Đất Phật

Trao đổi về kiến thức Hán Nôm và cổ học
Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

[highlight=#8e0d0d]
41. Hô lô hô lô ma ra
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Hô lô hô lô ma ra.

Hán dịch là “Tác pháp như ý”. Cũng dịch là “Tác pháp mạc ly ngã”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Đây là Kim trọc ngọc hoàn thủ nhãn ấn pháp. Trong bốn mươi hai ấn pháp, khi hành giả hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp này được gọi là “tác pháp”. “Như ý” nghĩa là tùy theo tâm nguyện đều được như ý. Khi hành giả tu tập thành tựu ấn pháp này rồi, thì mọi việc đều được như tâm nguyện nên gọi là “Như ý”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Còn “Tác pháp mạc ly ngã” có nghĩa chính hành giả là người tu tập, không phải người nào khác. Nên khi hành giả tác pháp này, thì ấn pháp không rời khỏi hành giả và hành giả không rời khỏi ấn pháp. Pháp và ngã là một. Thế nên chẳng có pháp và cũng chẳng có ngã, pháp chấp và ngã chấp đều không. Đó là ý nghĩa của “Tác pháp mạc ly ngã”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Hành trì “Kim trọc ngọc hoàn ấn pháp”. Có thể khiến tất cả chúng sanh đều vâng theo sự giáo hóa của hành giả. Dạy họ tu pháp gì, họ đều tu theo pháp môn ấy không sai lệch.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
42. Hô lô hô lô hê rị
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Hô lô hô lô.

Hán dịch là “tác pháp vô niệm” cũng dịch là “tác pháp tự tại”. Trong câu chú Hô lô hô lô ma ra đã giảng ở trước có nghĩa là “tác pháp như ý”, khi tác pháp vẫn còn khởi lên ý niệm. Còn trong câu chú Hô lô hô lô hê rị thì vắng bặt sự khởi niệm khi tác pháp. Nếu khi hành trì ấn pháp này, mà còn khởi niệm tức là còn vọng tưởng. Nếu hành giả không khởi niệm, tức là không còn vọng tưởng nên đạt được khả năng “tác pháp tự tại” và trở thành người có năng lực Quán Tự Tại. Đó chính là vị Bồ tát thường quán sát âm thanh ở thế gian để cứu độ một cách tự tại, Bồ tát Quán Thế Âm.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Câu chú này là Bảo bát thủ nhãn ấn pháp, là ấn pháp thứ ba trong số bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp. Ấn pháp này có công năng giải thoát cho chúng sanh khỏi những tai ương bệnh hoạn.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Các vị xuất gia khi gặp người bệnh, trì chú này vào trong ly nước, cho người bệnh uống thì có thể được khỏi bệnh. Nếu bệnh không lành, thì phải quán sát lại toàn bộ nhân duyên. Nếu gặp duyên lành, khi quý vị uống nước có trì chú Đại Bi thì liền được lành bệnh, là do đã đặt hết niềm tin vào Bồ tát Quá Thế Âm. Nếu không được lành bệnh, có thể là do quý vị thiếu lòng tin nơi Bồ tát.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Sự thực là như vậy, nay tôi sẽ truyền pháp này cho quý vị luôn. Để cho ly nước có trì chú Đại Bi, có được năng lực như vậy, quý vị không cần phải trì tụng toàn văn bài chú này, mà chỉ cần trì tụng câu Hô lô hô lô hê rị năm lần rồi dùng tay kiết ấn ba lần búng vào phía trên ly nước. Rồi trao cho người bệnh uống sẽ được khỏi hẳn. Có khi bệnh không lành, có khi bệnh lành hẳn. Tất cả đều tùy thuộc vào nhân duyên giữa hành giả và người bệnh. Nếu quý vị có nhân duyên sâu dày với người bệnh, thì khi họ uống xong nước có trì chú Đại Bi liền được khỏi bệnh. Còn nếu người bệnh không có duyên với hành giả, thì dù họ có uống nước đã trì chú, nhưng vì họ không có niềm tin ở Bồ tát Quán Thế Âm, thì bệnh họ không được lành hẳn.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Nói chung có vô lượng nhân duyên để tạo thành pháp duyên cơ bản này. Nếu người bệnh đã có công phu hành trì và phát tâm chí thành, khi uống nước có trì chú vào là liền khỏi bệnh. Còn nếu quý vị có tu tập nhưng thiếu lòng chí thành, thiếu sự tin tưởng vào chú Đại Bi thì dù uống nước đã trì chú cũng chẳng ích lợi gì. Còn nếu quý vị có tâm chí thành và dù không tu tập đi nữa, thì khi uống nước đã trì chú cũng có được sự lợi ích. Những người vốn đã tạo nghiệp chướng sâu dày, nếu được uống nước đã trì chú vào thì không đủ tạo nên nặng lực để chuyển hóa bệnh của họ. Còn nếu người có nghiệp nhẹ khi uống nước đã trì chú vào thì có thể phát sinh năng lực to lớn. Đó là năng lực do thường xuyên trì niệm chú Đại Bi, đã tạo ra một năng lực cảm ứng đạo giao. Chính năng lực này đã chữa lành bệnh.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Thế nên bất luận trường hợp nào, có trùng trùng duyên khởi quyết định sự thành công. Đừng nghĩ rằng: “Tôi đã hành trì Bảo bát thủ nhãn ấn pháp, tôi đã trì chú Đại Bi vào trong nước, tại sao chẳng có chút nào hiệu nghiệm?”
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Đó chẳng phải là nước trì chú Đại Bi không có hiệu nghiệm. Chỉ vì công phu của quý vị chưa được đắc lực, nên hiệu quả không được bao nhiêu.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Có một số phái ngoại đạo cũng dùng pháp trì chú Đại Bi vào nước để chữa bệnh và đạt được công hiệu linh ứng. Đó là vì họ có sự trợ giúp của loài thiên ma khiến cho người được lành bệnh tin vào họ, rồi dẫn dắt vào hàng quyến thuộc của thiên ma ngoại đạo. Vì thế, tuy cũng hành trì một pháp môn mà có thiên sai vạn biệt kết quả.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Dùng nước Đại Bi để chữa bệnh cho người là một pháp môn thực hành Bồ tát đạo. Nhưng quý vị muốn tu pháp này trước hết phải thực hành mọi hạnh nguyện của hàng Bồ tát. Phải luôn luôn giữ tâm niệm “vô ngã”, “vô nhân”. Nghĩa là trong tâm không còn bốn tướng: ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả nữa. Quý vị đừng nghĩ rằng: “Tôi chữa lành bệnh của chúng sanh được, khi tôi trì chú Đại Bi, tôi tạo ra được sự cảm ứng vô cùng lớn lao”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Nếu quý vị khởi niệm như thế, nghĩa là quý vị đã khởi dậy ngã chấp. Với ngã chấp ấy, liền bị rơi vào ma chướng, dù quý vị không có tâm niệm ngã chấp nhưng rất dễ bị gặp ma chướng khi tu tập pháp môn này. Bệnh nào cũng do nghiệp chướng hoặc ma chướng. Nếu bệnh vì nghiệp, thì chẳng có vấn đề gì khi quý vị chữa trị cho họ. Còn nếu bệnh do ma chướng, khi quý vị chữa trị cho họ có nghĩa là quý vị tuyên chiến với ma vương, nó có thể hãm hại quý vị. Nếu đạo lực của quý vị chưa đầy đủ, quý vị có thể bị thu phục vào cảnh giới của ma. Còn nếu quý vị có được đạo lực và tạo được đôi chút ảnh hưởng với chúng, thì chúng sẽ liên tục tìm mọi cách để đánh bại quý vị.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Tôi vốn thích chữa bệnh cho mọi người nên khi có ai bị bệnh, tôi tìm mọi cách để chữa cho họ. Nhưng sau đó, tôi phải đối đầu với ma chướng rất trầm trọng. Ở Mãn Châu, có một loài thủy quái muốn dìm chết tôi, nhưng nó thất bại. Tuy vậy, có 50 – 60 người bị chết và hơn 800 căn nhà bị thủy quái này phá hủy. Sau đó, trên đường đi từ Thiên Tân đến Thượng Hải, loài thủy quái đó lại tìm cách lật thuyền của tôi, chỉ chút xíu nữa là tôi biến thành thức ăn của cá. Từ đó mỗi khi đi hoằng hóa đây đó, tôi thường ít khi chữa bệnh.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Thế nên chữa bệnh là cách tốt nhất để kết duyên, nhưng đó cũng rất dễ kết oán với quyến thuộc nhà ma. Nó có điểm tốt và cũng có điểm không hay. Nếu quý vị làm việc đó mà tâm niệm không vướng mắc vào bốn tướng: ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả thì quý vị có thể xoay chuyển mọi tình huống. Còn nếu quý vị không tự chuyển hóa mọi tâm niệm của chính mình khỏi bốn tướng trên thì rất dễ rơi vào ma chướng. Cho nên, kết duyên với chúng sanh qua việc chữa bệnh cho họ là một vấn đề đòi hỏi năng lực tu tập rất cao.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
43. Ta ra ta ra
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Quý vị nghe âm vang của câu chú này rất hùng, phải không? Ta ra Ta ra dịch là “Kiên cố lực”, là thần lực rất mạnh mẽ, không một thứ gì có thể lay chuyển được.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Kiên cố lực này có thể phá hủy và hàng phục tất cả các loài thiên ma ngoại đạo.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Đây là Kim cang xử thủ nhãn ấn pháp. Công năng của ấn pháp này là hàng phục tất cả các loại ma oán.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
44. Tất lỵ tất lỵ
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Tất lỵ Tất lỵ

