Chương Tật bệnh (Tăng San Bốc Dịch)

Luận giải, tư vấn trao đổi về dịch lý, độn toán, thái ất
tieudao123
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 312
Tham gia: 21:39, 31/08/09

TL: Chương Tật bệnh (Tăng San Bốc Dịch)

Gửi bài gửi bởi tieudao123 »

Hà Uyên đã viết:Chào Tieudao123 và Thiện Minh

Chúng ta có thể nói về hàm nghĩa xuất ngôi được không ?

Đây là một tình huống giả định, giả thiết, ... được nêu ra, cốt yếu là chúng ta hiểu được mức độ kiến thức chung của nhau. Từ đây, khi trao đổi thì hiệu quả sẽ thu được những giá trị đích thực. Khi mà chúng ta dành thời gian cho nhau vậy.

Tôi có thể nghe ý kiến của Tieudao được không ?


Hà Uyên

Chào bác Hà Uyên, cháu rất hân hạnh được bác ghé thăm chỗ này.
Có điều cháu vẫn chưa hiểu vấn đề bác nêu ở trên (về hàm nghĩa xuất ngôi), bác có thể chỉ rõ hơn không?
Đầu trang

tieudao123
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 312
Tham gia: 21:39, 31/08/09

TL: Chương Tật bệnh (Tăng San Bốc Dịch)

Gửi bài gửi bởi tieudao123 »

Hic, đã đăng bài thì đành cố đăng hết chương kẻo anh Thiện Minh nói bỏ của chạy lấy người.:)) :)) :))
------------------------------------------------------------------------------------------

Ví dụ: Ngày Ất Dậu Tháng Dần xem cho cháu bị bệnh đã lâu, được quẻ Khôn biến Càn

Hình ảnh

Đoán rằng: Cửu bệnh gặp quẻ Lục xung tất chết, huống gì Lục xung biến Lục xung. Tháng ba tất nguy.
Quả sau chết vào tháng ba. Dậu Tử Tôn động thì ứng với Địa chi hợp là Thìn, thêm nữa Thìn lại xung khử Tuất, không cho sinh Dậu kim.
* Quẻ này để lại phép coi: Cửu bệnh gặp quẻ Lục xung, tuy Dụng thần lâm Nhật thần được Tuất sinh cũng không sống được.

Ví dụ: Ngày Bính Dần tháng Tý, tự xem bệnh truyền nhiễm, được quẻ Tiết biến Trung Phu:

Hình ảnh

Đoán rằng: Tí thủy động khắc Thế mà Tí là Nguyệt kiến nên là điềm đại hung. May nhờ được ngày Dần sinh Thế. Muốn tránh ôn dịch nên về phương nam, đêm ngủ ở giường quay về hướng nam để Hỏa vượng mà Thủy kiệt mới khỏi lo.
Sau theo đúng như vậy, ngày Hợi bệnh tình nguy cấp, nhưng gặp lương y, ngày Dần lành bệnh. Lúc đó ôn dịch đang lan tràn, mọi nhà đều bị lây. Một người cùng ngày xem được quẻ này, vì bệnh nặng mà lại nghe lời người chung quanh, không chịu dời chỗ, đến ngày Hợi thì chết.
* Dã Hạc nói : Để lại quẻ này để biết cách tránh hung.

Ngày Ất Mùi tháng Sửu, xem con bị sốt không biết có phải đậu mùa không, được quẻ Đoài:

Hình ảnh

Phép coi bảo: Quỷ vượng thì bị đậu mùa, nhưng ta thử chẳng nghiệm. Chỉ xem Tử Tôn vượng suy mà đoán. Nếu vượng thì đậu mùa cũng chẳng ngại.
Quẻ này Thế và Nhật Nguyệt khắc Tử Tôn lại là quẻ Lục xung, tức bệnh đậu chưa phát mà đã tàn, là điềm chẳng lành.
Rồi bảo người xem mai đến xem lại.

Ngày Bính Thân xem được quẻ Đại Quá biến Hoán

Hình ảnh

Ta nói: Hào Phụ Hợi thủy động tuy bị chế phục, nhưng không nên Quỷ động hóa Tử Tôn. Phải thỉnh thầy giỏi trị bệnh cho lệnh lang.
Người xem hỏi: Thầy thuốc ở đâu.
Đáp: Xưa dùng hào Tử Tôn làm thầy thuốc, nay xem cho con lại dùng hào Tử Tôn nữa sao?

