Đất Phật

Trao đổi về kiến thức Hán Nôm và cổ học
hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

PHƯƠNG PHÁP PHẬT DẠY CON



Đức Phật, đã lìa bỏ tổ ấm của mình để đi tìm con đường giải thoát vào chính cái ngày La Hầu La — đứa con trai duy nhất của Ngài chào đời. Song, ít ai biết rằng sau khi đạt Chính Đẳng Chính Giác, Đức Phật đã trở thành thầy dạy dỗ chính cho con trai của mình trong hầu hết quãng đời niên thiếu của con Ngài, kể từ khi La Hầu La lên bảy tuổi, và Ngài đã là một người cha rất mực mô phạm: La Hầu La đã đạt được giác ngộ viên mãn khi mới tròn 20 tuổi.
Vậy, ta hãy tự hỏi, Đức Phật là một người cha như thế nào? Phương pháp dạy con của Ngài ra sao? Làm thế nào một bậc giác ngộ trao truyền những giá trị tâm linh của mình cho con cái?
Lúc La Hầu La bảy tuổi, Đức Phật dạy cho con về đạo đức; lúc La Hầu La 10 tuổi, Đức Phật dạy cho con thiền; và lúc 20 tuổi, Ngài dạy về tuệ giác giải thoát.
Sáu năm sau khi Đức Phật rời bỏ gia đình, và một năm sau khi đạt được giác ngộ, Đức Phật trở về kinh thành. La Hầu La, lúc ấy bảy tuổi, theo lời mẹ dạy, đã chạy đến bên cha để xin thừa hưởng gia tài. Nếu như ngày xưa Thái tử Tất Đạt Đa không bỏ kinh thành ra đi, thì bây giờ La Hầu La đã được truyền ngôi vua. Nhưng là một người đã buông bỏ hết tất cả, sống đời khổ hạnh, Đức Phật có thể trao lại cho con mình cái gì? Đáp lời La Hầu La, Đức Phật quay sang nói với Ngài Xá Lợi Phất, một đồ đệ thân tín của Đức Phật: “Hãy thâu nhận nó.” Như vậy, thay vì được ngôi vua, La Hầu La đã được thừa hưởng con đường đi của cha mình — con đường dẫn đến giải thoát.
ĐẠO ĐỨCCâu chuyện đầu tiên kể về La Hầu La được Đức Phật dạy về lòng chính trực như thế nào. Lúc lên tám tuổi, La Hầu La đã có lần nói dối. Bài Kinh Giáo Giới La Hầu La kể rằng sau khi tọa thiền xong, Đức Phật đến tìm con. La Hầu La lấy ghế mời cha ngồi, rồi mang đến một thau nước cho cha rửa chân, theo phong tục thời ấy. Sau khi rửa chân xong, Đức Phật hỏi: “Này, La Hầu La, con có thấy chút nước còn lại trong cái thau này không?”“Dạ, con có thấy”– La Hầu La thưa.“Đời của một người tu cũng chỉ đáng bằng một chút nước này thôi, nếu như người đó cố tình nói dối.”Sau đó, Đức Phật hất đổ hết nước trong thau ra và nói: “Đời của một người tu cũng đáng vất bỏ đi như vầy nếu như người đó cố tình nói dối.”Xong, Đức Phật lật cái thau úp xuống và nói: “Đời của một người tu sẽ trở nên đảo lộn như vầy nếu như người đó cố tình nói dối.”Và, để nhấn mạnh thêm nữa, Đức Phật lật ngửa cái thau trở lại và nói: “Đời của một người tu cũng trở nên trống rỗng như cái thau này nếu như người đó cố tình nói dối.”Sau đó Ngài dạy con: “Đối với một người cố tình nói dối, không có một tội lỗi xấu xa nào mà người đó không thể làm. Vì vậy, La Hầu La, con hãy tập đừng bao giờ nói dối, cho dù đó là một lời nói đùa.”Câu chuyện trên đây nhắc nhở rằng những lời la mắng giận dữ với con cái thực ra chỉ có sức mạnh mà không có nội lực. Đức Phật đã rất bình tĩnh, chọn thời điểm đúng lúc để dạy con mà không trừng phạt hay nổi giận với con.Sau bài thuyết giảng ngắn mà nghiêm khắc, rõ ràng về việc nói dối đó,tưởng rằng La Hầu La đã lắng nghe cha hơn. Sau đó, Đức Phật chỉ dẫn con làm sao để suy xét mọi hành động của mình.“Cái gương dùng để làm gì?”– Ngài hỏi.“Bạch Đức Thế Tôn, gương dùng để soi”– La Hầu La đáp.Đức Phật lại dạy : “Trong khi chuẩn bị làm điều chi bằng thân, khẩu, ý, con phải quán chiếu: hành động này có gây tổn hại cho mình hoặc cho kẻ khác không. Nếu, sau khi suy xét, con thấy rằng hành động đó sẽ có hại, thì con hãy đừng làm. Còn nếu con thấy rằng hành động đó có ích lợi cho con và cho kẻ khác, thì con hãy làm.”
Đức Phật cũng dạy cho La Hầu La hãy xem xét sau khi làm một việc gì đó, nó có gây tổn hại gì không. Nếu có, thì phải đến gặp một người có tuệ giác và sám hối để tránh lặp lại lỗi lầm trong tương lai.