có ba nghĩa: Thứ nhất là “dõng mãnh” như trong chiến trận, người dõng mãnh là luôn luôn chiến thắng, không hề bị đánh bại. Nghĩa thứ hai là “thù thắng” nghĩa là vượt lên trên tất cả sự hoàn hảo, không bao giờ bị thất bại. Thứ ba nghĩa là “cát tường”. Vì khi hành giả có được sự dõng mãnh mới có được sự thắng vượt mọi chướng ngại, mới có được sự cát tường.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Tôi thường nói với các đệ tử của tôi rằng khi làm bất kỳ việc gì, dù ở cương vị nào cũng phải phát tâm dõng mãnh, thắng vượt chứ không bao giờ được thoái thất. Nếu ai lui sụt, đừng trở về gặp mặt tôi nữa. Những người yếu đuối, bại hoại thì có ích gì? Họ chẳng khác gì một thứ mà người Quảng Đông thường gọi là “thủy bì” là túi da đựng nước mềm nhũn. Còn ở Đông Bắc thì gọi là “thảo bao”, là cái túi rơm để đựng hạt giống mềm yếu và vô dụng. Nên hãy nhớ điều này: bất kỳ ai muốn phát nguyện trở thành đệ tử của tôi là phải luôn luôn vượt thắng mọi điều, phải có tâm kiên cố như chùy Kim Cang vậy. Còn như “thủy bì” và “thảo bao” thì không thể nào theo nổi.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Tất lỵ tất lỵ

Hợp chưởng thủ nhãn ấn pháp. Có thể khiến cho tất cả long xà, hổ lang, sư tử, nhân cùng phi nhân ph1t tâm kính ngưỡng. Tuy nhiên, hành giả phải thực sự có tâm dõng mãnh, vượt thắng và tâm bất thối chuyển. Công năng của ấn pháp này không phải là ở chỗ ngôn thuyết mà phải bằng nỗ lực hành trì.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
45. Tô rô tô rô
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Tô rô tô rô.

Hán dịch là “cam lồ thủy”. Đây cũng chính là Cam lồ thủ nhãn ấn pháp. Trước đây tôi đã giảng về diệu dụng của nước cam lồ rồi. Có thể giúp cho các loài quỷ đói được no đủ và mọi tâm nguyện đều được như ý, làm tiêu tan mọi sự đói khát, thọ nhận được nhiều điều tốt lành khác nữa.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Nước cam lồ này còn gọi là “Bất tử dược”. Nếu có người sắp chết uống nước cam lồ này thì sẽ được sống lại. Nhưng không dễ gì gặp được nước cam lồ này nếu không có duyên lành.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
46. Bồ đề dạ - Bồ đề dạ
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Bồ đề dạ

. Hán dịch là “Giác đạo”. Muốn thành tựu giác đạo thì trước hết, quý vị phải có được giác tâm. Nếu không có giác tâm, thì không thể nào tu tập để thành tựu đạo giác ngộ. Hành giả trước hết phải có tâm liễu ngộ chân thực rồi mới có thể tu tập đến chỗ thành tựu đạo nghiệp được. Hai câu chú này gọi là Bất thối kim luân thủ nhãn ấn pháp. Đó chính là tâm bồ đề kiên cố không bao giờ thoái chuyển.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Từ nay cho đến khi thành tựu quả vị Phật, quý vị phải phát tâm dõng mãnh ngày càng tinh tất hơn. Đừng nên dừng lại hoặc lui sụt. Chẳng hạn như khi quý vị nghe giảng kinh, hãy khởi tâm niệm rất khó có dịp được nghe giảng kinh Phật. Rất hiếm khi được gặp pháp hội. Mặc dù chuyện này xem có vẻ bình thường, nhưng nếu quý vị lắng lòng suy gẫm kỹ sẽ thấy giá trị vô cùng. Thử xem có nơi đâu trên thế giới này có được một pháp hội tinh tấn như thế này, ngày nào cũng đến đây để nghe giảng kinh? Còn có nơi đâu khác trên thế giới mà pháp âm tuôn trào như thác, như sông mãi không ngừng như ở đây?
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Nên khi đã có duyên ngặp gỡ được pháp hội, quý vị phải thu xếp công việc, dù có bận rộn bao nhiêu, bất luận pháp sư giảng đề tài gì, người nào giảng cũng phải đến nghe. Đừng có phân biệt giữa pháp sư giảng hay và người giảng kém, rồi chỉ đến nghe người giảng hay. Nếu quý vị vẫn kiên trì đến nghe bất luận pháp sư nào giảng, lâu ngày chày tháng, chắc chắn quý vị sẽ thâm nhập được vào dòng đạo lý chân thật. Dù ai giảng đi nữa, quý vị cũng nên đến nghe để hộ trì cho pháp hội. Nếu một tuần có giảng pháp bảy đêm thì quý vị cũng nên tham dự cả bảy đêm. Đừng nên lười biếng!
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Pháp môn này khó gặp được đã từng hằng triệu kiếp nay rồi. Một khi đã có duyên được gặp thì phải nên tinh tấn tu học. Sự tinh tấn chính là “tâm Bồ đề” kiên cố dõng mãnh vậy.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Nếu bỏ mất tâm Bồ đề mà mong ngày thành đạo thì không khác gì nấu cát mà mong thành cơm. Nên trong Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật dạy:
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
“Vong thấ Bồ đề tâm, tu chư thiện pháp, thị chư ma nghiệp”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Nghĩa là: “Bỏ quên tâm Bồ đề dù tu ngàn thiện pháp như làm việ ma vậy”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Về bất thối, có ba dạng:
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
- Thứ nhất là vị bất thối: Nếu hành giả đã chứng quả A la hán tồi, thì không còn trở lại hàng phàm phu nữa, Nếu hành giả đã chứng quả Bồ tát rồi thì không còn rơi lại hàng A la hán nữa. Nếu hành giả đã chứng đắc quả vị Phật rồi thì không còn trở lại hàng Bồ tát nữa. Trừ những vị muốn thị hiện hóa thân để giáo hóa chúng sanh. Ví dụ như hành giả có thể phát nguyện: “Nay tôi đã thành tựu quả vị Phật rồi, tôi muốn hiện thân Tỳ kheo để giáo hóa chúng sanh”. Điều ấy hoàn toàn đúng.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
- Thứ hai là niệm bất thối: Đôi khi hành giả phát khởi tâm niệm: “Tu học Phật pháp thật chán, tôi không còn muốn tu hành hoặc đi giảng pháp gì nữa cả!”. Đây là niệm thoái thất. Khi hành giả khởi niệm thoái thất, thì ma chướng liền theo ngay, vì ma vương rất vui khi người tu hành khởi niệm lui sụt.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Một khi quý vị đã đạt được “niệm bất thối”, thì càng nghe pháp, càng muốn được nghe nhiều hơn.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Niệm bất thối là tâm lượng của hành giả không còn bị trôi lăn trong dòng thức biến “bất giác vọng động nữa”, không còn trải qua bốn tướng sinh trụ dị diệt của niệm khởi nữa. Niệm bất thối luôn được lưu xuất từ Bồ đề tâm, là bạn đồng hành của tâm kiên cố. Kiên cố là nét đặc trưng của tâm Bồ đề. Niệm bất thối và tâm kiên cố là nền tảng của đại nguyện Bồ tát. Niệm bất thối là niệm mà vô niệm. Vô niệm mà tự niệm “niệm vô niệm, vô niệm nhi tự niệm”. Niệm này là niệm vi mật hiện tiền, không thể suy lường. Niệm bất thối luôn luôn đi với hạnh bất thối.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
- Thứ ba là hạnh bất thối: Nghĩa là thực hành đạo Bồ tát. Tuy làm mọi việc trong vô số cảnh giới mà không hề rời bản tâm, rời đại nguyện, rời niệm bất thối. Niệm Kim cang nguyện, thực hành Kim cang hạnh không thể nghĩ bàn.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Đứng trên nhân thừa mà luận, thì hạnh bất thối là sự hành trì tinh tấn, miên mật với tâm tinh tấn dõng mãnh hướng tới Phật thừa.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Khi quý vị hành trì Bất thối Kim Luân thủ nhãn ấn pháp, thì từ nay cho đến khi thành tựu quả vị Phật, quý vị sẽ không còn thối chuyển. Nhưng quý vị phải tinh tấn hành trì!
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
47. Bồ đà dạ - Bồ đà dạ
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Câu chú này với câu trước giống nhau, chỉ khác âm giữa Bồ đà dạ.
Hán dịch là “trí giả” và “tác giả”.[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]- Trí là hiểu biết chân chính, là trí tuệ.[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
- Giác là sự tỉnh thức.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Người có được sự hiểu biết chân chính là người đã giác ngộ đích thực và có được trí tuệ.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Đây là Đảnh thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp. Chữ hóa Phật trongDảnh thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp chính là “giác giả”. Vị Bồ tát hành trì thành tựu Đảnh thượng hóa Phật ấn pháp cũng chính là “trí giả”. Cơ bản, “trí” và “giác” vốn chẳng khác nhau.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Giác là sự giác ngộ, là giai đoạn sau của cái biết tròn đầy chân thực (trí).
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Tri là cái biết toàn triệt, là giai đoạn trước của giác ngộ. Nếu quý vị tu tập Đảnh thượng hóa Phật ấn pháp thành tựu rồi thì quý vị sẽ là người có trí tuệ chân chính, là người đã tự mình giác ngộ rồi. Nếu quý vị tu tập ấn pháp này thì mười phương chư Phật sẽ liền đến xoa đầu thọ ký cho quý vị trong tương lai sẽ chứng được quả vị Phật.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Trong khi đang niệm Phật hoặc trì chú, hoặc tọa thiền, hành giả đôi khi có cảm giác là lạ trên đỉnh đầu, như thể có một loài côn trùng bò quanh đầu vậy, nhưng khi quý vị lấy tay sờ đầu thì thấy không có gì lạ. Tôi sẽ nói cho quý vị biết đó là gì. Lúc ấy, chính chư Phật trong mười phương đến xoa đầu thọ ký cho quý vị sẽ thành tựu Phật quả trong tương lai. Nhưng vì quý vị chưa có được thiên nhĩ thông nên không nghe được; vì chưa có được thiên nhãn thông nên quý vị không thấy được. Tuy vậy, chư Phật trong mười phương thực sự đã rời bổn độ du hành đến đạo tràng xoa đầu thọ ký cho quý vị. Thế nên nếu quý vị có phước duyên gặp được, thì đây là một cảm ứng xuất phát từ công phu hành trì của quý vị. Nhưng quí vị không được khởi tâm mê đắm, hay ngã mạn mà nghĩ rằng: “À! Chư Phật vừa đến xoa đầu thọ ký hộ trì cho tôi”. Nếu quý vị khởi niệm vui mừng hay hãnh diện vì điều này cũng đều là chấp trước. Dù đây là triệu chứng tốt lành, mà khi quý vị đã khởi tâm đắm chấp rồi, thì cũng trở nên xấu.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Trong chương cuối của Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Đức Phật trìh bày rất nhiều cảnh giới, tất cả đều là cảm ứng xuất phát từ nỗ lực dụng công tu hành. Nhưng nếu hành giả nghĩ rằng mình đã chứng được cảnh giới vi diệu, thì hành giả trở nên bị chấp trước và liền lạc vào tà ma ngoại đạo, liền bị ma chướng. Do vậy, khi tu tập pháp này, quý vị phải tự an trú trong trạng thái “như như bất động”. Cho dù có gặp cảnh giới tốt hoặc xấu, cũng giữ tâm kôhng dao động. Khi tâm không dao động, là quý vị có được định lực, trí tuệ sẽ phát sinh. Có trí tuệ chân chính, quý vị sẽ trở thành “trí giả” và “tác giả”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
48. Di đế rị dạ
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Di đế rị dạ.

