DỰ BÁO - HỌC HỎI QUA VIỆC LUẬN QUẺ

Luận giải, tư vấn trao đổi về dịch lý, độn toán, thái ất
a1b2c3
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 35
Tham gia: 12:08, 13/01/17

Re: DỰ BÁO - HỌC HỎI QUA VIỆC LUẬN QUẺ

Gửi bài gửi bởi a1b2c3 »

Chào bác Ve Nguon, cháu muốn hỏi 2 việc sau đây, mong bác xem giúp cháu
1. Cháu muốn đổi tên bản thân, nghe nó mạnh mẽ hơn (cháu là nam) và hợp với ngũ hành nạp âm của cháu. Liệu việc này có thành công? (Đổi tên ở đây là đổi hẳn trên giấy khai sinh, chứng minh nhân dân luôn ấy ạ). Liệu việc đổi tên này có phạm phải điều gì không?

2. Năm sau cháu nghĩ nhiều khả năng mình sẽ đi xa nhà lập nghiệp, không biết việc đó có thành, và sẽ gặp may mắn hay xui rủi?

Mong nhận được chỉ dẫn của bác sớm, cháu cảm ơn bác nhiều.

Cháu là nam, sinh năm 1996, hỏi lúc 6h 13 phút ngày 6/3/2017.
Đầu trang

Ve Nguon
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 191
Tham gia: 18:16, 02/12/11

Re: DỰ BÁO - HỌC HỎI QUA VIỆC LUẬN QUẺ

Gửi bài gửi bởi Ve Nguon »

Hàng loạt lãnh đạo bị kỷ luật trong hai năm
Từ sau Đại hội XII, nhiều quan chức đã bị kỷ luật cách chức hoặc cảnh cáo kể cả khi đã về hưu.

Ông Lê Khả Phiêu: Đừng để tinh thần 'đốt lò' chống tiêu cực nguội đi

Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII (UBKTTW) đã qua 18 kỳ họp, tiến hành kỷ luật, đề nghị Ban bí thư, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương kỷ luật nhiều tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.

Sai phạm bổ nhiệm nhân sự tại Bộ Công Thương

Tháng 7/2016, thực hiện chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với ông Trịnh Xuân Thanh - lúc này là Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang (nhiệm kỳ 2011-2016).

Quyết định kiểm tra xuất phát từ việc ông Trịnh Xuân Thanh sử dụng chiếc ôtô biển xanh trị giá hơn năm tỷ đồng - vượt quá tiêu chuẩn chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh.

Sau kiểm tra, cơ quan chức năng xác định, năm 2007 - 2013 trên các cương vị là Phó bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), ông Trịnh Xuân Thanh và ban lãnh đạo Tổng công ty đã thiếu trách nhiệm, làm trái các quy định về quản lý kinh tế, để xảy ra nhiều sai phạm và thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng...

hang-loat-lanh-dao-bi-ky-luat-trong-hai-nam
Trịnh Xuân Thanh thời kỳ làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV
Hai tháng sau, ông Trịnh Xuân Thanh bị Ban bí thư khai trừ Đảng.

Từ sự việc trên, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ cũng bị kiểm tra và kiểm điểm vì có dấu hiệu vi phạm trong bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng cán bộ.

Ông Vũ Huy Hoàng - nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Công thương; ông Trần Lưu Hải - nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương; ông Huỳnh Minh Chắc - nguyên Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Hậu Giang và một số thứ trưởng Bộ Công thương, Bộ Nội vụ… đều phải nhận kỷ luật cách chức hoặc kiểm điểm vì sai phạm liên quan đến bổ nhiệm, khen thưởng Trịnh Xuân Thanh.

Ngoài vi phạm liên quan đến Trịnh Xuân Thanh, nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng còn bị kết luận thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong bổ nhiệm con trai là Vũ Quang Hải làm kiểm soát viên Tổng công ty thuốc lá Việt Nam; đề cử ông Vũ Quang Hải tham gia HĐQT Tổng công ty bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) để bầu làm Phó tổng giám đốc Sabeco; vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm...

Tháng 11/2016, Ban bí thư đã cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công thương giai đoạn 2011 - 2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng.

Tháng 1/2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Công Thương của ông này.

hang-loat-lanh-dao-bi-ky-luat-trong-hai-nam-1
Ông Vũ Huy Hoàng đã bị xoá tư cách nguyên Bộ trưởng Công Thương nhiệm kỳ 2011 - 2016. Ảnh: CTV
Sau ông Vũ Huy Hoàng, một lãnh đạo đương nhiệm của ngành Công Thương là thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa được xác định có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp; kê khai tài sản, thu nhập không đúng, không đầy đủ...

Bà Thoa bị cảnh cáo và miễn nhiệm chức vụ Thứ trưởng từ ngày 16/8.

Buông lỏng quản lý gây sự cố Formosa Hà Tĩnh

Buông lỏng quản lý, để Công ty TNHH Formosa Hà Tĩnh xả thải hủy diệt đáy biển bốn tỉnh miền Trung, Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2011-2016 đã bị Ban bí thư kỷ luật.

Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang bị cảnh cáo; hai nguyên Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến và Nguyễn Thái Lai bị cách chức Ủy viên Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2011-2016...

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, ông Võ Kim Cự, cũng bị cách chức Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2005-2010 và nhiệm kỳ 2010-2015, bao gồm các chức vụ Bí thư Ban cán sự đảng UBND tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

hang-loat-lanh-dao-bi-ky-luat-trong-hai-nam-2
Ông Võ Kim Cự đã nghỉ hưu từ đầu tháng 10/2017. Ảnh: QH
Mất vốn Nhà nước tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, để mất vốn 900 tỷ đồng cùng nhiều khoản đầu tư khó thu hồi khác, Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) giai đoạn 2009 - 2015 đã bị kỷ luật.

Trong đó, ông Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng thành viên Tập đoàn PVN giai đoạn 2009 - 2011. Ngày 7/5, Ban chấp hành Trung ương Đảng ra quyết định cảnh cáo ông Đinh La Thăng, cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khoá XII.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng cách chức Bí thư Đảng ủy PVN nhiệm kỳ 2010-2015 với ông Phùng Đình Thực; cách chức Phó bí thư Đảng ủy Tập đoàn đối với ông Đỗ Văn Hậu; khai trừ Đảng ông Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn PVN; cảnh cáo ông Nguyễn Quốc Khánh - nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV, nguyên Phó Tổng Giám đốc.

hang-loat-lanh-dao-bi-ky-luat-trong-hai-nam-3
Ông Đinh La Thăng bị thôi giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị và hiện là Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: QH
Vi phạm nguyên tắc dân chủ, quản lý đất đai tại Đà Nẵng

Ngày 29/9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật cảnh cáo ông Huỳnh Đức Thơ - Phó bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng; đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật với Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020 và ông Nguyễn Xuân Anh (Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND).

hang-loat-lanh-dao-bi-ky-luat-trong-hai-nam-4
Ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng bị đề nghị kỷ luật. Ảnh: Nguyễn Đông.
Theo cơ quan kiểm tra, với cương vị là người đứng đầu Thành ủy, ông Nguyễn Xuân Anh chịu trách nhiệm chính và ông Huỳnh Đức Thơ cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Ông Nguyễn Xuân Anh được cho đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; chủ trì xem xét, quyết định một số nhân sự có biểu hiện áp đặt; trực tiếp chỉ đạo nhiều công việc cụ thể của chính quyền... "Những việc làm của ông Xuân Anh đã gây phân tâm, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Ban Thường vụ Thành ủy", Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu.

