Đất Phật

Trao đổi về kiến thức Hán Nôm và cổ học
hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

6. Cách xử lý lịch cũ in hình Phật, Bồ Tát


Hỏi: Tôi có khá nhiều lịch cũ in hình Phật, Bồ-tát rất đẹp, sau khi treo đến cuối năm phải thay lịch mới nhưng chưa biết phải làm như thế nào? Có người nói đem đốt, tôi không dám làm vì sợ mang tội.

Tôi dự tính chuyển công việc làm kế toán cho một siêu thị. Hiện tôi đang phân vân vì trong siêu thị bán nhiều thực phẩm có nguồn gốc động vật và hơn nữa số lượng tiêu thụ cũng rất lớn, không biết làm trong ngành này có ảnh hưởng đến việc tu tập của tôi hay không? (TRẦN LÂM TÙNG, [url=mailto:tranlamtung11@yahoo.com]tranlamtung11@yahoo.com[/url])

Đáp: Bạn Trần Lâm Tùng thân mến!

Tất cả các văn hóa phẩm Phật giáo như lịch, sách, thiệp, tranh… có in hình Phật, Bồ tát khi cũ, rách hay hết hạn dùng (lịch cũ) thì nên "hỏa hóa", không nên vất bỏ bừa bãi, mang tội.

Hỏa hóa nghĩa là dùng lửa đốt cháy. Chọn một chỗ đất sạch (trên sân thượng nhà bạn chẳng hạn), thắp lửa đốt cháy tất cả những tờ lịch cũ có in hình Phật, Bồ tát. Trong quá trình đốt, cần nhất tâm niệm Phật và tuân thủ những nguyên tắc an toàn phòng chữa cháy. Đốt xong, dùng nước giội sạch hết tro tàn.

Riêng đối với tượng Phật, Bồ tát (chất liệu đất, thạch cao, sứ…) khi bị vỡ hay cũ kỹ cần thay tượng mới thì phải mang tượng hư hoặc cũ lên chùa, nhờ chư Tăng cất đặt giúp cho.

Đối với công việc làm kế toán ở siêu thị, theo chúng tôi, hoàn toàn thích hợp cho một Phật tử. Mọi người, mọi việc ở đời đều có quan hệ nhân duyên chằng chịt với nhau. Siêu thị là chợ, ở trong chợ mà tu được thì sống trong bất cứ môi trường nào cũng thanh thản. Bạn nên quan tâm hơn đến nghiệp vụ và đạo đức của nghề kế toán, còn các sản phẩm của siêu thị chỉ là vấn đề phụ, thứ yếu.
TỔ TƯ VẤN([url=mailto:tuvangiacngo@yahoo.com]tuvangiacngo@yahoo.com[/url]
Được cảm ơn bởi: Onedream
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

7. Mơ gặp người thân đã khuất, vậy họ có siêu thoát không ?

Hỏi:

Sau khi làm lễ cầu siêu nhiều lần nhưng trong mơ tôi vẫn gặp người thân. Như vậy có phải là hương linh chưa được siêu thoát? Nên thỉnh hương linh lên chùa để làm lễ cầu siêu hay mời thầy về nhà làm lễ cầu siêu tại nhà thì tốt cho hương linh hơn?


(Thanh Hương; [url=mailto:sentrang1995@yahoo.com.vn]sentrang1995@yahoo.com.vn[/url])


Đáp: Bạn Thanh Hương thân mến!

Vấn đề bạn mơ thấy người thân đã chết là chuyện rất bình thường. Tuy người thân đã mất nhưng tình cảm và ký ức về người ấy vẫn đong đầy nên mơ về họ là tất nhiên. Trong những giấc mơ như thế, nếu bạn cảm giác thật nhẹ, bình yên và an lành thì đó chỉ là những giấc mơ bình thường.

Việc thỉnh hương linh lên chùa để cầu siêu hay mời chư Tăng về nhà làm lễ là tùy duyên. Để tốt hơn cho hương linh, không phải là chọn địa điểm cầu siêu ở chùa hay nhà mà chính yếu là lòng thành kính của thân nhân, sự nhất tâm hộ niệm chú nguyện của chư Tăng, gia quyến tạo phước bằng cách cúng dường, bố thí hoặc làm các việc lành để hồi hướng cho hương linh...

Làm được như thế, không chỉ hương linh được hưởng phước để sanh về cõi lành mà những người trong gia quyến cũng tăng phước thêm phần an vui, hạnh phúc và thành đạt.

