CHÂN KIM

Hỏi đáp, luận giải, trao đổi về tử bình (tứ trụ, bát tự)
lightgroupvietnam
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 423
Tham gia: 18:09, 23/08/20

Re: CHÂN KIM

Gửi bài gửi bởi lightgroupvietnam »

Tại sao Can Mậu thì Tham Lang Hoá Lộc, Hữu Bật lại Hoá Khoa? Thái Âm lại Hoá Quyền mà Thiên Cơ lại Hoá Kỵ ?
Hỡi các bậc sư phụ , xin một lời thông não cơ bản .
Rồi mang danh Cao Thủ thông hiểu tử vi bát tự, chê người khác không hiểu tử vi, xem trọng Phan Tử Ngư giỏi đoán số.... rồi gọt chán lại xét Cung Mệnh chỉ nhìn Tham Đà đi vs Hoá Lộc là Độc Cách, mà chết vì Tham Lam, Đểu Gỉa,...
Úi giời ơi, Cao Thủ đếy 😱
Có ai cao thủ hơn không, chứ luận thế chán quá kk
Trên này chán nhỉ . Mang tiếng diễn đàn lý số lớn nhất Việt Nam cơ mà. Luận thế còn thua thằng trẻ trâu vừa làm vừa tự học Huyền học 1,5 năm sao
Tập tin đính kèm
2C65C8C4-0848-4340-900E-AE6B7CE6E337.jpeg
2C65C8C4-0848-4340-900E-AE6B7CE6E337.jpeg (53.82 KiB) Đã xem 544 lần
9DDFFEA9-C57E-4057-B547-97143F55303B.jpeg
9DDFFEA9-C57E-4057-B547-97143F55303B.jpeg (480.9 KiB) Đã xem 546 lần
Đầu trang

lightgroupvietnam
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 423
Tham gia: 18:09, 23/08/20

Re: CHÂN KIM

Gửi bài gửi bởi lightgroupvietnam »

Trích Cao Thủ Vio phương Lào Lào đó

Phan Phương Khánh
Thực ra, người có căn bản nhìn bát tự này không đến 1 phút đâu đã xem được rồi.
Đây cũng là 1 ví dụ rất nhỏ về: Cách cục của bát tự, quan trong hơn dụng thần. Thực ra, thì người giỏi họ xem họ sẽ cân nhắc thế cách và dụng thần, để đưa ra phán đoán.
Nhưng chú muốn nhấn mạnh lại 1 lần nữa, đừng bao giờ xem bát tự mà khư khư khái niệm dụng thần.
Bát tự, giống như xem phong thủy một ngôi nhà, phải xem HÌNH, THẾ trước, sau mới xem hướng và chi tiết của ngôi nhà.
Lại nói về tranh hợp: khi ngũ can có từ 2 can chở lên sẽ có tranh hợp. Nhưng dù tranh nhau cũng phải có thằng nó thắng chứ, tức là nó hợp được chứ. Không thể nói tranh hợp là không hợp. Trường hợp sẽ sảy ra hợp được ngay khi ở nguyên trụ hoặc tranh hợp mà không hợp được, cần có điều kiện để có can nó hợp được. Rồi còn có trường hợp nó phá không cho hợp... vân vân và mây mây.
Người chủ topic này cũng không hiểu gì về tử vi cả. Kể cho cháu nghe, người Việt mình chửi Phan Tử Ngư rất nhiều (cá chết đó), nhưng thử hỏi hiện nay liệu có ai người Việt xem tử vi thực chiến bằng ông ấy không? Theo chú không có đâu. Có thì toàn bốc phét.
Ông Phan Tử Ngư có nói câu này: trong mệnh cách có đa cách cục, nhưng luôn phải ưu tiên ĐỘC CÁCH - cái này cực kỳ chuẩn xác đấy.
Mệnh cách của cậu này Tham Đà là độc cách. Rất ít người hiểu rằng thẻm Hóa Lộc ( can mậu nên tham lang hóa khí là lộc) lại càng xấu, họ sẽ chết vì tham lam, đểu giả và bảo thủ.

Tưởng cao thủ thế nào . Lâu lâu lên Facebook hóng Quách Ngọc Bội & vài cao thủ khác viết vài bài đọc còn bổ ích hơn . Chả trách lập cái nhóm fb cùi bắp hơn 2k thành viên tự tự xướng với nhau 🥴🥴
Tập tin đính kèm
69C8C598-991A-4F16-8ADA-B996552AC1B4.jpeg
69C8C598-991A-4F16-8ADA-B996552AC1B4.jpeg (94.19 KiB) Đã xem 538 lần
Đầu trang

lightgroupvietnam
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 423
Tham gia: 18:09, 23/08/20

Re: CHÂN KIM

Gửi bài gửi bởi lightgroupvietnam »

Xuất thân bần hàn, từng phải "sáng đi xin cơm chay, tối về ngủ trong lò gạch nát", Lã Mông Chính sau này đã làm đến Tể Tướng cho 3 đời vua nhà Tống, để lại lời răn cho quân tử những lúc khó khăn đừng có nản lòng.
Thời thế xoay vần, bĩ rồi lại thái.

Phá Diêu Phú
(Bài phú Lò Gạch nát)
Quách Ngọc Bội dịch
--- Lã Mông Chính ---

Ở Trời có gió thổi mây trôi, vốn khó lường,
Nơi Người có họa phúc sớm chiều cũng vậy.
Con rết dù trăm chân, đi không nhanh bằng rắn,
Gà trống có đôi cánh, mà bay chẳng hơn ngan.
Sức ngựa khá đi ngàn dặm, không người khiển chẳng thể tự đến,
Chí người dù có ngút trời, không gặp vận cũng chẳng thể hanh thông.

Từng nghe:
Người ta sống ở trên đời,
Giàu sang đừng phóng túng,
Nghèo hèn chớ nhụt lòng.
Văn chương cái thế, Khổng Tử cũng có lúc khốn cùng ở nước Trần,
Võ lược siêu quần, Khương Tử Nha từng ngồi câu nơi sông Vị.
Nhan Hồi chết yểu, mà đâu phải là kẻ ác chi,
Đạo Chích trường thọ, vốn lại chẳng lương thiện gì.
Vua Nghiêu thánh minh, mà sinh con bất tài,
Cổ Tẩu gian tham, lại có con hiếu hạnh.

Trương Lương vốn bình dân áo vải,
Tiêu Hà từng làm thư lại đó thôi.
Yến Anh thân chẳng đầy năm thước, vậy mà làm Tể Tướng nước Tề,
Khổng Minh ở lều tranh nằm ngủ, có thể làm Thừa Tướng Thục Hán.
Hạng Vũ dù hùng mạnh, chẳng tránh được tự tử ở sông Ô,
Lưu Bang dẫu yếu thế, lại có được giang sơn vạn dặm.
Lý Quảng có thần uy bắn hổ, tới già vẫn chẳng tước chi,
Phùng Đường có tài cưỡi rồng, cả đời cũng không gặp cơ hội.
Hàn Tín lúc chưa gặp thời, cơm chẳng đủ ngày ba bữa,
Lúc vận đến, thắt lưng đeo ngọc ấn ba thước. Khi thời suy, lại phải chết dưới tay của bà Lã Hậu.

Có kẻ trước nghèo, mà sau được giàu sang,
Có người tuổi xanh yếu ớt, về già lại khỏe mạnh.
Lại có người đầy bụng văn chương, mà đi thi đến bạc đầu chẳng đỗ,
Cũng có kẻ tài mọn học nông, thế mà thiếu niên đã đậu đại khoa.
Mỹ nữ cung nga, vận thoái cũng thành ra kỹ thiếp,
Giang hồ kỹ nữ, thời đến lại được làm vợ đại quan.
Gái đẹp tuổi xuân, khối cô vớ phải chồng ngốc nghếch,
Trai tài tuấn tú, đầy anh lại lấy vợ vừa xấu vừa thô.

Giao long chưa đến hội, đành... ẩn dưới nước cùng đám cá rùa,
Quân tử lúc lỡ thời, thôi... chắp tay lép vế với bọn tiểu nhân.
Áo quần dẫu rách, cũng phải giữ dung mạo lễ nghi,
Ngoài mặt dù buồn lo, trong lòng phải suy lường rạch rõi.
Thời vận chưa đến, nên an bần giữ phận,
Tâm mà kiên quyết, chắc chắn có lúc thành công.
Người quân tử lúc đầu dẫu nghèo, vẫn có cái cốt cách tự nhiên ban tặng,
Bọn tiểu nhân khi giàu sổi, chẳng thể thoát cái dáng vóc co ro.

Trời chẳng được thời, Nhật Nguyệt cũng tối tăm,
Đất chẳng được thời, cỏ cây không phát triển,
Nước chẳng được thời, sóng gió dấy lên,
Người chẳng được thời, vận may chẳng đến.
Phúc lộc tài danh, vốn trời xanh định sẵn theo mệnh lý,
Giàu sang phú quý, ai mà chẳng ham,
Nhưng người nào thiếu căn cơ ở sinh thần bát tự, há có thể làm khanh tướng được chăng.

Xưa ta ở Lạc Dương,
Ban ngày đi xin cơm chay, đêm về ngủ trong lò gạch nát.
Áo quần chẳng kín tấm thân, cơm ăn không no cái dạ.
Người trên thì xa lánh, kẻ dưới cũng khinh khi.
Quãng đời ta hèn, ngoài ta ra chẳng ai mọn hơn vậy.

Nay ta tại triều cương,
Chức đến cực phẩm, tước tại Tam Công
Thân dù dưới một người mà lại trên ngàn vạn kẻ.
Giữ quyền trượng có thể đánh lũ tham quan, quản thanh kiếm có thể chém phường ô lại.
Áo gấm ngàn rương, đồ ăn quý trăm món.
Ra ngoài có vệ sĩ cầm roi dẹp đường, về nhà có giai nhân cung phụng.
Người trên lại yêu mến, kẻ dưới cũng tung hô.
Quãng đời ta sang, ngoài ta thì ai có thể được hơn nữa.

