Thế nào là thương quan thương tận?

Hỏi đáp, luận giải, trao đổi về tử bình (tứ trụ, bát tự)
thương quan
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 117
Tham gia: 21:05, 05/07/17

Thế nào là thương quan thương tận?

Gửi bài gửi bởi thương quan »

Chào các bác, em thích tử bình lâu rồi, đọc sách thấy cách này cách kia cũng có hứng thú. Thấy cách thương quan thương tận này nhiều lý giải quá.
Thương Quan vụ yếu thương tận, thương chi bất tận, Quan lai thừa vượng, kỳ họa bất khả thắng ngôn. Thương Quan kiến Quan, vi họa bá đoan
Nhược Thương Quan bất tận, tứ trụ hữu Quan Tinh lộ, tuế vận nhược kiến Quan Tinh, kỳ họa bất khả thắng ngôn
Nhiều người lý giải rằng, thương quan cốt yếu phải đi thương tận quan tinh, quan tinh không bị tận diệt, vận đến quan thừa vượng, họa không thể nói hết.
Vậy có đúng thật thế không?
Mặc dù em kém hán văn, nhưng 2 câu này không có 1 câu nào nói rõ là thương quan phải "tận diệt" quan tinh cả. "thương quan vụ yếu thương tận" sau câu này có 1 dấu phẩy, tức nó độc lập, có nên hiểu là, Chính thương quan mới cần bị tận diệt hay không? Khi mà thương không bị tận diệt, mà tứ trụ lại có cả quan tinh, ngay lập tức cấu thành thương quan kiến quan họa không thể nói mà sách nào cũng đề cập?
Câu thứ hai, "nhược thương quan bất tận", tức thương quan không bị thương tận, nguyên mệnh lại có quan, tuế vận quan vượng thì thương quan gặp quan, làm mất quý khí nên hung.
Nếu 2 câu hán văn này, ý nói là thương phải tận diệt quan tinh, thế thì, nó khác gì cách thương quan khứ quan? cách này sách tử bình chân thuyên có đề cập.
Vậy, theo cách nhìn của em, ý của nó là chính thương quan cần bị "tận diệt", vậy tận diệt bằng cách nào?
Thứ nhất, thương quan là hung thần,
"cát thần thuận dụng, hung thần nghịch dụng"
Dùng tài tiết thương sinh quan, dùng ấn chế thương. Cách cục tạo thành là thương quan sinh tài phú quý trời ban, thương quan bội ấn quý hết chỗ nói. Trong tử bình chân thuyên có nói, nếu thương quan gặp cả tài và ấn, cách cục hợp lý cấu thành thương quan sinh tài phối ấn, phú quý cuồn cuộn.
Vậy cái lý hung thần phải chế mới được dùng đến ở đây.
Nhiều người lấy ví dụ Chu Nguyên Chương để biện chứng là thương quan tận diệt quan tinh.
CNC: Mậu Thìn / Nhâm Tuất/ Đinh Sửu / Đinh Mùi
Vận: nhâm tuất/quý hợi/giáp tý/ất sửu/bính dần/ đinh mão/ mậu thìn/ kỷ tị
Đinh sinh tháng tuất lại thấu mậu, chắc chắn là thương quan cách, nếu nói theo kiểu dịch tiếng việt, thì "việc của thương quan cần là đi thương tận quan tinh", ở đây nhâm thủy quan tinh bị đinh hợp, ấy là nhật chủ, hay tỷ kiếp chế quan tinh chứ thằng thương quan ở đây chế quan tinh chỗ nào?
theo em, mệnh này đủ tứ khố, hình xung bay sạch tạp khí, đinh nhâm hợp không thể hóa, thứ nhất 2 đinh tranh hợp, thứ 2 tháng tuất thổ vượng, không hóa.
Sách của cụ thiệu, nếu hợp mà hóa giả thì người đó hoặc mồ côi, hoặc cuộc đời là tăng ni theo đạo. Điều này đối với CNC chẳng sai, đi ăn xin 3 năm cực khổ mới có cơ may chiếm thiên hạ sau này.
Hợp mà không hóa thì thành cục, vì thổ quá vượng, duy nhất điểm nhâm thủy bị chế, mệnh cục này hoàn thành cách tòng thổ. dụng thần hỏa thổ, kim. Kị thủy mộc. Nguyên cục có 1 ông nhâm thủy kị thần lộ lại bị hợp chế, mệnh tốt.
Giờ xem đến vận. lúc nhỏ, hành vận bắc phương, lại thấu kỵ thần, mất cha mẹ, hành khất.
vận Bính dần trở đi, bắt đầu nhập quân, đánh đâu thắng đó. Giờ mới thấy cái lý xem vận của cụ thiệu, can là trong nhưng không bỏ qua chi, ý là phải xem chi vận và dụng thần có hình hại nhau không, ở đây, vì tòng thổ nên kỵ vận mộc, vấn đề là mộc không thấu, hỏa thấu, hỏa tướng sinh thổ dụng thần, thế nên mộc thổ không kị nhau. Còn quá trình lên ngôi của minh thái tổ như thế nào mọi người đều biết.
Giờ nếu luận theo kiểu thương quan tận diệt quan tinh, thứ nhất gốc thủy đã bị diệt, thứ hai, mậu khắc, đinh hợp, quan đã bị chế hoàn toàn. Nếu hiểu câu "Nhược Thương Quan bất tận, tứ trụ hữu Quan Tinh lộ, tuế vận nhược kiến Quan Tinh, kỳ họa bất khả thắng ngôn" kiểu quan chưa tận, quan lộ lại đến vận quan thì họa hoạn. Ở đây, quan tinh nhâm thủy bị chế tận hoàn toàn rồi, thì đến vận quan phải bình thường chứ không thể khổ như thế được.
Vậy đúng ra, phải hiểu là, thương bị tận diệt, tận diệt thì mới sinh ra tài, mới phú quý. Chứ tận diệt quan tinh, coi chừng mất sạch quý khí.
Đây là vài suy nghĩ của em, mời các bác cho ý kiến
Đầu trang

