KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Luận giải, tư vấn trao đổi về dịch lý, độn toán, thái ất
Hình đại diện của thành viên
Độc Hành
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 597
Tham gia: 00:10, 06/05/09

TL: KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Gửi bài gửi bởi Độc Hành »

2. Nghi án Âm Dương và Tiên Thiên Bát Quái:
Trong Hệ Từ Hạ http://vietsciences.free.fr/vietnam/van ... ch5-ct.htm[13] có viết: “Vua Phục Hy (2850? BC) ngửa xem tượng trời, cúi xem phép tắc dưới đất, xem các văn vẻ của chim muông cùng những thích nghi của trời đất. Gần thì lấy thân mình, xa thì lấy ở vật, thế rồi mới làm ra Bát Quái để thông suốt cái đức của thần minh và phân loại các tính của vật.”. Hầu hết, tất cả sách viết về Kinh Dịch đều viết nôm na như sau: “Tương truyền, vào thời Phục Hy có con Long Mã xuất hiện trên Hoàng Hà. Trên mình có những đốm gồm các xoáy trắng đen. Vua Phục Hy dựa theo các xoáy đó
mới vạch một vạch Hình ảnh để tượng trưng cho Dương và một vạch rời Hình ảnh
để tượng trưng cho Âm. Nhận thấy vạn vật tồn tại, hình thành do vận hành lên xuống của Dương và Âm và ông đã lập nên Tiên thiên bát quái.”. Vậy Hà Đồ có dáng dấp như thế nào? Dưới đây là hai trong các hình vẽ có được:
Hình ảnh
Hình ảnh
a. Truyền thuyết và sự thật:
Chúng tôi cho rằng trong truyền thuyết có chuyển tải một phần sự thật. Tuy nhiên truyền thuyết cần phải nhìn nhận lại theo một trình tự logic nhất định. Ngoài ra, cần phải lượng định cái giá trị truyền thuyết đối với những gì trong thực tế được xây dựng từ nó.
Ví dụ: câu chuyện trăm trứng trăm con của Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long
[14]
. Ta suy luận: làm sao có ai đẻ ra bọc trăm trứng, nở trăm con. Nhưng như vậy các cụm từ “bọc trứng” và “nở” cũng nói lên một thuyết sự hình thành nên dân tộc ta dính dáng đến loài chim nào đó. Có nghĩa, người Việt ta gắn bó với một sinh vật nào đó và có thể suy ra từ Việt nguyên thuỷ liên hệ với thuyết này. Hay như trăm con cũng khó có, nhưng thật vô lý khi cho rằng không có chuyện đó thì làm sao có chuyện chia con lên rừng, xuống biển. Ta thử suy luận logic như sau: Dân Việt sống nơi có nhiều thứ chim và một vật sống dưới nước (ví dụ cá sấu chẳng hạn). Vì chúng khá nhiều nên họ nghĩ chuyện hình thành ra họ (hay dân tộc họ) có dính dáng gì đến các động vật này. Và họ suy tôn chúng lên thành linh vật của mình. Hay họ cho là họ từ chúng mà ra (bằng suy luận logic, ông Darwin cũng cho rằng chúng ta phát sinh từ khỉ đấy sao). Một hôm, vợ chồng thủ lĩnh, hay vua, hay trưởng bản, hay tổng thống, hay là tên gọi gì đó để chỉ thị người có quyền uy cao nhất lúc ấy tập họp những thanh niên ưu tú lại (ví dụ 50 hay 100 hay lớn hơn 1000 chẳng hạn) và nói: Chúng ta sống ở vùng có sông, có núi. Kẻ giỏi săn bắn, người giỏi đi thuyền. Bởi vậy, ta chia thành hai nhóm để khai thác triệt để thiên nhiên. Vậy, truyền thuyết con rồng, cháu tiên có sai không? Hoàn toàn đúng và logic.
Còn chuyện Kinh Dịch thì sao? Ai trong chúng ta đều biết Kinh Dịch là một triết thuyết lớn của Á Đông ta. Thế nhưng, cái tiên đề khởi thuỷ của nó là truyền thuyết có con long mã in 4 cụm số. Làm sao có thể có con long mã như thế?!! Con long mã như thế không có thì lấy đâu ra việc ngài Phục Hy vạch bát quái từ nó. Cũng có thể chúng ta cho rằng: “Ngài Phục Hy nhìn thấy con long mã có các đốm xoáy kỳ lạ mà vẽ nên Âm nên Dương. Rồi ngài mới lập nên Tiên Thiên nhờ trí thông minh của mình.”. Vậy thì, câu chuyện Tiên Thiên khó ăn nhằm gì đến Hà Đồ. Thế nhưng, sử sách Trung Hoa khẳng định có điều như vậy. Ngay chuyện Âm Dương, suy luận logic ta tạm cho ngài Phục Hy làm ra hai vạch Âm Dương khi nhìn thấy con long mã có mấy cái xoáy. Thế nhưng nhìn con long mã, chúng ta cũng dễ thấy bước lập ra Âm Dương đơn giản nhất là theo hình con long mã như sau: Dương: Hình ảnh, Âm: Hình ảnh. Hay suy nghĩ đơn giản hơn là chỉ có hai thể gọi là nọc và nòng, hay hai thể chẵn và lẻ. Có nghĩa chẵn lẻ là hai khái niệm đầu tiên của triết thuyết dịch chứ không phải Âm và Dương. Người ta lại dũng cảm lý luận chẵn thuộc Âm, lẻ thuộc Dương!!! Mà phải đâu xa, trong Hệ Từ Hạ viết: “Gần thì lấy thân mình,…”. Hiển nhiên cần phải lấy thân của bà vợ nữa. Đàn bà thuộc Âm, hiển nhiên là vậy vì đàn bà có hai lỗ (không tròn thì cũng gần tròn). Còn đàn ông thuộc dương. Cũng phải, vì chàng có cây gậy và và chỉ một lỗ tròn thôi như sau Hình ảnh. Thật hoàn toàn logic khi cho rằng, các thánh nhân Trung Hoa (có lẽ là sau này chứ không phải là Phục Hy) khi nhìn các hình trên đã thay hình tròn màu trắng thành vạch màu đen còn vạch màu đen thì chuyển thành trắng để thành hai vạch Âm, Dương như bây giờ. Nhưng điều đó cũng không quan trọng. Quan trọng ở đây, chúng tôi muốn nói hai hình trên đã có một dân tộc dùng nó rồi, vẽ rất nhiều vào trong các di vật của họ và nó hoàn toàn giải nghĩa được vì sao chẵn lại là Âm mà lẻ là Dương, hay đàn bà là Âm, đàn ông là Dương, cũng như vì sao Dương lại có tính đi lên đi ra ngoài, con Âm lại đi xuống, thu nhận vào (chuyện giao hợp của hai sinh vật làm rõ vụ này). V
ậy, nếu có hai thể từ Nọc và Nòng thể hiện đúng tinh thần Hà Đồ (của dân tộc khác), ta có thể liên tưởng những vạch Âm, Dương trong Kinh Dịch Trung Hoa là quá trình nhìn thấy, sửa đổi và sử dụng chúng như sản phẩm sáng tạo của mình chăng?.
b. Ngoài ra, hình tượng lưỡng thể nào (Nòng Nọc hay Âm Dương) giải thích được hai vấn đề: Dương nhẹ bay lên, Âm ô trọc, nặng có tính đi xuống. Thứ hai, làm sao 9 có tính dương cao hơn 1 và 8 có tính âm hơn 2. Vẽ như ngài Phục Hy thì chúng tôi không thể dùng được bất cứ logic nào để giải thích được vì sao một vạch đứt thì nặng nề hơn vạch liền. Còn vẽ theo kiểu nòng nọc thì hoàn toàn giải thích được. Khi vẽ nòng và nọc, người xưa đã hàm ý về trọng lượng trong đó. Đồng thời cũng hàm ý sự liên kết để tạo ra trọng lượng. Âm số càng cao thì hình của nó càng nặng, càng trôi xuống (mà quan sát điều này thường xuyên nhất có lẽ là các cư dân sống ở vùng sông nước). Còn Dương số càng cao, nhưng vì nó không liên kết với nhau nên tốc độ đi lên của nó cũng không thấp hơn khi có một. Tính Dương nó mạnh do nhiều cái Dương hợp lại và bao trùm hơn giống như việc đống lửa to nóng hơn và cao hơn đống lửa nhỏ vậy. Hơn nữa, khi bay lên cái nọc này đụng vào nọc kia đẩy nọc kia bay lên cao hơn. Tuy một nọc phải chùng lại một ít nhưng nó vẫn bay lên. Kết quả tất cả đều đi lên, nhưng khi Dương số lớn sẽ có một số nọc bay nhanh hơn bình thường. Các bạn nghĩ đấy là bây giờ khi ta biết Vật Lý mới giải thích được chăng? Chúng tôi cho rằng, người xưa hoàn toàn quan sát được hiện tượng này khi nhìn những cụm bông gòn bay lên trời.
c. Hình, số hay số hình: Bằng logic suy luận chúng tôi đã giới thiệu trên, chúng ta dễ thấy hai vạch Âm Hình ảnh và Dương Hình ảnh hay nọc Hình ảnh và nòng Hình ảnh phải được hình thành trước. Sau đó, người ta thử các tổ hợp (gồm ba vạch chồng lên nhau) để lập ra Tiên Thiên và cuối cùng là mã hoá chúng bằng số qua đồ hình nào đó, có thể là Hà Đồ chẳng hạn. Mà Hà Đồ có đơn giản gì đâu? Nó hàm chứa cả hình, số và cả những hàm ý triết lý sâu xa bên trong. Thế mà người ta lại bảo, ông Phục Hy lại làm hai vạch Âm Dương ra từ Hà Đồ. Hà Đồ có khi nền tư tưởng triết lý kinh Dịch đã được xây dựng. Chứ không phải ngược lại.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Độc Hành
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 597
Tham gia: 00:10, 06/05/09

