Đất Phật

Trao đổi về kiến thức Hán Nôm và cổ học
Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

kkkkggggggggggggggggggggggggg
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Hóa thân một vị tăng tái sinh ở Việt Nam


Thời gian gần đây, Phật tử trong cả nước rộn ràng truyền tay nhau những chiếc đĩa DVD ghi hình một tiểu tăng mới chỉ 5 tuổi đã đọc kinh thành thục như các vị cao tăng. Từ sự việc này, nhiều lời đồn đại về vị tiểu tăng là “Phật sống tái thế” đã xuất hiện.
[/font]
Tiểu tăng lạ thường
[/font]
Chú tiểu Thích Chân Tâm sinh ngày 13/6/2006, là con trai một của gia đình Phật tử Chân Thắng & Chân Hương sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Các thông tin cho thấy, từ khi còn nằm trong bụng mẹ đến khi mở mắt chào đời, Chân Tâm đã có những biểu hiện kỳ lạ khác thường so với những trẻ khác. Nhiều người truyền tai nhau, khi chị Chân Hương – mẹ của chú tiểu mang thai thì người mẹ này chỉ thích ăn chay, đi chùa và tụng kinh niệm Phật… Ngày Chân Tâm chào đời, mắt chú mở thay cho nhắm nghiền như những đứa trẻ khác. Hơn thế nữa, lúc chú sinh ra, 2 tay của chú lại để ở tư thế “ấn tam muội” – 2 tay bắt vào nhau – một trong những tư thế của các chư tăng, Phật tử hay thực hiện.
[/font]
Thân thế của chú tiểu càng kỳ bí hơn khi được cho rằng, chú khóc ré lên mỗi khi có người nữ giới ngoài mẹ chú chạm vào. Đặc biệt, chú không thích bú sữa mẹ mà chỉ uống sữa bột bên ngoài. Lớn hơn chút nữa, chú chỉ thích ăn các món chay. Vì thế, mỗi khi có người cho đồ ăn thì chú chỉ thích nhận các món chay. Và càng ngày, chú bé càng có biểu hiện của một nhà tu hành thực sự khi chú thích cạo đầu chứ không để tóc như các bạn; đồng thời thích nghe nhạc niệm Phật, nghe mõ, nghe kinh…
[/font]
Thấy con có những biểu hiện lạ gia đình đã đưa chú vào quy y Tam Bảo tại chùa Giác Viên – Thủ Đức, TP HCM từ lúc chú còn rất nhỏ. Ni trưởng Thích Nữ Như Thông – chùa Giác Viên cho biết, ban đầu chú bé được Ni trưởng đặt cho pháp danh là Giác Lâm. Điều đặc biệt mà nhà sư thấy ở chú bé này chính là chú không ăn “mặn” được mà chỉ có thể ăn chay, cứ ăn đồ mặn là chú ói ngay lập tức. Chú khá béo tốt, khỏe mạnh và vào chùa thì càng khỏe mạnh hơn. Sư thầy cho biết, cứ mỗi lần để tóc cho chú mà không cạo trọc là chú bị ốm. Chú cũng tỏ ra rất thích thú với trang phục tu hành.
[/font]
Tới đầu năm 2011, sư thầy Thích Chân Giác vô tình đến chùa Giác Viên và gặp được chú bé kỳ lạ nói trên. Sự nghiệp tu hành chính thức của chú bé Giác Lâm bắt đầu từ đây. Như một cơ duyên, Giác Lâm đã sớm theo thầy tu học trong thời gian 3 tháng. Một điều kỳ kiệu là chú bé này chỉ sau 2-3 lần nghe các bài kinh, kệ là thuộc ngay. Thầy Thích Chân Giác rất yêu thương và hết lòng chăm sóc dìu dắt chú Chân Tâm trên con đường tu học, thầy cho rằng đây là chủng tử của Phật giáo sẽ phát triển tốt sau này do đó cần phải cố gắng hết sức chăm sóc và vun bồi. Ngày 10/3/2011 (Tân Mão), Thầy đã làm lễ thế phát xuất gia cho chú Chân Tâm với pháp hiệu là Thích Chân Tâm.
[/font]
Chú tiểu là một sư thầy “lộn kiếp”?
[/font]
Sau sự kiện chú tiểu Chân Tâm xuất gia, chú sớm trở nên nổi tiếng với những kỳ tài hiếm có của một người bình thường. Trước những điều đặc biệt của chú, có người cho rằng đó chính là “bồ tát” tái sinh.
[/font]
Tuy nhiên, cũng có thông tin đồn đại rằng, chú tiểu Chân Tâm chính là sư thầy Thích Minh Phát “lộn kiếp”. Sư thầy Thích Minh Phát vốn tu ở chùa Ấn Quang, quận 10, TP HCM. Những lời đồn đại càng khiến sự việc khoác thêm màu sắc kỳ ảo khi có thông tin cho rằng, vào năm 1996 trước lúc thầy Thích Minh Phát mất, trong một buổi nói chuyện, thầy nói với vẻ đầy huyền bí rằng, sau khi mất thầy sẽ tái sinh, lúc 5 tuổi sẽ có người nhận ra thầy.
[/font]
Sư thầy Thích Minh Phát vốn được rất nhiều chư tăng, phật tử yêu quý và kính trọng. Thầy vốn ở gần chùa Ấn Quang và có tên ở nhà là Nhựt Nguyên (còn gọi là điệu Nguyên). Ngay từ nhỏ, điệu Nguyên cũng đã thích lui tới chùa Ấn Quang. Chú bé này vốn cũng là người không thích ăn đồ “mặn”, mỗi lần ăn cơm mà có đồ “mặn” là chú Nhựt Nguyên lại phun ra. Và đến 6 tuổi thì điệu Nguyên đã tự vào chùa xin có được pháp danh để quy y. Năm lên 8 tuổi, nhân một lần người nhà bỏ cá thịt giấu trong đáy chén dưới lớp cơm trắng phủ đầy để ép ăn, Điệu Nguyên vừa bưng chén cơm lên, biết ngay là có mùi thịt cá, bèn làm giận dỗi rồi dứt khoát rời khỏi nhà sang ở luôn bên chùa Ấn Quang.
