Triết lý sống mỗi ngày nên đọc

Trao đổi về các lĩnh vực khoa học và đời sống
Hình đại diện của thành viên
linhanh1986
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1928
Tham gia: 19:42, 19/12/11
Đến từ: Việt nam
Liên hệ:

TL: Re: Triết lý sống mỗi ngày nên đọc

Gửi bài gửi bởi linhanh1986 »

Gio'Thu đã viết:Tại hạ xin có đôi lời:

Sống vì tương lai mà quên đi hiện tại,
Khiến hồn ai rơi lệ vì hồn ai,
Đời này trôi như một giấc mộng dài,
Vong hồn ai kiếp phiêu bạt nơi nao.

Xin cám ơn.
Bài thơ buồn quá ...Tặng bạn bài nầy , cho bạn một tí sinh lực cuộc sống . ( THIÊN ĐƯỜNG LÀ ĐÂY )
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=ORJVwTSiSg
Được cảm ơn bởi: Gio'Thu
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
linhanh1986
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1928
Tham gia: 19:42, 19/12/11
Đến từ: Việt nam
Liên hệ:

TL: Triết lý sống mỗi ngày nên đọc

Gửi bài gửi bởi linhanh1986 »

LỜI BÀI HÁT: Thiên Đường Là Đây
Sáng trong màn đêm ngàn sao lấp lánh giữa khung trời êm
Giấc mơ thần tiên là niềm hạnh phúc thiên đường lãng quên
Những chua xót của bao ngày qua
Đã tan biến vào chân trời xa
Hãy cho hết tình yêu đêm nay, người hỡi
Sống vui hồn nhiên dù bao sóng gió phá tan bình yên
Lỡ cho ngày mai dù là muôn kiếp muôn đời cách xa
Vẫn yêu mãi tình không đổi thay
Vẫn thương nhớ dù xa tầm tay
Thế mới biết đời không cần chi ngoài hạnh phúc
Thiên đường là đây là ngày được thấy thế gian bình yên
Thiên đường là đây loài người chẳng biết dối gian hờn ghen
Thiên đường là đây là cuộc tình mãi thiết tha ngàn thu
Là lời nồng ấm trái tim thủy chung muôn kiếp
Thiên dường là đây là ngày chẳng biết nỗi đau buồn chi
Thiên dường là đây là nụ cười mãi thắm trên bờ môi
Thiên đường là đây từ ngày được thấy chúng ta gần nhau.
Bao đắm say, thiên đường là đây ...
Được cảm ơn bởi: Gio'Thu
Đầu trang

Thiên Hương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 179
Tham gia: 18:54, 08/03/09

NHÂN & TRÍ

Gửi bài gửi bởi Thiên Hương »

NHÂN & TRÍ

Thầy trò Khổng Tử trên đường vân du, một hôm Khổng Tử gọi Tử Cống (một trong 72 học trò hiền của Khổng Tử) hỏi:

- Theo con, thế nào là người nhân, thế nào là người trí?

Tử Cống suy nghĩ một lát rồi đáp:

- Thưa thầy! Người nhân là người biết thương người, còn người trí là người biết hiểu người.

Khổng Tử khen hay rồi kêu Tăng Tử vào hỏi lại câu trên. Tăng Tử suy nghĩ một hồi rồi đáp:

- Thưa thầy! Người nhân là người biết thương mình, người trí là người tự biết mình.

Khổng Tử chịu quá! Ông tiếp tục gọi người học trò thứ ba là Tử Lộ vào và hỏi giống y như câu hỏi hai người học trò trước. Tử Lộ ngẫm nghĩ một lúc rôi thưa:

- Theo con, người nhân là người làm sao cho người khác thương được mình, còn người trí là người làm sao cho người khác hiểu được mình!

Khổng Tử rất đỗi ngạc nhiên, ngữa mặt khen rằng:

- Bất ngờ thay! 8-> .

