Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Hỏi đáp, luận giải, trao đổi về tử bình (tứ trụ, bát tự)
thanhhương78
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 84
Tham gia: 22:44, 24/02/18

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi thanhhương78 »

Nhưng nếu là nữ thì hành vận tốt hơn đó bác, thì sẽ có chút thành công hơn, vì vận bổ trợ căn cho dụng thần . Người này lại là nam, tức là vận chạy nghịch nếu như dụng mộc hỏa, đương nhiên chỉ ăn được 2 vận hành mộc, càng về sau lại càng xấu, đặc biệt vận tới sửu sẽ tham gia kim cục, 2 quý sẽ khắc bính nặng, dụng thần bị khắc tan nát , có lẽ đây sẽ là vận tai họa lớn, khi kỵ thần hội cục phá mộc nặng, còn quan tinh sẽ bị 2 thực thần cuốn phăng , nên nếu là nam thì sẽ không thành công, đúng như những quan sát của tôi và chia sẻ của bố mẹ đương số về tính cách của con người này. Với như bác nói hôm trước thì dụng thần bính bị quý khắc, tỵ thì kẹp giữa bị thìn và mùi tiết, cộng nữa hỷ thần ất vô căn lại bị kim khắc, cộng với vận mà không tốt thì cách cục hoàn toàn thấp chứ nhỉ
Đầu trang

NeBoTat
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 450
Tham gia: 23:03, 01/07/15

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi NeBoTat »

Người này còn ăn được trụ giờ Ất Mùi, bởi vì Bính hoả có 2 căn: Tỵ và Mùi. Tỵ đúng là bị Thìn - Mùi tiết, nhưng Mùi tiết hoả khí của Tỵ và nó vẫn còn lưu giữ hoả khí đó :) Nếu bát tự này đúng thì người này không có nghèo đâu, mà tiền tài khá.
Đầu trang

thanhhương78
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 84
Tham gia: 22:44, 24/02/18

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi thanhhương78 »

Có điều hành kim thủy vận thì hỏa khí đâu còn mạnh nữa bác. Nếu là nữ thì tốt, tôi cũng vừa thử dùng bên tử vi để lập lá số thì nếu là nữ sao an đẹp hơn chút nhưng không phải đẹp hẳn vì mệnh vô chính diệu và không có sát tinh hợp mệnh thủ tuy nhiên vận chạy hay hơn, nhưng nếu là nam vận chạy đến cung có thất sát hội nhiều hung bại tinh, tương ứng với vận quý sửu tứ trụ thì tương đối hung vì kim thủy có lực sẽ phá tài quan dụng thần thì đâu còn đẹp nữa bác, những vận sau thủy cũng khá vượng thương khắc mạnh hỏa. Tứ trụ quan trọng nhất dụng thần được ủng hộ và không bị thương phá nên tôi nghĩ nếu là nữ thì hơi khá 1 chút chứ nam thì xấu ( khắc thê và quan tụng) , ý bác có giống tôi không
Đầu trang

NeBoTat
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 450
Tham gia: 23:03, 01/07/15

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi NeBoTat »

Mình xem đại vận là 1 trụ thứ 5. Vận chi có quyết định vượng suy của vận can, chứ không quyết định vượng suy của can chi nguyên cục. Nếu lấy đại vận để quyết định vượng suy của can chi nguyên cục, thì sẽ rất phức tạp, lúc đó các trường hợp phải định lại hỷ dụng tại vận là nhiều hơn rất nhiều.

Với lại mình thấy việc lấy đại vận định lại vượng suy của can chi nguyên cục là không hợp lí. Lí do dùng nguyệt lệnh để định bản khí tiên thiên của thập khí trong nguyên cục là do nguyệt lệnh đại diện cho tháng, mà tháng đại diện cho mùa, mùa lại là sự luân chuyển, thăng giáng, tăng giảm của ngũ khí trong trời đất. Do đó nguyệt lệnh là 1 tín hiệu cho biết ngũ khí tiên thiên nó có số lượng như thế nào tại thời điểm đương số sinh ra.

Còn đại vận chẳng qua là 1 loại hư ngũ hành, được "phi" ra từ nguyệt lệnh. Nó giống như 1 loại thần sát, nhưng loại thần sát này được thể hiện bằng can chi, vậy thôi. Đại vận do là hư ngũ hành nên nó không phản ánh tự nhiên, tức nó không đạo pháp tự nhiên, nó không có thể hiện sự thăng giáng, tăng giảm luân phiên của ngũ khí trong trời đất, thành ra dùng nó để định lại vượng nhược của can chi nguyên cục là không hợp lí.