THIỀN ĐỊNHCâu chuyện thứ hai nói về việc Đức Phật đã dạy thiền cho La Hầu La ra sao, nhằm phát triển nền tảng của nội tâm. Lúc đó La Hầu La được 10 tuổi. Câu chuyện bắt đầu lúc hai cha con đang đi thiền hành. Trong lúc đi, La Hầu Ha chợt thấy hãnh diện về vẻ đẹp của mình, và Đức Phật đã đọc được tư tưởng đó.Ngài nói với con: “Nhìn bằng con mắt của tuệ giác, cái thân này không phải là tôi (me), không phải là của tôi (mine), không phải là tự ngã của tôi (myself).” Rồi Đức Phật giảng tiếp: ta phải loại bỏ hết tất cả tưởng, hành, thức cũng như bất cứ ý niệm nào về tôi, của tôi, và tự ngã của tôi. Nghe những lời dạy này xong, La Hầu La cảm thấy hổ thẹn, lui về thiền viện, và không thiết gì đến việc ăn uống suốt ngày hôm đó.Tối hôm đó, sau khi bị Đức Phật quở trách, La Hầu La đến xin cha dạy cho mình phương pháp thiền quán hơi thở. Trước hết, Đức Phật dùng thí dụ để minh hoạ làm sao để buông xả trong lúc thiền định. Ngài dạy:“Con phải thiền làm sao giống như đất vậy: đất không cảm thấy phiền vì bất cứ một thứ gì đổ lên đó. Vì vậy, nếu con tập thiền giống như đất, con sẽ không có cảm giác vui thích hay không vui thích về bất cứ một điều gì. Hãy tập thiền như nước, như lửa, như gió, và như không gian: tất cả đều không cảm thấy phiền bởi những cảm giác vui thích hay không vui thích. Thực tập được như nước, như lửa, như gió, như không gian, tâm của con sẽ không còn vướng bận gì cả.”Rồi, trước khi dạy cho La Hầu La phép quán niệm hơi thở, Đức Phật dạy cho con về quán tâm từ như là một phương thuốc giải độc trừ khử ác tâm, về tâm bi để vượt thắng sự tàn ác, về tâm hỷ để thuần phục những sự bất toại nguyện, và về tâm xả để ngăn chặn những bất an, thương ghét.Sau đó, Ngài mới bắt đầu dạy cho con phép quán niệm hơi thở qua 16 giai đoạn. Những giai đoạn này chia làm 3 phần: a) tịnh tâm và thân; b) định tâm để nhận biết thân tâm và phát triển tuệ giác; và c) buông xả. Cuối cùng, Đức Phật lưu lại một dấu ấn đậm nét về giáo lý của Ngài với La Hầu La bằng cách nhấn mạnh rằng qua sự thực tập ý thức từng hơi thở của mình, ta sẽ có khả năng nhận biết hơi thở cuối cùng của mình vào giây phút cận tử một cách hoàn toàn bình thản.Đức Phật đã kết thúc bài giảng của mình bằng cách chỉ cho La Hầu La thấy giá trị của việc tập quán niệm hơi thở như thế nào đối với giây phút cuối cùng của cuộc đời mình.TUỆ GIÁCTrong bài pháp thứ ba và cuối cùng, Đức Phật đã hướng dẫn La Hầu La trả lời một loạt những câu hỏi về tuệ giác giải thoát (Trung Bộ Kinh , 147). La Hầu La đã dâng trọn thời niên thiếu của mình cho con đường đạt đến giác ngộ; trong một đoạn kinh, Ngài được xem là một nhà tu gương mẫu và tinh chuyên. Khi La Hầu La tròn 20 tuổi, Đức Phật biết rằng con trai của mình đã gần đến bờ giải thoát. Ngài đã làm một việc hết sức cảm động: Ngài đi bộ cùng với con vào sâu trong rừng. Ngồi dưới gốc một cây đại thụ già cỗi, Ngài đã hướng dẫn La Hầu La một cuộc pháp đàm rất kỹ về thuyết vô ngã. Đối với một người đã đạt đến trình độ tu tập cao như La Hầu La, thì những tư tưởng nằm sâu trong tiềm thức về cái ngã là chướng ngại cuối cùng của sự giải thoát. Ngồi nghe Đức Phật giảng, La Hầu La đã chứng đắc được tự tính vô ngã của vạn pháp, và đó chính là nấc thang cuối cùng giúp La Hầu La đạt đến sự giải thoát trọn vẹn.Ngày xưa, lúc La Hầu La bảy tuổi, đến xin với cha được thừa hưởng gia tài, Ngài đã không hề tưởng tượng được là 13 năm sau đó, Ngài đã được thừa hưởng một gia tài quý báu nhất mà một người làm cha mẹ có thể để lại cho con cái của mình. Trong Phật giáo, giác ngộ là hạnh phúc lớn lao nhất.
Tập tin đính kèm
clip_image002.jpg
clip_image002.jpg (100.89 KiB) Đã xem 1929 lần
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, dttd, Veronica07031, cunconhamchoi, lasen, TiT_TinhKhong_TiT
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