Trên các diễn đàn Phật giáo, có ý kiến cũng cho rằng, chú tiểu Thích Chân Tâm có nhiều điểm giống với sư thầy Thích Minh Phát. Không chỉ giống về con đường dẫn đến nghiệp tu hành mà còn có những nét bề ngoài rất giống nhau. Tuy nhiên, trước những thông tin này, cũng có nhiều ý kiến trái chiều. Các ý kiến này cho rằng không thể căn cứ vào một vài nét tương đồng mà quy chụp vào chuyện “tái thế” mà cần những bằng chứng xác thực hơn nữa.
Chú tiểu đang ở ẩn để thực hiện “chân tu”
Chúng tôi đã liên hệ với anh Chân Thắng – cha chú tiểu Thích Chân Tâm để hỏi thêm các thông tin về chú bé kỳ lạ này. Tuy nhiên, anh Chân Thắng cho biết việc chú tiểu Chân Tâm giờ đã xuất gia và con đường tu hành của chú còn dài, mọi vấn đề về chú tiểu sẽ được thể hiện sau này. Anh Chân Thắng cũng từ chối cung cấp và bình luận các thông tin về con trai mình.
[blockquote][blockquote]
Mười một điều kỳ lạ của Chân Tâm:
1. Trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ, Chân Tâm đã khiến cho mẹ mình thích ăn chay, thích đến chùa làm công quả, tụng kinh, niệm Phật, nghe Phật pháp.
2. Hơn 8 tháng đã ra đời.
3. Khi bác sĩ mổ ra, đã thấy bé mở mắt và tay bắt “ấn tam muội”.
4. Người nữ đụng vào là khóc.
5. Không thích uống sữa mẹ.
6. Thích ăn chay.
7. Thích cạo trọc đầu.
8. Thích mặc đồ tu.
9. Khi ngủ hay nằm nghiêng bên phải.
10. Khi ai cho thức ăn, thức uống gì, chú đều hỏi đó là chay hay mặn?
11. Thích nghe nhạc niệm Phật và thích đọc thần chú.
[/color][/blockquote][/b][/font][/blockquote]Để biết được chính xác nơi ăn ở, tu hành của chú tiểu Thích Chân Tâm, chúng tôi được sư thầy Thích Nữ Như Thông – chùa Giác Viên cho biết, chú tiểu Chân Tâm hiện đã theo sư thầy Thích Chân Giác đến tịnh thất Chân Tâm ở ẩn để thực hiện chân tu. Sư thầy Như Thông cho biết, tịnh thất Chân Tâm là một địa chỉ bí mật mà chính sư thầy cũng không được biết. Chúng tôi đã nhờ cậy đến tổng đài điện thoại 1080 tại TP HCM để tìm địa chỉ của tịnh thất Chân Tâm nhưng tổng đài này cho biết cũng không có thông tin gì về tịnh thất này.
Trả lời trên một diễn đàn Phật giáo, sư thầy Thích Chân Giác cho biết: “Chú Chân Tâm rất ngoan hiền, dễ thương, dễ nuôi, dễ dạy, thích yên tĩnh một mình, không thích nô đùa, vui chơi như bao đứa trẻ khác, mà chỉ ưa thích gõ mõ tụng kinh, học giáo lý và học chữ. Đặc biệt, Chân Tâm rất thông minh, nghe đến đâu nhớ đến đó, học đến đâu thuộc đến đó. Những câu kinh, bài kệ và thần chú chỉ nghe qua, học qua hai ba lần là thuộc. Với những đức tính hết sức hoàn hảo của chú Chân Tâm, nên thầy rất quý mến và yêu thương chú. Thầy dành hết thời gian của mình chăm sóc, dạy bảo cho chú, vì thầy biết đây là chủng tử của Phật giáo… Những năng khiếu này chú đã sẵn có từ bao giờ, nên khi thầy chỉ sơ cho chú là chú nắm bắt ngay, thầy không phải mất thời gian nhiều về vấn đề này. Chú Chân Tâm mới có 5 tuổi, chú đã đánh vần và đọc được chữ. Thầy sẽ cho chú ăn học đến nơi đến chốn, từ Trường Thế học cho đến Trường Phật học. Khả năng của chú đến đâu, thầy sẽ lo đến đó. Thầy chỉ có chú Chân Tâm là vị đệ tử duy nhất nên việc dạy bảo, chăm sóc cho chú rất chặt chẽ và sát sao. Mong muốn duy nhất của thầy, sau này Chân Tâm sẽ thay thầy Hoằng truyền Chánh Pháp lợi lạc quần sanh.
Cũng tại bài phát biểu này, thầy Thích Chân Giác còn kể một câu chuyện đặc biệt về chú tiểu Chân Tâm: “Thầy còn nhớ, cha mẹ chú Chân Tâm có lần kể với thầy câu chuyện lúc chú mới hơn hai tuổi. Mẹ chú trêu chú rằng, nếu chú đi tu mẹ sẽ sinh em bé khác. Chú Chân Tâm lúc đó liền nói với mẹ rằng: “ Mẹ ơi! Mẹ đừng sinh em bé nữa. Làm người khổ lắm. Chỉ những ai đi tu như con mới sướng thôi! Con đi tu vẫn có hiếu với ba mẹ được mà! Sau này ba mẹ già đến chùa ở với con để tu luôn nha!”. Cha mẹ chú lúc ấy rất bất ngờ. Cha chú hỏi: “Sao con nói như vậy? Ai dạy con vậy hả?”. Chú Chân Tâm trả lời: “Là Tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy con đó! Đêm qua con ngủ nằm mơ, con thấy Tổ dạy con như vậy!”. Cha mẹ chú hết bị bất ngờ này tới bất ngờ khác. Vì từ trước đến giờ họ chưa bao giờ nói cho Chân Tâm biết, Tổ Bồ Đề Đạt Ma là ai… Vì muốn kiểm chứng lời Chân Tâm, hôm sau cha mẹ dẫn chú tới chùa và bảo Chân Tâm chỉ cho họ xem Tôn tượng Tổ ở đâu?
Thế là chú dẫn cha mẹ mình đến ngay trước ban thờ Tổ, rồi reo lên: “Tổ Bồ Đề Đạt Ma đây nè! Con nằm mơ thấy Tổ nói với con như vậy đó!”. Cha mẹ chú lúc đó mới thật sự tin con mình và họ nửa mừng nửa lo vì những sự kiện kỳ lạ quanh đứa con thơ dại, bé nhỏ. Và bây giờ chú Chân Tâm thật sự đã đi tu, xuất gia hành đạo. Mẹ chú vì cảm lời nói năm xưa của đứa con thơ, nên đã viết một bài thơ chất chứa đầy tâm sự về đứa con thân yêu của mình:
“Mẹ ơi!
Mẹ đừng khóc và đừng sầu mẹ nhé…
Con vẫn là con của mẹ đấy thôi
Dù tóc xanh con gởi lại mẹ rồi
Nhưng tim vẫn mang theo hình bóng Mẹ!”