Trong tứ trụ nguyên cục, chỉ có 2 trụ phản ánh tự nhiên là nguyệt lệnh và thời lệnh. Đó là lí do tại sao người ta quan trọng nguyệt lệnh (đã quá rõ) nhưng đồng thời còn nhấn mạnh: thời trụ có chức năng thu (toàn) cục. Cũng chính là nói, chỉ có nguyệt lệnh và thời lệnh có chức năng điều tiết khí hậu của bát tự.

Thực ra nói như vậy cũng chưa chính xác, chỉ có nguyệt chi và thời chi là thực ngũ hành. Nguyệt can và thời can đều là hư ngũ hành được "phi" ra. Đó là lí do ông Bành Khang Dân có đề cập địa chi là căn cơ, định tam hạn thọ nguyên; thiên can định giàu sang, phú quý. Thực chất là 1 cách nói nhấn mạnh tầm quan trọng của địa chi. Mà nếu hiểu sâu hơn 1 chút đó là nhấn mạnh căn khí, bởi vì căn khí tại địa chi chính là căn cơ của thiên can thấu ra.
Đầu trang

vpdh
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 259
Tham gia: 10:29, 22/02/11

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi vpdh »

NeBoTat đã viết: 01:05, 15/03/18 Mình xem đại vận là 1 trụ thứ 5. Vận chi có quyết định vượng suy của vận can, chứ không quyết định vượng suy của can chi nguyên cục. Nếu lấy đại vận để quyết định vượng suy của can chi nguyên cục, thì sẽ rất phức tạp, lúc đó các trường hợp phải định lại hỷ dụng tại vận là nhiều hơn rất nhiều.

Với lại mình thấy việc lấy đại vận định lại vượng suy của can chi nguyên cục là không hợp lí. Lí do dùng nguyệt lệnh để định bản khí tiên thiên của thập khí trong nguyên cục là do nguyệt lệnh đại diện cho tháng, mà tháng đại diện cho mùa, mùa lại là sự luân chuyển, thăng giáng, tăng giảm của ngũ khí trong trời đất. Do đó nguyệt lệnh là 1 tín hiệu cho biết ngũ khí tiên thiên nó có số lượng như thế nào tại thời điểm đương số sinh ra.

Còn đại vận chẳng qua là 1 loại hư ngũ hành, được "phi" ra từ nguyệt lệnh. Nó giống như 1 loại thần sát, nhưng loại thần sát này được thể hiện bằng can chi, vậy thôi. Đại vận do là hư ngũ hành nên nó không phản ánh tự nhiên, tức nó không đạo pháp tự nhiên, nó không có thể hiện sự thăng giáng, tăng giảm luân phiên của ngũ khí trong trời đất, thành ra dùng nó để định lại vượng nhược của can chi nguyên cục là không hợp lí.

Trong tứ trụ nguyên cục, chỉ có 2 trụ phản ánh tự nhiên là nguyệt lệnh và thời lệnh. Đó là lí do tại sao người ta quan trọng nguyệt lệnh (đã quá rõ) nhưng đồng thời còn nhấn mạnh: thời trụ có chức năng thu (toàn) cục. Cũng chính là nói, chỉ có nguyệt lệnh và thời lệnh có chức năng điều tiết khí hậu của bát tự.

Thực ra nói như vậy cũng chưa chính xác, chỉ có nguyệt chi và thời chi là thực ngũ hành. Nguyệt can và thời can đều là hư ngũ hành được "phi" ra. Đó là lí do ông Bành Khang Dân có đề cập địa chi là căn cơ, định tam hạn thọ nguyên; thiên can định giàu sang, phú quý. Thực chất là 1 cách nói nhấn mạnh tầm quan trọng của địa chi. Mà nếu hiểu sâu hơn 1 chút đó là nhấn mạnh căn khí, bởi vì căn khí tại địa chi chính là căn cơ của thiên can thấu ra.
Cảm on anh NeBoTat,

Vậy ví dụ như nguyệt lệnh là Sửu, đại vận là Quý thì có tính là Quý thấu ra từ nguyệt lệnh ko? Nếu tính vậy thì xem đại vận đó hỉ kị quan trọng và có tính bước ngoặt hơn các vận khác chứ?