(Theo Thuật xử thế người xưa của Ngô Nguyên Phi)
Đầu trang

Thiên Hương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 179
Tham gia: 18:54, 08/03/09

NHÂN & TRÍ

Gửi bài gửi bởi Thiên Hương »

BÀI HỌC ĐẠO LÝ: NHÂN & TRÍ

Cả ba người học trò hiền ưu tú Tử Cống, Tăng Tử và Tử Lộ đều cùng học với thầy Khổng Phu Tử. Vậy mà khi thầy đưa ra đề tài nhân và trí thì ba người lại có ba câu trả lời với quan điểm khác biệt nhau. Tuy ba đáp án hoàn toàn khác nhau nhưng đều được thầy khen hay, đây quả là một điều bất ngờ thú vị!

Khổng Tử đưa ra câu hỏi về nhân và trí là tình thương và sự hiểu biết. Cả ba câu trả lời của ba người học trò cộng lại sẽ cho một đáp án đầy đủ nhất: Biết thương người, thương ta; hiểu người, hiểu ta và biết làm cho người ta thương mình, hiểu mình. Suy luận ra chúng ta thấy không khác gì sự hiểu biết lớn và tình thương lớn, tức đại trí đại bi hay bi trí dũng mà những người con Phật luôn luôn hướng đến và chứng đạt.

Trên bước đường tu tập, những hành xử trong cuộc sống không ngừng đổi thay, hành trang chúng ta mang theo là đạo lý làm người, bao gồm cái mà Khổng Tử gọi là nhân và trí hay như Thế Tôn gọi là đại trí và đại bi. Như một dòng sông có lúc từ trên cao đổ ào ào xuống vực sâu, có lúc trườn mình len lách qua hẻm núi, có lúc thênh thang lặng lờ trôi giữa bình nguyên… thiên hình vạn trạng. Với mỗi hoàn cảnh đều có một cách hành xử phù hợp. Núi dựng bạt ngàn dòng sông không thể không uốn mình lượn theo thế núi. Bình nguyên phẳng lặng thì sông kia không cớ gì phải cuốn xoáy, gầm gào. Con người cũng thế! Có lúc ta vì người và người vì ta; có lúc ta vì ta và người vì người; theo hoàn cảnh mà hành sự, như thế mới không có lỗi.

Qua câu hỏi nhân và trí của Khổng Tử, Ngũ Tử Tư ở nước Ngô (người cùng thời với Khổng Tử) nói: Không thương mình làm sao thương được người ngoài? Không thương người làm sao người thương ta? Nhân và trí ít nhiều gì vốn đã có sẵn trong mỗi người, chỉ sử dụng có hợp lúc không thôi! Do đó bất kỳ viêc gì đúng hay sai, công hay tội chúng ta khó mà đem chủ quan ra để phán xét được. Bởi việc hành xử của tha nhân còn tùy thuộc hoàn cảnh của họ lúc đó.

Câu chuyện trên đây cho ta một bài học thâm thúy về thuật xử thế. Dùng cái bất biến để ứng với cái vạn biến. Ba câu trả lời của ba vị học trò hiền danh tiếng của Khổng Tử tuy khác nhau nhưng bản chất vẫn bất biến thuần khiết nhân và trí một màu trong suốt dù cuộc đời lên thác xuống ghềnh muôn vàn biến động. Người con Phật cũng thế! "Dĩ bất biến ứng vạn biến" để cho suối nguồn từ bi trong ta tuôn chảy vào dòng đời rộng hẹp tùy duyên tự độ, độ tha cho đến ngày công viên quả mãn.
Được cảm ơn bởi: ThienCat, lêu lêu
Đầu trang

ThienCat
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1164
Tham gia: 23:39, 28/04/10

TL: Triết lý sống mỗi ngày nên đọc

Gửi bài gửi bởi ThienCat »

Thanks Chủ top.
Topic này hay.Đánh dấu để tiện theo dõi .
Đầu trang

Thiên Hương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 179
Tham gia: 18:54, 08/03/09

Con khỉ và trái táo gỗ

Gửi bài gửi bởi Thiên Hương »

Con Khỉ và trái Táo gỗ

Trong khu rừng kia có một con khỉ rất hạnh phúc. Nó tìm ăn những trái cây ngọt lịm khi đói và nằm nghỉ ngơi khi mệt. Một ngày, con khỉ đang lang thang bìa rừng thì thấy một ngôi nhà… Trong ngôi nhà nhỏ bé đó, nó thấy một cái chén to đựng toàn táo, những trái táo tuyệt đẹp. Con khỉ liền trộm lấy một trái và chạy thật nhanh trở lại khu rừng.
Khi đã chạy thật xa, khỉ dừng lại đưa trái táo lên mũi ngửi nhưng chẳng thấy có mùi gì. Nó cố gắng ăn nhưng trái táo cứng ngắc đến mức đau cả răng. Thực ra trái táo này được làm bằng gỗ nhưng rất đẹp và trông như thật. Những con khỉ khác nhìn thấy trái táo cũng thèm được ăn. Con khỉ nọ thấy thế càng giữ chặt trái táo.

