DỰ BÁO - HỌC HỎI QUA VIỆC LUẬN QUẺ

Luận giải, tư vấn trao đổi về dịch lý, độn toán, thái ất
Ve Nguon
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 191
Tham gia: 18:16, 02/12/11

Re: DỰ BÁO - HỌC HỎI QUA VIỆC LUẬN QUẺ

Gửi bài gửi bởi Ve Nguon »

"Tiến sĩ cầu lông" - một thực tế không có gì lạ!

(Dân trí) - Luận án tiến sĩ "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức TP Sơn La" vẫn đang gây xôn xao giới học thuật, một nhà khoa học cho biết, đây là thực tế không có gì lạ.



Cần xem xét lại

Luận án tiến sĩ "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La" của nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh, hoàn thành tại Viện Khoa học Thể dục thể thao năm 2021 vẫn đang tiếp tục xôn xao trên các diễn đàn.

Trao đổi với Dân trí, một nhà khoa học từng là nghiên cứu sinh ở trường Đại học Tổng hợp Lomonosov (MGU), sau đó làm quản lý giáo dục ở Việt Nam chia sẻ, ông biết rất nhiều luận án tiến sĩ tương tự như luận án nói trên. Dù rất đáng lo ngại, nhưng đây là thực tế không lạ ở Việt Nam, khi có những đề tài luận án rất "lơ mơ", lặt vặt nhưng vẫn hoàn thành và bảo vệ thành công.

Nhớ lại thời gian làm luận án tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp Lomonosov trước đây, ông cho biết khi viết luận án, bao giờ cũng phải viết tổng quan được vấn đề nghiên cứu ở trên thế giới: người ta đã làm đến đâu, cái gì đã giải quyết được, cái gì chưa giải quyết được. Điều này đòi hỏi nghiên cứu sinh phải đọc rất nhiều tài liệu.

"Hồi đó ở trường MGU có một thư viện rất lớn, nhưng chưa lớn bằng Thư viện Lênin. Ở Thư viện Lênin, họ có một bộ phận sưu tầm tài liệu, sách vở từ khắp nơi trên thế giới. Viện Thông tin khoa học của họ có hàng ngàn cộng tác viên làm nhiệm vụ tóm tắt, hàng tháng đều xuất bản tạp chí tóm tắt các bài báo, công trình nghiên cứu, sách của tất cả các nước trên thế giới. Những sách đó để ở Thư viện Lênin và nhân bản lên cho các thư viện khác. Nghiên cứu sinh phải tham khảo tài liệu, phải đọc rất nhiều", nhà khoa học này kể lại.

Theo ông, khi nhận được đề tài, cần tìm hiểu các công trình khoa học mà thế giới đã nghiên cứu trong ít nhất 5-7 năm trở lại, nếu không nói là xa hơn. Từ đó, phát hiện ra vấn đề, trao đổi với giáo sư hướng dẫn để quyết định chọn hướng cho đề tài của mình. Đây là chương đầu, rất quan trọng trong luận án.

Chương thứ hai liên quan đến nội dung nghiên cứu để giải quyết vấn đề. Sau đó, trong phần kết luận, phải chỉ ra được những điểm mới của đề tài, đây là giải quyết được đề tài.

Nghiên cứu sinh phải bảo vệ luận án ở ít nhất 2 cơ sở nghiên cứu khoa học khác, để họ phản biện xem vấn đề này như thế nào, có giá trị ra sao, sau đó mới bảo vệ chính thức. Khi bảo vệ chính thức, cần chỉ ra, trình bày được những vấn đề mới về mặt khoa học mà bản thân đã giải quyết được. Từ đó, Hội đồng sẽ đánh giá nghiên cứu sinh có xứng đáng được bảo vệ luận án hay không.

"Đó là toàn bộ quy trình tôi thấy ở bên đó và đã làm. Lúc là nghiên cứu sinh, tôi có 1 năm học tiếng và 3 năm tập trung làm luận án, như vậy là toàn tâm toàn ý trong 4 năm trời. Rất nhiều người thậm chí còn không hoàn thành đúng thời hạn", nhà khoa học chia sẻ.

Ở Việt Nam, ông nhận thấy không phải tất cả nhưng phần lớn nghiên cứu sinh vừa đi làm, vừa đọc, vừa viết. Điều kiện thư viện sách vở cũng chưa được đầy đủ. Ngay từ xác định đề tài, tên đề tài cũng có khi là những vấn đề rất "lơ mơ". Bên cạnh đó, có những giáo sư, giảng viên hướng dẫn cùng lúc đến mười mấy luận văn, luận án khác nhau. Trong tình trạng ấy, rất khó có thể đảm bảo được trách nhiệm trong việc hướng dẫn.

Ngoài ra, có thực trạng là nhiều người trở thành nghiên cứu sinh để làm quan chức, thay vì để sau này làm việc trong các cơ sở nghiên cứu, giảng dạy đại học. Tất cả những yếu tố này có thể góp phần sản sinh ra những đề tài, công trình khoa học chưa xứng tầm.

"Cần xác định đề tài mình lựa chọn đủ tầm hay không, có tính khoa học hay không, có tính mới không, hay là những nghiên cứu rất lặt vặt. Tôi nghĩ rằng đây là vấn đề nóng, nghiêm túc mà nói cần phải xem xét lại", nhà khoa học nêu quan điểm.

Nới lỏng đào tạo tiến sĩ

Trước đó, viết bài trên Dân trí, PGS.TS Ngô Tứ Thành đã phân tích, chương trình đào tạo tiến sĩ theo thông tư 10/2009 và 08/2017 gồm: Khối lượng học tập tối thiểu 90 đến 120 tín chỉ, bao gồm: các học phần bổ sung, các học phần ở trình độ tiến sĩ. Song song các học phần tối thiểu, NCS đồng thời thực hiện làm Tiểu luận tổng quan (TLTQ) trong 12 tháng đầu tiên, 12 tháng tiếp theo làm 3 chuyên đề Tiến sĩ (CĐTS).

Thời gian hoàn thành luận án tiến sĩ cả khóa học chỉ có 3 năm, nên thời gian thực tế "làm tiến sĩ" để hoàn thành Luận án chỉ còn 12 tháng cuối.

Thông tư 09/2009 quy định chuẩn đầu ra luận án tiến sĩ chỉ cần 02 bài báo đăng trên tạp chí trong nước, quá thấp nên đã bùng nổ "lò ấp Tiến sĩ" như báo chí đã từng phản ánh.

Để ngăn chặn "lò ấp tiến sĩ", ngày 4/4/2017, Bộ GD-ĐT công bố thông tư 08/2017 với chuẩn đầu ra (sản phẩm) luận án tiến sĩ phải: "công bố tối thiểu 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trong đó có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI-Scopus …".

12 tháng "làm tiến sĩ " phải có công bố quốc tế là điều Viễn tưởng. Hậu quả, như đánh giá của Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: "Từ khi Thông tư 08 có hiệu lực cho đến nay, số lượng tốt nghiệp của cả Việt Nam chưa được 100 tiến sĩ". Tỷ lệ NCS bảo vệ đúng hạn 10%.