Ý nghĩa CHÚ ĐẠI BI
Theo Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni giải thích: “Hồi đời quá khứ vô lượng ức kiếp, có đức Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ ra đời vì ngài Quán Thế Âm mà nói ra chú Đại Bi này. Lúc đó Ngài mới trụ bực Sơ Địa, sau khi nghe chú này rồi thì siêu chứng lên bậc Bát Địa liền, Ngài thấy hiệu nghiệm như vậy liền phát đại nguyện rằng: “Nếu qua đời vị lai có thể đem thần chú này ra làm lợi ích cho chúng sanh thì cho thân Ngài sanh ra ngàn cái tai ngàn con mắt,” v.v... Ngài nguyện vừa xong thì quả nhiên tay mắt đều đầy đủ tất cả và lại được chư Phật Phóng quang soi đến thân Ngài, đồng thời soi khắp vô biên thế giới. Khi ấy Ngài lại phát nguyện nữa rằng: “Người nào nếu trì tụng chú này mỗi đêm 5 biến thì đặng tiêu hết những tội nặng sanh tử trong trăm ngàn vạn ức kiếp, đến lúc mạng chung thì có thập phương chư Phật hiện thân tiếp dẫn về cõi Tịnh Độ. Bằng như người nào trì tụng chú này mà sau còn đọa vào ba đường ác và chẳng đặng sanh về cõi Phật hay chẳng đặng những pháp Tam Muội, chẳng biện tài, sở cầu không toại chí, nếu có mấy sự ấy, thì chú này không được xưng là Đại Bi Tâm Đà La Ni”. Chỉ trừ những người tâm không thiện, chí không thành và lòng hay nghi thì không thấy hiệu nghiệm được liền mà thôi.
Theo Nhị Khoá Hiệp Giải của Hoà Thượng Thích Khánh Anh, trang 74 giải thích: “Thuở ấy, đức Quán Thế Âm rất kín nhiệm Phóng ra hào quang lớn chiếu cả mười phương các cõi nước đều rực rỡ thành màu vàng ròng; rồi chấp tay bạch Phật rằng: Tôi có thần chú.... Đại Bi tâm Đà La Ni, nay tôi muốn nói ra để cho các chúng sanh đều đặng an lạc, vì nó có hiệu lực: tiêu trừ bệnh hoạn, tuổi sống lâu dài, giàu có, thêm điều lành, dứt hết các tội, được toại tâm với sự mong cầu, nên được Phật hứa cho thuyết chú.”