Đó chính là... Thời vậy! Vận vậy! Mệnh vậy!
Than ôi!
Người ta sống ở trên đời,
Lúc phú quý, xài hoài chẳng hết,
Khi nghèo hèn, có mơ cũng không được.
Thuận theo sự tuần hoàn của Trời Đất,
Xoay vần lại tới mối ban sơ.

Quách Ngọc Bội dịch
Tập tin đính kèm
A6A648DC-A953-4231-9B21-B849C597DCD7.jpeg
A6A648DC-A953-4231-9B21-B849C597DCD7.jpeg (424.79 KiB) Đã xem 519 lần
Đầu trang

lightgroupvietnam
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 423
Tham gia: 18:09, 23/08/20

Re: CHÂN KIM

Gửi bài gửi bởi lightgroupvietnam »

LUẬN VỀ MẬU THÌN (1988), KỶ TỴ (1989)
Nguồn: lụm Internet ( chưa kiểm chứng )

Thổ vốn nằm ở trung tâm nhưng phân phối đều trong bốn cõi. Phàm là tứ khí Kim, Thủy, Mộc, Hỏa sinh diệt tuần hoàn tất thảy phải lấy Thổ làm trung gian, làm điểm tựa để mà sinh mà diệt. Thổ điều hòa âm dương, Thổ gồm Mậu và Kỷ. Mậu ở trên trời là sương, xuống dưới đất là núi, nên là dương Thổ. Mậu vốn không có nguyên khí, sống nhờ Hỏa sinh. Kỷ là hơi từ đầm bốc lên, tạo thành mây, là nguyên khí của trời, là chân Thổ của đất.

Mậu như ánh sáng khi mặt trời sắp tắt, đẹp đẽ nhưng thiếu nguồn cơn. Nếu một người có trụ ngày thuộc Mậu mà các trụ khác có Thủy thì ráng chiều gặp nước, soi bóng long lanh, tạo ra kỳ quan rực rỡ. Nếu trụ năm trụ tháng gặp Quý thì như cầu vồng sau mưa, thật là thiên tượng. Những người có cách cục này sớm muộn cũng phú quý vinh hoa.

Mậu được Hỏa của Tỵ tôi rèn thành đồ hữu dụng, cứng rắn, kêu thanh nên người tuổi Mậu thường được lộc từ người tuổi Tỵ. Dần ở núi Cấn là khởi sinh của Bính, Bính là dương Hỏa thích hợp để sinh cho dương Thổ của Mậu. Dậu là đất Kim khi đến đây thì Kim vượng Thổ suy nên Mậu bị trộm mất nguyên khí. Vì thế, Mậu sinh ở Dần mà tử ở Dậu, gọi là Thổ hư ắt sụt. Người tuổi Mậu nên kết hợp làm ăn với người Tỵ, Sửu, Mùi nhất định sẽ được tương thuận.

Kỷ Thổ sống ở Dậu Đoài, tượng là đầm. Giáp Ất tương giao thành Thổ, khí đi lên thành mây, gặp sấm thì mưa xuống tưới nhuần cho đất. Người có can ngày là Kỷ Thổ, thích nhất là gặp Dậu ở địa chi, gặp Hợi thì Ất Mộc là mây gió đi lên, tức là nhiễu loạn. Kỷ là nguyên khí của trời, là chân Thổ của đất. Khí thanh đi lên, xung hòa khí của trời đất, khí trọc đi xuống, vạn vật sinh sôi, nên gọi nó là Thổ âm.

Kỷ thích được âm Hỏa của Đinh mà không ưa dương Hỏa của Bính. Đinh Hỏa vốn nằm trong Ngọ có thể sinh cho nhưng Ất Mộc ở đây lại trộm đào nguyên khí của Thổ, thành ra phải đến nơi Dậu thì Hỏa Đinh mới vượng, Kỷ Thổ mới có đất mà sinh. Khi đến Dần là nôi của Bính, Kỷ bị nung đốt làm cho biến đổi. Vì vậy, Kỷ sinh ở Dậu mà tử ở Dần, Hỏa nóng thì Thổ nứt. Người tuổi Kỷ khi cộng sự với Ngọ, Tý, Thân sẽ được nhiều cát lợi.

Thìn Thổ là kho của Thủy, nằm ở mé Đông nên gọi là thảo trạch, đất ướt, vạn vật nhờ nó sinh dưỡng mà thành. Thìn và Tuất tuy là tương xung nhưng lại thích được xung để mà khai phá. Thủy của Nhâm về hóa mộ mà được nghỉ ngơi tại Thìn nhưng lại có thể chuyển thành Quý Thủy. Trong bát tự Thìn gặp Nhâm Tuất, Quý Hợi là long quy đại hải, rồng về đại dương, thật là quý cách. Người tuổi Thìn sinh tháng 6, khốn khổ, thành bại bất định, tiến thoái lưỡng nan, khó bề như ý; Sinh ngày Mão, thăng trầm bất định, buồn nhiều hơn vui. Sinh giờ Tỵ, mọi sự thuận lợi, tai họa không đáng kể, dễ sinh đèo bòng; Sinh ngày Đinh Mão giờ Ất Tỵ, sinh vào mùa xuân thì luận là cách Ấn Thụ, sinh vào mùa hạ thì tự thân kiện vượng; sinh vào mùa thu thì luận là vận Tài; sinh vào mùa đông thì luận là sao Quan, bất kể Dụng thần các mùa như thế nào cũng đều có thể luận là mệnh cát. Chi năm tháng Ngọ Mùi thì có văn tài, nếu hành vận Quan lộc thì cát lợi.

Tỵ là tháng đầu mùa hạ, Hỏa vượng mà chứa Mậu Thổ nên người tuổi Mậu được nhờ tuổi Tỵ. Nếu năm đại vận đi về nơi có sấm lớn ở phía đông nam, thì hương vượng dồi dào, ngút ngàn sinh khí. Người sinh vào năm Tỵ mà gặp giờ Thìn thì lành, Tỵ cầm tinh rắn, Thìn ứng với rồng, rắn hóa thành rồng xanh, trong cách cục gọi là Thiên lý long câu, ngựa rồng phi vạn dặm. Người tuổi Tỵ sinh tháng 5, tài năng chí khí hơn người, phúc lộc lâu bền, gia đạo an khang, gặp nhiều may mắn; Sinh ngày Thân, dễ bị tai tiếng; Sinh giờ Tỵ, thăng trầm bất định; Sinh ngày Nhâm Thân giờ Ất Tỵ, nhật chủ tọa ở đất trưởng sinh, sao Học Đường, có thể phát tài cũng có thể bại tài, bôn ba cả đời trên trường danh lợi; Sinh vào tháng Mộc, hành vận phương bắc thì mệnh quý; Sinh vào tháng Thìn hoặc tháng Tuất tháng Sửu, đều là mệnh cát. Người tuổi Tỵ đem lại điều may cho Nhâm, Quý, Bính, Mậu.

Người sinh năm Mậu Thìn (1988) và Kỷ Tỵ (1989) mạng Đại Lâm Mộc. Mộc này bắt rễ ở Thổ Cấn và lấy Quý Sửu làm núi, nếu chi của năm tháng ngày không khắc thương phá hoại, thì Mộc này có mệnh phú quý, trong đó Mậu Thìn quý, thứ đến là Kỷ Tỵ. Lộ Bàng Thổ chở Mộc, Mậu Thìn gặp Tân Mùi là quý, Kỷ Tỵ gặp Canh Ngọ là lộc, chủ phúc; nếu gặp hai Thổ Bích Ốc, trong mệnh có Kiếm Phong Kim chặt gọt Mộc làm rường cột, thì mệnh cục này cát lợi nhất; nếu không có Kiếm Phong Kim, là Mộc bình thường trong núi. Mộc này bất luận sống chết đều thích gặp Thổ. Nếu Mộc ở dưới núi, bị Sơn Đầu Hỏa đốt cháy thì hung yểu họa hoạn; Giáp Thìn Ất Tỵ là Phúc Đăng Hỏa, Mộc gặp Thìn Tỵ tương sinh; nhưng gặp Giáp Thìn sẽ lành hơn gặp Ất Tỵ; Mộc này gặp hai Hỏa Tích Lịch, Thái Dương cũng lành, nhưng hai Hỏa không thể đồng thời xuất hiện. Nếu trong mệnh đã có Thổ, thì gặp hai Hỏa cùng lúc cũng lành. Thích gặp Thiên Hà Thủy, Mậu Thìn gặp Đinh Mùi là quý, tuy trong mệnh không có Thổ và núi, nhưng cũng cả đời no đủ, đây là cách cục Linh thố nhập thiên hà, nhưng phải sinh vào mùa thu thì vào mùa đông mới tốt; đồng thời gặp hai Thủy Khê Hải, cả đời bần hàn yểu mệnh, nếu trong mệnh có núi sẽ được giải cứu. Mộc này gặp Đại Hải Thủy thì có cách cục Thương long giá hải, nếu Mậu Thìn gặp Quý Hợi thì quý, lại gặp Giản Hạ Đinh Sửu thì tốt nhất, thứ đến là gặp Bính Tý. Mộc này không nên gặp các Kim. Thích gặp Tang Thạch Mộc, nếu gặp Quý Sửu thì tốt vô cùng.
Tập tin đính kèm
1E747324-F261-415E-861A-4847B08B70BC.jpeg
1E747324-F261-415E-861A-4847B08B70BC.jpeg (19.5 KiB) Đã xem 506 lần
Đầu trang

mayxanhmailamayxanh
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 41
Tham gia: 20:10, 20/08/20

Re: CHÂN KIM

Gửi bài gửi bởi mayxanhmailamayxanh »

Chú ơi, cho cháu hỏi một tí là chú đăng mấy bài này với mục đích gì ạ?
Được cảm ơn bởi: lightgroupvietnam
Đầu trang

lightgroupvietnam
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 423
Tham gia: 18:09, 23/08/20

Re: CHÂN KIM

Gửi bài gửi bởi lightgroupvietnam »

mayxanhmailamayxanh đã viết: 19:14, 03/01/22 Chú ơi, cho cháu hỏi một tí là chú đăng mấy bài này với mục đích gì ạ?
Chém gió chơi nè cháu ( vì gọi là chú)
Được cảm ơn bởi: mayxanhmailamayxanh
Đầu trang

lightgroupvietnam
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 423
Tham gia: 18:09, 23/08/20

Re: CHÂN KIM

Gửi bài gửi bởi lightgroupvietnam »

Xưa giờ chưa đi cà khịa ai, nay khịa xíu cho đỡ buồn =))

𝐀̂𝐍 𝐕𝐀̀ 𝐎𝐀́𝐍_ 𝐓𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐱𝐮̛̉ 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐱𝐮̛𝐚


"𝐀̂𝐧 𝐜𝐚̀𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚̂𝐦
𝐭𝐡𝐢̀ 𝐨𝐚́𝐧 𝐜𝐚̀𝐧𝐠 𝐬𝐚̂𝐮"

Vở Tuồng "Cuộc du lịch của anh Perrichon", đoạn chót làm cho tôi hết sức ngao ngán và bâng khuâng.

