Các bước luận đoán lá số Tử vi (sưu tầm)

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Các bước luận đoán lá số Tử vi (sưu tầm)

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »


HƯỚNG DẪN CÁCH LUẬN GIẢI TỬ VI



Muốn lập thành một lá số Tử Vi cần phải hội đủ 4 yếu tố là Năm-Tháng-Ngày-Giờ sinh theo Âm Lịch. Cách lập thành lá số Tử Vi nói chung có nguyên tắc chỉ dẩn khá rỏ ràng, nhưng về phương cách giải đoán thì còn phải tùy theo trình độ, cơ duyên và kinh nghiệm... của người giải đoán mà sẽ có những lời giải đoán khác nhau.

Để giải đoán được Tử Vi giỏi, đại khái cần phải có 4 điều kiện sau:

Trí nhớ - Tử Vi là một khoa lý số cổ học rất phức tạp nên rất cần có trí nhớ tốt để thuộc các nguyên lý của Âm dương, Ngũ hành, Can Chi và ý nghĩa tính chất của các Sao.
Suy luận - Phải suy luận để phân tích, phối hợp, chế hóa sự sinh khắc của âm dương ngũ hành và xấu tốt của các sao đóng tại mỗi cung số.

Trực giác - Cần phải có trực giác bén nhạy để giúp ích cho những sự suy luận.

Kinh nghiệm - Phải thực hành cho nhiều, đối chiếu phần thực nghiệm với lý thuyết để suy luận ra những lời giải đoán cho súc tích, phong phú và chính xác.

Để giúp các bạn mới bắt đầu tự nghiên cứu Tử Vi được dễ dàng, dễ hiểu và có kết quả, chúng tôi mạo muội xin đưa ra những phương pháp, hướng dẫn cụ thể để các bạn theo thứ tự học hỏi hầu có thể tự giải đoán được lá số của mình.

Vào một trong các trang Web Tử Vi Đẩu Số - VietShare An Sao - Tinh Vân Horoscope hay Kinh Dịch - Tử Vi để lấy và in ra lá số. Mỗi khi điền vào các ô ngày-tháng-năm sinh theo dương lịch, chương trình lấy lá số Tử Vi sẽ tự động chuyển đổi ngày tháng và năm sang âm lịch mà không phải nhờ đến software chuyển đổi hay tra cứu Vạn Niên Lịch.

Xem giải thích cách trình bày và hiểu ý nghĩa của lá số.

Những Nguyên Tắc Căn Bản phải nhớ

Những nguyên tắc căn bản về Âm Dương / Can Chi và Ngũ hành sinh khắc .

Những quy tắc phối chiếu của Tam hợp - Nhị hợp - Xung chiếu giữa các cung trong lá số Tử Vi.

Những Tiến Trình Luận Đoán Số phải theo:

Xét sự thuận nghịch về lý âm dương giữa Năm sinh với vị trí cung an Mệnh để biết tổng quát tốt xấu của cung cần giải đoán.

Xét sự sinh khắc ngũ hành của Can Chi Năm sinh

Xét sự tương quan ngũ hành giữa bản Mệnh và Cục

Xem phối hợp hai cung tam hợp với cung an Mệnh-Thân

Xem phối hợp cung nhị hợp với cung an Mệnh-Thân

Xem phối hợp cung xung chiếu với cung an Mệnh-Thân

Xem vị trí của tam hợp hai cung Mệnh/Thân và vòng Thái Tuế trên lá số

Xem vị trí của tam hợp hai cung Mệnh/Thân và vòng Lộc Tồn trên lá số

Xem vị trí của tam hợp hai cung Mệnh/Thân và vòng Tràng Sinh trên lá số

Phải xét qua tất cả các yếu tố trên rồi phối hợp lại để đưa ra lời lý giải tổng quát về những nét đại cương của cuộc đời cho lá số.

Những Đặc Tính của các Sao phải hiểu

Xem tổng hợp bộ cách của Chính tinh và các trung tinh tại ba cung Mệnh-Tài-Quan, cung an Thân và cung Phúc Đức để biết tổng quát lá số của mình được các cách gì.

Xem ý nghĩa và đặc tính của Chính tinh tọa thủ, hợp chiếu và nhị hợp tại cung Mệnh và Thân.

Xem ý nghĩa và đặc tính của các Trung tinh và Phụ tinh tọa thủ, hợp chiếu và nhị hợp của cung Mệnh-Thân.

Xét ý nghĩa, đặc tính, vị trí và sự đắc hãm của các Hung Sát tinh trên lá số.

Xem ảnh hưởng của các Hung Sát Bại tinh (nếu có) tọa thủ, hợp chiếu và nhị hợp tại các cung quan trọng như tại ba cung Mệnh-Tài-Quan, cung an Thân và cung Phúc Đức.

Xét tới giá trị và ảnh hưởng biến đổi của các sao theo thời gian của mệnh số.

Xem sự liên đới của các sao với nhau, nếu các sao này kết hợp thành cách cục hay bộ cách thì sẽ có tác dụng mạnh mẽ hơn là đóng đơn lẽ hay lạc lỏng.

Nếu muốn xem cung nào thì phải phối hợp ý nghĩa, đặc tính và đặc điểm của các sao tọa thủ, hợp chiếu và nhị hợp tại cung đó, quân bình số lượng các sao rồi đúc kết các yếu tố lại để đưa ra lời lý giải kết luận về cung muốn xem.

Phải tập xem phần giải đoán qua các lá số mẫu để biết cách lý giải lá số. Phần này có thể xem qua các bài sưu tập về "Vấn đáp Tử Vi < vdap_tv.html&g thienduc thamluan.lysodongphuong.com" của Tướng Số gia Thiên Đức đăng lại trên trang Web này để rút tỉa kinh nghiệm về cách thức giải đoán lá số. Mỗi câu vấn đáp nói trên đều có phần lược giải về Tử Vi cho người đặt ra câu hỏi.

Hiện tại phần "Tính lý các sao" của trang Lý Số Đông Phương chưa được hoàn thành đầy đủ, nên các bạn có thể qua trang Web của Vietshare , sau khi lấy xong lá số thì nhấn nút chuột trên tên của mỗi sao tại cung nào muốn xem thì sẽ có ngay lời giải tóm tắt về đặc tính của sao đó ngay trên màn ảnh.

Những cung cần phải xem

Cùng một cách xem cho cung Mệnh-Thân và Phúc Đức, xét và luận đoán các cung liên hệ đến bản thân mình là Quan lộc - Tài bạch - Tật ách - Thiên di - Điền trạch - Nô bộc.

Cùng một cách xem cho cung Mệnh-Thân và Phúc Đức, xét và luận đoán các cung liên hệ đến lục thân như Phối ngẫu - Tử tức - Phụ mẫu - Huynh đệ

Những Vận Hạn Trong Cuộc Đời phải biết

Cách Giải Đoán Vận Hạn

Xem các Đại vận 10 năm của lá số

Xem Tiểu vận từng năm

Luận về cung tam hợp

Sách số nào cũng chỉ khi xem một cung thì phải xem phối hợp: cung chính, hai cung tam hợp, cung xung chiếu và cung nhị hợp, tất cả là 5 cung cùng một lúc để giải đoán.

Có quan điểm còn đánh giá thứ tự ưu tiên hoặc xếp đặt ra giá trị tỷ lệ cho cung chiùnh là quan trọng nhất, thứ nhì là cung xung chiếu, thứ ba mới đến hai cung tam chiếu với cung chính và sau hết là cung nhị hợp. Sự đánh giá này nhằm phân định được các ảnh hưởng nào là trực tiếp và ảnh hưởng nào là gián tiếp để giúp cho việc giải đoán được cụ thể và đầy đủ hơn.

Riêng theo cụ Thiên Lương thì căn bản chính yếu của một cung chỉ có một cung chính và hai cung tam hợp. Cung nhị hợp (tương sinh) chỉ phụ thêm bổ túc cho cung chính. Còn cung xung chiếu (tương khắc) tuyệt đối chính là đối phương.

Dưới đây là 4 bảng Tam Hợp:

Sở dĩ không có tam hợp hành Thổ vì trong 4 tam hợp trên đều có hành Thổ làm nền tảng để cho Tứ Sinh (Dần-Thân-Tỵ-Hợi) phát nguồn bồi đắp cho Tứ Chính (Tý-Ngọ-Mão-Dậu) được đầy đủ sung túc để trở thành những hành chính trong tam hợp.

Theo Dịch học, hành Thổ là nguồn gốc phát xuất ra các hành khác, rồi tập trung về lại nguồn cội trung ương, hành Thổ phối hợp với 4 hành Kim-Mộc-Thủy-Hỏa thành 4 cục diện, là thế tam hợp căn bản của Tử Vi Đẩu Số.

Nhận xét về bảng Tam Hợp dưới đây sẽ thấy trong mỗi cục diện gồm có 3 hành, tuy khác nhau nhưng cùng liên minh với nhau thành một hành chung, để cùng các cục diện khác tranh đua biến đổi sinh khắc lẫn nhau.

Ngoài ra, theo cụ Việt Viêm Tử thì cần phải phân biệt đến hai chiều thuận nghịch theo quy lý âm dương của tam hợp cục nữa. Lấy ví dụ người có cung mệnh tại Ngọ trong tam hợp cục Dần-Ngọ-Tuất. Nếu là Dương Nam/ Âm Nữ khởi theo chiều thuận đi từ cung Dần đến cung Tuất nên những sao tam hợp đóng tại cung Dần sẽ ảnh hưởng nhiều hơn là những sao cùng tam hợp tại cung Tuất. Còn với người Âm Nam/ Dương Nữ theo chiều nghịch đi ngược lại từ cung Tuất đến cung Dần nên những sao tam hợp tại cung Tuất sẽ ảnh hưởng nặng hơn là những sao tại cung Dần.

Thuyết Âm Dương theo kinh Dịch Chúng tôi xin sơ lược tóm tắt về thuyết Âm Dương:

Theo học thuyết cổ của Trung Hoa, nguồn gốc sơ khởi của vạn vật trong vũ trụ là Thái Cực. Trong thái cực có hai động thể tiềm phục đó là hai khí Âm Dương - gọi là Lưỡng Nghi.

Âm và Dương là hai mặt tương phản đối lập, mâu thuẫn, ức chế lẫn nhau nhưng thống nhất, nương tựa, thúc đẩy lẫn nhau, trong Dương có mầm của Âm và trong Âm có mầm của Dương. Vạn vật được sinh thành và biến hóa nhờ hai khí Âm Dương này phối hợp.

Hai khí Âm Dương giao tiếp tuần hoàn sinh hóa ra vạn vật theo 4 trạng thái phát triễn và suy tàn được gọi là Tứ Tượng (Thiếu Dương - Thái Dương và Thiếu Âm - Thái Âm)

"Khí của trời đất, hợp thì là một, chia thì là Âm và Dương, tách ra làm bốn mùa, bày xếp thành Ngũ hành." (Đổng Trọng Thư)

Tứ tượng nhờ ảnh hưởng của hai khí Âm Dương thúc đẩy và biến hóa khai sinh ra:

4 mùa - Xuân Hạ Thu Đông

5 chất gọi là Ngũ hành : Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ

8 hình dạng khác nhau của vũ trụ được gọi là Bát Quái
Càn chỉ trời, Khảm chỉ nước, Cấn chỉ núi non, Chấn chỉ sấm sét, Tốn chỉ gió, Ly chỉ lửa, Khôn chỉ đất, Đoài chỉ đầm lầy.

Bài đọc thêm nói về thuyết Âm Dương:

Căn cứ nhận xét lâu đời về giới thiệu tự nhiên, người xưa đã nhận xét thấy sự biến hóa không ngừng của sự vật (thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương. Bát quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn và đoài).

Người ta còn nhận xét thấy rằng cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau.

Để biểu thị sự biến hóa không ngừng và qui luật của sự biến hóa đó, người xưa đặt ra "thuyết âm dương". Âm dương không phải là thứ vật chất cụ thế nào mà thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật. nó giải thích hiện tượng mâu thuẫn chi phối mọi sự biến hóa và phát triển của sự vật. Nói chung, phàm cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương.

Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm. Từ cái lớn như trời, đất, mặt trời, mặt trăng, đến cái nhỏ như con sâu, con bọ, cây cỏ, đều được qui vào âm dương.

Ví dụ về thiên nhiên thuộc dương ta có thể kể: Mặt trời, ban ngày, mùa xuân, hè, đông, nam, phía trên, phía ngoài, nóng, lửa, sáng. Thuộc âm ta có: Mặt trăng, ban đêm, thu, đông, tây, bắc, phía dưới, phía trong, lạnh nước, tối.

Trong con người, dương là mé ngoài, sau lưng, phần trên, lục phủ, khí , vệ; Âm là mé trong, trước ngực và bụng, phần dưới ngũ tạng, huyết, vinh.

Âm dương tuy bao hàm ý nghĩa đối lập mâu thuẫn nhưng còn bao hàm cả ý nghĩa nguồn gốc ở nhau mà ra, hỗ trợ, chế ước nhau mà tồn tại. Trong âm có mầm mống của dương, trong dương lại có mầm mống của âm...

Hướng Dẫn Giải Đoán Vận Hạn

Muốn giải đoán được vận hạn của đời mình, cần phải theo các nguyên tắc được hướng dẫn sau:

Những Nguyên Tắc Căn Bản

Quan sát gốc Đại hạn 10 năm

Quan sát lưu Đại Vận từng năm

Quan sát lưu niên Tiểu hạn 1 năm

Nhận Định về Hạn

Liên hệ giữa Đại hạn và Tiểu hạn
Đại hạn 10 năm tốt đẹp nhưng bị Tiểu hạn một năm xấu thì cũng không đáng quan ngại vì ảnh hưởng tốt của đại hạn đã giải trừ được những sự xấu của Tiểu hạn. Tiểu hạn (dầu tốt hay xấu) chỉ phụ giúp thêm hay làm giảm bớt 10% ảnh hưởng của Đại vận.
Đại hạn 10 năm xấu nhưng được Tiểu hạn một năm tốt thì sự tốt đẹp của Tiểu hạn cũng bị giảm bớt.

Liên hệ giữa Mệnh-Thân và Hạn

Mệnh Thân và Hạn tốt - Người có cung Mệnh tốt thì chỉ xứng ý toại lòng lúc còn trẻ tuổi, đến tuổi trung niên và hậu vận thì cũng cần phải được cung Thân tốt thì mới được trọn vẹn. Nếu được Hạn tốt nữa thì ví như gấm thêm hoa.
Mệnh Thân tốt gặp Hạn xấu - Mệnh Thân tốt có thể giải trừ được một phần lớn ảnh hưởng xấu của Hạn.
Mệnh Thân xấu được Hạn tốt - Được phát ví như lúa non gặp mưa thuận gió hòa, cây khô gặp mùa Xuân, nhưng không bền.
Mệnh Thân và Hạn xấu - Rất xấu như sinh bất phùng thời.

Ảnh hưởng của Chính tinh là Nam hay Bắc Đẩu Tinh nhập hạn

Nam Đẩu Tinh nhập hạn - Ảnh hưởng mạnh mẽ vào khoảng nữa phần thời gian sau của Đại và Tiểu vận. Nếu bị Tuần Triệt thì đoán ngược lại.
Các Nam Đẩu Tinh là Thái Dương - Thiên Cơ - Thiên Đồng - Thiên Lương - Thiên Tướng và Thất Sát. Các chính tinh trên hợp với người dương nam và âm nữ, nếu được miếu vượng hay đắc địa thì càng thêm tốt đẹp.
Riêng hai chính tinh Tử Vi và Thiên Phuû là Nam Bắc Tinh
Bắc Đẩu Tinh nhập hạn - Ảnh hưởng mạnh mẽ vào khoảng nữa phần thời gian đầu của Đại và Tiểu vận.
Các Bắc Đẩu Tinh là Thái Âm - Vũ Khúc - Tham Lang - Liêm Trinh - Phá Quân và Cự Môn. Các chính tinh trên hợp với người âm nam và dương nữ, nếu được miếu vượng hay đắc địa thì càng thêm tốt đẹp.

Ảnh hưởng của Sao nhập hạn
Ảnh hưởng các Sao lưu động mỗi năm
Đại Tiểu Hạn trùng phùng
Cung gốc đại vận 10 năm với lưu niên tiểu vận đồng cung, sự việc tốt xấu hay dở của năm xem hạn tại cung trùng phùng này sẽ gia tăng.
Thí dụ: hạn năm Ngọ 32 tuổi lưu niên chữ Ngọ trùng với cung gốc của đại vận 23-32 tuổi

Yếu tố thiên thời của đại-vận (10 năm)

Mỗi đại-vận là một thiên-thời, đắc được thiên-thời gặp vận hội tốt đời sẽ lên hương, còn mất thiên-thời thì đời sẽ thấy khó-khăn để rồi đi xuống.

Lấy ngũ hành của tam hợp tuổi đem so-sánh với hành tam hợp của cung đại vận nhập hạn:

Tam hợp tuổi tương đồng hành tam hợp vận - đắc vận Thái-tuế (thiên-thời) là đại-vận tốt đẹp nhất trong đời; thêm sao tốt nhập hạn thì được như gấm thêu hoa, nếu gặp ách-nạn thì cũng sẽ được cứu-giải mà qua khỏi.

Trường-hợp bị Hung-sát-tinh phá cách như Không-Kiếp ... thì vẫn được lên nhưng rồi dễ xuống, hay gặp khó-khăn và trở-ngại, vận hội tốt còn hưởng độ 50% mà thôi.

Đại-vận này cần phải được thêm tam-hợp Sinh-Vượng-Mộ hổ trợ thì mới được hưởng vận Thiên-thời một cách chính-đáng, trọn-vẹn và bền-bỉ.

