Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Hỏi đáp, luận giải, trao đổi về tử bình (tứ trụ, bát tự)
thaiduongh
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 12
Tham gia: 18:24, 26/06/16

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi thaiduongh »

Chào anh NeBoTat, cho em hỏi về tranh, đố hợp có hóa khi hành hóa đắc nguyệt lệnh. Cám ơn!
Đầu trang

haiphong2233
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 22
Tham gia: 21:22, 31/12/17

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi haiphong2233 »

NeBoTat đã viết: 15:56, 27/02/18
haiphong2233 đã viết: 10:48, 27/02/18
Vâng Em vẫn đang đọc ạ.
Em luận thử a xem có gì sai lầm a chỉ giúp e.
1. Quý thủy sinh tháng dậu thất lệnh --> Đắc lệnh (tháng Dậu kim thì thuỷ tướng)
2. Quý lộc ở tý, quan đới ở sửu nên có căn sâu --> Đồng ý
3. Thiên can quý trụ tháng trợ nhật can nên giúp lực mạnh --> Đồng ý
4. lệnh tháng tân kim vượng lệnh sinh cho nhật can --> Đồng ý
5. sửu thổ đất nhão lại bán hợp dậu kim dù không hóa nên không chế thủy mà lại sinh kim trợ thủy. --> Thường gọi thấp thổ hoặc đất ẩm hoặc thổ ẩm, không gọi đất nhão. Luận đơn giản: Sửu thổ sinh Dậu kim sinh Quý thuỷ
6. Thiên can ất mộc thông gốc tại trụ giờ dù không được lệnh nhưng có gốc và được thiên can giáp trợ nên lực không yếu --> Đồng ý. Bổ sung: mộc khí có lực. Bát tự hồi dương.

Tổng thể xét thì thân cường vượng. Cường do thủy nhiều trợ lực nhật can quý, vượng do kiêu ấn được lệnh sinh cho nhật can. Dụng thần em chọn là thực, thương để giảm bớt thế thủy. Hỷ thần lấy hỏa để chế ấn kim bảo vệ thực thương. Tứ trụ sợ nhất hành vận kim, kỵ thủy. Dụng thần bị tổn hại do dậu xung mão là xung xa nên dụng thần kể như vẫn có lực. --> Mão - Dậu dao xung (xung xa) lực yếu, lại có Sửu hợp Dậu giải xung, nên lực xung hầu như không có. Cách lấy dụng hỷ tốt, có tư duy về bố cục bát tự. Nhiều người dụng mộc là tự động lấy thuỷ (sinh mộc) làm hỷ; hoặc nếu phải dụng cặp mộc hoả là tự động lấy hoả làm dụng, lấy mộc (sinh hoả) làm hỷ, không quan tâm bố cục gì hết.

Vận Bính tý em coi là trụ thứ 5. Đất thủy vượng, thiên can Bính không được lệnh, không có căn, vô khí nên không có lực để chế ấn mà lại làm mất lực dụng thần mộc (mộc sinh hỏa). Do đó, vận này không tốt. --> Đồng ý. Tý vận hợp sửu không hóa em không biết luận thế nào, chủ về việc gì em cũng không biết mong anh chỉ giúp. Tý vận hình mão em cũng không biết luận thế nào. --> Hao tài (tiền tuy kiếm được nhưng khó có tích súc), tình duyên có nhưng không thuận, có quan hệ nam nữ thân mật, có quý nhân phò trợ.

Năm Đinh dậu em cũng coi là trụ thứ 6. Đất kim vượng. Dậu tự hình dậu trụ tháng kích nộ kim mạnh lên, dậu mão xung nên phá căn dụng thần. Thiên can Đinh trường sinh tại dậu nhưng e không thấy có căn nên theo em là thiên tài vô khí, không hỗ trợ được nhiều, dù sao cũng tổn hao một phần ấn (còn hơn là năm tân dậu thì còn khắc phạt dụng thần hơn). Tuy nhiên, cũng làm hao tổn dụng thần vì mộc sinh hỏa. --> Đồng. Bổ sung thêm: Đinh làm hao tổn mộc khí vô ích. Nhận xét: luận căn khí của Đinh tốt, thấy được vấn đề giả trường sinh của âm can.

Đây là cách em tư duy về tác động của ngũ hành. Anh xem em luận vậy có đúng không ạ?
Mình nhận xét luôn vào trong phần quote cho tiện.

Càn: Giáp Tý - Quý Dậu - Quý Sửu - Ất Mão (ghi lại cho dễ nhìn)

Nhận xét chung: Luận có bài bản, lớp lang; tư duy logic, có hệ thống. Luận căn khí tốt, là tiền đề để nhập môn luận nguyên lưu (dòng khí), tụ tán, động tĩnh, minh ám. Bạn nếu tiếp tục nghiên cứu như vầy sẽ còn đi xa.

Ô, vừa ăn vừa đăng bài nên viết rồi mới nhìn lại thấy bạn đã đăng chi tiết vận hạn. Phía trên mình luận sơ đại vận cho bạn là chưa đọc bài bạn viết đâu nhé. :) Mắc công lại bị nói là gọt chân vừa giày. :D

Giải thích giúp bạn năm Bính Thân 2016.

Vận Bính Tý, niên Bính Thân: dễ thấy 2 Bính là hỷ thần không bị Quý xung phá, gặp Giáp Ất sinh cho nên có lực 1 chút. Trái với can Đinh, rất dễ bị Quý xung phá (Quý - Đinh tương phá), Bính tuy có bị Quý khắc nhưng không bị phá nên lực khắc nhỏ. Trong trường hợp can Đinh, nó ứng vào câu nói là xì hơi dụng thần (hung), còn can Bính cũng có tiết khí dụng thần nhưng cát. Nói thêm, hoả là hỷ thần nhưng đồng thời cũng là dụng thần điều hậu.