Hán dịch là “ chánh lượng”. Cũng dịch là “đại lượng”; nghĩa là số lượng rất nhiều, không đếm được. Còn dịch là “đại từ bi tâm” nghĩa là tâm từ bi quá rộng lớn, không có ngằn mé. Tâm từ bi này bảo hộ che chở cho tất cả mọi loaì chúng sanh và giúp cho họ được an vui, khiến cho chúng sanh thể nhập với bản tâm của mình, thoát khỏi sợ hãi và tránh xa mọi tai ương.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Đây là Tích thượng thủ nhãn ấn pháp. Trên đầu tích trượng có chín vòng tròn bằnh đồng. Lúc xưa, người xuất gia đi đâu cũng mang theo tích trượng. Mỗi khi đi đường, chín vòng kim loại này sẽ tạo nên âm thanh, báo động cho các loài côn trùng tránh xa để khỏi bị dẫm đạp lên mình. Tích trượng là một loại pháp khí trong Phật giáo. Bồ tát Địa Tạng thường dùng tích trượng như là chìa khóa để mở cửa các địa ngục. Vì vậy nên hành giả tu tập ấn pháp này phải nuôi dưỡng lòng từ bi rộng lớn, phát nguyện cứu giúp cho toàn thể mọi loài chúng sanh.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
49. Na ra cẩn trì
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Na ra cẩn trì.

Hán dịch là “Hiền ái” hoặc là “Hiền thủ” cũng dịch là “Thiện hộ”, “Thiện đảnh”. Nghĩa là người đứng đầu trong các bậc Thánh hiền, họ là thượng thủ, là bậc khó tìm cách bảo bọc, che chở cho chúng sanh, khéo độ thoát cho chúng sanh đến quả vị tối cao.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Đây là Bảo bát thủ nhãn ấn pháp. Cũng gọi là Hồ Bình ấn pháp. Bình nước này có thể tẩy trừ mọi uế trược ở thế gian, cứu giúp chúng sanh thoát khỏi bệnh khổ. Bồ tát tu tập thành tựu ấn pháp này sẽ có năng lực hộ niệm cho toàn thể chúng sanh. Khi quý vị tu tập pháp ấn này thành tựu rồi, quý vị sẽ có khả năng cứu giúp mọi loài chúng sanh, giúp họ ngăn ngừa được mọi tai ương, chướng nạn. Nên còn được gọi là “Thiện hộ”, “Thiện đảnh”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
50. Địa lỵ sắt ni na
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Địa lỵ sắt ni na.

Hán dịch là “Kiên lợi”. Còn có nghĩa là “Kiếm”. Đây làBảo kiếm thủ nhãn ấn pháp. Trước đây khi giảng về bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, tôi có nói rằng ấn pháp này có công năng hàng phục mọi loài ly, mỵ, võng lượng. Khi quý vị utu tập thành tựu ấn pháp này rồi, tất cả các loài thiên ma ngoại đạo, ly mỵ vọng lượng đều ngoan ngoãn quy phục bởi vì họ sợ ấn pháp Bảo kiếm này của hành giả. Ấn pháp này rất oai hùng. Nếu có loài thiên ma ngoại đạo nào không tuân phục ấn pháp, hành giả có thể trừng phạt ngay bằng Bảo kiếm này.
[/highlight]
[/font][/color]
Được cảm ơn bởi: hey
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

[highlight=#8e0d0d]
51. Ba da ma na
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Ba da ma na

có ba ý: Thứ nhất là “danh văn” nghĩa là tên của hành giả được lưu truyền khắp mười phương thế giới. Nghĩa thứ hai là “Hỷ xưng” là mười phương thế giới đều vui mừng khen ngợi công đức của hành giả. Thứ ba là “thành danh”, “nhất thiết nghĩa thành tựu”. Có nghĩa là mọi danh tiếng, mọi công hạnh đều được thành tựu thật nghĩa và rốt ráo.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Đây là Bảo tiễn ấn pháp. Nếu quý vị hành trì ấn pháp này thành tựu sẽ liền gặp được thiện hữu tri thức.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
52. Ta bà ha
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Trong chú Đại bi, câu Ta bà ha rất là quan trọng. Câu này được lặp lại đến mười bốn lần.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Ta bà ha.

Hán dịch có sáu nghĩa. Bất kỳ chữ này xuất hiện ở bài chú nào cũng có đủ sáu nghĩa này.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Nghĩa thứ nhất là “thành tựu”. Khi trì niệm câu chú này, tất cả sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu. Nếu quý vị chưa có được sự cảm ứng khi hành trì, là do vì tâm chưa đạt đến sự chí thành. Nếu quý vị có tâm chí thành và có niềm tin kiên cố, thì chắc chắn sẽ được thành tựu. Nhưng chỉ cần móng khởi một chút tâm niệm không tin vào chú này, thì không bao giờ được thành tựu.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Nghĩa thứ hai là “Cát tường”. Khi hành giả niệm câu chú này thì mọi sự không tốt lành, đều trở thành tốt lành như ý. Nhưng quý vị phải có lòng thành tín. Nếu quý vị có lòng thành tín hoặc nửa tin nửa ngờ khi trì chú này thì chư Bồ tát đều biết rõ. Vì thế nếu quý vị muốn mọi việc đều được đến chỗ thành tựu thì trước hết phải có niềm tin chắc thật. Ví như khi cha của quý vị có bệnh, muốn cha mình được khỏi bệnh thì quý vị phải hết sức thành tâm và chánh tin. Trì tụng chú này mới có cảm ứng.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Hoặc khi quý vị nghĩ rằng: “Từ lâu mình chưa được gặp người bạn thân. Nay rất muốn gặp anh ta”. Quý vị niệm chú này một cách chí thành, liền gặp bạn ngay. Hoặc quý vị nghĩ: “Ta chẳng có người bạn nào cả, muốn có người bạn tốt”. Quý vị trì chú này một cách thành tâm và liên tục, liền có được bạn lành, ngay cả gặp được thiện tri thức.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Nghĩa thứ ba của Ta bà ha là “viên tịch”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Khi các vị Tỳ kheo xả bỏ báo thân hoặc nhập Niết bàn thì được gọi là “viên tịch”. Nhưng ở đây, chữ “viên tịch” không có nghĩa là chết. Chẳng phải niệm câu chú Ta bà ha là để cầu sự viên tịch. Thế thì công dụng của câu chú này là gì?
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
“Viên tịch” có nghĩa là “công vô bất viên”. Là công đức của hành giả hoàn toàn viên mãn; “đức vô bất tịch” là đức hạnh của hành giả đạt đến mức cao tột cực điểm. Chỉ có chư Phật và Bồ tát mới biết được công hạnh rốt ráo tròn đầy ấy chứ hàng phàm phu không suy lường được.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Nghĩa thứ tư là “tức tai”, nghĩa là mọi tai nạn đều được tiêu trừ.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Nghĩa thứ năm là “tăng ích”, là sự tăng trưởng lợi lạc của hành giả. Khi niệm câu Ta bà ha thì công hạnh đều được tăng trưởng, hành giả sẽ đạt được chỗ lợi lạc an vui.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Nghĩa thứ sáu của câu này, tôi thiết nghĩ trong quý vị ít có ai biết được. Vì trước đây tôi chưa từng nói bao giờ.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Ta bà hà