Anh Perrichon cùng vợ và con gái đi du lịch ở Thụy Sĩ. Trong khi đi lại có hai chàng trai trẻ cùng theo là Armand và Daniel, cả hai đều gắm ghé "tiểu thơ" Perrichon.

Armand được cái hân hạnh là cứu Perrichon ba lần: lần đầu ở tại Montauvert, khi Perrichon bị té ngựa, xuýt sa vào hố sâu thăm thẳm. Lần thứ nhì Armand "dàn xếp" cho một cuộc Perrichon bị thưa về tội phỉ báng được ổn thoả. Lần thứ ba, chàng lại cứu Perrichon khỏi phải đánh gươm với một võ quan. Armand giàu có, lại ưa làm ơn...

Còn chàng Daniel, thay vì "thích ra ơn" lại "thích chịu ơn". Chàng khôn khéo làm bộ té hố để Perrichon có dịp ra ơn cứu chàng... Bởi vậy, Perrichon thích chàng mà lại ghét Armand. Nên khi Armand giợm hỏi cưới con gái anh, thì anh lại nhứt định gả con gái cho Daniel.

Tại sao vậy? Vợ anh, con gái anh, mà cả thiên hạ chung quanh đều đinh ninh rằng rể của anh chắc chắn là người ân nhân của anh, cái người đã cứu tử hoàn sanh anh kia mà! Té ra, trái ngược lại, anh muốn gả con cho cái chàng chịu ân của anh, cái anh chàng hằng giờ hằng buổi nhắc nhở đến ân huệ cứu tử của anh...

Thật ra là một tấn kịch cốt làm cho người ta cười... cười ra nước mắt. Tâm sự của Perrichon là tâm sự của mọi người. E. Labiche là người rất am hiểu thâm tâm con người đó để vậy.

Daniel trách Armand rất đúng:

- Anh tưởng rằng, sự anh cứu ông là một kỷ niệm êm đềm cho ông lắm sao? Không. Không! Trái lại, nó chỉ nhắc nhở cho ông nhớ luôn rằng: thứ nhất, ông không biết cỡi ngựa; thứ nhì, ông đã sai lầm, mà mang định thức ngựa, mặc dầu bà vợ đã cản không cho mang; thứ ba, sự té ngựa vụng về của ông đã để một trò cười cho thiên hạ... Lại nữa, trong khi anh làm cách để ngăn ngừa không cho xảy ra cuộc đấu kiếm của ông, anh đâu có làm ân gì cho ông, mà trái lại, anh chứng minh cho ông thấy, như hai với hai là bốn, rằng anh không coi vào đâu cái can đảm anh hùng của ông..."

Thay vì làm ơn cho Perrichon như chàng Armand, Daniel làm bộ té hố, để cho Perrchon được cơ hội thi ân, được cơ hội hãnh diện với người chung quanh cái gan ruột anh hùng của mình... Làm ơn cho Perrichon, Armand vô tình chạm đến lòng tự ái của Perrichon; còn thọ ân Perrichon, Daniel đã cố ý làm tăng cái lòng tự đắc của Perrichon. Bởi vậy người ta bao giờ cũng yêu người mình ban ân hơn là người mình thọ ân.

Thọ ân người tức là chịu có người trên mình, còn ban ân người tức là được ở trên người. Chữ Ân là chữ đè trên chữ tâm. Mà chữ nguyên tự là hình vẽ một người đứng giữa bốn vách tường, đồng với chữ tù. Người xưa bày ra chữ Ân, thật là khám phá được tâm sự của người vậy.

Trách nào cổ nhân không thường bảo ta:

"𝐓𝐡𝐢 𝐚̂𝐧 𝐦𝐚̣𝐜 𝐧𝐢𝐞̣̂𝐦
𝐓𝐡𝐨̣ 𝐚̂𝐧 𝐦𝐚̣𝐜 𝐯𝐨𝐧𝐠"

Thi ân là làm nhục lòng tự ái của người; thường thường kẻ làm ân hay có khuynh hướng tự hào và ngạo nghễ... Vì làm ân cho người tức là đàn áp được người, làm chủ người ta... Bởi vậy, cổ nhân muốn chế lại, bảo: "Thi ân mạc niệm..."

Thọ ân là bị nhục đến lòng tự ái, thường hay tìm cách để thoát khỏi cái nhục ấy bằng sự bội ân... Bội ân bằng đủ phương thế. Vậy chớ tìm cách trả ân, không phải là tìm cách để thoát khỏi một cái "nợ", hơn nữa, một cái "nhục" là bị người ban ân hay sao?

Một nhà tư tưởng có nói: "Vội vàng trả ân, là tỏ ra vội vàng phản bạc". Người ta không muốn mang ân mình lâu ngày... Vì vậy, "óc bội phản chỉ là óc cao ngạo, tỏ ra một "tâm hồn tự do"[xiii], thế thôi. Nó là tâm trạng hết sức tự nhiên của loài người. Bởi thế, cố nhân mới lo lắng căn dặn: "Thọ ân mạc vong..."

Chàng Daniel rất am hiểu tâm lý của Perrichon, nên thay vì lo "dàn xếp" một cách công khai dàn giá như Armand, anh ta lén viết thư cho Cảnh sát hay để can thiệp không để cho cuộc đấu kiếm xảy ra. Mỗi khi chàng muốn làm một cái ơn gì cho Perichon, thì chàng làm một cách "núp lén", "che đậy"... bao giờ anh cũng tránh cho Perrichon đừng mất mặt. Anh nói: "Khi mà tôi phải bước chân vào cảnh khổ của người đồng loại của tôi, thì tôi bao giờ cũng đi bằng dép rơm, và không dám mang theo một chút ánh đèn nào cả, phập phồng cũng như tôi đi vào cái lò thuốc đạn vậy". Thật anh dùng chữ rất đúng: cái cảnh khốn khổ của người ta quả thật là một cái lò thuốc đạn. Không khéo, một chút lửa đủ cho nó nổ bùng ra dữ tợn...

Còn gì rõ ràng hơn nữa: Chính Perrichon cùng đã phải bực dọc la lớn lên rằng:

"Không, không, ông ạ, người ta không thể đàn áp tôi được nữa đâu!... Thôi đi, những giúp đỡ, những ân huệ của người ta...!"

*

Câu chuyện tuy trớ trêu, nhưng mà miêu tả được một cách sâu sắc tâm sự của loài người lòng tự ái khiến ta làm những điều quái gở.

Cũng như câu chuyện về cái chết của Hàn Tín sau đây là một.

*

Thuở nhỏ, mỗi khi đọc đến cái chết của Hàn Tín thì trong lòng thấy như có điều bất mãn... Sau khi ném quyển sách đi, lòng không khỏi ngậm ngùi thương tiếc... Thương tiếc rồi lại trách Bái Công phi ân bội nghĩa đủ điều...

Nhưng về sau, có được chút ít tuổi và kinh nghiệm sự đời... thì lại trông thấy Hàn Tín sở dĩ bị tru diệt, không riêng gì lỗi ở Bái Công, mà chính nơi cách xử thế vụng về của Hàn Tín.

Ta thử tìm hiểu hai tâm hồn ấy.

*

Hàn Tín xuất thân nghèo khổ. Lúc chưa gặp thời, câu cá ở dưới thành. Có Phiếu mẫu thấy Tín đói, cho Tín ăn cơm. Tín mừng bảo:

- Tôi tất có lúc đền ơn bà!

Phiếu mẫu giận, nói:

- Kẻ đại trượng phu không nuôi nổi thân, tôi thương cậu mà cho cơm ăn, há lại mong đền ơn ư!

Trong hàng thịt ở Hoài âm, có chàng trẻ tuổi trêu Tín, giữa đám đông, nhiếc Tín:

- Tín có dám đâm chết được tao không? Không đâm được, hãy luồn trôn tao đây!

Tín nghĩ mình chưa làm gì nên đại nghiệp, mà nay phải lôi thôi, có khi đến mạng thường mạng với một tên vô loại này, thì cũng tủi... thật, nên dằn lòng nhẫn nhục, chui qua háng chàng kia... Người cả chợ đều cười Tín, cho là hèn nhát.

Đến khi Hạng Lương qua sông Hoài, Tín chống gươm theo hầu... Hạng Lương thua, lại theo về tới Hạng Võ. Võ cho làm lang trung chấp kích. Nhiều lần bày mưu cho Hạng Võ, nhưng Võ không dùng.

Hán Vương khi vào Thục, Tín trốn Sở về với Hán. Lại chỉ được phong làm chức Liên Ngao, coi kho lúa. Tiêu Hà và Đặng Công biết là người đại tài, đã không biết bao lần tiến cử Hán Vương mà Hán Vương vẫn không trọng dụng, nên Hàn Tín bỏ Hán mà trốn đi... nếu Tiêu Hà không chạy theo bắt kịp.

