Ngô Bảo Châu và giải thưởng Fields???

Luận giải, tư vấn trao đổi về dịch lý, độn toán, thái ất
Hình đại diện của thành viên
Thiện Minh
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1654
Tham gia: 08:19, 04/07/10
Đến từ: Tp HCM 0936722711

TL: Ngô Bảo Châu và giải thưởng fields ???

Gửi bài gửi bởi Thiện Minh »

Mr Ngô có nốt rùi son trên trán (nhật nguyệt giác) điểm to bằng đầu chiếc đủa . Rất tiết , là vị trí lệch về phía phải (thiên lệch) . Từ đó , tôi xin dựng quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu (sự nghiệp lớn) vị trí lệch về Tây ( lưng Bắc ,mặt Nam, tả Đông , hữu Tây) tượng như mặt trời xế bóng , sắp lặn nên có tượng quẻ Sơn Thiên Đại Súc ( dừng lại ) nay xét về tượng quẻ , ngài mr Ngô củng đã cố gắng lắm rồi , sự nghiệp củng vang danh rồi ( Đại Hữu ) mặt dù không đoạt giải ( Đại Súc ) . Xét về 6 hào : thế hào phụ mẫu ,không vong vì ngày hôm đó là tân sữu , tuần không tại thìn tị . Hào dậu huynh đương lệnh ( vì tháng 7 thân kim ) động nên hào thế bị hợp chặt , và bị mộc dục . Vì vậy kết quả rất tiếc
Được cảm ơn bởi: tutruongdado
Đầu trang

nong dan
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 282
Tham gia: 21:42, 04/10/09
Đến từ: Vĩnh Phúc
Liên hệ:

TL: Ngô Bảo Châu và giải thưởng Fields???

Gửi bài gửi bởi nong dan »

Phải chính tay giáo sư Ngô hay hỏi kết quả mới chính xác , mình thấy các bạn gieo quẻ luận giải lung tung quá .
Đầu trang

am_duongM
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 416
Tham gia: 10:17, 15/09/08

TL: Ngô Bảo Châu và giải thưởng Fields???

Gửi bài gửi bởi am_duongM »

Nông dân có thể 1 phút nổi hứng, lắp ráp máy bay...từ động cơ của máy nông nghiệp.
Nhưng nông dân thì mãi chỉ là nông dân mà thôi.
Đầu trang

am_duongM
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 416
Tham gia: 10:17, 15/09/08

TL: Ngô Bảo Châu và giải thưởng Fields???

Gửi bài gửi bởi am_duongM »

Update,
Chúng ta thử điểm danh 6 ứng cử viên cùng với Mr.Ngô cho giải thươgnr Fields mà vietnamnet đã nêu (http://vietnamnet.vn/giaoduc/201008/Nhu ... oc-928942/" target="_blank)
1. Ben J. Green (33 tuổi), công dân Anh, Tiến sĩ năm 2003 (University of Cambridge), dạy môn Toán Tổ hợp và Lý thuyết số tại Đại học Cambridge, Anh. Người hướng dẫn luận án TS cho Green, Timothy Gowers, từng được huy chương FIELDS năm 1998.

2. Manjul Bhargava là công dân Canada (gốc Ấn Độ), sinh năm 1974, tốt nghiệp đại học Havard năm 1996. Người hướng dẫn luận án TS cho Manjul Bhargava là Sir Andrew Wiles, người đã chứng minh được định lý lớn Fermat vào năm 1995. Andrew Wiles được phong tước Hiệp sĩ Anh do các cống hiến khoa học của ông.

3. Artur Ávila là nhà toán học người Brazil, năm nay 32 tuổi. Anh được huy chương vàng Olympic về Toán năm 1995. Bảo vệ Tiến sĩ tại đại học Instituto de Matemática Pura e Aplicada, Brazil, năm 2001. Được nhận học bổng Clay Reseach Fellowship năm 2009. Hiện công tác ở Viện Toán học Clay.

4. Danny Calegari, sinh năm 1972 tại Australia, tốt nghiệp đại học tổng hợp Melbourne năm 1994. Danny Calegari, sinh năm 1972 tại Australia, tốt nghiệp đại học tổng hợp Melbourne năm 1994.