Chính vì vậy, câu chuyện "hạ chuẩn tiến sĩ" đã trở thành vấn đề nóng khắp diễn đàn vào cuối năm 2021. Câu chuyện "tiến sĩ cầu lông" lại dấy lên về chất lượng đào tạo tiến sĩ khi vừa qua, Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt vi phạm, khuyết điểm trong tổ chức hợp tác nghiên cứu, đào tạo và cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2015-2019.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, hàng năm Viện đã đào tạo trên 200 tiến sĩ, trên 1.000 thạc sĩ các ngành, chuyên ngành.

Tuy nhiên, Viện Hàn lâm ban hành các quy chế quản lý khoa học nhưng nội dung còn nhiều bất cập, không hợp lý... Quy trình thực hiện nhiều đề tài không đúng quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Quy chế quản lý khoa học. Trong đó, có điểm đáng chú ý là 30 hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học cấp Bộ không đúng thành phần; 55 đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp Bộ được giao cho cá nhân ngoài đơn vị chủ trì; 67 hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở nhiệm vụ khoa học cấp Bộ của đơn vị, căn cứ vào các Quy chế quản lý khoa học do Viện Hàn lâm ban hành đã hết hiệu lực; 191 hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở không đúng thành phần...

Thanh tra Chính phủ nêu rõ: Nhiều đề tài, nhiệm vụ cấp cơ sở, chủ nhiệm đề tài sử dụng lại một phần, có đề tài sử dụng lại nhiều nội dung của đề tài, nhiệm vụ đã được nghiên cứu trước (cùng chủ nhiệm) không đúng Quy chế quản lý khoa học, xảy ra ở phần lớn các đơn vị được thanh tra.

Theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy chế mới về đào đạo tiến sĩ đã được ban hành và có những điểm khác so với quy chế năm 2017 (Thông tư 08/2017-TT-BGDDT).

Theo đó, Quy chế mới nới lỏng yêu cầu kết quả công bố trong luận án trước khi bảo vệ. Theo quy chế mới, nghiên cứu sinh chỉ cần công bố công trình trên những tạp chí trong nước và được tính điểm là có thể bảo vệ luận án tiến sĩ.

Trong khi đó, quy chế năm 2017 thì bắt buộc nghiên cứu sinh phải có công bố trên các tạp chí/hội thảo nước ngoài, trong đó có tạp chí ISI/Scopus.

Như vậy, quy chế mới giúp cho việc hoàn thành luận án được thuận lợi hơn và tốc độ đào tạo tiến sĩ của Việt Nam có thể sẽ nhanh hơn trong thời gian tới. Đây là vấn đề đáng lo ngại.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã từng kiến nghị, để nâng cao trình độ tiến sĩ nghiên cứu sinh phải thực hiện trợ giảng, tham gia bộ môn giảng dạy; gắn đào tạo tiến sĩ với phòng thí nghiệm... như vậy những tiến sĩ rỏm và hư danh sẽ không còn đất để nảy nở và xã hội đào thải.
==================================================================
Nực cười cho các Tiến sĩ được sản xuất ở cái xứ sở thần tiên này khi mà giáo dục ĐI LÙI, khen cho tư duy phá -cách của ông bộ trưởng mới, chỉ cần 2 bài báo đăng bằng tiếng việt là đủ ???, rồi còn đạo văn của nhau ???
Đầu trang

Ve Nguon
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 191
Tham gia: 18:16, 02/12/11

Re: DỰ BÁO - HỌC HỎI QUA VIỆC LUẬN QUẺ

Gửi bài gửi bởi Ve Nguon »

Nga nói Phần Lan gia nhập NATO là mối đe dọa
Điện Kremlin gọi việc Phần Lan gia nhập NATO là mối đe dọa đối với Nga, nhấn mạnh sự mở rộng của khối không làm châu Âu hoặc thế giới ổn định hơn.

"Sự mở rộng của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và cách tiếp cận của khối này đối với đường biên giới Nga không làm thế giới và châu Âu ổn định cũng như an toàn hơn", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên trong cuộc họp báo hôm nay.

Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto hôm nay đồng ý cho nước này gia nhập NATO, quyết định mang tính bước ngoặt trong chính sách an ninh quốc gia. Chính phủ và quốc hội Phần Lan dự kiến sớm thông qua động thái xin gia nhập liên minh quân sự.

Khi được hỏi liệu việc Phần Lan gia nhập NATO có phải là mối đe dọa hay không, Peskov trả lời "chắc chắn là vậy", nhấn mạnh Phần Lan đã tham gia "các bước không thân thiện" chống lại Nga.

"Mọi thứ sẽ phụ thuộc vào quá trình này diễn ra như thế nào, cơ sở hạ tầng quân sự sẽ tiến gần tới biên giới của chúng tôi như thế nào", Peskov nói khi được hỏi về phản ứng của Nga.

Bộ Ngoại giao Nga sau đó cho biết Moskva sẽ cần thực hiện "các bước trả đũa, cả về quân sự - kỹ thuật và các mặt khác, để ngăn chặn các mối đe dọa đang nổi lên đối với an ninh quốc gia". "Helsinki phải nhận thức được trách nhiệm và hậu quả của động thái như vậy", tuyên bố của cơ quan này có đoạn viết.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tham dự cuộc họp báo tại Moscow, Nga, ngày 18/2. Ảnh: Reuters.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tham dự cuộc họp báo tại Moscow, Nga, ngày 18/2. Ảnh: Reuters.

Nga ngày 11/4 cảnh báo nếu Phần Lan và Thụy Điển từ bỏ chính sách không liên minh quân sự trong nhiều thập kỷ và gia nhập NATO, Nga sẽ buộc phải khôi phục cán cân quân sự bằng cách tăng cường phòng thủ tại khu vực Baltic, trong đó có triển khai vũ khí hạt nhân tới đây.

Phần Lan có đường biên giới dài hơn 1.300 km với Nga. Họ trở thành nước trung lập thông qua hiệp ước hữu nghị với Liên Xô năm 1948, với kỳ vọng ngăn tái diễn cuộc chiến Phần Lan - Liên Xô năm 1939 từng khiến hơn 80.000 binh sĩ nước này thiệt mạng.

Xuyên suốt thời Chiến tranh Lạnh, quốc gia Bắc Âu duy trì tôn chỉ không liên kết, bất chấp sức ảnh hưởng từ cả hai khối do Liên Xô và Mỹ dẫn đầu. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Phần Lan dần chuyển trọng tâm đối ngoại sang phương Tây, đánh dấu với quyết định gia nhập EU năm 1995.

Các nhà ngoại giao NATO cho biết quá trình phê chuẩn đơn xin gia nhập có thể mất khoảng một năm, do cần sự chấp thuận từ quốc hội của 30 nước thành viên. Các thành viên chủ chốt của NATO như Mỹ, Anh, Đức... đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ với Phần Lan và Thụy Điển nếu hai nước xin gia nhập.

Nộp đơn xin vào NATO sẽ không giúp hai nước Bắc Âu vào diện được bảo vệ theo Điều 5 Hiệp ước NATO, trong đó quy định mọi cuộc tấn công nhằm vào một thành viên của khối cũng bị coi là đòn tấn công nhằm vào cả liên minh và NATO sẽ cùng tham gia đáp trả.