thương quan
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 117
Tham gia: 21:05, 05/07/17

Re: Thế nào là thương quan thương tận?

Gửi bài gửi bởi thương quan »

Sao bên tứ trụ buồn thế này -.-
Cách thương quan thương tận trong tử bình chân thuyên không nhắc đến (sách này dân theo cách cục phái không thể không đọc).
Được nhắc đến và khá nổi tiếng nhờ uyên hải tử bình, và trong đó cũng có thuyết hung thần nghịch dụng. Vậy cái lí thuyết thương quan tận diệt quan tinh là khó có cơ sở. 2 câu hán văn trích dẫn ở trên chẳng câu nào ghi rõ thương quan diệt quan tinh cả. Với lại, cái ý nghĩa thương quan cần bị tận diệt qua mấy khẩu quyết sau đây:
Kim thuỷ thương quan hỷ kiến quan.
Hoả thổ thương quan nghi thương tận.
Rõ ràng, chẳng thương quan nào thích gặp quan, cái lý ở đây là điều hậu, kim thuỷ thương quan, tức canh tân sinh tháng hợi, tý. Mùa đông thuỷ lạnh kim hàn, cần gặp hoả (quan tinh) chứ chẳng có gì lạ ở đây.
Hoả thổ thương quan nghi thương tận, bính đinh sinh tháng tứ quý, thổ bị mộc chế, tài tiết sinh quan, quan sinh ấn, ấn sinh thân mới là mệnh đẹp. Cớ gì mà phải truy cùng giết tận quan tinh? Không nói cách cục đặc biệt như tòng nhi thì nó ghét quan đã đành. Cách cục bình thường quan bị diệt, trước tiên là nói đến sự mất cân bằng giữa tài và ấn đã, ấn không có nguyên thần, thương quan nắm lệnh lại vượng cường cùng tài tinh. Ấn không có quan hộ bị tài khắc. Thân nhược thì sao gánh lại được tài quan. Thân nhược hỷ vận ấn, mà ấn hộ vệ cho quan, thương quan hung thần ngạo vật gặp ấn cũng phải xếp xó.
Cách cục gì thì cách cục, nó phải giải thích được bằng sinh khắc chế hoá của ngũ hành. Chứ cứ chăm chăm kiểu thánh nhân bảo thế, cứ râu càng dài thì lời nói càng đáng tin thì về cơ bản là học gạo, không có hệ thống.
Được cảm ơn bởi: hadulosangeles
Đầu trang

yesterday2016
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3757
Tham gia: 18:29, 08/07/16

Re: Thế nào là thương quan thương tận?

Gửi bài gửi bởi yesterday2016 »

Tinh thần học tử bình của bạn rất sáng suốt.

