Đất Phật

Trao đổi về kiến thức Hán Nôm và cổ học
hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

Thấy lợi đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động.
Tập tin đính kèm
4afa5927_17042ca7_200710119720712_2.jpg
4afa5927_17042ca7_200710119720712_2.jpg (28.05 KiB) Đã xem 2035 lần
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, dttd, Veronica07031, lasen, TiT_TinhKhong_TiT
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch thì nhân ngã chưa xả.
Tập tin đính kèm
4bce7698_624349be_duocsuimp77_resize.gif
4bce7698_624349be_duocsuimp77_resize.gif (159.5 KiB) Đã xem 2035 lần
Được cảm ơn bởi: ericat, cloudstrife, dttd, Veronica07031, lasen, TiT_TinhKhong_TiT
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
cloudstrife
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 4207
Tham gia: 20:34, 24/11/10

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi cloudstrife »

Lời Phật dạy quả thật đúng đắn :) ......

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ^:)^ ^:)^ ^:)^
Được cảm ơn bởi: hey, lasen
Đầu trang

kimchi80
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 60
Tham gia: 14:14, 08/04/10

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi kimchi80 »

Vãng sinh Cực Lạc
Tập tin đính kèm
images.jpg
images.jpg (7.76 KiB) Đã xem 2023 lần
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, hey, dttd
Đầu trang

kimchi80
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 60
Tham gia: 14:14, 08/04/10

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi kimchi80 »

Cửu phẩm liên hoa:
1-Thượng Phẩm: 3 tranh
Tập tin đính kèm
Thượngn phẩm hạ sinh
Thượngn phẩm hạ sinh
3-thuongphamhasanh.jpg (41.51 KiB) Đã xem 2184 lần
Thượngn phẩm trung sinh
Thượngn phẩm trung sinh
2-thuongphamtrungsanh.jpg (38.76 KiB) Đã xem 2184 lần
Thượngn phẩm thượng sinh
Thượngn phẩm thượng sinh
1-thuong pham thuong sanh.jpg (39.64 KiB) Đã xem 2184 lần
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, hey, Veronica07031, lasen
Đầu trang

kimchi80
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 60
Tham gia: 14:14, 08/04/10

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi kimchi80 »

Thiên thủ Thiên nhãn Quan Âm
Tập tin đính kèm
phatba2[1].jpeg
phatba2[1].jpeg (3.84 KiB) Đã xem 2184 lần
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, lasen, vn007
Đầu trang

kimchi80
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 60
Tham gia: 14:14, 08/04/10

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi kimchi80 »

[highlight=#ff0040]Cửu phẩm Liên Hoa:[/highlight]
[highlight=#ff0040]2-Trung sinh: 3 bậc[/highlight]
Tập tin đính kèm
6-trung pham ha sanh.jpg
6-trung pham ha sanh.jpg (39.29 KiB) Đã xem 2184 lần
5-trung pham trung sanh.jpg
5-trung pham trung sanh.jpg (37.92 KiB) Đã xem 2184 lần
4-trungphamthuongsanh.jpg
4-trungphamthuongsanh.jpg (39.68 KiB) Đã xem 2184 lần
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, hey, Veronica07031, lasen
Đầu trang

kimchi80
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 60
Tham gia: 14:14, 08/04/10

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi kimchi80 »

Chùa Trấn Quốc
Tập tin đính kèm
cvn-chua-tranquoc-thapto[1].jpeg
cvn-chua-tranquoc-thapto[1].jpeg (40.46 KiB) Đã xem 2184 lần
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, hey, Veronica07031, lasen
Đầu trang

kimchi80
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 60
Tham gia: 14:14, 08/04/10

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi kimchi80 »

Cửu phẩm liên hoa:
3-Hạ Phẩm: 3 tranh-3 bậc:
Tập tin đính kèm
9- ha pham ha sanh.jpg
9- ha pham ha sanh.jpg (40.17 KiB) Đã xem 2184 lần
8-ha pham trung sanh.jpg
8-ha pham trung sanh.jpg (39.43 KiB) Đã xem 2184 lần
7-ha pham thuong sanh.jpg
7-ha pham thuong sanh.jpg (43.19 KiB) Đã xem 2184 lần
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, hey, Veronica07031, lasen
Đầu trang

kimchi80
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 60
Tham gia: 14:14, 08/04/10

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi kimchi80 »

Cửu Phẩm Liên Hoa có nghĩa là 9 tầng hoa sen hay còn được gọi là Cửu Phẩm Liên Đài. Đây là hình ảnh tượng trưng cho 9 phẩm bậc tu hành của người tu theo pháp môn Tịnh Độ, mỗi phẩm tương ứng với một đài sen và được phân thành 3 phẩm chính ( tính từ cao xuống thấp) là phẩm Thượng,Trung và Hạ. Trong mỗi phẩm Thượng, Trung, Hạ gồm có 3 phẩm bậc nữa, tổng thể là 9 phẩm. Cõi Tịnh Độ thuộc về Tây Phương Cực lạc mà Đức Phật Adiđà làm giáo chủ.