Và Đại đức Thích Chân Giác đưa ra lời khuyên với các bậc phụ huynh: “Nếu những bậc cha mẹ có con muốn đi tu, dù chỉ một đứa duy nhất, chúng ta hãy hoan hỷ, động viên và tạo thuận duyên, không nên ngăn cản bước chân của con mình. Bởi vì, đi tu là con đường đạo đức tốt đẹp, hướng đến “Chân – Thiện – Mỹ”, mà tất cả các bậc Thánh, ai ai cũng đều tán thán và gia hộ. Vả lại, môi trường chùa chiền là nơi đạo đức, trang nghiêm, thanh tịnh, hướng dẫn con người tu nhân tích đức, bỏ ác làm lành, sống một đời sống thanh khiết, thánh thiện. Cho nên, những gia đình có con đi tu là gia đình đại phúc. Nếu chúng ta tạo thuận duyên cho con mình đi tu, sau này con mình tu đắc đạo không chỉ gia đình được lợi lạc mà tất cả muôn loài chúng sinh cũng được an vui và hạnh phúc. Làm được như vậy, thì phước đức của chúng ta vô lượng, vô biên. Cho nên, những ai có con đi tu là điều vinh hạnh và may mắn rất lớn cho gia đình. Không phải ai cũng được như vậy! Nếu chúng ta có được diễm phúc này thì phải biết trân quý và chăm sóc. Có như vậy, bậc làm cha làm mẹ mới gọi là người hiểu biết và thương con thật sự”.
http://www.youtube.com/watch?feature=pl ... cWTuE1slDk


Được cảm ơn bởi: hey
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

“Mẹ ơi!
Mẹ đừng khóc và đừng sầu mẹ nhé…
Con vẫn là con của mẹ đấy thôi
Dù tóc xanh con gởi lại mẹ rồi
Nhưng tim vẫn mang theo hình bóng Mẹ!”
Tập tin đính kèm
Thich Chân Tâm.jpg
Được cảm ơn bởi: Onedream
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

66 Câu Phật Học Làm Chấn Động Thế Giới


1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.


2. Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho anh. Vì chính tâm anh không buông xuống nỗi.


3. Anh hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.


4. Anh phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương anh, anh phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.


5. Khi anh vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi anh đau khổ, anh hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.


6. Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.


7. Anh có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.


8. Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định anh sẽ ân hận.