TL: KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Gửi bài gửi bởi Độc Hành »

3.Nghi án Hà Đồ và Tiên Thiên:
Hà Đồ nếu có thật có lẽ có dạng sau:
Hình ảnh
  1. Vì sao lại gọi là nghi án? Vì những hình vẽ trong các cổ sử Trung Quốc không có cái hình vẽ này. Thế nhưng, có một dân tộc lại có mã của Bát Quái Hậu Thiên
    với
    kiểu logic này (logic: Âm kết vào nhau và Dương thì tách rời riêng lẻ.).
  2. Không có con Long Mã nào xuất hiện cả nhưng trong Kinh Dịch, triết thuyết lớn của Á Châu, mà vẫn bảo từ Hà Đồ ngài Phục Hy làm ra Tiên Thiên (cái có thật). Vậy, có thể lý luận ông Phục Hy đã nhìn thấy tấm đồ hình có thật. Từ đây, chúng ta có thể rút ra hai kết luận: thứ nhất, người Trung Hoa không làm ra Hà Đồ (ngay cả giỏi như ông Phục Hy cũng chỉ
    xem nó
    thôi, chứ
    không làm ra nó
    ); thứ hai, ít ra, trước khi ông nhìn, đã có người nào đó làm ra cho ông nhìn chứ (bởi vì phải bỏ qua câu chuyện Long Mã vớ vẩn). Mà người nào, dân tộc nào đã đánh rơi cái Hà Đồ cho ngài Phục Hy bắt được để nhìn cũng là chuyện tối quan trọng. Bởi vì, ta lại tự vấn mình, họ làm ra cái Hà Đồ để làm gì? Với mục đích gì?
  3. Ngoài ra, theo chúng tôi cần phải gọi đây là đại trọng án vì người Trung Hoa khăng khăng bảo Tiên Thiên Bát Quái được suy luận từ Hà Đồ nhưng lại không có một giải thích tối thiểu nào cho suy diễn này. Họ hoàn toàn không dẫn ra logic luận nào để giải thích mối quan hệ hỗ tương giữa Hà Đồ và Tiên Thiên Bát Quái. Nếu như nói, ông Phục Hy nhìn thấy các xoáy từ 1, 2,…,8 và đã tạo ra bát quái Tiên thiên thì cũng còn có lý. Nhưng có lý với hai điều kiện: thứ nhất, cần giải thích vì sao quái này cần phải tương ứng với số này, quái nọ cần phải tương ứng với số nọ; thứ hai, cần giải thích rõ vì sao phải đặt thứ tự như Tiên Thiên bây giờ. Ngay cả hai điều kiện tối thiểu này, Kinh Dịch Trung Hoa cũng chưa đưa ra giải thích thoả đáng. Vậy nếu có một hệ thống suy luận khác đặt trên nền móng toán học và hệ nhị phân có thể tạo ra chuỗi quan hệ hỗ tương giữa Tiên Thiên Bát Quái và Hà Đồ thì chúng ta có thể phân biệt Chân Giả chăng? Và nếu có chuỗi suy luận logic này thì liệu chúng ta có thể suy ra: người Trung Hoa đã thấy đâu đó Hà Đồ và Tiên Thiên; họ không hiểu chúng có quan hệ dây mơ rễ má thế nào, chỉ thấy chúng đặt gần bên nhau thì họ liền quy chụp ngay Tiên Thiên Bát Quái được suy từ Hà Đồ chăng?
  4. Dưới đây xin dẫn chứng minh của chúng tôi rằng, giả sử Kinh Dịch được người Trung Hoa làm ra thì phải đổi hai cụm 9-4 và 8-3 với nhau mới giải thích hợp lý việc Tiên Thiên Bát Quái được dựng bởi Hà Đồ được:
    [/color]
Hình ảnh
Khi đưa ra thay đổi cụm (8-3) cho cụm (9-4) chúng tôi dựa trên những lý sau:
1. Lý Tượng số:
Chữ Hán là chữ tượng hình. Tức là thấy hình thì hiểu tượng. Rút ra hiểu cái nghĩa của hình đó. Và cũng như thế, cái quan hệ Tượng Số cũng khắng khít không kém. Thấy số là hiểu Tượng. Nếu nói Đông hợp ứng với Thiếu Dương của Tứ Tượng và Mộc là hành đặc trưng cho Đông (phía đông cây cối mọc tốt tươi, đồng thời cây cối tuy có gốc rễ dưới đất nhưng ngọn của chúng vươn lên trời nên Mộc đặc trưng cho bên Dương Nghi là hợp lẽ). Như vậy, nhìn cụm 8 khoen đen và 3 khoen trắng khó có thể hình dung ra tính Dương của Mộc. Vì thế, đổi Mộc có 9 khoen trắng, 4 khoen đen là hợp lý, là nhìn số mà thấy Tượng vậy.
2. Lý của Số:
Rõ ràng lẻ thuộc dương, chẵn thuộc Âm. Vậy vì lẽ gì cụm (7-2) vòng ngoài là 7 thuộc Dương mà khi qua cung Đông, Mộc thuộc Dương vòng ngoài lại là 8. Vậy cụm (9-4) biểu thị cho Dương là hợp lý hơn (8-3).
3. Lý của Thái cực đồ và Tiên Thiên:
Theo Thái cực đồ và Tiên Thiên thì phần Dương Nghi thuộc tính Dương tăng từ Đông Bắc đến Nam và phần Âm nghi thuộc tính Âm tăng từ Tây Nam đến Bắc. Cần lưu ý, người Trung Quốc cổ đại đã phát minh ra số hữu tỷ từ lâu vậy những số hữu tỷ 7/9, 8/11, 9/13 không lạ với họ. Và cũng dễ hiểu về mặt toán học, người xưa có thể dùng một hình chữ nhật cố định và cho vào đó những phần đỏ (7,8,9) và những phần đen (2, 3, 4) tương ứng. Và họ suy ra: tính Dương tương đối của 7/9>8/11>9/13. Ở đây lưu ý, các hướng kết hợp như Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam là kết quả của hai thành phần của nó hợp thành. Vậy từ đó nếu dùng (9-4) thuộc Mộc sẽ hợp với chiều tăng (mũi tên màu đỏ ngoài) từ Đông Bắc sang Nam cho Dương và chiều tăng (mũi tên màu xanh ngoài) từ Tây Nam sang Bắc cho Âm hơn khi dùng (8-3). Và vòng tăng của Âm (mũi tên màu xanh trong) trong Dương nghi, của Dương (mũi tên màu đỏ trong) trong Âm Nghi cũng thay đổi hài hoà hơn. Cho Dương Nghi là (2,3,4,5) còn cho Âm nghi là (1,2,3,5). Thực ra số 5 của Âm phần Dương Nghi tôi cho là ngẫu nhiên. Nhưng có một cách giải thích Vì Tây Nam và Đông Bắc là giai đoạn chuyển hoá từ Âm sang Dương từ Dương sang Âm nên sự lệch biến hoàn toàn có thể.
4. Lý của cân bằng Âm Dương:
Ta không thể phủ nhận số khoen Âm lớn hơn số khoen Dương. Một phần vì khi vũ trụ hình thành thì nó đã có Hình thuộc Âm nên chuyện Âm lớn hơn là hợp lẽ. Nhưng cơ chế nào bù đắp cho cái dôi ra của Âm này. Các bác hãy chú ý, không phải vô tình mà người ta dùng 7,9 là số lẽ tượng trưng cho Dương. Chung quy sự vật tồn tại khi nó thành, nên vòng tròn Thành(phía ngoài) của Hà Đồ đóng vai trò chủ đạo. Nó chủ đạo còn vì lẽ nó mang trong mình cái khí Âm hay khí Dương của nó. Nếu vòng ngoài màu đen thì Tượng ở đó mang tính Âm, nếu màu Trắng thì Tượng mang tính Dương. Như vậy cho vòng ngoài là vòng chủ đạo là hợp lý. Các phần ở giữa các cực ta tính là trung bình của hai cực bên nó (Rõ ràng trong các sách về Kinh Dịch cũng nói mối quan hệ giữa các quái nằm giữa với hai quái nằm hai bên nó). Ví dụ hướng Đông nam bên trái là Đông (9-4) bên phải Nam (7-2) lấy trung bình ta được (8-3). Tuy nhiên, hướng Đông Bắc và Tây Nam cùng có dạng (5-5). Nhưng như tôi đã nói, vòng chủ đạo là vòng ngoài nên ta so sánh hai số vòng ngoài. Ví dụ, Đông Bắc có vòng ngoài phía Đông là 9 và vòng ngoài phía Bắc là 6. Vậy với vai trò chủ đạo vòng ngoài thì Đông Bắc thêm một chênh lệch tương trưng nữa là 3. Phân tích như thế chúng ta có vòng ngoài của Đông Bắc là 8, còn Tây Nam là 6. Chúng ta cộng lại các giá trị thành của các quái trong Tiên Thiên: phần Dương Nghi ta có 7+8+9+8=32, phần Âm Nghi ta có 6+7+8+6=27. Như vậy, ngay trong vòng chủ đạo Dương Nghi lại thắng Âm Nghi là 5. Chính số 5 Dương này khắc chế số 5 Âm dôi thừa ra. Nếu các cụm khoen không thay đổi thì khó giải thích được điều này.
Vậy từ đây, ta có thể rút ra một trong hai kết luận:
  1. Hoặc Hà Đồ sai, Hà đồ đúng để hợp với Tiên Thiên phải có hai cụm số 3-8 và 4-9 đổi cho nhau.
  2. Hoặc Hà Đồ đúng, nhưng chúng dùng để mã hoá đồ hình khác.
Lý luận nào cũng chỉ ra Hà Đồ theo sách chữ Hán không ăn nhập gì với Tiên Thiên Bát Quái cả.
Chúng tôi thiên về kết luận hai. Hà Đồ dùng để mã hoá một đồ hình khác quan trọng hơn.
e.
Từ đây, lại sản sinh thêm một nghi án: Vậy đồ hình số nào để biểu thị cho Tứ Tượng, cho Tiên Thiên? Sử sách Trung Hoa không có đồ hình này. Theo lý luận logic , chúng ta cũng dễ thấy từ Thái Cực Đồ có thể vẽ ra Tiên Thiên Bát Quái. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thấy độ phức tạp của Thái Cực Đồ đối với Tiên Thiên: Tiên Thiên