Nhìn lại thấy bạn sinh năm Giáp Tý là cùng tuổi nên mới sửa lại cách xưng hô.
Cảm ơn anh đã chỉ dạy. Từ lâu rồi em mong có những chủ đề, và sự chia sẻ nhiệt tình như này. Người đi trước không ngừng học hỏi nghiên cứu tìm ra các định lý tính chất mới đồng thời chia sẻ rộng rãi. Hậu học rút ngắn đi thời gian nghiên cứu lại những gì người đi trước tìm ra. Thời gian đó dùng để tiếp tục nghiên cứu tìm ra những tính chất, định lý mới hơn khi đó tứ trụ sẽ phát triển rực rỡ hơn vô cùng nhiều so với bây giờ. Einstein mà không công bố các phát minh của mình thì thế giới sao phát triển như ngày nay. Một con dao có thể là công cụ tạo ra của cải vật chất, cũng có thể làm hại người. Con dao không vì thế mà thích được tạo ra của cải hay ghét làm hại người. Chắc gì tạo ra của cải là tốt là đẹp mà làm hại người là xấu. Vì vậy, con dao vẫn là con dao, nó tự nguyện ở trong tay ai cũng được. Lòng có rộng mới chứa được vạn vật.
Một lần nữa xin cảm ơn anh!
Đầu trang

yesterday2016
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3757
Tham gia: 18:29, 08/07/16

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi yesterday2016 »

NeBoTat đã viết: 19:09, 27/02/18
vpdh đã viết: 16:45, 27/02/18 Trả lời anh NeBoTat: Mình nghĩ về mệnh này như sau

Mộc này không đắc lệnh, nếu chọn làm dụng cũng không có ý phát triển.

Mệnh này không có tài, thực thương không có hướng sinh thêm, vận trình cũng không sinh tài, mình thấy bế tắc.

Cách mình xem thì nặng về phần tài quan danh lợi, nên nhận định của mình đều là vì mục đích ưu tiên phát triển tài quan.

Năm Bính Thân can có Chính Tài, chi có Ấn cùng Kiêu kiềm chế Thực Thương tạp nên đương số phát tài phát quan. Năm Đinh Dậu can có Thiên Tài, Tài này là Tài thiên hạ lại không gốc, mà mệnh nhiều Tỷ Kiên đoạt mất nên hao tài. Kiêu dù là hỷ nhưng vẫn có tính của ác thần, Dậu hình Dậu năm này cũng không vui về mặt tinh thần.

Mệnh này tính tình tự đắc, “gàn” do Thực Thương tạp xuất, mà không sinh được Tài nên không có tình lưu thông. Nên vận nào bảo hộ được Tài Quan thì được phát.
Bạn chọn thổ làm dụng cũng có lý, nhưng theo mình thấy khi xem dụng thần nên tôn trọng ý hướng của nguyên cục trước, tức tôn trọng khí thế và khí tượng của nguyên cục trước, nếu nguyên cục không có dụng thần, cực chẳng đã mới cầu ở niên vận.

Mệnh này thuỷ vượng, bát tự thấu Giáp Ất toạ Mão, Sửu hợp Dậu nên mộc khí không bị hình thương, lại thấu can toạ Lộc/Kình là căn khí vững mà khá hoàn bị, thì đã có thể dụng.

Thời trụ Ất Mão, Ất toạ lộc, chính là 1 dạng đặc biệt của thiên phúc địa tái, thiên địa đồng khí, nên căn cơ của mộc rất vững. Đồng thời bát tự niên nguyệt nhật trụ hàn khí rất nặng, gặp thời trụ Ất Mão gọi là hồi dương, bởi vì Ất Mão là noãn khí. Hàn khí của toàn cục thông qua thuỷ sinh mộc mà chuyển hoá thành noãn khí đã là tượng hàn - noãn (âm dương) lưu thông sinh hoá. Thêm nữa, trong bát tự chỉ có 2 chữ có khả năng qui định khí hậu, đó là nguyệt chi và thời chi, bởi vì nguyệt chi qui định 4 mùa trong 1 năm, còn thời chi qui định sáng tối trong 1 ngày; 2 chữ này đều qui định nhiệt độ của bát tự, dĩ nhiên lấy nguyệt chi làm trọng. Ất Mão là dụng thần tại thời trụ gọi là đắc thời.

Thành ra ý hướng của bát tự là kim - thuỷ - mộc tương sinh, đã đủ Tam Tài (tam giả vi toàn), 1 sinh 1 tiết nên cũng đã là tượng lưu thông sinh hoá, dĩ nhiên nếu sinh thêm hoả thì càng tốt nhưng nếu nói bát tự này bị bế khí thì không chính xác.

Cho nên ý hướng của của bát tự là kim - thuỷ - mộc tương sinh, có thể lấy mộc thu khí toàn cục.

Cách xem lấy Tài Quan Ấn Thọ Lộc Mã làm trọng là cách xem cổ, khi áp dụng nên kèm hỷ kỵ. Dù là Ấn Thọ, nếu là kỵ đều cần tiết chế khử, không thể lúc nào cũng sinh phù. Cái này gọi là "nghi", chữ "nghi" này đã bàn rất rõ trong Trích Thiên Tuỷ; có sách gọi là hữu tình, vô tình.