Trong quá trình chuyển tiếp từ ứng viên xin gia nhập đến thành viên chính thức, Phần Lan và Thụy Điển sẽ cần một số biện pháp bảo đảm an ninh từ NATO, trong đó yêu cầu các nước trong liên minh hỗ trợ tăng cường khả năng phòng thủ để đề phòng bất cứ mối đe dọa nào.

Ngày 11/5, Anh ký thỏa thuận an ninh với Thụy Điển và Phần Lan, cam kết hỗ trợ quân đội hai nước này nếu họ bị tấn công.
==============================================================================
Lúc đầu sẽ được LA TO rất welcome, rất tạo điều kiện ủng hộ, thêm vào đó chính quyền và dân Phần Lan có cái cảm giác như được gia nhập đến nơi rồi nhưng thực tế là không được, chỉ là hứa hão, lời nói gió bay của LA TO, tiếc cho chính quyền PL không biết đến diễn đàn dự đoán này, tiếc thay tiếc thay. Chờ 1 năm nữa rồi sẽ có kết quả kiểm chứng cho dự đoán này. (33-44)
Đầu trang

Ve Nguon
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 191
Tham gia: 18:16, 02/12/11

Re: DỰ BÁO - HỌC HỎI QUA VIỆC LUẬN QUẺ

Gửi bài gửi bởi Ve Nguon »

Hậu kiểm luận án "cầu lông": Tất cả đều làm đúng quy trình, kết luận thế nào?
Từ sự việc về luận án "tiến sĩ cầu lông", trả lời phỏng vấn báo chí, đại diện Bộ Giáo dục & Đào tạo cho biết sẽ tiến hành thẩm định đúng quy chế hiện hành với những luận án có phản ánh và có ý kiến của dư luận.

Nhiều nhà khoa học cho rằng, nếu tìm thêm, chắc chắn còn nhiều luận án giống với luận án "tiến sĩ cầu lông". Nếu không xác định được nguyên nhân của hiện tượng này, không đưa ra những biện pháp đúng, thì những câu chuyện tương tự sẽ tiếp tục xảy ra, làm mất lòng tin của xã hội đối với bằng cấp nước ta.

Phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với GS.TSKH Ngô Việt Trung, nguyên Viện trưởng Viện Toán học để có nhìn nhận toàn diện hơn về vấn đề này.

Không công bằng nếu chỉ hậu kiểm những luận án "cầu lông"
Thưa Giáo sư, sau vụ luận án tiến sĩ "phát triển cầu lông" khiến giới học thuật và dư luận xôn xao, Bộ Giáo dục & Đào tạo cho biết sẽ tiến hành thẩm định theo đúng quy chế hiện hành với những luận án có phản ánh và có ý kiến của dư luận. Ông đánh giá việc này có khả thi hay không? Có chăng luận án "cầu lông" sẽ bị hủy bỏ dù trước đó chưa từng có tiền lệ?

- Hậu kiểm là một phần trong quy trình quản lý đào tạo tiến sĩ của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Nhưng hậu kiểm có thật sự hiệu quả không? Thời kỳ Viện Hàn lâm khoa học xã hội đào tạo, gần như mỗi ngày một tiến sĩ, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã thanh tra và kết luận có nhiều sai phạm, nhưng không có tiến sĩ nào bị rút bằng, không có cơ sở nào bị đình chỉ đào tạo. Tất cả đều làm đúng quy trình.

Hậu kiểm luận án cầu lông: Tất cả đều làm đúng quy trình, kết luận thế nào? - 1
GS.TSKH Ngô Việt Trung, nguyên Viện trưởng Viện Toán học (Ảnh: Lê Văn).

Nếu chỉ hậu kiểm những luận án cầu lông thôi thì không công bằng. Bộ sẽ xử lý thế nào với hàng chục luận án cắt dán kiểu "Đảng bộ tỉnh X lãnh đạo công tác A" hay "Quá trình chuyển biến kinh tế xã hội", tội còn nặng hơn vì vi phạm liêm chính khoa học?

Nếu Bộ rà soát danh sách luận án tiến sĩ ở tất cả các cơ sở đào tạo thì chắc còn có hàng trăm luận án kiểu này nữa. Quy trình kiểm định chỉ một luận án thôi cũng kéo dài hàng tháng với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong cùng lĩnh vực. Các chuyên gia thẩm định với hội đồng bảo vệ luận án đều quen biết nhau thì kết luận thế nào đây?

Nếu hậu kiểm không nghiêm túc và không công bằng thì dư luận sẽ tiếp tục "dậy sóng". Không rõ Bộ Giáo dục Đào tạo đã nghĩ đến tất cả hậu quả chưa nếu Bộ xử lý chuyện này theo kiểu đối phó.

Cách giải quyết tốt nhất là Bộ nên tham vấn ý kiến các nhà khoa học để có thể đưa ra những biện pháp giải quyết được gốc rễ vấn đề. Năm 2021, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng từng chỉ thị Bộ Giáo dục & Đào tạo làm điều này khi ban hành Quy chế đào tạo tiến sĩ mới.

Phải nâng dần trình độ tiến sĩ lên theo các chuẩn mực quốc tế
Trong vụ việc "luận án cầu lông" này, theo Giáo sư, lỗi do đâu? Có phải ở nghiên cứu sinh và hội đồng đánh giá?

- Nếu nghiên cứu sinh là giảng viên thì việc làm tiến sĩ hoàn toàn chính đáng. Nếu cơ quan họ làm việc có quy chuẩn tiến sĩ để được đề bạt thăng chức thì việc họ làm tiến sĩ cũng là chính đáng. Vấn đề ở đây là luận án của họ có xứng tầm với học vị tiến sĩ không?

Nếu luận án không xứng tầm thì đó là lỗi của người hướng dẫn và hội đồng bảo vệ. Nhưng nếu hội đồng bảo vệ thông qua luận án và mọi việc đều đúng theo quy trình thì rất khó kết luận họ sai vì mọi thứ đều tuân thủ theo đúng quy chế. Có thể người hướng dẫn và hội đồng bảo vệ cũng không xứng tầm, cho rằng luận án tiến sĩ như vậy thỏa mãn các yêu cầu của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Qua đây có thể kết luận, chuẩn đầu ra của Quy chế đào tạo tiến sĩ mới có vấn đề.

Hậu kiểm luận án cầu lông: Tất cả đều làm đúng quy trình, kết luận thế nào? - 2
Nếu hậu kiểm không nghiêm túc và không công bằng thì dư luận sẽ tiếp tục "dậy sóng".
GS.TSKH Ngô Việt Trung, nguyên Viện trưởng Viện Toán học
Vậy làm thế nào để có thể nâng cao chất lượng luận án tiến sĩ, thưa Giáo sư?

- Trên thực tế, chất lượng tiến sĩ hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ của nền khoa học từ người hướng dẫn đến hội đồng bảo vệ và những nhà quản lý. Vấn đề là phải nâng dần trình độ tiến sĩ lên theo các chuẩn mực quốc tế để tránh suy thoái sau vài thế hệ đào tạo với chuẩn mực thấp.

Ở rất nhiều nước, kể cả ở một số nước phát triển, họ quy định luận án tiến sĩ phải có công bố trong những tạp chí quốc tế có uy tín để có sự kiểm định khách quan. Với nền khoa học còn kém phát triển, Việt Nam dứt khoát phải có một định chế tương tự.