có nghĩa là “vô trú”. Nghĩa “vô trú” này nằm trong ý nghĩa của câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong Kinh Kim Cang.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
“Vô trú” nghĩa là không chấp trước, không vướng mắc hay bám chấp một thứ gì cả.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Tâm vô trú là không có một niệm chấp trước vào việc gì cả. Không chấp trước nghĩa là tâm tùy thuận với mọi việc, thấy mọi việc đều là tốt đẹp. Đây chính là trường hợp: “Vô vi nhi vô bất vi” (không khởi niệm tác ý nhưng điều gì cũng được thành tựu). Vô trú chính là vô vi theo nghĩa ở trên, và vô vi chính là vô trú.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Khi quý vị vừa móng khởi lên một niệm tưởng, đừng nên vướng mắc vào một thứ gì cả, đó là nghĩa thứ sáu của Ta bà ha. Quý vị đừng nên trụ vào các niệm tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu quý vị có tất cả các tâm niệm trên thì phải nhanh chóng hàng phục chúng, chuyển hóa chúng để tâm mình không còn trụ ở một niệm nào cả. Hàng phục, chuyển hóa được những tâm niệm chúng sinh ấy gọi là vô trú. Dùng cái gì để chinh phục chúng? Dùng Bảo kiếm ấn pháp này để hàng phục. Quý vị nói rằng tâm quý vị bị đầy dẫy niệm tham chế ngự. Tôi sẽ dùng Bảo kiếm này để cắt sạch. Nếu tâm quý vị có đầy ma oán, tôi cũng sẽ dùng Bảo kiếm này đuổi sạch. Nếu tâm quý vị bị ma si mê chiếm đoạt, tôi sẽ dùng kiếm trí tuệ này chặt đứt chúng từng mảnh.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Tôi sẽ chặt đứt tất cả các loài ma ấy bằng Bảo kiếm Kim cang vương này, tức là dùng kiếm Trí tuệ để hàng phục. Nếu quý vị muốn hàng phục thiên ma ngoại đạo thì trước hết quý vị phải chuyển hóa được mọi vọng tưởng của mình. Khi quý vị chuyển hóa được vọng tưởng trong tâm mình, thì thiên ma ngoại đạo cũng được hàng phục luôn, cho dù chúng có muốn đến để quấy phá, chúng cũng chẳng tìm được cách nào để hãm hại được cả.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Trên đây là sáu nghĩa của Ta bà ha. Bất luận câu chú nào dưới đây có chữ Ta bà ha đều mang đầy đủ sáu nghĩa trên.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
53. Tất đà da
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
54. Ta bà ha
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
55. Ma ha tất đà da
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
56. Ta bà ha
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Chữ Tất đà da có năm nghĩa: Thứ nhất là “Thành tựu đốn kiết”. Thứ hai là “thành biện”. Thứ ba là “thành lợi”.Thứ tư là “nhất thiết nghĩa thành tựu” và thứ năm là “sở cung xưng tán”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Thành tựu đốn kiết nghĩa là khi sử dụng thần chú này, thì mọi sở cầu, sở nguyện của hành giả liền tức khắc (đốn) được an lành (kiết), toại nguyện.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Có người hỏi: “Tại sao tôi cũng trì chú Đại Bi, mà không được toại nguyện tức thì”? Vì sự trì niệm chú Đại Bi đòi hỏi phải có sự tương ứng từ nỗ lực dụng công. Nếu không có sự nỗ lực hành trì tương ứng, thì sẽ không có sự thành tựu. Nếu có sự cảm ứng, dung thông thì mọi sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Tất đà dạ

còn có nghĩa là “thành biện”. Nghĩa là hành giả làm bất cứ việc gì thì kết quả đều đạt được viên mãn.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Cũng gọi là “thành lợi” là vì mọi việc làm đều được thành tựu lợi ích.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Nhất thiết nghĩa thành tựu có nghĩa là làm bất kỳ việc gì cũng đều được thành tựu.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Sở cung xưng tán có nghĩa là mọi người đều đến khen ngợi, cung kính tán dương công đức của hành giả.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Ma ha tất đà dạ

. Ai cũng đều biết Ma ha có nghĩa là lớn. Câu chú này có nghĩa là hành giả đạt được mọi sự nghiệp to lớn, thành tựu được công đức thù thắng và đạo nghiệp viên mãn. Trong mọi việc, hành giả đều đạt được sự thành tựu viên mãn cao tột.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Cả hai câu chú hợp lại Tất đà dạ ta bà ha Ma ha tất đà dạ ta bà haBảo kinh thủ nhãn ấn pháp. Bảo Kinh là sự quý giá vô ngàn của Kinh điển, chính là Pháp bảo. Nếu quý vị tu tập ấn pháp này thì sẽ đạt được lợi lạc vô cùng vô tận. Trong tương lai, trí tuệ và sức ghi nhớ của quý vị sẽ rất tinh anh. Nghĩa là có được khả năng “bác văn cường ký” – nghe nhiều, nhớ kỹ.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Ký ức của chúng ta thường hoạt động theo một lối riêng. Cũng như không thể nào đi nếu không có cây gậy. Sau khi đọc được điều gì, chúng ta không thể nhớ rõ ràng hết được. Chỉ khi nào cần cho sự học tập của mình, chúng ta mới lục lại tìm kiếm hay tra cứu lại những ghi chép. Tại sao trí nhớ của mình lại quá kém. Vì quý vị chưa từng hành trì Bảo kinh thủ nhãn ấn pháp này. Nếu quý vị hành trì ấn pháp này, quý vị sẽ đạt được sự hiểu biết thông tuệ và kiến thức rất đa dạng. Giống như Tôn giả A Nan, là đệ tử đa văn đệ nhất của đức Phật. Có thể nói Ngài A Nan đã hành trì Bảo kinh ấn pháp mà chẳng nghi ngờ gì. Ngài đã thành tựu ấn pháp này từ vô lượng kiếp rồi, nên khi nghe được điều gì, thì không còn quên nữa. Ngay cả Ngài có thể nhớ được những điều Ngài chưa từng nghe. Tại sao tôi nói như vậy? Vì Tôn giả A Nan ra đời cùng ngày đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo. Như thế nên hai mươi năm trước, khi A Nan chưa xuất gia, thì những bài thuyết pháp của đức Phật Ngài A Nan chưa được nghe. Thế thì làm sao A Nan có thể kết tập toàn bộ Kinh điển sau khi đức Phật nhập Niết bàn? Vì A Nan được nghe các vị trưởng lão giảng lại những bài Kinh mà đức Phật đã thuyết từ trước, hoặc chính do đức Phật giảng lại cho A Nan nghe khi A Nan nhập định nên A Nan thừa biết rõ nguyên nhân của sự nhớ giỏi này là nhờ đã hành trì Bảo kinh thủ nhãn ấn pháp thành tựu.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Có người hỏi tôi: “Làm thế nào để có được trí nhớ tốt?” Câu trả lời đơn giản là hãy hành trì Bảo kinh ấn pháp. Những người nhớ được Kinh rõ ràng là có duyên với ấn pháp này.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Ở trong đồ hình mạn đà la, đây là ấn pháp Bồ tát phóng quang. Ngài phóng ra hào quang và tay cầm một tràng phan màu đỏ. Toàn thân Bồ tát phóng ra những luồng hào quang sáng chói biểu tượng cho sự khai mở trí tuệ, sự cường ký, trí lực đa văn quảng kiến và công đức thành tựu viên mãn.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
57. Tất đà du nghệ
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
58. Thất bà ra dạ
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
59. Ta bà ha
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Tất đà

.

Hán dịch là “thành tựu lợi ích”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Du nghệ

.