Học tử vi nhiều khi thuộc phú và cách cục mà không thể giải thích, còn bên tử bình phải quy về giải thích được bằng sinh khắc ngũ hành. Và cuối cùng không gì hơn là kiểm chứng bằng nghiệm lý hạn quá khứ.
Đầu trang

thương quan
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 117
Tham gia: 21:05, 05/07/17

Re: Thế nào là thương quan thương tận?

Gửi bài gửi bởi thương quan »

yesterday2016 đã viết: 23:41, 05/07/17 Tinh thần học tử bình của bạn rất sáng suốt.

Học tử vi nhiều khi thuộc phú và cách cục mà không thể giải thích, còn bên tử bình phải quy về giải thích được bằng sinh khắc ngũ hành. Và cuối cùng không gì hơn là kiểm chứng bằng nghiệm lý hạn quá khứ.
em trước cũng thích tử vi lắm, sau thấy bên tử vi tình trạng gọt hạn kinh khủng quá, có từng đấy sao, gom hết tam phương tứ chính, nhị hợp, giáp góc các kiểu thì từ đại phú đại quý đến ăn mày gầm cầu đều gọt ra được hết.
tứ trụ thì khác, nó khoa học hơn nhưng khó luận hơn. Tứ trụ quý ở trung hòa, nhiều người đọc sách cụ Thiệu cứ bảo sách là man thư, dĩ nhiên đọc phải chọn lọc. Trong sách nhiều cái không hợp lý là dĩ nhiên, nghề sống của người ta, một nhà phù thủy bày hết pháp thuật của mình ra thì chẳng còn gì là huyền bí. Đọc là phải nghĩ.
Em lấy ví dụ nhé
Các cách cục tòng vượng, kiểu 1 hành nào đó quá vượng phải tòng theo đều không tốt, đây đều là mệnh cục thiên khô. Sách cứ lấy ví dụ về các kiểu tòng vượng mà phú quý mà không nói đến cái mặt xấu của nó, nên ta tưởng là nó tốt. Em gặp nhiều rồi, người có mệnh tòng cách thì có khả năng kiếm tiền, không nghèo nếu vận phù trợ, nhưng gia đạo cực kỳ bất ổn, người thì đến 3,4 đời vợ, 3,4 dòng con. có người được 30 năm dụng thần tòng cách kiếm rất nhiều tiền, vừa qua năm đầu vận xấu, tán gia bại sản, đi tù hết đời, vợ con phản bội.
Ta chỉ nhìn thấy mặt tốt của tòng cách là vì đó là cách cục đặc biệt, rất tốt cho mưu cầu tài quan thôi. Nhưng nếu gặp vận xấu thì cứ như thuyền bồng bềnh sóng cả, trồi sụt thất thường ngay cả trong vận tốt, vì có năm tốt năm xấu.
Thế nên như cụ thiệu vỹ hoa chẳng sai, tứ trụ quý nhất là ở chỗ trung hòa, chẳng cần phải giàu có như bill gates, quyền lực như donald trump, chỉ cần gia đình êm ấm, kiếm gọi là dư của ăn của để là quá tốt ở xã hội này rồi.
Như thương quan thương tận, không giải thích kỹ khéo nhiều ông cứ google thấy thương quan tận diệt quan tinh, chẳng cần nghĩ lên lyso.vn ngó cái lá số của mình, thấy đúng quan tinh bị tận diệt, vận lại ủng hộ, sướng từ năm này qua tháng khác, mà đến 30 năm sau nghèo vẫn cứ nghèo, giàu sang phú quý chẳng thấy đâu, chỉ thấy quý khí quan tình bị tổn hại, nghề nghiệp không có, danh lợi tổn hại, sinh bất phùng thời thì có phải khổ không.
em chẳng phải đại sư gì, nhưng đọc cái gì cũng thế thôi, đã là một môn khoa học, thì phải tìm ra cái lý của nó, chứ cứ cái kiểu google phán cách cục rồi đợi 30 năm thì đáng thương quá.
Đầu trang

yesterday2016
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3757
Tham gia: 18:29, 08/07/16

Re: Thế nào là thương quan thương tận?