9. Khi nào anh thật sự buông xuống thì lúc ấy anh sẽ hết phiền não.


10. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.


11. Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.


12. Anh đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, anh phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính anh.


13. Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản.


14. Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.


15. Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin anh “ đa khẩu hạ lưu tình”.


16. Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa anh là ai? Giả sử anh bị chó điên cắn anh một phát, chẳng lẽ anh cũng phải chạy đến cắn lại một phát?


17. Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người anh không hề yêu thích.


18. Mong anh đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận.


19. Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao anh lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao anh phải chứa đầy những não phiền như vậy?


20. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì anh hiểu nó quá ít, anh không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi anh hiểu sâu sắc, anh sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của anh.


21. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.


22. Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, anh hiểu chứ?


23. Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.


24. Mỗi người ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà nói chính là một sự trừng phạt.


25. Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp anh mới được tự tại.


26. Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.


27. Khi anh thành thật với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối anh.


28. Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.


29. Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.


30. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu anh không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.


31. Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không.


32. Chân lý của nhân sinh chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu.


33. Người không tắm sửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm.


34. Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của anh đi.


35. Anh cứ xem những chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế anh sẽ rất đau khổ.


36. Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa.


37. Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?


38. Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.


39. Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.


40. Im lặng là một câu trả lời hay nhất của sự phỉ báng.


41. Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình.


42. Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.


43. Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên anh cần phải “ tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.


44. Từ bi là vũ khí tốt nhất của chính anh.


45. Chỉ cần đối diện với hiện thực, anh mới vượt qua hiện thực.


46. Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, anh dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình.


47. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.


48. Có lúc chúng ta muốn thầm hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì?


49. Đừng vì một chút tranh chấp mà xa lìa tình bạn chí thân của anh, cũng đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác.


50. Cảm ơn thượng đế với những gì tôi đã có, cảm ơn thượng đế những gì tôi không có.


51. Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.


52. Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.


53. Thành thật đối diện với mâu thuẩn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.


54. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó.


55. Đa số người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.


56. Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối anh nhất thời, nhưng nó lại gạt anh suốt đời.


57. Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.


58. Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ này, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.


59. Nếu anh có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.


60. Anh có nhân sinh quan của anh, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới anh. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được anh. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.


61. Anh hi vọng nắm được sự vĩnh hằng thì anh cần phải khống chế hiện tại.


62. Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô, anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh.


63. Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.


64. Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Anh muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.


65. Thế giới vốn không thuộc về anh, vì thế anh không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.


66. Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.
Được cảm ơn bởi: Onedream, tigerstock68
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

"Hỡi này Bà là môn,
Hãy tinh tấn đoạn dòng,
Từ bỏ các dục lạc,
Biết được hành đoạn diệt,
Người là bậc vô vi."
Tập tin đính kèm
13323137401453820690_574_574.jpg
13323137401453820690_574_574.jpg (37.11 KiB) Đã xem 4068 lần
Được cảm ơn bởi: Onedream
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

Sám quy y Tam Bảo

Đệ tử hôm nay quỳ trước điện
Chí tâm đảnh lễ đấng Từ Tôn
Đã bao phen sanh tử dập dồn
Trôi lăn mãi trong vòng lục đạo

Thế Tôn đã đinh ninh di giáo
Mà con còn đắm đuối mê say
Mắt ưa xem huyễn cảnh hàng ngày
Tai thích tiếng mật đường dua nịnh

Mũi quen ngửi mùi thơm bất tịnh
Lưỡi dệt thêu lắm chuyện gay go
Thân ưa dùng gấm vóc sa sô
Ý mơ tưởng bao la vũ trụ

Bởi lục dục lòng tham không đủ
Lấp che dần trí tuệ từ lâu
Hôm nay mong giác ngộ hồi đầu
Tâm sám hối phơi bày tỏ rõ

Nguyện tội ác từ nay chừa bỏ
Chuyển sáu căn ra khỏi lầm mê
Trước đài sen thành kính hướng về
Tịnh tâm ý quy y Tam Bảo

Phật cấm giới chuyên trì chu đáo
Dứt tận cùng cội rễ vô minh
Chí phàm phu tự lực khó thành
Cầu Đại Giác từ bi gia hộ

Dầu phải chịu muôn ngàn gian khổ
Con dốc lòng vì đạo hy sinh
Nương từ quang tìm đến bảo thành
Đặng tự giác giác tha viên mãn

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần)

Được cảm ơn bởi: Onedream
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

SÁM KHẤN NGUYỆN


Kính lạy mười phương Phật,
Kính lạy mười phương Pháp,
Kính lạy mười phương Tăng,
Xin chứng giám lòng con,
Với tất cả tâm thành,
Dâng lên lời khấn nguyện,
Xin cho con mãi mãi,
Lòng tôn kính vô biên,

Hơn núi biển mênh mông,
Dâng lên mười phương Phật,
Xin cho con mãi mãi,
Lòng thương yêu không cùng,
Trải thế giới tam thiên,
Đến chúng sanh vô tận.
Xin cho khắp muôn loài,
Sống yên lành bên nhau,