Hán dịch là “Vô vi” hay còn gọi là “hư không”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Thất bàn ra dạ

. Hán dịch là “Tự tại”. Đây là Bảo hiếp thủ nhãn ấn pháp. Hành giả thành tựu ấn pháp này có thể sử dụng lấy tất cả các thứ châu báo ẩn giấu trong lòng đất để làm lợi ích cho chúng sanh. Ý của câu chú này nói rằng ở nơi thể tánh mà thường được tự tại và thành tựu vô lượng công đức.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
60. Na ra cẩn trì
[/highlight]
Được cảm ơn bởi: hey
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

[highlight=#8e0d0d]
61. Ta bà ha
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Na ra cẩn trì

. Hán dịch là “ái hộ” nghĩa là thường nỗ lực bảo bọc che chở tất cả chúng sanh. Câu chú này cũng mang ý nghĩa đại Từ Bi.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Đây là Bảo bình thủ nhãn ấn pháp.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
62. Ma ra na ra
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
63. Ta bà ha
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]

Ma ra


. Hán dịch là “Như ý”
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Na ra

. Hán dịch là “Tôn thượng”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Đây là Quyến sách thủ nhãn ấn pháp. Ấn pháp này có công năng mang lại sự an vui như ý đến cho hành giả, khiến cho các thứ bệnh tật, chướng nạn đều được tiêu trừ.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Quyến sách thủ nhãn ấn pháp

có rất nhiều diệu dụng. Hành giả có thể kết một sợi dây ngũ sắc rồi hành trì quyến sách ấn pháp vào sợi dây ấy. Thành tựu rồi thì khi phóng sợi dây này ra, các loài yêu ma quỷ quái, ly mỵ vọng lượng đều bị trói chặt. Không thể nào chạy thoát được. Từ đó sẽ tìm cách giáo hóa cho các loài ấy hồi tâm hướng thiện. Đây là diệu dụng của ấn pháp này. Mới xem qua thì có vẻ bình thường nhưng công năng thật khó lường.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Trong đạo giáo gọi ấn pháp này là “Khổn tiên thằng”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]64. Tất ra tăng a mục khư da[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
65. Ta bà ha
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Tất ra tăng

. Hán dịch là “thành tựu – ái hộ”. Nghĩa là thường đem hết sức mình để bảo hộ che chở cho tất cả chúng sanh.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
A mục khư da

. Hán dịch là “bất không, bất xả”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Bất không có nghĩa là hữu. Nhưng đây có nghĩa là diệu hữu.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Bất xả có nghĩa là “Bất xả nhất pháp”. Không từ bỏ một việc gì, phải thông thạo tất cả các pháp. Nên có câu kệ:
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
“Chân như lý thượng bất lập nhất trần.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Phật sự môn trung bất xả nhất pháp”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Nghĩa là:
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
“Trên phương diện bản thể, lý tánh tức chân như, thì không cần lập một thứ gì nữa cả, dù chỉ là hạt bụi.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Nhưng về mặt sự tướng, có nghĩa là việc hành trì, tu đạo thì không được bỏ qua một pháp nào cả”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
A mục khư da

còn có nghĩa nữa là “ái chúng, hòa hợp”. Nghĩa là thương yêu, hòa hợp, thường cứu giúp tất cả chúng sanh.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Câu chú này còn có nghĩa khác là trong tự tánh của mỗi chúng sanh đều có đủ tánh tự tại và tánh công đức thường vẫn tròn đầy.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Đây là Bảo phủ thủ nhãn ấn pháp. Khi hành trì ấn pháp này thành tựu, hành giả có thể tránh được nạn tù tội, bất kỳ nơi đâu, bất kỳ mọi lúc, hành giả đều không bị vướng phải các chướng nạn về quan quyền nữa.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Quý vị sẽ hỏi: “Nếu tôi tu tập ấn pháp này, liệu tôi có thể phạm pháp mà vẫn không bị bỏ tù hay sao?”
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Không! Là Phật tử, quý vị không được phạm pháp. Nếu quý vị đã thông hiểu Phật pháp và phát tâm tu học Phật pháp rồi, thì làm gì có chuyện phạm pháp nữa? Còn nếu quý vị làm chuyện phạm pháp, tất nhiên phải bị bắt và ở tù.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Tuy nhiên, đôi khi có những người vô tội bị bắt ở tù. Đây là vì họ chưa bao giờ tu tập Bảo phủ thủ nhãn ấn pháp này.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
66. Ta bà ma ha a tất đà dạ
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
67. Ta bà ha
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Như quý vị đã biết, thế giới chúng ta đang sống là thế giới Ta bà. Ta bà có nghĩa là “kham nhẫn”. Còn được dịch là “nhẫn ái”. Còn dịch là “Thiện thuyết, thiện đáo”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Kham nhẫn có nghĩa là chúng sanh như chúng ta khó có thể chịu đựng nổi những sự thống khổ ở cõi giới Ta bà này.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Nhẫn ái có nghĩa là chúng sanh thế giới Ta bà này không những có thể chịu đựng mọi khổ đau mà còn sanh khởi lòng thương yêu mọi loài nữa.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Thiện thuyết, thiện đáo nghĩa là, luôn luôn nói lời tốt đẹp, lợi ích khi ở trong thế giới Ta bà. Cùng khuyến khích mọi người hiện thân đến ở cõi giới Ta bà này.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Ma ha

là lớn. Đây có nghĩa là pháp Đại thừa, tức là Bồ tát đạo.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
A tất đà dạ

. Hán dịch là “vô lượng thành tựu”. Nghĩa là tu tập pháp Đại thừa của hàng Bồ tát có công năng đưa hành giả đến bờ bên kia một cách rốt ráo và thành tựu vô lượng công đức.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Đây là Bồ đào thủ nhãn ấn pháp. Khi quý vị tu tập thành tựu ấn pháp này thì trong miệng hành giả thường có vị ngọt của nho, còn hơn vị ngọt của đường. Quý vị hãy chú ý điểm này, trong khi hành trì ấn pháp này mà thấy trong miệng có vị ngọt nghĩa là bắt đầu có sự cảm ứng. Khi thành tựu ấn pháp này rồi, khi quý vị có trồng trọt các loại nông sản, ngũ cốc, thì sâu bọ côn trùng không thể phá hoại mùa màng của quý vị. Còn các loại cây ăn quả như cam, đào, hạnh, lê, … sẽ sinh trưởng rất nhanh và có vị ngọt khác thường. Công năng củaBồ đào ấn pháp này rất lớn và sự thành tựu của pháp Đại thừa là vô lượng vô biên.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Tất la tăng a mục khư da

. Ở trong đồ hình mạn đà la là hình ảnh biểu tượng cho bổn thể của Dược Vương Bồ tát, người đã dùng vô số phương tiện, dược liệu để chữa bệnh cho chúng sanh.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Ta bà ma ha a tất đã dạ ta bà ha

là bổn thể của Bồ tát Dược Thượng, người cũng thường dùng vô số phương thuốc để chữa lành bệnh cho chúng sanh.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
68. Giả kiết ra a tất đà dạ
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
69. Ta bà ha
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Giả kiết ra a tất đà dạ

. Hán dịch là “Kim cang luân”. Còn gọi là Kim cang Bạt chiết la. Kim cang luân này có hình tròn nhưng có khác so với Kim cang luân khác. Câu chú này còn có nghĩa là “Hàng phục oán ma”. Khi trong tâm luôn luôn sinh khởi xung khí và bất bình thì gọi là ma. Khi ấy họ thường phê phán mọi điều. Họ nói “Chư Phật thường làm những việc sai trái, cho đến hành Bồ tát, A la hán, chư Thiên, Diêm Vương cũng đều như thế”. Họ phản đối kịch liệt và hằn học đối với tất cả mọi điều. “Tất cả đều là tà vạy”. Họ giống như kẻ cuồng si, chẳng để ý gì đến pháp luật nữa. Họ luôn xung khắc với toàn cả thế gian. Trong nhân gian gọi loại người này là điên cuồng. Trong hàng quỷ thần thì hạng người này được gọi là Ma. Nộ khí của loài ma oán này thường xôn g khắp cõi Trời. Nó thường giận dữ: :Ai cũng đều quá vô lễ với ta!”. Hoặc nó nói: “Phật hả? Ta sẽ đánh bại ngay. Bồ tát hay A la hán ta cũng hạ gục luôn. Còn loài người, ta sẽ ăn thịt hết. Ma quỷ thì ta sẽ chà nát dưới gót chân. Ta sẽ xé nát thân chúng ra cho đến chết!” Oán khí loại ma này thật ghê rợn.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Đây là Bạt chiết la thủ nhã ấn pháp. Với Kim cang luân, hành giả có thể đập tan các loài thiên ma ngoại đạo, quỷ thần thành từng mảnh vụn. Bất luận đó là loại ma nào, nó đều bị thu phục và vâng lời khi hành giả dùng Kim cang luân để thi hành ấn pháp này. Ma oán sẽ cung kính đảnh lễ hành giả và thưa: “Con nguyện quy phục ấn pháp. Nguyện theo mọi quy luật, không dám xâm hủy”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Kim cang luân ấn pháp

không những chỉ có công năng hàng phục thiên ma ngoại đạo, mà còn có công năng phát ra âm thanh chấn động. Đạo giáo gọi âm thanh này là “Ngũ Lôi Oanh Đảnh”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Sấm sét vốn thường phát sinh từ trên Trời, nhưng các Đạo sĩ Lão giáo có thể phóng ra tiếng sấm từ lòng bàn tay khi họ kết một loại ấn gọi là Chưởng tâm lôi. Tiếng sấm sét vang ra khiến cho thiên ma bị chấn động, thậm chí còn có thể khiến thịt da nó bị tan tành từng mảnh.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Khi giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm, tôi có nói về một người bạn thân, có khả năng sử dụng được ấn pháp này. Khi quý vị hành trì thành tựu ấn pháp này rồi, thì sấm sét sẽ vang rền khi quý vị sử dụng ấn pháp và tiếng vang của nó sẽ hàng phục được tất cả các loài ma oán.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
A tất đà dạ