*

Trở lên, ta thấy Hàn Tín một đoạn đời đã trải qua không biết bao nhiêu tủi nhục. Bởi vậy, trong tâm hồn bao giờ cũng bị cái tâm cảm tự ty... lòng tự ái đã bị chạm nặng và dồn ép lâu ngày khiến nên trong đời chàng không biết bao lần ngoan ngạnh và khiêu khích... đối với Hán Vương.

Tiêu Hà rất am hiểu tâm sự ấy của Hàn Tín nên khi Hán Vương thấy giác thư của Trương Lương, muốn phong Tín làm Đại Tướng một cách suông, bèn nói:

- Bệ hạ muốn phong cho Hàn Tín cách nào?

- Thì vời y đến mà phong chứ sao?

Tiêu Hà lắc đầu, nói:

- Không được. Bệ hạ vốn đã kiêu ngạo không thủ lễ với Hàn Tín lâu nay rồi, giờ lại phong một chức Đại Tướng mà hình như gọi một đứa trẻ con. Ở Bệ hạ thì cho thế là trọng, mà theo ý ngu thần e rằng Hàn Tín rồi sẽ cũng đi mất.

Hán Vương nói:

- Vậy thì phải phong cách nào?

- Nếu bệ hạ muốn phong Hàn Tín, nên chọn ngày chay giới, lập đàn tế cáo thiên địa như Hoàng đế phong cho Phong Hậu, Vũ Vương phong cho Lữ Vọng vậy... tức là lễ bái tướng.

Hán Vương bằng lòng. Đấy là Hàn Tín đặng hả lòng... mà Hán Vương đã bị chạm, một cách vô tình, lòng tự ái rồi... Lòng Hán Vương đã bị một tỳ vết, hột giống đã khởi đầu âm thầm bắt mộng...

*

Lúc Hàn Tín tương binh đại phái Tam Tần và lấy Hàm Dương rồi, thì Hán Vương bàn với Hàn Tín tính việc đông chinh. Tín không bằng lòng, cố hết sức giãi bày những việc lợi hại, thế mà Hán Vương vẫn không nghe. Mặc dầu Trương Lương hết sức cản ngăn, Hán Vương cũng nằng nằng quyết một, lấy ấn soái của Hàn Tín lại mà ban cho Ngụy Báo. Trận ấy Hán Vương làm một việc liều lĩnh phi thường, nên bị Hạng Võ đánh một trận không còn manh giáp, xuýt bỏ thân trong trận địa.

Người như Hán Vương khôn ngoan sâu sắc, thời thường bao giờ cũng nghe Tử Phòng, cung kính như bậc thầy... Thế sao, ngày nay bỗng dưng hôn ám, đã không chịu nghe Hàn Tín lại chẳng kể Tử Phòng? Trước sự thành công rực rỡ của Hàn Tín... "trăm trận trăm thắng"... trong thâm tâm Hán Vương không mấy vui lòng... Cơ hội đến, Hán Vương muốn tỏ rằng mình cũng có tài chinh phạt như ai... Bởi vậy, mới có cái cử chỉ sỗ sàng là cướp ấn nguyên nhung mà trao cho Ngụy Báo, làm một việc dại dột càn rỡ mà một người thông minh như Hán Vương lắm khi tự hỏi với lòng không hiểu làm sao mà cắt nghĩa.

Cách xử lý vụng về và vô tâm ấy của Hán Vương lại chạm đến lòng tự ái của Hàn Tín thêm một phen nữa.

Bởi vậy, khi Hàn Tín trả ấn nguyên nhung về cố thủ Lạc Dương, Hán Vương cho triệu cũng không về. Tiêu Hà bâng khuâng nói với Tử Phòng:

- Hàn Tín từ khi ở Lạc Dương về, thường phàn nàn rằng: Hán Vương không nghe lời nói phải, lại cướp tướng ấn mà cho Ngụy Báo, không nhớ đến công phá Tam Tần, lấy Hàm Dương. Khi nghe Đại Vương (Hán Vương) bị thua rất nặng ở Truy Thủy, thì Tín lại đóng cửa không tiếp khách, tôi đến mấy lần cũng không được tiếp, xem ý như muốn cho Vương tự thân đến mời mới được vậy...

Câu nói ấy của Tiêu Hà thật là tỏ rõ được tâm sự của Hàn. Óc làm phản của Hàn, đã bắt đầu manh nha trong tiềm thức. Nếu Trương Tử Phòng không dùng kế khích ông ta thì Hàn Tín chưa chắc chịu nghe lời triệu của Hán Vương mà về Huỳnh Dương mưu phá Sở.

Hán Vương vì lợi cho đại nghiệp của mình, nên bấm bụng bỏ qua cái tội không tuân mạng của Hàn... nhưng trong thâm tâm lòng tự ái đã bị chạm nhiều rồi.

Trong tâm phế của hai người, sự găng nhau càng ngày càng tăng thêm... Nơi Hàn Tín thì lập tâm phản nghịch, nơi Lưu Bang thì sanh dạ bội ân.

Bởi vậy, sau khi Hàn Tín bình định nước Tề rồi, Hán Vương sai sứ đến mời về cùng hợp sức phá Sở. Hàn Tín thừa dịp, bắt bí Hán Vương, viết biểu về tâu xin phong ấn Tề Vương rồi sau sẽ phá Sở. Đấy là cách trả đũa sự cướp ấn nguyên nhung thuở nọ.

Hán Vương xem biểu đòi phong Tề Vương của Tín liền nổi giận:

- Thằng nhãi nầy lại dám giở giọng như thế ư? Ta bị khốn ở đây đã lâu mong nó về giúp ta, chẳng ngờ nó lại chực xưng bá xưng vương như vậy!

Trương Lương, Trần Bình vội sẽ bấm chân Hán Vương rỉ tai nói:

- Đại Vương tuy được mấy chục quận lớn của Sở. Nhưng hiện nay quân Sở đóng ở dưới núi Quảng Vũ để đánh ta, quân ta hiện đang bất lợi, vậy ta có sức đâu cấm nổi Hàn Tín không cho tự lập làm Vương. Chi bằng hãy cứ phong cho hắn, khiến hắn vui lòng thì rồi hắn sẽ giúp Đại Vương được việc. Nếu không mà để hắn tự biến thì sẽ lại sinh một mối lo to.

Thế là Hán Vương một lần nữa phải bấm bụng mà phong vương cho Hàn Tín. Ở vào địa vị Hán Vương, mình là chúa, mà bầy tôi kiêu ngạo ỷ tài, lấn áp và khu sách mình dường ấy... lòng tự ái bị thương tổn không biết là chừng nào. Nhẫn được, nếu không phải là Bái Công chưa ắt có người làm nổi. Nói thì có hơi quá, chứ cái nhục của Hán Vương ngày nay còn nhục hơn là cái nhục của Hàn Tín luồn trôn thuở nọ.

Cái ấn Tề Vương của Hàn Tín thật khó lòng mà bền vững được. Người mà có cái chí đồ vương định bá, khuấy nước chọc trời như Bái Công có thể nào chịu nổi cái nhục ấy không? Chịu nổi nó, chỉ có Bái Công và cũng nhờ thế mà Bái Công làm nên nghiệp đế. Nhưng cái vết thương lòng không làm sao mà hàn gắn được. Cái tước Tề Vương của Hàn Tín, tuy xứng đáng thật, nhưng ngày nào nó còn... nó là cái tiếng chửi trên đầu Hán Vương, là cái gai nhọn trong con mắt của Hán Vương... nó hằng nhắc nhở cho Hán Vương sự sút kém nhục nhã của mình. Cho nên thiên hạ vừa định được, thì cái lo nghĩ trước nhất của Hán Vương là cướp lại ấn Nguyên Nhung của Hàn Tín. Sự đã rõ ràng hết sức.

*

Việc ấy ai mà không rõ, thế mà chỉ có Tín không chịu hiểu.

Hàn Tín tuy hả lòng trả được cái nhục cướp ấn nguyên nhung, lên ngồi trên điện Tề Vương để chịu lễ chào mừng của trăm quan thuộc hạ, nhưng đâu có dè chính ngày ấy là ngày tự rước cái vạ ở cung Vị Ương sau nầy vậy.

Khoái Triệt khuyên Hàn Tín:

- "Thiên hạ lúc mới loạn, các anh hùng hào kiệt cùng gào, cùng thét. Người trong thiên hạ đều như sương đùn, mây hợp, lửa bốc, gió tuôn... cá mè một lứa... Trong lúc ấy chỉ lo có một điều là làm sao cho mất nhà Tần mà thôi".

"Bây giờ Hán Sở tranh nhau, khiến cho những kẻ vô tội dưới gầm trời, óc gan lầy đất, cha con phơi sương ở giữa ruộng đồng, không sao kể xiết...

"Sở cất quân từ Bàng thành, vừa đánh vừa đuổi... đến mãi Huỳnh Dương... oai danh lừng lẫy thiên hạ. Thế mà quân lại bị khốn ở Kinh Sách, bức bách ở Tây Sơn. Đã ba năm rồi không sao tiến được nữa.

"Còn vua Hàn thì đem vài mươi vạn quân, giữ Cung, Lạc, nhờ cái thế hiểm của núi sông. Nhưng một ngày đánh mấy trận, không được lấy tấc công. Thua chạy không ai cứu, bại ở Huỳnh Dương, bị thương ở Thành Cao bèn chạy sang miền Uyển Khí.

Thật là "khỏe cũng khốn, mà khôn cũng khốn".

Trăm họ khổ sở kêu ca, nhong nhóng không nơi nương tựa. Cứ như tôi tính trừ phi hạng Hiền Thánh trong đời, không sao dẹp yên nổi tai vạ trong đời...

"Hiện nay tính mạng hai vua, treo cả ở tay Ngài. Ngài giúp Hán thì Hán được, mà sang Sở thì Sở được! Tôi xin mở lòng dạ, phơi gan mật, bày kế ngu, chỉ sợ Ngài không biết dùng. Nếu Ngài thực biết nghe kế của tôi, thì không gì bằng giúp cả đôi bên mà để họ còn cả! Chia ba thiên hạ ra như ba chân vạc, thế không ai dám động binh trước. Ngài giữ đất cường Tề, gồm đất Yên đất Triệu chẳng đủ dựng nên cơ nghiệp lớn ư?