Không ganh ghét oán thù,
Không chiến tranh giết chóc.
Xin cho kẻ bất thiện,
Biết tin có luân hồi,
Có nghiệp báo trả vay,
Để hồi đầu hướng thiện,
Xin kẻ mù được sáng,
Kẻ điếc lại được nghe,

Kẻ nghèo được ấm no,
Kẻ ốm đau bình phục.
Xin cho loài cầm thú,
Thoát được nghiệp ngu si,
Tái sinh vào cõi người,
Biết tu theo Phật pháp.
Các vong linh vất vưởng,
Trong cõi giới u huyền,

Thoát nghiệp đói triền mi
ên,
Quy y và siêu thoát.
Xin cho nơi địa ngục,
Chúng sinh đang đoạ đà
y,
Khởi được tâm từ bi,
Để xa lìa cảnh khổ.
Cúi xin mười phương Phật,
Chư Bồ tát Thánh hiền,

Đem chánh pháp thiêng liêng,
Sáng soi nghìn thế giới.
Cho chúng con mãi mãi,
Dù sinh về nơi đâu,
Đều gặp pháp nhiệm mầu,
Để nương theo tu tập.
Cho con biết khiêm hạ,
Biết tôn trọng mọi người,

Tự thấy mình nhỏ thôi,
Việc tu còn kém cỏi.
Cho tay con rộng mở,
Biết san sẻ cúng dường,
Biết giúp đỡ yêu thương,
Đến những người khốn khó.
Xin cho con bình thản,
Trước nghịch cảnh cuộc đời,

Dù bị mắng bằng lời,
Hay bằng điều mưu hại.
Xin tâm con sung sướng,
Khi thấy người thành công,
Hoặc gây tạo phước lành,
Như chính con làm được.
Cho con biết im lặng,
Không nói lỗi của người,

Chỉ lặng lẽ dùng lời,
Cầu cho người hết lỗi.
Xin vòng dây tham ái,
Rời khỏi cuộc đời con,
Để cho trái tim con,
Biết yêu thương tất cả.
Cúi lạy mười phương Phật,
Đau khổ đã nhiều rồi,

Vô lượng kiếp luân hồi,
Đắng cay và mệt mỏi.
Nay con dâng lời nguyện,
Giải thoát, quyết tìm về,
Giác ngộ, quyết lìa mê,
Độ sinh đền ơn Phật.
Xin cho con giữ vững,
Được chí nguyện tu hành,

Không một phút buông lơi,
Không một giờ xao lãng.
Xin vẹn toàn giới hạnh,
Với thiền định lắng sâu,
Với trí tuệ nhiệm mầu,
Xoá tan dần chấp ngã.
Xin cho con tỉnh táo,
Không kiêu mạn tự hào,

Dù tu tiến đến đâu,
Vẫn tự tìm chỗ dở.
Nguyện cho con đi mãi,
Không dừng lại giữa đường,
Đến tuyệt đối vô biên,
Tâm đồng tâm chư Phật.
Rồi trong muôn vạn nẻo,
Cửa sinh tử luân hồi,

Con mãi mãi không thôi,
Độ sinh không ngừng nghỉ.
Cúi lạy mười phương Phật,
Xin chứng giám lòng con,
Lời khấn nguyện sắt son,
Dâng lên ngôi Tam bảo.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Được cảm ơn bởi: Onedream, tigerstock68
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Những điều bí ẩn ở Tây Tạng


Từ xưa đến nay có nhiều nhà nghiên cứu chuyên nghiệp và cả những người “nghiệp dư” muốn tìm hiểu về hiện tượng tâm linh, đã đi sâu vào những nơi mà họ cho là trung tâm của các sự kiện huyền bí, để chứng kiến tận mắt những hiện tượng lạ lùng không thể giải thích được…

Khám phá

Nhiều nhà khoa học và dân tộc học nổi tiếng như James Frazer, R. Muller, William Halse Ricers, Ions Veronica, Mbiti John, Wentz W. E, Osborne Harold… đặc biệt là một người phụ nữ, một nữ văn sĩ tên là Alexandra David Neel đã đơn phương độc mã trèo đèo vượt núi trong tuyết lạnh để vào xứ sở của “đỉnh trời” là xứ Tây Tạng không ngoài mục đích là tìm hiểu tận nơi những gì thuộc lãnh vực siêu linh huyền bí. Nhờ đó mà thế giới Tây phương mới biết được những cuộc sống lạ lùng của các vị Lạt Ma Tây Tạng, nhất là biết về những năng lực tâm linh kỳ bí của những vị sư sống trong hang động, nơi mà “Trời” và “Đất” gần như giao hòa với nhau thành một thể.

Điểm đặc biệt đáng nhắc đến là nơi đây các vị sư đều có khả năng cao về nhận thức, họ có thể hiểu nhau qua không gian hơn là biểu lộ bằng lời nói hay hành động. Nhờ khả năng đọc được tư tưởng người khác mà nhiều vị Lạt Ma Tây Tạng biết trước được những gì mà người khác đang dự tính trong đầu. Ngoài ra những vị này còn có khả năng phân tích vầng màu sắc tỏa ra từ đầu bất cứ ai để từ đó biết được ý tưởng tốt hay xấu mà người đó đang dự định. Đây chính là nguồn năng lực của con mắt thứ ba đã được nhiều tài liệu nhắc tới với tên gọi là “Thần nhãn” hay “Huệ nhãn”.