Chúc các bạn tinh tấn!
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

8. Hóa giải lời khấn nguyện

Hỏi: Con dâu của tôi có khấn nguyện trước Phật là sẽ ăn chay một tháng nhưng hiện tại bị đau bao tử nên không ăn chay được. Bây giờ phải hóa giải lời khấn nguyện ấy như thế nào? Tôi thường hay tụng kinh tại nhà vào buổi chiều hoặc tối nhưng vào thời gian tới do bận việc nhà có thể tôi không tụng niệm như trước được nữa, vậy có tội không?(Diệu Ẩn, Q.3, TP.HCM)

Đáp:
Bạn Diệu Ẩn thân mến!

Một người khi khấn nguyện trước Phật, Bồ-tát sẽ thực hiện các việc lành, như ăn chay chẳng hạn, đều xuất phát từ sự thành tâm, tự giác và tự nguyện nhằm tạo phước báo cho bản thân hoặc để hồi hướng phước đức cho thân nhân, gia đình. Tất nhiên, sự phát nguyện chân thành đó được Tam bảo chứng minh, chư Hộ pháp thiện thần ghi nhận. Thế nhưng, cuộc sống có nhiều biến động không như ý khiến cho người phát nguyện chưa hoặc không thể thực hiện điều đã khấn nguyện thì vẫn có thể “hóa giải” lời khấn nguyện ấy.

Cũng dựa trên nền tảng của sự thành tâm, tự giác và tự nguyện, người khấn nguyện cần đối trước Phật, Bồ-tát trình bày hoàn cảnh và tâm nguyện của mình. Xét thấy điều đó không thể làm được thì xin nguyện được rút lại rồi thành tâm sám hối hoặc điều đó chưa thể làm trong lúc này thì nguyện sẽ thực hiện vào lúc khác. Chư Phật, Bồ-tát cùng Hộ pháp thiện thần sẽ chứng minh và hoan hỷ với lời nguyện của bạn.

Bạn thường tụng kinh tại nhà vào buổi chiều và tối, điều đó rất quý hóa. Nếu sắp tới bạn bận rộn công việc không thể tụng kinh được nữa thì tùy duyên. Điều đó chỉ đáng tiếc mà thôi chứ không có tội gì cả.
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

9. Ăn chay có ảnh hưởng đến hôn nhân không?

Hỏi: Tôi là một Phật tử quy y Tam bảo được hai năm và đã phát nguyện ăn chay trường. Sắp tới đây tôi lấy chồng, bên chồng thì dường như chưa hiểu nhiều về ăn chay và không ăn chay.
Một số người thân bày tỏ sự quan ngại việc ăn chay trường của tôi sẽ ảnh hưởng tới hạnh phúc hôn nhân, cụ thể như: Tôi ăn chay mà gia đình chồng chưa hiểu giá trị việc ăn chay sẽ không hỗ trợ nên khó thành công. Hai vợ chồng son mà ăn hai mâm cơm thì không hay.
Ăn chay đạm bạc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và khi mang thai thì mẹ và em bé đều thiếu dinh dưỡng. Ăn chay làm giảm ham muốn chuyện vợ chồng, có thể dẫn đến nguy cơ gia đình tan vỡ… Hiện tôi rất khó xử về việc này. Tôi đã nguyện ăn chay rồi cũng như nguyện khuyến tấn người bạn đời tương lai biết đi chùa, tu học và anh ấy đã quy y, đi chùa với tôi mỗi cuối tuần. Mong quý Báo cho tôi những lời sẻ chia.
(HỒNG TIẾP, tiep.vh@cmcti.vn)
Đáp: Bạn Hồng Tiếp thân mến!

Một Phật tử phát nguyện ăn chay trường là điều lý tưởng. Những ai hội đủ duyên lành và những điều kiện cần thiết để thực hành trường trai mà không có bất cứ trở ngại nào thì nên phát huy và duy trì. Mục đích chính yếu của việc ăn chay nhằm nuôi dưỡng lòng từ bi, tôn trọng sự sống các chúng sanh khác, giảm thiểu bệnh tật và góp phần bảo vệ môi trường.

Ăn chay trường đối với hàng cư sĩ là một trong nhiều pháp tu, luôn được khuyến khích thực tập mà không hề bắt buộc. Vì thế, hầu hết các Phật tử đều ăn chay kỳ, thường thì mỗi tháng 2 hoặc 4 ngày, thỉnh thoảng mới phát tâm ăn chay nhiều ngày hơn (thập trai-10 ngày, nguyệt trai-một tháng). Không nhiều các Phật tử có đủ đầy thuận duyên để thực hiện ăn chay trường.