Năm 2017, sau vụ lùm xùm về đào tạo đại trà tiến sĩ ở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ra quy chế đào tạo tiến sĩ quy định luận án tiến sĩ phải có ít nhất một công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín và một công bố trong nước.

Luận án "tiến sĩ cầu lông": Phú quý giật lùi của đào tạo sau đại học?
Hạt sạn trong luận án tiến sĩ cầu lông và chuyện "con voi chui lọt lỗ kim"
Từ luận án "tiến sĩ cầu lông": Bộ GD-ĐT thẩm định các luận án có phản ánh?
"Tiến sĩ cầu lông" - một thực tế không có gì lạ!
Luận án tiến sĩ "phát triển cầu lông cho công chức Sơn La": Chưa xứng tầm!
Thủ tướng chỉ thị: Tăng cường kiểm tra chất lượng luận văn, luận án
Ngoài ra, người hướng dẫn luận án tiến sĩ cũng phải có công bố quốc tế. Quy định phong chức danh phó giáo sư và giáo sư năm 2018 cũng yêu cầu các ứng viên phải có công bố quốc tế để đảm bảo trình độ học hàm. Những văn bản này đã thực sự nâng tầm hệ thống giáo dục nước ta theo các chuẩn mực quốc tế.

Mặc dù Quy chế 2017 chỉ áp dụng cho các nghiên cứu sinh tuyển vào từ năm 2017 tốt nghiệp sớm nhất vào cuối năm 2020, nhưng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành Quy chế đào tạo tiến sĩ mới năm 2021 với lý do Quy chế 2017 "thắt chặt đào tạo tiến sĩ" và "bối cảnh đã thay đổi".

Quy chế 2021 không yêu cầu bắt buộc luận án và người hướng dẫn có công bố quốc tế mà chỉ cần có công bố trên các tạp chí thuộc loại trung bình trong nước, thấp hơn cả tiêu chuẩn đầu ra của quy chế trước năm 2017 yêu cầu có công bố trên các tạp chí đầu ngành trong nước là thời kỳ có những lùm xùm ở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội.

Cả nước ta có khoảng 250 tạp chí thuộc loại trung bình. Phần lớn tạp chí loại trung bình trong nước có ban biên tập yếu kém, quản lý lỏng lẻo. Nghiên cứu sinh và thầy hướng dẫn có thể dễ dàng tác động vào quá trình xét duyệt đăng bài trong nước, tạo kẽ hở cho việc ra đời các "tiến sĩ rởm".

Hậu kiểm luận án cầu lông: Tất cả đều làm đúng quy trình, kết luận thế nào? - 3
Một số tên luận án mà diễn đàn Liêm chính khoa học đưa lên và đặt câu hỏi: Luận án tiến sĩ hay báo cáo tình hình kinh tế xã hội của các địa phương? (Ảnh: chụp màn hình).

Giáo sư có thể phân tích kỹ hơn về mặt hạn chế Quy chế đào tạo tiến sĩ 2021 dẫn tới việc sản sinh ngày càng nhiều những "tiến sĩ giấy"?

- Khi ban hành quy chế Quy chế đào tạo tiến sĩ 2021, Bộ Giáo dục & Đào tạo giải thích chỉ "đưa ra yêu cầu tối thiểu cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học và các ngành" theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Có rất nhiều điều kỳ lạ trong Quy chế 2021. Ví dụ như Quy chế 2021 được áp dụng cho cả các nghiên cứu sinh tuyển trước đó, tức là loại bỏ hoàn toàn Quy chế 2017. Tất cả đều có vẻ nhằm mục đích cho sự hồi sinh các lò ấp tiến sĩ nhân danh tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Thực tế cho thấy ngay lập tức, một số cơ sở đào tạo hàng đầu của đất nước lại cho ra lò các luận án với chất lượng thấp như dư luận phản ánh trong thời gian gần đây.

Bộ Giáo dục & Đào tạo cần sửa đổi lại Quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2021!
Trên thực tế, vẫn có nhiều ý kiến ủng hộ quy chế tự chủ đào tạo tiến sĩ vì đã giúp các cơ sở đào tạo được quyết định và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo, nghiên cứu của trường mình, lĩnh vực và ngành của mình. Quan điểm của Giáo sư về vấn đề này như thế nào?

- Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm không có tác dụng thanh lọc các cơ sở yếu kém trong đào tạo tiến sĩ giống như trong đào tạo đại học.

Để thấy điều này, chúng ta quay lại thời kỳ các đại học tư nhân ra đời như nấm. Khi đó, sinh viên tốt nghiệp chủ yếu đi làm trong các cơ quan hay các doanh nghiệp nhà nước. Những nơi này không quan tâm đến năng lực thực sự của nhân viên, không làm được việc cũng khó sa thải. Vì vậy, cái bằng mới quan trọng, chứ không phải kiến thức. Nhiều đại học tư chỉ cần dạy học qua loa là kiếm bội tiền.

Hơn chục năm sau thì những đại học tư kiểu này sống lắt lay vì không thu hút được sinh viên nữa. Nguyên nhân nằm ở chỗ các doanh nghiệp tư nhân dần đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Họ tuyển người theo năng lực chứ không theo bằng. Ai không làm được việc sẽ bị sa thải. Qua đó, xã hội biết được sinh viên đại học nào tốt, đại học nào kém.

Tình hình trong việc sử dụng nhân lực có bằng tiến sĩ lại hoàn toàn khác. Chỉ có các cơ quan Nhà nước hay các cơ sở giáo dục và đào tạo mới cần đến bằng cấp tiến sĩ, được chắp cánh bởi quy định chuẩn hóa các vị trí công tác. Phần lớn các cơ quan này chỉ để ý đến cái bằng chứ không sử dụng trình độ nghiên cứu của các tiến sĩ. Vì vậy, nghiên cứu sinh sẽ tìm đến những cơ sở đào tạo "dễ dãi" mà tránh những cơ sở nghiêm túc.

Vậy theo giáo sư, Bộ Giáo dục & Đào tạo cần làm gì để khắc phục ngay tình trạng này?

- Bộ Giáo dục & Đào tạo cần sửa đổi lại Quy chế 2021 theo hướng nâng cao các chuẩn đầu ra, tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế.

Hậu kiểm các luận án tiến sĩ chỉ là biện pháp chữa cháy, không giải quyết được gốc rễ vấn đề. Cái chính là phải có cơ chế đảm bảo chất lượng tiến sĩ một cách khách quan thông qua yêu cầu công bố trong các tạp chí quốc tế có uy tín.

Cũng cần chú ý rằng, tạp chí quốc tế có uy tín ở đây cũng bao gồm các tạp chí trong nước được xếp hạng trong danh mục tạp chí có chất lượng mà quốc tế thừa nhận.

Có người sẽ thắc mắc tạp chí quốc tế cũng có thể mua được. Bộ Giáo dục Đào tạo chỉ cần loại bỏ các tạp chí phải bỏ tiền ra để đăng sẽ loại bỏ được hiện tượng mua bài. Bất kỳ chuyên ngành nào cũng có những tạp chí nghiêm túc, không bắt tác giả phải trả tiền khi đăng bài.