Lại xem được quẻ Lâm biến Sư:

Hình ảnh

Đoán rằng: Tị hỏa là Phụ động khắc Tử, người phương bắc có thể trị được

Đến ngày Canh Tí bệnh biến đổi, đến xem được quẻ Giải biến Qui Muội:

Hình ảnh

Đoán rằng: Ngày Tí xung động Ngọ hỏa Tử Tôn, Tử Tôn lại được Dần mộc sinh. Quẻ này so với quẻ trước có cơ sống được.
Người xem nói: Hôm nay bệnh đậu có biến đổi.
Có người họ Dương bị bệnh cũng muốn xem lại một quẻ ra sao. Ta nói: Quẻ của họ Dương cũng có Dần mộc sinh Ngọ hỏa. Cứ mời người như ta bảo trước đây trị bệnh.
Quả sau mời người phương bắc đến trị bệnh thì lành.
* Đó là phép dạy người mời thầy trị bệnh.
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Chương Tật bệnh (Tăng San Bốc Dịch)

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

tieudao123 đã viết:
Có điều cháu vẫn chưa hiểu vấn đề bác nêu ở trên (về hàm nghĩa xuất ngôi), bác có thể chỉ rõ hơn không?
Trong tám quẻ Càn Khôn, Chấn Tốn, Khảm Ly, Cấn Đoài, thì hào Thế luôn được định lệ tại ngôi Thượng.

Trong kết cấu lập thuyết tụ - tán về Ngũ hành, được xây dựng từ quẻ bản cung, tiếp tới hào Sơ, tới hào 5 lại quay xuống hào 4, mà không tiến tới hào 6, đó là hào Thượng có Thế tại vị. Định lệ cho rằng khi xuất ngôi, thì ngũ hành bản cung sẽ tán mà không tụ, ví như cung Càn thuộc Kim, khi xuất ngôi, thì 7 quẻ thuộc cung Càn sẽ tán mà không tụ.

Ta sơ hiểu về hàm nghĩa xuất ngôi là như vậy.
(hàm nghĩa tại vị có khác biệt với hàm nghĩa định ngôi, nghĩa - lý này được căn cứ theo quẻ bản cung)
Đầu trang

tieudao123
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 312
Tham gia: 21:39, 31/08/09

TL: Chương Tật bệnh (Tăng San Bốc Dịch)

Gửi bài gửi bởi tieudao123 »

Hà Uyên đã viết:Trong tám quẻ Càn Khôn, Chấn Tốn, Khảm Ly, Cấn Đoài, thì hào Thế luôn được định lệ tại ngôi Thượng.

Trong kết cấu lập thuyết tụ - tán về Ngũ hành, được xây dựng từ quẻ bản cung, tiếp tới hào Sơ, tới hào 5 lại quay xuống hào 4, mà không tiến tới hào 6, đó là hào Thượng có Thế tại vị. Định lệ cho rằng khi xuất ngôi, thì ngũ hành bản cung sẽ tán mà không tụ, ví như cung Càn thuộc Kim, khi xuất ngôi, thì 7 quẻ thuộc cung Càn sẽ tán mà không tụ.

Ta sơ hiểu về hàm nghĩa xuất ngôi là như vậy.
(hàm nghĩa tại vị có khác biệt với hàm nghĩa định ngôi, nghĩa - lý này được căn cứ theo quẻ bản cung)

Chào bác Hà Uyên. Cháu chỉ mới tìm hiểu về phép bói dịch, nội dung trên trước nay cháu chưa từng nghiên cứu. Cho nên dù rất muốn trả lời bác mà kiến thức trong đầu trống rỗng, đành phụ sự nhiệt tình của bác.
Rất mong được bác chỉ bảo thêm về những kiến thức này.
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Chương Tật bệnh (Tăng San Bốc Dịch)

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

tieudao123 đã viết:
Cháu chỉ mới tìm hiểu về phép bói dịch, nội dung trên trước nay cháu chưa từng nghiên cứu. Cho nên dù rất muốn trả lời bác mà kiến thức trong đầu trống rỗng, đành phụ sự nhiệt tình của bác.
Rất mong được bác chỉ bảo thêm về những kiến thức này.
Chào Tieudao

Vấn đề này cũng giản dị thôi, khi Tieudao đứng trên quan điểm bất xuất ngôi, có nghĩa là khi bói Dịch được quẻ bản cung động hào 6, thì không thể cứ thấy động là cho hóa, dương thành âm hay âm thành dương được. Theo ví dụ mà Tieudao đã dẫn:
tieudao123 đã viết: Ngày Ất Mùi tháng Sửu, xem con bị sốt không biết có phải đậu mùa không, được quẻ Đoài:

Hình ảnh
Khi định lệ là bất xuất ngôi, giả sử là hào Phụ mẫu động, tức hào 6 động mà không thể cho phép hoá được, thì sẽ phải biện giải như thế nào để truy tìm thông tin cần thiết ? Hay ta vẫn cứ tuân thủ theo sách lưu truyền !