Ăn chay là pháp phương tiện để hướng đến cứu cánh là từ bi, yêu thương và cứu độ cho hết thảy chúng sanh. Đó chính là tinh thần ăn chay theo Phật giáo mà người ăn chay phải hiểu rõ nhằm hướng đến để chứng đạt.

Cho nên, nếu quan niệm ăn chay như là một sự khổ hạnh ép xác, ăn uống quá đạm bạc sơ sài… và xem sự kiêng khem đó là một trong những chuẩn mực đạo đức cần có thì không mấy tương hợp với tinh thần ăn chay theo Phật giáo. Về phương diện khác, ăn chay dù đúng cách đến mấy (đầy đủ dinh dưỡng) mà thiếu chú trọng đến chuyển hóa thân tâm để trở nên hiền lành và dễ thương hơn, từ-bi-hỉ-xả hơn, thì việc ăn chay ấy chỉ có giá trị dưỡng sinh mà thôi.

Trở lại vấn đề ăn chay và đời sống hôn nhân của người Phật tử, trước hết, nếu ăn chay đúng cách thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Khoa học dinh dưỡng hiện đại đã minh chứng điều này. Ngược lại, ăn chay đúng cách có thể làm giảm thiểu một số bệnh tật, nâng cao sức khỏe.

Nhưng thế nào là ăn chay đúng cách? Ăn chay đúng cách nhất phải được các chuyên gia ngành dinh dưỡng xây dựng thực đơn và tuân thủ theo chế độ ăn uống trong thực đơn.

Người Phật tử ăn chay đúng cách có sức khỏe tốt và tâm sinh lý bình thường nên không ảnh hưởng đến việc “giảm ham muốn chuyện vợ chồng”, và “có thể dẫn đến nguy cơ gia đình tan vỡ…” như nhận định của một số người.

Đơn cử như những minh tinh Hollywood: Kristen Wiig, Natalie Portman, Anne Hathaway, Olivia Wilde, Kristen Bell, Carrie Underwood, Alicia Silverstone, Lauren Bush, Shania Twain... được bầu chọn là “Mỹ nữ ăn chay gợi cảm nhất thế giới”. Họ đều khỏe đẹp, trẻ trung và các sinh hoạt khác của đời sống đều bình thường.

Tuy nhiên, trong thực tế đời sống hiện nay, không phải ai cũng có đầy đủ điều kiện để thực hành ăn chay đúng cách. Vì thế, nếu bạn ăn chay tùy tiện, kham khổ lâu ngày thì sự thiếu hụt dinh dưỡng và những hệ lụy liên quan đến sức khỏe tâm sinh lý có thể xảy ra. Đặc biệt là trong thời gian mang thai và cho con bú, nếu không được ăn uống đầy đủ thì sức khỏe của cả bà mẹ và em bé đều bị ảnh hưởng.

Về những trở ngại như: hai vợ chồng son mà ăn hai mâm sẽ không hay hoặc gia đình không hiểu nên không hỗ trợ, theo chúng tôi, sẽ được bàn đến sau khi bạn có đầy đủ điều kiện để “ăn chay đúng cách”. Bởi lẽ khi gia đình bạn đã đủ điều kiện “ăn chay đúng cách” thì sẽ không mấy khó để khắc phục các trở ngại trên.

Việc bạn đã nguyện ăn chay trường rồi, nhưng nếu hoàn cảnh sống thay đổi thì bạn vẫn có thể phát nguyện lại, chuyển sang ăn chay kỳ, hoặc đang ăn chay kỳ, bạn có thể phát nguyện ăn chay trường. Bạn nên đối trước Tam bảo dâng lời khấn nguyện, và Đức Phật luôn từ bi hỉ xả chứng minh cho tâm nguyện của bạn.

Như bạn cho biết, việc bạn nguyện ăn chay trường một phần nhằm cảm hóa người bạn đời biết quy hướng Tam bảo và phát tâm tu học. Vậy bạn cũng cần linh động để không vì vấn đề ăn chay mà trở nên thiếu hòa hợp giữa đời sống vợ chồng. Nhất là, việc hướng người bạn đời vững tin Tam bảo đòi hỏi phải có nhiều yếu tố khác như giúp anh ấy hiểu biết sâu sắc lời Phật dạy và ứng dụng Phật pháp để chuyển hóa thân tâm.

Để chắc chắn hơn, bạn nên thảo luận kỹ lưỡng với người bạn đời về vấn đề này. Điều bạn cần lưu tâm nhất là vận dụng tinh thần tùy duyên để uyển chuyển cho phù hợp với thực tế nhằm xây dựng đời sống hôn nhân hòa hợp, an vui.