Bát Quái được dựng từ những quái sắp xếp theo cách chồng các vạch Âm Dương lên nhau.
Hình ảnh
Tại sao lại sắp xếp như vậy? Tại sao không dùng cách đơn giản nhất là CànĐoàiLyChấnTốnKhảmCấnKhôn thứ tự ngược chiều kim đồng hồ mà phải là hình chữ S. Dĩ nhiên, chúng ta có thể giải thích thì phải theo quy luật dương nhiều đối Âm nhiều và Dương ít đối Âm ít. Hay đơn giản hơn, chúng ta lý giải cần phải đặt các quái vào vòng tròn như thế nào đó để cho tổng các lượng số của nó bằng
7
. Như vậy, từ lý luận đó ta thấy Tiên Thiên Bát Quái được xây dựng khá đơn giản theo quy luật đối xứng và sau đó theo số mà người ta lập ra đường chữ S. Từ đường chữ S này ta có thể vẽ Thái Cực Đồ[15] như theo kiểu Trung Hoa:
Hình ảnh
Hay theo kiểu vẽ trong dân gian Việt:
Hình ảnh
Vậy Thái Cực có sau Tiên Thiên và chúng không dùng để ký hiệu Tiên Thiên. Chúng chỉ là một hệ quả của Tiên Thiên. Vậy đồ hình số nào dùng để biểu thị Tiên Thiên, Tứ Tượng. Sách Dịch Trung Hoa từ cổ chí kim không có đồ hình đó.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Độc Hành
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 597
Tham gia: 00:10, 06/05/09