Thí dụ: các người tuổi Dần-Ngọ-Tuất đại vận 10 năm đến các cung Dần-Ngọ-Tuất (đại vận hỏa đồng hành tam-hợp tuổi hỏa)

Tam-hợp-vận sinh-nhập hành tam-hợp-tuổi - được thuận-lợi và sức-khỏe tốt; tuy-nhiên vì nằm trong tam-hợp Thiên-không nên cũng hay dễ xảy ra những sự thất-bại và buồn lòng, nếu đắc Hóa-khoa có thể cứu-giải.

Thí dụ: các người tuổi Dần-Ngọ-Tuất đại vận 10 năm đến các cung Hợi-Mão-Mùi (đại vận mộc sinh hành tam-hợp tuổi hỏa)

Tam-hợp-tuổi khắc-xuất hành tam-hợp-vận - bị sa-lầy, nhiều vất-vả (Thiếu-âm), phải gắng công tranh-đấu (Phá-Hư-Mã); có thể nhờ đến phần Nhân-hòa (sao) giúp-đỡ.

Thí dụ: các người tuổi Dần-Ngọ-Tuất đại vận 10 năm đến các cung Tỵ-Dậu-Sữu (đại vận kim bị hành tam-hợp tuổi hỏa khắc)

Tam-hợp-vận khắc-nhập hành tam-hợp-tuổi - khắc ngược rất xấu, cần phải có được nhiều sao tốt để cứu giải.

Thí dụ: các người tuổi Dần-Ngọ-Tuất đại vận 10 năm đến các cung Thân-Tý-Thìn (đại vận thủy khắc hành tam-hợp tuổi hỏa)

Yếu tố địa lợi của Đại-vận (10 năm)

Địa-lợi là nơi an thân của bản mệnh tại đại vận. Nếu cung hạn tương sinh tất bản mệnh sẽ được vững chắc an lành. Phần này phải lấy ngũ hành nạp âm của mệnh so-sánh với ngũ hành của cung nhập-hạn :

Tương-Sanh - sức-khỏe dồi-dào và thường gặp may-mắn.
Thí dụ người mệnh hỏa đại vận đến hai cung Dần-Mão thuộc mộc được tương sinh.

Tương-Khắc - sức-khỏe kém, thường gặp nhiều khó-khăn và bất trắc xảy ra.
Thí duï người mệnh hỏa đại vận đến hai cung Hợi-Tý thuộc thủy bị tương khắc.

Nếu hành bản mệnh bị hành của cung đại-vận khắc rất xấu, nhưng được Chính-tinh tại cung đại-vận sinh-nhập lại mệnh (tức cung sinh sao và sao sinh lại mệnh) là cách "tuyệt xứ phùng sinh" rất tốt (ví dụ người mệnh hỏa bị hành của cung đại vận tại Hợi hay Tý thuộc thủy khắc, nhưng lại được chính tinh Thiên Cơ hoặc Thiên Lương tại Hợi-Tý thuộc mộc sinh lại bản mệnh)

Yếu tố nhân hòa của đại-vận (10 năm)

Nhân-hòa là thứ cách quan trọng sau yếu-tố Thiên-thời, nếu được Thiên-thời và Địa-lợi nhưng không được phần "Nhân-hòa" thì dù bản-thân có may-mắn đến đâu thì cũng phải bị nhiều vất-vả mới được thành-công, vì ít được sự trợ-giúp của bên ngoài.

Phần này phải xem bộ Chính tinh Đại-vận có cùng hay khác thế lưỡng-nghi với bộ Chính tinh của tam hợp Mệnh:

Nếu Chính tinh đồng bộ cùng phe phái lưỡng-nghi (như Tử-Phủ-Vũ-Tướng gặp Sát-Phá-Liêm-Tham) thì khi chuyển vận gặp nhau ít thay-đổi, thêm Trung-tinh đắc cách tam-hợp thì được hòa-thuận tốt đẹp.

Bằng như khác phe phái (như Cơ-Nguyệt-Đồng-Lương gặp Sát-Phá-Liêm-Tham) thì hẳn là có sự đụng-độ và khó-khăn, phần thiệt-hại vẫn là phần của phe yếu thế là Cơ-Nguyệt-Đồng-Lương; nếu gia thêm Sát-tinh nhập hạn thì sẽ gặp nhiều chuyện không may.

Tư-thế của bốn bộ Chính tinh (Tứ tượng) trên muốn được thêm hoàn-mỹ và thành-công thì cần phải có tối thiểu:

- Bộ T-P-V-T cần nhất là Tả-Hữu, Thai-Tọa
- Bộ S-P-L-T cần nhất là Thai-Cáo và Lục-sát-tinh
- Bộ C-N-Đ-L cần nhất là Xương-Khúc và Khôi-Việt
- Bộ C-N cần nhất là Hồng-Đào, Quang-Quý

* So-sánh hành Sao nhập hạn sinh hay khắc với hành Mệnh, bộ Sát-Phá-Liêm-Tham mỗi khi nhập hạn thường có những cuộc thăng-trầm khá quan-trọng xẩy ra.

Luận về Lưu niên đại hạn

Ngoài cách xem các đại vận 10 năm ra, nếu muốn xem đại vận một cách tường tận hơn thì phải xem cả lưu đại hạn của từng năm một.

Nếu muốn biết xem lưu đại vận từng năm một của mỗi 10 năm đại vận thì phải khởi năm thứ nhất từ con số đầu ghi ở cung gốc đại hạn muốn xem, tính tiếp sang cung xung chiếu của cung gốc hạn là năm thứ hai, sau đó:

Dương Nam - Âm Nữ : Từ năm thứ hai ở cung xung chiếu lùi lại một cung (theo chiều nghịch kim đồng hồ) là năm thứ ba, xong trở thuận lại cung xung chiếu ghi số tiếp năm thứ tư, rồi tiếp tục theo chiều thuận ghi tiếp mỗi cung một số cho các năm kế tiếp cho đến cung gốc của đại hạn sau.

Xem bảng thí dụ cách tính lưu đại vận của 10 năm đại vận từ 22 đến 31 tuổi của tuổi Dương Nam / Thủy Nhị Cục bên trái dưới đây.

Âm Nam - Dương Nữ : Từ số của năm thứ hai ở cung xung chiếu tiến lên một cung (theo chiều thuận kim đồng hồ) ghi số kế tiếp là năm thứ ba, xong trở lùi lại cung xung chiếu ghi số tiếp năm thứ tư, rồi tiếp tục theo chiều nghịch ghi tiếp mỗi cung một số cho các năm kế tiếp cho đến cung gốc của đại hạn sau.

Luận về Lưu niên tiểu vận (1 năm)

Trong lá số Tử Vi, chung quanh phần địa bàn (trung tâm của lá số) kế bên ô mỗi cung đều được ghi 1 địa chi (ví dụ Tý-Sửu-Dần-Mão ...) theo chiều nam thuận nữ nghịch, đó chính là năm tiểu vận tại mỗi cung của đời người - ví dụ năm Kỷ Mão thì xem tiểu vận tại cung có ghi chữ Mão, năm Canh Thìn thì xem tiểu vận tại cung có ghi chữ Thìn ...

Khi xem tiểu vận phải xem phối hợp với cung gốc của 10 năm đại vận của tiểu vận đó. Tiểu hạn (dầu tốt hay xấu) chỉ phụ giúp thêm hay làm giảm bớt 10% ảnh hưởng của Đại vận.

Mỗi tiểu hạn, chúng ta cần phải so sánh đến các tương quan giữa Can Chi của tuổi với Can Chi của năm nhập hạn vaø ngũ hành của các sao nhập hạn, sau đó phải so sánh hành bản mệnh với hành của cung tiểu vận nhập hạn theo bảng dưới đây để biết được tiểu vận đó tốt hay xấu.

So sánh hành Can của tuổi và Can năm nhập hạn (gốc, quan hệ)

So sánh hành Chi của tuổi và Chi năm nhập hạn (ngọn, thứ yếu)

So sánh hành bản mệnh và hành của năm hạn (tính theo nạp âm) để biết mức độ đắc thất.

So sánh Can của tuổi và Hành sao nhập hạn phụ thêm để quyết định.

Phụ luận :

Trong đời người từ nhỏ đến 60 tuổi có 5 lần gặp năm Thiên khắc Địa xung nhưng chỉ có 2 lần xung quan trọng là Năm 43 tuổi (hàng Can bị sinh xuất) và Năm 67 tuổi (hàng Can bị khắc nhập) vừa là giai đoạn gặp Thiên thương hay Thiên sứ.

Còn Năm 49 tuổi thường xấu vì tuy hàng Can của năm được sinh nhập (hưng vượng) nhưng hàng Chi lại nằm ở thế Phá Hư (không đắc ý) nên khiến cho từ chổ thành công mà lại đưa đến chỗ thất bại bất mãn; chẳng khác gì cây bị úng nước, rể phải hư và ngọn bị héo tàn.

Từ 49 đến 50 tuổi, 53 đến 60 tuổi và từ 67 đến 70 tuổi là ba đoạn đường đổ dốc để lượn lên các ngôi sơ thọ (50) - trung thọ (60) và thượng thọ (70) luôn luôn có Thương cung Nô và Sưù cung Ách là hai đồn canh đứng chặn giữa ba đoạn đường đại vận này để kiểm soát suôi ngược.

Người lái xe phải lành nghề (vòng Thái Tuế) vững tay lái, xe không ham chở nặng (Quyền Lộc) thì mới mong được an toàn.

Thương (thổ cung Nô) phụ tá của Thiên Sứ, gây ra tổn hại; có phần nào nhẹ tay hơn Sứ (cho người có đại vận đi xuôi gặêp Thương trước).

Sứ (thủy cung Ách) thi hành lệnh gieo tai ách

Mức độ nặng nhẹ của Thương-Sứ thi hành nhiệm vụ là tùy thuộc vào các Sát tinh nhập cuộc tại cung Nô và Ách như Văn Xương, Kình Dương (cung Tứ chính / các tuổi Giáp Mậu Canh Nhâm), Không Kiếp, Thiên Không, Tang Môn ...

Ngoài ra trong 3 đại vận liên tiếp trên, ít nào cũng năm sáu lần tiểu hạn đụng đầu Đào Hồng gặp Thiên không, Lưu hà và Kiếp Sát rất dễ gây ra sức ép với tuổi già.

Trừ phi Mệnh hay Thân đắc Thọ tinh hợp hành làm nồng cốt và không bị nghiệp báo Hình Riêu, Không Kiếp lũng đoạn.

Trong đời người, cứ mỗi 12 năm thì có 3 năm liên tiếp gặp hạn tam tai, thường thì hạn năm giữa là nặng nhất. Trong các năm nhập hạn tam tai thường gặp nhiều trở ngại, rủi ro hoặc khó khăn trong công việc. Ngoài ra không nên tu tạo hay tậu mãi nhà đất trong những năm hạn này. Còn việc hôn nhân, cưới hỏi thì ít bị ảnh hưởng. Đây chỉ là những dự đoán về hạn xấu chung để mà phòng tránh thôi chứ không chắc hẳn sẽ xảy ra như vậy.

Nếu năm nhập hạn trong lá số Tử Vi tốt thì hạn xấu của năm tam tai sẽ được giảm bớt, ngược lại nếu năm hạn trong lá số xấu mà gặp thêm năm tam tai thì năm hạn xấu sẽ càng xấu thêm.

Sao hạn Cửu Diệu :

Ảnh hưởng của Cửu Diệu tinh

La Hầu - còn gọi là Khẩu thiệt tinh, là sao xấu ảnh hưởng nặng cho Nam giới và người mạng Kim, phái Nữ thì ảnh hưởng nhẹ. Thường gây ra những trở ngại bất trắc, bệnh tật, khẩu thiệt, thị phi miệng tiếng. Hạn sao này cần phải dè dặt cẩn thận. Ảnh hưỡng vào các tháng giêng và tháng 7.

Thổ Tú - còn gọi là Thổ Đức tinh hay Ách tinh chủ gia đạo bất an buồn phiền, bệnh hoạn hay kéo dài, tiểu nhân phá phách, đi xa bất lợi. Hai tháng 4 và 8 bất lợi.

Thủy Diệu - còn gọi là Thủy Đức tinh là Phúc lộc tinh chủ bình an, giải trừ tai nạn, đi xa có lợi, Phụ nữ bất lợi về đường sông biển. Ảnh hưỡng vào các tháng 4 và tháng 8. Người mạng Kim và Mộc hợp với hạn sao này, riêng người mạng Hỏa thì hơi bị khắc kỵ.

Thái Bạch - còn gọi là Kim Đức tinh, là hung tinh chủ về sự bất toại tâm, xuất nhập phòng tiểu nhân, hao tán tiền bạc, bệnh tật nảy sinh. Phòng tháng 5 xấu, nhất là những người mệnh hỏa, kim và mộc.

Thái Dương - Phúc tinh chủ sự hanh thông, cứu giải nạn tai. Với Nữ giới thì công việc vẫn thành công nhưng rất vất vả. Tốt vào các tháng 6 và 10.

Vân Hán - còn gọi là Hỏa Đức tinh là Tai tinh chủ hao tài, khẩu thiệt và tranh chấp, kiện tụng bất lợi. Đề phòng những rủi ro bất ngờ. Tháng 4 và 8 xấu.

Kế Đô - được ví như bà hoàng hậu khắc khe, là sao xấu ảnh hưởng nặng nơi phái Nữ, riêng những người có thai hay sinh đẻ trong hạn sao này thì ít bị ảnh hưởng. Gặp hạn sao này những mưu sự thường gặp khó khăn, thành ít bại nhiều, phòng thị phi, đau ốm hay tai biến bất ngờ. Sao Kế đô dù ít ảnh hưởng tới Nam giới nhưng ít nhiều cũng có tác dụng không thuận lợi. Phòng tháng 3 và tháng 9

Thái Âm - Phúc tinh chuyên cứu giải bình an, tốt cho Nữ số. Sao Thái Âm nhập hạn là tài tinh đem lại nhiều may mắn về tài lộc nhưng mang tính chất bất thường, thời vận hay thăng trầm.

Mộc Đức - Phúc tinh chủ may mắn, gặp thời vận tốt. Sao Mộc đức cũng là một phúc tinh cứu giải nên trong trường hợp dù gặp khó khăn gì vẫn có quý nhân giúp sức vượt qua. Tháng 10 và 12 tốt, riêng người mạng Kim thì bất lợi đôi chút vì không hợp với hạn sao này.

Năm hạn trong lá số Tử Vi tốt mà gặp Cửu Diệu tinh nhập hạn tốt thì lại càng tốt thêm. Nếu gặp hạn sao xấu mà năm nhập hạn trong lá số tốt thì sao hạn xấu sẽ được giảm bớt. Ngược lại nếu năm hạn trong lá số xấu mà gặp thêm Cửu Diệu tinh nhập hạn xấu thì năm hạn xấu sẽ càng xấu thêm.

Luận về Tuần (hỏa) / Triệt (kim)

Tuần Trung Không Vong là cây cầu nối tiếp giữa hai giai-đoạn, kiềm hãm bớt từ từ lại, là trung gian kiềm chế, không cho quá trớn.

"Tứ chính giao phù kỵ nhất Không chi trực phá"

Triệt Lộ Không Vong là bao vây, ngăn cách từ cái xấu đến cái tốt, đã không cho xâm nhập từ ngoài vào (xấu cũng như tốt) , mà còn phá đổ tất cả những gì trong cung bị nó phong tỏa.

"Tam phương xung sát hạnh nhất Triệt nhi khả bằng"
(Không vong định yếu đắc dụng, nhược phùng bại địa chuyên khán phù trì chi diệu, đại hữu kỳ công)

Tuần Triệt chỉ có thể làm giảm sự tốt đẹp của Cát-tinh hay tiêu-tán bớt sự xấu của Hung-tinh, chứ không thể biến đổi tính cách của sao được, như biến Cát-tinh trở thành Hung-tinh và ngược lại.

Tuần-Triệt có thể làm cho bộ SPT thành hiền dịu lại đôi chút, còn đối với CNĐL thì làm cho bộ này trở nên chậm rãi, phấn-đấu hơi khó-khăn chứ không thể biến đổi từ ôn-hòa trở nên hào hùng và khí-phách như bộ SPT được.

Tuần-Triệt cũng không thể thay-đổi tính-cách của vòng Thái-tueá được, nhưng các sao trong tam-hợp Thái-tuế bị Tuần-Triệt phải tùy thuộc vị-trí mà thay-đổi tư-cách.

Trường-hợp những người chẳng may bị đặt để vào những vị-trí bất mãn (tam-hợp Tuế-phá, Thiếu-dương, Thiếu-âm) dễ tự thiêu thân, làm những việc xấu (nếu gặp SPT và Sát-tinh); được Tuần hay Triệt đóng khiến tự hạn-chế những tham-vọng và hành-động của mình mà thuận theo đường lợi-ích, nâng cao tư-cách không kém gì những người tam-hợp Thái-tuế.

Tuần-Triệt đóng giữa 2 cung, nghĩa là chỉ có liên-quan đến 2 cung đó mà thôi.

Dương-Nam / Âm-Nữ = ảnh-hưởng Tuần-Triệt tại cung Dương 70% và tại cung Âm 30%

Âm-Nam / Dương-Nữ = ảnh-hưởng Tuần-Triệt tại cung Dương 80% và tại cung Âm 20%

Mệnh bị Tuần hay Triệt thiếu-niên tân-khổ, luôn gặp trở-ngại lúc đầu thực-hiện công-việc.

Mệnh bị cả Tuần lẫn Triệt thì đời bị vùi xuống đất đen, không phải là Tuần-Triệt phá nhau để cho đương-số được thong-thả.

Tuần-Triệt phá nhau dành cho những người thuận lý âm-dương:

Mệnh hay Thân có một Tuần hay Triệt, đến đại-vận từ 30 tuổi trở đi gặp Tuần hay Triệt hay Triệt thì sẽ được tháo-gỡ cho hanh-thông, dầu chỉ là một vài năm (bất chấp đến vòng Thái-tuế).