Ông Huỳnh Đức Thơ chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý đất đai và trật tự đô thị...

Nhiều sai phạm khác

Trong danh sách tổ chức đảng, đảng viên vi phạm đã bị kỷ luật còn có nhiều cán bộ, cựu cán bộ của Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Trong đó, ông Nguyễn Phong Quang bị cách tất cả các chức vụ trong Đảng, bao gồm cách chức Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ (giai đoạn 2011-2016); Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Cơ quan Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ; Bí thư Đảng uỷ Cơ quan Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ.

Trong số các vi phạm, khuyết điểm của ông Quang có việc buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm để cấp dưới làm trái các quy định về quản lý tài chính, tài sản; để ngoài sổ sách kế toán hơn một trăm tỷ đồng; lập chứng từ khống để rút ngân sách nhà nước và tiền tài trợ...

Ông Dương Anh Điền - nguyên Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, và một số cán bộ khác nhận kỷ luật vì có vi phạm, khuyết điểm liên quan đến dự án nhạc nước dở dang, gây dư luận xấu.

Bà Phan Thị Mỹ Thanh - Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, bị cảnh cáo vì trong thời gian giữ các cương vị Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công thương, Bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch, đã tham gia điều hành Công ty TNHH Cường Hưng do chồng mình là cổ đông sáng lập, Chủ tịch HĐTV là vi phạm Luật phòng chống tham nhũng...

Được xác định có trách nhiệm trong việc bổ nhiệm cán bộ không bảo đảm tiêu chuẩn và không đúng quy định, ông Nguyễn Văn Thiện - Bí thư Tỉnh uỷ Bình Định nhiệm kỳ 2010-2015 bị cảnh cáo.
====================================================================
Hãy hành động nhanh hơn nữa, mạnh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, đất nước đang chuyển mình - Không thể để dân đen # vài con sâu làm dầu nồi canh. Rất đồng thuận với quan điểm ông Lê Khả Phiêu.
Đầu trang

Ve Nguon
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 191
Tham gia: 18:16, 02/12/11

Re: DỰ BÁO - HỌC HỎI QUA VIỆC LUẬN QUẺ

Gửi bài gửi bởi Ve Nguon »

Dân trí › Pháp luật › Thứ Năm, 14/09/2017 - 18:04
PVN gửi tiền vào Oceanbank theo văn bản chỉ đạo của ông Đinh La Thăng?

Chia sẻ
Dân trí “Các đơn vị khẩn trương phối hợp với OceanBank thực hiện và phải báo cáo kết quả về Tập đoàn trước ngày 15/10/2010” là nội dung văn bản chỉ đạo của ông Đinh La Thăng đã được luật sư dẫn chứng để khẳng định đây là chỉ đạo của Chủ tịch HĐTV chứ không phải của Tổng giám đốc PVN Nguyễn Xuân Sơn...
>> Nguyễn Xuân Sơn bị đề nghị tử hình, Hà Văn Thắm chung thân
>> Khởi tố vụ án tại 3 công ty bị tố nhận hàng chục tỷ đồng trong vụ Hà Văn Thắm
>> Vụ Hà Văn Thắm: Cuộc "đôi co" về tiền lễ Tết hàng chục tỷ đồng
Nguyễn Xuân Sơn, cưụ Tổng Giám đốc Oceanbank bị đề nghị mức án tử.
Nguyễn Xuân Sơn, cưụ Tổng Giám đốc Oceanbank bị đề nghị mức án tử.
Sau khi Viện Kiểm sát đề nghị mức án tử hình đối với Nguyễn Xuân Sơn, cựu Tổng Giám đốc Oceanbank, chiều nay (14/9), luật sư đã đưa ra nhiều chứng cứ quan trọng nhằm gỡ tội cho bị cáo này. Theo luật sư Nguyễn Minh Tâm, Viện kiểm sát đã bỏ qua những chi tiết quan trọng “đẩy” Nguyễn Xuân Sơn vào con đường chết.

Theo cáo buộc của Viện Kiểm sát, Nguyễn Xuân Sơn đã lợi dụng uy tín, vị thế và sự phụ thuộc của OceanBank vào nguồn tiền của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) để gây áp lực và chi phối lãnh đạo OceanBank phải chi tiền lãi ngoài, nhằm thực hiện mục đích cá nhân.

Luật sư Tâm đã trưng ra văn bản ngày 7/9/2010 do Chủ tịch hội đồng thành viên (HĐTV) PVN Đinh La Thăng ký. Đó là văn bản số 6843 yêu cầu các đơn vị thành viên thuộc PVN và các nhà thầu dầu khí phải thực hiện mở tài khoản tại OceanBank, thực hiện các giao dịch qua tài khoản tại OceanBank bao gồm: Cấp phát vốn, thanh toán, gửi tiền, và các dịch vụ tài chính khác, trong đó có các quan hệ tài chính giữa các đơn vị với nhau. “Các đơn vị khẩn trương phối hợp với OceanBank thực hiện và phải báo cáo kết quả về Tập đoàn trước ngày 15/10/2010”, nội dung văn bản chỉ đạo.

Văn bản thể hiện rất rõ tinh thần chỉ đạo của ông Đinh La Thăng. Luật sư Tâm cho rằng không cần xét hình thức chỉ đạo, cần phải xét nội dung chỉ đạo và đây là chỉ đạo của Chủ tịch HĐTV chứ không phải của Tổng giám đốc PVN.


Luật sư Nguyễn Minh Tâm đang gỡ tội cho Nguyễn Xuân Sơn.
Luật sư Nguyễn Minh Tâm đang gỡ tội cho Nguyễn Xuân Sơn.
“Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để xác định hành vi của Nguyễn Xuân Sơn, từ nội dung đó có thể rút ra kết luận quan hệ giữa PVN và OceanBank đã được hai Chủ tịch của hai đơn vị thống nhất, thỏa thuận và triển khai cam kết hỗ trợ tối đa trước khi Nguyễn Xuân Sơn được PVN giới thiệu sang OceanBank công tác. Kể cả thời gian sau khi Nguyễn Xuân Sơn thôi chức Tổng Giám đốc OceanBank để về làm Phó Tổng Giám đốc PVN”, luật sư Tâm nhấn mạnh. Về mặt pháp lý, quan hệ giữa hai pháp nhân PVN và OceanBank đã được xác lập bằng văn bản thỏa thuận cam kết tháng 9/2008 do chính ông Đinh La Thăng ký với Hà Văn Thắm với các cam kết rõ ràng về nghĩa vụ của PVN trong việc hỗ trợ OceanBank thực hiện các dịch vụ ngân hàng.