"Tôi nghe Trời cho mà không lấy sẽ có họa hại, thời đến mà không làm sẽ phải tai ương. Vậy ngài nghĩ cho kỹ".

Hàn Tín nói:

"Vua Hán đãi tôi rất hậu, tự đem xe cho tôi đi. Tự cởi áo cho tôi mặc. Tự sẻ cơm cho tôi ăn. Tôi nghe: Đi xe người ta thì mang lo cho người ta. Mặc áo người ta thì bận nghĩ vì người ta. Ăn cơm người ta, thì chết về việc người ta. Tôi há tham lợi mà quân nghĩa ư!".

Khoái Triệt nói:

"Ngài tự cho là thân với vua Hán, muốn dựng cơ nghiệp muôn đời! Tôi trộm nghĩ, không gì lầm hơn nữa...

"Xưa, khi Thường Sơn Vương cùng Thành An Quân lúc còn áo vải, cùng nhau kết làm bạn sống chết với nhau. Về sau, cãi nhau về chuyện Trương Áp, Trần Thạch mà hai người trở lại thù nhau. Thường Sơn Vương phản Hạng Vương đem đầu Hạng Anh mà trốn sang với Hán Vương, lại nhờ Hán Vương xuống miền Đông giết Thành An Quân ở phía Nam sông Kỳ, đầu một nơi, chân một nẻo. Rút lại, làm trò cười cho thiên hạ. Hai người ấy là hai người chơi thân với nhau nhất ở trong đời, vậy mà rút cuộc đến giết lẫn nhau là vì sao? Hại sinh ra bởi muốn nhiều, mà lòng người khó lường được!

"Nay Ngài muốn giữ trung tín để cầu thân với vua Hán, tất cũng không sao bền hơn tình bè bạn của loại người kia. Còn việc thì nhiều việc còn lớn hơn là chuyện Trần Thạch, Trương Áp nữa kìa. Vậy, việc Ngài tin vua Hán quyết không hại Ngài, tôi cho là một việc lầm to tát vậy. Đại Phu Văn Chủng và Phạm Lãi làm cho nước Việt mất mà lại còn, giúp cho Câu Tiễn được nên nghiệp bá... thế mà rồi kẻ thì chết, người trốn. "Muông nội đã hết, thì chó săn cũng giết đi mà ăn thịt". Nói về tình bạn, thì Ngài và Hán Vương không được bằng Thường Sơn Vương và Thành An Quân mà nói về trung tín, thì chẳng qua Ngài như Văn Chủng và Phạm Lãi đối với Câu Tiễn là cùng. Cứ xem hai người đó là đủ. Xin Ngài nghĩ cho sâu điều đó.

Vả lại tôi nghe "dũng lược mà át cả chủ thì khốn thân; công lớn mà trùm cả đầu thì mất thưởng". Nay tôi xin kẻ những công lược của Đại Vương: Ngài sang qua Tây Hà, tóm vua Ngụy, bắt Hạ Thuyết: dẫn quân xuống Vĩnh Hình, giết Thành An Quân, tuần đất Triệu, hiếp đất Yên, định đất Tề; sang Nam đánh tan quân Sở hai mươi vạn; qua Đông giết Long Thơ, quay về Tây để trả lời... Kể ra thì công ấy trong thiên hạ không hai, mà lược ấy không mấy đời đã có. Nay Ngài đem cái "oai át cả chủ", cầm cái "công hết lối thưởng" mà về Sở, thì người Sở không tin, về Hán, thì người Hán hoảng sợ... Ngài định mang cái đó về đâu? Thế ở địa vị kẻ làm tôi mà cái oai át cả chủ, danh cao nhất thiên hạ... Tôi trộm nghĩ lấy làm nguy cho Ngài".

Hàn Tín cảm ơn... nhưng dùng dằng. Khoái Triệt thấy thế bảo thêm:

- Quyết đoán cần cho người khôn, ngờ vực làm hại công việc. Đắn đo việc nhỏ thường bỏ sót việc lớn. Trí ta biết rõ mà gan ta không dám làm trăm sự tai vạ gây ra đều vì thế cả. Bởi vậy mới có câu: "Hùm thiên lần lữa không bằng ong độc đốt liều! Ký ký xo ro không bằng ngựa hèn sấn bước! Tuy khôn bằng Thuấn, Vũ, ngậm miệng không nói, không bằng kẻ câm điếc lấy tay chỉ vẫy...

"Lời nói ấy của tôi, biết làm mới quý. Công là cái khó nên, mà dễ hỏng. Thời là thứ khó được, mà dễ mất. Thời ru! Thời ru! Qua mà không trở lại. Xin Ngài xét rõ cho!".

Hán Tín nấn ná không nỡ phụ Hán. Lại tự cho là nhiều công, dù sao Hán đâu có nỡ cướp nước Tề của mình, bèn từ tạ Khoái Triệt.

*

Ở đây ta thấy Hàn Tín không thông tâm lý người đời. Cái chết của Hàn Tín sau nầy cũng nơi chỗ ngu đó.

*

Còn gì rõ ràng hơn được nữa lời can ngăn cuối cùng của Khoái Triệt. Khi nghe Hàn Tín sắp khởi binh kéo đến Thành Cao giúp Hán Vương đánh Sở, Khoái Triệt vội vã vào thăm. Hàn Tín hỏi:

- Tiên sinh lâu nay đi không trở về bởi tôi ngày trước không biết nghe theo lời dạy. Nay đến đây thăm tôi, chắc hẳn là có cao ý gì?

- Tôi chịu ơn tri ngộ của Ngài không nỡ lâm vào cái vạ tày đình.

- Cái vạ tày đình như thế nào?

- Ngài đóng quân ở đây, Hán Vương bị Sở vây khốn ở Cổ Lăng, mấy lần cho vời mà Ngài kháng cự không chịu về cứu. Lẽ nào Ngài không còn nhớ việc ấy! Vì không còn có cách gì sai khiến cho nổi, bất đắc dĩ Hán Vương mới sai Trương Lương đem hịch văn đến phong cho ngài làm Tam Tề Vương. Chia đất phong cho, đó là lấy lợi mà đấm miệng để Ngài đem quân về giúp. Đâu phải vì Ngài công to mà được hạ thưởng một cách tuyệt vời như thế, thực ra chỉ vì muốn cho Ngài phá Sở để đồ thiên hạ cho người ta.

"Tôi chắc rằng sau khi bình định, họ sẽ không bao giờ để cho Ngài ngất ngưởng ngồi trên ngôi Vương mà hưởng cái phúc thái bình đâu. Bấy giờ họ sẽ nhớ lại cái thù mà Ngài chống mạng bắt bí lúc bấy giờ, và lại lo rằng Ngài có chí đồ vương, họ sẽ quyết kế hại Ngài để di trừ cái bệnh tâm phúc, và mưu cái nghiệp vững bền cho con cháu. Vậy ngay bây giờ, chi bằng thừa lúc hai vua đều mệt mỏi cả, Ngài chiếm lấy đất Tề, chia ba thiên hạ mà đứng thành chân vạc mới có thể giữ được vô sự. Chứ nếu lại không nghe lời tôi mà đi phá Sở, sau khi Sở về, Ngài sẽ không sao tránh khỏi cái vạ tày đình. Ngài rất nên nghĩ kỹ".

Tín nói: "Lời nói của tiên sinh thật là suốt lẽ, nhưng lòng Tín nầy thực không nỡ bội Hán...".

Triệt nói: "Bây giờ không nghe lời tôi, ngày khác khi bị hại, sao cho khỏi hối!".

*

Thật lời Khoái Triệt như lời tiên tri... Có gì lạ, nó là cái lẽ dĩ nhiên phải như thế. Hàn Tín đâu phải là không thông minh, thế mà chuyện người thì sáng mà chuyện mình thì quáng... chỉ vì đem tình cảm chen ngăn vào lý trí không phải chỗ. Hán Tín đa cảm, chỉ thấy lấn được Hán Vương là thỏa lòng, thấy được người ta chiều mình là đắc chí... Trăm lần khôn, một lần ngu... cũng đủ chết.

Về sau, việc mà Khoái Triệt tiên tri, Tín đã thấy thực hiện rõ ràng không sai một. Thế mà không còn biết thân, cao bay xa chạy... lại còn ngông nghênh tự đắc... chạm thêm vào lòng tự ái của Hán Vương nữa...

*

Bấy giờ Hán Vương bình định bờ cõi, nhất thống san hà rồi, Hán Tín không được trọng dụng... ngày tháng ăn không ngồi rồi... cũng bị giam lỏng ở trại triều. Thế mà khi Hán Vương cho vời hỏi chuyện thì lại dở giọng làm khôn...

Hán Vương hỏi:

- Như trẫm đây, khanh liệu có thể cầm nổi bao nhiêu quân?

Tín nói:

- Bệ hạ bất quá cầm được độ mười vạn quân là cùng.

Hán Vương lại hỏi:

- Còn như tướng quân thế nào?

Tín nói:

- Như thần thì càng nhiều bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu.

Hán Vương cười, hỏi nữa:

- Càng nhiều càng tốt, cớ sao lại còn bị trẫm bắt?

Tín nói:

- Bệ hạ không giỏi cầm quân, nhưng giỏi cầm tướng, vì thế mà thần bị bắt. Vả lại, bệ hạ có trời vừa giúp, nên sức người sao thể theo kịp.

Hán Vương tuy cười nói, nhưng lòng không vui, lại càng thêm nghi kỵ... nên cho về nhà riêng dưỡng bệnh, chứ không tính đến việc cất dùng.

*

Thật cách xử thế của Hàn Tín vụng không biết chừng nào. Khi mà tâm địa của Hán Vương đã hiện rõ như ban ngày, vậy mà còn khoe tài cậy khôn thì làm sao mà không bị hại cho được.

