Dịch: thánh nhân thấy được những cái phức tạp trong thiên hạ mà xét hình dung của chúng rồi bắt chước mà tượng trưng các vật cùng tính cách mỗi vật, do đó mà gọi là tượng (tượng hình và tượng ý).
Dịch: thánh nhân thấy được những cái động trong thiên hạ, mà xét cái lẽ tụ hội và tương quan của chúng, tìm ra được qui luật vận chuyển (1) của chúng, rồi đặt ra lời ghép vào (mỗi hào) để đoán cát hay hung, do đó mà gọi là hào.
(bản dịch của Nguyễn Hiến Lê)
Hỏa Trạch Khuê
Hào 1: Lấy Tượng ngựa mất trở về
Hào 2: Lấy Tượng đi đường gặp chủ
Hào 3: Lấy Tượng bò qua đường bị cản lại
Hào 4: Lấy Tượng đang cô độc mà gặp lại bạn xưa
Hào 5: Lấy Tượng làm hại để giúp
Hào 6: Lấy Tượng tưởng cướp mà lại là cầu hôn
Tượng-Hào
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục trao đổi kiến thức về các môn Dịch lý dành cho thành viên chính thức. Các bài viết trao đổi cần có nội dung kiến thức hoặc cung cấp thông tin nghiệm lý. Muốn nhờ xem quẻ, luận quẻ vui lòng đăng tại mục Xem quẻ.
Các bài viết và thành viên vi phạm sẽ bị xử lý.
Đây là chuyên mục trao đổi kiến thức về các môn Dịch lý dành cho thành viên chính thức. Các bài viết trao đổi cần có nội dung kiến thức hoặc cung cấp thông tin nghiệm lý. Muốn nhờ xem quẻ, luận quẻ vui lòng đăng tại mục Xem quẻ.
Các bài viết và thành viên vi phạm sẽ bị xử lý.
-
- Chính thức
- Bài viết: 76
- Tham gia: 22:48, 20/06/09
TL: Tượng-Hào
Vấn nạn khó nhất của Dịch đó là việc phiên dịch âm không chuẩn khiến cho ý nghĩa bị sai lệch đi rất nhiều.
[blockquote]Chương XVIII Tên và nghĩa của các quẻ - phải xét rõ nguồn gốc - Tên và nghĩa không đúng thì đạo dịch sẽ mất hết cơ sở để lý giải[/blockquote]
Quản Lộ nói người giỏi Dịch thì không luận về Dịch phải chăng là do vậy?
[blockquote]Chương XVIII Tên và nghĩa của các quẻ - phải xét rõ nguồn gốc - Tên và nghĩa không đúng thì đạo dịch sẽ mất hết cơ sở để lý giải[/blockquote]
Quản Lộ nói người giỏi Dịch thì không luận về Dịch phải chăng là do vậy?
TL: Tượng-Hào
Nho gia nói "nhân nghĩa" và đuợc đời biết đến !
Nghĩa là gì ?
Cáo Tử thuợng - Mạnh Tử nói: "Nhân ái là lòng nguời, Nghĩa là con đuờng mà nguời phải đi" (Nhân, nhân tâm; nghĩa, nhân lộ dã)
Nghĩa là con đuờng mà nguời ta phải đi, có nghĩa là "đuơng nhiên phải thế, không thế thì không đuợc".
Ý nghĩa "đuơng nhiên phải thế" tức là bắt buộc.
Nói đến sự bắt buộc, cần phân biệt: bắt buộc về phuơng diện công - lợi, và bắt buộc về phuơng diện đạo đức.
Bắt buộc về phuơng diện công lợi, tức là bắt buộc có điều kiện, cho nên nó tuơng đối chứ không tuyệt đối.
Nghĩa là sự bắt buộc về phuơng diện đạo - đức, đây là sự bắt buộc vô điều kiện. Nghĩa là yếu tố để một hành vi đuợc xem là hành vi đạo đức. Trung Dung nói: "Nghĩa là đúng đắn" (Nghĩa giả, nghi dã).
Chúng ta nói một sự việc phải giải quyết thế nào ? phải có biện pháp giải quyết thế nào ? Cái biện pháp có khả năng thực thi này là biện pháp tốt nhất để giải quyết một sự việc, ở một tình huống nào đó. Cái gọi là "tốt nhất" này hàm nghĩa như thế nào ?