TL: KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Gửi bài gửi bởi Độc Hành »

4. Nghi án Thái Cực Đồ, Chữ S, chiều chuẩn cho việc khởi đầu và chiều chữ S:

Như trên đã viết, Thái Cực Đồ là hệ quả của Tiên Thiên. Nhưng chữ S chỉ là một đường cong thôi
không có hai vòng tròn nào khác
. Vẽ như thế nào? Tại sao người Trung Hoa phải chua thêm hai vòng tròn vào? Để hiểu thêm về nghi án Thái Cực Đồ ta nghiên cứu hình của nó. Vì Thái Cực là hình tròn nên thật công bằng khi ta chia Thái Cực bằng 4 đường thẳng như sau:

Hình ảnh
Chúng ta được 8 phần, và rất tự nhiên do cái quái nằm trên đỉnh của các đường thẳng (đúng hơn là đoạn thẳng) nên chúng ta cho các phần của các quái là tổng hai phần đối xứng qua trục có đỉnh đó. Ví dụ, quái nằm ở trên chứa phần 1 và 8. Quái nằm bên trái nó chứa phần 8 và 7,…Từ suy luận lượng số, chúng tôi thấy nếu dùng bát quái này thì không thế đặt các quái nằm đâu để thể hiện đúng tinh thần chiều quay Âm Dương của chữ S. Ví dụ, nếu dùng Càn là đỉnh trên cùng thì hoá ra Ly là thành phần nhiều Dương nhất. Như vậy, dùng Càn là hướng chính Trái là tốt nhất. Nếu như thế thì nó không thể hiện đúng phần chữ S và Tốn lại là phần nhiều Dương hơn cả Đoài, Ly, Chấn.
Như vậy, ta thấy có bốn nghi vấn:

Từ Tiên Thiên Bát Quái ta có thể dễ dàng vạch ra chữ S, nhưng tại sao phải cần chua thêm hai vòng tròn nhỏ vào. Có thể người Trung Hoa lý luận là như thế mới tỏa ra cái ý trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Vô lý, vậy cái thuần chủng của hai lưỡng nghi thì sao? Thuần chủng của hai lưỡng nghi là tối cần thiết vì chúng toát nên hai cực đối nhau của Thái Cực. Nếu cho rằng không có thuần chủng lưỡng nghi thì ngài Phục Hy sao không vẽ như sau: Âm Hình ảnh và Dương Hình ảnh hay ít ra phải vẽ sao đó để toát lên ngay trong nghi Âm có ít Dương, ngay trong nghi Dương có ít Âm. Còn chuyện trong Âm có Dương thì là chuyện khác: có nghĩa không có gì tồn tại mà toàn Âm hay toàn Dương. Ứng Dụng vào Bát Quái: ngay cả Càn được xây dựng nên bởi ba vạch Dương cũng phải có chứa Âm. Ở đây cũng khắc họa một triết lý sâu sắc: Có hai nghi đối nghịch nhau nhưng không đối kháng, quyện vào nhau để tạo ra một Thái Cực thống nhất. Hai nghi này thuần chủng nhưng các sản phẩm tạo ra bởi chúng không có gì thuần chủng cả. Vẽ đường chữ S không cần thêm hai vòng tròn cũng có thể biểu diễn được điều đó. Vậy phần thêm vào đã được diễn giải, thêm vào sau này.
Vẽ như trên thì Thái Cực đồ không hàm chứa tiên đề đầu tiên là lưỡng nghi. Nếu có một Thái Cực Đồ khác có hàm chứa Lưỡng Nghi thì liệu ta có thể phát hiện ra Chân Giả chăng?
Vẽ như hình trên không diễn tả được đúng thứ tự của Bát Quái.
Còn nếu vẽ đúng sao cho lượng Dương giảm từ Càn -> Đoài -> Ly -> Chấn thì lại không thỏa đáng hình chữ S. Đồng thời Tốn lại có tính Dương chỉ sau Càn. Vô lý.

Vậy, ta có thể suy ra: các thánh nhân Trung Hoa đã nhìn thấy Thái Cực Đồ ở đâu đó, hoàn toàn không hiểu được phép logic lượng số trong nó cần phải ứng với Tiên Thiên (vì các thánh nhân đấy cũng đã cho là Tiên Thiên được vẽ từ Hà Đồ mà không có một giải thích nào), nên đã nghĩ: “Ừ thì S nào không S. Miễn sao là S thì được. Còn muốn cho nó có vẽ uyên bác, mỹ thuật (hay nói đúng ra cho nó khác với cái đồ hình của cái bọn man di kia) ta chua thêm hai vòng tròn là xong. Như thế là mỹ mãn. Ta an lòng mặc nhiên tọa thị hưởng thành quả của người khác.”.

Ngày nay, ta thấy trong các sách vở các nhà Dịch gia phóng tác vẽ đường S khác nhau để thể hiện chiều đi của Tiên Thiên Bát Quái. Hầu hết các phóng tác đều do các tác giả tự ý thêm vào. Và có thể nói, chữ S đó chưa bao giờ được ghi nhận như một sản phẩm của Tiên Thiên. Ngoài ra, cái gì khiến người ta vẽ được chữ S vậy. Sách Dịch Trung Hoa tự dưng đưa vào các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 để chỉ Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Một lần nữa, Kinh Dịch Trung Hoa lại không chú ý về hàm ý số của các quái. Vậy chữ S đó đã có ai vẽ chưa?. Không những có mà còn vẽ với những ẩn ý thâm thúy khôn lường.