Còn khi Tieudao đứng trên quan điểm như sách lưu truyền đã viết, thì quẻ bản cung (chữ cung là chỉ bản thân mình, là ta, là ngã) sẽ xuất ngôi, có nghĩa là tính Ngũ hành của chính ta cũng xuất ngôi, ta đang là Kim thì ta không còn là Kim nữa. Như vậy, toàn bộ cấu trúc Lục thân cũng sẽ biến động theo. Như ví dụ trên, ta không còn là Kim vì đã xuất ngôi, thì phải xác định lại Lục thân quẻ biến theo như sách đã viết, hay còn cách nào khác, để mang lại thông tin chính xác hơn !

Chúng ta nghiên cứu Dịch và mang ra ứng dụng, thì cốt yếu là tìm được độ chính xác của thông tin dự báo.

Cho nên, Tôi dẫn giải như vậy, để chúng ta truy tìm những tiềm ẩn về mặt lý thuyết, mà sách lưu truyền chưa bàn tới (hoặc là cố tình dấu, hoặc là man thư), tạo điều kiện khi trao đổi cùng nhau vậy

Hà Uyên
Được cảm ơn bởi: tieudao123, Tài Tử
Đầu trang

tieudao123
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 312
Tham gia: 21:39, 31/08/09

TL: Chương Tật bệnh (Tăng San Bốc Dịch)

Gửi bài gửi bởi tieudao123 »

Hà Uyên đã viết:
Vấn đề này cũng giản dị thôi, khi Tieudao đứng trên quan điểm bất xuất ngôi, có nghĩa là khi bói Dịch được quẻ bản cung động hào 6, thì không thể cứ thấy động là cho hóa, dương thành âm hay âm thành dương được. Theo ví dụ mà Tieudao đã dẫn:
tieudao123 đã viết:
Ngày Ất Mùi tháng Sửu, xem con bị sốt không biết có phải đậu mùa không, được quẻ Đoài:

Hình ảnh


Khi định lệ là bất xuất ngôi, giả sử là hào Phụ mẫu động, tức hào 6 động mà không thể cho phép hoá được, thì sẽ phải biện giải như thế nào để truy tìm thông tin cần thiết ? Hay ta vẫn cứ tuân thủ theo sách lưu truyền !

Còn khi Tieudao đứng trên quan điểm như sách lưu truyền đã viết, thì quẻ bản cung (chữ cung là chỉ bản thân mình, là ta, là ngã) sẽ xuất ngôi, có nghĩa là tính Ngũ hành của chính ta cũng xuất ngôi, ta đang là Kim thì ta không còn là Kim nữa. Như vậy, toàn bộ cấu trúc Lục thân cũng sẽ biến động theo. Như ví dụ trên, ta không còn là Kim vì đã xuất ngôi, thì phải xác định lại Lục thân quẻ biến theo như sách đã viết, hay còn cách nào khác, để mang lại thông tin chính xác hơn !

Chúng ta nghiên cứu Dịch và mang ra ứng dụng, thì cốt yếu là tìm được độ chính xác của thông tin dự báo.

Cho nên, Tôi dẫn giải như vậy, để chúng ta truy tìm những tiềm ẩn về mặt lý thuyết, mà sách lưu truyền chưa bàn tới (hoặc là cố tình dấu, hoặc là man thư), tạo điều kiện khi trao đổi cùng nhau vậy

Hà Uyên


Nếu bác cần cháu có thể ghi ra các ví dụ trong sách Tăng San, cháu thấy trong sách ghi khá nhiều ví dụ. Theo tìm hiểu của cháu những ví dụ ghi trong sách hoàn toàn là chân thực. Rất tiếc cháu không có ví dụ thực tế nào.

Còn luận bàn về lý thuyết thì thời điểm này cháu chưa đủ khả năng.
Đầu trang

tieudao123
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 312
Tham gia: 21:39, 31/08/09

TL: Chương Tật bệnh (Tăng San Bốc Dịch)

Gửi bài gửi bởi tieudao123 »

Ngày Tân Hợi tháng dậu, có người nam xem bệnh, được quẻ Phong Sơn Tiệm biến Phong Hỏa Gia Nhân.