Nếu có thể tính là thấu từ nguyệt lệnh, thì từ thời trụ cũng có thể tính thấu can đại vận không?
Đầu trang

thanhhương78
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 84
Tham gia: 22:44, 24/02/18

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi thanhhương78 »

Bác quả là có căn cơ nghiên cứu cao thâm . Đúng là môn gì cũng có khuyết điểm của nó đôi khi trở thành gọt. Nhưng nếu kết hợp các môn khác để luận thì kết quả tương đối chính xác. Ví dụ như ở trường hợp này nếu dùng bổ túc thêm để luận thì 2 tứ trụ đinh mùi và quý dậu tôi đưa ra ở trên tương đối xấu, nhưng chị 1967 thì có nhàn hơn ở hậu vận, và 1 bạn ở chủ đề tứ trụ xung khắc tôi cũng có vào luận là tốt đó là bởi vì mình dùng thêm các môn khác để luận sau đó so sánh thì sẽ có kết quả tối ưu. Nhiều khi nếu dùng 1 môn để luận thì có những trường hợp ứng và trường hợp không ứng. Còn về đại vận trong tứ trụ ảnh hưởng lớn đến nguyên cục hay dụng thần tứ trụ bác ạ, vì tôi cũng đã chứng kiến nhiều trường hợp thực tế như vậy
Đầu trang

dangkychovui
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 1
Tham gia: 10:54, 15/03/18

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi dangkychovui »

Em muốn hỏi là can tàng trong chi có ý nghĩa thế nào ạ,dụ là mệnh hỏa vượng cần tiết tú nhưng không có thổ chỉ có chi Ngọ tàng Kỷ thì có tốt hơn không ạ,giả như là mệnh thùy vượng cần mộc tiết tú thì gặp địa chi Hợi tàng Giáp có hơn địa chi Tý thuần thủy không ạ.
Đầu trang

yesterday2016
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3755
Tham gia: 18:29, 08/07/16

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi yesterday2016 »

thanhhương78 đã viết: 10:45, 15/03/18 Bác quả là có căn cơ nghiên cứu cao thâm . Đúng là môn gì cũng có khuyết điểm của nó đôi khi trở thành gọt. Nhưng nếu kết hợp các môn khác để luận thì kết quả tương đối chính xác. Ví dụ như ở trường hợp này nếu dùng bổ túc thêm để luận thì 2 tứ trụ đinh mùi và quý dậu tôi đưa ra ở trên tương đối xấu, nhưng chị 1967 thì có nhàn hơn ở hậu vận, và 1 bạn ở chủ đề tứ trụ xung khắc tôi cũng có vào luận là tốt đó là bởi vì mình dùng thêm các môn khác để luận sau đó so sánh thì sẽ có kết quả tối ưu. Nhiều khi nếu dùng 1 môn để luận thì có những trường hợp ứng và trường hợp không ứng. Còn về đại vận trong tứ trụ ảnh hưởng lớn đến nguyên cục hay dụng thần tứ trụ bác ạ, vì tôi cũng đã chứng kiến nhiều trường hợp thực tế như vậy
Mình cũng có quan điểm là để nghiên cứu sâu 1 môn cho cao thâm thì ít người đạt được, vì có thể hy sinh cả đời hoặc có cơ duyên đặc biệt. Hoặc ý muốn trở thành cao thâm có thể không đạt được trong đời này.
Thay vào đó, mình chọn giải pháp "an toàn" hơn là nghiên cứu vài môn, mỗi môn tuy không được giỏi nhưng có thể dùng bổ khuyết cho kết quả của nhau, dùng cũng OK. Kết quả nào cùng được vài môn chỉ báo cùng nhau thì tin mạnh. Kết quả nào xung đột thì thận trọng hơn xem xét. Nói chung nghiên cứu sao cho thấy 70% kết quả được các môn chỉ ra gần giống nhau là rất tốt rồi (không có nghĩa là kết quả chính xác 70%), nhưng vài môn phối hợp giúp ta tránh được cực đoan sai lầm.