Chúc bạn tinh tấn!

Tổ tư vấn(tuvangiacngo@yahoo.com)
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

10. Sám hối lỗi lầm

Hỏi:
Tôi đã từng hai lần bỏ thai vào lúc thai nhi khoảng gần hai tháng tuổi. Ngày ấy tôi chưa biết Phật pháp nên nghĩ việc đó là bình thường vì thai nhi chưa hình thành. Giờ đây tôi mới biết đó là tội lỗi.
Tôi thường niệm Phật, sám hối, làm các công đức lành rồi hồi hướng cầu siêu cho hai con. Tôi cũng đã làm trai đàn chẩn tế cầu siêu cho con rồi. Vậy tôi có cần làm thêm gì nữa không như cúng vàng mã áo quần, đồ chơi… cho các con?

Trước đây tôi cũng hay cãi mẹ mỗi khi trái ý mình. Nay mẹ mất rồi, nhớ lại tôi rất ăn năn, hối hận. Mặc dù đã sám hối và làm nhiều công đức lành để hồi hướng, cầu siêu cho mẹ nhưng tôi không thể nào quên những việc sai trái ngày xưa. Nhiều lúc đang niệm Phật tự dưng nhớ lại, tôi đã khóc thật nhiều. Hiện tôi rất ân hận về tội lỗi của mình. Tôi có bị đọa vào cõi ác không? Tôi phải làm gì nữa để sám hối và chuyển hóa những lỗi lầm ấy?

(Thảo, [url=mailto:le.thao09@yahoo.com.vn]le.thao09@yahoo.com.vn[/url])
Đáp: Bạn Thảo thân mến!

Đức Phật dạy rằng: “Có hai hạng người mạnh nhất trên đời. Một là hạng người không phạm lỗi lầm. Hai là hạng người có lỗi lầm nhưng biết ăn năn, sám hối”. Trừ những bậc Thánh đã toàn thiện, còn chúng ta, sống trong đời này ai cũng từng có lầm lỗi. Do đó, điều quan trọng là mỗi người phải tự nhận biết những sai phạm, lầm lỗi của chính mình đã gây tạo trong đời mà sám hối, chừa bỏ.


Bạn chính là hạng người có sức mạnh thứ hai, tức đã biết được lầm lỗi của mình đã gây tạo trong quá khứ để sám hối, phục thiện.
Phá bỏ thai nhi dù trong hoàn cảnh nào cũng đều có tội, và các bậc cha mẹ cần sám hối lầm lỗi của mình đồng thời thực hành siêu độ cho con. Bạn đã làm trai đàn chẩn tế cầu siêu cũng như hiện tại bạn siêng năng tụng kinh, niệm Phật, bố thí, cúng dường… rồi hồi hướng phước báo cho con, mong các con được nương nhờ phước báo ấy mà được sanh vào cõi lành, là những việc làm đúng với Chánh pháp. Thiết nghĩ, những việc làm của bạn để hồi hướng phước báo, cầu siêu độ cho con như trên là tạm đủ. Không nên mua sắm vàng mã (xe, ngựa, áo quần…) để cúng cho con. Vì những việc làm ấy không mang đến lợi ích thiết thực cho con như các phương thức của nhà Phật mà bạn đã làm.

Bạn đã hối hận ăn năn rất nhiều về những lầm lỗi với mẹ, dù muộn màng nhưng vô cùng cần thiết. Trải nghiệm đó sẽ giúp bạn sống hiếu thuận hơn với những người thân khác trong gia đình, dòng tộc và mọi người xung quanh. Trước sự thiết tha sám hối của bạn, chúng tôi nghĩ rằng, mẹ sẽ tha thứ cho những lầm lỗi của bạn vì mẹ thì lúc nào cũng thương con.


Dù bạn có những sai phạm, lầm lỗi trong quá khứ nhưng cũng sớm tỉnh thức, hối cải và phục thiện. Đó cũng là một duyên lành của bạn vì có rất nhiều người tạo ác nghiệp mà không biết dừng lại, quay đầu. Nếu bạn giữ tâm thanh tịnh, tinh tấn sám hối và niệm Phật như thế cho đến trọn đời thì chắc chắn sẽ không bị đọa vào đường ác. Vì “Tội từ tâm khởi đem tâm sám/Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu…”.