Gửi bài gửi bởi yesterday2016 »

Bác có quan điểm thế nào về tình trạng mà em tạm gọi là "Ứng dụng thơ văn lãng mạn vào luận giải tứ trụ mà xa rời lí âm dương" ? Cụ thể như sau:

Theo lí âm dương:
- Đồng tính sẽ khắc nhau mạnh, khác tính sẽ khắc nhẹ và có thể còn hợp hữu tình (Mậu hợp Quý,.....)
- Đồng tính sẽ tương sinh nhau yếu, khác tính sẽ tương sinh nhau mạnh hơn

Theo lí âm dương trên, thì Nhâm thủy sẽ khắc Bính hỏa mạnh; hoặc Ất mộc sẽ tương sinh cho Bính hỏa tốt hơn là Giáp mộc, hoặc Mậu thổ sẽ tương sinh Tân kim,....

Nhưng theo lối thơ văn lãng mạn thì : Nhâm thủy nước biển sao có thể khắc Bính lửa mặt trời ?? Ất mộc là thực vật dây leo là mộc ướt sao có thể sinh hỏa ?? Mậu thổ là thổ khô sao có thể sinh Kim (mà thổ ướt mới có thể sinh kim) ??

Lối thơ văn lãng mạn quy kết như vậy bác thấy sao?
Vật nào mà chả có 2 mặt âm dương, Ất mộc mà họ quy về thành cỏ cây dây leo thì chẳng lẽ loại thực vật này chỉ có âm mà không có dương sao?? Giáp mộc họ quy về thành cây cổ thụ thì chả lẽ cây cổ thụ là Dương mộc mà không có âm? Điều này khá vô lí, vì bất kỳ vật nào cũng phải có âm dương trong nó. Cây cổ thụ phải có cả giáp và ất, lửa mặt trời phải có cả BÍnh và Đinh, hoặc dù mà một hạt sương thì cũng phải có cả Nhâm và Quý..

Chính vì thế em thấy lối luận tứ trụ theo trường phái thơ văn lãng mạn nhiều khi trái với lí âm dương.
Đầu trang

thương quan
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 117
Tham gia: 21:05, 05/07/17

Re: Thế nào là thương quan thương tận?

Gửi bài gửi bởi thương quan »

Các ví dụ được các thánh nhân hiểu là thương quan tận diệt quan tinh -_-. Các ví dụ này chẳng cho biết vận hạn phát tài phát quan thế nào, nên em luận theo ý cá nhân, mọi quan điểm đều mang ý "chắc là" thế nên cũng không có gì là lạ.
1, Minh triều Thái tổ Chu Nguyên Chương mệnh:
mậu thìn nhâm tuất đinh sửu đinh mùi; (đã giải thích)
2, Công bộ Thượng thư Mao Sưởng Hi mệnh:
đinh sửu đinh mùi bính tý kỷ sửu;
vận: bính ngọ/ ất tị/giáp thìn/quý mão/nhâm dần
lá số này không thể không tòng nhi với sự bảo trợ của hỏa, tý bị sửu hợp chế, khá giống mệnh ông chu nguyên chương, vận hạn khá thuận, duy đến vận quý mão thì chắc lên xuống trồi sụt thất thường, vận kị thần.
Giờ mới thấy manh phái nó hay, khử thần được thần, tý thủy bị chế nên đắc quan là thế.
3, Tổng trưởng Tài chính Dương Sĩ Tương mệnh:
canh thân giáp thân kỷ sửu quý dậu;
Vận: ất dậu/bính tuất/ đinh hợi/ mậu tý/ kỷ hợi
nhật chủ hợp quan, mệnh làm quan. Dậu sửu hợp kim cục, đây lại là 1 dạng tòng cách tiếp, tòng nhi. Dụng thần thổ kim thủy, kị hỏa mộc. Vận mậu tý, kỷ hợi đắc ý. kỵ thần giáp mộc duy nhất bị hợp chế, khử quan đắc quan là thế đấy.
4, Khảo thí Viện trưởng Mãi Cảnh Đức mệnh:
canh thìn giáp thân kỷ sửu kỷ tị;
vận: ất dậu/bính tuất/đinh hợi/mậu tý/kỷ hợi
Mệnh này cũng tương tự mệnh trên, kị thần giáp mộc bị hợp chế, khử quan đắc quan.
5, Bộ trưởng Ngoại giao Hồ Chí Cường mệnh:
mậu tý mậu ngọ đinh sửu nhâm dần;
Vận: kỷ mùi/canh thân/tân dậu/nhâm tuất/quý hợi
mệnh này còn chẳng phải là thương quan cách mà các vị râu dài đưa vào thương quan thương tận, thật bá đạo. còn xem mệnh làm quan to như này dễ thôi. đinh nhâm hợp chế quan, tý ngọ xung, ngọ nắm lệnh tý thủy cạn kiệt cũng là chế, ngọ sửu hại chế kim thủy trong sửu. Chế quan và nguyên thần quan tinh là phát đại quan, manh phái thật bá đạo. Người này đến vận quý hợi là xuống dần.