Ngoài ra, ví dụ 1 bài toán hình học giải cực khó, nhưng nếu chuyển sang đại số thì lại giải khá dễ dàng. Biết đâu những vấn đề cực khó và cao thâm của tử bình lại có thể dùng tử vi nhìn thấu khá rõ, và ngược lại.
Đầu trang

NeBoTat
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 450
Tham gia: 23:03, 01/07/15

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi NeBoTat »

vpdh đã viết: 07:59, 15/03/18 Cảm on anh NeBoTat,

Vậy ví dụ như nguyệt lệnh là Sửu, đại vận là Quý thì có tính là Quý thấu ra từ nguyệt lệnh ko? Nếu tính vậy thì xem đại vận đó hỉ kị quan trọng và có tính bước ngoặt hơn các vận khác chứ?

Nếu có thể tính là thấu từ nguyệt lệnh, thì từ thời trụ cũng có thể tính thấu can đại vận không?
Chào bạn, mình trả lời bên dưới:

Vậy ví dụ như nguyệt lệnh là Sửu, đại vận là Quý thì có tính là Quý thấu ra từ nguyệt lệnh ko? Có tính.

Nếu tính vậy thì xem đại vận đó hỉ kị quan trọng và có tính bước ngoặt hơn các vận khác chứ? Chủ yếu là để tính về mặt tượng, xem nó thấu từ cung nào, từ đó mà phán định cát hung nó liên quan đến vấn đề gì, liên quan đến ai, độ mạnh yếu ra sao.

Nếu có thể tính là thấu từ nguyệt lệnh, thì từ thời trụ cũng có thể tính thấu can đại vận không?: Mình làm rõ ý bạn 1 chút, ví dụ đại vận Mão, thời trụ nguyên cục thấu Ất thì có tính thời trụ thấu can đại vận hay không phải không? Có tính nhưng về mặt ngôn ngữ diễn đạt khác nhau và điều đó sẽ cho thấy sự khác nhau về mặt căn cơ của người luận đoán. Trường hợp bạn đề cập, người ta không nói thời trụ thấu từ đại vận. Bởi vì khi xem mệnh có phân thể dụng, hay còn gọi là chủ khách. Bát tự (nguyên cục) là chủ, đại vận và lưu niên là khách. Do đó phải lấy bát tự nguyên cục làm trung tâm, làm nguồn gốc, còn đại vận và lưu niên làm phụ. Ví dụ, nguyên cục có Sửu, đại vận có can là Quý thì mình nói Quý thấu từ Sửu. Ví dụ nguyên cục có Ất, đại vận chi Mão thì mình nói Ất trát căn tại đại vận Mão, chứ mình không nói ngược lại là đại vận Mão thấu ra can Ất trong nguyên cục.

Việc luận như vậy thể hiện hiểu biết về mặt thể - dụng trong các môn huyền học. Tức là mình hiểu được lấy cái gì làm trung tâm (thể), và lấy cái gì để luận cát hung (dụng). Thành ra cùng 1 ý, nhưng cách diễn đạt cũng nói lên trình độ của 1 người.
thanhhương78 đã viết: 10:45, 15/03/18 Bác quả là có căn cơ nghiên cứu cao thâm . Đúng là môn gì cũng có khuyết điểm của nó đôi khi trở thành gọt. Nhưng nếu kết hợp các môn khác để luận thì kết quả tương đối chính xác. Ví dụ như ở trường hợp này nếu dùng bổ túc thêm để luận thì 2 tứ trụ đinh mùi và quý dậu tôi đưa ra ở trên tương đối xấu, nhưng chị 1967 thì có nhàn hơn ở hậu vận, và 1 bạn ở chủ đề tứ trụ xung khắc tôi cũng có vào luận là tốt đó là bởi vì mình dùng thêm các môn khác để luận sau đó so sánh thì sẽ có kết quả tối ưu. Nhiều khi nếu dùng 1 môn để luận thì có những trường hợp ứng và trường hợp không ứng. Còn về đại vận trong tứ trụ ảnh hưởng lớn đến nguyên cục hay dụng thần tứ trụ bác ạ, vì tôi cũng đã chứng kiến nhiều trường hợp thực tế như vậy
Dạ đúng. Nếu biết nhiều môn thì có thể vận dụng cùng 1 lúc, như vậy sẽ tận dụng được thế mạnh của từng môn. Như có nhiều người kết hợp Tử Bình / Tử Vi với Lục Hào / Mai Hoa để xem hạn ngày. Mình cũng có biết bói Dịch 1 chút, cũng hay dùng Mai Hoa để lấy quẻ cho lẹ. Nhưng thường mình coi Tử Bình chỉ dùng thuần Tử Bình, vì coi riêng bằng 1 môn nó cũng có cái hay, xem như là 1 thử thách cho bản thân, đồng thời cũng là tạo áp lực và động lực để bản thân phải chuyên sâu vào 1 môn.