- Phẩm Thượng:

1/Thượng phẩm thượng sanh,

2/ Thượng phẩm trung sanh,

3/ Thượng phẩm hạ sanh

- Phẩm Trung:

4/ Trung phẩm thượng sanh,

5/Trung phẩm trung sanh,

6/ Trung phẩm hạ sanh

- Phẩm Hạ:

7/ Hạ phẩm thượng sanh,

8/ Hạ phẩm trung sanh,

9/Hạ phẩm hạ sanh.
--------------------------------
Đức Phật bảo Anan và Vi-Đề-Hy :

Thượng phẩm thướng sanh là như thế nào?

Nếu chúng sanh muốn sanh về cõi kia nên phát ba thứ tâm, là Tâm chí thành, Tâm sâu thiết, Tâm hồi hướng phát nguyện, tất sẽ được vãng sanh. Lại có ba hạng hữu hình được sanh về Cực-Lạc: Một là hạng có lòng xót thương, không giết hại, giữ tròn các giới hạnh. Hai là hạng đọc tụng kinh điển Phương -Đẳng Đại-Thừa. Ba là hạng tu hành lục niệm, hồi hướng phát nguyện sanh về An-Dưỡng. Nếu đủ các công đức như thế, từ một ngày cho đến bảy ngày liền được vãng sanh.

Do kẻ ấy tinh tiến dõng mãnh, nên lúc vãng sanh Phật A-Mi-Đà cùng hai Bồ-Tát Quán-Thế-Âm, Đại-Thế-Chí, vô số hóa Phật, trăm ngàn thanh văn, tỳ kheo, đại chúng, vô lượng chư thiên và cung diện thấy bảo đều hiện đến. Khi ấy Quán-Thế-Âm Bồ-Tát bưng đài kim cang cùng Đại-Thế-Chí Bồ-Tát tới trước hành giả. Phật A-Mi-Đà phóng đại quang minh chiếu đến thân người vãng sanh, rồi cùng chư Bồ-Tát cùng đưa tay tiếp dẫn. Hai vị Đại-Thánh Quán-Thế-Âm, Đại-Thế-Chí lại cùng vô số Bồ-Tát đồng thanh khen ngợi, khuyến tấn. Hành giả mục kích cảnh ấy rồi, sanh tâm vui mừng khấp khởi, tự thấy mình ngồi trên đài kim cang, theo sau Phật và thánh chúng, trong khoảng khảy ngón tay, sanh về Cực-Lạc.

Khi đã sanh về cõi kia , lại thấy kim thân Phật đầy đủ các tướng, chư Bồ-Tát sắc tướng cũng cụ túc, trang nghiêm. Các ánh sáng và rừng báu đều diễn thuyết pháp mầu. Hành giả nghe xong liền ngộ Vô-Sanh Pháp-Nhẫn, trong giây phút thừa sự chư Phật khắp mười phương, được thọ ký trước chư Phật, rồi trở về bản quốc, chứng vô lượng trăm ngàn môn Đà-La-Ni. Đây gọi là Thượng Phẩm thượng sanh.

(trích kinh Quán Vô Luơng Thọ Phật)
------------------------------------
Thượng phẩm trung sanh là thế nào ?

Có chúng sanh tuy không thọ trì kinh Phương-Đẳng, nhưng khéo hiểu nghĩa thú, đối với Đệ-Nhất-Nghĩa tâm không kinh động, tin sâu lý nhơn quả, không phỉ báng Đại-Thừa.

Nếu hành giả đem công đức này niệm Phật hồi hướng cầu sanh Cực-Lạc, thì khi lâm chung Tây Phương Tam Thánh cùng vô lượng đại chúng quyến thuộc bưng đài tử-kim hiện đến trước mặt khen rằng “ Pháp tử! ngươi tu Đại-Thừa hiểu Đệ-Nhất-Nghĩa nên nay ta đến tiếp nghinh “ Liền đó đức Vô-Lượng-Thọ Thế-Tôn cùng với một ngàn hóa Phật đồng thời đưa tay xuống tiếp dẫn.

Bấy giờ hành giả tự thấy mình ngồi trên đài tử-kim, chắp tay khen ngợi chư Phật, rồi trong khoảng một niệm liền sanh về nơi ao thất bảo ở cõi Cực-Lạc.

Đài tử-kim ấy như hoa báu lớn, trải một đêm liền nở. Bấy giờ hành giả thân sắc tử-kim, dưới chơn lại có hoa sen thất bảo, được Phật và Bồ-Tát đông thời phóng quang soi đến mình, mắt liền mở sáng.

Do túc-tập trước kia, lúc đó tự nghe các âm thanh khắp nơi đều nói thuần là pháp Đệ-Nhất-Nghĩa-Đế rất thâm mầu. Nghe xong liền bước xuống kim đài lễ Phật và chắp tay khen ngợi đức Thế-Tôn. Trải qua bảy ngày liền được không thối chuyển nơi quả A-nậu-đa-la-tam-niệu-tam-bồ-đề, có thể tự tại bay đi khắp mười phương thừa sự chư Phật, tu các môn tam-muội. Như thế trải qua một tiểu kiếp chứng được Vô-sanh-pháp-nhẫn và mong chư Phật thọ ký. Đây là cảnh thượng phẩm trung sanh.