Đợi đến lúc bị trói đem chém ở lầu chuông cung Vị Ương, mới tỉnh ngộ:

- Ta bởi không nghe lời Khoái Triệt ngày trước, đến đỗi bị bọn đàn bà con nít nó lừa dối...

*

Hàn Tín chết... Hán Vương xem biểu mừng lắm, nhưng rồi nhớ lại công lao to lớn của Hàn Tín bụng những ngậm ngùi... thương xót, nước mắt dầm dề...

Người ta bảo, cái khóc của Hán Vương là giả dối... Không. Nó là biểu hiện của một sự tranh chấp mãnh liệt nơi lòng của Hán Vương: cười, là hả được lòng tự ái, mà rơi nước mắt dầm dề là nghĩ đến cái án bội bạc của mình nó cũng đang giày xé tâm can...

Ân càng thâm thì oán càng sâu là thế.

Tâm sự Hán Vương là tâm sự chàng Perrichon; tâm sự Hàn Tín là tâm sự chàng Armand vậy?

*

Ở trường hợp của Tín, phải xử như thế nào?

Nếu không dùng cương đạo như lời Khóai Triệt đã khuyên, thì sao không biết theo nhu đạo mà làm như Trương Lương tịch cốc...[xiv]

Trương Lương không bao giờ chạm đến lòng tự ái của Bái Công. Ông dư hiểu: công cao thì bị ghen, ngôi tốt thì bị ngờ, nên thường thác bệnh ngồi rỗi ở nhà, suốt ngày tịch cốc. Hễ ai đến chơi thì lại nói: "Người ta sinh ra trong trời đất, chẳng khác như bóng câu qua khe cửa, trăm năm như cái chớp mắt mà thôi. Tôi muốn lui vào trong chỗ núi rừng, tìm tiên học đạo để làm cái kế trường sinh, chứ hết thảy công danh chẳng qua như những đám phù vân có gì là thú. Chỉ vì nay đội ơn Hoàng đế quyến luyến nên chưa nỡ bỏ đi đấy thôi. Thực ra lòng tôi vốn không ham thích cái vinh hoa phú quý ở đời; huống chi tấm thân đa bệnh, khí huyết suy lần, nếu không sớm tìm cách tu dưỡng lấy mình, e một mai tính khí hư hoa đi rồi thì dẫu có muốn tu cũng là vô ích...".

Đấy là lời ông gián tiếp nhắn với Hán Vương.

Quả thật vậy, Vua nghe được câu chuyện ấy, mặc dù thấy ông thác bệnh không năng vào bệ kiến, cũng không ngờ vực nữa.

Tuy vậy, một hôm vua lại hỏi dò:

- Trẫm từ được tiên sinh từng làm nên nhiều công trận. Trẫm định sẽ lấy nước lớn phong cho để đền ơn tiên sinh trong muôn một.

Nếu là Hán Tín ắt đã tỏ lòng mừng rỡ biết ơn rồi... Trương Lương khôn ngoan trả lời:

- Thần từ khi theo bệ hạ vào đất Quan Trung, phước chí tâm linh, nhiều khi tình cờ tính toán mà đúng việc. Đó cũng bởi lòng trời muốn giúp bệ hạ chứ đâu phải là tài năng của thần. Nay bệ hạ phong thần là Lưu hầu, một kẻ áo vải mà đã được như thế đối với thần đã quá lắm rồi. Sau khi đã đội ơn dày của bệ hạ, thần muốn xa lánh trần gian theo Xích Tùng Tử mà đi chơi, nghiên cứu cái phép tịch cốc, tìm kế trường sinh. Đến như ngọc vàng chói mắt, mũ áo đầy nhà, những cái mà người ta thèm muốn không được, tấm thân đa bệnh, yếu ớt nầy không sao kham nổi. Thật, thần không dám mong mỏi thạnh ân hơn nữa.

Vua thấy Lương từ chối, ý tứ khẩn thiết cho phép về nhà dưỡng bệnh, mỗi tháng phải một lần vào chầu.

Lương từ đó đóng cửa, không bước chân ra ngoài, ngồi nhà mà tu tâm dưỡng tính. Mỗi tháng chỉ theo các quan vào chầu một lần, khi lui chầu tuyệt không nghĩ đến điều gì cả.

*

Đấy là cái đạo "công thành thân thối, minh triết bảo thân" tức là cái đạo "ngoại kỳ thân nhi thân tồn"[xv] và "bất tranh nhi tiện thẳng"[xvi] của cổ nhân vậy.

Hiền giả Epictète nói: "Hai con chó con đương giỡn với nhau. Nếu ta liệng cho chúng một miếng xương, chúng sẽ cắn nhau trối chết". Tuy là lời nói tầm thường mà bao hàm một thứ triết học sâu xa không biết chừng nào...

Đem loài chó để ám chỉ loài người thì cũng hơi đắng cay... đau đớn thật, nhưng sự thật như thế, biết sao bây giờ!

"Miếng xương" có thể là một miếng đất hay một tòa nhà, một ngôi khanh hay một vương vị... Hễ cùng cho có một giá trị như nhau mới có cùng nhau tranh đấu... Trái lại thì không. Người ta có đi tranh với chó miếng xương vụn hay không? Kẻ mà chí đã gác ngoài thế sự, xem vinh hoa như bả phù vân... thì còn đi chơi với người tôi cái ngôi khanh tướng làm gì được. Hán Tín và Hán Vương tranh nhau bởi hai người này cho cái phú quý vinh hoa là sanh mạng. Chứ với Tử Phòng thì Hán Vương có muốn tranh, cũng không thấy có chỗ nào cùng tranh cho được. "Phù duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh". Chỉ vì không tranh nên thiên hạ không sao cùng tranh được là thế.

Trong sách Trang Tử có câu chuyện ngộ nghĩnh nầy: Huệ Tử làm tướng quốc nước Lương. Trang Tử tính qua thăm ông chơi.

Nhưng có kẻ nói riêng với Huệ Tử: "Trang Tử qua đây là cùng ông tranh ngôi tướng quốc đó".

Huệ Tử sợ, cho kẻ canh gác biên giới, đợi Trang Tử qua thì bắt.

Trang Tử biết chuyện ấy, không đi.

Sau rồi lại đến, gặp Huệ Tử, Trang Tử nói: "Phương Nam có con chim gọi là Uyên Sồ, ông có biết không? Uyên Sồ từ biển Nam bay qua biển Bắc, nếu không gặp cây ngô đồng thì không đậu; nếu không gặp hột luyện thì không ăn; nếu không gặp suối trong thì không uống. Có chim ụt đang rỉa lông chuột chù giữa đồng, thấy Uyên Sồ bất ngờ bay qua, sợ giành miếng ăn của nó, nên kêu ré lên để dọa Uyên Sồ đừng đáp xuống. Nay ông, vì sợ tôi giành nước Lương của ông mà kêu to lên để dọa tôi sao?".[xvii]

*

Bảo chim ụt và Uyên Sồ cùng tranh nhau để giành cái xác chuột chù là một điều không thể tưởng tượng có được. Với kẻ có một quan niệm về nhân sinh như Trang Tử, xem vinh hoa phú quý của cuộc đời như giọt sương buổi sáng, như hoa trong gương, trăng dưới nước... thì không thể còn nói đến chuyện tranh giành những lợi hại ở cõi đời nầy với họ được nữa.

*

Chính đây cũng là một phép xử thế, cái phép "làm chiếc thuyền không" của Trang Tử.

"Có chiếc thuyền to vượt qua sông... Có chiếc thuyền không trôi dạt đụng vào thuyền. Dù người hẹp bụng đến đâu cũng không giận. Nếu trong thuyền ấy có người, thì tất trên chiếc thuyền to kia đã có người réo gọi... Gọi một lần mà không nghe, thì tất gọi đến hai lần... Gọi hai lần mà không nghe thì tất gọi đến ba lần... rồi thì sinh giận dữ mắng chửi đủ điều... Trước không giận mà hay giận, là tại sao? Vì trước thì không có người, mà nay thì có vậy".[xviii]

Nếu ở đời mà Hán Tín biết "làm chiếc thuyền không" thì Hán Vương làm gì hại được...

Nhưng Trương Lương đây mới thật là người đại trí: "thông minh duệ trí thủ dĩ ngu"[xix]. Làm chiếc thuyền không là làm như kẻ vô tâm, như kẻ ngu khờ dại dột... Học được cái ngu nầy... đâu phải dễ gì! Và chỉ có Tử Phòng mới học được.

Thắng được cả thiên hạ làm gì nếu tự mình không thắng được cái lòng ham mê danh lợi, cái tính hiu hiu tự phụ của mình! Toàn sinh cho thiên hạ, mà giữ cho thân mình không được toàn sinh... thì cũng chưa thể gọi là người trí... Bởi thế, bình nhựt Hàn Tín vẫn xem Tử Phòng luôn luôn như bực thầy...

*

Tóm lại, ta hãy xét kỹ một cách thành thật tấm lòng mình: trong các bạn mà mình thương nhất có nhất là những người thông minh nhất, gần họ bao giờ mình cũng thấy thấp kém hơn, hay những người thật thà nhất, gần họ bao giờ mình cũng thấy cao trọng hơn?

Cái ghét nhất của người đàn bà đẹp, là có người đẹp hơn mình... Cái ghét nhất của người thông minh, là có người thông minh hơn mình. "Người ta chịu thích học văn hay mà không thích gần người viết văn hay...". Cái đó mình cũng có thể hiểu được.

Và hiểu được bấy nhiêu là hiểu được rất nhiều cái đạo xử thế.
Tập tin đính kèm
9CAEE597-DAB6-438C-9FD6-F22A9EA783D0.jpeg
9CAEE597-DAB6-438C-9FD6-F22A9EA783D0.jpeg (96.93 KiB) Đã xem 479 lần
Đầu trang

lightgroupvietnam
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 423
Tham gia: 18:09, 23/08/20

Re: CHÂN KIM

Gửi bài gửi bởi lightgroupvietnam »

CHỮ LỄ CỦA Á ĐÔNG - Thuật Xử Thế Của Người Xưa

Như ta đã thấy: lòng tự ái là nguồn gốc lớn của muôn sự đắng cay chua xót ở đời. Muốn cho tâm hồn được bình tĩnh thời không có gì kỵ bằng lòng tự ái. Trong các thị dục, thị dục về lòng tự ái là vô độ hơn cả: trong các khổ não, cái khổ não do lòng tự ái gây ra là khó tránh và thường thống thiết hơn.