Trường-hợp người Dương đóng cung Âm (hoặc ngược lại) mà Mệnh-Thân có một Tuần hay Triệt, khi đến đại-vận gặp Tuần hay Triệt thì thời-vận tốt mở làm hai lần chậm chậm ở 2 cung đại-vận có Tuần hay Triệt đóng (mỗi đại-vận là 5 năm).

Mệnh Tuần Thân Triệt (hoặc ngược lại) không còn gì để tháo-gỡ; ngay cả khi đến đại-vận Thái-tuế, ảnh-hưởng tốt đẹp cũng chỉ thỏa mãn 50% mà thôi.

Trên đây là kinh nghiệm về hai sao Tuần Triệt của học phái Thiên Lương, thật ra vấn đề đặc tính, ngũ hành và tác dụng của Tuần Triệt hiện còn đang là những nghi vấn, đề tài gây ra nhiều tranh luận, tùy theo mỗi người có lối tiếp thu, suy luận và khám phá riêng mà giải đoán.

Luận về Thiên Mã (hỏa)

Thiên Mã trong Tử-vi là một viên ngọc quí, viên ngọc quí này chỉ thấy ở trong hoàn-cảnh trái nghịch mà số đã xếp đặt cho người cung Mệnh hay Thân nằm trong tam-hợp Tuế-phá (bất mãn, đối kháng) của vòng Thái-tuế.

Thiên-mã là nghị-lực và khả-năng để giúp cho những người bất-mãn này đương đầu với những ngang-trái của tâm-thức và cuộc đời mà họ phải chịu. Đây chính là hình bóng một Tống Giang, một Đơn Hùng Tín, anh hùng hào hiệp chỉ phù suy chứ không tơ hào đến người thịnh. Còn tùy theo Thiên-mã có phải là của họ hay không mới là việc thành-bại quyết định.

Thiên Mã chủ tháo vát, tài năng và khéo léo. Ảnh hưởng nhiều đến công danh, sự nghiệp. Ngoài ra Thiên Mã còn chủ về sự di chuyển, thay đổi, đi xa và là phương tiện di chuyển như xe cộ, nếu gặp Sát tinh tùy theo mức độ nặng nhẹ dễ bị xe cộ hay hư hỏng hoặc tai nạn.

Về cơ thể con người Thiên Mã là tứ chi, nếu gặp Sát tinh tùy theo mức độ nặng nhẹ dễ bị thương tật.

Hành chính của Thiên Mã là hỏa, nhưng vì là dịch mã nên Mã đổi ngũ hành tùy theo phương vị Mã đóng, muốn làm chủ được Mã này thì bản mệnh phải đồng hành với cung Mã đóng thì mới có kết-quả được

Mã ngộ Tuần = Tuần là gạch nối liền giữa hai Giáp bắt cầu cho Mã trở nên đắc dụng. Tuy-nhiên Mã phải chùng lại một bước trước khi nhảy thì mới được thành-công, có nghĩa là vào giai đoạn đầu vẫn gặp những khó khăn, trở ngại nhưng rồi sau sẽ được hanh thông, nếu Thiên Mã hợp Mệnh, còn Mã ngộ Triệt là ngựa què ăn hại.

Người dương-nam - âm-nữ đại vận an theo chiều xuôi :

Mã mộc cung Dần gặp Tuần trở thành Mã hỏa

Mã hỏa cung Tỵ vì Tuần đứng sau nên không chuyển đổi

Mã kim cung Thân gặp Tuần trở thành Mã thủy

Mã thủy cung Hợi vì Tuần đứng sau nên không chuyển đổi

Người âm nam - dương nưõ đại vận an theo chiều ngược :

Mã mộc cung Dần vì Tuần đứng sau nên không chuyển đổi

Mã hỏa cung Tỵ gặp Tuần trở thành Mã mộc

Mã kim cung Thân vì Tuần đứng sau nên không chuyển đổi

Mã thủy cung Hợi gặp Tuần trở thành Mã kim

Thí dụ tuổi Kỷ Tỵ (Mệnh mộc) Mã tại cung Hợi ngộ Tuần đóng hai cung Hợi và Tuất. Nếu là người âm nam đại vận theo chiều nghịch thì Mã thủy sẽ theo cầu Tuần về lại cung Thân trở thành Mã kim khắc lại Mệnh mộc xấu. Còn với người âm nữ đại vận theo chiều thuận Tuần đóng sau lưng không thể bắt cầu cho Mã chạy nên Mã thủy sẽ sinh phò cho Mệnh mộc rất tốt.

Những cách tốt của Thiên Mã

Mã đắc Tràng-sinh = là giai-đoạn phát thịnh của tam-hợp Tuế-phá, Mã phải nằm trong tam-hợp Sinh-Vượng-Mộ thì mới được gọi là thanh vân đắc lộ nhưng chỉ hanh-thông trong đại-vận đó mà thôi và còn tùy thuộc vào Hành của Mã phù hay hại Mệnh nữa.

Mã-Khốc-Khách = Mã phải nằm trong tam-hợp Lộc-Tồn dành cho các tuổi Giáp/Thìn-Tý-Thân và Canh/Tuất-Ngọ-Dần. Phần ngoại-lệ này ban phát cho người được nhiều nghị-lực bền bỉ, tùy theo sự sinh-khắc của bản mệnh đối với Mã (xử-dụng và làm lợi).

Những cách xấu của Thiên Mã

Mã kỵ gặp Không Kiếp, Kình-Đà, Thiên-hình và Triệt là ngựa què, ngựa chết dễ bị trở ngại hay tai họa.

Mã ngộ Tuyệt = Người mệnh kim-hỏa và thổ / dương nam hay âm nữ, mệnh có Thiên Mã gặp Tuyệt (sao cuối cùng của vòng Tràng Sinh) tại cung Hợi là cách "Mã cùng đồ" ngựa cùng đường, hết lối chạy chỉ sự bế tắc và thất bại.

Luận về bộ sao Tứ Hóa

Hóa-khoa (thủy) - văn-tinh chủ về phúc-quý, là Đệ Nhất Giải Thần hoán cải được tư-cách SPLT và ngộ chế được Thiên-không, Lục-sát-tinh.

Hóa-quyền (mộc) - trung-lập chủ về uy-quyền và may-mắn, hay vụng tính sinh kiêu vì tự ái nên gặp Sát-tinh dễ bị kết-quả xấu

Hóa-lộc (mộc/thổ) - tài lộc do công khó làm ra, tăng ảnh-hưởng cho Tài-cát-tinh và tốt cho cung Điền-Tài.

Hóa-kỵ (thủy) - ám tinh hay đố kỵ, là sao Kế-đô của nữ mệnh. Giảm sự tốt đẹp của Cát-tinh, tăng ảnh-hưởng xấu của Sát-tinh.

Tam Hóa được áp đặt vào những chính-diệu theo hàng Can tuổi để đem lại sự hảnh-diện và phú quý cho người được hưởng. Giá-trị thật sự của Tam-hóa chỉ là gấm thêu hoa cho những bộ Chính-tinh dắc cách mà thôi chứ không phải là tư-cách, khả-năng và nghị-lực dùng để nâng cao phẩm-giá thực-sự cho người chính phái.

Nhận xét bảng tóm luận trên, các tuổi Ất-Bính-Kỷ-Nhâm-Quý được những sao đầy-đủ tư-cách hiền-lương nhân-hậu hẳn con thuyền khi ra khơi ít gặp phong ba bão lớn. Còn thuận buồm suôi gió hay không tùy thuộc ở hàng Chi (vòng Thái tuế) và giòng nước theo chiều cuộc diện (vòng Tràng-sinh).

Cách Tam hóa liên châu - ba sao đóng liên tiếp ba cung từ cung Dần đến Mùi / đắc vị nhất tại cung Thìn được dành cho 6 tuổi Ất/Tỵ-Dậu-Sửu (Khoa giáp Quyền-Lộc tại vị-trí Thiếu-âm) và Canh/Thân-Tý-Thìn (Quyền giáp Khoa-Lộc tại vị-trí Thái-tuế), còn các tuổi Ất-Canh khác chỉ là vay mượn mà thôi

Thiên Tài & Thiên Thọ (thổ)

Thiên Tài có ý nghĩa là tài năng, đo lường cắt giảm, vì thế nên Tài có đặc tính như Tuần Không là giảm ảnh hưởng xấu của các sao mờ ám và giảm bớt ảnh hưởng tốt của các sao sáng sủa.

Thiên Thọ là Phúc Thọ tinh chủ nhân hậu, từ thiện và gia tăng ảnh hưởng cho các phúc thọ tinh.

Ngoài những tính chất kể trên, Tài Thọ còn tượng trưng cho đạo lý Nhân Quả của đời người. Tài được khởi từ cung Mệnh (định mệnh thừa trừ mà cắt giảm) và Thọ được khởi từ cung an Thân (bản thân tự gây tạo) đến một cung nào đó để mách bảo cho biết là giữa Mệnh Thân và cung mà Tài hay Thọ đến đóng đã có sự hoán cải do luật thừa trừ mình đã gây nên.

Thân (Thiên Thọ / Nhân) = cá nhân tự gây tạo, tùy theo vị trí "Thân" để quyết định hành động theo cung mà Thiên Thọ đóng.

Mệnh (Thiên Tài / Quả) = định mệnh thừa hành mà cắt giảm, chịu ảnh hưởng cân quả do Thọ đã làm ra, tại cung có Thiên Tài đóng.

Nếu như Thân (tam hợp Thái Tuế) có làm ra "Thọ" hay cư xử sao cho "Thọ" được toàn vẹn thì Mệnh mới có đủ "Tài" năng lực hoán cải tạo ra những sự tốt đẹp để đền đáp. Còn như Thân xuất phát chử "Thọ" bị Không-Kiếp hãm thì Mệnh "Tài" kia cũng sẵn sàng đem lại những kết quả là hình thức như tranh vẽ mà thôi.

Người đời nhập thế ở khoảng thời gian nào thì sẽ thấy căn quả của mình phải mang nặng ở ngay phần việc nào như:

Năm Tý (Tài ở Mệnh) căn quả do chính bản thân mình

Năm Sửu (Tài ở Phụ) phải làm sao với Đấng sinh thành

Năm Dần (Tài ở Phúc) căn quả chịu ảnh hưởng nơi dòng họ

Năm Mão (Tài ở Điền) căn quả chịu ảnh hưởng về nhà cửa điền sản

Năm Thìn (Tài ở Quan) căn quả chịu ảnh hưởng với công việc làm

Năm Tỵ (Tài ở Nô) căn quả chịu ảnh hưởng nơi bạn bè, kẻ dưới tay

Năm Ngọ (Tài ở Di) căn quả chịu ảnh hưởng nơi ngoại nhân

Năm Mùi(Tài ở Ách) căn quả chịu ảnh hưởng những hoạn nạn

Năm Thân (Tài ở Tài) căn quả chịu ảnh hưởng do tiền của thâu hoạch

Năm Dậu (Tài ở Tử) căn quả chịu ảnh hưởng nơi con cháu

Năm Tuất (Tài ở Phối) căn quả chịu ảnh hưởng ở vợ chồng

Năm Hợi (Tài ở Bào) căn quả chịu ảnh hưởng nơi anh em

Các cách tốt xấu của Thiên Tài

Thiên Tài + Nhật hay Nguyệt = Thiên Tài khi đồng cung với Nhật hay Nguyệt hãm sẽ gia tăng sức sáng cho Nhật Nguyệt và sẽ làm giảm sự quang huy của Nhật Nguyệt một khi bộ sao này sáng sủa tốt đẹp. Trường hợp Nhật Nguyệt đồng cung thì Thiên Tài sẽ làm cho Nhật Nguyệt thêm rực rỡ tốt đẹp.

Thiên Tài + Nhật hãm = Người không cẩn trọng lời nói, thiếu lòng tín ngưỡng về thần quyền

Thiên Khôi (dương hỏa đới kim)
Thiên Việt (dương hỏa đới mộc)


Nhận xét kỷ sẽ thấy Khôi Việt hoàn toàn gần như đứng nghịch lý âm dương với cung đóng, tức là không bao giờ đứng chung trong tam hợp Thái Tuế hoặc Tuế Phá mà chỉ đứng trong tam hợp Thiếu Dương (Thiên Không) và Thiếu Âm.

Theo nhận xét trên, nếu xét theo ngũ hành thì Thiên Khôi luôn luôn bị khắc nhập, phải sinh xuất hay khắc xuất mà sa lầy bởi cung đóng và bị Triệt làm cho thất thế. Trong khi Khôi đóng vào những hoàn cảnh không được thuận lợi như vậy thì Việt lại được ưu thế vững vàng hơn, nhất là hai tuổi Đinh-Quí / Tỵ-Sửu được đứng chung tam hợp Thái Tuế như có ý là Việt ở ngôi vị thứ "Ất" thay mặt cho Khôi là trưởng "Giáp" mà lo toan mọi việc.

Vậy Khôi Việt chính là Thiên Ất Quý Nhân luôn đóng trong những tam hợp bất đắc ý vì nghịch lý âm dương và bị Sát tinh lủng đoạn hoành hành để giúp đỡ cứu tai giải họa và báo động cho người có số biết suy gẫm và điều chỉnh lại cung cách sống sao cho có ích thiện hơn như hai chữ Tài Thọ đã hướng dẫn.

Ngoài sứ mạng là Phúc tinh chủ về phúc thọ, cứu khổn giải nguy ra, Khôi Việt còn là Văn tinh hổ trợ cho các sao văn chương, nghệ thuật như Xương Khúc và là Quý tinh chủ về khoa giáp và quyền tước khi đứng chung với Khoa-Quyền-Lộc, Lộc Tồn, Thai Tọa...

Các cách tốt của Khôi-Việt

Khôi-Việt + Quý tinh = Gia tăng ảnh hưởng cho bộ Tử-Phủ-Vũ-Tướng và Xương-Khúc, Thai-Cáo, Khoa-Quyền-Lộc ... Người được cách này thường thông minh, có tài thao lược, óc tổ chức và nắm giữ các chức vị cao trong công quyền.

Người được Khôi Việt thủ mệnh thường là con trưởng hoặc đoạt trưởng.

Các cách xấu của Khôi-Việt

Khôi Việt + Triệt hay Ky-Hình = Khôi Việt bị Triệt án ngữ hoặc Sát tinh, nhất là các sao Không là người thường bất đắc chí, công danh trắc trở không lâu bền. Dễ bị những tai họa đao thương hay súng đạn và yểu mệnh.

Thiên Quan Quí Nhân (dương hỏa)
Thiên Phúc Quí Nhân (âm thổ)


Nhận xét kỷ bảng an sao sẽ thấy Quan Phúc được phân công chia đều cho cả hai phía âm dương và có những vị trí hoàn toàn nghịch lý âm dương như Thiên Quan với các tuổi Giáp-Ất-Bính-Đinh-Mậu-Canh-Quý và Thiên Phúc với những tuổi Giáp-Ất-Mậu-Kỷ.

Riêng 5 tuổiGiáp-Ất-Mậu-Tân-Nhâm được Quan Phúc và cả Thiên Ất Quí Nhân (Khôi-Việt) đồng tụ lại đứng chung để ra công giúp đỡ, đem phân tích từng tuổi sẽ thấy:

Tuổi Giáp tại cung Mão của tam hợp Hợi-Mão-Mùi thường xuyên có Thiên Không và Kình Dương lủng đoạn.

Tuổi Ất tại cung Thìn của người âm nam trong tam hợp Thân-Tý-Thìn có Đà La là lưới trời.

Tuổi Mậu tại cung Ngọ có Kình Dương là kiếm treo đầu ngựa bất lợi cho ba tuổi Dần-Ngọ-Tuất và Thiên Không tung hoành tại cung Mão.

Tuổi Tân tại cung Dậu trong tam hợp Tỵ-Dậu-Sửu có Phá Toái phá hoại và cung Tỵ có Triệt chặn đứng, với tuổi Tân Tỵ còn bị thêm Tuần tại Dậu.

Tuổi Nhâm bị mắc lưới tại cung Tuất với Đà La.

Tóm tại, chúng ta nên chú ý tại những cung mà có nhiều Phúc Thiện tinh như Quan Phúc, Khôi Việt, Tứ Đức... tụ chung lại đều là những cung có sự hiểm nghèo vì nghịch lý âm dương và bị Sát tinh lủng đoạn hoành hành để giúp đỡ cứu tai giải họa và báo động cho người có số biết sẽ có những trở ngại và thử thách gay go trong cuộc sống, nhất là với bốn tuổi Mậu-Ất-Tân-Nhâm để đương nhân suy gẫm và điều chỉnh lại cung cách sống sao cho có ích thiện hơn như hai chữ Tài Thọ đã hướng dẫn, có kết quả tốt hay xấu còn tùy ở người có tuân theo mà cải thiện hay là bỏ qua.

Vậy Quan Phúc Quý Nhân chính là những Phúc Thiện tinh chủ về sự đức độ, nhân hậu, thực hiện từ thiện, giải trừ bệnh tật và tai họa...

Thiên Đức (hỏa) Phúc Đức (thổ)
Nguyệt Đức (hỏa) Long Đức (thủy)

" Thiên Nguyệt Đức, Giải Thần tàng,
cùng là Quan Phúc, một đoàn trừ hung"

Thiên Đức và Nguyệt Đức được an theo năm sinh. Còn Phúc Đức và Long Đức là hai sao thuộc vòng Thái Tuế cũng được an theo năm sinh. Bộ sao Tứ Đức là phúc thiện tinh chủ về sự đức độ, nhân hậu, từ thiện và có khả năng giải trừ bệnh tật và tai họa. Tứ Đức có thể chế giải một phần nào ảnh hưởng xấu của các sao hung sát.

Bản chất của Tứ Đức là đức hạnh và đoan chính nên chế ngự được tính dâm đãng hoa nguyệt của Đào Hồng và các dâm tinh.

