Đất Phật

Trao đổi về kiến thức Hán Nôm và cổ học
Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Sao gọi là có lòng ái kính?

Quân tử và tiểu nhân chỉ xem bề ngoài rất dễ lầm lẫn. Bởi vì, kẻ tiểu nhân thường giả dạng quân tử, làm bộ nhân nghĩa. Song trong lòng của người quân tử và tiểu nhân lại khác xa trời vực, một đàng là thiện, một đàng là ác, rõ ràng như đen trắng trái nhau. Cho nên Mạnh tử nói: “Quân tử khác với tiểu nhân là ở chỗ tâm niệm”. Tâm niệm của người quân tử là thương yêu, kính trọng người. Người ta có kẻ sang người hèn, kẻ thân người sơ, kẻ thông minh người ngu độn, kẻ đạo đức người hạ lưu, song tất cả đều có sinh mệnh, có máu thịt, có tri giác không khác, nên phải bình đẳng kính yêu. Kính yêu mọi người tức là kính yêu hiền thánh. Vì sao như vậy?

Vì lẽ Hiền Thánh đều hy vọng mọi người trên đời đều có thể an cư lạc nghiệp, sống hạnh phúc an lạc. Cho nên, chúng ta kính yêu mọi người, khiến họ an lạc hạnh phúc, đó là thay thế Hiền Thánh khiến thế giới an lạc hạnh phúc.
Được cảm ơn bởi: hey
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Sao gọi là thành tựu cho người?

Ví dụ nói, một khối đá bên trong có ngọc, nếu vứt bỏ lăn lóc thì không khác gì ngói gạch không chút giá trị. Nếu gọt đẽo khối đá đó, khiến ngọc bên trong hiển lộ, sẽ trở nên vật báu hiếm có.

Người ta cũng vậy, đều nhờ sự dạy bảo nhắc nhở mới nên người. Cho nên thấy ai làm được việc gì tốt, biết lập chí hướng thượng, thì ta nên chỉ dẫn, cất nhắc, khen ngợi, khích lệ người đó, khiến họ trở nên nhân tài hữu dụng cho xã hội. Nếu có ai đổ oan, thì phải biện giải oan khúc cho họ, chia sẻ những lời ác ý, hủy báng.

Phải khiến họ có thể lập thân trong xã hội, mới gọi là tận tâm sức của ta. Người lành được người hiền minh yêu mến bao nhiêu, thì kẻ ác thù ghét bấy nhiêu. Cho nên xưa nay tiểu nhân đố kỵ quân tử, kẻ ác thù ghét người lành là việc thường xảy ra.

Trong cùng một làng xóm, người lành thì ít, kẻ ác lại nhiều. Vì vậy người lành thường bị kẻ ác hãm hại, khó mà có được chỗ đứng. Huống chi kẻ hào kiệt đa số tánh tình cương trực, không a dua, lại không chú ý ra vẻ bên ngoài. Những kẻ phàm tục, tầm nhìn cạn cợt, chỉ thấy bên ngoài, liền đặt điều thị phi, tùy tiện phê bình. Cho nên kẻ hào kiệt làm việc thiện dễ thất bại, người lành cũng hay bị người hủy báng.

Gặp những trường hợp đó, chỉ có nhờ vào các bậc truởng thượng đạo đức, mới có thể khiến người ác cải tà quy chánh, bảo vệ giúp đỡ người lành, khiến họ thành công. Công đức phá dẹp tà ác, hiển phát chân chánh như vậy, thật to lớn nhất.
Được cảm ơn bởi: hey
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Sao gọi là khuyên người làm lành?

Ai sống ở đời mà không có lương tâm? Song do vì tham cầu danh lợi, đeo đuổi vật dục nên mê mờ đi lương tâm, bất chấp thủ đoạn, trở nên sa đọa. Cho nên qua lại với người, phải chú ý đến tư tuởng hành vi của họ, thấy hơi có biểu hiện sa đọa liền nhắc nhở, cảnh giác, khiến họ thức tỉnh ăn năn. Như đánh thức người trong cơn ác mộng, chúng ta phải thức tỉnh kẻ đang bị trói buộc trong lưới phiền não, khiến họ thoát ra, được an lạc mát mẻ.