Hơn nữa, sau đó tinh thần và nội dung văn bản thỏa thuận này còn được chính Tổng Giám đốc PVN và đích thân Chủ tịch PVN quán triệt đến từng đơn vị thuộc Tập đoàn bằng văn bản đã nêu trên. “Từ đó có thể suy ra, ở PVN không ai có thể làm trái thỏa thuận cam kết đó để thực hiện mục đích cá nhân, kể cả Nguyễn Xuân Sơn. Tài thánh cũng không cho phép Nguyễn Xuân Sơn làm trái quy định này văn bản này. Nguyễn Xuân Sơn có dám dùng tư cách cá nhân yêu cầu các đơn vị gửi tiền vào PVN hay không? Đương nhiên là không! Vì thế không thể quy buộc Nguyễn Xuân Sơn đã lợi dụng uy tín, vị thế và sự phụ thuộc của OceanBank vào nguồn tiền của PVN để gây áp lực và chi phối lãnh đạo OceanBank phải chi tiền lãi ngoài, nhằm thực hiện mục đích cá nhân”.

Suy nghĩ này không được chứng minh, trong khi đó trách nhiệm của Viện kiểm sát là phải chứng minh. Nếu không chứng minh được sẽ không thể kết tội Nguyễn Xuân Sơn tham ô, từ đó không thể đề nghị mức án tử hình đối với Nguyễn Xuân Sơn.

Luật sư nói rằng, mong HĐXX xem xét kỹ vì liên quan đến sinh mạng của 1 con người. Phán quyết của HĐXX rất quan trọng.

Ngoài ra, Nguyễn Xuân Sơn còn xuất thân trong 1 gia đình nhà giáo, bố có 60 năm tuổi Đảng, đồng thời có nhiều công sức, thành tích của bị cáo Sơn tại OceanBank và PVN trong thời gian qua.

Tuấn Hợp
===================================================================
Hỏa tù sinh thổ hưu, thì cũng gọi là tạm dừng điều tra, số chưa tận nhưng cũng coi là stop :-h
Đầu trang

Ve Nguon
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 191
Tham gia: 18:16, 02/12/11

Re: DỰ BÁO - HỌC HỎI QUA VIỆC LUẬN QUẺ

Gửi bài gửi bởi Ve Nguon »

http://dantri.com.vn/chinh-tri/cach-chu ... 425883.htm

Dân trí › Xã hội › Chính trị › Thứ Sáu, 06/10/2017 - 17:39
Cách chức Bí thư Đà Nẵng, cho thôi Trung ương Đảng với ông Nguyễn Xuân Anh

Chia sẻ
Dân trí Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh bằng hình thức: Cách chức Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, Uỷ viên Ban Thường vụ, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020; và cho thôi giữ chức Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.
Văn phòng Trung ương Đảng vừa phát đi thông cáo về ngày làm việc thứ 3, Hội nghị Trung ương 6. Trong đó, buổi làm việc sáng, Trung ương thông qua việc kỷ thi hành kỷ luật với ông Nguyễn Xuân Anh.

Cụ thể, về nội dung này, Trung ương Đảng nghe tờ trình của Bộ Chính trị về việc thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng do Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng trình bày.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất nhận định, trên cương vị người đứng đầu cấp uỷ thành phố, ông Nguyễn Xuân Anh phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng.


Ông Nguyễn Xuân Anh có đơn xin thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng và được Trung ương chấp thuận
Ông Nguyễn Xuân Anh có đơn xin thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng và được Trung ương chấp thuận
Cá nhân ông Nguyễn Xuân Anh đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm; vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; vi phạm tiêu chuẩn cấp uỷ viên.

Những vi phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Xuân Anh được xác định là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Sau khi thảo luận và cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh bằng hình thức cách chức Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, Uỷ viên Ban Thường vụ, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020; và cho thôi giữ chức Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.

Một tuần trước, UB Kiểm tra Trung ương đã gửi kiến nghị lên Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng đề nghị thi hành kỷ luật với ông Nguyễn Xuân Anh sau khi công bố công khai kết luận về những sai phạm của ông này trên cương vị Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Theo kết luận của UB Kiểm tra Trung ương, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; chủ trì xem xét, quyết định một số nhân sự có biểu hiện áp đặt; trực tiếp chỉ đạo nhiều công việc cụ thể của chính quyền. Những việc làm của người đứng đầu Thành ủy Đà Nẵng được cho là đã gây phân tâm, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Ban Thường vụ Thành ủy.

UB Kiểm tra Trung ương cũng xác định ông Nguyễn Xuân Anh đã kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và Quy định những điều đảng viên không được làm.

Bí thư Nguyễn Xuân Anh còn thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội.


P.T

Tag :Bí thư Đà Nẵng, Ban Chấp hành Trung ương, Nguyễn Xuân Anh, thi hành kỷ luật, cách chức bí thư đà nẵng, cho thôi chức ủy viên trung ương đảng
Chia sẻ In bài viết này
====================================================================
Này thì ..., còn thằng em đang là tổng cục phó tổng cục đường bộ, trước là thư ký của ông Thăng, đợi thêm vài tháng nữa thì sẽ rõ ...
Đầu trang

gianguyenthaonguyen
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1543
Tham gia: 11:35, 11/05/15

Re: DỰ BÁO - HỌC HỎI QUA VIỆC LUẬN QUẺ

Gửi bài gửi bởi gianguyenthaonguyen »

Con mong được có duyên với bác ạ.
Năm sinh: 1994
Giới tính: nữ
Ngày giờ hỏi: 07/10/2017 lúc 8h39
Câu hỏi 1: khi nào con vào biên chế. Con đang là giáo viên tiếng anh hợp đồng.
Câu hỏi 2: chồng và con cái của con sau này như thế nào?
Con cám ơn bác rất nhiều
Đầu trang

Ve Nguon
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 191
Tham gia: 18:16, 02/12/11

Re: DỰ BÁO - HỌC HỎI QUA VIỆC LUẬN QUẺ

Gửi bài gửi bởi Ve Nguon »

18 giờ hỗn loạn tại trạm BOT Cai Lậy
Chưa tròn một ngày đêm, trạm BOT Cai Lậy đã phải 3 lần xả cửa trước "chiến thuật" đưa tiền lẻ 25.100 đồng, đòi thối 100 đồng của tài xế.

Chuyên gia: 'Đặt trạm thu phí ở Cai Lậy là sai hoàn toàn'

9h ngày 30/11, trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang) thu phí trở lại sau 3 tháng xả cửa cho xe qua miễn phí. Giá vé mỗi lượt của các loại xe đồng loạt giảm 30%, thấp nhất là 25.000, cao nhất 140.000 đồng.