Chiều chuẩn có được ghi không? Sách Trung Hoa không có thấy.

Chiều chữ S một bên đối xứng thuận chiều chuẩn và một bên đối xứng ngược chiều chuẩn cũng có ai nói đến không? Chưa thấy
!!!

Tất cả các chiều này chúng tôi xin được đề cập ở chương sau.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Độc Hành
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 597
Tham gia: 00:10, 06/05/09

TL: KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Gửi bài gửi bởi Độc Hành »

5. Nghi án Lạc Thư.

Khổng An Quốc viết: “Đời vua Vũ [16] có con thần quy xuất hiện ở sông Lạc. Nhà vua nhân đó sắp xếp lại thành 9 loài, gọi là Lạc Thư.”. Trong Hệ Từ Thượng có viết: “Thị cố thiên sinh thần vật, thiên địa biến hóa, thánh nhân hiệu chi; thiên thùy tượng, hiện cát hung, thánh nhân tượng chi. Hà xuất Đồ, Lạc xuất Thư, thánh nhân tắc chi.”. Đoạn văn này có thể dịch như sau: “Trời sinh ra thần vật, thánh nhân áp dụng theo; trời đất biến hóa thánh nhân bắt chước; trời bày ra hình tượng hiện ra sự tốt xấu, thánh nhân phỏng theo ý tượng. Đồ hiện ra ở sông Hoàng Hà. Thư hiện ra ở sông Lạc, thánh nhân áp dụng theo.”.

Lại một lần nữa người Trung Hoa lại dùng chuyện thần thoại để dựng nên sự việc có thật. Không phải sự thật đơn giản mà là kinh Dịch-một triết thuyết lớn của thế giới. Chả có thần quy nào xuất hiện ở sông Lạc. Nếu nói ngài Đại Vũ đã thấy con rùa và nhờ trí thông minh của mình đã làm nên được cái Lạc Thư thì có thể có lý. Tuy nhiên, gọi cái Lạc Thư đó là thành tựu lớn của Trung Hoa thì có vẻ hơi quá. Chúng tôi cho rằng khi loài người biết đếm, rồi biết dùng hệ thập phân thì bất kỳ dân tộc nào cũng có thể vẽ ra ma phương 3x3 như Lạc Thư. Lạc Thư không hề phức tạp. Có các nhà sử học còn dũng cảm cho rằng vì Lạc Thư được phát hiện ở Trung Đông nên Lạc thư có thể được du nhập từ Trung Hoa!!! Mọi dân tộc trên thế giới đều có thể làm nên Lạc Thư.

Điều quan trọng ở đây là vì sao người Trung Hoa lại có nhu cầu phủ bức màn thần bí lên câu chuyện Lạc Thư?.. Họ muốn che giấu sự thật gì? Sự thật gì đó có dính dáng đến việc mà người Trung Hoa khó chối cãi: trong Giao Châu Ký có viết: “dân Việt biết dùng mu rùa để đoán chuyện tương lai”. Hay có sự ngẫu nhiên một cách lạ lùng: ngài Đại Vũ bắt buộc phải làm ra Lạc Thư vì ngài sống trước ngài Chu Văn Vương. Và chờ đến khi ông Văn Vương bị giam cầm ở Diễu lý mới có thời gian nghiên cứu Tiên Thiên và dựa vào Lạc thư sắp xếp thành Hậu Thiên!!! Thế mới lạ! Ý đồ của người Trung Hoa thứ nhất nhằm ca ngợi những ông tổ của họ. Những ông tổ phải là người tài nhất giỏi nhất. Thứ hai, quan trọng hơn là để tất cả đều quên đi nguồn gốc những cái mu rùa, những con rùa của một dân tộc khác. Vì thật ra, cái con rùa hay mu rùa vẽ chuyện tương lai mà các ông thấy được chính là vật đã được cống của dân tộc này.