Nhận xét về Thiên Đức, Phúc Đức và Nguyệt Đức chúng ta sẽ thấy ba sao này luôn đóng trong tam hợp Thiếu Dương của vòng Thái Tuế để khuyên nhủ, chỉ đường và cứu giải cho các tuổi nằm trong tam hợp Thiếu Dương vì quá tinh khôn đứng vượt lên trên Thái Tuế nên bị nghịch lý âm dương và luôn luôn có Thiên Không tác hại. Còn lại một Long Đức trong tam hợp Thiếu Âm để an ủi cho những tuổi bị bạc đãi và thua thiệt.

Chúng ta nên chú ý tại những cung mà có nhiều Phúc Thiện tinh như Quan Phúc, Khôi Việt, Tứ Đức... tụ hợp chung lại đều là những cung có sự hiểm nghèo vì nghịch lý âm dương và bị Sát tinh lủng đoạn hoành hành để giúp đỡ cứu tai giải họa và báo động cho người có số biết sẽ có những trở ngại và thử thách gay go trong cuộc sống, để đương nhân suy gẫm và điều chỉnh lại cung cách sống sao cho có ích, kết quả tốt hay xấu còn tùy ở người có tuân theo mà cải thiện hay là bỏ qua.

Phá Toái (hỏa đới kim)

Phá Toái được an theo năm sinh (tứ chính, tứ sinh và tứ mộ) là hung tinh chủ sự phá tán, gây trở ngại, hao tán tiền của, điền trạch. Gia tăng ảnh hưởng xấu của các sát tinh như Không Kiếp, Hỏa Linh nếu kết hợp.

Phá Toái chỉ đóng tại 3 cung Tỵ-Dậu-Sửu trên địa bàn Tử Vi, tuy chổ đóng bị hạn chế như vậy nhưng ảnh hưởng phá tán của Phá Toái cũng đủ làm ngang trái tư cách của các Chính tinh hiền dịu như Tử-Phủ, Cơ-Lương và tăng thêm sức mạnh cho bộ Sát-Phá-Tham, nhất là Phá Quân.

Nhận xét về sao Phá Quân đóng tại ba cung Tỵ-Dậu-Sửu (vị trí thường trực của Phá Toái) đều hãm địa hết như Vũ-Phá ở Tỵ và Liêm-Phá tại Dậu. Riêng Tử-Phá ở Sửu tuy đắc địa nhưng tư cách xấu không hơn gì Vũ-Phá và Liêm-Phá tại hai cung Tỵ-Dậu.

Mệnh Vũ-Phá tuổi Tý-Ngọ-Mão-Dậu (tuổi Dậu đẹp nhất)

Mệnh Liêm-Phaù tuổi Dần-Thân-Tỵ-Hợi (tuổi Tỵ đẹp nhất)

Mệnh Tử-Phaùù tuổi Thìn-Tuất-Sửu-Mùi (tuổi Sửu đẹp nhất)

PháToái + Phá Quân = tạo thành cách "Toái Quân lưỡng Phá" dũng mãnh và hiển đạt về vỏ nghiệp

Luận về Thiên-không và Hồng-Đào

Cung Dần-Thân-Tỵ-Hợi - vị-trí của Hồng-loan làm chủ, Đào và Không tam hợp, là vị-trí của người thấy xa hiểu rộng, ít tham-vọng, đầy lòng đạo-đức, từ-tâm và cởi mở.

Tuổi Thìn-Tuất-Sửu-Mùi tại các vị-trí Dần-Thân-Hợi có thêm Cô-thần tam hợp nên được lòng cởi mở sáng-suốt, biết thân hiểu phận yếu mềm, dễ khiến sinh ra nhạy-cảm đến yếm-thế.

Riêng tại vị-trí Tỵ có thêm Phá-toái tam-hợp, vì Hồng-loan hơi yếu nên Phá Toái thường gây ra những sự ngang trái và khó-khăn cho mệnh số, như phải chịu ít nhiều những sự thử-thách.

Người của tam-hợp Thiếu-dương tại vị trí này nếu biết ngộ được chữ "không" của đời mình thì sẽ tránh được mọi phiền-não do Thiên-không gây ra.

Cung Tý-Ngọ-Mão-Dậu - vị-trí chính của Đào-hoa, được Hồng Loan tam hợp phát tiết vẻ anh hoa, sức quyến-rũ tạo nên sự mưu-sĩ , quỷ-quyệt và đạo đức giãkhiến phải sớm nở tối tàn vì Thiên-không và Kiếp-sát.

Với tuổi Dương, Đào đắc Thiên-riêu như được một phần nào thanh cao, đỡ sa ngã và đồi trụy hơn các tuổi Âm.

Tuổi Dần-Thân-Tỵ-Hợi tại vị-trí này đầy lòng tự-hào và có tham vọng cao nên rất dễ bị hãm vào vòng di lụy.

Người của tam-hợp Thiếu-dương tại vị trí này thường khôn-ngoan, thích lấn-lướt hơn người; nếu tại Mệnh thì đó là còn trong ý định, còn tại Thân thì lại tỏ ra bằng hành-động.

Cung Thìn-Tuất-Sữu-Mùi - vị-trí của Thiên-không một mình tung-hoành tác-hại và gieo tai-họa, vì thường-xuyên vắng bóng tôi trung là Hồng-loan mà chỉ còn kẻ nịnh là Đào-hoa đưa đẩy.

Tuổi Tý-Ngọ-Mão-Dậu tại vị-trí này rất khẳng-khái, nhiều khi quá cứng-rắn nên thường bị những kết-quả có phần ác liệt hơn các tuổi khác.

Người của tam-hợp Thiếu-dương tại vị-trí này thường hay đạp đổ để xây-dựng lại theo ý mình, dễ bị sa vào đường gây ra tội ác, nếu có thêm Hung-tinh gây bè kết đảng xúi giục.

Nói chung bộ Đào-Hồng-Không dầu gì cũng có tính-cách là vạn sự giai không, những người đạo-đức không màng tưởng đến phú-quý là cái "không" cao cả; kẻ mưu sĩ quỷ quyệt có xoay sở cho lắm rồi cũng lảnh hậu-quả là cái "không" bù trừ. Còn hạng người tàn-ác thường gieo tai-họa rồi ra cũng chỉ còn "không" trơ-trọi.

Chỉ còn người sáng suốt vẫn được sống yên lành là trường-hợp của Hồng Loan.

Thiên Hình (kim)

Thiên Hình là hung tinh chủ sự dũng mãnh, sát phạt phá tan, hình thuơng, gây trở ngại.

Thiên Hình hợp với Thiên Riêu là bộ sao đặc biệt cùng khởi theo tháng sinh từ tam hợp Tỵ-Dậu-Sửu và cùng đắc địa tại các cung Dần-Thân-Mão-Dậu-Tuất. Vì thế cho nên nếu Hình-Riêu đứng cặp với bộ sao nào hợp tình hợp cảnh sẽ gia tăng ý nghĩa cho các sao đó, tùy từng trường hợp. Như Hình Riêu đứng cặp với Xương Khúc là hỷ thần chủ về học thành, công danh hiển đạt...

Ngoài ra, theo học phái Thiên Lương thì Thiên Hình cùng với cung an Thân còn có một liên quan đặc biệt, như chúng ta đã biết Thân là hành động và Thiên Hình chính là sự phán xét, cùng cấu kết với nhau như bóng với hình.

Thân cư Mệnh thì Hình ở Ách (giờ Tý) hoặc Phuï (giờ Ngọ)

Thân cư Quan thì Hình ở Tử (giờ Dần) hoặc Điền (Thân)

Thân cư Tài thì Hình ở Bào (giờ Thìn) hay Nô (giờ Tuất)

Thân cư Di thì Hình ở Phối (giờ Mão) hoặc Quan (giờ Dậu)

Thân cư Phối thì Hình ở Mệnh (Tỵ) hoặc Di (giờ Hợi)

Thân cư Phúc thì Hình ở Tài (giờ Sửu) hay Phúc (giờ Mùi)

Mặc dầu cùng một cung an Thân nhưng nếu khác giờ sinh thì Hình sẽ ở tại cung đối xung để cho người có số biết sự chọn lựa như thế nào giữa hai cung.

Ví dụ Thân cư Quan nhưng nếu sinh giờ Dần thì Hình ở Tử và nếu sinh giờ Thân thì Hình sẽ ở Điền (đối cung với Tử) để giúp ta dự kiến trước khả năng sẽ phải đương đầu (mất con hay phải chịu thiệt hại về nhà đất) để mà tự do chọn lựa cách xử thế trong quá trình làm việc công ích xã hội như Thân cư Quan đã cho biết.

Những Cách tốt của Thiên Hình

Hình + cung Dần = Hình đắc địa tại cung Dần là cách "Hổ hàm kiếm" dũng mãnh và hiển đạt về vỏ nghiệp.

Hình + Binh + Tướng + Ấn = Hình là đại long đao, chủ sự sát phạt, có tài chỉ huy, thao lược và hiển đạt về vỏ nghiệp. Nhất là người Kim cung Mệnh tại Ngọ có Thất Sát và Hình đồng cung.

Hình + Dâm tinh = Bản chất của Thiên Hình là ngay thẳng, đoan chính vì thế nên Thiên Hình chế ngự được tính hoa nguyệt, dâm đãng của Đào Hồng và các dâm tinh khác.

Những Cách xấu của Thiên Hình

Hình hãm địa + Sát tinh = Gia tăng ảnh hưởng cho Sát tinh chủ tai họa, chém giết, hình thương và tù đầy, nhất là khi Hình đồng cung với Tướng hoặc Maõ bị Triệt.

Hình hãm địa + Tù tinh = Hội với các tù tinh như Liêm Trinh, Kình-Kiếp, Thái Tuế... thì hay bị quan tụng, hình ngục khó thoát.

Hình + Riêu + Không + Kiếp = Chủ oan trái nghiệp quả và chịu tai họa tập thể.

Thượng cách:

Tử-Phủ-Vũ-Tướng

Sát-Phá-Liêm-Tham

Cơ-Nguyệt-Đồng-Lương

Cự-Nhật

Nhật-Nguyệt

Muốn được thượng cách, tuổi và cung Mệnh phải được hội đủ các yếu tố như Âm Dương thuận lý, Mệnh Cục tương sinh.

Cung Mệnh-Thân của lá số phải được 1 trong 5 bộ Chính tinh trên, các sao trong bộ phải đầy đủ và miếu vượng hay đắc địa, sinh hay đồng hành với bản mệnh. Được nhiều Trung tinh như Khoa-Quyền-Lộc, Xương-Khúc, Khôi-Việt, Tả-Hữu, Thai-Tọa, Long-Phượng... đắc địa đồng cung hay hội chiếu và không bị Hung Sát tinh phá cách.

Người được thượng cách thường là sinh phùng thời, đạt được những thành công lớn trong cuộc đời, có tiền tài danh vọng hoặc là các bậc khoa bảng, có chức phận hay quyền tước cao trong xã hội.

Trung Cách

Trung cách là cách không được hoàn toàn như thượng cách, một trong hai yếu tố là tuổi và cung Mệnh âm dương bị nghịch lý hoặc Mệnh Cục khắc nhau.

Ngoài ra bộ cách của Chính tinh tại cung Mệnh-Thân của lá số không hội tụ đầy đủ và có sao bị lạc hãm. Các trợ tinh đồng cung hay hội chiếu như Khoa-Quyền-Lộc, Xương-Khúc, Khôi-Việt, Tả-Hữu, Thai-Tọa... không hội đủ hoặc lạc hãm và có Hung Sát hay Bại tinh xâm phạm.

Người được trung cách cũng đạt được những thành công trong cuộc đời nhưng không hiển hách bằng thượng cách, thường nghề nghiệp trung lưu, có tiền tài hay chức vị nhỏ trong xã hội.

Hạ Cách

Lá số hạ cách một hoặc cả hai yếu tố là tuổi và cung Mệnh âm dương bị nghịch lý hoặc Mệnh Cục khắc nhau.

Ngoài ra bộ cách của Chính tinh tại cung Mệnh-Thân của lá số không hội tụ đầy đủ và có sao bị lạc hãm, khắc nhập lại bản Mệnh. Thiếu nhiều trợ tinh như Khoa-Quyền-Lộc, Xương-Khúc, Khôi-Việt, Tả-Hữu, Thai-Tọa... đồng cung hay hội chiếu và bị nhiều Hung Sát hay Bại tinh phá cách.

Người hạ cách thường suốt đời bị vất vả lận đận, bất như ý trong cuộc sống, nghề nghiệp không nhất định và hay phiêu bạt.

* Ba cách (Thượng-Trung-Hạ) kể trên chỉ ảnh hưởng nhiều đến chính bản thân đương số mà thôi.

(Trích từ Thư Viện Việt Nam)

Theo:Hướng dẫn cách luận giải tử vi [Lưu Trữ] - DIỄN ĐÀN LÝ SỐ PHƯƠNG ĐÔNG CỦA HỘI TVLS HÀ NỘI
Được cảm ơn bởi: Liem Phu, HoaSenTuoiSang, huonggiang86, công chúa mùa thu
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Các bước luận đoán lá số Tử vi (sưu tầm)

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »


Bàn về sao Thiên không



Theo Thái Vi phú thì: "Không vong định yếu đắc dụng Thiên Không tối vi khẩn yếu". Nghĩa là tác dụng không vong mạnh hơn hết là Thiên Không.

Còn theo Bí kinh:

"Giá tiền nhất vị thị Thiên Không
"Thân mệnh nguyên thị bất khả phùng
"Nhị chủ Lộc Tồn nhược phùng thủ
"Diêm vưong bất phạ hưu anh hùng"

Nghĩa là: Trước mặt Thái Tuế là Thiên Không, Thân Mệnh gặp nó thì khốn cùng, Tử Phủ hay Lộc Tồn gặp thì như anh hùng gặp nạn.

Trong nhóm hung sát tinh của khoa Tử Vi, người ta ít chú trọng đến sao Thiên Không, một phụ tinh luôn được coi là tạp diệu, chỉ được xếp vào hàng em út so với đại sát tinh Không Kiếp. Tuy nhiên, tác dụng của sao này lại rất kỳ bí, đặc biệt rất đáng lưu ý khi giải đoán một lá số và nhất là xem hạn.

Ngoài những ý nghĩa căn bản và đơn giản của một ác tinh, TK mang nhiều sắc thái đối nghịch nhau đáng phải cân nhắc và thận trọng khi giải đoán một lá số có Thiên Không thủ Mệnh.

Thiên Không thuộc hành Hỏa, đắc địa ở Dần, thân, Tỵ, Hợi và đó cũng là nơi đắc địa của Không Kiếp, cho nên tại những vị trí này, TK sẽ có uy lực không kém gì Không Kiếp, và cũng như các đàn anh, TK chủ sự phá tán, thất bại, gãy đổ nửa chừng. Tuy nhiên, so với Địa Không thì Thiên Không uyển chuyển, mềm dẻo, thủ đoạn hơn.

Thiên Không không ồn ào như Không Kiếp, biết tiến thoái hơn Không Kiếp ở điểm "tác sự hư không bất thành chính đạo", làm việc khó hiểu, không làm theo chính đạo. Người Thiên Không thật sự khó hiểu hơn người Không Kiếp.

Theo các sách số phổ biến, người có TK HÃM ĐỊA thủ mệnh thì tính tình gian xảo, qủy quyệt, chuyên dùng sự gian dối, thủ đoạn để ăn ở với người, để mưu sự với đời, nhưng rốt cuộc cũng không làm được việc gì. Người có TK ĐẮC ĐỊA thủ mệnh tính tình táo bạo, thăng trầm, túc trí đa mưu, thích toan tính những chuyện lớn lao, nhưng nếu không có những sao chế giải thì từ anh hùng trở thành gian hùng dễ như trở bàn tay.

Tuy vậy, đôi khi cũng không nên võ đoán. Nhà lý số Vương Đình Chi có nói về Thiên Không là "Mục không nhất thiết" nghĩa là không màng chuyện đời hay không coi chuyện đời ra gì, nhưng khi đảo ngược thì lại thật tha thiết với chuyện đời để chuyển thành mưu chước thủ đoạn.

Thiên Không có lúc đại lượng vô cùng, nhưng cũng có lúc chặt chẽ chu mật. Thiên Không dễ mang căn bệnh thiên về ảo tưởng. Đại lượng, mưu chước hay ảo tưởng còn tùy thuộc đi với sao nào.

Từ đây có thể thấy ý nghĩa 'NHỊ TRÙNG" lý thú của TK. Trong con người TK có vừa thiện, vừa ác, vừa chính, vừa tà... Một lá số có cách cục tốt đẹp có thể là số anh hùng, nhưng anh hùng có thể là gian hùng nếu có thêm Thiên Không thủ mệnh.

TK hiểu theo triết lý nhà Phật còn có mang ý nghĩa “sắc sắc không không”. Cho nên, người có TK đắc địa thủ mệnh gần giống với mẫu người Tử Tham Mão Dậu, bẩm sinh từ lúc còn trẻ đã có khuynh hướng yếm thế, có những ý nghĩ và cuộc sống gần gũi với tôn giáo. Cái khổ của người TK là sự dằn vặt trong nội tâm bởi hai cánh tay của TK, một thiện một ác, một chánh một tà, một đời một đạo, lôi kéo, giằng co đương số suốt cả cuộc đời: "Mệnh tọa Thiên Không định xuất gia", có nghĩa là người Thiên Không thủ mệnh lòng chỉ muốn xa lánh cõi đời, nhưng thực hiện được hay không còn tùy thuộc vào những sao phối hợp.