Vạn vật là pháp hữu vi , do nhân duyên sanh nên không có tự tính vì vậy thể tánh vốn không. Vì giả có mà thực không nên gọi là “ Diệu Hữu”.

Vạn vật vốn từ tánh không lưu xuất, mà tánh không là chơn tâm, chẳng phảI là không có nên còn là “ Diệu không “.

Vậy xét về thực thể của vạn vật, vốn “ chẳng phảI có, chẳng phảI không ” nên gọi là Trung Đạo. Đó là ý nghĩa của Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa Đế.

Các pháp đều do duyên khởi, không có tự tánh nên thẩy đều vắng lặng, vì nó tuyệt đói, vượt trên các pháp nên gọi là “ đệ nhất “.

“Tâm không kinh động” là bậc khéo hiểu nghĩa Đại-Thừa , tuy nghe nói những đạo lý : Tất cả pháp đều không, Sanh tử, Niết-Bàn cũng không, Phàm Thánh, mê ngộ cũng không, Lục đạo luân hồi và Tam Hiền, Thập Thánh nguyên là đồng thể v v…. nghe mà vẫn thản nhiên, không nghi trệ.

“Tin sâu lý nhân quả” là rõ biết các pháp tuy không nhưng nhân quả, lành dữ không mảy may sai lạc. Hiểu như thế mới là “không phỉ báng Đại-Thừa”.

Bậc có tín giải Đại-Thừa nếu chẳng nguyện về Tây Phương thì cũng còn ở trong luân hồi, khó lòng không thối thất, nên đức Thế Tôn khuyên hồi hướng cầu sanh Cực-Lạc.
------------------------------------------------------------------
Thượng Phẩm Hạ Sanh là thế nào ?

Có chúng sanh tuy cũng tin nhân quả, không báng Đại-Thừa nhưng chỉ phát tâm cầu đạo Vô-Thượng, rồi đem công đức ấy niệm Phật nguyện về Cực-Lạc.

Hành giả ấy khi lâm chung được Phật A-Mi-Đà , Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, Đại- Thế-Chí Bồ-Tát cùng chư Bồ-Tát cầm hoa sen vàng, hóa hiện năm trăm vị Phật đến nghinh tiếp.

Lúc đó năm trăm Hóa Phật đồng thời đưa tay xuống và khen rằng “ Pháp tử ! Ngươi nay thanh tịnh, phát vô thượng đạo tâm, nên ta đến rước ngươi “.

Khi hành giả mục kích cảnh ấy rồi, liền thấy mình ngồi nơi hoa sen vàng, ngồi xong cánh hoa khép lại, theo sau đức Thế Tôn sanh về ao thất bảo. Như thế trải qua một ngày đêm , hoa sen nở ra, bảy hôm sau mới được thấy Phật. Nhưng tuy thấy Phật, đối với các tướng hảo, tâm còn chưa rõ ràng, đợi qua hai mươi mốt ngày mới nhận được minh bạch.

Bấy giờ người vãng sanh nghe các âm thanh đều diễn pháp mầu, bay dạo mười phương cúng dường chư Phật, và được nghe pháp thậm thâm trước các đức Thế Tôn. Trải qua ba tiểu kiếp như thế, được bách pháp minh môn, trụ Sơ hoan hỷ địa. Đây là cảnh Thượng phẩm hạ sanh

Hành giả này tuy tin nhân quả nhưng chưa được tin sâu nên lòng lành còn thối thất, niệm ác còn sanh. Nếu đã hiểu sâu sự khổ luân hồi thì đối với tội nghiệp không dám tái phạm, Tin sâu cảnh vui Tịnh Độ thì khi phát tâm tu không còn lui sụt, biếng lười.

Câu “ Không báng Đại-Thừa ” là nói lòng tin tuy có gián đoạn nhưng đối với pháp Đại-Thừa không còn nghi ngại. Nếu có tâm nghi báng, thì ngàn Phật hiện thân cũng không thể cứu độ.

Câu “ Ngươi nay thanh tịnh “ chỉ cho tội chướng của hành giả đã được tiêu trừ.

Bậc Sơ Địa Bồ-Tát trong khoảng sát na chứng được trăm môn tam-muội, thấy được một trăm đức Phật, Sức thần thông có thể đi qua, và làm chấn động một trăm Phật sái.

Ánh sáng soi khắp một trăm Phật độ, thành tựu chắc chắn một trăm chúng sinh. Biết quá khứ, vị lai một trăm ức kiếp, hay vào trăm pháp môn, hóa thân trong trăm cõi.

Bậc Bồ-Tát này mỗi hóa thân có một trăm Bồ-Tát trang nghiêm làm quyến thuộc. Khi Bồ-Tát chứng sơ địa , tâm rất hoan hỷ nên gọi là hoan hỷ địa.
------------------------
Được cảm ơn bởi: linhnhi, cloudstrife, hey, tuankietxm, lasen, TiT_TinhKhong_TiT
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Cầm kỳ thi họa”