Trở lại vấn đề khả năng thông hiểu ý tưởng người khác cũng như thấy rõ và phân biệt vầng màu mà các vị Lạt Ma Tây Tạng có được thì đó lại là sự kiện có vẻ bình thường đối với người dân Tây Tạng. Lý do dễ hiểu là từ tấm bé, họ đã được cha mẹ kể cho nghe chuyện cổ tích về người Tây Tạng thời cổ xưa, theo chuyện cổ này thì thời xưa ấy, người Tây Tạng ai cũng có một “nhãn lực” đặc biệt, nhãn lực này không phải từ đôi mắt thông thường của con người mà là từ một con mắt thứ ba này mà người xưa gọi là Thần nhãn hay nói theo kinh điển là Huệ nhãn. Về sau, vì con người bị lôi kéo dần vào đường vật chất, ích kỷ, tham lam, sân hận, mê mờ nên trí óc không còn trong sạch, sáng suốt. Cuối cùng như tấm gương bị bụi mờ che kín, con mắt thứ ba trở thành u tối không còn sử dụng được nữa.

Các nhà nghiên cứu về Huệ nhãn đã bắt gặp trong giới động vật hình ảnh trung thực nhất về con mắt thứ ba một cách rõ rệt không chối cãi. Tuy nhiên câu hỏi tại sao lại có sự hiện hữu và công dụng thực tế thì lại còn lắm mơ hồ. Đặc biệt lạ lùng là ngay trong giới động vật có xương sống cấp dưới thì lại thấy hiện một cấu tạo giống như cấu tạo mắt bình thường, nghĩa là cũng có dây thần kinh, thủy tinh thể và võng mạc… Ngay cả loài cá, lưỡng thê, bò sát, chim, cả động vật có vú kể cả con người cũng đều có dấu tích con mắt thứ ba.

Khi khảo sát bộ xương của loài khủng long thời tiền sử, các nhà cổ sinh vật học cũng chú ý tới một chỗ lõm nơi phần sọ của loài bò sát khổng lồ này và đã đoán nơi đây là vị trí của một cơ quan thị giác hay nói theo suy tưởng của sự kiện đang bàn là “con mắt thứ ba”. Công dụng của con mắt này có lẽ để giúp các loài động vật thời cổ không những thấy mà còn biết thêm hay cảm nhận trước được tình trạng chung quanh như mưa, gió nhất là các vật thể nằm khuất ở vị trí phía trên đầu.

Khai mở “Huệ nhãn”

Những khám phá mới đây nhất (vào năm 1996) từ một số nhà khoa học đã cho biết là trong não người có một tuyến tuy rất nhỏ, chỉ bằng hạt đậu xanh nhưng nhiệm vụ của tuyến này rất kỳ diệu, chỉ tiết ra loại nhân hóa tố đặc biệt với một lượng rất nhỏ trong trường hợp con người đang chú tâm cầu nguyện với tất cả thành tâm, hay vào các giai đoạn con người ở tình trạng nguy biến, thập tử nhất sinh. Cái tuyến lạ lùng đó là tuyến Tùng quả (Pineal gland). Khi phân hóa tố của tuyến đi vào máu thì cơ thể sẽ có những phản ứng kỳ diệu bất ngờ mà lúc bình thường không có được. Các nhà sinh vật học còn khám phá ra rằng tuyến Pineal glandcòn có liên quan tới bộ phận mà người Tây Tạng gọi là con mắt thứ ba.

Chỉ những ai chịu vứt bỏ lòng tham luyến sân si mê mờ, quyết tâm giữ lòng trong sạch và tu trì mới có được Huệ nhãn. Chính phần lớn các vị Đại sư Tây Tạng, những người ẩn cư nơi vùng núi cao tuyết giá hay trong các Đạo viện thâm nghiêm là có thể có năng lượng “thượng thừa” ấy mà thôi. Tuy nhiên, theo các vị Đại sư thì không phải tất cả các vị chân tu Tây Tạng đều có Thần nhãn hay Huệ nhãn như ta tưởng, vì muốn có được Thần nhãn thì ngoài hội đủ các điểm cần yếu như đã nói trên, còn phải có Thần lực đặc biệt kết hợp với các pháp môn tu luyện cao siêu mới được.

Phép tu luyện cao siêu đó có mục đích là để khai mở Huệ nhãn. Một khi đã có Huệ nhãn rồi thì dù ngồi tĩnh tọa trong viện, nơi núi cao hay trong rừng sâu vẫn có thể thấy được những gì xảy ra ở khoảng cách rất xa, hay chuyển di tư tưởng đến một nơi nào đó cho ai.

Tại Tây Tạng, nhiều Đạo viện thường có những buổi thực tập về phép chuyển di tư tưởng giữa các hàng đệ tử trong giai đoạn tu luyện các phép thần thông. Phương cách thực tập rất khoa học, lúc đầu hai người đệ tử ngồi cạnh nhau để chuyển tư tưởng cho nhau. Khi bắt được tư tưởng của nhau rồi thì khoảng cách tĩnh tạo giữa hai người này sẽ ở vị trí xa hơn.