Tất nhiên, công bố quốc tế không thể áp dụng cho tất cả các ngành khi mà một số ngành chưa có công bố quốc tế ngay được. Lúc đầu, có thể yêu cầu luận án thuộc những ngành này phải có công bố trong tạp chí quốc gia có uy tín, sau vài năm chuyển sang các tạp chí quốc tế có uy tín. Quy chế phải có lộ trình để chất lượng tiến sĩ trong mọi ngành tiệm cận dần với nền khoa học thế giới.

Trân trọng cám ơn Giáo sư!
=========================================================================
Giáo dục là điều kiện giúp cho VN sánh vai với các cường quốc 5 châu, trong khi đó giáo dục kiên quyết ĐI LÙI, HẠ CHUẨN, đó là một điều đáng lo ngại về mặt tư duy ... Số lượng TIẾN SĨ, GIAO SƯ giấy ở VN cao gấp 10 lần so với irasel, nhật, singapore ... nhưng thử hỏi đã làm được gì ???

Trong bài viết này thì ông GS kia nói cũng đúng đó là phải sửa lại Quy chế đào tạo tiến sĩ 2021 để tiệm cận với chuẩn quốc tế, trong đó phải bắt buộc người hướng dẫn và cả nghiên cứu sinh phải có công bố quốc tế trên tạp chí UY TÍN. Để TS, GS phải xứng đáng là nhóm tinh hoa về mặt khoa học, có khả năng đột phá trong nghiên cứu. Đã là VÀNG thì phải thử bằng LỬA, còn không thì dẹp.

Còn với cái quy chế đào tạo của năm 2021 của ông bộ trưởng bộ GD thì một người không bị thiểu năng có thể có được tối thiểu 2, 3 thậm chí là 4 cái bằng Tiến sĩ giấy (hoặc nhiều hơn nếu thích oai) ở cái xứ sở thần tiên này, buồn thay cho Vận mệnh của dân tộc Rồng tiên, haiz
Đầu trang

Ve Nguon
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 191
Tham gia: 18:16, 02/12/11

Re: DỰ BÁO - HỌC HỎI QUA VIỆC LUẬN QUẺ

Gửi bài gửi bởi Ve Nguon »

Luận án "tiến sĩ cầu lông":
Phú quý giật lùi của đào tạo sau đại học?


Những ngày gần đây, giới học thuật và dư luận bàn luận rất nhiều về luận án tiến sĩ có tên "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La" của nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh, được hướng dẫn và bảo vệ tại Viện Khoa học Thể dục thể thao. Nội dung đề tài công bố tháng 12/2021, nghiệm thu thành công cấp Viện ngày 19/1/2022.

Nhiều nhà khoa học cho rằng những luận án tiến sĩ không xứng tầm, dưới chuẩn như trên là thực tế không lạ trong nền giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.

Để nhìn nhận kỹ hơn về vấn đề này, phóng viên Dân trí đã trao đổi với GS.TS NGND Trần Đức Viên, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư liên ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp, nguyên Giám đốc Học Viện Nông nghiệp Việt Nam.

Công trình có hàm lượng khoa học rất thấp

Thưa GS, ông đánh giá như thế nào về luận án tiến sĩ "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La" gây xôn xao giới học thuật và dư luận thời gian gần đây?

- Lưu ý, đây là một luận án khoa học, nghĩa là phải có hàm lượng khoa học ở mức chấp nhận được; Với luận án "cầu lông" này, người đọc không thấy được tính cấp thiết của đề tài, tức khoảng trống khoa học cần phải được nghiên cứu để bổ sung vào kho tàng kiến thức khoa học của nhân loại về môn cầu lông, hay để giải quyết được một tồn tại nào đó, trên cơ sở các bằng chứng khoa học thuyết phục, trong phát triển môn cầu lông của chúng ta; để từ đó luận án mang "tính mới".

Tác giả chỉ lan man kể lể về phong trào thể dục thể thao nói chung mà chưa làm rõ đặc thù của phong trào cầu lông và sự phù hợp của nó như thế nào đối với đặc điểm của đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung.

Mặt khác, tác giả đề cập nhiều đến "phong trào cầu lông" hơn là "môn cầu lông" như tên của luận án. Số liệu thì lộn xộn, phỏng vấn 394 công chức, viên chức tham gia tập luyện và thi đấu cầu lông, nhưng tổ chức thực nghiệm chỉ với 371 người; rồi thì phỏng vấn 69 cán bộ quản lý, huấn luyện viên, nhưng kết quả nghiên cứu lại chỉ đề cập đến 54 người mà không có giải thích hay biện minh.

Luận án tiến sĩ cầu lông: Phú quý giật lùi của đào tạo sau đại học? - 1
GS.TS NGND Trần Đức Viên, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư liên ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp, nguyên Giám đốc Học Viện Nông nghiệp Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể cũng chưa phản ánh đầy đủ các nội dung nghiên cứu ở trong luận án. Phần tổng quan sơ sài và sắp xếp lộn xộn, không đi theo các từ khóa trong tên đề tài, chỉ đơn giản liệt kê tên các công trình, không phân tích để nêu bật được 'khoảng trống' cần phải được nghiên cứu. Ngay cả nội hàm của "giải pháp phát triển" cũng mù mờ. Phương pháp nghiên cứu không thuyết phục, không làm rõ được căn cứ khoa học của việc tại sao lại chọn môn cầu lông? tại sao lại chọn điểm nghiên cứu này? tại sao lại chọn các mẫu ấy?…

Tóm lại, đây chưa phải là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, công phu, đúng tầm, đạt chuẩn, vì có hàm lượng khoa học rất thấp. Nó gần giống như một đề án phát triển môn cầu lông của một cán bộ chịu trách nhiệm về phong trào thể dục thể thao quần chúng nào đó thuộc phòng Thể dục thể thao, thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La.

Bằng tiến sĩ như một tấm giấy thông hành để bước vào con đường quan lộ

Trao đổi với Dân trí trước đó, nhiều nhà khoa học cũng cho rằng dù rất đáng lo ngại, nhưng đây là thực tế không lạ ở Việt Nam. Theo ông, vì sao hiện nay lại có nhiều những luận án tiến sĩ như trên?

- Việt Nam là một dân tộc trọng chữ nghĩa, kính người thầy, nên "kẻ sỹ" thường được xã hội trọng vọng. Điều đó đã góp phần tạo ra các thang bậc giá trị trong xã hội, làm cho người ta lảng tránh thực học thực nghiệp, coi trọng bằng cấp, nảy sinh tâm lý sính chữ (dù là chữ rởm), háo danh và sỹ diện.

Những nước đa số dân chúng theo đạo Khổng đều có đặc điểm chung này, nhưng không phải nước nào chịu ảnh hưởng của Khổng giáo cũng vẫn duy trì nếp nghĩ ấy trong môi trường học thuật. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và thậm chí là cả Trung Quốc cũng đều đã hướng theo các chuẩn mực học thuật của phương Tây, của thế giới văn minh. Bản thân họ đã nhận ra và tự giác "thoát Á" trong thế giới học thuật từ lâu.