Nhìn chung, cách hiểu thương quan tận diệt quan tinh là không có cơ sở. Xem mấy mệnh trên, đại phú đại quý xem bằng cách bình thường rất đơn giản, như tòng cách, hoặc thêm thắt tí manh phái xem khứ dụng. Chứ chẳng cần biết anh thương tận hay không thương tận.

Nhớ một câu chuyện như này: Một vị thuật sỹ xem bát tự cho một ông vua, vì để tránh mất lòng vị vua đó, người thuật sỹ kia mới bịa ra một cách cục nghe cho nó lạ đời, nghe nó sang sang cho ông vua thích thú. Cái hay ở đây, là chẳng cần biết cách cục đó như thế nào, nhưng 1 điều chắc chắn là vua vẫn là vua, có không xem bát tự thì vẫn là người cai quản đất nước, vậy tự nhiên, cách cục bịa kia được lưu truyền như cách cục của 1 vị vua.

đọc cách cục cái kiểu thánh nhân bảo thế, cụ râu dài đến rốn truyền lại mà không chứng minh, không đạt cái lí của thiên địa nhân thì cũng chỉ là bịa.
Chẳng thương quan nào thích gặp quan cả, thương quan là hung thần, gặp nó là phải chế nó, phải dùng được nó. ngay cả Đông kim thương quan hay hạ mộc thương quan, dùng điều hậu cũng phải cẩn thận, trụ sẵn điều hậu rồi lại cho thêm vào, nhược càng thêm nhược, coi chừng toi mạng. Sách viết cái kiểu nửa vời, yêu cầu người đọc phải suy ngẫm cho nó kĩ trước khi áp dụng.
Đầu trang

thương quan
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 117
Tham gia: 21:05, 05/07/17

Re: Thế nào là thương quan thương tận?

Gửi bài gửi bởi thương quan »

yesterday2016 đã viết: 09:42, 06/07/17 Bác có quan điểm thế nào về tình trạng mà em tạm gọi là "Ứng dụng thơ văn lãng mạn vào luận giải tứ trụ mà xa rời lí âm dương" ? Cụ thể như sau:

Theo lí âm dương:
- Đồng tính sẽ khắc nhau mạnh, khác tính sẽ khắc nhẹ và có thể còn hợp hữu tình (Mậu hợp Quý,.....)
- Đồng tính sẽ tương sinh nhau yếu, khác tính sẽ tương sinh nhau mạnh hơn

Theo lí âm dương trên, thì Nhâm thủy sẽ khắc Bính hỏa mạnh; hoặc Ất mộc sẽ tương sinh cho Bính hỏa tốt hơn là Giáp mộc, hoặc Mậu thổ sẽ tương sinh Tân kim,....

Nhưng theo lối thơ văn lãng mạn thì : Nhâm thủy nước biển sao có thể khắc Bính lửa mặt trời ?? Ất mộc là thực vật dây leo là mộc ướt sao có thể sinh hỏa ?? Mậu thổ là thổ khô sao có thể sinh Kim (mà thổ ướt mới có thể sinh kim) ??

Lối thơ văn lãng mạn quy kết như vậy bác thấy sao?
Vật nào mà chả có 2 mặt âm dương, Ất mộc mà họ quy về thành cỏ cây dây leo thì chẳng lẽ loại thực vật này chỉ có âm mà không có dương sao?? Giáp mộc họ quy về thành cây cổ thụ thì chả lẽ cây cổ thụ là Dương mộc mà không có âm? Điều này khá vô lí, vì bất kỳ vật nào cũng phải có âm dương trong nó. Cây cổ thụ phải có cả giáp và ất, lửa mặt trời phải có cả BÍnh và Đinh, hoặc dù mà một hạt sương thì cũng phải có cả Nhâm và Quý..