. Hán dịch là “Vô tỷ thành tựu”. Hành giả trì chú này sẽ được thành tựu công đức rất lớn; không có gì so sánh được, cho nên mới khiến cho các loài ma oán đều quy đầu phục thiện.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
70. Ba đà ma yết tất đà dạ
[/highlight]
Được cảm ơn bởi: hey
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

[highlight=#8e0d0d]
1. Ta bà ha
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Ba đà ma

. Hán dịch là “Hồng liên hoa”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Yết tất đà dạ

. Hán dịch là “Thiện trắng”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Hồng liên hoa này là siêu việt tất cả mọi loài và thành tựu vô lượng công đức. Khi quý vị tu tập Hồng liên hoa thủ nhãn ấn pháp này thành tựu rồi, nếu quý vị muốn sanh ở cõi Trời thì ước nguyện ấy rất dễ thành tựu như ý.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
72. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
73. Ta bà ha
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Na ra cẩn trì

. Hán dịch là “Hiền thủ”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Hiền là thánh hiền.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Thủ là giữ gìn, canh giữ hộ trì.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Bàn đà ra dạ

dịch nghĩa là Quán Thế Âm, Quán Tự Tại.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Đây là Thí vô úy thủ nhãn ấn pháp mà Bồ tát Quán Thế Âm thường dùng để cứu độ chúng sanh, giúp cho mọi loài không còn sợ hãi trong mọi lúc, mọi nơi.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
74. Ma bà lợi thắng yết ra da
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
75. Ta bà ha
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Ma bà lợi thắng

. Hán dịch là “Đại dõng”, cũng dịch là “anh hùng đức”, nghĩa là đức hạnh của bậc đại anh hùng. Bồ tát Quán Thế Âm cũng được gọi như thế.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Yết ra da

. Hán dịch là “sinh tánh” hoặc là “bổn tánh”. Nghĩa là tự tánh bản hữu của chúng sanh vốn sẵn có đức hạnh của bậc đại anh hùng. Đức hạnh của đại anh hùng chính là do hành trì Tổng nhiếp thiên tý thủ nhã ấn pháp, ấn pháp này có công năng hàng phục mọi loài ma oán không chỉ ở thế giới này mà khắp cả đại thiên thế giới.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Hành giả tu tập ấn pháp này nên biết đây là ấn pháp quan trọng nhất trong tất cả bốn mươi hai ấn pháp. Vì khi hành trì ấn pháp này, thì tất cả bốn mươi hai ấn pháp kia đều có đủ trong ấn pháp này.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Quý vị có thể thắc mắc: “Thế thì tôi chỉ cần hành trì một ấn pháp này thôi cũng đủ, chẳng cần hành trì bốn mươi mốt ấn pháp kia nữa”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Nếu quý vị lười biếng thì cứ làm. Nếu không phải là kẻ lười biếng, thì nên hành trì tất cả bốn mươi hai ấn pháp. Mặt khác, quý vị muốn làm kẻ lười biếng và thích tu tập để trở thành một vị Bồ tát lười thì cứ tu tập ấn pháp cuối cùng này trong bốn mươi hai ấn pháp kia. Sẽ phải mất khá nhiều thời gian mới thành tựu được. Tuy nhiên, vì quý vị là người lười biếng nên sẽ không được thành tựu sớm là điều hiển nhiên. Thế nên các pháp đều là bất định. Nếu quý vị không muốn trở thành một vị Bồ tát lười, quý vị sẽ chẳng bận tâm thời gian lâu hay mau để tu tập các ấn pháp này.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
76. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Câu này đã được giảng rõ ở phần đầu Kinh văn rồi. Nhưng có trường hợp quý vị bị quên, nên tôi sẽ giảng lại lần nữa. Những người tuy có nhớ, nhưng không được rõ ràng, nghe lại lần này sẽ được rõ thêm. Những người đã nhớ kỹ rồi, nghe được một lần này nữa lại càng hiểu sâu hơn.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Nếu tôi giảng chưa rõ, quý vị cứ hỏi tôi ngay tức khắc, vì cách tôi giảng Kinh hoàn toàn khác với các Pháp sư. Tôi không dùng tài liệu hoặc các luận giải.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Nam mô

có nghĩa là “Quy y”. Quy y gì? Con xin uy y Tam bảo.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Hắc ra đát na

có nghĩa là “bảo”: quý báu.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Đá ra dạ

dịch là “Tam”: ba
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Toàn câu nghĩa là con nguyện quy y Tam bảo. Con nguyện đem cả thân tâm tánh mạng để quy y. Như những Phật tử tại gia đã quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Đó là quy y Tam bảo.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Quy y Tam bảo tức là quy y với toàn thể chư Phật trong ba đời, khắp cả mười phương, cùng tận hư không pháp giới. Cũng tức là quy y với tất cả pháp trong ba đời, mười phương, cùng tận hư không pháp giới. Cũng chính là đem hết thân tâm tánh mạng quy y với tất cả các bậc Hiền thánh tăng trong ba đời, mười phương, cùng tận hư không pháp giới.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Hư không, chẳng bao giờ cùng tận. Tất cả các cõi nước đều nằm trong pháp giới này. Có tất cả mười pháp giới, trong đó bốn cõi giới của các bậc Thánh Hiền và sáu cõi giới của chúng sanh phàm phu. Bốn cõi giới của bậc Hiền Thánh là: Phật, Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Sáu cõi giới phàm phu là: Trời, người, A tu la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Mười phương là: Bắc, Đông, Nam, Tây, Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam, đó là tám. Thêm phương trên và phương dưới tất cả là mười.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Ba đời là quá khứ, hiện ại, vị lai. Chúng ta quy y với Phật bảo trong suốt khắp mười phương ba đời. Những lời đức Phật dạy được gọi là Pháp bảo. Tam tạng Kinh điển được diễn đạt qua mười hai phần Kinh văn (bộ Kinh). Tất cả Kinh điển do đức Phật nói ra được gọi là Pháp bảo. Pháp bảo không chỉ hiện hữu và lưu hành trong nhân gian mà còn lưu hành khắp cả hư không và pháp giới.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Khi nào quý vị có được ngũ nhãn, lục thông rồi thì quý vị mới thâm nhập được vào chân Kinh. Có nghĩa là quý vị đọc được “vô tự chân Kinh”. Trong hư không, bất kỳ lúc nào thích, quý vị đều đọc được chân kinh mà không cần hở môi. Lục Tổ đã từng nói:
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
“Khi mê Pháp Hoa chuyển
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Khi ngộ chuyển Pháp Hoa”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
“Vô tự” không có nghĩa là Kinh không có chữ. Mà chính là hàng phàm phu không thấy được chữ. Tuy nhiên, khi quý vị nhìn sâu vào hư không, quý vị có thể thấy được chư Phật đang tụng Kinh. Một số vị đang tụng Kinh Pháp Hoa, một số vị đang tụng Kinh Thủ Lăng Nghiêm và một số vị khác đang tụng Kinh Hoa Nghiêm. Chư Phật đều đang tụng Kinh và trì chú như thần chú Thủ Lăng Nghiêm. Chư Phật luôn luôn hành trì các thời khóa tụng ấy. Nhờ thế nên Pháp bảo được hiện hữu và lưu truyền suốt khắp tận hư không pháp giới.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Chúng ta cũng quy y Tăng bảo suốt cả ba đời, cùng tận hư không pháp giới. Thành phần nào tạo thành Hiền Thánh Tăng? Chính là các đại Bồ tát, các đại A la hán, các đại Tỳ kheo tăng.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Đá ra dạ

có nghĩa là “tam”: ba. Chúng ta quy y với Tam Bảo trong suốt mười phương, ba đời cùng tận hư không pháp giới.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Da

có nghĩa là “đảnh lễ”. Là quy y và cung kính đảnh lễ trước Tam Bảo.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]77. Nam mô a lị da[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]Nam mô.
Hán dịch là “quy y”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
A lị da

. Hán dịch là “Thánh giả”, cũng có nghĩa là “Thánh Hiền”. Câu chú này thể hiện sự quy y với tất cả các Hiền Thánh Tăng.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
78. Bà lô kiết đế
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Bà lô kiết đế

. Hán dịch là “quán”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
79. Thước bàn ra da
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Thước bàn ra da

. Hán dịch là “tự tại”. Toàn câu Bà lô kiết đế thước bàn ra da có nghĩa là Quán Tự Tại tức là Bồ Tát Quán Thế Âm.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
80. Ta bà ha
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Bồ tát Quán Tự Tại đã thành tựu tất cả mọi công đức. Ta bà ha có nghĩa là thành tựu công đức vô lượng vô biên.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
81. Án tất điện đô
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Nay phần kinh văn của thần chú đã được tụng rồi. Tiếp theo là phần chân ngôn. Thông thường có chữ Án luôn luôn dẫn đầu cho phần chân ngôn này. Nên chữ Án mang ý nghĩa “dẫn sinh nghĩa”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Tất

nghĩa là “thành tựu”.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Điện đô