Lấy ân huệ để đối đãi với người như vậy thì công đức sẽ vô lượng vô biên. Thuở xưa Hàn Văn Công từng bảo: “Dùng miệng khuyên người chỉ trong nhất thời, nghe qua dễ quên, lại ở nơi khác không thể được nghe. Dùng văn tự khuyên người có thể lưu truyền vạn thế và truyền bá khắp nơi”. Cho nên, làm việc thiện trong đó có lập ngôn khuyên người, là việc làm công đức vô lượng.

Ở đây nói dùng lời nói và văn tự khuyên người làm lành có vẻ như còn vướng mắc vào hình thức. Song thực ra, công năng của nó thực vô cùng to lớn, có thể cải hóa lòng người, thay đổi hoàn cảnh.

Chúng ta khuyên người làm lành phải khuyên cho thích đáng, tùy đối tượng, trường hợp. Nếu gặp kẻ cố chấp không nghe, ta nên tùy duyên, đừng miễn cưỡng vô ích. Nếu ta cố nói, đó gọi là làm lỡ lời, nhiều lúc giáo đa thành oán. Còn người biết lắng nghe, tiếp thu, đáng khuyên mà ta lại không khuyên, đó gọi là làm lỡ người. Không luận là lỡ lời hay lỡ người, đều chứng tỏ ta không đủ trí tuệ phân biệt, phải tự mình cẩn thận kiểm thảo. Như vậy mới tránh khỏi lỡ lời lỡ người.
Được cảm ơn bởi: hey
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Sao gọi là cứu người trong cơn nguy cấp?

Người sống ở đời nhiều lúc gặp phải cảnh hoạn nạn khốn khổ. Khi gặp người trong cảnh đó, ta phải xem nỗi khổ của họ là nỗi khổ của mình, tìm cách cứu giúp. Ta xem họ gặp phải cảnh oan khuất thế nào, hoặc dùng lời nói để bênh vực, biện minh lẽ công bằng cho họ, hoặc dùng mọi cách để cứu giúp họ ra khỏi cảnh khổ. Thôi tử ở triều Minh từng bảo: “Ân huệ không phải ở nơi lớn nhỏ, chỉ cần gặp người đang cơn nguy cấp, ra tay cứu giúp là được”. Lời nói này thực xuất phát từ tâm của bậc nhân giả!
Được cảm ơn bởi: hey
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Sao gọi là làm việc lợi lớn?

Làm việc lợi lớn là lợi ích cho số đông, ví dụ như đào kinh dẫn nước tưới ruộng, hay đắp đê để đề phòng lũ lụt, xây cầu khiến đường xá lưu thông, tiện việc đi lại, cho cơm cháu cứu giúp người đói khổ, không ai cứu giúp.

Khi gặp cơ hội làm những việc như trên, phải khuyên bảo mọi người đồng lòng góp sức góp tiền để chung sức hoàn thành. Cho dù có người ngấm ngầm phỉ báng, xúc phạm, ta cũng không nên vì sợ những lời đàm tiếu vô cớ đó mà không dám làm. Ta cũng không nên vì sợ hiềm nghi, cực khổ, người khác ghét ganh mà từ chối không làm.
Được cảm ơn bởi: hey
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Sao gọi là bỏ tiền bạc làm việc phước?

Trong nhà Phật, bố thí đứng đầu mọi việc thiện. Nói đến bố thí, là nói đến xả bỏ. Nếu có thể xả bỏ được mọi việc, thì sẽ khế hợp được bản tâm của Phật.

Người hiểu rõ được đạo lý sẽ biết xả bỏ được mọi thứ, ngay cả mắt tai mũi lưỡi thân ý. Như Đức Phật Thích Ca trong nhân địa hành Bồ Tát đạo, đã từng xả thân cho cọp đói ăn là một điển hình. Trong sáu căn đã xả, ngoài sáu trần sắc thinh hương vị xúc pháp cũng xả. Làm được như vậy, thì thân tâm thanh tịnh, không có phiền não, không khác chư Phật Bồ tát.

Nếu không xả được như vậy, thì ban đầu tập xả bỏ tiền tài. Người đời thường xem trọng miếng ăn cái mặc như mạng sống. Cho nên bố thí tiền bạc cũng vô cùng quan trọng. Nếu có thể khẳng khái xả bỏ tiền bạc, đối với bản thân có thể dẹp trừ tâm ích kỷ, đối với người có thể cứu giúp qua cơn cấp nạn.