Khi xem tính tình cũng cần phải xem hỷ kỵ. Ngũ hành đều có 2 mặt, khi là hỷ nó sẽ biểu hiện mặt tốt, khi là kỵ nó sẽ biểu hiện mặt xấu. Bát tự này thuỷ tuy vượng nhưng có mộc tú, mộc tuy thất lệnh, tuy là Thương Quan nhưng đắc cường căn lại đắc thời. Tức là nhật chủ Quý thuỷ và dụng thần Giáp Ất mộc sẽ thể hiện ra mặt tốt của nó. Bát tự này hàn - noãn lưu thông, tam tài lưu thông, căn khí vững vàng, kết cấu chặt chẽ, nhìn rõ là người có đời sống tinh thần cân bằng, tâm bình khí hoà, thuỷ vượng có tú là có trí tuệ. Nhưng dụng mộc mà đắc Lộc Kình thì tính thẳng, mà lại biểu hiện ra bên ngoài. Ngoài ra đối với nguyên cục này thì ngoại hình dễ nhìn, có thể có nét thư sinh, khí chất bình hoà nó thể hiện ra bên ngoài.
Bác Ne Bo Tat nghĩ sao về nhận định :

"Can chi Lưu niên chi phối và thống trị Can chi đại vận; do đó Lưu niên còn mạnh hơn đại vận, đại vận không quản được lưu niên. Tức là trong đại vận tốt mà gặp lưu niên xấu thì năm đó cái xấu là mạnh hơn. Trong đại vận xấu mà gặp lưu niên tốt thì năm đó cái tốt mạnh hơn".

Để lí giải cho nhận định trên, người ta thấy rằng đại vận có tính cá nhân hóa cao, của riêng mỗi người hoặc của riêng một nhóm 14.000 người (tạm coi dân số 7 tỷ chia cho 500 nghìn lá số nên suy ra có khoảng 14.000 người chung 1 lá số). Còn lưu niên có tính toàn thể, tức là năm nay toàn bộ loài người đều phải trải qua lưu niên Mậu Tuất, coi như chữ Mậu Tuất có sức mạnh 7 tỷ đơn vị, so với sức mạnh 14.000 đơn vị của một đại vận của ai đó (ví dụ đại vận Giáp Tý), thì Giáp Tý sẽ bị biến đổi dữ dội chứ Lưu niên vẫn bình chân như vại là chính nó.
Bác Ne Bo Tat nghĩ sao về lí luận này ?
Đầu trang

vio
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6268
Tham gia: 09:52, 14/11/14

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi vio »

yesterday2016 đã viết: 16:42, 28/02/18
NeBoTat đã viết: 19:09, 27/02/18
vpdh đã viết: 16:45, 27/02/18 Trả lời anh NeBoTat: Mình nghĩ về mệnh này như sau

Mộc này không đắc lệnh, nếu chọn làm dụng cũng không có ý phát triển.

Mệnh này không có tài, thực thương không có hướng sinh thêm, vận trình cũng không sinh tài, mình thấy bế tắc.

Cách mình xem thì nặng về phần tài quan danh lợi, nên nhận định của mình đều là vì mục đích ưu tiên phát triển tài quan.

Năm Bính Thân can có Chính Tài, chi có Ấn cùng Kiêu kiềm chế Thực Thương tạp nên đương số phát tài phát quan. Năm Đinh Dậu can có Thiên Tài, Tài này là Tài thiên hạ lại không gốc, mà mệnh nhiều Tỷ Kiên đoạt mất nên hao tài. Kiêu dù là hỷ nhưng vẫn có tính của ác thần, Dậu hình Dậu năm này cũng không vui về mặt tinh thần.

Mệnh này tính tình tự đắc, “gàn” do Thực Thương tạp xuất, mà không sinh được Tài nên không có tình lưu thông. Nên vận nào bảo hộ được Tài Quan thì được phát.
Bạn chọn thổ làm dụng cũng có lý, nhưng theo mình thấy khi xem dụng thần nên tôn trọng ý hướng của nguyên cục trước, tức tôn trọng khí thế và khí tượng của nguyên cục trước, nếu nguyên cục không có dụng thần, cực chẳng đã mới cầu ở niên vận.

Mệnh này thuỷ vượng, bát tự thấu Giáp Ất toạ Mão, Sửu hợp Dậu nên mộc khí không bị hình thương, lại thấu can toạ Lộc/Kình là căn khí vững mà khá hoàn bị, thì đã có thể dụng.

Thời trụ Ất Mão, Ất toạ lộc, chính là 1 dạng đặc biệt của thiên phúc địa tái, thiên địa đồng khí, nên căn cơ của mộc rất vững. Đồng thời bát tự niên nguyệt nhật trụ hàn khí rất nặng, gặp thời trụ Ất Mão gọi là hồi dương, bởi vì Ất Mão là noãn khí. Hàn khí của toàn cục thông qua thuỷ sinh mộc mà chuyển hoá thành noãn khí đã là tượng hàn - noãn (âm dương) lưu thông sinh hoá. Thêm nữa, trong bát tự chỉ có 2 chữ có khả năng qui định khí hậu, đó là nguyệt chi và thời chi, bởi vì nguyệt chi qui định 4 mùa trong 1 năm, còn thời chi qui định sáng tối trong 1 ngày; 2 chữ này đều qui định nhiệt độ của bát tự, dĩ nhiên lấy nguyệt chi làm trọng. Ất Mão là dụng thần tại thời trụ gọi là đắc thời.

Thành ra ý hướng của bát tự là kim - thuỷ - mộc tương sinh, đã đủ Tam Tài (tam giả vi toàn), 1 sinh 1 tiết nên cũng đã là tượng lưu thông sinh hoá, dĩ nhiên nếu sinh thêm hoả thì càng tốt nhưng nếu nói bát tự này bị bế khí thì không chính xác.

Cho nên ý hướng của của bát tự là kim - thuỷ - mộc tương sinh, có thể lấy mộc thu khí toàn cục.

Cách xem lấy Tài Quan Ấn Thọ Lộc Mã làm trọng là cách xem cổ, khi áp dụng nên kèm hỷ kỵ. Dù là Ấn Thọ, nếu là kỵ đều cần tiết chế khử, không thể lúc nào cũng sinh phù. Cái này gọi là "nghi", chữ "nghi" này đã bàn rất rõ trong Trích Thiên Tuỷ; có sách gọi là hữu tình, vô tình.