Để không bị "thất thủ" như khi đi vào hoạt động hồi tháng 8, chủ đầu tư BOT Cai Lậy đã chuẩn bị kỹ lưỡng, làm thêm hai bãi xe rộng 800 m2, chứa khoảng 40-50 xe. Những ôtô trả tiền lẻ sẽ không dừng ở các làn đường, mà được mời vào bãi giải quyết.

Chủ đầu tư cũng tăng cường nhân viên bảo vệ lên gấp đôi so với ngày thường, khoảng 50 người. Hàng chục cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động cùng xe cứu thương, chữa cháy có mặt từ sáng sớm. Cạnh trạm, nam cán bộ xã liên tục phát loa yêu cầu tài xế "chấp hành chủ trương thu phí", không gây rối loạn.

18-gio-hon-loan-tai-tram-bot-cai-lay
Một tài xế bức xúc khi yêu cầu nhân viên nhận tiền lẻ tại cabin không được chấp nhận. Ảnh: Quỳnh Trần.
Sau hơn 3 giờ hoạt động, nhân viên BOT Cai Lậy không gặp phản ứng nào gay gắt. Nhiều tài xế còn trêu ghẹo nữ nhân viên thu phí, bảo "anh hết tiền lẻ rồi". Chỉ có vài trường hợp tài xế trả tiền lẻ mệnh giá 200, 500 đồng được mời vào bãi xe giải quyết, nhưng không quá căng thẳng.

Có mặt tại khu vực trạm, ông Lưu Văn Hào, Phó chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang, lạc quan: "Đến thời điểm này chưa có vấn đề gì, mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp".

Nhân viên trạm bối rối khi tài xế đòi 100 đồng

Khoảng 30 phút sau, thay vì vào bãi trả tiền lẻ, một số tài xế trả 24.500 đồng và ba tờ mệnh giá 200 đồng để mua vé mức giá 25.000 đồng qua trạm ngay tại cabin. Họ kiên quyết đòi nhân viên phải thối 100 đồng, không nhận thừa, mới chịu qua trạm. Sau lúc bối rối, nhân viên nói không có 100 đồng. Cảnh đôi co hai bên diễn ra gay gắt làm xe cộ ùn ứ kéo dài gần 2 km trên quốc lộ 1.

Giữa cái nắng gay gắt, CSGT từ chỗ bám chốt hỗ trợ khi cần thiết đã phải liên tục xuống làn đường nhắc nhở tài xế, yêu cầu chạy ôtô vào bãi xe để giải quyết nhưng bất thành. "Chúng tôi phản đối trạm là vì vị trí bất hợp lý chứ không phải do giá vé. Anh em tài xế sẽ tiếp tục đấu tranh với nhà đầu tư", tài xế Võ Thanh Hào (quê Tiền Giang) cầm xấp tiền lẻ 200 đồng, nói.

Một ôtô không đồng ý vào bãi, bị cẩu đi. Tuy nhiên, nhiều tài xế liền "tiếp ứng" đồng nghiệp làm xe cộ ùn tắc kéo dài, khiến kịch bản chuẩn bị suốt 3 tháng của chủ đầu tư gần như bị "phá sản". 12h45, BOT Cai Lậy buộc phải xả trạm.

18-gio-hon-loan-tai-tram-bot-cai-lay-1
Một tài xế trả tiền lẻ phản đối việc cẩu xe. Ảnh: Quỳnh Trần.
Một giờ sau, khi quốc lộ thông thoáng, các nhân viên nhận lệnh trở lại cabin bán vé. Nhưng đến khoảng 15h30, tình hình trở nên rối loạn và có dấu hiệu tiếp diễn phức tạp. Các tài xế lại dừng xe trước trạm giở những xấp tiền lẻ. Có bác tài còn mang theo cả bọc tiền xu và cả tiền chẵn 500.000 đồng.

Tài xế liên tục la hét, bấm còi yêu cầu nhân viên phải nhận đủ tiền lẻ ngay tại trạm, cương quyết đòi thối 100 đồng, hoặc phải xả trạm. Cảnh đôi co diễn ra căng thẳng giữa bác tài và nhân viên trạm. CSGT liên tục mời tài xế ra ngoài giải quyết nhưng càng làm cho tình hình căng thẳng thêm. Xe cẩu được điều đến nhưng không thể kéo ôtô đi. Giữa cái nóng hầm hập, hàng trăm tài xế, người dân vây quanh trạm bấm còi, quay phim, chụp hình, vỗ tay khi một ôtô thoát được qua trạm mà không phải trả phí.

Để thu phí tạm thời, nhân viên phải ra cabin bán vé trực tiếp. Một số nhân viên sau đó buộc phải đóng chặt cửa cabin. Tình trạng ùn ứ nặng nề ở cả hai hướng trên quốc lộ 1. Nhiều bác tài chán nản bỏ xe ra ngoài.

"Tôi chở trứng về Cần Thơ mà bị mặc kẹt ở trạm gần hai tiếng. Hàng hư, trễ thời gian giao, chủ bắt đền thì ai chịu trách nhiệm cho tôi", tài xế Thanh Nhàn (41 tuổi) bực tức.

Một giờ hỗn loạn, hai tài xế bị cảnh sát áp giải

16h30, trạm BOT Cai Lậy chính thức "vỡ trận" khi CSGT thu giấy tờ xe của một tài xế. Hàng trăm người vây quanh nhóm CSGT yêu cầu trả lại giấy tờ vì tài xế không vi phạm luật giao thông.

Hàng chục cảnh sát cơ động được tăng cường để vãn hồi trật tự. Hai tài xế liên quan đến vụ cự cãi với lực lượng giữ gìn trật tự bị cảnh sát áp giải lên xe đặc chủng. Nửa giờ sau, trước áp lực "mưa tiền lẻ" của các tài xế và ùn tắc kéo dài, trạm xả lần hai và thu lại ngay sau 45 phút.

23h cùng ngày, một vài tài xế tiếp tục cự cãi với nhân viên khi qua trạm. Tình hình rối loạn lại tiếp tục diễn ra ngay trong đêm. Như những lần trước, tài xế chuẩn bị nhiều tiền lẻ và đòi thối 100 đồng để mua vé qua trạm thu phí. Nhiều người khác theo sau hò reo.

18-gio-hon-loan-tai-tram-bot-cai-lay-2
Cảnh sát cơ động được tăng cường đến hiện trường vãn hồi trật tự. Ảnh: Quỳnh Trần.
Sau hơn một giờ đôi co vì không có tiền thối, nhân viên thu phí đành phải đóng cửa, bỏ chốt ra ngoài. Bên ngoài cabin, nhiều tài xế hô hào đòi "xả trạm" hoặc "trả đúng tiền" mới chịu đi. Cảnh sát có mặt thuyết phục nhưng bất thành.