"Lòng tự ái đã là cái cừu địch cho sự bình tĩnh bên trong, nó lại cũng là cái cừu địch cho sự yên ổn bên ngoài nữa. Phàm khi lòng tự ái được thỏa mãn là tất có xâm phạm đến ngoài...

"Lòng tự ái bao giờ cũng chăm chăm đáu đáu chỉ chực có dịp miệt kẻ khác để cho khỏi bị kẻ khác miệt mình, thành ra bao giờ cũng cứ quanh quanh dòm dõ người ta; xem ai có gì xấu thì phô trương lên, ai có gì tốt thì bài bác đi, để nuôi cái lòng tự đắc của mình".

Xem đấy đủ rõ câu "ẩn ác dương thiện" của cổ nhân, khó khi thi hành biết chừng nào! Tại sao? Tại lòng tự ái của chúng ta quá nặng, thường tin rằng dìm được người ta là đem được mình lên, chê cái dở của người tức là đem được cái hay của mình ra... Thật không gì “vụng về” bằng... khiến nên, ở đời, trong sự giao tế hằng ngày, gây cho ta không biết bao nhiêu điều khốc hại...

Tóm lại, tất cả mật pháp của thuật xử thế có thể gồm trong hai nguyên tắc quan trọng nầy:

1 - Chớ chạm vào lòng tự ái của ai cả;

2 - Ẩn ác dương thiện.

Nguyên tắc thứ nhất thuộc về tiêu cực; còn nguyên tắc thứ nhì, thuộc về tích cực. Cả hai không phải là những câu châm ngôn chỉ sự khôn dại cho người đời mà thôi, mà thật ra nó là câu nói của lòng Nhân, hay ít ra, của lòng yêu chuộng Công Bình.

Người xưa há không có bảo: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhơn" sao? Cái gì mình không muốn người làm cho mình, thì đừng làm cho kẻ khác. Có ai là người muốn bị người ta chạm đến lòng tự ái của mình không? Thế sao mình lại thích lấn áp người trong lời nói để người ta phải đỏ mặt, tía tai cho cam. "Làm cho người ta cùng lý đến phải ngậm miệng, đỏ mặt, toát mồ hôi, mình tuy hả lòng thật, nhưng đấy là người nông nổi khắt khe làm sao...". Thế là bất công, mà cũng là bất nhân nữa...

Nhưng rồi, hả lòng được một ít mà lắm khi còn di hại cho mình đến thảm khốc cũng không chừng... Thế thì đâu phải chỉ bất công, bất nhân mà lại còn bất trí nữa là khác.

Chữ Lễ của người Á Đông trong đạo xử thế thật có thể bao hàm được cả cái ý nghĩa đã vừa nói ở trên. Lễ, theo Á Đông, chẳng những có ý nghĩa là tự trị, tự chủ, mà cũng có nghĩa là Nhân nữa. Nếu phải nói tắt một lời, thì tôi nói: tất cả thuật xử thế của người Á Đông, đều ở trong một chữ Lễ.

Lễ, là nhún nhường, đem cái bản ngã của mình để sau kẻ khác, đâu phải vì giả dối du mỵ để mưu lợi cho mình. Lễ, là tránh cái đau khổ cho bản ngã kẻ khác bằng cách hy sinh bản ngã của mình. Lễ, là không chạm đến lòng tự ái của ai cả. Lễ, là che cái xấu, giấu cái dở và biểu dương cái hay cái đẹp của người ta. Phải là một người không ích kỷ, diệt được cái bản ngã của mình rồi mới làm nổi việc ấy, làm một cách thản nhiên, vô tư lợi...

Hiểu được tất cả cái ý nghĩa thâm sâu của chữ Lễ, và học được bấy nhiêu thôi, là đã học được cái mật pháp của thuật xử thế rồi...

A. - Nhất là người trên mà đối với kẻ dưới cần phải cẩn thận nhiều về chữ Lễ, vì kẻ dưới với cái tâm cảm tự ty của họ, khó mà tha thứ những điều sơ suất của ta về lễ độ được. Người trên mà thất lễ với kẻ dưới, là một sự thường rất dễ hiểu: kẻ phú quý hay tài hoa hơn kẻ khác thường dễ sinh tự phụ và kiêu khí. Nhưng họ nào có dè, kết quả của sự kiêu căng vô lễ của họ... nó nguy hiểm thâm độc không biết chừng nào...

Philippe, vua nước Macédoine, khi đang đem quân vây thành Méthone, có một tên cung thủ đại tài tên là Aster đến xin vào đội tinh binh của nhà vua. Người ấy khoe rằng tài nghệ cung tiễn hay lắm, chim bay dầu lẹ đến bực nào, y bắn cũng không sai bao giờ. Vua ghét đứa khoe mình nên phán rằng: Được, để bao giờ ta đánh trận với chim sẻ, bấy giờ ta sẽ dùng đến tài ngươi.

Aster nghe câu nói mỉa mai ấy, lấy làm căm tức vô cùng, liền chạy thẳng vào thành bị vây chờ dịp trả thù.

Một hôm, Aster đứng trên bờ thành, thấy vua Philippe đang đi kinh lý các trại quân đóng ngoài thành, liền lấy một cây tên, viết vào mấy chữ: "Gởi cho con mắt bên hữu vua Philippe", rồi bắn xuống. Tên trúng giữa mắt phải của vua. Vua sai sứ cầm chiếc tên vào trả lại trong thành giặc, phê lên trên mũi tên rằng: "Ta mà lấy được thành nầy, Aster sẽ bị xử giáo". Sau quả y lời.

Vua Philippe, thật đã mua đắt cái cao thú được nói một lời có ý vị. Nhưng mà, Aster lại mua rất đắt cái thú trả được thù. Cái lòng hiềm thù nhiều khi nó ngộ chúng ta mà đưa chúng ta đến chỗ bại. Cái tính châm chính người ta cũng chẳng nguy hiểm kém gì. Đành rằng nói được những câu thâm trầm khiến cho kẻ khác sợ ta, nhưng chúng sợ ta thì ít mà lòng oán hận lại nhiều. Những lời nhạo báng để lấn áp người, để thỏa được lòng tự ái của mình, khiến cho lòng người bị chạm lấy đau khổ không thể quên được. Thường thường người ta có thể tha thứ cho ta một cái tội ác dễ hơn là tha thứ cho ta một lời nói độc.

Nam Cung Trường Vạn, một người trong bầy tôi của Tống Mẫn Công, bị giặc Lỗ bắt.

Tống Mẫn Công cho người đến xin vua Lỗ tha cho. Lỗ Trang Công cho Nam Cung Trường Vạn về nước.

Khi thấy Nam Cung Trường Vạn, Tống Mẫn Công nói đùa: "Ngày trước ta kính trọng ngươi; bây giờ ngươi là tù nhân nước Lỗ, ta không kính trọng nữa".

Nam Cung Trường Vạn thẹn đỏ mặt, cáo từ lui ra.

Quan đại phu Cừu Mục nói riêng với Tống Mẫn Công: "Vua tôi giao tiếp nhau, cần phải giữ Lễ, không nên đùa bỡn... Đã đùa bỡn thì lòng hết kính mà lòng lại sinh ra mối phản nghịch. Chúa công nên nghĩ kỹ đến điều ấy".

Tống Mẫn Công nói: "Ta với Nam Cung Trường Vạn là chỗ thân nhau lắm, cần gì điều ấy".

Ngày kia, Tống Mẫn Công cùng Trường Vạn đánh cờ. Mẫn Công là tay cao cờ. Trường Vạn thua luôn mấy ván, phải bị phạt uống một bát rượu lớn. Trường Vạn đã ngà ngà trong lòng không phục, xin đánh thêm ít ván nữa.

Mẫn Công nói: "Tù nhân thì tất phải thua, lại còn dám xin đánh nữa à!".

Trường Vạn xấu hổ không nói...

Bỗng có sứ giả nhà Châu đến báo tin vua Trang Vương mất và vua Hi Vương mới lên ngôi.

Mẫn Công nói: "Nhà Châu có vua, vậy ta nên sai người vào triều".

Trường Vạn thưa: "Tôi nghe nói kinh đô nhà Châu đẹp lắm, mà mắt chưa được xem, xin chúa công cho tôi đi sứ".

Mẫn Công cười, lại đùa nữa: "Khi nào Tống không còn ai nữa mới sai đến tù nhân đi sứ".

Các cung nhân đều cười ầm cả lên. Trường Vạn mặt đỏ bừng thẹn quá... chẳng nghĩ gì đến lễ chúa tôi nữa, bèn quát to lên: "Hôn quân! Mầy phải biết tù nhân nầy cũng có thể giết được người chớ!".

Mẫn Công nổi giận, giật lấy kích của Trường Vạn... thì Trường Vạn thuận tay vác bàn cờ đánh Tống Mẫn Công ngã xuống, rồi đâm luôn mấy cái. Mẫn Công tắt thở.

Trường Vạn làm phản luôn, và lập vua khác lên ngôi.

... Công tử Tống và công tử Quy Sinh đều là quý tộc nước Trịnh. Hai người cùng hẹn nhau vào triều.

Bỗng đâu ngón thực chỉ của công tử Tống tự nhiên máy động. Công tử Tống mới giơ ngón tay cho công tử Quy Sinh xem. Quy Sinh lấy làm lạ. Tống nói: "Bao giờ ngón thực chỉ của tôi máy động thì ngày hôm ấy thế nào cũng được ăn một món gì quý lạ".

Vào đến triều... Trịnh Linh Công nhân vừa bắt được một con giải, bảo làm thịt đãi các quan. Linh Công mời hai công tử cùng ở lại dùng tiệc với vua.