Khi xem tính tình cũng cần phải xem hỷ kỵ. Ngũ hành đều có 2 mặt, khi là hỷ nó sẽ biểu hiện mặt tốt, khi là kỵ nó sẽ biểu hiện mặt xấu. Bát tự này thuỷ tuy vượng nhưng có mộc tú, mộc tuy thất lệnh, tuy là Thương Quan nhưng đắc cường căn lại đắc thời. Tức là nhật chủ Quý thuỷ và dụng thần Giáp Ất mộc sẽ thể hiện ra mặt tốt của nó. Bát tự này hàn - noãn lưu thông, tam tài lưu thông, căn khí vững vàng, kết cấu chặt chẽ, nhìn rõ là người có đời sống tinh thần cân bằng, tâm bình khí hoà, thuỷ vượng có tú là có trí tuệ. Nhưng dụng mộc mà đắc Lộc Kình thì tính thẳng, mà lại biểu hiện ra bên ngoài. Ngoài ra đối với nguyên cục này thì ngoại hình dễ nhìn, có thể có nét thư sinh, khí chất bình hoà nó thể hiện ra bên ngoài.
Bác Ne Bo Tat nghĩ sao về nhận định :

"Can chi Lưu niên chi phối và thống trị Can chi đại vận; do đó Lưu niên còn mạnh hơn đại vận, đại vận không quản được lưu niên. Tức là trong đại vận tốt mà gặp lưu niên xấu thì năm đó cái xấu là mạnh hơn. Trong đại vận xấu mà gặp lưu niên tốt thì năm đó cái tốt mạnh hơn".

Để lí giải cho nhận định trên, người ta thấy rằng đại vận có tính cá nhân hóa cao, của riêng mỗi người hoặc của riêng một nhóm 14.000 người (tạm coi dân số 7 tỷ chia cho 500 nghìn lá số nên suy ra có khoảng 14.000 người chung 1 lá số). Còn lưu niên có tính toàn thể, tức là năm nay toàn bộ loài người đều phải trải qua lưu niên Mậu Tuất, coi như chữ Mậu Tuất có sức mạnh 7 tỷ đơn vị, so với sức mạnh 14.000 đơn vị của một đại vận của ai đó (ví dụ đại vận Giáp Tý), thì Giáp Tý sẽ bị biến đổi dữ dội chứ Lưu niên vẫn bình chân như vại là chính nó.
Bác Ne Bo Tat nghĩ sao về lí luận này ?
Trong lúc Thienkhanh bận vio xin gíp ý:


Bạn hỏi cái này khá sâu rồi. Và bắt đầu có tính chất bí quyết.
Nguyên lý thì đại vận là sự dịch chuyển của lệnh tháng, lệnh tháng mang thẩm quyền, quản nguyên mệnh. Thái tuế vua một năm là quản cả đại vận và nguyên mệnh.
Vấn đề người ta dừng lại vậy thôi. Nhưng 6 trụ như vậy sự tương tác thế nào không sách nào nói cả, có thể là bí quyết từng người, thành ra mới có chuyện dụng thần tổn hại hay trở mặt... mà hung. Nên cứ định dụng thần đợi cát lợi là khiếm khuyết, cũng không thể lấy vài năm hung cát quá khứ để định dụng thần. Manh phái là một trong những phái bỏ qua dụng thần là thế.
Tất nhiên người của Manh Phái họ chỉ nói đến phần ngọn, gốc dễ hầu như họ không đề cập. Ai hiểu được thì tự nghiệm được thôi.
Đầu trang

yesterday2016
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3757
Tham gia: 18:29, 08/07/16

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi yesterday2016 »

vio đã viết: 17:16, 28/02/18
yesterday2016 đã viết: 16:42, 28/02/18
NeBoTat đã viết: 19:09, 27/02/18

Bạn chọn thổ làm dụng cũng có lý, nhưng theo mình thấy khi xem dụng thần nên tôn trọng ý hướng của nguyên cục trước, tức tôn trọng khí thế và khí tượng của nguyên cục trước, nếu nguyên cục không có dụng thần, cực chẳng đã mới cầu ở niên vận.

Mệnh này thuỷ vượng, bát tự thấu Giáp Ất toạ Mão, Sửu hợp Dậu nên mộc khí không bị hình thương, lại thấu can toạ Lộc/Kình là căn khí vững mà khá hoàn bị, thì đã có thể dụng.

Thời trụ Ất Mão, Ất toạ lộc, chính là 1 dạng đặc biệt của thiên phúc địa tái, thiên địa đồng khí, nên căn cơ của mộc rất vững. Đồng thời bát tự niên nguyệt nhật trụ hàn khí rất nặng, gặp thời trụ Ất Mão gọi là hồi dương, bởi vì Ất Mão là noãn khí. Hàn khí của toàn cục thông qua thuỷ sinh mộc mà chuyển hoá thành noãn khí đã là tượng hàn - noãn (âm dương) lưu thông sinh hoá. Thêm nữa, trong bát tự chỉ có 2 chữ có khả năng qui định khí hậu, đó là nguyệt chi và thời chi, bởi vì nguyệt chi qui định 4 mùa trong 1 năm, còn thời chi qui định sáng tối trong 1 ngày; 2 chữ này đều qui định nhiệt độ của bát tự, dĩ nhiên lấy nguyệt chi làm trọng. Ất Mão là dụng thần tại thời trụ gọi là đắc thời.

Thành ra ý hướng của bát tự là kim - thuỷ - mộc tương sinh, đã đủ Tam Tài (tam giả vi toàn), 1 sinh 1 tiết nên cũng đã là tượng lưu thông sinh hoá, dĩ nhiên nếu sinh thêm hoả thì càng tốt nhưng nếu nói bát tự này bị bế khí thì không chính xác.

Cho nên ý hướng của của bát tự là kim - thuỷ - mộc tương sinh, có thể lấy mộc thu khí toàn cục.