Giao thông hướng từ TP HCM về Cần Thơ tiếp tục tê liệt, phương tiện ùn ứ dài cả cây số trong đêm khuya. Nhiều bác tài mệt mỏi ra ngoài nghe ngóng hoặc ngủ ngay trên xe. Đến hơn 2h30 ngày 1/12, trạm thu phí Cai Lậy xả trạm lần thứ 3 sau gần 18 giờ thu phí lại.

Đến trưa nay, trạm BOT Cai Lậy vẫn tiếp tục xả cửa, các nhân viên tại cabin đã được cho nghỉ, chỉ còn khoảng 10 bảo vệ túc trực khu vực trạm. Lực lượng CSGT, cơ động, cảnh sát 113 không còn xuất hiện khu vực này, không khí yên ắng trái ngược với một ngày trước.

Chưa biết khi nào thu phí lại

Trước diễn biến căng thẳng trong ngày trạm BOT Cai Lậy thu phí trở lại, ông Lưu Văn Hào, Phó chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang, cho biết sáng nay, chủ đầu tư họp với tỉnh liên quan đến các phương án tiếp theo đối với dự án này. "Tạm thời vẫn xả trạm BOT Cai Lậy, chưa biết khi nào sẽ thu lại", ông Hào nói.

Ông Hào khẳng định giảm giá vé là giải pháp cuối cùng, không thể di dời trạm theo yêu cầu của người dân. "Về lâu dài, đơn vị sẽ phối hợp với địa phương tiếp tục tuyên truyền vận động người dân, tài xế chấp hành theo quy định”, đại diện BOT Cai Lậy nhấn mạnh.

Ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Tiền Giang cho biết, sở đang báo cáo xin ý kiến chỉ đạo từ Bộ Giao thông Vận tải để bàn hướng xử lý trạm thu phí BOT Cai Lậy.

| Suggestion

Thiệt hại nửa tỷ vì hơn 100 xe bỏ lại sân bay Tân Sơn Nhất

Chủ tịch nước bức xúc với nạn bạo hành trẻ em

Chủ tịch nước: 'Đối tượng tham nhũng len lỏi trong nội bộ chúng ta'
Replay 00:00 | 01:56

Trạm thu phí Cai Lậy hoạt động ngày 1/8. Tuy nhiên, sau đó nhiều tài xế đã sử dụng tiền lẻ mua vé để phản đối trạm đặt sai vị trí. Vụ việc khiến trạm này bị ùn tắc giao thông nghiêm trọng nhiều ngày. Ngày 15/8, chủ đầu tư cho xả trạm.

Bộ Giao thông khẳng định vị trí đặt trạm BOT trên quốc lộ 1 là hợp lý vì nằm trên dự án mở rộng quốc lộ 1 và làm mới tuyến tránh Cai Lậy; vị trí đặt trạm đã được các bộ ngành và địa phương thống nhất.

Giữa tháng 8, Bộ Giao thông đã quyết định giảm giá vé. Mức phí qua trạm thấp nhất là 25.000 đồng (mức cũ là 35.000 đồng) cho xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn; cao nhất là 140.000 đồng (mức cũ là 180.000 đồng) mỗi lượt cho xe tải từ 18 tấn trở lên, xe container trên 40 feet.

Người dân không kinh doanh vận tải tại 4 xã sống gần trạm thu phí là Phú Nhuận, Mỹ Thành Nam, Bình Phú và Phú An thuộc huyện Cai Lậy được miễn phí qua trạm.
====================================================================
Không nằm ngoài dự đoán đã được công bố trong bài viết trước, trong 1 bài viết đăng trên dantri.com ông thứ trưởng đông khẳng định là đặt trạm như vậy là đúng ?&#? - nhưng dân thì rất đơn giản cho rằng xây đường ở đâu thì phải đặt trạm ở đó. Hồi hay còn ở phía trước ... trong bài viết khác cử tri TP HCM đã gửi gắm chủ tịch nước cần phải tìm người đốt lò để củi cháy nhanh - (23) cũng khó mà cũng dễ ... thuận ý trời
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
DVTPharma
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 986
Tham gia: 10:05, 27/09/17

Re: DỰ BÁO - HỌC HỎI QUA VIỆC LUẬN QUẺ

Gửi bài gửi bởi DVTPharma »

Ve Nguon đã viết: 19:10, 02/12/11 Ve Nguon mo topic này với mong muốn học hỏi về cách luận quẻ và phần nào có thể dự báo cho câu hỏi của quí tiểu phương đang quan tâm, lo lắng.
Điều kiện để được tư vấn, dự báo:
1. Nêu rõ năm sinh, giới tính
2. Mỗi người chỉ được hỏi tối đa 2 câu hỏi
Ve Nguon mong được sự giúp đỡ của quí tiểu phương khắp nơi ủng hộ.
Giờ Tuất, 2/12/2011
Thân mến.
Cảm ơn bác, topic chia sẻ cùng mọi người hay quá ạ.
E cũng xin bon chen ạ, vừa để nghiệm lý học thuật, vừa là vui vẻ cùng cuộc sống :D
Giới tính: Nam.
Sinh: 21h15 30/03/1989 DL, Hưng Yên.
Giờ hỏi: 14h48' 23/11/2017
Câu hỏi:
1/ E đi SG đợt này lành hay dữ. Có hưng vượng lại được sự nghiệp hay không.
2/ Vợ em là người như thế nào < nếu có tầm nào gặp và lấy cô ấy thì tốt quá ạ > :x
E xin cảm ơn bác Ve Nguon ạ. Chúc bác luôn mạnh khỏe! :)
Đầu trang

Ve Nguon
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 191
Tham gia: 18:16, 02/12/11

Re: DỰ BÁO - HỌC HỎI QUA VIỆC LUẬN QUẺ

Gửi bài gửi bởi Ve Nguon »

Dân trí › Xã hội › Chính trị › Thứ Tư, 06/12/2017 - 15:17
Chủ tịch Quốc hội: Dân có ý kiến về trạm BOT trên quốc lộ là đúng!

Chia sẻ
Dân trí "Quốc lộ 1 này người ta đang đi và hàng năm phải nộp phí giao thông đường bộ, bây giờ anh thảm, anh nâng cấp nó lên rồi anh đặt cái trạm và anh không miễn phí cho các hộ dân và doanh nghiệp xung quanh đó thì là bất hợp lý. Tôi thấy ở đây dân có ý kiến rất là đúng và chúng ta cần phải xem xét”, Chủ tịch Quốc hội nói.
>> Cuộc "so găng" ở BOT Cai Lậy: Đôi bên cùng... hao sức!
>> BOT Cai Lậy: Cả trăm tài xế hò reo sau chỉ đạo ngừng thu phí 1 - 2 tháng
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng nay 6/12, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu có buổi tiếp xúc cử tri phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.