Mình có học Dịch trước khi học Tử Bình, và cảm thấy đây là hướng đi đúng đắn. Những kiến thức của Dịch sẽ giúp mình lọc lại thông tin trong sách Tử Bình, xem cái nào hợp lý, logic, còn cái nào là do tác giả suy diễn hoặc viết truyện kiếm hiệp đọc cho vui, nghe cho có vẻ thần bí. Như vậy sẽ bớt đi đường vòng.
dangkychovui đã viết: 11:02, 15/03/18 Em muốn hỏi là can tàng trong chi có ý nghĩa thế nào ạ, dụ là mệnh hỏa vượng cần tiết tú nhưng không có thổ chỉ có chi Ngọ tàng Kỷ thì có tốt hơn không ạ,giả như là mệnh thùy vượng cần mộc tiết tú thì gặp địa chi Hợi tàng Giáp có hơn địa chi Tý thuần thủy không ạ.
Có còn hơn không, bạn. Nhưng tác dụng của nó không lớn bằng thấu can, và nó ứng vào việc gì, người nào thì phải tuỳ tình huống cụ thể từng bát tự mà luận.

Công dụng lớn nhất của can tàng là làm căn khí cho địa chi. Ngoài ra có những công dụng khác nhưng mình không đề cập ở đây.
Đầu trang

thanhhương78
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 84
Tham gia: 22:44, 24/02/18

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi thanhhương78 »

yesterday2016 đã viết: 12:29, 15/03/18
thanhhương78 đã viết: 10:45, 15/03/18 Bác quả là có căn cơ nghiên cứu cao thâm . Đúng là môn gì cũng có khuyết điểm của nó đôi khi trở thành gọt. Nhưng nếu kết hợp các môn khác để luận thì kết quả tương đối chính xác. Ví dụ như ở trường hợp này nếu dùng bổ túc thêm để luận thì 2 tứ trụ đinh mùi và quý dậu tôi đưa ra ở trên tương đối xấu, nhưng chị 1967 thì có nhàn hơn ở hậu vận, và 1 bạn ở chủ đề tứ trụ xung khắc tôi cũng có vào luận là tốt đó là bởi vì mình dùng thêm các môn khác để luận sau đó so sánh thì sẽ có kết quả tối ưu. Nhiều khi nếu dùng 1 môn để luận thì có những trường hợp ứng và trường hợp không ứng. Còn về đại vận trong tứ trụ ảnh hưởng lớn đến nguyên cục hay dụng thần tứ trụ bác ạ, vì tôi cũng đã chứng kiến nhiều trường hợp thực tế như vậy
Mình cũng có quan điểm là để nghiên cứu sâu 1 môn cho cao thâm thì ít người đạt được, vì có thể hy sinh cả đời hoặc có cơ duyên đặc biệt. Hoặc ý muốn trở thành cao thâm có thể không đạt được trong đời này.
Thay vào đó, mình chọn giải pháp "an toàn" hơn là nghiên cứu vài môn, mỗi môn tuy không được giỏi nhưng có thể dùng bổ khuyết cho kết quả của nhau, dùng cũng OK. Kết quả nào cùng được vài môn chỉ báo cùng nhau thì tin mạnh. Kết quả nào xung đột thì thận trọng hơn xem xét. Nói chung nghiên cứu sao cho thấy 70% kết quả được các môn chỉ ra gần giống nhau là rất tốt rồi (không có nghĩa là kết quả chính xác 70%), nhưng vài môn phối hợp giúp ta tránh được cực đoan sai lầm.

Ngoài ra, ví dụ 1 bài toán hình học giải cực khó, nhưng nếu chuyển sang đại số thì lại giải khá dễ dàng. Biết đâu những vấn đề cực khó và cao thâm của tử bình lại có thể dùng tử vi nhìn thấu khá rõ, và ngược lại.
Đúng đó bác, mỗi môn nếu nắm được sườn và kiến thức cơ bản thì chúng ta có thể luận được ít nhiều, còn các bậc tiền nhân khi sáng tạo ra các môn học họ cũng phải trải qua kiểm chứng thực tế và chỉnh sửa khá nhiều mới hoàn chỉnh được. Thậm chí có những ví dụ ơ sách họ cũng phải cố gắng gọt đẽo để đúng theo thực tế
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tứ trụ”