Các pháp vốn tự tánh Không nên có thể chuyển hóa tội lỗi nếu tự thân bạn biết tinh chuyên sám hối, nỗ lực niệm Phật đến nhất tâm (Niệm Phật nhất tâm tiêu vạn tội).
Khi đã biết rõ điều ác rồi thì nguyện không tái phạm, đồng thời tích cực làm những việc lành thì tội sẽ diệt, phước sẽ sanh. Bạn cần nương tựa vào ánh sáng Chánh pháp để hướng thiện, chuyên tâm niệm Phật thì sẽ chuyển hóa được các ác nghiệp, hiện tại và tương lai sẽ an lạc, thảnh thơi.

Tổ Tư vấn(tuvangiacngo@yahoo.com)
Đầu trang

SLB
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 51
Tham gia: 15:01, 22/01/12

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi SLB »

Loạt bài của Hey rất hay"]:) :) :) :) :)[/quote]
Được cảm ơn bởi: hey
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

"Khó thay, được làm người,
Khó thay, được sống còn,
Khó thay, nghe diệu pháp,
Khó thay, Phật ra đời!"
Tập tin đính kèm
22045141_30841983_4294508_n.jpg
22045141_30841983_4294508_n.jpg (77.95 KiB) Đã xem 4122 lần
Được cảm ơn bởi: tigerstock68
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Cách phân biệt các vị Phật và Bồ tát