Đây là những sự linh ứng và diệu dụng của Thần Chú Đại Bi.
Tập tin đính kèm
4bd2b0be_1238374e_711581_134714063319_2.jpg
4bd2b0be_1238374e_711581_134714063319_2.jpg (88.66 KiB) Đã xem 1928 lần
Được cảm ơn bởi: linhnhi, cloudstrife, dttd, lasen
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

Kinh Buông Bỏ Ý Muốn Hơn Thua[/CENTER ALIGN]

1. Tự mình cho là mình đã có pháp thanh tịnh cao nhất kẻ khác không ai có tuệ giác lớn bằng mình. Kẹt vào cái sở tri của mình và thích thú với cái ý nghĩ là mình đã nắm được chân lý, thái độ ấy đưa người ta đến sự hành trì sai lạc.

2. Trong những buổi hội họp thường muốn tỏ ra rằng mình hơn người. Ai cũng cứ nói rằng kẻ kia còn là những người u tối. Lòng cứ đinh ninh là mình có chân lý, nhưng mình không thực sự biết là mình đang nói gì. Cứ thế mọi người đặt cho nhau những câu hỏi về chân lý và hy vọng là phía bên kia người ta sẽ không thể trả lời những cật vấn của mình được.

3. Trong đám đông, họ cật vấn nhau, họ đặt lại những câu hỏi cho khó khăn trong các buổi tranh luận. Khi bị dồn vào thế không trả lời được, người ta nổi cơn giận dữ tại vì đối với những vấn đề gọi là nan giải, ai cũng cho là m1ình hay nhất.

4. Lúc bấy giờ, trong sự thực tập của mình, mình bắt đầu có sự nghi ngờ tự cho mình là đã đi sai lạc, mình bắt đầu có tâm hành hối hận. Trong giọng nói của mình, bắt đầu có sự mất tự tin,
và mình không còn tin tưởng vào cái biết của mình nữa. Cuối cùng, cái thao thức muốn đặt những câu vấn nạn kia chẳng giúp ích được gì cho chính mình.

5. Buồn rầu, lo lắng và khổ đau khi thấy mình thua cuộc. Mình ngồi không vui mà nằm xuống cũng còn ấm ức hoặc hối hận. Cái công phu học hỏi của mình xưa nay vốn là sai lạc cho nên mới đưa tới những lời nói và những ý định như thế. Một khi thấy mình bị lép vế trong cuộc tranh luận rồi thì mình lại rơi vào mặc cảm thua kém.

6. Thấy điều ấy rồi thì mình ngậm miệng lại, không dám nói nữa bởi vì mình biết nếu mà gấp gáp nói ra một điều gì nữa thì vấn nạn lại do đó mà phát sinh. Vì có chủ ý vấn nạn cho nên mới phát sinh ra những cuộc tranh chấp nguyên do cũng chỉ vì mình muốn được khen ngợi, được nổi bật giữa đám đông.

7. Những lời ngợi khen đẹp đẽ kia làm phát sinh sự thích thú cho nên ai cũng bị kẹt vào. Chính thái độ tự cao tự đại của mình làm cho mình rơi xuống thấp. Không chịu lắng nghe học hỏi thì làm sao ta có thể đi lên?

8. Nếu quả thực có tâm tu học thì ta sẽ không có nhu yếu tranh luận như thế. Không đi theo con đường (tranh luận) kia thì ta sẽ có cơ hội đi tới giải thoát tốt đẹp. Nếu cứ ỷ vào (cái hay cái giỏi của mình) thì sẽ có nhu yếu năng nổ đi tìm một đối tượng mà mình muốn nạn vấn hơn thua.

9. Tới và đi với thái độ hùng hổ, kẻ ấy không cảm thấy hổ thẹn, kẻ này bảo rằng: "ai có đủ sức nghị luận được với anh, ngoài tôi? Ôm lấy cái khối si mê của mình, rất muốn la lên rằng: “Chủ trương của quý vị toàn là sai lạc”. Mình đang tự cố thủ lấy cái sai lầm của chính mình, thật sự là mình chỉ mới đi loanh quanh với cái hoa mà chưa bao giờ đi tới được cái quả. Những lời do chính mình nói ra mình cũng chưa hiểu được cái ý nghĩa của chúng nữa là.