Trên phương diện logic toán học, để xây dựng Bát Quái thì ý nghĩa của Lạc Thư không khác Hà Đồ lắm. Tuy nhiên về ý nghĩa triết học thì Lạc Thư không mang hàm ý trùng quái như Hà Đồ. Cũng như không mang triết lý “trong Âm có Dương, trong Dương có Âm.”. Ngoài ra thật là lủng củng khi người ta xây dựng nên thuyết Âm Dương, Ngũ Hành hoàn chỉnh thì 1-Thủy, 2-Hỏa, 3 Mộc, 4-Kim, 5-Thổ dựa trên đồ hình Hậu Thiên (không có một sử sách nào nói độ số Ngũ Hành được xây từ Tiên Thiên). Điều khẳng định này hoàn toàn đúng lý vì Tiên Thiên là thời vũ trụ chưa thành thì làm sao có thể dựa trên nó mà phân ra những yếu tố hoàn toàn liên quan đến thời Hậu Thiên-thời vũ trụ đã thành như: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Như vậy, Hậu Thiên nếu từ Lạc Thư thì ta thấy không phù hợp (vì so với Hà Đồ nó đã đổi hai cụm 7-2 và 9-4) với cách phân bố các Hành trên Bát Quái. Suy ra, Lạc Thư chẳng qua là một sự trùng lặp ngẫu nhiên, thậm chí nó chỉ ngẫu nhiên trùng lặp trên phương diện số học nhỏ nhặt nhất mà thôi (như chương 4, chúng tôi đã trình bày). Có thể xây dựng Bát quái từ đó nhưng không hàm chứa một triết lý nào của Dịch cả. Người Trung Hoa vẫn khăng khăng là từ Lạc Thư, ngài Văn Vương (hay ngài nào khác?) xây nên Hậu Thiên. Có gì lạ lùng không? Có đấy. Vì Lạc Thư giống Hà Đồ thì chuyện xây bát quái từ nó hay từ Hà Đồ đều có kết quả như nhau. Mà Lạc Thư thì ai ai cũng có thể làm được, ta có thể nhập nhằng bảo Lạc Thư của ta nên chuyện xây bát quái từ Lạc Thư chứng tỏ là ta đã xây dựng một triết thuyết từ đầu đến đuôi. Còn Hà Đồ có nguồn gốc bất định, khó có thể cho là của ta được nên ta cần phải làm lu mờ giá trị của nó đi. (người Trung Hoa đâu ngờ chỉ 1000 năm sau họ đã nô dịch được hoàn toàn người Âu Lạc về văn hóa đến nỗi sỹ phu Âu-Lạc cũng tin mình học được Kinh Dịch từ Trung Quốc!!!. Tuy nhiên, họ càng không ngờ tổ tiên người Việt đã khôn khéo đưa Kinh Dịch vào dân gian, đồng thời giấu đi một số thành tựu vĩ đại nhất của mình.). Chính vì lý luận tai hại này, nên họ đã quên mất hay không chú trọng cái ẩn ý trùng quái trong Hà Đồ. Dẫn đến một hệ quả là họ đã xây dựng nên một cái Hậu Thiên sai. Chúng tôi sẽ viết về việc này ở những chương sau.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Độc Hành
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 597
Tham gia: 00:10, 06/05/09

TL: KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Gửi bài gửi bởi Độc Hành »

6. Nghi án Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương:

Ngày nay, hầu hết các nhà Dịch học (tuy có nghi vấn) đều công nhận là Hậu Thiên Bát Quái được xây dựng bởi ngài Chu Văn Vương. Tuy nhiên, như chúng tôi đã phân tích đối xứng ở các chương đầu thì Hậu Thiên Bát Quái luộm thuộm một cách kỳ lạ. Có một số lý giải bề ngoài có vẻ có lý về vấn đề này. Trong
Dịch học khái quátcủa tác giả Trừ Mê Tín có viết nguyên tắc dựng Âm Dương như sau: “trong Hậu Thiên thì Âm Dương không cần bằng theo mọi hướng”. Thế nhưng lại trừ chiều Khảm-Ly. Với nguyên tắc đó, người ta có thể vẽ hàng loạt quái nó không cần bằng cả 4 hướng chứ đừng nói chi 3 hướng. Đã xây dựng theo nguyên tắc lộn xộn thì sao không lộn xộn cho đến cùng? Đã thế, còn thêm một số cân bằng kỳ quái:

“Trong Tiên Thiên Bát Quái thì cứ hai quẻ đối nhau cộng lại bằng 9…Ở Hậu Thiên, cứ hai quẻ đối nhau ngoài trừ Ly-Khảm là trục của trời thì cộng bằng 9, đều cộng lại bằng 6 (Càn Tốn (1+5=6), Khôn Cấn=8+7=15, 1+5=6, Chấn Đoài (4+2=6))”(sách đã dẫn)
. Quả lủng củng:
thứ nhất
-tại sao trừ Ly-Khảm,
thứ hai
-đã không muốn cân bằng cho mọi hướng thì việc gì phải chú ý đến chuyện tổng các độ số bằng hay không?
Thứ ba
-Tại sao các độ số trong Lạc thư thì Dương lớn nhất là 9 (Lão Dương) mà 8 lại không phải là Lão Âm. Mà phải bắt buộc là 6.
Thứ tư
, cứ cho Lão Âm là 6 thì tại sao Hậu Thiên khác với Tiên Thiên thì Lão Dương (9) phải đối đầu với Lão Âm mà không đối luôn cho trọn vẹn: Lão Dương đối với Tiểu Âm là 2.
Thứ 5
, tổng độ số của hai quái Khôn Cấn bằng 8+7=15, 1+5=6, thật chất là gì? Là 6=8+7(mod 9). Dùng mod để xây dựng thì cũng phải chỉ ra nguyên nhân khả dĩ. Có thể cho rằng, vì Lão Dương là 9 nên, số 9 là trung tâm vậy ta phải dùng hệ cửu phân. Có vẻ có lý. Nhưng cũng có thể lý luận như sau: Vì Càn là quái thuần dương tuy độ số là 1 nhưng có lượng dương là 7 nên ta phải lấy hệ thất phân làm chuẩn. Và…ta cứ lấy nguyên anh chàng Tiên Thiên Bát Quái làm chuẩn sẽ thấy tổng các độ số nghịch chiều =9 mod 7=2=Tiểu Âm. Như vậy Hậu Thiên Bát Quái =Tiên Thiên Bát Quái đối với Tiên Thiên Bát Quái theo quy luật đối nhau triệt để Lão Dương đối Tiểu Âm!!!
Thứ sáu
, rõ ràng các thánh nhân Trung Hoa có ý dùng mod 9 khi xây dựng đồ hình Hậu Thiên, thế nhưng họ lại quá khập khiễng khi luận bởi vì trục Khảm-Ly là trục tượng trưng cho Trời nên nó =9. Thế nhưng nếu quán chiếu theo mod cơ số 9 ta thấy, 9=0 (mod 9) thì các ngài ấy cho trục dương vĩ đại này chính là trục âm vĩ đại. Còn nếu các ngài đó lại biện hộ “ồ không, đây là 1 vì 9=1 (mod 8) hay là 9 vì 9=9(mod 10) thì quý vị độc giả thấy ngay trong một đồ hình mà các ngài đấy phải luận bằng hai mod có cơ số khác nhau!!!