. Hán dịch là “ngã giới” là đạo tràng, lãnh thổ, cương vực của mình đã được kiết giới thành tựu. Phạm vi kiết đại giới là 800 do tuần (yojanas) và trung giới là 600 do tuần. Trong phạm vi đã được kiết giới này, hành giả thường được an lạc và yên tịnh, tất cả mọi công đức đều được thành tựu và bản nguyện đều được như ý.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Chẳng hạn như khi tôi đã kiết giới đạo tràng trong phạm vi địa hạt San Francisco (Cựu Kim Sơn) thì trong toàn bộ vùng này sẽ không xảy ra động đất hoặc những thiên tai khác. Vì các vị hộ pháp, thiện thần đều phải hộ trì cho nguyện lực của đạo tràng được thành tựu.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Phạm vi và ý nghĩa kiết giới lớn làm sao! Một hạt vi trần cũng rộng lớn bao la rồi. Vì một hạt vi trần của hành giả là bao hàm vô lượng vi trần vô lượng thế giới, và vô lượng vi trần trong thế giới cũng chỉ hàm ẩn trong một vi trần. Vì vậy, nếu một vi trần hoại diệt thì vô lượng vi trần đều hoại diệt. Một hạt vi trần tồn tại thì vô lượng vi trần cũng tồn tại. Đó là sự vi diệu của sự kiết giới.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
82. Mạn đà ra
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Mạn đà ra

. Hán dịch là “đạo tràng”, cũng dịch là “Pháp hội”. Nghĩa là đạo tràng của hành giả nhất định phải thành tựu. Pháp hội của hành giả nhất định phải thành tựu.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
83. Bạt đà da
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Bạt đà da

dịch là “Toại tâm viên mãn”. Chẳng hạn như khi tôi muốn một vi trần kh6ng hoại thì nó sẽ không hoại. Nếu tôi muốn tất cả các vi trần không bị tan hoại thì các vi trần ấy sẽ kết hợp lại với nhau. Khi tôi niệm Án, tất điện đô mạn đà ra bạt đà da ta bà ha với tâm nguyện sẽ không có nạn động đất xảy ra ở San Francisco (Cựu Kim Sơn), hoặc nếu có nạn động đất lớn thì nạn ấy biến thành nhỏ, nạn nhỏ thì biến thành không có. Nhờ vậy nên không có nạn động đất, không có ai sợ hãi. Thế nên gọi là sự thành tựu. Tùy theo tâm nguyện mà đều được như ý (toại tâm viên mãn). Nếu quý vị có niềm tin chí thành, thì thấy rất là màu nhiệm. Còn nếu quý vị không tin, là vì quý vị chẳng thích thú gì với những điều mầu nhiệm như trên.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
84. Ta bà ha
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Ta bà ha

dịch là “thành tựu”. Thành tựu điều gì? Thành tựu mọi thệ nguyện của hành giả. Bất luận quý vị phát tâm nguyện gì, quý vị sẽ đạt được như ý khi niệm Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà da ta bà ha.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Những vị khi làm lễ thế phát xuất gia cũng trì niệm câu chú này. Có nghĩa là ước nguyện việc xuất gia tu học Phật pháp sẽ được như ý thành tựu viên mãn.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Đến đây thì Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni và chú Đại Bi đã được giảng giải xong. Nay tôi cũng đã giảng hết bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, đó là phần sau của Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni. Còn phần sau nữa là khoa nghi hành trì, là phương pháp tu hành, nay tôi không nhắc lại nữa.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Năm trước, một số đệ tử có tâm nguyện được nghe giảng chú Đại Bi. Đến nay quý vị nghe giảng gần một năm. Pháp hội này được xem như thành tựu viên mãn.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Tôi nguyện rằng quý vị có phát tâm hành trì điều gì cũng được như ý, tất cả đều được Bạt đà da ta bà ha, tức là thành tựu viên mãn tâm nguyện của mình. Mỗi người có sự phát nguyện khác nhau, nên sự thành tựu cũng không đồng, nhưng đều viên mãn cả.
[/highlight]

[highlight=#8e0d0d]
Nguyện cho tất cả Phật tử có duyên được nghe Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni này đều sớm thành tựu quả vị Phật, vì đây là ước nguyện của những người thâm tín chư Phật.
[/highlight]
[/font][/color]
[highlight=#8e0d0d]
Một khi quý vị đã chứng được quả vị Phật tức là mọi việc đều “toại tâm mãn nguyện” rồi.
[/highlight]
[/font][/color]
Được cảm ơn bởi: hey
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

TƯ VẤN – SỐNG ĐẠO (SƯU TẦM)

Tập tin đính kèm
bknphat.jpg
bknphat.jpg (48.21 KiB) Đã xem 2221 lần
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

1. Tu niệm đúng Chánh pháp sẽ chuyển hóa nghiệp chướng


Giác Ngộ - HỎI: Hiện mỗi tối tôi đều tụng kinh Nhật tụng, lễ Phật xong tôi trì niệm chú Đại Bi 21biến, tụng kinh Dược Sư, niệm danh hiệu A Di Đà Phật 108 lần. Tôi mong muốn được chỉ dẫn thêm để tu niệm đúng Chánh pháp nhằm vượt qua nghiệp chướng và khổ nạn của bản thân.
(MẠC TRÚC ĐIỀN, [url=mailto:saigont4@yahoo.com.vn]saigont4@yahoo.com.vn[/url])
ĐÁP:
Bạn Mạc Trúc Điền thân mến!

Dựa theo kinh Nhật tụng để hành trì tụng niệm hàng ngày, có thể nói là bạn đã tu tập đúng Chánh pháp. Tuy nhiên, bạn cần chọn kinh Nhật tụng tiếng Việt để trì tụng, không nên dùng kinh phiên âm Hán-Việt, vì không hiểu nghĩa.

Trong quá trình tụng kinh, niệm Phật bạn phải phát khởi tâm nguyện chí thành, tha thiết, giữ ba nghiệp thân khẩu và ý trang nghiêm thanh tịnh. Sau mỗi thời khóa tu niệm, bạn cảm nhận được sự gia hộ của Tam bảo, lòng tin Phật pháp của bạn kiên cố bất động, thân tâm thảnh thơi và nhẹ nhàng hơn. Bạn nên niệm danh hiệu Phật A Di Đà mọi lúc mọi nơi trong đời sống hàng ngày, giữ tâm chánh niệm với hồng danh Phật và lập thệ nguyện vãng sanh Cực lạc.

Để vượt qua nghiệp chướng và khổ nạn của bản thân trong hiện tại, bạn cần phải nỗ lực tu tập thật nhiều, nhất là siêng năng lễ Phật sám hối để diệt tiêu tội chướng, tăng trưởng phước đức. Hẳn bạn biết câu kinh: “Tội từ tâm khởi đem tâm sám/Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu”. Cho nên, sự tu niệm hàng ngày phải hướng đến để thành tựu tịnh tâm, nhất tâm, và nhất là thăng hoa tuệ giác.

Trong sự bình yên và tĩnh lặng của thân tâm, tuệ giác phát khởi và bạn sẽ có một quan kiến mới lạc quan hơn về cuộc sống. Một người tu có thể không làm thay đổi một số khuyết tật của thân thể (vì nghiệp đã định hình-trỗ quả trong hiện tại) nhưng hoàn toàn có thể thay đổi nhận thức về cuộc sống cũng như những mặc cảm tự ti về khiếm khuyết và khổ đau của bản thân mình.

Với tuệ giác là hoa trái của chánh niệm, của công phu tu tập, bạn sẽ dễ dàng chấp nhận hoàn cảnh hiện tại vì đó là nghiệp của chính mình. Không oán thán, trách móc ai cả mà ngược lại biết chấp nhận và nỗ lực tu học để chuyển hóa. Nghiệp do mình tạo ra thì cũng do chính mình chuyển hóa để thăng hoa. Không ai có thể làm thay việc đó cho mình, ngoại trừ sự cố gắng của chính mình.

Tinh tấn tu niệm và quán chiếu như vậy, lâu ngày bạn sẽ tháo gỡ được những vướng mắc và gặt hái được nhiều phước quả an lạc trong đời sống.

Chúc bạn tinh tấn!
Được cảm ơn bởi: Onedream
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

2. Tu Tịnh và tu Mật

HỎI: Gia đình chúng tôi lâu nay tu theo pháp môn niệm Phật thuộc Tịnh độ tông. Vừa rồi tôi có gặp một người bạn tu theo pháp môn trì chú thuộc Mật tông. Bạn khuyên nên trì niệm mật chú để có thể thành tựu giải thoát ngay trong đời này vì đi thẳng vào tâm chư Phật, còn niệm Phật thì chỉ ở bên ngoài thôi.

Tôi nghĩ rằng đời người vô thường, nay còn mai mất nên gắng niệm Phật để vãng sanh về Cực lạc rồi tiếp tục tu lên nữa sẽ chắc chắn hơn. Không biết tôi suy nghĩ như vậy có đúng không?