10. Phải (có can đảm) vượt khỏi cái sai lầm của mình để tìm cầu sự khai minh. Giáo và nghĩa phải đi đôi với nhau, đừng để hai cái chống đối và làm tổn thương nhau. Người đại diện được cái Thiện không còn nhu yếu nói năng gì nữa. Kẻ kia dù đúng hay sai, (tốt hay xấu) ta cũng không cần quan tâm lo lắng.

11. Chủ đích của sự hành trì là tìm được cánh cửa (đi vào giải thoát). Đối tượng nào của tâm ý cũng đều phải để tâm quán chiếu cho tường tận. Cùng với vị chỉ huy trưởng tập họp và đàm luận chiến thuật với ba quân của mình, từ đốm sáng mờ mờ của con đom đóm, ta phát hiện lên ánh hào quang tỏa chiếu khắp nơi rạng rỡ.

ĐẠI ÝCon đường tu đạo là con đường tịnh hóa. Nếu mình cho con đường của mình là cao nhất, nếu mình cho rằng mình đang đứng trên đỉnh cao trí tuệ thì chính là mình đang bị kẹt và sự hành trì của mình có thể là đang sai lạc. Mình có khuynh hướng muốn tranh luận và chứng tỏ là mình đúng, tất cả những kẻ khác đều sai lầm. Tranh luận mà thắng thì cảm thấy hả hê, nhưng chính cái hả hê đó sẽ làm cho mình rơi xuống hố sâu của mặc cảm. Phần lớn người ta chỉ ham chuộng lời hay ý đẹp và họ nghĩ cái ấy là đã đủ với họ. Họ không biết đó chỉ là đồ trang sức. Đó chỉ là cái thứ hoa không bao giờ kết trái. Đây là hình ảnh rất thiết thực đưa ra trong bài thi kệ thứ chín. Nếu mình có nhu yếu tu học, nếu mình có khả năng lắng nghe và học hỏi thì mình sẽ không có nhu yếu tranh luận hơn thua.
Tập tin đính kèm
4a523559_26e7240a_art87copy_resize.jpg
4a523559_26e7240a_art87copy_resize.jpg (199.84 KiB) Đã xem 1928 lần
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, lasen, TiT_TinhKhong_TiT
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

ảnh đức phật động định tải lên , nhưng dung lượng lớn quá nên ko post lên được.
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, hey
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

12 thệ nguyện của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
Nguyện thứ nhất: Nguyện thân ta và hết thảy các loài hữu tình đều có hào quang rực rỡ.
Nguyện thứ hai: Nguyện có quang minh rộng lớn, uy đức vời vợi để khai nguồn thông suốt cho tất cả chúng sanh.
Nguyện thứ ba: Nguyện cho chúng sanh không thiếu thốn, tùy theo lòng mong cầu mà được toại nguyện.
Nguyện thứ tư: Nguyện cầu hết thảy chúng sanh đều theo Đại thừa liễu nghĩa.
Nguyện thứ năm: Nguyện cho tất cả chúng sanh tu hành phạm hạnh thanh tịnh, giữ gìn đầy đủ Tam tụ tịnh giới.
Nguyện thứ sáu: Nguyện hết thảy chúng sanh đầy đủ thiện căn, trang nghiêm sáng suốt.
Nguyện thứ bảy: Nguyện cho tất cả chúng sanh thân tâm thường an lạc, chứng quả Vô sanh.
Nguyện thứ tám: Nguyện cho tất cả chúng sanh chuyển nữ thành nam đủ tướng trượng phu, tu chứng đạo Vô thượng.
Nguyện thứ chín: Nguyện cho các loài hữu tình được giải thoát mọi ràng buộc của Thiên ma ngoại đạo, tà kiến, ác kiến, dẫn dắt, thu nhiếp họ trở về chánh kiến.
Nguyện thứ mười: Nguyện cho tất cả chúng sanh giải thoát các tai nạn bất thường, giặc cướp, lấn hiếp của ác ma.
Nguyện thứ mười một: Nguyện cho chúng sanh bị đói khát được ăn uống ngon lành và no đủ. Sau đó đức Phật ban cho Pháp vị để dựng nên quả đức an vui.
Nguyện thứ mười hai: Nguyện hết thảy chúng sanh bị nghèo cùng khốn đốn đều được đầy đủ, đồ dùng quý báu trang nghiêm “Sở nguyện tùy tâm, sở cầu như ý”.
Thật vậy, 12 hạnh nguyện của đức Phật Dược Sư đã chấn động tam thiên đại thiên thế giới. Bất luận là xuất gia hay tại gia nếu chuyên tâm trì niệm, chiêm ngưỡng và lễ bái hoặc nhớ nghĩ đến hình tượng của Ngài đều có thể vượt qua tất cả chướng duyên trong cuộc sống, được thân tướng đẹp đẽ trang nghiêm, đem lại niềm an vui tự tại cho chính mình và tha nhân. Phải chăng, đây là nền tảng khởi nguyên để đạt đến hạnh nguyện của người xuất gia tầm cầu giải thoát
Tập tin đính kèm
4bce7698_624349be_duocsuimp77_resize.gif
4bce7698_624349be_duocsuimp77_resize.gif (159.5 KiB) Đã xem 1737 lần
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, lasen, TiT_TinhKhong_TiT
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