Cách xem lấy Tài Quan Ấn Thọ Lộc Mã làm trọng là cách xem cổ, khi áp dụng nên kèm hỷ kỵ. Dù là Ấn Thọ, nếu là kỵ đều cần tiết chế khử, không thể lúc nào cũng sinh phù. Cái này gọi là "nghi", chữ "nghi" này đã bàn rất rõ trong Trích Thiên Tuỷ; có sách gọi là hữu tình, vô tình.

Khi xem tính tình cũng cần phải xem hỷ kỵ. Ngũ hành đều có 2 mặt, khi là hỷ nó sẽ biểu hiện mặt tốt, khi là kỵ nó sẽ biểu hiện mặt xấu. Bát tự này thuỷ tuy vượng nhưng có mộc tú, mộc tuy thất lệnh, tuy là Thương Quan nhưng đắc cường căn lại đắc thời. Tức là nhật chủ Quý thuỷ và dụng thần Giáp Ất mộc sẽ thể hiện ra mặt tốt của nó. Bát tự này hàn - noãn lưu thông, tam tài lưu thông, căn khí vững vàng, kết cấu chặt chẽ, nhìn rõ là người có đời sống tinh thần cân bằng, tâm bình khí hoà, thuỷ vượng có tú là có trí tuệ. Nhưng dụng mộc mà đắc Lộc Kình thì tính thẳng, mà lại biểu hiện ra bên ngoài. Ngoài ra đối với nguyên cục này thì ngoại hình dễ nhìn, có thể có nét thư sinh, khí chất bình hoà nó thể hiện ra bên ngoài.
Bác Ne Bo Tat nghĩ sao về nhận định :

"Can chi Lưu niên chi phối và thống trị Can chi đại vận; do đó Lưu niên còn mạnh hơn đại vận, đại vận không quản được lưu niên. Tức là trong đại vận tốt mà gặp lưu niên xấu thì năm đó cái xấu là mạnh hơn. Trong đại vận xấu mà gặp lưu niên tốt thì năm đó cái tốt mạnh hơn".

Để lí giải cho nhận định trên, người ta thấy rằng đại vận có tính cá nhân hóa cao, của riêng mỗi người hoặc của riêng một nhóm 14.000 người (tạm coi dân số 7 tỷ chia cho 500 nghìn lá số nên suy ra có khoảng 14.000 người chung 1 lá số). Còn lưu niên có tính toàn thể, tức là năm nay toàn bộ loài người đều phải trải qua lưu niên Mậu Tuất, coi như chữ Mậu Tuất có sức mạnh 7 tỷ đơn vị, so với sức mạnh 14.000 đơn vị của một đại vận của ai đó (ví dụ đại vận Giáp Tý), thì Giáp Tý sẽ bị biến đổi dữ dội chứ Lưu niên vẫn bình chân như vại là chính nó.
Bác Ne Bo Tat nghĩ sao về lí luận này ?
Trong lúc Thienkhanh bận vio xin gíp ý:


Bạn hỏi cái này khá sâu rồi. Và bắt đầu có tính chất bí quyết.
Nguyên lý thì đại vận là sự dịch chuyển của lệnh tháng, lệnh tháng mang thẩm quyền, quản nguyên mệnh. Thái tuế vua một năm là quản cả đại vận và nguyên mệnh.
Vấn đề người ta dừng lại vậy thôi. Nhưng 6 trụ như vậy sự tương tác thế nào không sách nào nói cả, có thể là bí quyết từng người, thành ra mới có chuyện dụng thần tổn hại hay trở mặt... mà hung. Nên cứ định dụng thần đợi cát lợi là khiếm khuyết, cũng không thể lấy vài năm hung cát quá khứ để định dụng thần. Manh phái là một trong những phái bỏ qua dụng thần là thế.
Tất nhiên người của Manh Phái họ chỉ nói đến phần ngọn, gốc dễ hầu như họ không đề cập. Ai hiểu được thì tự nghiệm được thôi.
Bác Vio nghĩ sao về quan điểm :"Trụ đại vận chỉ là 0,5 trụ, phải kết hợp với trụ tiểu vận nữa thì mới trọn ven 1 trụ. Còn bốn trụ nguyên cục và trụ lưu niên thì rõ ràng mới đủ tư cách là 1 trụ. Do vậy nếu phối trụ lưu niên với trụ đại vận thì phải chăng hơi lạc điệu".

Để lí giải cho quan điểm trên, trụ tháng là trụ quan trọng số 1 quyết định nhiệt độ bát tự và nó phái sinh ra đại vận. Trụ giờ là trụ quan trọng thứ nhì quyết định nhiệt độ bát tự và nó phái sinh ra tiểu vận. Như vậy 2 cái trụ quyết định nhiêt độ phối với nhau thì hợp lý. Nhưng chúng ta thường bỏ qua tiểu vận , mà lại lấy lưu niên phối thẳng với đại vận. Như vậy có gì đó không bình đẳng ? Như vậy phải chăng 6 trụ trong bát tự là:
- Trụ 1: năm sinh ( được coi là xuất phát từ vô thủy)
- Trụ 2: tháng sinh (phụ thuộc trụ năm)
- Trụ 3: ngày sinh ( được coi là xuất phát từ vô thủy)
- Trụ 4: giờ sinh (phụ thuộc trụ ngày)
- Trụ 5: (đại vận + tiểu vận) (phụ thuộc trụ tháng, giờ)
- Trụ 6: lưu niên (được coi là trôi từ vô thủy).