Có được trái táo đẹp, con khỉ rất tự hào và hãnh diện. Nó lang thang suốt trong rừng để khoe tài sản quý giá của mình. Trái táo lấp lánh ánh đỏ dưới nắng mặt trời dường như càng hoàn hảo hơn bao giờ hết. Và con khỉ càng ôm khư khư trái táo hơn, mặc dù cơn đói cồn cào trong bụng thúc giục nó đi kiếm cái ăn.

Những trái cây ngọt lịm hương rừng thôi thúc con khỉ, nhưng nó vẫn không chịu buông trái táo trong tay - nó sợ có kẻ nào khác đang rình mò sẽ lấy trộm mất. Thực sự, trong tâm trí con khỉ rất mệt mỏi, nó không thể thư giãn và dành lấy vài phút nghỉ ngơi cho mình. Nó vẫn đang cố gắng bảo vệ trái táo.

Con khỉ vẫn tự hào vì tài sản vô giá này nhưng bắt đầu cảm thấy ít hạnh phúc hơn. Nó tiếp tục đi dọc theo con đường mòn trong rừng, càng ngày càng cảm thấy trái táo nặng hơn. Thực ra bởi nó đang mệt mỏi, đói và kiệt sức. Nó không thể trèo lên cây để hái trái vì tay vẫn còn bận giữ trái táo. Điều gì sẽ xảy ra nếu nó tiếp tục ôm trái táo như vậy? Hay nó sẽ buông tay ra?

Mùi thơm của trái cây trước mặt toả hương thơm ngát, những trái chín đỏ mọng như trêu ngươi. Đắn đo một lúc, con khỉ quyết định buông trái táo bằng gỗ. Nó trèo lên cây hái trái ăn, lại cảm thấy hạnh phúc trở lại.

Đôi khi chúng ta cố gắng giữ chặt những giá trị tưởng chừng rất lớn mà không dám cho đi, rốt cuộc chỉ nhận lại sự mệt mỏi đến kiệt sức. Hãy biết cho đi và bạn sẽ được nhận lại nhiều hơn thế. Đó mới là hạnh phúc của cuộc sống.
Được cảm ơn bởi: lêu lêu
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2127
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: Re: Triết lý sống mỗi ngày nên đọc

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Phong Đạt đã viết:đã sai thì sai đến cùng
Thật sai lầm !
Ác tích chứa chưa đủ , chẳng thể diệt thân .
Thiện tích chứa chưa đủ , chẳng thể thành danh .
Tiểu nhân khinh điều ác nhỏ làm không sợ , lâu ngày thân tự diệt .
Quân tử chẳng chê điều thiện nhỏ cố gắng làm , lâu ngày tất thành danh !
KHỔNG TỬ
Đầu trang

Thiên Hương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 179
Tham gia: 18:54, 08/03/09

KỲ NHÂN

Gửi bài gửi bởi Thiên Hương »

KỲ NHÂN

Tả Tôn Đường, một danh tướng đời Thanh và cũng là người cao cờ nổi tiếng trong thiên hạ. Ông được người đời ví như là Đế Thích của trần gian.

Một hôm trên đường đi kinh lý ở Giang Tô, Tả Tôn Đường thấy một ngôi nhà tranh cũ nát, bé nhỏ song lại treo một tấm biển lớn “Người cao cờ đệ nhất thiên hạ”. Tả Tôn Đường lắc đầu: “Kẻ nào mà kiêu ngạo như vậy. Chắc người này chưa bao giờ ra khỏi nhà nên mục hạ vô nhân”.