Ngoài Phật Thích Ca, Di Lặc, Quan Âm Bồ tát… trong thế giới quan của Phật giáo còn có nhiều vị Phật và Bồ tát khác tồn tại và điều này làm chúng ta hơi khó nhớ và phân biệt rõ ràng.
[/font]
Trước hết, chúng ta cần hiểu khái niệm “BA THÂN” (Pháp thân, Báo Thân và Ứng thân) trong giáo lý Phật giáo.
[/font]
- Pháp thân: là Phật tính có trong tất cả chúng sinh.
[/font]
- Báo thân: là kết quả của sự giác ngộ và tu hành của một cá nhân.
[/font]
- Ứng thân: có thể hiểu đơn giản là thể xác của con người, khi linh hồn của một vị giác ngộ đầu thai làm người thì được gọi là Ứng thân (Tây Tạng gọi là “tulku”).
[/font]
Trong thế giới quan của Phật giáo gồm có các vị Phật thuộc về Ứng thân và Báo thân.
[/font]
1- Các vị Phật thuộc về Ứng thân:
[/font]
Nghĩa là các vị này từng đầu thai làm người và giáo hóa chúng sinh trong lịch sử, giống như Phật Thích Ca.
[/font]
Theo kinh Nikaya và Buddhavamsa, trên trái đất đã từng có 24 vị Phật xuất hiện để truyền Pháp gồm Phật Tanhankara, Medhankara, Saranankara, Dipankara (Nhiên Đăng), Kondanna, Mangala, Sumana, Revata, Sobhita, Anomadassin, Paduma, Narada, Padumuttara, Sumedha, Sujata, Piyadassin, Atthadassin, Dhammadassin, Siddhattha, Tissa, Phussa, Vipassin, Sikhin, Vessabhu, Kakusandha (Câu-Lưu-Tôn), Konagamana (Câu-Na-Hàm), Kassapa (Ca Diếp) và Phật Thích Ca Cồ-đàm.
[/font]
Nhiều vị Phật đã từng xuất hiện trong nhiều chu kỳ khác nhau ở quá khứ, còn trong chu kỳ hiện tại có 5 vị Phật là Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Phật, Ca Diếp Phật, Phật Thích Ca và Phật Di Lặc (ở tương lai).
[/font]
Đức Phật Tỳ-Bà-Thi:Theo kinh “Trường A Hàm” Phật Tỳ-Bà-Thi tái sinh cách nay 91 kiếp, lúc đó con người có tuổi thọ 8 vạn tuổi, trong gia đình dòng dõi vua chúa. Ngài thành đạo bên gốc cây Bà la, thuyết pháp trong ba hội lần lượt với 168.000, 100.000 và 80.000 đệ tử.
- Đức Phật Thi Khí:Khi Phật Thi Khí tái sinh, tuổi thọ con người tụt giảm xuống còn 7 vạn tuổi. Ngài thuộc dòng Sát Đế Lợi, họ Câu Ly Nhã. Phụ hoàng là Minh Tướng, mẫu hậu là Quang Diệu. Ngải ở trong thành Quang Tướng, thành đạo nơi gốc cây Phân Đà Lỵ. Ngài thuyết pháp ba hội với 250.000 người đệ tử.
- Đức Phật Tỳ Xá Bao:Ngài giáng sinh tại thành Vô Dụ, chứng dưới cây Bác Lạc Xoa, cách nay 31 kiếp. Thuở ấy nhân loại sống 6 vạn tuổi. Ngài có 2 hội thuyết pháp gồm 70.000 và 60.000 đệ tử.
- Đức Phật Câu Lưu Tôn:Ngài giáng sinh tại thành An hòa, chứng ngộ dưới cây Thi lỵ sa. Thuở ấy nhân loại sống 4 vạn tuổi. Ngài có 1 hội thuyết pháp gồm 40.000 đệ tử.
- Đức Phật Câu Na Hàm:Ngài giáng sinh tại thành Thanh tịnh, chứng dưới cây Ưu đàm bác la. Thuở ấy nhân loại sống 3 vạn tuổi. Ngài có 1 hội thuyết pháp gồm 30.000 đệ tử.
- Đức Phật Ca Diếp:Ngài giáng sinh tại thành Ba la nại, chứng dưới cây Thi câu loại. Thuở ấy nhân loại sống 2 vạn tuổi. Ngài có 1 hội thuyết pháp gồm 20.000 đệ tử.
- Đức Phật Thích Ca:Ngài giáng sinh tại thành Ca tỳ la vệ, chứng dưới cây Bát đa (Bồ đề). Nhân loại bây giờ sống 100 tuổi. Hội thuyết pháp của ngài được 1.250 đệ tử.
2- Các vị Phật thuộc về Báo thân:
Nói đơn giản, nếu Ứng thân là phần xác của vị Phật từng sống trong quá khứ thì Báo thân chính là phần hồn của vị Phật sau khi viên tịch. Tuy nhiên, Báo thân là một trạng thái siêu việt của tâm thức giác ngộ, nó có thể phân thân ra hàng tỷ tỷ mảnh khác nhau, biến hóa thành nhiều hình dạng khác nhau… Ví dụ: Phật Thích Ca sau khi viên tịch xuất hiện 2 hóa thân trong Báo thân là Phật A Di Đà và Quán Âm Bồ Tát… cho nên các vị Phật trong trạng thái Báo thân không nên hiểu là một cá nhân nào đó.
Các trường phái Kim cương thừa và Bắc-tông xem có 5 vị Phật thuộc về Báo thân được chuyển hóa từ Ứng thân của 5 vị Phật trong chu kỳ hiện tại. Năm vị Phật xuất hiện trong Báo thân gồm Đại Nhật Như Lai, Bất Động Như Lai, Bảo Sinh Như Lai, Phật A Di Đà Và Bất Không Thành Tựu Phật.
- Phật Đại NhậtBồ tát Phổ Hiền là chuyển hóa của Phật Câu Lưu Tôn.
- Phật Bất ĐộngKim Cương Thủ Bồ tát là chuyển hóa của Phật Câu Na Hàm.
- Phật Bảo SinhBảo Thủ Bồ tát là chuyển hóa của Phật Ca Diếp.
- Bất Không Thành Tựu PhậtPhổ Chùy Thủ Bồ tát là chuyển hóa của Phật Di-lặc.
- Phật A-di-đàQuán Thế Âm Bồ tát là chuyển hóa của Phật Thích-ca Mâu-ni.
Năm vị Phật thuộc về “Báo thân” là đại diện cho sự chuyển hóa 5 loại trí huệ xấu (ngũ uẩn) ra thành 5 loại trí huệ tốt (ngũ trí).
- Phật Đại Nhật là đại diện cho thành tựu của sự chuyển hóa của Vô Minh.
- Phật Bất Động là đại diện cho thành tựu của sự chuyển hóa của Sân Hận.
- Phật Bảo Sinh là đại diện cho thành tựu của sự chuyển hóa của Kiêu Mạn.
- Bất Không Thành Tựu Phật là đại diện cho thành tựu của sự chuyển hóa của Ganh Ghét.
- Phật A-di-đà là đại diện cho thành tựu của sự chuyển hóa của Tham Dục.
Năm vị Phật này được Mật Tông sắp xếp thành các Mạn đà la với trung tâm là Phật Đại Nhật, Phật Bất Động ở phía đông, Phật Bảo Sinh ở phía nam, Bất Không Thành Tựu Phật ở phía bắc và Phật A-di-đà ở phía Tây.
Do 5 vị Phật này đại diện cho sự chuyển hóa của Ngũ uẩn nên các vị này được vẽ với các màu cố định của 5 đặc tính đó.
- Phật Đại Nhật được vẽ với màu trắng, khi năng lượng Vô Minh được chuyển hóa.
- Phật Bất Động được vẽ với màu xanh thẳm, khi năng lượng của Sân Hận được chuyển hóa.
- Phật Bảo Sinh được vẽ với màu vàng, khi năng lượng của Kiêu Mạn được chuyển hóa.
- Bất Không Thành Tựu Phật được vẽ với màu xanh lục, khi năng lượng của Ganh Ghét được chuyển hóa.
- Phật A-di-đà được vẽ với màu đỏ, khi năng lượng của Tham Dục được chuyển hóa.
Do các vị Phật trong trạng thái Báo thân nên không có một hình dạng cố định và để phân biệt các vị này cần dựa vào màu sắc, cách bắt ấn và pháp khí.