Vậy, trụ 1,3,6 là trụ độc lập. Trụ 2,4 là phụ thuộc, còn trụ 5 còn là trụ phụ thuộc vào trụ 2,4 nữa, tức phụ thuộc vào phụ thuộc nên trụ 5 là yếu nhất ?
Đầu trang

thương quan
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 117
Tham gia: 21:05, 05/07/17

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi thương quan »

Cái gì không hợp lý thì sẽ bị lãng quên, dĩ nhiên còn một số vị kỳ nhân dị sỹ có dùng tiểu vận, tuy nhiên chỉ là bổ sung thêm (còn bổ sung thế nào thì ... chịu =)))
Lưu niên tác động đại vận, đại vận tác động trực tiếp nguyên cục. Trừ khi đại vận đó có mối liên kết không rõ ràng với nguyên cục, thì lưu niên mới nhảy vào tác động.
Đầu trang

vio
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6268
Tham gia: 09:52, 14/11/14

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi vio »

Tiểu vận mình chỉ xem khi đương số chưa vào vận.
Vào đại vận rồi luận 6 trụ đủ ok rồi.
Tiểu vận hay trụ năm là mốc họ xem cái khác cơ.
Đầu trang

vio
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6268
Tham gia: 09:52, 14/11/14

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi vio »

yesterday2016 đã viết: 18:03, 28/02/18
vio đã viết: 17:16, 28/02/18
yesterday2016 đã viết: 16:42, 28/02/18

Bác Ne Bo Tat nghĩ sao về nhận định :

"Can chi Lưu niên chi phối và thống trị Can chi đại vận; do đó Lưu niên còn mạnh hơn đại vận, đại vận không quản được lưu niên. Tức là trong đại vận tốt mà gặp lưu niên xấu thì năm đó cái xấu là mạnh hơn. Trong đại vận xấu mà gặp lưu niên tốt thì năm đó cái tốt mạnh hơn".

Để lí giải cho nhận định trên, người ta thấy rằng đại vận có tính cá nhân hóa cao, của riêng mỗi người hoặc của riêng một nhóm 14.000 người (tạm coi dân số 7 tỷ chia cho 500 nghìn lá số nên suy ra có khoảng 14.000 người chung 1 lá số). Còn lưu niên có tính toàn thể, tức là năm nay toàn bộ loài người đều phải trải qua lưu niên Mậu Tuất, coi như chữ Mậu Tuất có sức mạnh 7 tỷ đơn vị, so với sức mạnh 14.000 đơn vị của một đại vận của ai đó (ví dụ đại vận Giáp Tý), thì Giáp Tý sẽ bị biến đổi dữ dội chứ Lưu niên vẫn bình chân như vại là chính nó.
Bác Ne Bo Tat nghĩ sao về lí luận này ?
Trong lúc Thienkhanh bận vio xin gíp ý:


Bạn hỏi cái này khá sâu rồi. Và bắt đầu có tính chất bí quyết.
Nguyên lý thì đại vận là sự dịch chuyển của lệnh tháng, lệnh tháng mang thẩm quyền, quản nguyên mệnh. Thái tuế vua một năm là quản cả đại vận và nguyên mệnh.
Vấn đề người ta dừng lại vậy thôi. Nhưng 6 trụ như vậy sự tương tác thế nào không sách nào nói cả, có thể là bí quyết từng người, thành ra mới có chuyện dụng thần tổn hại hay trở mặt... mà hung. Nên cứ định dụng thần đợi cát lợi là khiếm khuyết, cũng không thể lấy vài năm hung cát quá khứ để định dụng thần. Manh phái là một trong những phái bỏ qua dụng thần là thế.
Tất nhiên người của Manh Phái họ chỉ nói đến phần ngọn, gốc dễ hầu như họ không đề cập. Ai hiểu được thì tự nghiệm được thôi.
Bác Vio nghĩ sao về quan điểm :"Trụ đại vận chỉ là 0,5 trụ, phải kết hợp với trụ tiểu vận nữa thì mới trọn ven 1 trụ. Còn bốn trụ nguyên cục và trụ lưu niên thì rõ ràng mới đủ tư cách là 1 trụ. Do vậy nếu phối trụ lưu niên với trụ đại vận thì phải chăng hơi lạc điệu".

xin có ý sau:

Đại vận nguyên lý nó là sự dịch chuyển trụ tháng (tiết lệnh dịch chuyển thẩm quyền rất lớn, nên để xem cát hung trong đại vận mà nó đã có ý tứ sẵn từ nguyên cục) lưu niên là điểm tụ khí ngũ hành, để xem ứng kỳ của nguyên cục và đại vận. Mình cho rằng việc đưa ra 1 con số là số học là không thể.
Chi tháng và giờ là khí hậu của bát tự, các can chi còn lại thể hiện ý tứ của tứ trụ, đợi vận đến để ứng kỳ hậu thiên.
trụ năm là một "căn cứ" xem phụ thân, là 1 mốc từ đó xem phúc và mồ mả. Tất nhiên xem rất phức tạp, tùy bí quyết mỗi người... Trụ giờ luôn cực kỳ quan trọng rồi

Để lí giải cho quan điểm trên, trụ tháng là trụ quan trọng số 1 quyết định nhiệt độ bát tự và nó phái sinh ra đại vận. Trụ giờ là trụ quan trọng thứ nhì quyết định nhiệt độ bát tự và nó phái sinh ra tiểu vận. Như vậy 2 cái trụ quyết định nhiêt độ phối với nhau thì hợp lý. Nhưng chúng ta thường bỏ qua tiểu vận , mà lại lấy lưu niên phối thẳng với đại vận. Như vậy có gì đó không bình đẳng ? Như vậy phải chăng 6 trụ trong bát tự là:
- Trụ 1: năm sinh ( được coi là xuất phát từ vô thủy)
- Trụ 2: tháng sinh (phụ thuộc trụ năm)
- Trụ 3: ngày sinh ( được coi là xuất phát từ vô thủy)
- Trụ 4: giờ sinh (phụ thuộc trụ ngày)
- Trụ 5: (đại vận + tiểu vận) (phụ thuộc trụ tháng, giờ)
- Trụ 6: lưu niên (được coi là trôi từ vô thủy).