Nói rồi ông đẩy tấm liếp che cửa để vào nhà, xin đọ tài với chủ nhân. Tả Tôn Đường giao hẹn: “Nếu nhà ngươi thua ta liền ba ván thì phải dỡ tấm biển ngay lập tức”. Chủ nhà - một cụ già đã trọng tuổi nhưng đôi mắt rất tinh anh bèn vâng dạ đồng ý. Quả nhiên chỉ chưa uống hết chén trà, Tả Tôn Đường thắng liền ba ván, ông hồ hởi đốc toàn quân tiếp tục lên đường.

Bẵng đi vài năm sau, Tả Tôn Đường được vua cho an trí. Ông sai gia nhân đi đường Giang Tô để hy vọng gặp lại đối thủ cũ. Rất ngạc nhiên, Tả Tôn Đường thấy đối thủ của mình không những không bỏ tấm biển “Người cao cờ đệ nhất thiên hạ” đi mà lại còn thay bằng một tấm biển khác có dòng chữ “Người cao cờ đệ nhất thiên hạ” to gấp hai, ba lần dòng chữ ở tấm biển cũ. Dừng lại trước ngôi nhà, Tả Tôn Đường gọi “đối thủ” ra rồi mắng: “Nhà ngươi thật là hợm hĩnh. Lần trước thua ta cờ, ngươi hứa là sẽ bỏ tấm biển đi. Ta đi khỏi, ngươi lại treo tấm biển khác to hơn để loè thiên hạ. Để ngươi chừa thói kiêu ngạo, ta chơi với ngươi năm ván nữa. Nếu lần này ta lại thắng, ngươi phải chẻ ngay tấm biển kia để làm củi”.

Chủ nhân ngôi nhà tranh vâng dạ rối rít, lấy bàn cờ ra để đọ trí với Tả Tôn Đường. Lần này chưa kịp ngồi ấm chỗ, Tả Tôn Đường đại bại.

Không hề tức giận, trái lại trong lòng vô cùng cảm phục các thế cờ bí hiểm, biến hoá như thần của cụ già, Tả Tôn Đường khiêm tốn hỏi: “Thưa tiên sinh, vì sao lần này tiên sinh chơi giỏi như thế? Loại cao cờ như tôi, cũng không thể lường được”.

Cụ già lễ phép thưa: “Bẩm ngài. Lần trước sở dĩ tôi không dám thắng ngài, chỉ vì ngài đang là mệnh quan của triều đình. Nếu thắng, chắc ngài sẽ không để tôi được yên, chứ đâu chỉ bắt bỏ đi cái biển hiệu. Vậy nên tôi đã cố tình thua. Lần này, nhìn đồ đạc và gia nhân, tôi biết ngài đã nghỉ hưu. Vậy nên tôi mới dám phạm thượng, thắng ngài. Mong ngài đại xá cho kẻ tối dạ này”...

Tả Tôn Đường ôm ghì “đối thủ” vào lòng, rồi cả cười: “Trên bàn cờ, tiên sinh quả là người sáng trí. Song trong cách nhìn người, tiên sinh đúng là tối dạ. Tiên sinh hiểu về ta như thế tức là chẳng hiểu gì cả và coi thường ta quá. Ta đâu phải loại tiểu nhân. Bởi lẽ, vị trí trong xã hội và vị trí ở bàn cờ tướng là hai chuyện rất khác nhau. Ta không bao giờ lấy vị trí của ta trong xã hội để áp đảo tiên sinh lúc chơi cờ. Chẳng qua tiên sinh tự áp đảo mình mà thôi”.

Tả Tôn Đường vừa đi khuất, người cao cờ đệ nhất thiên hạ liền hạ ngay tấm biển nọ rồi đem đốt. Trong ánh lửa bập bùng, ông thầm nghĩ: “Người ứng xử như Tả Tôn Đường mới là bậc cao cờ đệ nhất thiên hạ” :-bd .
Được cảm ơn bởi: thanmachientruong
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2127
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: Triết lý sống mỗi ngày nên đọc

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

>:D< :-bd ;) :D
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Triết lý sống mỗi ngày nên đọc

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »


Lời quẻ Khôn trong kinh Dịch:


Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh. Tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương.

Dịch:
Nhà nào tích chứa điều thiện thì tất có thừa phúc. Nhà nào tích chứa điều ác thì tất có thừa tai vạ.
Được cảm ơn bởi: anhlinhmotminh
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Cuộc sống muôn màu”