Trong công tác cán bộ, khi đề bạt hay tiếp nhận cán bộ, người ta vẫn coi trọng lý lịch thân nhân và bằng cấp, dựa vào kết quả thi cử, điểm số để đánh giá ai hơn ai. Việc dựa vào thực tài và cống hiến thực sự của mỗi cá nhân cho sự phát triển của cộng đồng, của đất nước, cho sự tiến bộ của xã hội để đề bạt và tạo cơ hội thăng tiến cho người có tài không nhiều.

Các nguyên tắc đề bạt cán bộ của cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan hành chính - sự nghiệp cũng được áp dụng giống với các cơ quan học thuật. Điều đó vô hình chung đã khuyến khích tạo ra các luận án tiến sĩ rỏm, vì người ta làm tiến sĩ không phải để dấn thân cho khoa học mà tấm bằng ấy như một chứng chỉ cần có trên con đường quan lộ, để được nhà cao cửa rộng.

Đào tạo trình độ tiến sĩ là đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, công nghệ hay những vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Làm luận án tiến sĩ để thể hiện quyết tâm dấn thân vào con đường nghiên cứu khoa học, vào lĩnh vực học thuật, không phải là để làm quan, càng không phải để làm giàu.

Tuy nhiên, ở ta hiện nay, tấm bằng tiến sĩ như một tấm giấy thông hành để bước vào con đường quan lộ, có vị còn "bạo gan" làm phó giáo sư rồi giáo sư. Có lẽ là để in danh thiếp chứ không phải để dấn thân vào con đường khoa học, để tìm ra sự thật, để chứng minh chân lý.

Luận án tiến sĩ cầu lông: Phú quý giật lùi của đào tạo sau đại học? - 2
Theo NGDN Trần Đức Viên, ở Việt Nam hiện nay, tấm bằng tiến sĩ như một tấm giấy thông hành để bước vào con đường quan lộ (Minh họa: Ngọc Diệp).

Người ta cho rằng, chắc chắn không có luận án "cầu lông" cũng như hàng loạt luận án tiến sĩ tương tự khác mà cộng đồng mạng đang bàn luận thời gian gần đây, nếu như không có sự xuất hiện của Thông tư 18 (ban hành ngày 28/6/2021) thay thế Thông tư 08 (ngày 04/4/2017) ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ. Thông tư 18 không yêu cầu nghiên cứu sinh phải có bài báo công bố quốc tế trước khi bảo vệ, cũng không yêu cầu người hướng dẫn phải có công bố quốc tế.

Có người coi sự xuất hiện của Thông tư 18 là một bước thụt lùi trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ theo những chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đã làm tầm thường hóa tấm bằng tiến sĩ của Việt Nam, góp phần "đâm toạc" sự phát triển, chắn ngang con đường hội nhập của giáo dục đại học nước nhà. Suy cho cùng, có thể coi đó là sự vô trách nhiệm đối với sự phát triển của giáo dục đại học Việt Nam trong thời buổi hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện hơn vào hệ thống khoa học công nghệ và giáo dục đại học thế giới.

Thông tư 18 đã gây ngạc nhiên cho không ít người, nhưng cũng đã đáp ứng mong đợi của nhiều người khác.

Bất cập, bất công đối với giới học thuật trong nước?
Vậy Giáo sư đánh giá như thế nào về quy trình đào tạo tiến sĩ của chúng ta hiện nay?

- Quy trình đào tạo tiến sĩ của chúng ta không khác nhiều so với các nước có nền giáo dục đại học và khoa học công nghệ phát triển. Nhìn vào quy định thì thấy rất nghiêm ngặt và chặt chẽ, thường bao gồm 9-12 bước, từ thông báo xét tuyển đến duyệt đề cương nghiên cứu, cử cán bộ hướng dẫn, thẩm định hồ sơ, bảo vệ luận án cấp bộ môn, phân công người giới thiệu luận án, phản biện độc lập (phản biện kín), phản biện chính thức, bảo vệ luận án cấp cơ sở đào tạo,…

Nếu quản lý tốt các bước này, hội đồng các cấp làm việc nghiêm túc, thượng tôn chất lượng luận án thì chất lượng của một luận án tiến sĩ không thể kém và đủ sức để có những bài báo đăng trên các tạp chí khoa học có uy tín quốc tế. Nhưng dường như quy trình ấy chỉ tồn tại trên giấy, nên với không ít trường hợp, tất yếu sẽ sinh ra "tiến sĩ giấy".

Các quy định này hầu như chỉ dựa vào tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng của thầy hướng dẫn, các thành viên hội đồng; thiếu chế tài thưởng phạt nghiêm khắc; thiếu các quy định cụ thể cùng tiêu chí khả thi và khả tín về chất lượng luận văn; thiếu quy định về chế độ kiểm tra, giám sát từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đến cơ sở đào tạo.

Theo Thông tư 18, tiêu chí khả tín nhất về chất lượng của một luận án là bài báo công bố quốc tế lấy kết quả nghiên cứu từ luận án này bị loại bỏ, nhưng lại không có các tiêu chí kiểm soát chất lượng khác thay thế, nên người ta dễ "lập lờ đánh lận con đen".

Tôi biết, một số nước cũng không cần công bố quốc tế, nhưng chắc chắn là họ vẫn có các quy trình và tiêu chí đánh giá luận án tiến sĩ nghiêm ngặt. Nhờ đội ngũ các nhà khoa học có lòng tự cường dân tộc, tự trọng cá nhân cao nên các kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ quốc kế dân sinh và bảo vệ an ninh quốc gia của họ vẫn được cộng đồng các nhà khoa học quốc tế kính nể, làm nên sức mạnh vật chất của đất nước họ.

Ở nước ta, cán bộ giảng dạy đại học và nghiên cứu viên tại các đơn vị nghiên cứu, nếu còn đủ tuổi và có vốn tiếng Anh ở mức "chấp nhận được" thì đại đa số đều đã nhận được học bổng, không của đối tác nước ngoài thì cũng từ ngân sách Chính phủ qua các chương trình ngàn tỷ đào tạo cán bộ.

Những người còn lại, dám làm nghiên cứu sinh trong nước đã là một sự "dũng cảm". Đại đa số họ làm theo hình thức "tại chức", nghĩa là vẫn hoàn thành tất cả các nhiệm vụ của cơ quan, lại thêm công việc nghiên cứu để hoàn thành luận án. Nhiều người trong số đó có khi một năm chỉ xuất hiện 2 lần ở cơ sở đào tạo: vào dịp 20/11 và Tết âm lịch, vừa là lễ tết thầy, vừa tranh thủ xin ý kiến thầy về quá trình nghiên cứu cũng như các kết quả đã đạt được của mình, rồi lại "lặn" tiếp.

Cũng hiếm đất nước nào như ở xứ ta, nghiên cứu sinh không có học bổng để hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu, đã thế lại còn phải đóng học phí 28 triệu đồng/năm. Tiền cho nghiên cứu không có, hoặc nếu có thì cũng rất ít, lại thêm vẫn phải hoàn thành các công việc ăn lương. Bởi vậy, làm sao họ có thể toàn tâm toàn ý cho nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận án với đúng nghĩa của một công trình khoa học, có tính mới, giải quyết được khoảng trống nào đó về tri thức mà khoa học còn chưa được lấp đầy hoặc giải quyết được một tồn tại nào đó trong phát triển kinh tế - xã hội?