Quy Sinh nhớ lại câu chuyện ngón tay thực chỉ của công tử Tống, bèn ngó Tống mà cười chúm chím mãi...

Linh Công hỏi, Quy Sinh thuật lại cho Linh Công nghe. Linh Công gật đầu, không nói gì, lại nghĩ một việc tác quái... Bèn kêu tên dọn yến, báo ngầm: "Đừng dọn món thịt giải cho công tử Tống".

Đến lúc dự yến, các quan khách đều được ăn thịt giải, trừ công tử Tống ngồi ngơ ngáo, Linh Công cười bảo: "Thế thì ngón thực chỉ của công tử hết linh rồi".

Các quan đều cười ầm cả lên.

Công tử Tống thẹn đỏ mặt, đứng dậy, xô bàn và bước đến gần bên vua, lấy tay nhúng vào bát canh giải của vua, cầm lấy một miếng vừa ăn vừa nói: "Ngón thực chỉ của ta vẫn linh kia mà!"

Vua kêu tả hữu vây bắt.

Công tử Tống thoát khỏi, rồi lập mưu giết Linh Công trong giấc ngủ.

*

Tống Mẫn Công và Trịnh Linh Công nào có dè những lời nói đùa của mình có những cái kết quả khốc hại đến thế. Ỷ là chỗ chí thân nên không thận trọng, hai ông đâu có ngờ cái địa vị cao cả của mấy ông đã là một điều mà kẻ dưới của mấy ông khó dung túng mấy ông được rồi, huống hồ lại còn bị các ông điếm nhục...

B. - Kẻ nghèo thường hay sợ kẻ giàu khinh. Kẻ hèn thường hay sợ kẻ sang khinh. Cái tâm cảm tự ty thường khiến họ có những cử chỉ tự trọng thái quá: họ rất dễ bị phấn khích vì những thói khinh bạc của người trên. Ta nên biết mà tha thứ trước cho họ: chẳng qua đó là một lối họ trả thù cái địa vị cao sang tài đức của mình hơn họ mà thôi.

Vua Tuyên Vương nước Tề đến chơi nhà Nhan Súc.

Vua bảo: "Súc, bước lại đây".

Nhan Súc cũng bảo: "Vua, bước lại đây".

Các quan thấy vậy nói: "Vua là bậc chí tôn. Súc là kẻ thần hạ. Vua bảo: "Súc, lại đây"; Súc cũng bảo: "Vua, lại đây", như thế có nghe được không?".

Nhan Súc nói: "Vua gọi Súc mà Súc lại, thì ra Súc là người ham mộ thần thế. Súc gọi vua mà vua lại, thì vua là người quý trọng hiền sĩ. Nếu để Súc nầy mang tiếng ham mộ quyền thế thì sao bằng để vua được tiếng quý trọng hiền tài".

Vua nghe lời nói cao ngạo, giận lắm, gắt lên:

- Vua quý, hay sĩ quý?

- Sĩ quý, vua không quý.

- Có cách nào nói thế không?

- Có. Ngày trước nước Tàu sang đánh nước Tề có hạ lịnh: "Ai dám đến gần mộ Liễu hạ Huệ mà kiếm củi, thì phải xử tử". Lại cũng có lệnh: "Ai lấy được đầu vua Tề thì được phong hầu và thưởng nghìn lượng vàng". Xem như thế đủ rõ cái gì quí hơn cái gì...

...Tử Kích là một bực quyền quý, gặp Điền Tử Phương, một hàn sĩ, ở giữa đàng, liền xuống xe chào, Tử Phương làm lơ, không đáp lại.

Tử Kích giận, hỏi Tử Phương: "Kẻ phú quý hay khinh người đã đành, kẻ bần tiện có khinh người được không?".

Tử Phương nói: "Kẻ bần tiện mới hay khinh người. Vua mà khinh người thì mất nước, quan mà khinh người thì mất nước. Còn kẻ học thức, xử cảnh bần tiện, đi đến đâu mà lời nói vua quan không dùng, việc làm vua quan không theo, thì xỏ chân vào giày đi ngay lập tức, đến chỗ nào chẳng được bần tiện, còn có lo sự gì mà không dám khinh người...".

Đối với kẻ quyền quý, kẻ sĩ thường có những cái ngạo khí ấy, cốt để bù vào cái địa vị thấp kém của mình. Bởi vậy, những thói biếm nhẽ kiêu căng thường thấy trong bọn người bất đắc chí... Xem đấy đủ thấy, kẻ dưới, trong cái địa vị thấp kém của họ, khó mà thoát khỏi cái tâm cảm tự ty, cho nên cũng rất khó mà dung tha cái thói ngạo nghễ của người trên: lòng tự ái của họ rất khắt khe, thắc mắc từng ly, từng tý.

Trong tình bạn bè, kẻ có tài hoa hoặc địa vị hơn bạn mình càng phải biết gắt gao gìn giữ chữ Lễ trong tình giao hữu hằng ngày.

Cũng một lời nói, cũng một cử chỉ, mà khi là bạn áo vải với nhau thì không có điều gì xích mích, mà lúc kẻ thành công, người thất bại, kẻ cao sang, người dân đã lại không thể tha thứ cho nhau...

Có nhiều người tự hỏi: Ta và anh ấy là một đôi bạn chí thân, nhường cơm xẻ áo cho nhau. Thế sao ngày nay tình anh em ngày một lạnh nhạt, mặc dầu ở địa vị cao sang mình vẫn không thay đổi tấm lòng. Trong trường hợp nầy, kẻ nghèo kém hơn bao giờ cũng dễ nghĩ mình bị khinh khi. Cái địa vị cao sang của mình là bức rào đã chia đôi tâm hồn. Kẻ thấp kém, vì sợ bị khinh khi, nên hay tỏ ra ngạo nghễ... Vậy muốn nối lại tình bằng hữu, phá tan cái rào giai cấp... kẻ giàu sang hơn cần phải khéo xử nhũn nhặn hơn mới đặng. Cũng như hai bạn mà xích mích với nhau, kẻ không có lỗi phải xin lỗi người có lỗi... đừng để người bạn có lỗi của mình đau khổ về vấn đề thể diện...

Phan Thanh Giản https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Phan_Thanh_Giản có một người bạn thân quen biết từ khi còn đi học. Bạn cụ học giỏi mà nhà nghèo, không thi cử, chỉ lấy việc ruộng nương mà làm kế sinh nhai. Cụ Phan, như ta đã biết, theo con đường hoạn lộ.

Khi đi kinh lý đất Nam kỳ, có dịp cụ ghé thăm người bạn cũ. Một viên kinh lược đến đâu, cố nhiên là có quân lính tiền hô hậu ủng. Nhưng lúc tìm thăm bạn, cụ Phan có cái nhã ý, tránh các nhắc nhở trước bạn áo vải của mình cái quyền tước cao sang hiện thời của mình. Cụ cho quân lính dừng lại cách xa nhà bạn có trên mấy dặm... Rồi mặc áo thâm, bịt khăn đóng... lững thững một mình tiến vào căn nhà lá lụp xụp... Khi cụ đến nhà, ông bạn mắc đi làm ngoài ruộng, không hay cụ đến. Cụ lên võng nằm chờ cho đến tối, ông bạn mới về. Gặp nhau mừng rỡ, bạn ông lật đật dọn cơm, trên mâm chỉ có dĩa rau luộc và một dĩa mắm kho. Cụ cùng bạn ngồi ăn ngon lành vui vẻ như khi còn áo vải...

Ngày xưa, cách xử thế thật khôn ngoan vô cùng, mà cũng nhân hậu vô cùng.

sưu tầm 📚
Tập tin đính kèm
75A4C8AA-2477-4426-BE6B-6900CAB7AE7E.jpeg
75A4C8AA-2477-4426-BE6B-6900CAB7AE7E.jpeg (249.2 KiB) Đã xem 449 lần
Đầu trang

lightgroupvietnam
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 423
Tham gia: 18:09, 23/08/20

Re: CHÂN KIM

Gửi bài gửi bởi lightgroupvietnam »

Khịa người thì dễ gây thù chuốc oán, nhưng mình giờ thích khịa được không?
Cao thủ gì gì đó nói mình tham lam, đểu giả ,... mà không phản biện à? Vậy phải đắc tội thôi: HỌC THUẬT TẦM THƯỜNG
Đừng dùng Nick ảo rồi tự phong cao thủ rồi đi phán bừa, làm hỏng đời biết bao nhiêu con người lương thiện khác . Người ta gọi là tạo Nghiệp đấy
Tập tin đính kèm
072F1BC2-0661-408D-871A-074585DE126C.jpeg
072F1BC2-0661-408D-871A-074585DE126C.jpeg (80.52 KiB) Đã xem 441 lần
Đầu trang

mayxanhmailamayxanh
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 41
Tham gia: 20:10, 20/08/20

Re: CHÂN KIM

Gửi bài gửi bởi mayxanhmailamayxanh »

Chú ơi, cho cháu xin đóng góp tí ý kiến.
Những gì mà các thầy luận có thể là đúng vì họ luận ra điều đó trên cơ sở bát tự chú đăng. Họ luận đoán tính cách chú dựa trên bát tự là người tham lam, ... , chú không có như những gì các thầy luận nhưng không có nghĩa là tất cả những người có bát tự trùng chú đều không có tính cách ấy. Lá số là tĩnh, là vật chết mà cuộc đời chúng ta là động, là vật sống, để luận đoán chúng ta không thể chỉ nhìn trên bát tự. Ví dụ như ở thời cổ đại, có người trùng sinh thần bát tự với vua thì người đó đâu có nghĩa là sẽ làm vua, việc trở thành vua nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa chứ không chỉ là bát tự. Các thầy cũng hơi vội vàng khi đưa ra kết luận vì những gì họ biết về chú chỉ nằm gối gọn trên lá số bát tự chú chứ họ không biết về những gì chú đã trải qua cũng như gia đình chú như thế nào, phúc trạch, ... ra sao.
Được cảm ơn bởi: coco87, lightgroupvietnam, LiuLiu04
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tứ trụ”