồ Cẩm Ðào và ông Ôn Gia Bảo, là những người đã nắm quyền lãnh đạo từ năm 2002 cho đến nay. Thay vào đó, ông chú trọng đến quyền lực nhà nước, được áp dụng cả trong các vấn đề đối nội lẫn đối ngoại.

Ðối với Hoa Kỳ, trong khi cử chỉ đầy thiện chí của Phó Tổng Thống Biden thích hợp ở cấp độ ngoại giao, các nhà hoạch định chính sách ngoại giao [Mỹ] cần xem xét đến khả năng gia tăng về chính sách đối ngoại có tính đối đầu hơn [của Trung Quốc] dưới thời ông Tập Cận Bình.

Ông Bruce Gilley là phụ tá giáo sư khoa học chính trị tại Trường Hành chính Nhà nước Mark O. Hatfield thuộc Porland State University, và là tác giả của quyển sách “Quyền Thống Trị: các nhà nước đã có được cũng như đánh mất tính chính danh như thế nào“.

Ghi chú:

(1) Cha của ông Bạc Hy Lai là Bạc Nhất Ba, được xem như là một trong tám nhà lãnh đạo bất tử của Ðảng CS Trung Quốc. Ông Bạc Nhất Ba từng là ủy viên bộ chính trị, phó thủ tướng. Bị Mao thanh trừng, sau được Ðặng Tiểu Bình phục hồi, làm Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhà nước.

(2) Chủ nghĩa này vốn thường coi đàn áp của cảnh sát hay bạo lực chuyên chế là biệt pháp hữu hiệu duy nhất để tiêu diệt các lực lượng chống đối, bất kể là đối kháng chính trị hay tội ác xã hội.

(3) Ông Tập Trọng Huân giữ chức phó thủ tướng từ 1959 – 1962. Đến năm 1962 thì ông bị thanh trừng vì bị coi là không trung thành với Mao. Sau được Ðặng Tiểu Bình phục hồi, giữ chức Bí thư tỉnh Quảng Ðông năm 1979-1981. Ðặc biệt, về cuối đời, ông ta công khai phê phán vụ đàn áp Thiên An Môn.
Được cảm ơn bởi: Hà Uyên, AlwaysInlove
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: SỰ KIỆN 2012

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »


Sự liên quan theo thời gian từ 2011 cho tới 2014 !

Chuyển toán Thái Ât năm 2011 sang topic này để tiện theo dõi:



Hà Uyên đã viết:
Chào Laido, bạn tham khảo thêm về Đồ bàn:

Tốn
Tỉnh
Tị
Cấu
Ngọ
Giải
Mùi
M/di
Khôn
Hằng
Thìn
Cấn
Thân
Đ/quá
Mão
Lữ
Dậu
Phục
Dần
Tiết
Tuất
Quan
Cấn
Vị tế
Sửu
Mông

Tỷ
Hợi
Càn
Dự


... tiến hành cuộc chiến tranh hóa học chống lại ...

Chỉ còn mấy Tháng nữa là hết năm 2011 - Tân Mão !

Ngày - Giờ nào sẽ xảy ra ?
Đầu trang

Laido
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 270
Tham gia: 11:07, 24/12/08

TL: SỰ KIỆN 2012

Gửi bài gửi bởi Laido »

Kính chào cụ Hà Uyên,

Nửa cuối năm 2011 Quẻ Minh Di.

Theo Kinh dịch đạo người quân tử của Nguyễn Hiến Lê thì quẻ Di "Khuyên người quân tử ở thời hắc ám quá thì có thể bỏ nhà, nước mà đi; Hoặc muốn ở lại thì giấu sự sáng suốt của mình mà giữ vững đạo chính để chờ thời.

Quẻ có phải ứng với Gadhafi? và có tin cho rằng ông ta không chết, mà có người đóng thế?

Tháng 10 DL HÀO 6 ÂM: Bất minh, hối, sơ đăng vu thiên, hậu nhập vu địa: Sụp đổ của Gadhaffi?
Tháng 11 DL HÀO 5 ÂM: Cơ tử chi minh di, lợi trinh.
Tháng 12 DL HÀO 4 ÂM: Nhập vu tả phúc, hoạch minh di chi tâm, vu xuất môn đinh: Ai lại phải bỏ nhà ra đi?

Kính
Laido
Được cảm ơn bởi: chieclaxanh
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: SỰ KIỆN 2012

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »


Nửa cuối năm 2011 Quẻ Minh Di.

Quẻ có phải ứng với Gadhafi? và có tin cho rằng ông ta không chết, mà có người đóng thế?

Chào Laido


Nhân vật này, được thông tin nói đến nhiều, không biết có đủ thành tố để ứng với tượng quẻ Thái Ât không?