Hình ảnh


Vương Hổ Ứng luận

Tự xem bệnh lấy hào thế làm Dụng Thần. Hào thế đắc nguyệt phù vượng, tuy nhiên bệnh tại Nhật Thần cho nên hào thế có bệnh. Lâm thanh long, thanh long chủ đau nhức cho nên có thể phán đoán là người này vì bệnh tật mà đau nhức.

Sơ hào là chân, huynh đệ là đi lại, lại có huynh động hóa quan phù hợp với thương tổn ở chân; mà hào thế tại tam hào, tam hào là bắp đùi. Tổng hợp phán đoán là bệnh tại chân.

Huynh đệ Thìn lâm bạch hổ, bạch hổ chủ tật bệnh cũng chủ huyết dịch, Thìn là Tài khố, tài là thủy, Tài thủy chủ huyết dịch. Thìn thổ thủy khố có thể hiểu là mạch máu, cho nên có thể đoán là mạch máu ở chân có vấn đề. Kỵ thần phụ mẫu tị hỏa lâm Câu Trần ám động khắc hợp hào thế, kỵ thần có thể đại biểu tật bệnh, hợp cho thấy tật bệnh triền thân. Câu Trần là sưng tấy. Tổng hợp phân tích có thể phán đoán là u mạch ở chân. Trên thực tế người này trên đùi có u mạch đang muốn làm phẫu thuật.

Có người hỏi Quan Quỷ mão mộc nguyệt phá không vong, có thể khắc Thìn hay sao? Ở đây Quan Quỷ mão mộc đắc nhật sinh vượng, năm 1999 thực không thực phá, lâm bạch hổ chủ giải phẫu, người này vào năm 1999 bởi vì không thể đi lại mà đã từng phẫu thuật.

Có người hỏi, phụ mẫu tị hỏa ám động khắc thế tại sao không dùng để phán đoán tật bệnh? Nguyên do bởi vì nguyên thần độc phát, cho nên nó là trung tâm quẻ. Phụ mẫu tị hỏa mặc dù ám động, nhưng nhật nguyệt bất phù, lực lượng tương đối nhỏ. Có bệnh cũng không phải là chủ yếu. Bất quá vẫn có giá trị luận tin tức. Quẻ Tiệm thuộc cung cấn, cấn là mũi, ngũ hào cũng là mũi, Câu Trần chủ sưng tấy, tị hỏa là đất tuyệt địa của thủy, tị hỏa tuyệt tài, chính là không có nước mũi, Câu Trần chủ sưng tấy, vướng vứu, suy rộng ra là bễ tắc. Trên thực tế người này mũi bị sưng tấy tắc nghẽn.
Được cảm ơn bởi: vo_danh_00
Đầu trang

tieudao123
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 312
Tham gia: 21:39, 31/08/09

TL: Chương Tật bệnh (Tăng San Bốc Dịch)

Gửi bài gửi bởi tieudao123 »

Ngày Đinh Tị tháng dậu, xem bệnh cho vợ được quẻ Thiên Sơn Độn biến Trạch Địa Tụy

Hình ảnh

Phục: Thê Tài dần hào 2


Vương Hổ Ứng luận

Lấy hào Thê Tài làm Dụng Thần. Thê Tài phục tại hào 2 Quan Quỷ ngọ, nguyệt khắc nên Dụng Thần tương đối nhược.

Phi thần đè ép Dụng Thần, hơn nữa còn là Quan Quỷ. Quan Quỷ nhật phù, mà Dụng Thần bệnh tại nhật. Dụng Thần bị nguyệt khắc thương, phục tại nhị hào. Hào 2 xét theo vị trí là tượng tử cung, Câu Trần là sưng tấy, u, bướu, cho nên phán đoán có khối u trong tử cung.


Hào Ba huynh đệ kỵ thần phát động khắc Dụng Thần. Hào 3 xét theo hào vị là eo, lưng, kim tại ba 3 cũng có thể là lưng. Cho nên có vấn đề tại lưng. Vì sao kim có thể là lưng? Bởi vì kim sinh thủy mà thận chủ thủy, cũng là sinh thủy, thận thông với lưng, thận có bệnh thông thường đều sẽ xuất hiện đau lưng.