Cử tri Hoàng Đăng Tình đề đạt ý kiến về BOT.
Cử tri Hoàng Đăng Tình đề đạt ý kiến về BOT.
Tại buổi tiếp xúc nhiều cử tri phản ánh về các vấn đề mà xã hội đang quan tâm như: bất cập tại các dự án BOT; chất lượng khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT còn thấp; vấn đề nhà máy Lee & Man; tình trạng chạy việc vào các cơ quan nhà nước…

Cử tri Hoàng Đăng Tình (cán bộ hưu trí) dẫn câu chuyện về điểm nóng BOT Cai Lậy trong những ngày qua, và liên đới về trạm BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp đặt trên địa bàn phường Ba Láng. Cử tri này cho rằng, đoạn đường này khoảng 22km, nhà đầu tư chỉ cải tạo dựa trên mặt đường hiện hữu, nhưng thu phí rất cao, khiến người dân bức xúc.

“Tôi đề nghị kiểm tra, đánh giá năng lực nhà đầu tư, trạm BOT này đặt có đúng vị trí hay không, đồng thời phải miễn phí 100% vé qua trạm cho các phương tiện tại chỗ trong bán kính 5-7km”, cử tri Tình nói.

Tương tự, cử tri Huỳnh Văn Năm, phường Ba Láng cho biết: "Tập thể chúng tôi gồm 27 người, đã gửi đơn từ tháng 8/2017 cho các cơ quan từ Trung ương đến địa phương; nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời về việc miễn giảm giá vé qua trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp. Riêng nhà tôi cách trạm 700m, mỗi lần qua trạm vẫn phải đóng đủ, không được giảm đồng nào".

Trước vấn đề trên, ông Lê Tiến Dũng - Phó Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ - cho biết: Từ ngày 18/8 vừa qua, Sở có nhận đơn của 13 doanh nghiệp yêu cầu miễn giảm vé qua trạm. Đến nay, Tổng cục Đường bộ đã có văn bản chính thức trình Bộ GTVT về việc miễn giảm xe qua trạm. Cụ thể, các phương tiện sẽ được miễn giảm chung từ 10-15%. Riêng hai địa phương lân cận là Ba Láng (Cần Thơ) và Tân Phú Thạnh (Hậu Giang) sẽ được miễn giảm từ 35%. Hiện đang chờ Bộ GTVT phê duyệt.

Cử tri Huỳnh Văn Năm cho rằng nhà ông chỉ cách trạm BOT 700 nhưng phải đóng đúng, đóng đủ, không được giảm
Cử tri Huỳnh Văn Năm cho rằng nhà ông chỉ cách trạm BOT 700 nhưng phải đóng đúng, đóng đủ, không được giảm
Liên quan vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng: Chủ trương BOT Thường vụ Quốc hội đã nắm được và đã tiến hành giám sát chuyên đề về chủ trương, đầu tư, khai thác các công trình giao thông theo hình thức BOT.

Chủ trương BOT rất đúng đắn nhằm huy động thêm nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, thúc đẩy xây dựng các công trình, kết cấu hạ tầng quan trọng để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội của một địa phương của một vùng hay là cả nước.

Thực tế nhiều công trình đầu tư theo hình thức này đã xây dựng và phát huy được hiệu quả. Nếu không có BOT thì làm gì tới 2021 chúng ta thông tuyến cao tốc Bắc- Nam trong đó có tuyến Trung Lương về Cần Thơ.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng: “Vấn đề đặt ra ở đây, chúng ta phải có tiêu chí để chọn nhà đầu tư, cái nào làm trước, làm đường mới hay là làm trên nền cũ? Anh làm trên con đường độc đạo buộc dân phải đi qua chỗ này chứ không còn con đường nào khác thì dân người ta nói. Quốc lộ 1 này người ta đang đi và hàng năm phải nộp phí giao thông đường bộ, bây giờ anh thảm, anh nâng cấp nó lên rồi anh đặt cái trạm và anh không miễn phí cho các hộ dân và doanh nghiệp xung quanh đó thì là bất hợp lý. Tôi thấy ở đây dân có ý kiến rất là đúng và chúng ta cần phải xem xét”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Bà Kim Ngân cũng cho biết: “Tôi đang cầm trên tay là nghị quyết của UB Thường vụ Quốc hội về một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh chính sách pháp luật và đầu tư theo hình thức BOT. Trong này có đưa ra 8 nhiệm vụ giải pháp, đúng như bà con cử tri nói ở đây. Nghị quyết giao nhiệm vụ cho bộ GTVT làm cái gì, nhà đầu tư làm gì, chế độ chính sách miễn giảm phí sa sao, đặt trạm chỗ nào, công khai cho dân, thông tin bàn bạc với dân ra sao”.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân giải đáp thắc của các cử tri
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân giải đáp thắc của các cử tri
“Chúng tôi yêu cầu bộ GTVT tổng rà soát lại toàn bộ hệ thống quy hoạch và những cơ sở làm theo hình thức BOT đồng thời có biện pháp xử lý những vướng mắc, ví dụ vụ Cai Lậy”, Chủ tịch Quốc hội cho biết.

Trả lời câu hỏi về việc nhà máy Lee& Man ở Hậu Giang ai đưa vào? Có kiểm soát đảm bảo môi trường? Có lợi ích nhóm ở đây hay không? Chủ tịch Quốc hội cho biết: "Lần tiếp xúc cử tri trước, có cử tri nói rằng nếu không kiểm soát môi trường nước thải chảy ra sông Hậu không chỉ ở Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long mà có khi nó chảy về tận quê của bà chủ tịch là ở Bến Tre. Tôi thấy đúng như thế, nếu chúng ta không kiểm soát thì bao nhiêu vùng cây trái, đời sống sinh hoạt của người dân sẽ bị ảnh hưởng.

Do đó, tiếp thu ý kiến của cử tri chúng tôi đã yêu cầu Bộ Tài nguyên & Môi trường phải báo cáo. Trong báo cáo của Bộ này nêu, trong giai đoạn vận hành thử nghiệm, Bộ đã cử tổ giám sát thường xuyên quá trình vận hành, khi nước thải đưa ra môi trường phải đảm bảo theo tiêu chuẩn. Nếu không đảm bảo sẽ không cho sản xuất, thậm chí thu giấy phép.