Đọc sách Chu dịch chú của ngài Vương Bật, giảng về quẻ Phục hay quẻ Minh di rất sâu sắc, có lời chính trực nghĩa phương, đều là nguồn lớn của nghĩa lý, là điều chí yếu của hậu học để khai thác những điều mà các bậc tiên hiền chưa từng nói. Ví như câu: "Huých kỳ vô nhân" của hào thượng quẻ Phong, trước đây trưa ai làm rõ được ý nghĩa uẩn áo của nó, nay được ngài Vương Bật giải thích rõ ràng, chứng minh chặt chẽ, không phải là người tinh sâu về thiên đạo và nhân sự, thì không thể giải được Lời của Dịch vậy.

Cảm ơn Laido đã có lời bình vận số về nhân.


Hà Uyên
Đầu trang

kimchi80
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 60
Tham gia: 14:14, 08/04/10

TL: SỰ KIỆN 2012

Gửi bài gửi bởi kimchi80 »

Dịch lúc nào cũng đúng vì trái đất này có 7 tỷ người và hàng trăm quốc gia.
Đầu trang

Thẽm
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 593
Tham gia: 23:30, 20/03/09

TL: SỰ KIỆN 2012

Gửi bài gửi bởi Thẽm »

Nhà cháu thấy các cụ việc gì cũng cứ quy về đánh nhau với chính trị, nhà cháu thấy thời buổi bây giờ vạn sự quy hết về tài nguyên với kinh tế. Năm nay càng về cuối năm thì bức tranh kinh tế thế giới càng ảm đạm. Việt Nam thì quyết tâm thi hành một số chính sách "lột xác" mới tuy cũng phải chịu hy sinh một số thứ và vẫn còn cực lắm rủi ro khi lột, nếu lột được để thực sự nhớn lên thì sẽ thoát được bước cản của đầu cơ tham nhũng, bẫy thu nhập và v..v. Chả cần chiến tranh đánh nhau, các cụ đọc báo không phải cũng thấy rõ ra là thời Minh Di - nằm im giữ đạo chờ thời -đừng thấy bất ổn mà suy nghĩ bi quan lệch lạc - hay sao ạ.

Thẽm thấy gặp thời này cứ cắp sách đi học là yên ổn nhất. Có công ắt có quả, qua đận này chắc chắn sẽ là kinh tế tri thức chứ không phải kinh tế kim tiền và chụp giựt.

Thẽm cũng mạnh dạn mà bi bô mấy câu, có gì không phải các cụ lượng thứ ạ !
Được cảm ơn bởi: Hoả Kỳ Lân
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: SỰ KIỆN 2012

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Thẽm đã viết:Nhà cháu thấy các cụ việc gì cũng cứ quy về đánh nhau với chính trị, nhà cháu thấy thời buổi bây giờ vạn sự quy hết về tài nguyên với kinh tế. Năm nay càng về cuối năm thì bức tranh kinh tế thế giới càng ảm đạm. Việt Nam thì quyết tâm thi hành một số chính sách "lột xác" mới tuy cũng phải chịu hy sinh một số thứ và vẫn còn cực lắm rủi ro khi lột, nếu lột được để thực sự nhớn lên thì sẽ thoát được bước cản của đầu cơ tham nhũng, bẫy thu nhập và v..v. Chả cần chiến tranh đánh nhau, các cụ đọc báo không phải cũng thấy rõ ra là thời Minh Di - nằm im giữ đạo chờ thời -đừng thấy bất ổn mà suy nghĩ bi quan lệch lạc - hay sao ạ.

Thẽm thấy gặp thời này cứ cắp sách đi học là yên ổn nhất. Có công ắt có quả, qua đận này chắc chắn sẽ là kinh tế tri thức chứ không phải kinh tế kim tiền và chụp giựt.

Thẽm cũng mạnh dạn mà bi bô mấy câu, có gì không phải các cụ lượng thứ ạ !

Ý kiến Thẽm nêu ra thật thú vị !
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: SỰ KIỆN 2012

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Hà Uyên đã viết:
Tốn
Tỉnh
Tị
Cấu
Ngọ
Giải
Mùi
M/di
Khôn
Hằng
Thìn
Cấn
Thân
Đ/quá
Mão
Lữ
Dậu
Phục
Dần
Tiết
Tuất
Quan
Cấn
Vị tế
Sửu
Mông

Tỷ
Hợi
Càn
Dự
... tiến hành cuộc chiến tranh hóa học chống lại ... Chỉ còn mấy Tháng nữa là hết năm 2011 - Tân Mão !

Ngày - Giờ nào sẽ xảy ra ?


Lưu thông tin:

Fiden Castro cảnh báo cuộc chiến đẫm máu ở Iran.

http://www.vietnamplus.vn/Home/Fidel-Ca ... 245.vnplus" target="_blank

Tấn công Iran "sẽ cuốn thế giới vào vòng xoáy".

http://nld.com.vn/20111115085248153p0c1 ... g-xoay.htm" target="_blank
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Cuộc sống muôn màu”