Song không dễ dàng gì coi nhẹ tiền bạc. Lúc ban đầu bố thí khó tránh khỏi có chỗ miễn cưỡng. Song chỉ cần thường làm việc bố thí, trong lòng sẽ tự nhiên cảm thấy an vui, có ý nghĩa, không có việc gì là không thí xả được. Làm được việc bố thí sẽ dễ giúp cho tâm tham lam, tự tư của ta tiêu trừ, cũng như hóa giải được sự chấp trước và keo bẩn tiền bạ
Được cảm ơn bởi: duong177, hey
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Sao gọi là hộ trì Chánh Pháp?

Pháp là con mắt trí tuệ hướng dẫn nhân loại trên nẻo đường nhân sinh từ xưa đến nay, cũng là tiêu chuẩn chân lý. Nếu không có Chánh Pháp, làm sao giúp cho con người được trở nên tốt đẹp? Làm sao có thể giúp cho chúng sinh thoát ra rừng rậm u mê, tháo gỡ ràng rịt trói buộc? Làm sao có thể đưa hữu tình giải thoát thế giới uế trược, ra khỏi biển khổ luân hồi sinh tử? Tất cả đều nhờ vào Chánh Pháp, mới có đường sáng để đi.

Cho nên chúng ta đối với chùa chiền, tượng Phật Bồ tát, kinh điển, di huấn đều phải kính trọng. Nếu có hư hỏng phải tu bổ, chỉnh lý. Chánh Pháp của Phật, phải hoằng truyền sâu rộng, khiến mọi người coi trọng, mới có thể báo đền ơn Đức Phật.
Được cảm ơn bởi: hey
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Sao gọi là kính trọng bậc tôn truởng?

Cha mẹ, anh chị trong nhà, vua quan trong nước, cho đến người tuổi tác, đạo đức, chức vị, kiến thức hơn ta đều phải tôn kính.

Trong nhà phụng dưỡng cha mẹ, phải có tâm biết ơn, kính yêu, hiếu thuận sâu xa, mặt luôn tỏ ra hòa nhã, ôn thuận, lời nói nhẹ nhàng, lễ độ. Ta phải thường thường tập theo hạnh này, lâu ngày trở nên thói quen, thành ra tánh tình tốt đẹp. Đây chính là hòa khí, phương pháp căn bản để cảm động lòng trời.

Đối với xã hội quốc gia phải tôn kính những người lãnh đạo đất nước, phàm làm việc gì phải theo luật pháp, đừng cho rằng người ta không biết mà mặc tình vi phạm. Xét xử một người phạm tôi, không luận là tội nặng nhẹ, đều phải điều tra rõ ràng cẩn thận, công bình chấp hành pháp luật. Không nên cho rằng cấp trên không biết mà làm mưa làm gió, oan uổng người ta.

Tôn kính các cấp truởng quan là qui phạm từ xưa. Ai làm tròn được chữ trung chữ hiếu, con cháu sẽ được phát đạt, cho nên phải cẩn thận tuân hành.
Được cảm ơn bởi: hey
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Sao gọi là yêu tiếc sinh mệnh?

Người ta sở dĩ được gọi là người, là nhờ có lòng trắc ẩn. Cho nên Mạnh Tử nói: “Ai không có lòng trắc ẩn thì không thể gọi là người!”

Cầu lòng nhân chính là cầu tấm lòng trắc ẩn này, tích đức cũng chính là tích chứa tấm lòng trắc ẩn. Cho nên có lòng trắc ẩn là có nhân, có đức; không lòng trắc ẩn là không nhân nghĩa, đạo đức. Sách Châu Lễ bảo: Mỗi năm vào tháng Giêng, khi các loài gia súc đang có mang, thì không được giết con cái để cúng tế. Đây là vì sợ sát hại đến con vật khi còn trong bụng mẹ.

Mạnh tử nói: “Quân tử tránh xa nhà bếp”. Ý nói là để bảo toàn lòng trắc ẩn của mình. Cho nên, có thuyết không ăn ba thứ thịt, đó là: thấy con vật bị giết, nghe tiếng kêu lúc bị giết, và nghi người khác vì mình mà giết. Người sau muốn học theo lòng nhân của người trước, nếu không thể tức thời trường trai, thì cũng có thể học theo cách trên, chỉ ăn ba thứ thịt thanh tịnh, không để tổn đến lòng từ bi.