Chính vì thế em thấy lối luận tứ trụ theo trường phái thơ văn lãng mạn nhiều khi trái với lí âm dương.
đây mới chính là âm dương pháp, nhưng khi mà trọng âm dương thì sang bên tử vi, tử vi mới trọng âm dương, tử bình trọng nhất là ngũ hành sinh khắc chế hóa. Các quan điểm như bác nói có trong sách của ông Lý cư minh, hoặc vương khánh cũng đang viết về vấn đề này. Nhưng nhìn chung chắc phải vài chục năm nữa trường phái âm dương pháp mới có thể gọi là có chỗ đứng, hiện nay dùng vượng suy, cách cục, manh phái đã đoán như thần rồi, thêm 1 phương pháp nữa vào thì loạn, mà còn chưa biết đúng hay sai.
Cái kiểu phán như, nhật can bính hỏa thấy nhâm thủy lập tức nhâm thủy là dụng thần, bính là mặt trời, nhâm thủy là dòng sông, dòng sông phản chiếu lung linh rất đẹp. Về lí thuyết thì cái này em chưa thể kiểm chứng, và cũng không thể kiểm chứng. Mặc dù lí luận âm dương pháp bị cộng đồng bát tự trung quốc đả phá nhiều nhưng thiết nghĩ khả năng 1 cá nhân như em đưa ra thuyết để bài trừ cả 1 học phái thì là điều không thể, không đủ trình độ để làm điều đó. Mình không dùng thì không dùng thôi bác. Dùng vượng suy, manh phái là đủ xem mệnh thần sầu rồi, thêm lắm thứ rác vào đầu xem chẳng được khéo lại bị thần kinh.

Cái bác nói cũng không hoàn toàn là thơ văn lãng mạn đâu, nói thế đề hình tượng hóa cho nó dễ hiểu thôi.
em ví dụ nhé. Nhật can kỷ thổ sinh tháng tý thủy, nguyên mệnh đủ hợi tý sửu. Mặc dù thổ khắc thủy, nhưng kỷ là thổ ẩm, là đất bùn tháng 11, hỷ hỏa chiếu sáng điều hậu là ấm đất, lại cần táo thổ chặn thủy không thế thủy tràn lan. Dụng thần mùi, tuất.
hay ví dụ quý thủy tượng giọt sương, mưa. Sinh vào tháng mùi, chi đủ nam phương. Luận là tháng 6, một chút mưa mốc chẳng thấm gì với mặt đất khô căn, dùng thủy để nhuận thổ, trữ nước. Kiểu kiểu vậy đó. cũng chỉ là một cách nói hình tượng theo vượng suy thôi.

Cái cách âm dương pháp là một chủ đề mà người học bát tự tầm cao nghiên cứu, nhưng chưa ai ứng dụng được nó đâu. Chắc bác biết tác phẩm chọn dụng thần của ông Lý Cư Minh rồi chứ? chọn theo sách này thì chắc là nghèo khó cả đời vì không đúng dụng thần mất =)) =)) =))
Đầu trang

yesterday2016
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3757
Tham gia: 18:29, 08/07/16

Re: Thế nào là thương quan thương tận?

Gửi bài gửi bởi yesterday2016 »

thương quan đã viết: 10:18, 06/07/17
yesterday2016 đã viết: 09:42, 06/07/17 Bác có quan điểm thế nào về tình trạng mà em tạm gọi là "Ứng dụng thơ văn lãng mạn vào luận giải tứ trụ mà xa rời lí âm dương" ? Cụ thể như sau:

Theo lí âm dương:
- Đồng tính sẽ khắc nhau mạnh, khác tính sẽ khắc nhẹ và có thể còn hợp hữu tình (Mậu hợp Quý,.....)
- Đồng tính sẽ tương sinh nhau yếu, khác tính sẽ tương sinh nhau mạnh hơn

Theo lí âm dương trên, thì Nhâm thủy sẽ khắc Bính hỏa mạnh; hoặc Ất mộc sẽ tương sinh cho Bính hỏa tốt hơn là Giáp mộc, hoặc Mậu thổ sẽ tương sinh Tân kim,....

Nhưng theo lối thơ văn lãng mạn thì : Nhâm thủy nước biển sao có thể khắc Bính lửa mặt trời ?? Ất mộc là thực vật dây leo là mộc ướt sao có thể sinh hỏa ?? Mậu thổ là thổ khô sao có thể sinh Kim (mà thổ ướt mới có thể sinh kim) ??