tigerstock68 đã viết:ảnh đức phật động định tải lên , nhưng dung lượng lớn quá nên ko post lên được.

Em phải resize mới post ảnh lên được :)
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

Sự khác biệt giữa hình tượng Phật Thích Ca và Phật A Di Đà

Sự khác biệt giữa hai tôn tượng Phật Thích Ca và Phật A Di Đà qua một vài đặc điểm của biểu tướng như sau:
1.Phật Thích Cathường trong các chùa Phật giáo Bắc Tông (Đại Thừa) đều thờ Ngài ở chính giữa chánh điện. Nên gọi Ngài là đấng Trung Tôn, vì Ngài là vị Giáo chủ cõi Ta bà nầy.
2.Hình tượng Ngài không nhứt thiết phải giống người Ấn Độ, vì theo quan niệm Phật giáo Bắc tông, nhứt là Thiền tông cho rằng, mỗi người đều có ông Phật (Phật tánh) nên người nước nào tạc tượng giống người nước đó. Từ nét mặt cho đến hình tướng. Nên hình tượng thờ trong các chùa không nhứt thiết phải giống nhau. Đó là xét trên đại thể, còn các chi tiết thì tương đối giống nhau.
Như ngồi trên tòa sen, hai bàn tay bắt ấn Tam muội, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư, và mặc ca sa (y) v.v… Đó là một vài nét biểu tướng của Phật Thích Ca. Ngoài ra, các chùa còn có thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca sơ sinh tay chỉ thiên tay chỉ địa.

Về Tôn tượng đức Phật Di Đà, thông thường, có hai tượng mà chúng ta thường thấy:
Tượng Ngài ngồi kiết già trên tòa sen, tay kiết định ấn, tương tự Phật Thích Ca
Tượng đứng trên hoa sen lơ lửng trong hư không, bên dưới là bể cả sóng nổi lên rất cao, mắt Ngài nhìn xuống, tay trái bắt ấn cam lồ và đưa lên ngang vai, tay mặt duỗi xuống như sẵn sàng chờ đợi cứu vớt những chúng sanh đang đắm chìm trong bể khổ. Tượng nầy gọi là tượng Di Đà phóng quang.
Về tượng đứng, thường bên cạnh Ngài có hai vị đại Bồ tát Quán Âm và Thế Chí. Bồ tát Quán Âm thì đứng bên tay trái và Bồ tát Thế Chí đứng bên tay phải của Ngài. Đây gọi là tượng Tam Thánh. Về tượng nầy, thì rất dễ phân biệt khác với tượng Phật Thích Ca.
Còn về tượng ngồi, ta nên lưu ý sự khác biệt giữa hai tôn tượng như sau:
1.Tượng Phật Thích Cakhông bao giờ duỗi một cánh tay.
2.Tượng Phật Thích Cathường đắp y choàng qua cổ không có đắp y khoát vuông để trống trước ngực có chữ vạn. Ngược lại, tượng Phật Di Đà có đôi khi người ta tạc tượng Ngài ngồi tư thế kiết già và duỗi xoè bàn tay mặt. Y khoát cổ vuông và trước ngực có chữ vạn. Đó là hai nét chính khác với tượng Phật Thích Ca.
Tập tin đính kèm
PHẬT THÍCH CA.jpg
PHẬT THÍCH CA.jpg (41.74 KiB) Đã xem 1724 lần
TƯỢNG PHẬT A DI ĐÀ PHÓNG QUANG.jpg
TƯỢNG PHẬT A DI ĐÀ PHÓNG QUANG.jpg (19.03 KiB) Đã xem 1724 lần
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, lasen
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