[/font]
Được cảm ơn bởi: hey, tuankietxm
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

[blockquote]

Albert Einstein và đạo Phật


Gần đây có nhiều độc giả thắc mắc về mối liên hệ giữa nhà khoa học thiên tài Albert Einstein (1879-1955) và Đạo Phật như thế nào? Vì họ thấy đây đó có nhiều trích dẫn lời phát biểu của ông về Đạo Phật. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến mối liên hệ ấy. Dù chưa đầy đủ lắm, nhưng hy vọng rằng nó sẽ là mấu chốt để chúng ta phăng tìm những tư liệu chi tiết về sau:

Ông Albert Einstein, sinh ngày 14 tháng 03 năm 1879 tại thành phố Ulm, Đức quốc, trong một gia đình làm nghề thủ công và tiểu thương. Bố là một người giỏi về hóa học và mẹ là người có khiếu về âm nhạc. Năm 1894, gia đình ông di cư sang sống tại Ý. Ông được bố gởi đi học ở Thụy Sĩ và đã tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại Đại học Zurich. Sau khi ra trường, ông được mời dạy toán và vật lý tại một trường bách khoa ở Thụy Sĩ, ngoài việc dạy học, ông dành hết thời gian còn lại để nghiên cứu vật lý học và ông còn làm việc tại văn phòng thẩm tra cấp bằng sáng chế ở Berne, Thụy Sĩ. Năm 1905, ông gởi đăng bài “Lý thuyết tương đối hẹp” dài 5 trang trên tờ Physics. Bài báo nhanh chóng được chú ý và nó là tiếng nổ lớn của ngành khoa học về không gian và thời gian, ông đã phá vỡ các khái niệm tuyệt đối về không gian và thời gian của nhà vật lý học và toán học vĩ đại, Issaac Newton (1642-1727). Lập tức tên tuổi của ông được nhiều người biết tới và được xem là một khoa học gia nổi tiếng nhất vào thời điểm ấy.

Năm 1911, Ông là giáo sư vật lý ở Prague. Năm 1913, ông được mời làm giám đốc Học Viện Vật Lý Hoàng Đế Wilhelm tại Berlin. Đến năm 1921, ông được trao giải thưởng Nobel về Vật lý học qua đề án nghiên cứu “Lý Thuyết Tương đối” (The Theory of Relativity). Trong thế chiến thứ nhất (1914-1918), ông từng bị tống giam vì tội “chống chiến tranh và ủng hộ hòa bình”. Sau khi Adolf Hitler (1889-1945) trở thành quốc trưởng của Đức, ông ra sức chống lại chủ nghĩa phát xít và rời bỏ nước Đức sang sống tại Hoa Kỳ.

Từ năm 1933 đến năm 1945, ông là giáo sư toán và lý tại Viện Cao học Princeton ở bang New Jersey. Phát xuất từ lòng căm thù chủ nghĩa phát xít mà ông đã giúp cho Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt (1882-1945) chế tạo bom nguyên tử và cuối cùng bị xem là “cha đẻ” của thứ vũ khí giết người này. Đây cũng là lý do mà về sau năm 1950, ông thành lập Viện Kiểm Soát Nguyên tử Quốc tế tại Hoa Kỳ.

Ba thập niên cuối đời mình, ông dành thời gian để nghiên cứu về “Lý thuyết thống nhất giữa lực hấp dẫn và hiện tượng điện quang” (The Theory of unify gravitation and eletro-magnetism).