Sỡ dĩ nói vậy vì Thiên Không luôn đi cùng Thiếu Dương và hợp cùng tứ Đức. Thiếu Dương và Tứ Đức đại diện cái Thiện. Mặt khác, Thiên Không luôn luôn có Đào Hoa và hoặc Hồng hoặc Hỉ hội tụ. Bộ ba Đào Hồng Hỉ chính là đại biểu "sắc". Bởi thế nên nội tâm người TK luôn bị dằn vặt của sắc và không (Trong nhiều trường hợp, khuynh hướng của Thiên Không (gian hùng, mưu chước, thủ đoạn) được thể hiện rõ hơn tính Thiện Lương của tứ Đức Thiếu Dương).

Có sách cho rằng TK thủ mệnh gặp Đào Hoa, dù nam hay nữ, cũng là những người có khả năng quyến rũ người khác phái bằng những ngón nghề riêng của mình. Nhưng nên phân ra hai trường hợp:

Đối với nam mệnh, TK là biểu tượng cho bản chất của đương số, và Đào Hoa là đối tượng đeo đuổi. Cho nên nam phái có Đào Không ở mệnh là người đào hoa và biết dùng những ưu điểm trời phú cho mình như nhân dáng, lới ăn, tiếng nói ngọt ngào, địa vị, quyền thế..v.v…Nói chung là dùng mọi khả năng quyến rũ của mình đễ lợi dụng đàn bà vào một mục đích nào đó. Nếu gặp thêm những sao như Phục Binh, Quan Phù, Quan Phủ… thì mức độ lợi dụng sẽ đi đến chuyện dụ dỗ, lừa gạt, phản bội một cách trắng trợn.

Đối với phái nữ, Đào Hoa là biểu tượng chính của đương số, là cánh hoa biết nói, còn TK là lửa trên trời. Đào Hoa gặp lửa thì làm sao không khô héo? Bởi vậy, nữ phái gặp cách này là người có nhan sắc nhưng lại không mặn duyên. Chữ duyên ở đây bao hàm cả hai ý nghĩa: Sự duyên dáng từ cử chỉ đền cách ăn nói của người đàn bà, và cũng là ý nghĩa của duyên phận. Chúng ta thường thấy những người đàn bà có sắc đẹp bên ngoài nhưng khi tiếp xúc thì không tìm thấy một nét hấp dẫn nào qua tính tình hay nội tâm. Họ cũng như cành hoa hữu sắc vô hương, và phải chăng vì vậy mà Đào Hoa ngộ Thiên Không thì duyên kiếp phải bẽ bàng, chứ không hẳn có sức quyến rũ nam phái.

Và tương tự, cũng nên thận trọng trong việc giải đoán với sao Hồng Loan, cùng ý nghĩa như Đào Hoa. Mệnh có Thiên Không + Hồng Loan là người có tư cách thanh cao, thích an nhàn, ẩn dật, và khuynh hướng xa lánh trần tục rất rõ ràng. Hai chữ “không hồng” với quan niệm triết lý của nhà Phật, phải chăng là không vướng bụi hồng trần? Người Hồng Không là người ít màng chuyện đời, muốn tìm nơi vắng vẻ mà tu, hoặc sống nhiều với nội tâm, thích đóng cửa đọc sách, cô quạnh hay tự đặt mình, làm cho mình cảm thấy cô quạnh kể cả ở nơi đông vui.

Trường hợp đi TK đi cùng cả Đào và Hồng thì trong con người đó mang cả Nho lẫn Đạo. Cuộc đời sau khi phấn đấu hăng say rồi chán mà qui ẩn hoặc ngay cả khi làm việc, thành công mà lòng vẫn u uất quạnh hưu.

Một ý nghĩa đáng kể mà chúng ta đã nói ở trên là sự thất bại, sự đổ gãy nửa chừng của người có Thiên Không thủ mệnh. Sự gãy đổ này có thể xảy ra trên mọi lĩnh vực từ công danh, sự nghiệp cho đến chuyện tình cảm gia đạo v.v…Bởi vậy, chúng ta có thể gọi người TK thủ Mệnh là mẫu người Bán Thiên Triết Xí (Lưng Trời Gãy Cánh).

Những người làm nên sự nghiệp, Mệnh có Thiên Không thì chắc chắn thì đương số ít nhất cũng phải một lần thất bại đau thương rồi mới làm nên sự nghiệp. Tùy theo mỗi là số, có người đổ vỡ trên đường công danh, có người gãy đổ trên đường tình ái… Và cho đến việc tu hành cũng không phải là con đường nhẹ nhàng đối với những người đã có lòng thoát tục. Cho nên cuối cùng họ đành chấp nhận cuộc sống nửa đời nửa đạo, hoặc là bỏ đạo trở lại với đời.

Đặc tính lưng trời gãy cánh thể hiện rõ khi TK nhập hạn. Cũng như theo sách cổ, một tay chọc trời khuấy nước như Hạng Võ mà hạn gặp TK cũng đành phải mất nước, biệt Ngu Cơ và tự vẫn bên dòng Ô Giang. Hạn gặp Thiên Không thì tốt nhất là khoanh tay ngồi yên, chớ mưu tính chuyện gì cho tốn công phí sức. Dù có mưu cầu toan tính tới đâu thì chung cuộc cũng chỉ là đầu voi đuôi chuột mà thôi. Nếu gặp hạn xấu thì kết quả có thể còn tệ hại hơn, kể cả chuyện tán gia bại sản hay gia đình ly tán.

Những tác hại của TK sẽ nhẹ nhàng hơn đối với những người Mệnh Vô Chính Diệu vì cung mệnh của họ vốn đã là “không” nếu gặp thêm không nữa thì cũng không gì đáng ngại. Những người có Nhật Nguyệt thủ mệnh cũng không sợ Thiên Không vi hai vầng NN lại càng sáng tỏ trong bầu trời không gợn áng mây che.

Trường hợp Thiên Không ở Dần Thân Tỵ Hợi thì thường có Cô Thần, Kiếp Sát đi cùng, thêm Hồng Loan Thiên Hỉ hoặc cùng cung hoặc xung chiếu, lại tam hợp Đào Hoa; thành cách tam minh Cô Quả Sát. Đây ví như cảnh tranh tối tranh sáng, như người vỡ lẽ ra rằng mọi sắc hương của cuộc đời đều là giả dối nên nảy ra ý muốn cắt tóc đi tu. Tu được hay không dĩ nhiên còn đòi hỏi nhiều điều kiện khác.

Thiên Không đi cùng Thiên Tướng thì mưu lược, quyền uy đặc biệt là khả năng quân sự võ nghiệp hơn người, ở Thìn Tuất thì nhất hô bá ứng như đại tướng tung hoành thiên hạ, cánh đại bàng vỗ cánh giữa trời không (uy trong quyền ngoài).

Thiên Không gặp Xương Khúc Hoa Cái thì tính chất ảo tưởng trở thành tư tưởng triết lý.

Thiên Không hay Hóa Kỵ cư Quan gây phiền nhiễu trong công việc, nhưng gặp Nhật Nguyệt thì vãn tuế tất thành.

Nguồn: Sao Thiên Không [Lưu Trữ] - Diễn đàn Văn Hóa Phương Đông

Thiên Không ở Mệnh thì là người cả nghĩ, có khuynh hướng tìm hiểu về cuộc đời, ý nghĩa cuộc sống, kiểu như hay dằn vặt với câu hỏi tại sao mình lại ở trên đời. Trong cuộc sống khi ham muốn thì hừng hực, khi chán rồi thì như nước sông nước suối, chả thiết gì.

Thiên Không ở Phụ mẫu thì không gần cha mẹ hoặc không hợp lắm. Tình cảm với cha mẹ khi đậm đà, lúc mờ nhạt, nhưng không phải là không có hiếu.

Thiên Không ở Phúc thì họ hàng không tụ.

Thiên Không ở Điền thì có nhà mà cũng dễ đi thuê nhà.

Thiên Không ở Quan thì hay chán việc kể cả có công việc tốt lành.

Thiên Không ở Nô thì bạn bè có như không, ít bạn thân.

Thiên Không ở Di thì trong quan hệ xã hội nhiều khi bằng mặt không bằng lòng. Khi cách mặt thì như người dưng.

Thiên Không ở Tật thì tính tình đôi khi hơi lập dị, khó hiểu, tuy nhiên cũng ít tật bệnh hay ít bị bệnh nặng.

Thiên Không ở Tài thì dễ bị gãy đổ, ít nhất một lần. Tuy nhiên làm giàu không khó, khi có tiền cũng chả thiết tha gì lắm về kiếm tiền hay vật chất.

Thiên Không ở Tử thì về già ít trông cậy vào con.

Thiên Không ở Phối thì có chồng/vợ rồi nhưng cũng hững hờ, không thỏa mãn về hôn nhân.

Thiên Không ở Bào thì ít trông cậy vào anh em.

Thiên Không luôn đi cùng Thiếu Dương, trong vòng Thái Tuế là người Tứ Đức, có Thiếu Dương nên thông minh lanh lợi nhưng hay chịu yếm thế, và vì vậy mà biết Tu. Đi cùng Thiên Không luôn là Đào và Hồng hoặc Hỉ. Bộ này là bộ sao ngoài ý nghĩa về sắc, còn có ý nghĩa về may mắn, cơ hội. Chả thế mà ở cung Quan thì ăn cách gặp hội rồng mây. Cho nên người có Thiên Không cũng dễ có nhiều cơ hội lớn tới trong đời. Tuy nhiên vì bản tính của Thiên Không đa phần vẫn là hung tinh nên cũng dễ đổ vỡ từ chính cơ hội này. Thiên Không còn có nghĩa là cái hố của Trời, cái bẫy của Thiên, được giăng ra để người nào ham bả vinh hoa lọt xuống để thành chim gãy cánh lưng trời.

Thiên Không lại luôn đứng trước Thái Tuế, nên nếu để ý, thì thấy với dương nam âm nữ, sau đại vận Thái Tuế đến đại vận Thiên Không, nên người nào không để ý cũng dễ suy sụp đại vận này. Còn với âm nam dương nữ thì phải qua gian lao rồi mới vào đại vận Thái Tuế (tạo thử thách).



Trước khi bàn đến sự cát hung thế Thiếu Dương Thiên Không, xin được phép nhắc lại câu nói của Cụ Quản Xuân Thịnh là đừng sợ các sao hung nhập Mệnh nếu có đủ sao hợp cách, chính những số phi thường mới làm nên chuyện phi thường, và vì phi thường thì chuyện lên xuống là lẽ đương nhiên, vấn đề ở chỗ mình ăn ở cho phải đạo để giữ cái ĐỨC mới là điều trọng yếu.

Sao Thiên Không bao giờ cũng đóng trong cung Tam hợp nghịch Âm Dương với Tam hợp tuổi của chính mình và SINH ra mình. Do nghịch Âm Dương nên nó khác mình, hoặc mình phải thay đổì. Vì sinh ra mình nên nó là cha mẹ và xem như mình được tái sinh; mà muốn tái sinh thì cái thân cũ phải chấm dứt.

Như vậy sao Thiên Không chủ sự đáo hạn (cái chết cũng là đáo hạn của cái sống), đến hẹn, những gì có tính hạn kỳ thì nay xuất hiện, hạn kết thúc, hạn mở ra con đường mới. Vì mình được sinh ra, được thành thân này nên nói tấm thân này của mình cũng đúng, nói là của cha mẹ cũng đúng, từ đó ta suy ra được người có Thiên Không nhập Mệnh là người rất khôn ngoan, tinh tế và sâu sắc vì chính bản thân họ có HAI người khác nhau trong một thân, suy đoán được đối phương rất tài tình, giả ngây ngô cũng hay, trẻ tuổi mà óc như người lớn (nên có Kiếp Sát tam hợp), già mà mà tâm hồn cũng ý nhị như thanh niên, tươi tắn (nên có Đào Hồng hợp chiếu), **a giỡn thiện ác như KHÔNG!!!

Từ hai thân trong một, nên suy ra nghề nghiệp, tiền bạc là nghề cho vay, cầm đồ, bảo hiểm, thế chấp, cho thuê nhà, phim ảnh, vì nói là tiền của mình cũng đúng mà nói tiền của người ta cũng không sai. Đã là thuê thì phải có hạn kỳ, do đó sao Thiên Không mới mang ý nghĩa là đáo hạn (và nhật hạn những ngày này thường có các chuyện đáo hạn như đi hớt tóc, đám giỗ, hạn trả tiền điện, nước ...). Từ đó ta suy thêm được là chuyện cũ tái phát, gặp người xưa, chuyện cũ, họp mặt, việc chờ đợi lâu ngày nay nó đến, ngày rút vốn, ngày đầu tư thêm ...

Vậy sao Thiên Không căn bản không mang ý nghĩa xấu, xấu la do khi gặp Không Kiếp. Bộ sao này làm cho sự đáo hạn xảy ra ngoài ý muốn, muốn cái gì lâu dài thì nó làm cho chóng kết thúc, muốn cái gì nhanh thì nó lại rề rà. Như vậy nó là sự phá ngang, dang dở, sai hẹn, lỡ hẹn, nói ngược, tính toán sai lầm, tin tức thất thiệt, hụt ăn, hụt mánh, mua nhằm đồ giả, đồ dỏm, đồ tái sinh ...

Theo đó, vào hạn Thiên Không là hạn hái quả qua những năm tháng gieo nhân, nên khi vào hạn có tam hợp Thiên Không hoặc ở xung chiếu sẽ là hạn những gì từ việc làm cho đến những gì mình vui thú, nghiên cứu nay sống trở lại, ngay cả những tổ nghiệp của cha mẹ mình làm gì lúc trước sẽ quay lại để mình làm; có thể việc làm này không giống như tiền nhân làm ở quá khứ nhưng cũng tương tự về phương cách, (vì khoa học hiện đại làm biến đổi phương thức và kỹ thuật ứng dụng cùng điều hành). Ví dụ như ngành kiến trúc địa ốc ngày xưa khác với nay vì bây giờ họ vẽ và thiết kế, buôn bán nhà cửa toàn trên mạng cả, kể cả việc xây dựng trang web cũng là thiết kế kiến trúc một loại nhà ảo.

Người ta thường nghĩ nặng chữ KHÔNG trong sao Thiên Không nên sợ đủ thứ, nhưng thật ra trước khi nó là KHÔNG thì phải là cái CÓ trước, có để mà không nên vào hạn Thiên Không là phải có cái có, tức nó thúc đẩy ta có đủ mọi chuyện để mình làm, tạo ngành nghề, thêm mưu sự, thay đổi quan niệm sống, chuyển đổi cư trú, tạo thêm cơ sở, vay mượn thêm, tu bổ, thuê mua thêm máy móc. Tất cả những gì đã lâu không giải quyết được hoặc ta đã quên, hoặc nó nằm im lâu ngày thì vào hạn Thiên Không sẽ xuất lộ, kể cả việc ly hôn, chữa bệnh, trả nợ, vay mượn, lục lại hồ sơ cũ, tìm hoặc gặp người hoặc vật đã bị thất lạc ... tức cái có của cái không cũ xì nó tới.

Ngoài ra còn có nghĩa là Không của cái Có như lưu ngày có Thiên Không là nếu ngày được mời ăn thì bận việc không đến được, hoặc đến trễ, thức ăn không vừa miệng, đang ăn phải bỏ về. Về việc làm là làm cho nhiều nhưng không kết quả, hoặc dang dở hoặc giải quyết không đúng theo ý ...

Như vậy vào hạn Thiên Không, vào tam hợp có Thiên Không là ta nắm chắc một điều là vận hạn công danh, tình cảm, tài lộc, nhà cửa, tai nạn sẽ phát sinh thay đổi nhanh chóng, tiên đoán về kết quả định kỳ về học hành chức vụ, công việc sẽ đúng như dự tính, xong chuyện này là có ngay chuyện khác để làm không cho ngơi nghỉ - nếu không có sao xấu hội họp.

Bằng trái lại, trong 10 năm đại hạn có Thiên Không sự lên xuống, thành bại sẽ đến nhanh chóng một cách lẫn lộn, nó dằn vặt, hành hạ ta đủ điều, và thời hạn sớm muộn sẽ tùy thuộc vào Ba thế Thiên Không mà trước đó từng đề cập đến.

Đối với tiểu hạn có Thiên Không cũng vậy, với điều này qua từng năm một ta phải lưu sao Thiên Không thì mới rõ ràng hơn. Lúc này cái Không của nó mới mạnh, có bao nhiêu cũng hết, đôi khi còn để lại dư âm không tốt về danh và tiền, vay rồi tra? , trả rồi vay, nhưng cái trả lãi xuất cứ dồn đống cho đến phải khai phá sản là vì vậy. Như vậy Thiên Không còn nghĩa là nợ tiếp tục, thuê tiếp tục, tái bảo hiểm, tái đầu tư; việc thành hay bại do các cách gặp gỡ, do nhiều sao tốt hay không, và quan trọng là cung Ách tốt hay xấu. Cung Ách rất quan trọng vì nó cũng đoán định lối thoát, sự giải vây được hay không của đương số.

Nguồn:Sao Thiên Không [Lưu Trữ] - Diễn đàn Văn Hóa Phương Đông
Được cảm ơn bởi: thuythuy1986, Xương Rồng Sa Mạc, HoaSenTuoiSang, huonggiang86
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Các bước luận đoán lá số Tử vi (sưu tầm)

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

(Sao thiên không tiếp theo)

Sách Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư có ghi một câu ở mục Thái Vi phú chú giải: “Không vong định yêu đắc dụng, Thiên Không tối vi khẩn yếu” nghĩa là tác dụng không vong mạnh hơn hết là Thiên Không. Nhưng trong Bí kinh lại ghi mấy câu:

"Giá tiền nhất vị thị Thiên Không
Thân Mệnh nguyên thị bất khả phùng
Nhị chủ Lộc Tồn nhược phùng thủ
Diêm Vương bất phạ, hưu anh hùng"

Nghĩa là: trước Thái Tuế một cung là Thiên Không, Thân với Mệnh không nên gặp nó. Tử Vi Thiên Phủ hay Lộc Tồn mà gặp Thiên Không thì kể như đi vào đất chết.