Theo Phật pháp, tất cả loài súc sinh đều do đời trước gây tạo tội nghiệp nên phải đầu thai làm súc vật để trả nghiệp, nghiệp hết lại sinh làm người. Nếu lại biết tu hành, vẫn có thể thành Phật. Cho nên, ta ăn thịt loài súc vật cũng chính là ăn thịt chư Phật đời vị lai. Lại nữa, tất cả chúng sinh trong quá khứ từng là cha mẹ, anh em, chồng vợ, quyến thuộc lẫn nhau, nên ta ăn thịt chúng sinh cũng chính là ăn thịt cha mẹ, anh em, chồng vợ, quyến thuộc của mình trong đời quá khứ.

Ta nay ăn thịt chúng sinh tức là đã kết nghiệp oán thù, sau này phải đọa làm loài súc sinh, bị ăn nuốt trở lại. Nếu ta biết quán xét những đạo lý trên, thử hỏi còn lòng dạ nào sát sinh, ăn thịt? Lại nữa, thịt cá có ngon cũng chỉ qua miệng là hết, khỏi cổ đã biến thành đồ bất tịnh, sao ta lại tham chút vị giác đó mà gây tạo nghiệp tội nặng nề? Ăn để mà sống, không phải sống để mà ăn, cho nên rau cải, thực vật cũng đủ qua ngày.

Ngưòi chưa thể bỏ ngay được việc ăn thịt, cũng phải lần lần giảm bớt, đến khi ăn chay hoàn toàn. Như vậy lòng từ bi sẽ gia tăng mỗi ngày.

Ăn chay, chủ yếu là vì tránh sát sinh, nuôi dưỡng lòng từ bi. Cho nên ta phải tôn trọng, bảo vệ mạng sống của mọi loài, cho dù là trùng kiến nhỏ nhoi. Ngay cả mặc những đồ tơ lụa, được dệt bằng tơ tằm cũng phải nên tránh. Ngay cả chén cơm ta ăn hàng ngày, cũng phải trải qua quá trình cày cuốc vun trồng, nấu nướng, trong đó có biết bao côn trùng đã chết để nuôi mạng sống cho ta. Nghĩ đến điều này, ta phải quý tiếc cơm gạo, không được phung phí, coi thường. Ai phung phí coi thường cơm gạo thức ăn, tức đồng với tạo tội sát sinh không khác. Còn như trong cuộc sống hàng ngày vô ý lỡ sát sinh, hay giẫm đạp lên loài trùng kiến thì không biết nhiều đến số bao nhiêu. Cho nên phải cẩn thận tránh được nhiều chừng nào tốt chừng nấy.

Tô Đông Pha từng có câu thơ:

Vì thương chuột đói, chừa cơm lại
Sợ thiêu thân chết, chẳng thắp đèn!

Thật là nhân hậu biết bao.

Việc thiện thật vô cùng vô tận, không nói sao cho hết được. Chỉ có thể lược nói mười việc thiện như trên. Chỉ cần chúng ta nổ lực hành thiện, tùy chỗ tùy duyên, thì công đức sẽ vô lượng.

Cứu giúp người nguy khó, cách thức có rất nhiều, nói đơn giản mười điều: một, giúp người làm thiện; hai, giữ lòng yêu kính; ba, thành tựu cho người; bốn, khuyên người làm lành; năm, cứu người nguy cấp; sáu, làm việc lợi lớn; bảy, xả tài làm phước; tám, hộ trì chánh pháp; chín, kính trọng tôn truởng; mười, yêu tiếc sinh mạng.
Được cảm ơn bởi: hey
Đầu trang

mysterious
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1578
Tham gia: 10:51, 10/05/10

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi mysterious »

ây da ... gồm lại cái chủ đích : là thân thể khỏe mạnh , để rõ hơn về bên trong mình , những cái đó ko phải là hướng ngoại đâu , hành không khéo thì thật là uổng công cả 1 đời ..... tất cả đều nói về bên trong đó thôi mà ..... thiện tâm khởi thì tánh lành .... giúp tinh khí thần ổn định , lục phủ ngũ tạng điều hòa , thì những thứ thật sự ẩn trong kinh điển mới được hiện rõ .... mới gọi là không trung diệu hữu ..... ây da ... lại nói vu vơ rồi ...
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Cầm kỳ thi họa”