5. Christopher Hacon sinh năm 1970 tại Anh.
Tốt nghiệp đại học tại University of Pisa, Italia năm 1992. Bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học California tại Los Angeles năm 1998.
.......
6. Tất nhiên là Ngô Bảo Châu.
.....
Các bạn có hứng thú hãy dùng phương pháp lấy quẻ theo chiết tự để dự đoán cho cả 6 ứng viên này.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nncuong
Sáng lập
Sáng lập
Bài viết: 2500
Tham gia: 12:44, 03/09/08

TL: Ngô Bảo Châu và giải thưởng Fields???

Gửi bài gửi bởi nncuong »

Lễ khai mạc Đại hội toán học thế giới (ICM) sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hyderabad lúc 11h trưa (giờ Ấn Độ), tức là 12h30, giờ Việt Nam. Nhiều người đang nóng lòng chờ đợi những cái tên của Giải thưởng Fields được xướng lên. Đây lần đầu tiên, có một nhà Toán học mang quốc tịch Việt Nam, GS Ngô Bảo Châu được báo cáo tại phiên toàn thể của ICM.

Chỉ còn vài giờ nữa thôi, chúng ta cùng hồi hộp đón chờ =D>
Đầu trang

nthung
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 829
Tham gia: 12:19, 13/03/09

TL: Ngô Bảo Châu và giải thưởng Fields???

Gửi bài gửi bởi nthung »

Tôi vẫn tin tưởng rằng Mr Châu sẽ đem vinh quang về cho Tổ Quốc.
Đầu trang

nguyen quoc
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2299
Tham gia: 23:15, 05/08/09

TL: Ngô Bảo Châu và giải thưởng Fields???

Gửi bài gửi bởi nguyen quoc »

Là người VN,tôi cũng rất mong NBC được giải.Rất hồi hộp để nghe công bố danh sách những người được giải chiều nay vào giờ công bố danh sách. Tuy nhiên chúng ta cũng cần khách quan trong KH,thế giới rất nhiều nhân tài. Chúng ta đã rất tự hào vì có người VN lần đầu tiên được đọc báo cáo trước hội nghị toán quốc tế và cũng là người đầu tiên được xếp vào tốp những người là ứng cử viên nặng ký cho giải lần này.Gỉả sử,nếu NBC không được giải thì chúng ta cũng vui và tự hào,đừng đổ lỗi kiểu như chúng ta đã đổ lỗi cho dàn trọng tài quốc tế mỗi khi đội tuyển bóng đá Liên Bang Nga thua trận trên đấu trường QT trước đây.Hãy khách quan và chấp nhận thực tế!
Đầu trang

phanhoang
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1028
Tham gia: 23:11, 11/05/10
Đến từ: SG

TL: Ngô Bảo Châu và giải thưởng Fields???

Gửi bài gửi bởi phanhoang »

mong gs NBC sẽ mang vinh quang về cho VN. tự hào ghê^^
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nncuong
Sáng lập
Sáng lập
Bài viết: 2500
Tham gia: 12:44, 03/09/08

TL: Ngô Bảo Châu và giải thưởng Fields???

Gửi bài gửi bởi nncuong »

Lịch sử ngày 19/8 đã lặp lại. Tự hào Việt Nam.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Process
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 102
Tham gia: 11:08, 12/05/10

TL: Ngô Bảo Châu và giải thưởng Fields???

Gửi bài gửi bởi Process »

Cách đây ít phút, GS.Ngô Bảo Châu đến từ Mỹ, mang quốc tịch Việt Nam và Pháp đã được trao Huy chương Fields, cộng tác viên của VietNamNet tại Ấn Độ báo tin. Tại lễ khai mạc Đại hội Toán học thế giới (ICM), bà Pratibha Patil, Tổng thống Ấn Độ điều hành ICM và trao các giải thưởng cao quý của Toán học bao gồm: Huy chương Fields, Giải thưởng Nevanlinna, Giải thưởng Gauss và Huy chương Chern.


Đây không chỉ là niềm vinh dự đối với Việt Nam vì lần đầu tiên có một người mang quốc tịch Việt Nam giành giải thưởng này, mà còn là niềm tự hào của Châu Á, vì trước đó, có 3 Huy chương Fields đều thuộc về các nhà toán học mang quốc tịch Nhật Bản.

Trong lịch sử hơn 70 năm của giải Fields mới có 48 người được huy chương Fields.


Huy chương Fields năm 2006 đã được trao cho 4 nhà toán học: Terence Tao (Úc/Mỹ), Grigori Perelman (Nga), Andrei Okounkov (Nga/Mỹ), Wendelin Werner (Pháp.