“Thân Mệnh nhược phùng tứ Không. Phi tăng tất đạo. Tứ không giả: Thiên Không, Triệt Không, Địa Không, Tuần Không” nghĩa là:
Thân với Mệnh không nên hội bốn Không. Bốn Không gồm có: Thiên Không, Triệt Không, Tuần Không và Địa Không, nếu gặp chúng thì chẳng đi tu cũng cô đơn khốn cùng.

Những lời phê trên về tứ Không là võ đoán không đúng và mang tính cách trói voi bỏ rọ. Các sao trong Tử Vi khoa không nông cạn xốc nổi như thế qua những luận về Không Kiếp đã chứng minh rồi. Bây giờ ta đi vào ý nghĩa biến ảo của Thiên Không.

Thiên Không là “mục không nhất thiết” theo lời giải của Vương Đình Chi. “Mục không nhất thiết” nghĩa là không màng chuyện đời hoặc không coi chuyện đời ra gì nhưng khi đảo ngược lại thật tha thiết với chuyện đời để chuyển thành thủ đoạn mưu chước.

Thiên Không có lúc đại lượng vô cùng với tấm lòng mở rộng như hang núi, lại có lúc chặt chẽ chu mật đáng sợ như hai mặt của đồng tiền. Thiên Không cũng mang căn bệnh nặng là ưa thiên về ảo tưởng. Đại lượng, mưu chước hay ảo tưởng tùy thuộc khi nó đi cặp với sao nào.

Khi Thiên Không đứng cùng với Hồng Loan thì tính chất không màng chuyện đời tăng đến mức tuyệt đỉnh, muốn tìm nơi vắng vẻ mà tu ẩn, hoặc một mình sống với nội tâm mình, đóng cửa đọc sách, thích sống cô quạnh hoặc cũng tự đặt mình vào tình cảnh cô quạnh ấy.

Nhưng lúc Thiên Không đứng với Đào Hoa thì khác hẳn, có nhiều suy tính kế mưu. Trường hợp Thiên Không hội hợp cả Đào lẫn Hồng thì sao? Thì cuộc đời sau khi phấn đấu hăng say rồi chán mà qui ẩn hoặc ngay cả đang khi làm việc mà tâm tư vẫn u uất quạnh hiu. Thiên Không đứng với Hồng Đào mang cả Nho lẫn Đạo ở trong người.

Thiên Không gặp Thiên Tướng đắc địa là kẻ có quyền uy trên võ nghiệp với khả năng quân sự hơn người.
Câu phú: “Thiên Không thủ ư Thân Mệnh, chủ nhân tác sự hư không, bất thành chính đạo, thành bại đa đoan, bất tụ tài” nghĩa là: sao Thiên Không đóng tại Mệnh Thân cung con người làm việc khó hiểu, không theo chánh đạo nên thành bại nhiều lần, tiền tài không tụ.

Căn cứ nghĩa của câu phú trên đây thấy rõ bản chất mưu lược kế sách của Thiên Không, vậy thì chất “mục không nhất thiết” phải có hai mặt chính phản, không chỉ phiến diện. Gặp Thiên Tướng thành mưu lược, đứng cùng Đào Hoa thành thủ đoạn.

Thiên Không không ồn ào như Không Kiếp và biết tiến thoái hơn Không Kiếp ở điểm “tác sự hư không bất thành chính đạo”. Người Mệnh có Thiên Không khó hiểu hơn Mệnh Không Kiếp.

Có câu phú thường thấy ở bất cứ sách Tử Vi nào là: “Kiếp Không hạn lâm Sở Vương táng quốc Lục Châu vong” và “Hạng Vũ anh hùng, hạn chí Thiên Không nhi táng quốc”. Hai câu nói về lý do Hạng Vũ thất bại vì hạn gặp Không. Câu trên nói Kiếp Không, câu dưới nói rõ Thiên Không. Vậy thì Kiếp Không có thể là Địa Không chứ không phải Thiên Không. Tuy hai câu khác nhau nhưng khả dĩ kết luận hễ vận hạn gặp Không thì Không nào cũng gây khó khăn cả.

Vài điểm cần chú ý:

a. Thiên Cơ Cự Môn thủ Mệnh hay Thiên Đồng Thiên Lương đóng Mệnh, gặp Hỏa Tinh (Cơ Cự) gặp Thiên Mã (Đồng Lương) không nên có Thiên Không. Thiên Không ở các trường hợp trên thêm chất phù động thiếu thực tế.

b. Mệnh Xương Khúc, Hoa Cái mà gặp Thiên Không thì tính chất ảo tưởng trở thành tư tưởng triết lý

c. Tham Lang đóng Tí gặp Thiên Không số nữ tình duyên rắc rối vì thiếu chuyên nhất. Cự Môn đóng Sửu Hợi gặp Thiên Không lận đận công danh

Sau đây là những câu phú liên quan đến Thiên Không:

- Thiên Không liệt ư Mệnh viên chung thân phong hoa ách
(Mệnh gặp Thiên Không suốt đời vướng tai ách về trai gái. Phải chăng là Thiên Không đứng cùng với Hồng Loan thì vậy?)

- Mệnh Không, hạn Không vô cát tấu công danh tắng đằng
(Mệnh Không lại đến hạn Không mà thiếu hẳn các sao tốt ắt công danh lận đận)

- Thiên Không, Hóa Kị tối Quan cung, nhi phùng Âm Dương phản bối công danh vãn tuế tất thành
(Thiên Không Hóa Kị gây phiền khi vào cung Quan Lộc, nhưng nếu chúng gặp Nhật Nguyệt hãm thì về già lại thành công thành danh. Không Kị ở đây đã làm đảo lộn tình trạng phản bối của Thái Âm, Thái Dương)

- "Thìn Tuất Tướng ngộ Thiên Không
Cát tinh gia hội uy trong quyền ngoài"

- "Việt Đà tiếng nói khoan thai
Đồng Không Hư Nhẫn lắm lời thị phi"

- "Mệnh vô chính diệu tam Không
Nhật Nguyệt giao chiếu dự phần công danh"

- "Sinh lại đoán hãy khắc xung
Hễ là Địa Kiếp Thiên Không chẳng nhiều"

(cung bào huynh thấy Địa Kiếp Thiên Không thì ít anh em)

- "Tứ Không ngộ Mã chẳng bàn
Có chồng còn bỏ theo làng bướm hoa"

(Một trong bốn sao Không xuất hiện ở cung Phối mà gặp Thiên Mã)


Tử vi tinh điển phần 3 Những sao cấp 3 | Lý Học Đông Phương
Được cảm ơn bởi: lycun7294, taducthang, Xương Rồng Sa Mạc, HoaSenTuoiSang, taymonxuytuyet
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
huonggiang86
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 199
Tham gia: 21:40, 16/02/12
Đến từ: Hà Nội

TL: Các bước luận đoán lá số Tử vi (sưu tầm)

Gửi bài gửi bởi huonggiang86 »

Cám ơn chú Tây Đô đã sưu tầm và giúp cho cháu cùng mọi người hiểu thêm nhiều điều thú vị về Tử Vi cũng như các bước để luận giải ạ!:).Và nhân đây sau khi đọc bài viết về Thiên Không cháu có 1 thắc mắc nho nhỏ về sao này trong lá số của cháu,mong đc chú giải đáp lúc chú có thời gian ạ:).Thế này ạ:Cháu có Thiên Không an tại cung Thân của mình(Thân của cháu cư Tài Bạch ạ),Thiên Không của cháu đi cùng Thiếu Dương, có Tứ Đức ở Mệnh,Quan Và Phúc,nó cũng đắc bộ Đào Hồng Hỉ trong tam hợp Mệnh,Thân và Di và như chú nói ở trên đó như là cơ hội và cũng như là cái bẫy"Thiên Không còn có nghĩa là cái hố của Trời, cái bẫy của Thiên, được giăng ra để người nào ham bả vinh hoa lọt xuống để thành chim gãy cánh lưng trời",cháu lại thêm Địa Kiếp đi kèm trong cung này,và như thế cháu tự hỏi có phải mình sẽ bị cảnh Thiên giăng lưới,Địa sa bẫy ko ạ?Cháu thật sự ko biết độ hung cát của các sao này khi tụ họp thế nào nhưng cháu cũng có Thanh Long an tại cung này,1 sao chỉ sự biến thiên vô lường,sự nhạy bén và cũng là loài vật tượng trưng với đôi cánh,sự biến đổi nên cháu đang tự hỏi khi đi với Thiên Không trong tình huống này thì liệu cháu là "Lưng trời gãy cánh" hay "Tung trời vẫy cánh" đây,liệu nó có thể hóa hung thành cát hay lại ngược lại hóa hung thêm hung ko ạ?Kính mong chú trong lúc rỗi rãi nhàn cư giải đáp giúp cháu ạ.(Vì cháu nhận thấy đây cũng là thắc mắc trong phần kiến thức khi các sao hội tụ với nhau nên cháu mới mạo muội viết vào đây,còn nếu như chú thấy đây giống với việc luận giải tử vi thì chú có thể bỏ qua ko giải đáp cũng đc ạ:),xin lỗi chú rất nhiều nếu làm phiền đến thời gian của chú ạ!Kính!)
P/s:Cháu kính chúc bác có 1 buổi tối thật vui trong diễn đàn lý số này ạ!:)
Được cảm ơn bởi: Tây Đô đạo sĩ
Đầu trang

beyond
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 566
Tham gia: 00:05, 02/09/11

TL: Các bước luận đoán lá số Tử vi (sưu tầm)

Gửi bài gửi bởi beyond »

Chau danh dau de theo doi a
Đầu trang

hongdo2804
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 565
Tham gia: 18:01, 17/10/11

TL: Các bước luận đoán lá số Tử vi (sưu tầm)

Gửi bài gửi bởi hongdo2804 »

cháu cũng xin đánh dấu để theo dõi ạ
Đầu trang

Thiên_Phủ
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 74
Tham gia: 11:02, 21/03/12

TL: Các bước luận đoán lá số Tử vi (sưu tầm)

Gửi bài gửi bởi Thiên_Phủ »

Topic này hay quá, cảm ơn bác đã chia sẻ :x
Được cảm ơn bởi: Tây Đô đạo sĩ
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Các bước luận đoán lá số Tử vi (sưu tầm)

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Sao treo sao rung

Lúc trước có nghe nói về vụ treo sao này và được biết nó phát nguồn từ dòng Tử Vi Phúc Tông.

3 điểm quan trọng nhất của Tử Vi dòng Phúc Tông là: Trục, Vòng Tràng Sinh bay, và đỉnh cao nhất, thủ pháp tột đỉnh của Tử Vi Phúc Tông là Treo Sao”.

Vừa rồi qua người quen, được đệ tử “ruột” của Giáo Sư Trần Quốc Vượng xét cho lá số và sau đó có xem qua. Trong lúc xem thì có nói cung Tài đắc Song Lộc, trong khi Tài tại Ngọ mà Hóa Lộc tại Dần, Lộc Tồn tại Hợi nên hỏi lại thì được nói đó là do treo con sao Lộc Tồn nên Tài đắc được Song Lộc.

Chủ mệnh và chủ thân của người tuổi Tuất là Lộc Tồn và Văn Xương. Lấy Chủ mệnh an vào vị trí của sao chủ thân.

Không biết sao treo nó có tác dụng thế nào, ảnh hưởng ra sao, phối hợp vào luận số thế nào, và cái quan trọng nhất là cái nguyên tắc để chọn con sao nào để treo .
“Treo sao là trong toàn bộ lá số tìm ra được nhiều nhất là 3 sao chủ đạo đại diện cho mệnh số của đương sự.
Trong Lá Số có 3 sao quan trọng đại diện cho đương số:
1-Sao Chủ

2-sao huyệt của sao chủ thể, còn gọi là sao rung. Khi hạn chạm tới nó là xảy ra ngay một việc gì đó,

3-sao đắc thất của chủ thể, quyết định được hay mất của hạn đó”

Chỉ có bấy nhiêu “Treo, Rung, Bay” thì có gì đáng ngạc nhiên đâu.

Bạn chỉ cần lấy sao chủ mệnh và chủ thân rồi treo nó vào lá số của bạn thì thành “sao treo” liền chứ gì. Thí dụ như lá số Nhâm Tuất ở trên: Chủ mệnh và chủ thân của người tuổi Tuất là Lộc Tồn và Văn Xương —-> Vậy thì bạn lấy Lộc Tồn an vào sao Văn Xương cố định trong cung tài bạch của lá số này là thành “Sao Treo” liền chứ gì.

Xét thấy dùng sao Chủ Mệnh/Chủ Thân cũng phù hợp với trường hợp trên, nhưng nó không đơn giản vậy chứ???Theo đệ tử của cố GS Vượng nói rằng Lộc Tồn và Hóa Lộc đều CHIẾU vào cung an Thân. Hỏi “Lộc Tồn ở Hợi mà sao chiếu về cung an Thân tại Ngọ được”, thì được trả lời là nó nhị hợp vào Quan. Rồi hỏi tiếp “nếu vậy thì Mệnh, Thê cũng có Lộc Tồn rồi”, rồi thì mới đề cập về vụ sao treo và có giải thích sơ về nó nhưng người nghe tuy cũng có hiểu biết chút chút về Tử Vi mà không hiểu gì luôn và sau đó có nói là nó không chiếu lung tung kiểu vậy được.

Như vậy không biết có liên quan gì đến sau Chủ Mệnh, Chủ Thân không nữa. Nếu chỉ đơn giản dùng sao Chủ Mệnh và Chủ Thân thì đâu có gì lạ và cũng đâu có gì cao siêu, có khó khăn gì đâu mà việc định sao treo lại “phức tạp” và cần phải trải qua sự tích lũy lâu dài.

Cứ theo cách luận của sách Đẩu Số Đàn Vi* mà suy diễn thì mệnh chủ thân chủ cũng có thể coi là hai “sao treo”. Theo sách này mệnh chủ thân chủ đều dựa vào năm sinh, như sinh năm Tí thì Tham là mệnh chủ, Linh là thân chủ. Hễ một trong hai sao này hoặc Lộc Tồn ở vào vị trí Thiên Không (trước Thái Tuế) thì -bất luận mệnh ở đâu- đều hết sức nguy hiểm. Sách ấy có hẳn 4 câu thơ Hán Việt như sau:

Giá tiền nhất vị thị Thiên Không
Thân mệnh nguyên lai bất khả phùng
NHỊ CHỦ** Lộc Tồn nhược trị thử
Diêm Vương bất phạ nễ anh hùng.

*Soạn giả Quán Vân Chủ Nhân Trương Bổn San, hai tập. Tập 1 xuất bản 1928, tập 2 xuất bản 1935.
**Sách Đẩu Số Đàn Vi giải thích rõ ràng rằng “Nhị Chủ” là hai sao Mệnh Chủ và Thân Chủ.

Trong “Tử Vi Tinh Điển” của ông Vũ Tài Lục sưu khảo có nói về 4 câu thơ trên, nguyên văn như sau:
Sách Tử Vi Đẩu Số toàn thư có ghi một câu ở mục Thái Vi phú chú giải: “Không vong định yêu đắc dụng Thiên Không tối vi khẩn yếu” nghĩa là tác dụng không vong mạnh hơn hết là Thiên Không. Nhưng trong Bí kinh lại ghi mấy câu:

“Giá tiền nhất vị thị Thiên Không
Thân Mệnh nguyên thị bất khả phùng
Nhị chủ Lộc Tồn nhược phùng thủ
Diêm Vương bất phạ, hưu anh hùng”

Nghĩa là: Trước Thái Tuế một cung là Thiên Không. Thân với Mệnh không nên gặp nó. Tử Vi, Thiên Phủ hay Lộc Tồn mà gặp Thiên Không thì kể như đi vào đất chết.

câu “Nhị Chủ Lộc Tồn nhược phùng thủ (hoặc trị thử)” theo cách giải của ông Vũ Tài Lục thấy hợp lý hơn vì Tử Vi là chủ tinh của hệ Bắc Đẩu và Thiên Phủ là chủ tinh của hệ Nam Đẩu. Hơn nữa trong câu trên, “Nhị Chủ Lộc Tồn”, nó đi liền với nhau nên càng có ý nói “Tử Vi Thiên Phủ Lộc Tồn …” hơn là “Mệnh chủ Thân chủ Lộc Tồn …”

Sách vở có nói Phủ phùng Không thì không hay, Lộc Tồn là sao Lộc nên gặp Không cũng không tốt … nhưng tại sao Phủ và Lộc Tồn kỵ Không (Thiên Không)??? Không biết có phải vì câu “Không vong định yêu đắc dụng, Thiên Không tối vi khẩn yếu”??? Nếu vậy thì Thiên Không cũng là Không Vong???

Cần ghi rõ là quyển Đẩu Số Đàn Vi ra làm hai lần. Phần đầu năm 1928, phần 2 năm 1935. Là một trong những “bí kíp” cận đại nhưng khá cũ của làng tử vi thế giới.Bốn câu này được tin là bắt nguồn từ Đẩu Số Đàn Vi (trong có ghi chú rõ “nhị chủ” là Mệnh Chủ và Thân Chủ), rồi sau đó tam sao thất bản, tôi đã đọc qua 3 bản khác nhau. Những gì tôi trích là từ ngay Đẩu Số Đàn Vi, còn về quan điểm thì dĩ nhiên mỗi người một ý, cứ việc giữ lấy.

Chữ Hán ngày xưa viết không chấm, không phẩy (giờ thì đã cải cách, thêm chấm, phẩy rồi) nên “Nhị chủ Lộc Tồn” hoặc “Nhị chủ, Lộc Tồn” cái nào đúng chỉ có cách đoán mà thôi.