Trong đoán bệnh hào Tài có thể luận là kinh nguyệt. Kỵ thần tại hào 3 động khắc Dụng Thần đồng thời hóa Thê Tài mão mộc. Huynh hóa tài là một tổ hợp đặc thù. Trong dự đoán cầu tài là lẽ ra không được tài mà đắc tài, chính là Tài ngoài ý muốn. Luận về ẩm thực là ăn uống mạnh mẽ, ăn không được thứ gì còn muốn ăn. Nếu như luận về kinh nguyệt là chảy ra không ngừng, Lúc không nên ra lại chảy ra, điều này nói rõ kinh nguyệt không bình thường. Lâm Đằng Xà, Đằng Xà là triền miên, vậy là thời gian kinh nguyệt quá dài. Nên kết thúc mà lại không kết thúc được.


Hào 6 phụ mẫu tuất thổ phát động tuy nhiên hóa thối, nhưng có nhật sinh vượng, phụ mẫu phát động sinh huynh đệ là cừu thần, đồng thời cũng quỷ mộ. Hào 6 là đầu, nhất định là trên đầu có bệnh. Lâm thanh long, thanh long chủ đau nhức, nên đoán là có bệnh nhức đầu.
Đầu trang

tieudao123
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 312
Tham gia: 21:39, 31/08/09

TL: Chương Tật bệnh (Tăng San Bốc Dịch)

Gửi bài gửi bởi tieudao123 »

DIÊN Y (Mời Thầy thuốc)
* Dã Hạc nói: Có người hỏi ta rằng: bói để cầu thần, mời thầy, uống thuốc có lý không? Ta đáp: Nếu không có lý thì Phục Hy vạch quẻ, Thần Nông chế thuốc làm gì. Người đó lại hỏi: Làm sao mà cứu được? Đáp: Có gốc thì có thể cứu, không gốc thì chẳng cứu được. Như cây còn gốc, nếu trên che nắng dưới tưới nước thì có thể sống, còn trên không che, dưới mà không tưới cũng khô héo mà thôi. Chuyện uống thuốc, cầu thần cũng tương tự như vậy. Nếu với cây không còn gốc rễ, hoa không nụ thì tưới che cũng vô ích thôi.
Tự xem tìm thầy thuốc, lấy hào Ứng làm thầy. Bói thay cho Lục thân cũng dùng hào Ứng làm thầy.

1. Quỷ tắc ưu Thần hưu vọng động
Phúc vi hỷ duyệt yếu sinh phù.
(Quỷ là thần âu lo đừng động bậy
Phúc là thần vui mừng cần sinh phò)

- Tự xem cho mình hay xem thế cho người, Quỷ trì Thế hoặc động là thần ưu nghi, nếu trong quẻ có Tử Tôn động khắc chế thì có thể mời thầy thuốc và thành công. Được Tử Tôn lâm Ứng cũng gặp thầy thuốc giỏi. Vì sao vậy? Vì Tử là thần chế Quỷ. Nếu chẳng chân chính làm sao chế được tà ma, khắc hết mọi âu lo của ta.

2. Ứng tác y nhân bất nghi Không Phá Mộ Tuyệt
(Ứng làm thầy thuốc không nên Không Phá Mộ Tuyệt )
- Ứng hào lâm Không Phá Mộ Tuyệt, hưu tù, suy nhược, hoặc vượng tướng mà bị Nhật Nguyệt, động hào xung khắc, hoặc động hóa Quỷ, hoá Tuyệt, hóa hồi đầu khắc, thuốc uống chẳng kiến hiệu.

3. Tử Tôn chế Quỷ tối hỷ vượng tướng sinh phù
(Tử Tôn chế Quỷ, rất mừng được vượng tướng, sinh phò)
- Tử Tôn lâm Thế, Ứng hoặc động trong quẻ cũng cần vượng tướng, không bị hình khắc. hoặc không lâm Không Phá Mộ Tuyệt, thuốc dùng tất kiến hiệu.
Nếu Tử động hóa Quỷ, hóa khắc thì thuốc dùng chẳng linh. Tử động hóa Không thì đến lúc thực Không thuốc mới công hiệu. Tử động hóa vượng, hoá Tiến thần thì thuốc dùng rất linh nghiệm.
Xưa cho Tử hóa Tử thì thuốc hỗn tạp, lộn xộn. Nhưng chẳng phải thế, Tử hoá Tử mà vượng tướng là đổi thuốc, thuốc mới như tiên đan.
Sửa lần cuối bởi tieudao123 vào lúc 16:31, 01/10/11 với 1 lần sửa.
Đầu trang

tieudao123
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 312
Tham gia: 21:39, 31/08/09