(NGUYỄN THỊ THU, thunguyen2266@yahoo.com.vn)

ĐÁP: Bạn Nguyễn Thị Thu thân mến!

Đạo Phật có tám vạn bốn ngàn (84.000) pháp môn tu nên mỗi người con Phật tùy theo căn cơ, nghiệp lực mà chọn cho mình một pháp môn thích hợp. Tu Thiền, Tịnh hoặc Mật hay bất cứ pháp môn nào theo Phật giáo là do nhân duyên của mỗi người.

Có nhân duyên với pháp môn nào thì học tập, nghiên cứu, ứng dụng hành trì pháp môn ấy rất dễ dàng, mau tiến bộ. Ngược lại nếu thiếu nhân duyên thì chỉ riêng việc tìm hiểu, học tập về pháp môn ấy đã khó lãnh hội nói chi đến tu tập hành trì.

Các pháp môn tu tập đều là phương tiện nhằm hướng đến một cứu cánh duy nhất là giác ngộ, giải thoát. Như có nhiều cách, nhiều con đường để đi đến một địa điểm. Không hẵn đường bộ thì thù thắng hơn đường sông và ngược lại. Tùy vào nhân duyên của mỗi người mà chọn cho mình một con đường hay một phương tiện di chuyển thích hợp nhất.

Trong tu tập cũng vậy, không thể nói tu Mật mau thành tựu giải thoát hơn tu Tịnh, hay ngược lại tu Tịnh sớm đắc đạo hơn tu Mật. Mọi so sánh, phân biệt so đo cao thấp đều thiếu cơ sở và phát xuất từ tâm lý chấp thủ, không phù hợp với tinh thần khai phóng và tùy duyên của đạo Phật.

Mỗi pháp môn có một cơ sở lý luận và cách thức hành trì riêng. Một hành giả am tường cơ sở lý luận và cách thức hành trì pháp môn của mình vốn đã là điều khó. Nên khi nhận định về các pháp môn khác cần phải thận trọng, nhất là đánh giá hoặc phê bình các pháp môn khác thông qua lăng kính pháp môn của mình lại càng không nên.

Do vậy, một người Phật tử trong khi thực hành pháp môn của mình cần tôn trọng các pháp môn khác. Các pháp môn đều là phương tiện nên không có pháp môn nào là thù thắng nhất.

Tổ tư vấn(tuvangiacngo@yahoo.com)
Được cảm ơn bởi: Onedream
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

3. Bất niệm tự niệm


Hỏi: Sau khi tham dự khóa tu Phật thất về, một hôm trong khi chạy xe đến chỗ làm, tôi bỗng nghe tiếng niệm Phật (tiếng quý thầy nơi chùa diễn ra khóa tu) rất rõ. Mỗi khi tôi đề khởi câu niệm Phật liền tức thì nghe tiếng niệm Phật bên tai, trạng thái này kéo dài khoảng một tuần mới hết.
Xin hỏi trạng thái này có phải “bất niệm tự niệm không”? Làm thế nào để duy trì trạng thái đó? (Diệu Mỹ, Bưu điện Chánh Hưng, Q.8, TP.HCM)
Đáp:
Bạn Diệu Mỹ thân mến!

Bạn có nhiều duyên lành với pháp môn niệm Phật. Nhờ tín tâm sâu sắc và chuyên cần niệm Phật trong khóa tu nên bạn đã nhập tâm được Phật hiệu Nam mô A Di Đà Phật. Những hạt giống mới (danh hiệu Phật) này khi gieo trồng vào đất tâm của bạn, nhờ căn lành nên phát triển rất nhanh chóng và tươi tốt. Do đó, khi bạn rời khóa tu về nhà, trong lúc thảnh thơi hay khi nghĩ tưởng đến việc chuẩn bị niệm Phật thì những hạt giống lành trong tâm phát khởi, tái hiện những tiếng niệm Phật đã huân tập từ trước.

Vì thế, trạng thái này không phải “bất niệm tự niệm” mà chỉ là hoa trái, dư âm thành quả của khóa tu trước đó. Sau một thời gian thì niệm lực yếu đi, việc “tự niệm” thưa dần rồi dứt hẳn.

Để đạt đến “bất niệm tự niệm”, bạn cần phát huy tín-nguyện-hạnh, niệm Phật thật tinh chuyên. Buông xả vọng tưởng, chú tâm niệm Phật, thực tập như vậy cho đến khi những hạt giống niệm Phật đong đầy trong tâm khảm và chúng tự động lưu xuất, hiện hành trong tâm.

Tổ Tư vấn ([url=mailto:tuvangiacngo@yahoo.com]tuvangiacngo@yahoo.com[/url]
Được cảm ơn bởi: Onedream
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

4. Tán tâm niệm Phật

Hỏi: Tôi hiện đang thực tập niệm Phật theo pháp môn Tịnh độ. Và mỗi ngày, tôi niệm Phật chừng một giờ nhưng không theo giờ giấc hay thời khóa cụ thể. Mặc dù đã niệm Phật thành thói quen nhưng tôi vẫn không định tâm được, ngay cả trong khi niệm Phật mà tâm tôi cứ tạp niệm suy nghĩ đủ thứ.

Xin hỏi quý Báo là niệm Phật tán tâm như vậy thì có giá trị gì không, có công đức không? Vì tôi đọc sách nói phải niệm cho được "nhất tâm bất loạn" mới cảm ứng với Phật A Di Đà và hy vọng được vãng sanh khi mãn phần. (Lương Khắc Tốp, [url=mailto:luongkha...@ovi.com]luongkha...@ovi.com[/url])

Đáp: Bạn Lương Khắc Tốp thân mến!

Chỉ cần niệm một câu Phật hiệu thôi thì bạn đã có công đức, đã là "một vị Phật tương lai" rồi. Nên dù chưa định tâm, công phu niệm Phật của bạn vẫn đầy đủ các giá trị, công đức và cụ thể nhất là bạn đang gieo trồng nhân lành cho quả tốt ở tương lai.

Bạn nên tinh tấn và kiên trì niệm Phật hơn nữa. Tạp niệm là chuyện rất bình thường. Cứ tinh chuyên niệm Phật. Khi nào thấy tâm bị phân tán thì dừng lại, nhiếp phục và đưa tâm trở về an trú trong Phật hiệu. Thực tập lâu ngày như thế thì chánh niệm tăng trưởng và tạp niệm thưa dần, đến một lúc nào đó thì sẽ đạt được "nhất tâm bất loạn".

Niệm Phật tán tâm mà biết rõ để khắc phục thì mới có cơ hội đạt đến nhất tâm.
Được cảm ơn bởi: Onedream
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

5. Không theo tà kiến


Hỏi: Tôi đi hộ niệm cầu siêu tại nhà Phật tử, sau buổi lễ có người cho tôi một tờ giấy (photo) có tiêu đề Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, tôi cứ tưởng là kinh Phật hay văn bản gì tương tự thuộc Chánh pháp, lợi ích cho tu tập nên nhận lấy.

Về nhà đọc mới biết là họ chỉ lợi dụng danh hiệu Phật ở tiêu đề, còn nội dung thì tuy có tính khuyến thiện nhưng rất nhảm nhí (đại loại là có thần tiên xuất hiện ở núi Châu Đốc phán truyền… nên làm lành tránh dữ), lại khuyên phải sao chép ra nhiều bản để gữi cho nhiều người sẽ gặp may mắn, nếu không làm ắt sẽ bị tai họa. Xin hỏi, một người Phật tử mà còn tin tưởng và làm theo những khuyến dụ ấy có tổn phước không? Nếu vô tình nhận được các văn bản như thế thì xử lý thế nào?(V.D, Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, TP.HCM)

Đáp: Bạn V.D thân mến!

Hiện nay, các dạng tờ rơi, văn bản, tài liệu, sách… chứa nội dung ngoài Chánh pháp nhưng lại núp bóng hay nương dựa theo danh hiệu, hình ảnh chư Phật, Bồ tát có rất nhiều. Nhất là những tờ rơi luôn kèm theo lời hù dọa nếu không photo và phát tán cho những người khác thì sẽ bị trừng phạt hay bị tai nạn thảm khốc nên người nhận được thường lo lắng, sợ hãi rồi tìm cách phân phát cho người khác.

Do đó, người Phật tử khi tiếp xúc với các ấn phẩm lạ, xuất xứ không rõ ràng thì không nên vội tin mà cần cẩn trọng, đọc kỷ nội dung rồi thẩm định qua ba dấu ấn Chánh pháp (Tam pháp ấn). Xét thấy phù hợp với tinh thần Tam pháp ấn (Vô thường-Khổ-Vô ngã) thì tin tưởng và hành trì theo. Nếu biết rõ không phải Chánh pháp mà mang sắc thái tà kiến, mê tín dị đoan thì chúng ta nên mạnh dạn… đốt bỏ, kiên quyết không tin theo, không truyền bá và nhất là không có gì phải sợ hãi những lời hù dọa ấy cả.

Nếu thấy người Phật tử nào (vì không mấy am hiểu nên lo sợ) mà truyền bá những tờ rơi ấy thì chúng ta nên phân tích, giảng giải cho họ hiểu Chánh pháp để chấm dứt.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Cầm kỳ thi họa”