Thực ra chúng ta muốn thu hút đầu tư để có nhiều nhà máy, tạo công ăn việc làm, tăng giá trị hàng hoá công nghiệp, xuất khẩu chứ không ai muốn rinh cái nhà máy này đến để nó làm ô nhiễm môi trường, làm cho đời sống chúng ta khổ hơn. Chúng ta không bằng mọi giá để thu hút những dự án mà có thể gây tác hại đến môi trường. Formosa là bài học xương máu của chúng ta”.
====================================================================
Thủ tướng đã có cuộc họp với Bộ GT, và bây giờ là ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, hồi hay còn phía trước, nếu hợp lòng dân, thuận thiên thì việc khó đến đâu thì dân liệu cũng sẽ xong; còn theo ý kiến phát biểu của ông thứ trưởng Đông về 3 phương án thì quả thật là chán như con gián, ông này được cất nhắc lên dưới thời ông thăng %&? Hãy để cái não suy nghĩ vì lợi ích người dân !
Đầu trang

Ve Nguon
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 191
Tham gia: 18:16, 02/12/11

Re: DỰ BÁO - HỌC HỎI QUA VIỆC LUẬN QUẺ

Gửi bài gửi bởi Ve Nguon »

Dân trí › Xã hội › Chính trị › Thứ Sáu, 08/12/2017 - 17:23
Khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng

Chia sẻ
Dân trí Ngày 08/12/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã ra Quyết định Khởi tố bị can về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, ra Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
>> PVN gửi tiền vào Oceanbank theo văn bản chỉ đạo của ông Đinh La Thăng?
>> Tổng Bí thư nói về trường hợp ông Đinh La Thăng
>> Ông Đinh La Thăng chuyển về Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá

Ông Đinh La Thăng
Ông Đinh La Thăng
Cũng trong chiều 8/12, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã họp phiên bất thường, thông qua hai nghị quyết về việc khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét và tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Thông cáo của phiên họp lần thứ 18, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIV được phát đi chiều muộn ngày 8/12/2017 nêu rõ, chiều cùng ngày, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành phiên họp thứ 18.

Tại phiên họp này, sau khi nghe Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đọc Tờ trình số 47/Ttr-VKSTC ngày 8/12/2017, trên cơ sở quy định của Hiến pháp nước CHXCHCN Việt Nam, Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 và Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 1075/2015/UBTVQH13, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, tiến hành biểu quyết với tỷ lệ nhất trí cao thông qua Nghị quyết số 456/NQ-UBTVQH14 ngày 8/12/2017 “Về việc khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét và tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng, Đại biểu Quốc hội khóa XIV”.

Đồng thời tại phiên họp này, cũng trên cơ sở Tờ trình của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã biểu quyết với tỷ lệ nhất trí cao thông qua Nghị quyết số 457/NQ-UBTVQH14 ngày 08/12/2017 “Về việc khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét và tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với ông Nguyễn Quốc Khánh, Đại biểu Quốc hội khóa XIV”.

Ông Đinh La Thăng, Nguyễn Quốc Khánh đều là nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN.

Cả 2 ông bị khởi tố để điều tra, làm rõ trách nhiệm liên quan đến hai vụ án kinh tế nghiêm trọng mà cơ quan Công an đang điều tra.

Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang tiến hành điều tra 2 vụ án liên quan đến trách nhiệm của ông Đinh La Thăng: (1) Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự); lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 Bộ luật Hình sự), gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của PVN vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại dương (Oceanbank); (2) Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) liên quan Dự án Nhiệt điện Thái Bình II.

Chiều 8/12, Bộ Công an ra thông báo nêu rõ, căn cứ tài liệu điều tra thu thập được, ngày 08/12/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã ra Quyết định Khởi tố bị can về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 165 - Bộ luật Hình sự, ra Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh trên. Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã thực hiện tống đạt Quyết định Khởi tố bị can và thi hành Lệnh bắt, khám xét đối với ông Đinh La Thăng theo đúng quy định của pháp luật.

Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đang tập trung lực lượng điều tra mở rộng vụ án và thu hồi tài sản để sớm kết luận điều tra, truy tố và xét xử theo đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 7/5/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật Bí thư Thành uỷ TPHCM Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XII.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận định, ông Đinh La Thăng có quá trình công tác gần 35 năm, có những đóng góp nhất định cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và những cơ quan, đơn vị mà ông giữ cương vị lãnh đạo.

Dù vậy nhưng trên cương vị Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2009 - 2011, ông Đinh La Thăng đã mắc những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp uỷ, tổ chức đảng và cá nhân ông, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đến mức phải thi hành kỷ luật theo quy định của Đảng.

Sau khi xem xét toàn diện, khách quan, cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật Bí thư Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XII với tỉ lệ phiếu biểu quyết rất cao (trên 90%).

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Đinh La Thăng chịu trách nhiệm khi ký ban hành Nghị quyết 233/NQ-ĐU, ngày 17/3/2009 của Đảng uỷ Tập đoàn Dầu khí có nội dung không phù hợp với quy định pháp luật để HĐTV, Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn và các tổng công ty thành viên quyết định chỉ định nhiều gói thầu trái pháp luật;

Vi phạm Quy chế làm việc Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn trong việc ký thỏa thuận tham gia góp vốn tại Văn bản số 6934, ngày 18/09/2008 giữa ông Đinh La Thăng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn và Chủ tịch HĐQT Oceanbank (có nội dung: Tập đoàn tham gia góp vốn 20% trở lên; cử cán bộ tham gia quản trị, điều hành; đề nghị các đơn vị thành viên sử dụng dịch vụ của Oceanbank) trước khi HĐQT Tập đoàn họp thống nhất nội dung trên.

Chịu trách nhiệm trong việc HĐTV ban hành Nghị quyết số 4266/NQ-DKVN góp vốn vượt mức quy định vào OceanBank, trái quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho PVN.

Chịu trách nhiệm trong việc HĐTV ban hành một số nghị quyết, quyết định chỉ định nhiều gói thầu với tổng giá trị lớn, vi phạm các nghị định của Chính phủ; tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho chỉ định nhiều gói thầu không bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Chấp thuận cho PVC được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với công trình, dự án do Tập đoàn chỉ định cho PVC thực hiện và chấp thuận cho Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với Hợp đồng thiết kế, mua sắm, xây dựng (EPC) Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất, vi phạm Luật Đấu thầu năm 2005.

Ông Đinh La Thăng có trách nhiệm trong việc ban hành chủ trương, quyết định đầu tư phân tán, dàn trải; thiếu kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các dự án ở thời kỳ ông làm lãnh đạo Tập đoàn, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp; một số dự án phải dừng, giãn, hoãn tiến độ, thua lỗ kéo dài, gây thất thoát, lãng phí, mất vốn đầu tư, gây hậu quả rất nghiêm trọng (trong đó có Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ và các dự án nhiên liệu sinh học).