Mặc dù bận rộn nghiên cứu và giảng dạy khoa học, nhưng ông Einstein vẫn dành thời gian nhất định để nghiên cứu triết học và tôn giáo, đặc biệt trong đó có Đạo Phật. Theo tài liệu “The World As I See It” (Trần thế khi tôi nhìn thấy nó, nhà xb Philosophical Library, New York, 1949) và quyển “Ideas and Opinions” (Những Ý Kiến và Những Quan Điểm, nhà xb Crown, NY, 1945) là hai tuyển tập những bài báo, bài tham luận về tôn giáo và khoa học mà ông Einstein viết từ đầu những năm ba mươi. Đáng chú ý trong tập này là các bài như “Religion and Science” (Tôn giáo và Khoa học), viết từ 1930; bài “Science, Philosophy & Religion, A Sumposium” (Khoa học, Triết học và Tôn giáo, một buổi hội thảo) viết năm 1941; bài “Religion and Science: Irreconcilable?” (Tôn giáo và Khoa học: không thể hòa giải được sao?) viết vào năm 1948.

Theo các tài liệu trên thì chính A. Einstein tự xem mình là một người thuộc về tôn giáo. Tôn giáo của ông được người ta biết qua lý thuyết khoa học của ông. Ông bác bỏ sự thần thánh hóa trong tôn giáo, ông quan tâm đến đời sống con người ở hiện tại và ngay cả sau khi chết. Trong các buổi hội thảo về triết học và tôn giáo, có lúc ông trích dẫn lời của Chúa, rồi có khi ông dẫn lời trong kinh Phật. Quan điểm của ông về tôn giáo chưa bao giờ có hệ thống và nhất quán. Tuy nhiên, với trí tuệ sắc bén và lòng ngưỡng mộ của ông đối với các tôn giáo đã giúp cho ông hiểu đúng và chính xác về các tôn giáo mà ông để tâm nghiên cứu. Ông vẫn thường nhắc nhở các nhà khoa học nên học hỏi ở các tôn giáo để bổ sung cho những khiếm khuyết của khoa học. Ông nói: “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” (Science without religion is lame. Reigion without science is blind).

Cũng theo các tài liệu trên cho thấy, ông đã nghiên cứu Đạo Phật qua các sách báo của các học giả Phật học của người Âu Mỹ viết, đáng kể là triết gia người Đức Schopenhauer Arthur (1788-1860), tiến sĩ người Đức Paul Carus (1852-1919), viện sĩ hàn lâm người Nga Vasily Vasaliyey (1818-1900)… là những nhà Phật học nổi danh ở phương Tây. Nhờ nghiên cứu như vậy mà A. Einstein đã nhìn thấy Đạo Phật như là một triết lý phương Đông cực kỳ sống động và triết lý ấy đã đi vào cuộc đời bằng chân lý thực chứng của mình, ngỏ hầu cắt ngang sự chậm tiến, lạc hậu, mê tín, cuồng tín và kém văn minh của thời đại. Đạo Phật đã đem lại cho con người một cái nhìn mới, một lối sống mới, một sự hài hòa mới, sống với nhau như ánh sáng trong không gian, chan hòa với nhau như nước với sữa. Chính vì thấy rõ cái độc đáo đó mà ông Einstein đã phát biểu về Đạo Phật như sau : “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” (The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sence, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description). Đồng thời, một lần khác ông cũng khẳng định rằng: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” (If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to science, becauseit embrances science as well as goes beyond science). (Cả hai câu trên được trích từ Collected famous quotes from Albert Einstein. http://rescomp,stanford,edu/~" target="_blank" target="_blank cheshire/ Einstein quotes.htm).

Dù những lý thuyết khoa học của ông rất phức tạp và khó hiểu, nhưng tấm lòng nhân đạo và mến chuộng hòa bình của ông đã khiến cho mọi người cảm thấy gần gũi với ông. Ông đã cống hiến tất cả trí tuệ và sức lực của mình đối với sự phát triển khoa học của nhân loại. Ông làm việc không biết mệt mỏi cho đến ngày qua đời. Ông mất vào lúc 1giờ 25 phút rạng sáng ngày 19 tháng 04 năm 1955 tại Princeton, Hoa Kỳ, hưởng thọ 76 tuổi. Ngày nay, đối với mọi tín đồ Phật Giáo trên khắp năm châu đều thành kính khi nhắc đến tên tuổi của ông, người đã từng góp phần khẳng định lại giá trị vĩnh cửu đối với Giáo lý của Đạo Phật.



[/blockquote]
[/color][/font]
Được cảm ơn bởi: hey, tuankietxm
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

Hey highlight và điểm qua một số ý chính: :)

Ông Einstein đã phát biểu về Đạo Phật như sau : “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó”


(The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sence, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description).


Đồng thời, một lần khác ông cũng khẳng định rằng:“Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học”


(If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to science, becauseit embrances science as well as goes beyond science).



Được cảm ơn bởi: tigerstock68, tuankietxm
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Cầm kỳ thi họa”