Cho đến nay, hình như Nhà nước không chi ra một đồng học bổng nào cho nghiên cứu sinh trong nước, trong khi lại có thể sẵn lòng bỏ ra cả chục ngàn USD/năm cho một nghiên cứu sinh của các chương trình 322, 911.

Dẫu vậy lại đòi hỏi luận án của nghiên cứu sinh trong nước phải có chất lượng tương đương với luận án của các trường có thứ hạng cao của nước ngoài; yêu cầu họ phải có công bố quốc tế mới được bảo vệ. Đó là sự bất cập của chính sách hay là sự đối xử bất công của Nhà nước đối với giới học thuật?

Trong hoàn cảnh hiện nay, với các nghiên cứu sinh trong nước không đủ dũng khí, hoặc con đường tiến thân không rõ ràng, tính khả thi không cao, hoặc là phải cố làm cho xong để giữ chức danh hoặc lên chức danh cao hơn, thì thường sẽ bỏ cuộc, không có gan đi đến tận cùng cho đến khi nhận được tấm bằng tiến sĩ, dù là chỉ để in danh thiếp.

Do vậy, với không ít các nghiên cứu sinh, sau khi có tấm bằng tiến sĩ, họ đã cho đó là đỉnh cao của khoa học, không cần phải nghiên cứu nữa. Họ hoàn toàn không ý thức được rằng tấm bằng tiến sĩ chỉ là tấm giấy chứng nhận người sở hữu nó bắt đầu bước vào con đường nghiên cứu khoa học một cách chuyên nghiệp và đã có đủ khả năng tổ chức nghiên cứu độc lập, hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho người khác.

Như vậy, lỗi này thuộc về ai, thưa Giáo sư?

- Tôi nói thế không phải để bênh vực nghiên cứu sinh này và các ông thầy của họ, mà để thấy rằng, lỗi không hoàn toàn thuộc về họ. Lỗi thuộc về chính sách đào tạo cán bộ khoa học trình độ cao, bao gồm cả đầu tư cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, quy trình quản lý chất lượng luận án, thái độ và trách nhiệm của người hướng dẫn khoa học, của hội đồng bảo vệ luận án các cấp, của cơ sở đào tạo, chính sách sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật, chính sách trọng dụng người tài,…

Các luận án tiến sĩ, dù thuộc chuyên ngành nào cũng đều theo một khuôn mẫu chung, nên dù không có kiến thức chuyên môn, đọc qua luận án "cầu lông" của nghiên cứu sinh gặp "đại hạn" (vì không phải riêng NCS này có luận án với chất lượng như vậy), ai cũng đều thấy đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc và công phu.

Luận án chưa trả lời được thấu đáo 2 câu hỏi cơ bản về mặt học thuật khi bắt tay vào nghiên cứu bất kỳ một công trình khoa học nào, đó là: nghiên cứu vấn đề đó để làm gì hay tại sao phải nghiên cứu vấn đề này và ai cần công trình đó. Tất nhiên là có thể trả lời: Tôi cần một tấm bằng tiến sĩ! Đúng thôi, nhưng nếu thế thì không còn gì gọi là nghiên cứu khoa học nữa.

Chúng ta cần một hệ thống giáo dục đại học chất lượng
Giáo sư đã chia sẻ, việc luận án tiến sĩ "cầu lông" bị đem ra bàn luận là "đại hạn" với nghiên cứu sinh, vì thực tế không phải riêng người này có luận án chưa xứng tầm. Vậy theo ông, nền giáo dục đại học sẽ ra sao nếu các luận án chất lượng tương tự vẫn xuất hiện ngày càng nhiều?

- Phải thừa nhận là nền giáo dục đại học Việt Nam đã có nhiều cố gắng, kiên trì đổi mới, cải cách trong mấy chục năm qua theo hướng tiệm cận dần với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Có lẽ vì thế mà giáo dục đại học đã khởi sắc, có nhiều tiến bộ trong những năm gần đây. Bằng chứng là 10-15 năm trước, giáo dục đại học Việt Nam không có tên trên "bản đồ giáo dục đại học" thế giới, nhưng vài ba năm gần đây đã có trường này trường kia lọt top (tuy chưa cao) trong các bảng xếp hạng đại học uy tín.

Thiết nghĩ cũng nên thử hỏi: nền giáo dục đại học của các quốc gia, vùng lãnh thổ quanh ta như Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật bản, Trung Quốc… đã như thế nào sau 20 năm, 30 năm, 40 năm, 50 năm kể từ khi hòa bình lập lại trên đất nước họ hoặc sau khi họ đổi mới giáo dục đại học?

Bất luận thế nào, chúng ta cần một hệ thống giáo dục đại học mạnh, có thể sánh vai với các cường quốc năm châu. Chúng ta không cần một hệ thống giáo dục đại học với việc tuyển sinh gần như tháo khoán, đến mức "khó như trượt đại học" và với hàng ngàn luận án tiến sĩ mà người làm ra nó cũng không muốn đọc lại sau khi đã bảo vệ xong.

Những luận án tiến sĩ như thế này chỉ làm chật chội thêm các kho lưu trữ và như ai đó đã nói, đó là các luận án "bôi bác nền học thuật nước nhà bằng những đề tài tào lao" như luận án "cầu lông" và không chỉ có luận án "cầu lông".

Luận án tiến sĩ cầu lông: Phú quý giật lùi của đào tạo sau đại học? - 3
Thông tư 18 không yêu cầu nghiên cứu sinh phải có bài báo công bố quốc tế trước khi bảo vệ, cũng không yêu cầu người hướng dẫn phải có công bố quốc tế (Minh họa: Ngọc Diệp).

Chúng ta cần một hệ thống giáo dục mạnh, đóng góp nhiều chuyên gia cho các tổ chức quốc tế, cho công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước, đóng góp nhiều giảng viên chính thức và giáo sư thỉnh giảng cho các đại học danh giá trên thế giới. Chúng ta cần nhiều tiến sĩ có thể tranh biện ngang ngửa và sòng phẳng, tâm phục và khẩu phục, với các nhà khoa học cùng chuyên môn nước ngoài cả về lý luận/lý thuyết và thực tiễn, chứ không phải các tiến sĩ chỉ có tên trên các tấm card visit thoang thoảng mùi nước hoa rẻ tiền.

Chúng ta cần nền giáo dục đại học với nhiều phát minh, sáng chế đóng góp thiết thực và hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đóng góp cho sự tiến bộ xã hội, làm giàu có thêm kho tàng tri thức của nhân loại, chứ không cần một nền giáo dục đại học với rất nhiều giáo sư nhưng lại rất ít giáo sư biết nghiên cứu khoa học, gặp "Tây" (nhà khoa học nước ngoài) là "chạy"; tuyệt đại bộ phận các công nghệ mới mà các doanh nghiệp cần đều là "hàng ngoại nhập"!

Tóm lại, chúng ta cần là một nền học thuật chất lượng chứ không phải nền giáo dục chạy theo số lượng, khoe mẽ với thiên hạ bằng số giáo sư, tiến sĩ, bằng các tấm danh thiếp; để các nhà khoa học Việt Nam đều có thể tự hào ngẩng cao đầu ở các hội nghị và hội thảo khoa học quốc tế.