TL: Chương Tật bệnh (Tăng San Bốc Dịch)

Gửi bài gửi bởi tieudao123 »

4. Ứng khắc Dụng hào cận bệnh tắc dũ
(Ứng khắc Dụng thần, cận bệnh tất lành)
- Tự xem bệnh cho mình mà Ứng khắc Thế thì khắc được bệnh của ta. Ứng khắc Dụng thần cũng đoán vậy. Chỉ không nên áp dụng với cửu bệnh, cùng kẻ thể chất yếu, không chỉ khắc bệnh mà thân cũng bị thương khắc nữa.
- Ứng lâm Huynh Quỷ khắc Dụng thần cùng khắc Thế, không kể cửu bệnh hay cận bệnh đều gặp hại.

5. Phụ hào trì Thế diệu dược nan điều
(Phụ hào trì Thế, thuốc hay chẳng trị được)
- Tự xem bệnh gặp Phụ trì Thế thì thuốc chẳng công hiệu, nên tĩnh dưỡng. Huynh trì Thế, có Tử động trong quẻ thì có thể mời thầy. Chỉ hiềm Quỷ động, Quỷ vượng thì uống lầm thuốc.
Tài hào trì Thế chớ ăn đồ ngon ngọt, gặp sinh phò thì có thể kiếm được lương y, hưu tù xung khắc thì khó kiếm được thuốc để trị.


6. Tử bất đại phụ dĩ chiêm dược
Thê bất đại phu dĩ bốc y.
(Con không thay cha để bói thuốc
Vợ chẳng thay chồng để xem bệnh)


- Con thay cha để xem, cần Phụ hào vượng tướng, tự xem thầy xem thuốc thì lấy Tử làm Dụng thần. Phụ vượng thì Tử bị hại. Nên một hào này chẳng có thể coi hai chuyện được.
- Vợ xem thay cho chồng cần Quan Quỷ vượng tướng, xem thuốc thì lấy Tử Tôn làm Dụng thần. Tử vượng thì thương Phu, nên chẳng có thể thay mà xem được.


7. Diên y ư Tử Tôn chi phương
Trị bệnh dĩ Ứng hào vi định
(Mời thầy thuốc nơi phương của Tử Tôn - Trị bệnh dùng Ứng hào để định)
- Trong quẻ Tử Tôn vượng tướng thì mời thầy thuốc. Như Tử Tôn ở Ngọ hỏa vượng, hoặc động thì mời thầy thuốc ở phương nam. Ngoài ra cứ phỏng thế.


Trong quẻ Tử Tôn hưu tù, Không Phá, xem hào Ứng có vượng không. Nếu Ứng vượng, sinh hợp Dụng thần tức nhờ sức hào Ứng, thì mời thầy cũng được. Như hào Ứng ở Dậu kim thì mời thầy ở phương tây. Ngoài ra cứ phỏng theo thế.
Nếu trong quẻ có một hào Tử phát động sinh Dụng thần, thì chọn phương của hào Tử đó để mời thầy thuốc. Còn dùng ngũ hành để định danh tính Như Thủy động thì họ tên của thầy thuộc bộ Thủy; Hỏa động thì danh tình thuộc bộ Hỏa; Mộc thì hoặc là Thảo đầu hoặc bộ Mộc; Thổ thì danh tính thuộc bộ Thổ.


8. Bất khởi chi chứng, quái trung bất hiện kỳ y
Lập dũ chi tai, hào trung bất báo dụng dược
(Triệu chứng không hiện thì trong quẻ không hiện thuốc
Bệnh lành tức khắc trong quẻ không thấy dùng thuốc)


- Thường thấy quẻ xem bệnh mắc chứng không có thuốc để trị thì thần không cho hiện thầy thuốc trong quẻ. Nếu không thì Dụng hóa Quỷ, Quỷ hóa Dụng, tất là Kỵ thần hóa Lục thân, Lục thân hóa Kỵ thần, cùng Dụng hóa Tuyệt, hóa khắc, hóa Mộ. Cửu bệnh gặp xung Không, tuỳ Quỷ nhập Mộ là không có thuốc để trị.


Bệnh lành ngay, thần cũng không hiện ra thầy hoặc thuốc. Như cận bệnh gặp Không, Lục xung, Dụng thần lâm Không, Dụng thần hóa hồi đầu sinh. Tự xem cho mình thấy Tử Tôn trì Thế thì chẳng dung thuốc cũng lành.
Được cảm ơn bởi: vo_danh_00
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Xem quẻ Dịch”