Còn Tử Vi ngộ Thiên Không tôi chưa thấy sách nào nói là tối kỵ cả. Vả nói thế thì mâu thuẫn với cách “Tử Vi cư Ngọ vô Hình, Kỵ; Giáp Đinh Kỷ vị chí công khanh”, bởi tuổi Đinh Tỵ, Kỷ Tỵ thì Tử Vi cư Ngọ sẽ gặp Thiên Không.

các câu Phú trong Tử Vi nó không có tính tuyệt đối, nếu hội càng nhiều thì càng rõ nét hơn. Ngược lại nếu bị vài cái xấu hội lại thì giảm đi. Cũng như câu phú bác đưa ra “Tử Vi cư Ngọ vô Hình Kỵ, Giáp Đinh Kỷ vị chí công khanh”. Nếu Tử Vi cư Ngọ thì …

- Giáp: đắc Khoa Lộc + Lộc Tồn (Tuớng Ấn ==>> Lưỡng Tướng) + Quyền cư Thân (Phúc)

- Đinh: Tử Vi Lộc Tồn đồng cung (Tướng Ấn ==>> Lưỡng Tướng)

- Kỷ: Tử Vi Lộc Tồn đồng cung (Tướng Ấn ==>> Lưỡng Tướng) + Lộc Quyền

Nếu vậy, theo câu Phú trên, dù Tử Vi có bị Tuần hay không (3 tuổi – Giáp Thân, Đinh Hợi, Kỷ Sửu thì Tử Vi bị Tuần), cũng vẫn “vị chí công khanh”. Cho nên dù Tử Vi hội Thiên Không có xấu hay không, nhưng đắc được mấy cách trên cũng rất đẹp rồi.

Theo nguyên tắc, 3 tuổi Giáp Thân, Đinh Hợi, Kỷ Sửu thì Tử Vi gặp Tuần nên phải luận giảm đi một phần. Còn Tử Vi gặp Thiên Không có giảm tốt hay không thì không rõ …

Cũng như được biết thì Tử Vi miếu vượng mà bị Tuần Triệt thì giảm uy lực, nhưng trong câu Phú thì không đề cập tới. Cũng một thể ấy, nên 2 tuổi Đinh Tỵ / Kỷ Tỵ – Tử Vi gặp Thiên Không có xấu không thì cũng có thể ngoài sự đề cập của câu Phú vì các câu Phú thì đơn giản, ngắn gọn nên có giới hạn của nó khi đề cập đến vấn đề. Cho nên PL không nghĩ rằng, (nếu phải) nó không có mâu thuẫn với câu Phú trên.

** Về cách trên thì thấy tuổi Giáp có phần tốt hơn tuổi Kỷ, Kỷ tốt hơn Đinh. chọn Giáp tốt hơn vì nam giới, nam giới mà tuổi Giáp thì là Dương Nam, vậy để đắc được vòng Thái Tuế (cũng có nghĩa là không bị Thiên Không) và thuận lý Âm Dương. Còn 2 tuổi Đinh Kỷ là tuổi Âm, vậy không đắc được vòng Thái Tuế, lại phạm Thiên Không.

Sao Treo, có nhiều quan niệm về sao Treo khác nhau, nhưng có thể nói nôm na là sao chủ quan một tiêu chí hay một việc xác định nào đó . Sao treo không phải là sao chủ, cũng không phải là sao nòng cột . Nhưng muốn xác định nó, cũng có nhiều phương pháp, một trong các phương pháp hay dùng từ xưa đến nay là dùng cảm ứng nhân định .


Quan niệm về sao treo, theo như tôi được biết thì phổ biến từ thời nhà Trần ở nước ta, nhưng xa hơn nữa, theo những gì Tôi được truyền lại thì ngay Hy Di Trần Đoàn khi giải đoán cũng đã dùng phương pháp sao Treo rồi, và những giải đoán của ông ta, ngày nay còn ghi lại, nhưng không nói ông đã dùng phwuơng pháp luận đoán cụ thể nào, mà chỉ phân tích sơ qua cách cục ứng, thì chính xác đến diệu kỳ, thậm chí chính xác và hiểu sự việc còn rõ hơn cả người trong cuộc .
Lần hồi, qua nghiên cứu, Tôi mới thấy rằng, việc tồn tại sao Treo, chỉ là hệ quả tất yếu – một trong những hệ quả tất yếu – của các quy tắc lập thành lá số và an sao trên địa bàn mà thôi . Thậm chí, đáng tiếc, trong hệ luận này, lại có thể bác lý luận về cái gọi là sao nòng cột .
Thực ra, lý luận về sao nòng cột cũng có thể thấy được sự bất cập của nó một cách trực tiếp, mà không cần đến hệ lý luận cấu trúc lá số . Thật vậy, theo đúng định nghĩa, sao nòng cột là sao có hành cùng với hành của bản mệnh . Chúng ta thấy rằng, Tử vi có 14 chính tinh, hành của chúng phân bố không đều nhau, thêm nữa, theo quan niệm coi Tử vi là đế toà, khi Tử vi ở ngôi miếu địa, không bị xung sát, nếu là nòng cột thì người mạng Thổ mới được hưởng, vậy thì rõ ràng mạng Thổ được ưu tiên tuyệt đối, đã thế lại còn hưởng thêm cả Thiên phủ . Do việc phân bố hành không đều, nên có hành như hành Hoả rất thiệt thòi . Điều này là phi thực tế, cũng là phi lý khi chúng ta biết rằng, trên căn bản nền tảng của Tử vi, không có sự ưu tiên cho bất cứ hành nào .
Thế nhưng, lý thuyết về nòng cột lại được thấy khá đúng trong luận đoán, và đặc biệt là trong vấn đề về sinh giờ Kim sà thì khá đúng đắn . Đây là một lý do thực tế, người ta cứ chấp nhận lý thuyết này mà dẫu có nghi ngờ cũng ít chịu khó đào bới, rồi dần cho nó thành phương pháp, để khi luận đoán là cứ dùng nó để tìm sao và cách cục ứng hợp với tiêu chí, đặc biệt là khi nghiệm lý . Chỉ đến khi, nếu chúng ta dùng thường lý phân tích để tìm cho ra bản chất của biến cố, sau đó mới nghiệm lý thì mới thấy bất cập .

Sao treo, nền tảng lý thuyết của nó bao trùm cả lý thuyết về sao nòng cột, nó có những bổ sung xác đáng, khắc phục được những bất cập của sao nòng cột gây ra . Nhưng tìm sao treo, lại không phải xuất phát từ sao nòng cột, mà phải xuất phát từ những nguyên tắc cấu trúc an sao và cấu trúc của địa bàn lá số .

Trong ví dụ của đại gia lâm nạn này, sao Treo là Phục binh . Thân cư Thê, sao Treo sẽ ngự trên hai cung, một là toạ Thân, hai là ở Thê . Sao Phục binh, vốn là Tiểu nhân . Phù Thịnh chứ không phù Suy, nên có tính a dua, khi mạnh thì theo, khi bại thì phản, nên nó rất nhạy cảm với Vận . Thê lại xung chiếu với Quan, nên Phục binh trực chiếu, là mối lo trong tim gan của sụ nghiệp .

Phục binh tại Thân, hội Đào Riêu cho thấy người này chẳng chung thuỷ chút nào, hay vụng trộm, nếu ở xã hội nam nữ không bình quyền, việc năm thê bảy thiếp là đương nhiên thì Phục Đào Riêu không đáng để bị lên án, nhưng cái khó là Mệnh chủ có Thất sát cương quá, thì khó chịu về sự ăn vụng của mình, nên chỉ muốn trêu ngươi với vợ, tuy là úp úp mở mở, nhưng chỉ là che đậy thiên hạ, chứ với vợ thì ông ta đâu có ngán . Nhưng Phục binh thì vẫn là Phục binh, bởi thế, mãi năm 1994 ông ta mới bỏ DNNN, và vẫn là ĐVCS, nên không thể bồ nhí hoành tráng được, tình trạng vẫn là vụng trộm, và cái vụng trộm mà lại ngông ngênh, nửa ăn vụng, nửa phô trương thì tránh sao khỏi tan vỡ hạnh phúc, và sao Treo này lại cho thấy tình trạng khó xử, tính vụng trộm của số đào hoa này .

Thê cung có Phục binh, lại dính thêm Cô Quả thì vợ đau khổ lắm, đêm trong đèn mắt mở trừng trừng “nhìn” ông chồng hú hý với cái “con mất dạy nào đó” mà đau khổ, thì còn thiết gì nữa, đau quá thì hoá thù, dù là ân nghĩa đi nữa . Thì cái tiểu nhân của Phục binh làm sao bỏ qua mà tha cho ông này, nó như bó rơm khô, chỉ cần mồi lửa nhỏ là bùng cháy dữ dội, vì thế, chỉ đợi khi nhập vận, có điều kiện là bùng cháy, – đó chính là ý nghĩa của sao Treo .
Thê cung người này có Quan Phúc, đã được ông trời mách bảo, đã dính Phục binh, thì ăn vụng là đương nhiên, nhưng phải biết chùi mép, phải thương lấy vợ, phải chịu nhún, nếu phải thiệt thòi thì cũng phải chấp nhận, không thì đến khi to chuyện, vỡ lở, vẫn phải chịu nhún, thua thiệt với vợ, chứ có thoát đâu . Nay thì ôi thôi !vẫn phải nhún với bà ta, mà sự nghiệp cơ đồ cũng vẫn bị thâp phần nguy nan – Phục trực chiếu Quan là vậy đó .

Trong Tử vi, người xưa đưa vào các hệ sao có tính chất cứu giải, nhưng muốn nắm được nó, phải hiểu tường tận lý của an sao và lý của cấu trúc lá số, rằng phải hiểu thế nào là Bản mệnh, tại sao người ta không ghi là Mệnh mà lại phải ghi là Hành của Bản mệnh, rồi Cục nữa, phải hiểu Cục chi phối về cái gì với Mệnh, hành của bản Mệnh chi phối lên chuyển vận của sao hay cách cục thông qua cái gì, phải “bắt” được sao treo, mới thấy hết được những cứu giải, cứu ra sao, cứu vào đâu của Mệnh . Rồi từ đó, mới thấy cái Đạo nó ngấm vào đời sống của chúng ta được chiếu trên Tử vi như thế nào ?.
Đại vận và LN đại vận này, sao Treo của đại gia nọ chính là Liêm trinh, có thế mới dính đến luật pháp, công quyền, và cái đó mới là đáng sợ, chính Phục binh châm ngòi cho Liêm trinh phát nổ . Đáng tiếc, nó lại nằm ngay trong vận, nên cứu giải không thể trông chờ trực tiếp ở vận, mà phải trông vào cái lý hoàn Không ở Mệnh của ông ta . Biết được thì gỡ qua nạn này chẳng khó gì, chỉ ngại nạn sau mà thôi, qua đại vận này, ông ta mới giác ngộ, thật cũng là muộn mằn .

sao treo chính là sao có thể thay đổi cục diện hoặc tương quan lực lượng trong một lá số tử vi, vì trong một lá số ở các cung bao giờ cũng có những thế lực đối kháng với nhau, mạnh thì được, yếu thua, giữa các thế lực này luôn có nhưng sao có thể làm thay đổi tương quan lực lượng, biến lá số thành bài toán mở, đó là sao treo. Cũng giống như đi tìm dụng thần trong tử bình.

Thế nào gọi là “ăn” ? Chính yếu “ăn ” là được hưởng, thí dụ mệnh Mộc có Thái Âm cư Thê tức đuơng số ăn vào thê, được lợi về vợ . Nếu lại là người mạng Hỏa lại bị khổ sở vì Thái Âm hành Thủy . Một lá sô quen biết, mạng Hỏa cung Quan có Thái Duơng lu mờ bởi Tuần Triệt, bên kia có Thái Âm sáng chiếu qua làm anh ta khó chịu thêm thôi (tự ái đàn ông mà) . Người ngoài cho rằng Âm sáng thì vợ giỏi khôn ngoan hiền thục : đúng vậy, nhưng xét về mặt “ăn” thì không vui chút nào, có vẽ hưởng bề ngoài nhưng bề trong khổ sở ! Điều này được các tiền bối trong miền Nam phẩm bình trong các bài xa xưa !

Còn 1 nghĩa của chữ Ăn, đó là kiếm cho được một sao hay cách bộ nào đó làm nồng cốt cho mình lỡ khi trong tam hợp mệnh không có những sao cùng hành hay trợ sinh cho mệnh . Đó là lí thuyết định sao ăn vào, tức ứng vào mệnh . Dĩ nhiên các cụ VN biết thừa sao bản mệnh nằm trấn ngay cung mạng sẽ làm chủ nhân của người đó, không thể chối cãi được nhưng có làm lợi cho người đó hay không thì phải xét về ngũ hành . Người Hỏa gặp Cự Môn rất lao đao, khó lòng phú quí, có khi khổ sở ! Đâu khác gì Mộc mạng cư Dần Mão trúng Thiên Hình, trước khi làm thẩm phán luật sư e rằng cũng bị tai bay vạ gió hỏi thăm mình rồi.

Vì vậy đừng ngạc nhiên khi thấy một số cụ ngày trước (trong đó có Thiên Luơng) cho rằng khi tam hợp mệnh không có sao chánh cùng hành / trợ sinh với mệnh thì cho là VCD . Chúng ta phải hiểu rằng các cụ đó có ý phê lá số kém, không so được với tiêu chuẫn đề ra là kiếm cho được sao đồng hành ! Dĩ nhiên kiếm được sao đồng hành nhưng lại là hãm và lại là sát tinh thì cụ cũng biết đó là sự oan nghiệt áp đặt cho đuơng số, là những gì độc hại vô bờ bến !

Nguồn:Sao treo sao rung | Kakalotta’s Weblog
Được cảm ơn bởi: taymonxuytuyet
Đầu trang

taymonxuytuyet
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 62
Tham gia: 07:03, 21/03/12

TL: Các bước luận đoán lá số Tử vi (sưu tầm)

Gửi bài gửi bởi taymonxuytuyet »

Thưa bác Tây Đô cháu đang tự học về tử vi và được biết rằng tử vi xuất phát từ thiên văn và nhân sinh quan, cháu có 1 vài điều thắc mắc muốn hỏi bác vì cháu thấy bác kiến thức uyên thâm và rất uy tín. Vậy cháu mong bác giải đáp phần nào cho cháu với .Cháu thắc mắc là :
- Những sao nào là thực (có trong thiên văn) trong tất cả các sao tử vi.
- Những sao nào là được hư cấu và nó dựa vào cái gì để tạo ra.
- Vào thời Trần Đoàn lịch pháp thời ấy như thế nào có giống như bây giờ không ạ? (vì bây giờ có thêm tháng nhuận cháu nghĩ không ổn thỏa lắm, đây có lẽ là cái sai của tử vi bây giờ)
- Có thực là đã đầy đủ hay thừa thiếu sao nào trong tử vi hay không? cháu được biết là tử vi có thể đúng tới 75% nhưng cháu nghĩ nếu như là có số phận thực sự thì điều gọi là "đức năng thắng số" cũng nằm trong số phận của họ rồi chỉ là vì tử vi chưa an đủ sao hay thừa sao nên làm cho việc luận giải sai mất.
Đây là những câu hỏi lớn mà cháu suy nghĩ mãi, cháu biết đây cũng chính là những câu hỏi lớn của tử vi nếu trả lời được hết thì tử vi chính xác hơn rất nhiều.
Cháu cảm ơn bác.
Trân trọng.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Các bước luận đoán lá số Tử vi (sưu tầm)

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »


Tử vi đẩu số phú giải - 1


Tác giả: Thái – Vân – Trình
Nguồn: Đất - Việt Xuất bản

2. TỬ VI CƯ DẬU TOÀN VÔ UY LỰC GHI CÔNG Cung Mệnh an tại Dậu có Tử Vi toạ thủ là người hèn yếu không có uy lực.

3. TỬ VI CƯ MÃO DẬU KIẾP KHÔNG TỨ SÁT, ĐA VỊ THOÁT TỤC CHI Cung Mệnh an tại Mão, Dậu, có Tử Vi toạ thủ gặp Địa Không, Địa Kiếp, hay Kình, Đà, Hoả, Linh, hội hợp tất là người tu hành, di tu thời đạt tiến, nếu không cũng là người nhìn đời với đôi mắt yếm thế.

4. CUNG THAO ĐẾ ẤN ĐOẠT TRƯỞNG TRANH QUYỀN Cung Mệnh hay cung Huynh Đệ an tại Ngọ có Tử Vi toạ thủ Ấn đồng cung thời là con thứ nhưng sau cũng là trưởng.

5. TỬ VI CƯ NGỌ VÔ HÌNH KỴ GIÁP ĐINH KỶ VỊ CHÍ CÔNG KHANH Cung Mệnh an tại Ngọ, có Tử Vi toạ thủ nên rất tốt đẹp nhất là tuổi Giáp, Đinh, Kỷ, thì được hưởng cả phú lẫn quy, nếu bị thiên Hinh, Hoá Kỵ, hay Kinh Dương, Đà Là xâm phạm, chỉ bình thường.

6. TỬ VI CƯ TÝ NGỌ KHOA QUYỀN LỘC CHIẾU TỐI VI KỶ Cung Mệnh an tại Tý, Ngọ có Tử Vi toạ thủ gặp Khoa Quyền, Lộc, hội chiếu, người có cách này tất được hưởng phú quí song toàn.

7. ĐẾ TOẠ LY CUNG TAM KỲ HÌNH ẤN KHÔI XƯƠNG HỒNG BẬT, MỸ MẠO TÀI HÙNG, HẠN HỮU CỰ SÁT ĐÀ LINH: CHU DU CAM HẬN MỆNH VONG Chu du cung Mệnh an tại Ngọ, có Tử vi toạ thủ gặp Khoa, Quyền, Lộc, Hinh, Ấn, Khôi, Xương, Hồng, Bệt hội hợp là người dung mạo đẹp đẽ lại tài trí và anh hùng, hạn gặp cự, Sái, Đà, Linh, đành ôm hận mà cheat.