8 giải pháp loại bỏ dần các luận án tương tự "tiến sĩ cầu lông"
Giáo sư có thể đưa ra một số giải pháp để dần loại bỏ các luận án tương tự kiểu "phát triển cầu lông"?

- Học thuật nói chung, nghiên cứu khoa học nói riêng là một lĩnh vực cực kỳ nghiêm cẩn, cần tuyệt đối mô phạm (không giả mạo, không bịa đặt, không nói điêu viết điêu, không ăn cắp, không mượn tạm, không sao chép công trình của người khác…). Để loại bỏ dần các luận án kiểu "cầu lông", thiết nghĩ cần tiến hành 8 giải pháp sau.

Thứ nhất, Thư viện Luận văn - Luận án (chuyên trang Luận văn - Luận án) của Bộ Giáo dục và Đào tạo không nên chỉ là một thư viện đơn thuần theo kiểu là nơi lưu trữ, phân loại, giúp bạn đọc tra cứu, tìm hiểu, tham khảo các luận văn luận án, mà có lẽ cần có một bộ phận phân loại chất lượng luận văn luận án.

Đầu tiên là dùng phần mềm lọc ra tỷ lệ sao chép của các luận văn luận án. Bộ cần có quy định: luận văn luận án sao chép bao nhiêu % thì không được lưu trữ, buộc tác giả phải làm lại, viết lại. Ở các nước phát triển, tỷ lệ này dao động từ 5% đến tối đa là 20%. Theo tôi, ở ta, trong bước thí điểm có thể du di đến 30% là cùng.

Bên cạnh đó, theo dõi tỷ lệ trích dẫn, xem luận văn luận án ấy có bao nhiêu trích dẫn sau 5 năm, 10 năm, 20 năm bảo vệ. Công khai các con số này trên trang mạng của thư viện. Làm thế, chắc chắn các hội đồng bảo vệ luận án không còn dám "cà trớn quá đáng" với một vấn đề rất nghiêm túc là nghiên cứu khoa học nữa.

Thứ hai, luận án tiến sĩ là công trình nghiên cứu khoa học công phu để giải quyết một vấn đề nào đó về lý thuyết/lý luận và thực tiễn hoặc cả hai, đóng góp cho kho tàng tri thức của đất nước, của nhân loại, cũng như đóng góp cho sự tiến bộ xã hội. Khi mà các nghiên cứu sinh đều có trình độ tiếng Anh đạt và vượt tiêu chuẩn đầu vào tối thiểu là B2, họ thừa sức viết tóm tắt luận án bằng tiếng Anh để "trình làng".

Đây là giải pháp giám sát chất lượng đáng tin cậy khi không còn yêu cầu nghiên cứu sinh phải có công bố quốc tế trước khi bảo vệ nữa. Cộng đồng khoa học Việt Nam khá nhỏ, nhìn tên đề tài là đã đoán ra ai là người hướng dẫn, ai là phản biện, ai ngồi hội đồng, nên để giám sát chất lượng, đã đến lúc cần sự giám sát của các đồng nghiệp quốc tế. Điều này cũng mang lại sự tin tưởng và trọng thị của cộng đồng khoa học nước ngoài với nền khoa học và giáo dục đại học Việt Nam.

Thứ ba, các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp như Hội cựu giáo chức đại học, Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam cũng nên gắn trách nhiệm với quá trình đào tạo tiến sĩ, chất lượng khoa học của các luận án tiến sĩ theo tư cách là các tổ chức phản biện nghề nghiệp có trách nhiệm với nền học thuật nước nhà. Nếu không, xã hội cũng ít người biết được sự tồn tại của các tổ chức này thực ra là để làm gì.

Thứ tư, Nhà nước xem xét cấp học bổng cho nghiên cứu sinh, buộc họ phải tập trung toàn thời gian cho nghiên cứu khoa học và học tập trong thời gian làm nghiên cứu sinh; hạn chế tối đa lề thói "tại chức" trong đào tạo nghiên cứu sinh hiện nay. Chúng ta có thể vẫn có nghiên cứu sinh tại chức, nhưng cách thức đào tạo phải thay đổi, hướng tới học thuật chứ không phải chỉ hướng tới tấm bằng.

Trước đây, một thời chúng ta đã có các nghiên cứu sinh trong nước rất chất lượng, đáng nể trọng. Họ chuyển lương, chuyển sinh hoạt Đảng, chuyển tem phiếu về cơ sở đào tạo, sinh hoạt tại cơ sở đào tạo như một thành viên chính thức trong suốt quá trình làm nghiên cứu sinh.

Thứ năm, giảng viên hướng dẫn buộc phải có đề tài nghiên cứu khoa học (trong hoặc ngoài nước). Nghiên cứu sinh tham gia một phần nào đó trong đề tài lớn của thầy; dứt khoát loại bỏ hướng dẫn "chay".

Thứ sáu, sớm quay về với việc thực hiện Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 trong quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, cả thầy và trò đều phải có trình độ tiếng Anh đủ để tham khảo tài liệu chuyên môn viết bằng tiếng Anh, phải có công bố bài báo khoa học có liên quan đến đề tài trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín. Điều này giúp từng bước đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập sâu rộng và toàn diện hơn với giáo dục đại học của thế giới, theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Thứ bảy, qui định thẩm định lại 5-10% số luận án đã bảo vệ thành công; biện pháp này mang tính răn đe là chính, vì cộng đồng các nhà khoa học cùng chuyên môn của Việt Nam khá nhỏ, nên quan niệm "trăm cái lý không bằng một tý cái tình" sẽ dễ "lên ngôi" làm nảy sinh tư tưởng xuê xoa, dễ người dễ ta, buông xuôi "cho nó lành", dẫn đến tình trạng "đánh bùn sang ao" có thể sẽ chiếm đa số; nhưng còn hơn là chỉ thẩm định các Luận án "có vấn đề" hay các Luận án được đánh giá là xuất sắc.

Thứ tám, nâng cao trách nhiệm của cơ sở đào tạo và hội đồng các cấp thông qua chế tài kiểm soát chất lượng luận văn luận án; chẳng hạn nếu cơ sở đào tạo nào có 3 luận án "cầu lông" trong 3 năm liên tiếp thì cho dừng đào tạo sau đại học ít nhất là 5 năm; Hội đồng nào để lọt luận án như luận án "cầu lông" thì chủ tịch hội đồng không được tham gia hội đồng chấm luận văn luận án các cấp trong 5 năm liên tiếp.

Xin trân trọng cám ơn GS!
======================================================================
Có lẽ chắc chắn một điều rằng, trong thời điểm này các ông kễnh nghiên cứu sinh "giấy" sẽ chạy chọt lo lót để cố sống cố chết bảo vệ bằng được luận văn theo QD 2021 cũ (2 bài báo tiếng việt, hàm lượng khoa học thì khỏi bàn, như cầu ...lông luôn :))).

Với tinh thần quyết đi LÙI, Lạc Hậu giáo dục - NHANH thì 4 tháng, chậm thì 1 năm sẽ vào LÒ. Chờ xem!
(62)
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Xem quẻ Dịch”