Lối thơ văn lãng mạn quy kết như vậy bác thấy sao?
Vật nào mà chả có 2 mặt âm dương, Ất mộc mà họ quy về thành cỏ cây dây leo thì chẳng lẽ loại thực vật này chỉ có âm mà không có dương sao?? Giáp mộc họ quy về thành cây cổ thụ thì chả lẽ cây cổ thụ là Dương mộc mà không có âm? Điều này khá vô lí, vì bất kỳ vật nào cũng phải có âm dương trong nó. Cây cổ thụ phải có cả giáp và ất, lửa mặt trời phải có cả BÍnh và Đinh, hoặc dù mà một hạt sương thì cũng phải có cả Nhâm và Quý..

Chính vì thế em thấy lối luận tứ trụ theo trường phái thơ văn lãng mạn nhiều khi trái với lí âm dương.
đây mới chính là âm dương pháp, nhưng khi mà trọng âm dương thì sang bên tử vi, tử vi mới trọng âm dương, tử bình trọng nhất là ngũ hành sinh khắc chế hóa. Các quan điểm như bác nói có trong sách của ông Lý cư minh, hoặc vương khánh cũng đang viết về vấn đề này. Nhưng nhìn chung chắc phải vài chục năm nữa trường phái âm dương pháp mới có thể gọi là có chỗ đứng, hiện nay dùng vượng suy, cách cục, manh phái đã đoán như thần rồi, thêm 1 phương pháp nữa vào thì loạn, mà còn chưa biết đúng hay sai.
Cái kiểu phán như, nhật can bính hỏa thấy nhâm thủy lập tức nhâm thủy là dụng thần, bính là mặt trời, nhâm thủy là dòng sông, dòng sông phản chiếu lung linh rất đẹp. Về lí thuyết thì cái này em chưa thể kiểm chứng, và cũng không thể kiểm chứng. Mặc dù lí luận âm dương pháp bị cộng đồng bát tự trung quốc đả phá nhiều nhưng thiết nghĩ khả năng 1 cá nhân như em đưa ra thuyết để bài trừ cả 1 học phái thì là điều không thể, không đủ trình độ để làm điều đó. Mình không dùng thì không dùng thôi bác. Dùng vượng suy, manh phái là đủ xem mệnh thần sầu rồi, thêm lắm thứ rác vào đầu xem chẳng được khéo lại bị thần kinh.

Cái bác nói cũng không hoàn toàn là thơ văn lãng mạn đâu, nói thế đề hình tượng hóa cho nó dễ hiểu thôi.
em ví dụ nhé. Nhật can kỷ thổ sinh tháng tý thủy, nguyên mệnh đủ hợi tý sửu. Mặc dù thổ khắc thủy, nhưng kỷ là thổ ẩm, là đất bùn tháng 11, hỷ hỏa chiếu sáng điều hậu là ấm đất, lại cần táo thổ chặn thủy không thế thủy tràn lan. Dụng thần mùi, tuất.
hay ví dụ quý thủy tượng giọt sương, mưa. Sinh vào tháng mùi, chi đủ nam phương. Luận là tháng 6, một chút mưa mốc chẳng thấm gì với mặt đất khô căn, dùng thủy để nhuận thổ, trữ nước. Kiểu kiểu vậy đó. cũng chỉ là một cách nói hình tượng theo vượng suy thôi.

Cái cách âm dương pháp là một chủ đề mà người học bát tự tầm cao nghiên cứu, nhưng chưa ai ứng dụng được nó đâu. Chắc bác biết tác phẩm chọn dụng thần của ông Lý Cư Minh rồi chứ? chọn theo sách này thì chắc là nghèo khó cả đời vì không đúng dụng thần mất =)) =)) =))
Chắc bác biết tiếng Hán nên dễ nghiên cứu, chứ em mù tiếng Hán, chỉ lê la đọc sách tiếng Việt với nghiệm lý lá số người thân thôi. Ông Lý Cư Minh thì cứ sinh mùa Hè là cần thủy, sinh mùa đông cần hỏa, sinh thu cần mộc và sinh xuân cần kim, và trong sách ổng cũng nói chọn theo cách này chỉ đúng 88%, còn 12% thì có thể rơi vào các cách chuyên vượng nên chưa chắc đúng :D
Bác có nói nếu dụng thần điều hậu đã có sẵn thì không cần thêm nữa ? Vậy nếu nó yếu thì có cần thêm không bác?
Đầu trang

thương quan
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 117
Tham gia: 21:05, 05/07/17

Re: Thế nào là thương quan thương tận?