Cứ thế mà về lâu về dài họ có thể đạt tới khả năng truyền tư tưởng cho nhau qua khoảng cách rất xa: hoặc từ đạo viện này đến đạo viện khác, từ hang động này đến hang động khác. Theo bà Alexandra David Neel thì dãy Hy Mã Lạp Sơn tuyết phủ im lìm hoang vắng nhưng lại là nơi các nguồn tư tưởng của các vị ẩn tu giăng bủa khắp nơi nơi…
Được cảm ơn bởi: hey, tuankietxm
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Sự linh ứng của Lục Tự Đại Minh chú

m Mani Padme Hum là câu thần chú cầu Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara) đã quá quen thộc với các Phật tử, nay xin giới thiệu với bạn đọc về sự linh nghiệm của Lục Tự Đại Minh Chú trong quá trình ứng dụng hành thiền của người viết.
[/font]
Danh xưng Quán Âm (Avalokiteshvara)
[/font]
Từ ngữ “Quán Âm” trong tiếng Phạn là Avalokiteshvara, nghĩa là Bậc có oai lực xem xét và bảo hộ chúng sanh, đôi khi Ngài còn được tôn xưng là Người có Đại Bi Tâm (Mahakarunita) hay Kẻ thủ trì hoa sen (Padmapani).
[/font]
Một số kinh điển Ấn Độ kể về nguồn gốc của Quán Âm rằng, từ một đóa hoa sen được phóng ra từ con mắt phải của Phật A Di Đà, Đức Avalokiteshvara được sinh ra và câu đầu tiên Ngài thốt lên là OM MANI PADME HUM.
[/font]
Danh xưng Avalokiteshvara sớm được đề cập trong các kinh sách Đại thừa như Lạc Hữu Trang Nghiêm Kinh (Sukhavatuvyuha Sutra), Ðại Sự (Mahavastu), Diệu Pháp Liên Hoa… mà theo một số nhà nghiên cứu được viết vào những năm 300 TCN.
[/font]
Các nhà nghiên cứu như Marie Therese de Maffman (1948), Gregory Schopen (1987) cho rằng tín ngưỡng Quán Âm đã bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ thứ năm; hoặc Nandana Chutiwongs (1984) thì kết luận tín ngưỡng này đã xuất hiện tại vùng Bắc và Ðông Bắc Ấn sớm nhất là vào khoảng thế kỷ thứ hai và đến thế kỷ thứ năm thì việc tôn thờ Bồ Tát đã phổ biến rộng rãi.
[/font]
Có thể nói Avalokita đã được tôn kính ở Ấn độ trước khi Phật Pháp được Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) truyền sang Tây Tạng vào thế kỷ thứ 5 TCN. Trong suốt hàng ngàn năm tại Tây Tạng, Bồ Tát Avalokita đã được công nhận như vị Bồ Tát chủ yếu của Tây Tạng và câu chú niệm của ngài được phổ biến thật rộng rãi.
[/font]
Hình tượng Quán Âm qua các thời kỳ
[/font]
Trong quyển “Từ Avalokitesvara Ðến Quán Thế Âm Bồ Tát”, Tiến sĩ Chung-Fang Yu cho rằng, trước khi Phật giáo bị biến mất tại Ấn Độ vào thế kỷ thứ 12, tín ngưỡng Quán Âm đã kịp bén rễ đến các nước ở khu vực Nam, Đông Nam và Tây Á. Tại các vùng đất này Ngài được suy tôn, thờ phượng và tạc tượng theo nhiều lối khác nhau.
[/font]
Từ thế kỷ 13-15, tại Sri Lanka và các đảo quốc Java, Bồ tát được tôn thờ như một vị thần bảo hộ cho các vương triều. Ở Tây Tạng, Bồ tát Avalokitesvara cũng được tôn thờ như là vị thần bảo hộ đất nước, mà một vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử Tây Tạng, Srong-bstan sgam-po (649) và Ðức Ðạt Lai Lạt Ma được quần chúng Phật tử tin tưởng là những hóa thân của Bồ Tát Avalokitesvara.
[/font]
Trước khi du nhập vào Trung Quốc, hình tượng Quán Âm không phải là nữ tính. Theo giải thích Chung-Fang Yu, từ thời nhà Chu các vương triều đã truyền bá ý thức hệ rộng rãi rằng vua là con trời, là người mang số phận của thượng đế. Việc chia sẽ quyền lực dù là trên phương diện thờ phượng cũng phải khiêm nhường hơn và từ đó Bồ Tát Avalokitesvara được nữ tính hóa để giảm bớt sự tôn sùng từ phía quần chúng. Sự chuyến hướng này rõ ràng này bắt đầu từ đời Tống (960-1279) trở về sau, bởi trước đời Đường hình tượng Quán Âm trong các tác phẩm nghệ thuật vẫn là nam tính.
[/font]
Sự linh nghiệm của thần chú sáu âm “Om mani padme hum”
[/font]
OmMani Padme Hum là một câu thần chú tiếng Phạn, được xem là thần chú cầu Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara) và là thần chú quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó còn được mệnh danh là “Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn” tức là “Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ”.
[/font]