Bài Sám Hối và Ý nghĩa

Đệ tử kính lạy
Đức Phật Thích-Ca
Phật A-Di-Đà
Mười phương chư Phật
Vô lượng Phật Pháp
Cùng Thánh Hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp
Nghiệp chướng nặng nề
Tham giận kiêu căng
Si mê lầm lạc.
Ngày nay nhờ Phật
Biết sự lỗi lầm
Thành tâm sám hối.
Thề tránh điều dữ
Nguyện làm việc lành.
Ngữa trông ơn Phật
Từ bi gia hộ
Thân không tật bệnh
Tâm không phiền não
Hằng ngày an vui tu tập
Phép Phật nhiệm mầu
Để mau ra khỏi luân hồi,
Minh tâm kiến tánh
Trí tuệ sáng suốt
Thần thông tự tại

Đặng cứu độ các bậc Tôn Trưởng
Cha mẹ anh em
Thân bằng quyến thuộc
Cùng tất cả chúng sanh
Đồng thành Phật Đạo.

Định Nghĩa:
Sám là thú nhận lỗi lầm, Hối là hứa từ nay không tái phạm.
Sám Hối là thú nhận lỗi lầm, và hứa không tái phạm.
Cũng có thể hiểu là: Vô cùng hối hận và ăn năn những điều sai trái đã gây ra. Xin tự mình nghiêm khắc kiểm điểm, tự phê phán, tự hứa không còn tái phạm.

Giải thích từ ngữ:
Đệ tử: Là học trò, là con. Đệ tử là danh từ mà Phật Tử xưng hô với Chư Phật.
Kính lạy: Kính là tôn trọng, cung kính. Lạy là một hành động mà trán, hai tay và hai chân sát mặt đất. Kính lạy là cử chỉ tôn kính Tam Bảo.
Đức Phật Thích Ca: Đức Phật hiệu Thích Ca, vị đã sáng lập ra Đạo Phật, Giáo Chủ cõi Ta-Bà.
Phật A Di Đà: Vị Phật làm Giáo Chủ cõi Tịnh Độ.
Thập phương chư Phật: Mười phương các Đức Phật. (Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, trên, dưới).
Thánh Hiền Tăng: Các vị Bồ Tát, A La Hán, các vị Tăng Già tu hành chân chính.
Nghiệp chướng: Ý nghĩ, lời nói, hành động xấu ác.
Minh tâm kiến tánh: Sáng rõ chân tâm, thấy rõ thể tánh. Nghĩa là đã Giác ngộ.
Thần thông: Phép bí mật, chỉ các bậc Giác ngộ mới hiểu và làm được.
Tự tại: Không bị ràng buộc, chi phối bởi các hoàn cảnh chướng ngại chung quanh.

Bài Sám Hối có các ý chính như sau:
- Xin kính lạy Tam Bảo và thú nhận lỗi lầm đã làm từ nhiều kiếp trước đến nay.
- Xin theo lời Phật dạy để tu tập, bỏ ác làm lành, cầu Phật gia hộ.
- Xin hồi hướng cho các bậc tiền nhân, cha mẹ, anh, chị, em, bạn bè và tất cả chúng sanh đều thành Phật Đạo.
Tập tin đính kèm
MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT.jpg
MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT.jpg (131.97 KiB) Đã xem 1723 lần
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, lasen, TiT_TinhKhong_TiT
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

Cảnh giới địa ngục .....
Tập tin đính kèm
5.jpg
5.jpg (170.52 KiB) Đã xem 1723 lần
dia nguc2.jpg
dia nguc2.jpg (184.84 KiB) Đã xem 1723 lần
dia nguc3.jpg
dia nguc3.jpg (57.71 KiB) Đã xem 1723 lần
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, lasen, TiT_TinhKhong_TiT
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

Cảnh giới địa ngục .....
Tập tin đính kèm
7.jpg
7.jpg (165.85 KiB) Đã xem 1675 lần
6.jpg
6.jpg (53.35 KiB) Đã xem 1675 lần
4.jpg
4.jpg (167.03 KiB) Đã xem 1675 lần
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, TiT_TinhKhong_TiT
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Cầm kỳ thi họa”