"Xúc động và tự hào đến nghẹn cả tim", Viện trưởng Viện Toán học nói với cộng tác viên VietNamNet đang có mặt tại Ấn Độ.


Huy chương Fields
Huy chương Fields
"Chúng tôi thường mơ ước là đến một lúc nào đó, có người Việt Nam được giải Fields, nhưng không ngờ, nó lại đến nhanh như vậy. Giá mà các bác Phạm Văn Đồng, Tạ Quang Bửu và Lê Văn Thiêm còn sống để chứng kiến sự kiện này. Công lao xây dựng nền toán học Việt Nam của các bác và các thế hệ tiền bối đã góp phần đem đến sự diệu kỳ ngày hôm nay".

GS Trung chia sẻ, các nhà toán học ở các nước nghèo và các nước đang phát triển khi gặp ông đều coi thành tựu của GS Ngô Bảo Châu là một sự cổ vũ lớn lao đối với họ.

"Họ hỏi chúng tôi là làm thế nào mà các ông có thể đào tạo nên một con người như anh Châu. Tôi nói răng họ cần những nhà lãnh đạo như Phạm Văn Đồng, Tạ Quang Bửu và Lê Văn Thiêm và rằng đó là một quá trình lâu dài cần được cả xã hội quan tâm nâng đỡ".
VietNamNet sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về các giải thưởng tại ĐH Toán học thế giới và GS. Ngô Bảo Châu.


Những thông tin đặc biệt về GS. Ngô Bảo Châu

Ngô Bảo Châu (sinh ngày 15/11/1972)

Đơn vị công tác: Giáo sư của cả 3 cơ quan: Viện nghiên cứu cao cấp IAS Princeton (Mỹ); Khoa toán Đại học tổng hợp Paris 11 và Viện toán học (Việt Nam).

1986-1989: Học sinh khối phổ thông chuyên Toán, ĐHTH Hà Nội.

1988: Huy chương vàng tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Úc (đạt điểm tuyệt đối 42/42)

1989: Huy chương vàng tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại CHLB Đức (đạt điểm tuyệt đối 42/42)

1990-1991: Học tại ĐHTH Paris 6, Pháp

1992-1995: Học tiếp ĐH tại Trường sư phạm cấp cao Paris (ENS)

1993-1997: Làm nghiên cứu sinh tại ĐHTH Paris 11 với GS. G. Laumon. Bảo vệ luận án xuất sắc vào năm 1997.

1998-2004: Nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp tại ĐHTH Paris 13.

2004: Bảo vệ tiến sĩ khoa học (Habilitation)

2004: Được trao Giải thưởng Toán học Clay (cùng với GS G.Laumon). Giải thưởng này có từ năm 1999, mới trao cho 23 người. Người đầu tiên được trao giải Clay chính là A.Wiles- người đã chứng minh được Định lý cuối cùng của Ferma tồn tại hơn 300 năm. Ngay sau khi được trao giải thưởng này, thầy của Ngô Bảo Châu là GS G.Laumon đã được bầu làm Viện sĩ Viện hàn lâm Pháp.

2004- nay: Giáo sư tại ĐHTH Paris 11 (Pháp)

2005: Được Hội đồng học hàm Giáo sư nhà nước Việt Nam phong đặc cách giáo sư.

2006: Được mời đọc báo cáo tiểu ban tại ĐH Toán học thế giới tại Madrid (Tây Ban Nha). Chỉ có chuyên gia hàng đầu trong chuyên ngành mới được mời báo cáo.

2007- nay: GS tại Viện nghiên cứu cao cấp (IAS) ở Princeton (Mỹ)

2007: Được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức. Cho tới nay mới có 8 nhà toán học được vinh dự này. Giải thưởng được tặng cho các nhà toán học trẻ của Châu Âu, 3 năm một lần.

2007: Được trao Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp mang tên Sophie Germain. Giải này được trao hàng năm cho một nhà toán học Pháp.

2007- nay: GS đặc biệt tại Viện Toán học Việt Nam

2009: Công trình "Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie" (Bổ đề cơ bản cho đại số Lie) dày 169 trang của Ngô Bảo Châu đã được tạp chí Time bình chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.

2010: Được mời đọc báo cáo tại phiên toàn thể của Đại hội Toán học thế giới tại Ấn Độ.

Từ tháng 9/2010: sẽ chuyển sang làm GS của ĐH Chicago (Mỹ)
Sửa lần cuối bởi Process vào lúc 14:03, 19/08/10 với 1 lần sửa.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Xem quẻ Dịch”