Theo ý nghĩa ghép lại từ Phạn ngữ, Ommani padme humcó nghĩa là dựa vào đường tu kết hợp thuần nhất phương tiện và trí tuệ mà người tu có thể chuyển hóa thân miệng ý ô nhiễm của mình thành thân miệng ý thanh tịnh của Phật.
[/font]
Trong các tantra cũng đề cập rằng nhờ trì tụng thần chú này bạn sẽ thành tựu bốn phẩm tính để được sinh vào cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà và những cõi Tịnh độ khác.
[/font]
Tại Tây Tạng, trì chú Om mani padme hum được Đại sư Tangtong Gyalbo chuyển hóa thành Pháp tu Quán Âm vào thế kỷ thứ 15 và vào thế kỷ thứ 19, pháp tu này được hai vị Hòa Thượng Jamyang Kyentse Wangbo Rinpoche và Jamgon Kongtrul Rinpoche phục hồi trở lại.
[/font]
Đại sư Tangtong Gyalbo được sinh ra tại vùng Owa Latse (Tây Tạng) vào năm 1361. Thời trẻ, Ngài rất say mê nghiên cứu giáo lý Phật giáo có liên quan đến Bồ tát Quán Âm và bỏ ra nhiều năm trời thiền định và trì tụng thần chú sáu âm. Không lâu sau đó Ngài chứng đắc và đi chu du nhiều nơi ở Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc… để truyền bá phép tu này. Tangtong Gyalbo sống thọ đến 124 tuổi.
[/font]
Trì tụng thần chú là việc nhờ tha lực của một vị Phật hoặc Bồ tát có oai lực thần thông cứu độ cái tinh thần ô trược của người tu. Có thể hiểu đơn giản, tinh thần là những dòng khí Nghiệp Prana đang luân chuyển liên tục bên trong cơ thể. Những dòng khí Nghiệp ô trược sẽ tạo ra một con người của Phàm Ngã với đầy đủ 3 độc Tham, Sân, Si.
[/font]
Để thay đổi nó không có cách gì khác hơn là thiền định suy tưởng về những điều tốt đẹp hoặc trì tụng thần chú để nhận được những dòng Prana tinh khiết hơn.
[/font]
Người viết đã trì tụng rất nhiều chú, từ Đại Bi cho đến Đại Nhật Chân Kinh nhưng cảm thấy tha lực của lục minh chú Ommani padme humlà mạnh mẽ hơn cả.
[/font]
Mỗi ngày chỉ cần dành 30 phút để đọc Ommani padme hum, rồi bạn sẽ thấy con người mình thay đổi như thế nào về sức khỏe và tinh thần.
[/font]
Điều cần chú ý là cần phải đọc Ommani padme hum theo đúng phát âm của Phạn ngữ (hoặc Tây Tạng), bởi vì người viết từng đọc theo phiên âm tiếng Việt nhưng không thấy linh ứng.Hình ảnh
[/font]
Được cảm ơn bởi: hey, tuankietxm
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »


Sao gọi là làm thiện có thật có giả?


Vào thời Nguyên có mấy vị Nho học đi tham kiến Hòa thượng Trung Phong ở núi Thiên Mục, hỏi rằng: “Nhà Phật nói thiện ác báo ứng như bóng theo hình, vậy sao hiện nay có người làm thiện mà con cháu trái lại không hưng vượng? Có người làm ác mà con cháu lại phát đạt? Vậy lời Phật nói về thiện ác không chứng cứ!”

Hoà thượng Trung Phong đáp: “Người bình thường bị kiến giải thế tục che lấp, tâm sáng suốt chưa từng được tẩy gội. Vì pháp nhãn chưa mở, nên nhiều khi họ cho rằng hành vi làm thiện đó là làm ác; hành vi làm ác lại cho là làm thiện. Ta làm sai, nhiều lúc không biết tự trách mình điên đảo, lại oán trời trách đất, bảo là báo ứng không đúng.

Mọi người lại hỏi: “Thiện là thiện. Ác là ác. Sao lại có chuyện thiện ác trái ngược?”

Hòa thượng Trung Phong nói: “Làm việc lợi ích cho người gọi là thiện; làm chỉ có lợi cho mình gọi là ác. Làm việc lợi ích cho người, dù là mắng chửi, đánh đập, cũng là thiện; còn việc chỉ có lợi cho mình, cho dù cung kính, lễ độ với người cũng gọi là ác. Cho nên, một người làm được việc thiện, khiến người khác có được lợi ích gọi là việc công, cũng tức là việc thiện chân thật; còn chỉ muốn mình được lợi ích, gọi là việc tư, tức là việc thiện giả dối. Lại nữa, việc thiện xuất phát từ lương tâm, từ tâm từ bi của mình gọi là chân thật; còn việc thiện nếu chỉ có hình thức, làm cho người ta thấy mà thôi thì gọi là giả dối. Lại nữa, làm việc thiện không cầu quả báo, không có chấp trước, đó là chân thật; song nếu chấp vào mục đích nào, có tâm mong cầu quả báo để làm việc thiện, đó là giả dối. Những việc làm thiện như vậy, mình phải cẩn thận suy xét mới được.
Được cảm ơn bởi: hey
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Cầm kỳ thi họa”