Vậy, trụ 1,3,6 là trụ độc lập. Trụ 2,4 là phụ thuộc, còn trụ 5 còn là trụ phụ thuộc vào trụ 2,4 nữa, tức phụ thuộc vào phụ thuộc nên trụ 5 là yếu nhất ?
năm quản tháng, tháng quản ngày, ngày quản giờ lại là vấn đề khác. Tử vi rất trọng vấn đề này. Tứ trụ lại xét dưới góc độ đầu nguồn, dòng kí... không xét theo thẩm quyền. Ví như chỉ có trụ năm tháng tương tác với trụ ngày chưa đủ điều kiện kết luận về song thân đương số. Nên xem tứ trụ về vợ và con bao giờ cũng dễ hơn xem về song thân và anh em
Đầu trang

vanhien007
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 68
Tham gia: 11:20, 16/02/18

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi vanhien007 »

Mời mọi người xem lý giải dùm tạo này vào năm 1978 vì sao mất?
Mệnh nữ sinh năm 1942
Nhâm Ngọ - Đinh Mùi - Ất Dậu - Mậu Dần
Vận Giáp Thìn
Lưu niên Mậu Ngọ
Xin cảm ơn :)
Đầu trang

NeBoTat
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 450
Tham gia: 23:03, 01/07/15

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi NeBoTat »

thichankem đã viết: 20:02, 27/02/18 Học tử bình có khó lắm ko ạ?
Nói khó không khó, nói dễ không dễ. Thành tâm cầu học, nghiên cứu nghiêm túc, không tham những cái to lớn huyền bí, học từ cái nhỏ học lên, ngay thẳng, không ba hoa mua danh bán lợi thì tự nhiên học được. :)
daothi123 đã viết: 20:26, 27/02/18 chào NeBoTat ,cho mình hỏi dụng ,hỉ ,kỵ của tứ trụ này là gì với .vì có nhiều người nói dụng mộc ,hỉ thủy ,kị hỏa ,tho .nhưng cũng có nguoif lại nói dụng là tân kim .vậy ý của bạn thế nào .năm mới chúc bạn nhiều niềm vui mới

cảm ơn nhiều
Cháu chào cô. Chúc cô và gia đình năm mới an khang, vạn sự như ý. Cô vui lòng cho biết bát tự này độ khả tín có cao không, vì các bát tự của thế hệ trước hay có sai sót. Vì bát tự này luận hơi đặc biệt nên trước khi khẳng định hỷ dụng, cháu muốn xem sơ vài điểm xem có ứng với hỷ dụng đó hay không, nên phải cần bát tự có độ khả tín. Cám ơn cô.
thaiduongh đã viết: 22:52, 27/02/18 Chào anh NeBoTat, cho em hỏi về tranh, đố hợp có hóa khi hành hóa đắc nguyệt lệnh. Cám ơn!
Chào em. Anh không hiểu lắm vấn đề của em. Tranh hợp thì có hoá chứ đố hợp theo anh biết thì không có hoá.

(1) Tranh hợp: Có tranh hợp thiên can, ví dụ Canh - Ất - Canh, lại có tranh hợp địa chi, như Mùi - Ngọ - Mùi. Khi trước anh luận tranh hợp thì chú trọng dẫn thần. Chữ nào tranh hợp mà toạ hay thấu cùng trụ với dẫn thần thì ưu tiên được hợp. Ví dụ như Canh Thân - Ất Mùi - Canh Thìn thì anh sẽ ưu tiên Canh Thân - Ất Mùi hợp hoá, vì chữ Canh thứ nhất toạ nguyệt lệnh lại là dẫn thần. Tuy nhiên qua vài trường hợp (mà anh quên không ghi lại), anh thấy giả thuyết này không đúng. Hiện giờ anh luận nếu tranh hợp thì không hoá, dù có dẫn thần; trừ phi xảy ra trường hợp thiên trợ địa hoá hoặc địa trợ thiên hoá. Ví dụ Ất Hợi - Canh Thìn (nhật) - Ất Dậu thì ưu tiên Canh Thìn - Ất Dậu hợp, vì tuy thiên can tranh hợp, nhưng địa chi có Dậu - Thìn nhị hợp hoá kim, lại thấu dẫn thần Canh nên địa chi hợp hoá thành công. Do địa chi hợp hoá thành công, sẽ có 1 lực hấp dẫn rất lớn, có thể nói là ý hướng bát tự là muốn hoá kim, thành ra Canh sẽ hợp với chữ Ất thứ 2 để hoá kim, gọi là địa trợ thiên hoá. Tức là sẽ ưu tiên chữ Canh thứ 2 hợp hoá, vì chữ Canh này nằm ngay trên kim cục địa chi.

Tuy nhiên trường hợp này hiếm nên cần phải quan sát thêm. Khi nào rảnh rỗi để anh tìm lại, nhớ là bên đây hay bên TVLS có 2 trường hợp địa trợ thiên hoá.