Gửi bài gửi bởi thương quan »

yesterday2016 đã viết: 10:27, 06/07/17
Chắc bác biết tiếng Hán nên dễ nghiên cứu, chứ em mù tiếng Hán, chỉ lê la đọc sách tiếng Việt với nghiệm lý lá số người thân thôi. Ông Lý Cư Minh thì cứ sinh mùa Hè là cần thủy, sinh mùa đông cần hỏa, sinh thu cần mộc và sinh xuân cần kim, và trong sách ổng cũng nói chọn theo cách này chỉ đúng 88%, còn 12% thì có thể rơi vào các cách chuyên vượng nên chưa chắc đúng :D
Bác có nói nếu dụng thần điều hậu đã có sẵn thì không cần thêm nữa ? Vậy nếu nó yếu thì có cần thêm không bác?
ông lý cư minh là đại sư phong thủy, nên cách luận của ông mang tính khí tượng, giống như trong phong thủy (cái này em chém thôi, chứ em cũng chẳng biết tí gì về phong thủy cả). Điều hậu có yếu thì phải thêm, nhưng thế nào là yếu thì lại còn tùy, không phải suy bệnh tử mộ tuyệt là yếu, quan trọng là nó được thế, được thế, căn vững thì coi là mạnh. Nhìn chung bát tự nó không có công thức kiểu như tử vi đâu bác, kiểu long hà kỵ là rồng lên mây các kiểu, cho nên các câu phú bên tử bình chủ yếu là đọc cho vui thôi, vì áp dụng được câu phú thì phải có điều kiện hết sức ngặt nghèo.

Em thấy cái diễn đàn này tử bình buồn thế, chắc nó khó -_-
Đầu trang

yesterday2016
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3757
Tham gia: 18:29, 08/07/16

Re: Thế nào là thương quan thương tận?

Gửi bài gửi bởi yesterday2016 »

thương quan đã viết: 10:35, 06/07/17
yesterday2016 đã viết: 10:27, 06/07/17
Chắc bác biết tiếng Hán nên dễ nghiên cứu, chứ em mù tiếng Hán, chỉ lê la đọc sách tiếng Việt với nghiệm lý lá số người thân thôi. Ông Lý Cư Minh thì cứ sinh mùa Hè là cần thủy, sinh mùa đông cần hỏa, sinh thu cần mộc và sinh xuân cần kim, và trong sách ổng cũng nói chọn theo cách này chỉ đúng 88%, còn 12% thì có thể rơi vào các cách chuyên vượng nên chưa chắc đúng :D
Bác có nói nếu dụng thần điều hậu đã có sẵn thì không cần thêm nữa ? Vậy nếu nó yếu thì có cần thêm không bác?
ông lý cư minh là đại sư phong thủy, nên cách luận của ông mang tính khí tượng, giống như trong phong thủy (cái này em chém thôi, chứ em cũng chẳng biết tí gì về phong thủy cả). Điều hậu có yếu thì phải thêm, nhưng thế nào là yếu thì lại còn tùy, không phải suy bệnh tử mộ tuyệt là yếu, quan trọng là nó được thế, được thế, căn vững thì coi là mạnh. Nhìn chung bát tự nó không có công thức kiểu như tử vi đâu bác, kiểu long hà kỵ là rồng lên mây các kiểu, cho nên các câu phú bên tử bình chủ yếu là đọc cho vui thôi, vì áp dụng được câu phú thì phải có điều kiện hết sức ngặt nghèo.

Em thấy cái diễn đàn này tử bình buồn thế, chắc nó khó -_-
Em đọc thấy cũng nhiều quan điểm trái ngược: Ví dụ trong sách Tứ trụ luận giải tân biên, chắc copy từ ông nào tên Trần Bá Dư gì đó, thì cho rằng: Dụng thần điều hậu là phải xét đầu tiên và có tính suốt đời, dụng thần điều hậu phải được chọn trước tiên và cố định.
Nhưng có sách khác lại cho rằng: Dụng thần cân bằng mới là chính, và nếu dụng thần điều hậu mà khắc trái với dụng thần cân bằng thì vẫn phải ưu tiên dụng thần cân bằng.

Các sách đá nhau chan chát, mình đứng giữa dòng nước, nên cứ lò mò tự nghiệm lý hạn thôi. Nhìn chung, tự mình phải nghiệm lý hạn của mình rồi rút ra dụng thần thôi bác ạ, sách đọc loạn hết cả lên.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tứ trụ”