Tiểu sử ông Đinh La Thăng
Sinh ngày: 10/09/1960
Quê quán: Nam Định
Học vị: Tiến sỹ
Uỷ viên Trung ương Đảng Khoá X, XI, XII
Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII
Đại biểu Quốc hội Khoá XI, XIII, XIV
1983-1988: Công tác tại Công ty Cung ứng vật tư thuộc Tổng công ty Xây dựng thuỷ điện Sông Đà, là Kế toán viên, Phó kế toán trưởng, Kế toán trưởng công ty, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Uỷ viên Ban Thường vụ Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên Công ty.
1989-1994: Phó kế toán trưởng, Kế toán trưởng, Uỷ viên Ban Thưởng vụ Đảng uỷ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ Tổng công ty Xây dựng thuỷ điện Sông Đà, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bí thư Đoàn Thanh niên Tổng công ty Xây dựng thuỷ điện Sông Đà, Uỷ viên Trung ương Hội Kế toán Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Kế toán ngành Xây dựng.
1995-3/2001: Bí thư Đảng uỷ, Phó Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch công đoàn Tổng công ty Sông Đà; Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
4/2001-10/2003: Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà. Đại biểu Quốc hội Khoá XI, Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội. Uỷ viên Trung ương Hội Kế toán Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Kế toán ngành Xây dựng, Uỷ viên Ban Thường vụ Công đoàn Xây dựng Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam.
11/2003-12/2005: Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa thiên – Huế. Đại biểu Quốc hội Khoá XI, Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội.
1/2006-12/2008: Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng; đại biểu Quốc hội Khoá XI, Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội, Phó Bí thư Đảng uỷ cơ quan Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Từ tháng 12/2008: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Năm 2011, Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội Khoá XIII.
Tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
4/2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Chiều 5/2/2016, tại TP Hồ Chí Minh, Thành ủy TP.HCM đã tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác nhân sự. Theo đó, ông Đinh La Thăng tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM nhiệm kỳ 2015-2020 và giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 7/5/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật Bí thư Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XII với tỉ lệ phiếu biểu quyết rất cao (trên 90%).
Ngày 10/5/2017, ông Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2015- 2020 nhận quyết định thôi giữ chức Bí thư Thành ủy, được điều chuyển về làm Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương.
====================================================================
Trích lời độc giả Phamdinhmui được đăng tải bình luận dưới bài báo như sau: "Một quyết định đúng đắn của Đảng và Nhà nước và thể hiện thái độ kiên quyết không có vùng cấm, không khoan nhượng trong đấu tranh với tham nhũng. Kính chúc bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mạnh khỏe để lò chống tham nhũng luôn rực lửa, củi tươi hoặc to đều phải cháy!"
Đầu trang

Ve Nguon
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 191
Tham gia: 18:16, 02/12/11

Re: DỰ BÁO - HỌC HỎI QUA VIỆC LUẬN QUẺ

Gửi bài gửi bởi Ve Nguon »

Dân trí › Xã hội › Thứ Hai, 05/11/2018 - 12:04
Yêu cầu kiểm tra cầu 7.000 tỷ đồng vừa thông xe đã bị “tố” lún, võng
Chia sẻ
Dân trí Ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh, Công ty CP BOT cầu Bạch Đằng yêu cầu kiểm tra, xử lý thông tin về chất lượng thi công trị giá hơn 7.000 tỷ đồng vừa thông xe ngày 1/9 vừa qua.
>> Sở GTVT Quảng Ninh lên tiếng về thông tin cầu hơn 7.000 tỷ lún võng, rung lắc
Cầu Bạch Đằng được thông xe ngày 1/9 vừa qua
Cầu Bạch Đằng được thông xe ngày 1/9 vừa qua
Như Dân trí đã phản ánh, cầu Bạch Đằng sau khi thông xe có hiện tượng lún võng, không bằng phẳng, ảnh hưởng đến an toàn giao thông khi các phương tiện tham gia lưu thông trên cầu với tốc độ cao.

Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo Sở GTVT Quảng Ninh khẩn trương yêu cầu nhà đầu tư, Công ty CP BOT cầu Bạch Đằng chỉ đạo các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn chuyển giao công nghệ, tư vấn giám sát kiểm tra hiện trường, nghiên cứu, đánh giá các yếu tố kỹ thuật của cầu, trắc dọc cầu, ổn định trụ tháp, ứng suất dây văng… và có giải pháp xử lý, khắc phục để đảm bảo chất lượng công trình, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho phương tiện tham gia lưu thông và an toàn công trình, đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ đến các cơ quan truyền thông.

Dự án đầu tư xây dựng cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến theo hình thức BOT do UBND tỉnh Quảng Ninh là cấp quyết định đầu tư và là cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Sở GTVT Quảng Ninh là đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Liên danh nhà đầu tư: Phúc Lộc - Cái Mép - Cường Thịnh Thi - Cienco 1 - Trung Nam Group - Công Thành - Phương Thành - Tập đoàn SE Nhật Bản; Công ty CP BOT Cầu Bạch Đằng là doanh nghiệp dự án.

Cầu Bạch Đằng được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng kiểm tra kết quả nghiệm thu và ra thông báo kết quả kiểm tra điều kiện thông xe công trình cầu Bạch Đằng ngày 31/8 và được UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức thông xe từ ngày 1/9.

Dự án cầu Bạch Đằng dài 5,4km nối Hải Phòng với Quảng Ninh (vượt qua ngã ba sông Bạch Đằng, sông Cấm, điểm đầu thuộc địa phận đầm Nhà Mạc, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, điểm cuối tuyến thuộc quận Hải An,TP. Hải Phòng) với tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng được xây dựng theo hình thức BOT. Hạng mục cầu chính dây văng Bạch Đằng dài 700m, gồm 4 nhịp dây văng với 3 trụ tháp hình chữ H có chiều cao 100m, cao độ thông thuyền 48,4m, mặt cắt ngang toàn cầu 25m.

Trước đó, liên quan đến thông tin cầu Bạch Đằng không đảm bảo chất lượng, ngày 3/11, Sở GTVT Quảng Ninh đã lên tiếng bác bỏ và khẳng định hoàn toàn không có hiện tượng lún võng, mặt đường ổn định từ khi đưa vào khai thác đến nay. Quá trình đưa vào khai thác, các thông số kỹ thuật của cầu, trụ tháp, mặt đường, dây văng… thường xuyên được theo dõi, kiểm tra, kết quả đảm bảo theo yêu cầu thiết kế.
================================================================
Hẳn là được các tổ chiên gia đánh giá cơ mà, theo bài báo thì đó là Hoại đồng nghiệm thơ Nhà Nước ... còn về phần chiên (khoai) môn của họ đến đâu cứ đợi hồi sau sẽ rõ ...< thời gian sẽ cho biết khà khà, nhưng rồi cứ bật mí trước là cũng lại chìm xuồng ngỉm nhưng sư thật chất lượng công trình đến đâu thì chệu chả dám hói, cứ thử cho đội chiên gia nghiệm thu toàn giáo sĩ thiến sót đấy chạy thử trên đó xem sao, chuyên môn thì quèn, toàn đám giảng sư cả đời dày đúng có 1 bài học bày dặt lên chiên gia, cầu này sẽ hỏng lên hỏng xuống, tồn tiền sửa chữa của dân, các bác viết báo đưa tin thì hổng có sai đâu, chờ tin tiếp từ các bác về việc hỏng cây cầu này thong 3-8 tháng nữa
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Xem quẻ Dịch”