Rõ ràng lý luận này không có cơ sở vững chắc. Khó có thể tạo ra một logic toán học nào để tìm ra mối ràng buộc khắng khít giữa Lạc Thư và Hậu Thiên. Có chăng là vì tổng các số trên hàng ngang, hàng dọc và hàng chéo của Lạc Thư đều bằng nhau và bằng 15: 1+5=6, nên ngài Văn Vương mới cố tạo ra đồ hình để có tổng các độ số hai quái đối xứng bằng 6. Tuy nhiên, ngài quên dặn mọi người là cần phải quán chiếu qua hệ cửu phân. Và dù giỏi như ngài Văn Vương cũng không thể nào làm ra đồ hình có hết 4 tổng độ số hai quái đối diện bằng 6, nên đành phải biến hóa cho “trục Khảm-Ly là trục tượng trưng cho trời nên tổng độ số phải bằng 9.”. Hóa ra, Lạc Thư có đến 8 đường cần có tổng các độ số như nhau, còn Hậu Thiên đến 4 đường cũng không có nỗi. Vậy Hậu Thiên đi từ Lạc Thư ở chỗ nào?
Khoan nói chuyện về nghi án “Khảm” và nghi án “Trùng quái”, cứ cho trục Khảm-Ly phải là trục Bắc-Nam, ta hãy xét lý luận logic nào

mà người Trung Hoa đã

tạo ra bát quái từ Lạc Thư. Có ba quy ước chính:
1.

Khảm-Ly nằm trục Bắc-Nam.
2.

Có một logic toán học x nào đó để xây các quái còn lại. Trong trường hợp Hậu Thiên Văn Vương đó là tổng các độ số các quái đối xứng lấy mod 9 bằng 6.
3.

Bát quái chia ra hai cụm tứ quái có tổng các độ số bằng nhau và bằng 18.
Với các điều kiện này thì có đến 24 bát quái thỏa mãn. Dưới đây là Văn Vương Bát Quái và các anh em của nó:
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Chưa có một tài liệu nào của Trung Hoa đưa ra một logic nào để chọn ra Hậu Thiên Văn Vương từ

2

4 bát quái này. Sự không thống nhất trong logic luận chứng tỏ cho chúng ta thấy, các thánh nhân Trung Hoa đã không có hướng đi từ cội rễ. Họ đã hoàn toàn không có một logic xây dựng Kinh Dịch chặt chẽ thống nhất từ khi vạch ra hai vạch Âm và Dương.
[/color]
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Độc Hành
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 597
Tham gia: 00:10, 06/05/09

TL: KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Gửi bài gửi bởi Độc Hành »

7. Nghi án trùng quái.

Nhiều cổ sử Trung Hoa, đặc biệt là Tư Mã Thiên sử ký cho rằng chính ông Chu Văn Vương trùng quái. Điều quan trọng để ta suy ra từ thông tin này là, thời nhà Chu đã có biến cố quan trọng cho Kinh Dịch (có thể đó là một sứ thần nào đó đã dâng lên nhà Chu một đồ hình nào đó. Đồ hình đó vẽ bằng những ngôn ngữ ngoằn nghèo khó hiểu nên các học giả thời Chu không thể luận được là cái gì. Tuy nhiên những cái luận được của họ là có một bát quái nào đó có dính dáng đến trùng quái.). Và việc trùng quái có liên quan mật thiết đến Bát quái Hậu Thiên. Chưa có sử sách nào viết về mối liên hệ này. Chính vì không hiểu mối liên hệ mật thiết này nên người Trung Hoa tuy tin chính Văn Vương trùng quái nhưng vẫn có người bán tín bán nghi cho rằng chính ông Phục Hy trùng quái khi tìm ra Tiên Thiên.

Cứ cho rằng có ông X nào đó làm ra Tiên Thiên (bắt buộc phải có trước Hậu Thiên). Sau đó ông ta trùng quái theo kiểu Tiên Thiên. Và rất tự nhiên khi ta cho rằng ông ta đã thử đặt kết quả trùng quái vào một vòng tròn theo thứ tự và tổng hai quái đối xứng bằng 63. Ông ta nhận được cái gì??? Không nhận được cái gì cả!!! Ngoài đồ hình Tiên Thiên cũ nhưng với quy mô to hơn và độ số lớn hơn mà thôi. Đến đây, chúng ta thiên về giả thiết nào: 1. Ông vứt ngay đồ hình cồng kềnh này vào sọt rác vì chính tay ông đã xây dựng được đồ hình giống thế mà lại gọn ghẽ hơn. 2. Hay là ông ta giữ cho hậu thế xem thấy ông ta đã làm ra hai đồ hình bát quái giống nhau như thế nào?.
Ý nghĩa của trùng quái có được khi có bát quái Hậu Thiên! Có cổ sử Trung Hoa nào chứng minh được mối quan hệ này chưa??? Hoàn toàn không có.
[/JUSTIFY]
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Xem quẻ Dịch”