(2) Đố hợp: Ví dụ như hàng can thấu ra Tân - Ất - Canh thì gọi là đố hợp, vì Ất mộc vốn là vợ, kim vốn là chồng, nhưng Ất ý hướng nó muốn hợp với Canh do đây là âm dương đức hợp, thành ra chữ Tân kề bên đố kỵ với Canh mà sẽ gây tổn Ất. Đây chẳng qua là 1 phương thức làm cho thiên can (ở đây là Tân) động thôi, dùng để luận động tĩnh, từ đó thấy được những ý nghĩa tinh tế hơn về mặt tượng. Đố hợp thì đâu có hoá bao giờ! Khi gặp đố hợp, như trường hợp Tân - Ất - Canh chẳng hạn, muốn xem Ất - Canh có hoá hay không thì căn cứ như các điều kiện thiên can hợp hoá bình thường.
haiphong2233 đã viết: 23:40, 27/02/18 Cảm ơn anh đã chỉ dạy. Từ lâu rồi em mong có những chủ đề, và sự chia sẻ nhiệt tình như này. Người đi trước không ngừng học hỏi nghiên cứu tìm ra các định lý tính chất mới đồng thời chia sẻ rộng rãi. Hậu học rút ngắn đi thời gian nghiên cứu lại những gì người đi trước tìm ra. Thời gian đó dùng để tiếp tục nghiên cứu tìm ra những tính chất, định lý mới hơn khi đó tứ trụ sẽ phát triển rực rỡ hơn vô cùng nhiều so với bây giờ. Einstein mà không công bố các phát minh của mình thì thế giới sao phát triển như ngày nay. Một con dao có thể là công cụ tạo ra của cải vật chất, cũng có thể làm hại người. Con dao không vì thế mà thích được tạo ra của cải hay ghét làm hại người. Chắc gì tạo ra của cải là tốt là đẹp mà làm hại người là xấu. Vì vậy, con dao vẫn là con dao, nó tự nguyện ở trong tay ai cũng được. Lòng có rộng mới chứa được vạn vật.
Một lần nữa xin cảm ơn anh!
Bạn nói chỉ dạy thì hơi quá. Rất vui vì giúp được bạn. Cùng tuổi nên gọi mình bằng tên là được rồi.
yesterday2016 đã viết: 16:42, 28/02/18
Bác Ne Bo Tat nghĩ sao về nhận định :

"Can chi Lưu niên chi phối và thống trị Can chi đại vận; do đó Lưu niên còn mạnh hơn đại vận, đại vận không quản được lưu niên. Tức là trong đại vận tốt mà gặp lưu niên xấu thì năm đó cái xấu là mạnh hơn. Trong đại vận xấu mà gặp lưu niên tốt thì năm đó cái tốt mạnh hơn".

Để lí giải cho nhận định trên, người ta thấy rằng đại vận có tính cá nhân hóa cao, của riêng mỗi người hoặc của riêng một nhóm 14.000 người (tạm coi dân số 7 tỷ chia cho 500 nghìn lá số nên suy ra có khoảng 14.000 người chung 1 lá số). Còn lưu niên có tính toàn thể, tức là năm nay toàn bộ loài người đều phải trải qua lưu niên Mậu Tuất, coi như chữ Mậu Tuất có sức mạnh 7 tỷ đơn vị, so với sức mạnh 14.000 đơn vị của một đại vận của ai đó (ví dụ đại vận Giáp Tý), thì Giáp Tý sẽ bị biến đổi dữ dội chứ Lưu niên vẫn bình chân như vại là chính nó.
Bác Ne Bo Tat nghĩ sao về lí luận này ?
Xin lỗi nếu mất lòng, nếu hỏi ý nghĩ của mình thì mình thấy giống đang đọc truyện kiếm hiệp hay tiên hiệp. Nếu muốn biết rõ thì cách hay nhất là mở topic luận thu thập thông tin hoặc lấy thông tin của các bát tự có độ khả tín cao để nghiên cứu, không nên ngồi suy diễn, rất khó biết đúng sai.

Tuy nhiên, mình có thứ tự cho niên vận nhập nguyên cục như sau. Niên vận nhập cục cùng dùng chung 1 bộ qui tắc, đại vận và lưu niên sẽ nhập cục theo bộ qui tắc này và thường thì nhập cục độc lập nhau. Mình thường cho đại vận nhập cục trước, lúc này có ngũ trụ, và mình xem cát hung của đại vận thông qua sự vận động của hỷ kỵ của ngũ trụ này. Sau đó mình cho lưu niên nhập cục sau, lúc này có lục trụ, và mình sẽ xem trụ thứ 6 (lưu niên) khi nhập cục có tác động thế nào đối với ngũ trụ đã có, từ đó suy ra cát hung lưu niên.

Cá biệt có trường hợp đại vận không nhập cục, đến lưu niên cụ thể nào đó, nó có thể thuận theo lưu niên mà nhập cục. Hoặc có lưu niên đáng lẽ không nhập cục, nhưng nhờ có đại vận mà thuận theo đại vận nhập cục. Khi niên vận không nhập cục thì lực tác động không lớn, cát cũng không quá cát, hung cũng không quá hung. Khi niên vận nhập cục thì sự tác động của nó rõ rệt hơn.

Theo mình thấy luận lục trụ đã rất vất vả, nếu không có qui tắc nhập cục, lớp lang, thứ tự trước sau sẽ bị rối tung rối mù, không nhận rõ được sự vận động của mệnh cục thì sẽ không biết nó ứng vào đâu, vào ai, vào chỗ nào trong mệnh cục, rất khó luận cát hung chi tiết. Cho nên thêm 1 trụ nữa là tiểu vận thì mình cảm thấy luận 7 trụ 1 lúc là 1 khối lượng công việc quá lớn.

Do có qui tắc như vậy nên mình cũng không biết trả lời câu hỏi tại hành vận, đại vận hay lưu niên làm chủ, vì tuy qui tắc nhập cục là như vậy, nhưng có thể dưới sự tác động của lưu niên mà đại vận nhập cục theo cách khác, hoặc dưới sự tác động của đại vận mà lưu niên nhập cục theo cách khác. Nói chung có thể nói là do thứ tự định cát hung là định cát hung ngũ trụ trước, rồi mới định cát hung lục trụ sau, nên lưu niên là nhân tố quyết định cuối cùng. Tuy nhiên tuỳ từng tổ hợp lưu niên và đại vận mà có khi nó có thay đổi nên rất khó nói.

Có điều lưu niên vốn tính động, đại vận vốn tính tĩnh hơn, nên tác động của lưu niên thường nhanh chóng, dễ thấy, và ngắn hạn hơn.
vio đã viết: 18:25, 28/02/18 Tiểu vận mình chỉ xem khi đương số chưa vào vận.
Vào đại vận rồi luận 6 trụ đủ ok rồi.
Tiểu vận hay trụ năm là mốc họ xem cái khác cơ.
Đồng ý với anh Vio. Phần tiểu vận thì em không biết. :)
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tứ trụ”