8. ĐẾ TINH TẠI THUỶ NAN GIẢI TAI ƯƠNG HẠN HỮU SÁT TINH LA VÕNG HÌNH LAO KHÔN VI THOÁT, MỆNH NÃI DƯƠNG ĐÀ GIA KIẾP VI THÀNH THỌ GIẢM. Cung Mệnh an tại Tý, có Tử vi toạ thủ, sự cứu giải tại ương không hiệu lực, hạn tới cung Thìn, Tuấn gặp nhiều Sát Tinh tất không tránh khỏi quan tung, hình ngục, nếu lại thêm Kinh Dương, Đà La, Địa Kiếp, hội hợp ở Mệnh cung phải quyết toán là không chết non thì nghèo hèn.

9. ĐỀ TOẠ LY CUNG KỴ PHÙNG HAO SÁT, HẠNH NGÔ KHÔI KHOA HỮU TÀI PHỤ CHÍNH Cung Mệnh an tại Ngọ, có Tử vi toạ thủ, gặp Thiên Khôi, Hoá Khoa, hội hợp tất có tài kinh bang tế thế, phò tá vị nguyên thủ, nhưng rất kỵ gặp Đại Tiểu Hao, Kinh Đà, Khòng, Kiếp, hay Kiếp Sát hội hợp thời vô vị.

10. TỬ VI NAM HỢI, NỮ ĐẦM CUNG, NHÂM GIÁP SINH NHÂN PHÚ QUI ĐỒNG Đàn ông tuổi Nhâm, Giáp cung Mệnh an tại Hợi có Tử Vi toạ thủ nên được hưởng giàu sang trọn đời, đàn bà tuổi Nhâm, Giáp cung Mệnh an tại Dần có Tử vi toạ chủ cũng được hưởng như trên, ngược lại nam ở Dần nữ ở Hợi thì bình thường.

11. TỬ VI DẦN NGỌ THÂN CUNG, NỮ MỆNH CHỦ VƯỢNG PHU ÍCH TỬ Cung mệnh an tại Dần, Ngọ, Thân, số đàn bà là người danh giá làm lợi cho chồng cho con.

12. NỮ MỆNH TỬ VI CƯ TÝ DẬU TỴ HỢI GIA TỨ SÁT MỸ NGỌC HÀ ĐIỂM, NHẬT HẬU BẤT MỸ. Cung Mệnh an tại Tý, Dậu, Tỵ, Hợi gặp kinh, Đà, Không, Kiếp, xâm phạm vi như ngọc có vết tất không được hoàn toàn tốt đẹp nên hậu vận vất vả.

13. TỬ VI ĐÁO THỦ NHÀN CUNG, HỰU VỌNG KHÔ MIÊU KHẢ CỨU Cung mệnh an tại Tỵ, Hợi, có tử vi toạ thủ nên kém tốt đẹp nhưng nếu gặp đa Trung Tinh sáng sủa quần tụ thời như cái nấm khó, có thể cứu được.

14. NGÔI TỬ VI ĐÓNG VÀO CHỐN HÃM QUYỀN CỨU THA THIỂU GIẢM VÔ UY. Sao Tử Vi cư hãm địa thì sự giải không được mạnh mẽ.

15. MỆNH VIÊN BẰNG NGỘ TỬ VI ĐẦU PHÙNG NHƯỢC ĐỊA HẠN SUY CHẲNG SỜN Cung Mệnh Thân có Tử Vi toạ thủ, nếu gặp hạn suy thì cũng không đáng lo ngại.

16. VẬN SUY HẠN SUY, HỶ TỬ VI GHI GIẢI HUNG ÁC Vận hạn suy mà gặp được Tử Vi thì đáng mừng vì giải được hung nguy.

17. TỬ VI DỮ CHƯ SÁT ĐỒNG CUNG, CHỮ CÁT HỘI CHIẾU, QUÂN TỬ TẠI DÃ, TIỂU NHÂN TẠI VỊ CHỦ NHÂN GIAN TRÁ, CÁCH THIỆN Cung Mệnh có Tử Vi và Sát Tinh toạ thủ gặp Cát Tinh hội chiếu là người ca lánh việc thiện, gian mạnh xáo trá thời có địa vị, nếu ngay thẳng tất nghèo khổ cô đơn.

18. TỬ LẠC NHÀN CUNG GIA KHÚC, XƯƠNG, ĐA NGÔN GIẢO HOẠT Cung Mệnh Thân có Tử Vi, Hãm Địa toạ thủ gặp Vân Xương, Vân Khúc là người đàn bà miệng lưỡi chua ngoa.

19. TỬ VI XƯƠNG KHÚC PHÚ QUÝ KHẢ KỲ: Cung Mệnh có Tử Vi toạ thủ gặp Xăn Xương, Vân Khúc hội hợp nên được hưởng giàu sang hơn người.

20. TƯ VI PHỤ BẬT ĐÔNG CUNG NHẤT HÔ BÁCH NẶC Cung Mệnh có Tử Vi, Tả Pha, Hửu Bật toạ thủ đồng cung là người giàu sang uy quyền hiển hách, gọi một tiếng trăm người dạ.

21. TỬ VI TƯ CẦN TAM HOÁ NHƯỢC PHÙNG TỨ SÁT PHONG BÃI HÀ HOA. Cung Mệnh có Tử Vi toạ thủ rất can gặp Khoa, Quyền, Lộc để thêm phần tốt đẹp nếu gặp Kinh, Đà, Không Kiếp hội hợp lại thành xấu xa như cánh hoa bị mưa vùi gió đập.

22. TỬ VI QUYỀN LỘC NGỘ ĐƯƠNG ĐÀ TUY MỸ CÁT NHI VÔ ĐẠO VI NHÂM TÂM THUẬT BẤT CHÍNH Cung Mệnh có Tử Vi toạ thủ gặp Quyền, Lộc hội hợp là Kinh, Đà xâm phạm người có cách này vẫn được hưởng giàu sang nhưng tâm địa bất chính, vô đạo.

23. TỬ LỘC ĐỒNG CUNG PHỤ BẬT CHIẾU, QUÍ BẤT KHẢ NGÔN Cung Mệnh có Tử Vi, Hoà Lộc toạ thủ đồng cung, gặp Tả Phù, Hữu Bật hội hợp, người có cách này rất quý hiển ít ai bi kịp.

24. TỬ LỘC ĐỒNG CUNG, NHẬT NGUYỆT CHIẾU, QUÝ BẤT KHẢ NGÔN: Cung Mệnh an tại Ngọ, có Tử Vi, Hoá Lộc toạ thủ đồng cung, tất cung Tử tức tại Mão có Thái Dương, được cách “Nhật Xuất Phù Tang” cung Nô Bộc có Thái Âm, được cách “Nguyệt Lãng Thiên Môn” nên giàu sang vinh hiển, con cháu nay đàn, kẻ hầu hạ đông đảo.

25. ĐẾ TOẠ MỆNH KHỔ, TIỀU HẬU CÁT TINH, TẮC VIẾT KIM DƯ PHÙ GIÁ Cung Mệnh có Tử Vi toạ thủ Miếu Vượng giáp Tả, Hữu, Thiếu Âm, Thiếu Dương ví như xe vàng rước Vua có tàn lọng che, lại có tiền hô hậu ủng, nên rất quý hiển, người gặp cách này, tất có danh chức quyền quý.

26. TỬ VI VÔ PHỤ BẬT ĐỒNG HÀNH, VI CỐ QUÂN, MỸ TRUNG BẤT TÚC: Cung Mệnh có Tử Vi, Đắc Địa không hội được Tả Phú, Hữu Bật hoặc giáp hoặc chiếu ví như ông Vua cô đơn, không kẻ hầu người hạ nên chẳng làm được việc gì.

27. TỬ VI MẠC PHÙNG KIẾP KHÔNG, HỒNG ĐÀO NHẬP MỆNH GIẢM THỌ Cung Mệnh có Tử Vi toạ thủ gặp Không, Kiếp, Hồng, Đào hội hợp tuổi thọ bị triết giảm.

28. TỬ VI PHỤ BẬT ĐỒNG CUNG NHẤT HÔ BÁCH NẶC CƯ THƯỢNG PHẨM Cung Mệnh có Tử Vi toạ thủ, Phu Bật đồng cung thì làm đến thượng phẩm, một tiếng gọi trăm người dạ nếu cung Tài Bạch hay Quan Lộc có cách này cũng được phú quí.

29. TỬ PHỦ NHẬT NGUYỆT CƯ VƯỢNG ĐỊA ĐOÁN ĐỊNH CÔNG HẦU KHÍ (Như câu 24)

30. VẬT KHAI Ư DẦN, VỤ THÀNH Ư THÂN, TỬ PHỦ ĐỒNG CUNG VI ĐẮC ĐỊA: Vật bắt đầu ở Dần, thành việc ở Than, Tử Vi, Thiên Phủ đồng cung ở Dần, Thân là được việc nên tốt lắm.

31. TỬ PHỦ ĐỒNG CUNG VÔ SÁT GIÁP NHÂN HƯỞNG PHÚC CHUNG THÂN Cung Mệnh an tại DẦn, Thân không Sát Tinh tuổi Giáp có cách này được hưởng phúc trọn đời.

32. TỬ VI THIÊN PHÚ TOÀN Y PHỤ BẬT GHI CÔNG Cung Mệnh có Tử Vi hay Thiên Phú toạ thủ hoặc cả hai đồng cung gặp Tả Phú, Hữu Bật hội hợp, thời cả hai phú quí.

33. TỬ PHÚ ĐỒNG CUNG TỐI VI PHÚC HẬU THIẾT HIỀM NỘI TRỞ TRIỆT TUẦN Cung Mệnh an tại Dần, Thân có Tử Vi, Thiên Phủ toạ thủ đồng cung là người rất phú chậu, nếu gặp Tuần Triệt thì lại giảm đi nhiều.

34. CẤN CANH TỬ PHỦ VI PHẬT NHI Cung Mệnh an tại Dần có Tử Vi, Thân có Tử Vi, Thiên Phủ toạ thủ đồng cung thời dáng người to béo như con của Phật.

35. TỬ PHỦ KÌNH DƯƠNG TẠI CƯ THƯƠNG Cung Mệnh có Tử VI hay Thiên Phủ toạ thủ gặp Kình Dương đồng cung là người buôn bán lớn và giàu có hoặc cung Thiên DI có Vũ Khúc toạ thú cũng được giàu sang nhờ kinh doanh.

36. XUẤT PHÁT NHẬP DUY CÁI HÃN TỬ PHỦ ĐỒNG VỊ Cung mệnh an tại Tứ Duy Dần, Thân, Tỵ, Hợi có Tứ, Phủ hội hợp rất tốt đẹp.

37. TỬ PHỦ BẤT KHẢ CƯ HÂM ĐỊA: Sao Tư Phủ không nên cư ở cung Tật Ách hay Nô Bốc.

38. TỬ PHỦ TẠI VIÊN GIA CÁT DIỆU HẦU BÁ CHI TÀI LẠC NHÀN CUNG HÀO GIA CHI TRƯỞNG Cung Mệnh có Tử Vi, Thiên Phủ,, Đắc Địa toạ thủ gặp Cát Tinh hội hợp tất làm tới hầu bá nếu ở nhàn cung Hợi, Tý cũng là hào trưởng trong làng.

39. TỬ PHỦ GIÁP MỆNH VI QUÍ CÁCH Cung Mệnh an tại Dần, Thân, có Thiên Cơ, Thái Âm toạ thủ, nên rất quý không giàu sang cũng vinh hiển.

40. TỬ PHỦ TRIỀU VIỄN THỰC LỘC VẠN CHUNG Cung Mệnh sáng sủa tốt đẹp có Tử Vi, Thiên Phủ hội chiếu là người cả đời giàu sang sung túc nơ cơm ấm áo.

41. TỬ PHỦ TRIỀU VIÊN HOẠT LỘC PHÙNG, CHUNG THÂN PHÚC HẬU CHÍ TAM CÔNG Cung Mệnh an tại “Ngọ có Tử Vi toạ thủ hoặc an tại Tuất có Thiên Phủ toạ thủ gặp Hoả Lộc đồng cung thì cả đời được hưởng giàu sang vinh hiển và làm đến tam công.

42. TỬ PHỦ ĐỒNG CUNG CƯ MIẾU ĐỊA, TẤT ĐỊNH XUẤT GIAI CÔNG KHANH KHÍ Cung Mệnh an tại DẦn, Thân có Tử Vi, Thiên Phủ toạ thủ đồng cung người có cách này được địa phú, đại quí vào bực công khanh.

43. TỬ PHỦ ĐỒNG CUNG VÔ SÁT TẤU, GIÁP NHÂN HƯỞNG PHÚC CHUNG THÂN Cung Mệnh an tại Dần, Thân có Tử Phủ toạ thủ đồng cung, không gặp Ác Sát Tinh, tất được hưởng phúc, người tuổi Canh là thou cách chỉ bình thường.

44. TỬ PHỦ ĐỒNG CUNG, TUẦN KHÔNG XÂM NHẬP, ĐẾ VÔ QUYỀN SỞ NAM GIẢI HUNG TINH HẠN NGỘ Cung Mệnh an tại Dần , Thân có Tử Vi, Thiên Phủ toạ thủ đồng cung gặp Tuần, Triệt án ngữ ví như vua không quyền mất heat oai lực hạn gặp hung tinh xâm phạm tất không giải cứu được hung nguy.

45. LƯU HUYỀN ĐỨC ĐẠT THỪA HÁN NGHIỆP, THI Ư TỬ PHỦ KHOA QUYỀN HÌNH, ẤN, HỒNG, KHÔI MỆNH THÂN Lưu Bị kế nghiệp nhà Hán chia thiên hạ hùng cứ một phương nhờ Mệnh Thân có Tử, Phủ, Khoa, Quyền, Hình, Ấn, Hồng, Khôi họi hợp. Tử Vi Đẩu Số Phú Giải 46. TỬ PHÒNG THAO LƯỢC ĐA MƯU, GIAI ĐO TỬ PHỦ PHÙNG QUYỀN KỴ. Trương Lương là mưu sĩ của Hán Cao Tổ có tài thao lược, mưu cơ giúp Lưu Bang lập nên đế Nghiệp, vì cung Mệnh an tại Dần có Tử Vi, Thiên Phủ toạ thủ đồng cung gặp Quyền, Kỵ hội hợp, Người có cách nrất quyền biến, túc trí đa mưu, tất nhiên sẽ làm nên hiển hách.

47. DẦN MỘC, PHỦ VI HỮU HỘI TAM KỲ, KÌNH, BỆT, CƯ LAI THIÊN MỆNH XUẤT VÕ DO VĂN, QUYỀN HÀNH CƯ PHỤC CHÚNG NHÂN, MẠC PHÙNG KHÔNG KIẾP HƯ VÔ. Cung mệnh an tại Dần, có Tử Vi toạ thủ, Thiên Phủ đồng cung gặp Khoa, Quyền, Lộc, Kinh Dương, Hữu Bật hội hợp Mệnh Thân là số văn tài nhưng gặp thời loạn phải tham dự việc quân cơ, quyền hành quý phục muôn người, tựa như hoàn cảnh Khổng Minh, nhưng gặp không Kiếp bị hỏng, chỉ nên đi tu viết sách là hợp.

48. CHU THÁI HẬU HIẾU HẠNH SẮC TÀI DO HỮU TỬ PHỦ KHOA QUYỀN HÌNH SÁT Bà Chu – Thái – Hậu cung mệnh có Tử, Phủ, Khoa, Quyền, Hình, Sát hội hợp là người hiếu để tiết hạnh đàn bà có cách này rất tốt.

49. TỬ VI VŨ KHÚC, SÁT DIỆU PHÙNG, NHẤT SINH TĂNG LẠI SÍNH ANH HÙNG Cung Mệnh có Tử hay Vũ toạ thủ gặp Sát Tinh hội hợp là thầy tu hay quan lại nhỏ nhưng lại thích làm anh hùng.

50. ĐẾ TOẠ LÀ VÕNG HOÀN VI PHI NGHĨEA CHI NHÂN Cung Mệnh an tại Thìn, Tuất có Tử Vi toạ thủ là người thủ đoạn hay làm những việc phi nghĩa.

51. TỬ VI THÌ, TUẤT NGỘ PHÁ QUÂN LƯƠNG THƯƠNG QUÂN TỬ Cung Mệnh an tại Thìn, Tuất có Tử Vi toạ thủ gặp Phá Quân xung chiến là hang quân tử bất lương.

52. TỬ VI THIÊN TƯỚNG THÂN PHÙNG PHÁ NGỘ VƯỢNG KÌNH ĐA MƯU YẾM, TRÁ Cung Mệnh có Tử Vi, Thiên Tướng toạ thủ đồng cung cung thân có Phá toạ gặp Vượng, Kinh hội hợp là người đa mưu và xảo quyệt.

53. TỬ PHÁ MỘ CUNG, BẤT TRUNG BẤT HIẾU Cung mệnh an tại Tư Mộ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) có Tử hay Phá toạ thủ là người bất trung bất hiếu.

54. TỬ PHÁ MỆNH LÂM Ư THÌN, TUẤT, SỬU, MÙI TẠI GIA CÁT HIỆU PHÚ QUÍ THÂM KỲ. Cung mệnh an tại Thìn, sửu, Mùi có Tử hay Phá toạ thủ gặp nhiều Cát Tinh hội hợp nên được hưởng phú quí, uy quyền hiển hách, danh tiếng lừng lẫy.

55. TỬ VI PHÁ QUÂN VÔ TẢ, HỮU VÔ CÁT HIỆU HUNG ÁC HỒN LẠI GHI ĐỒ: Cung Mệnh an tại Sửu, Mùi có Tử, Phá toạ thủ đồng cung nêu không gặp Tả, Hữu và nhiều cát tinh hội hợp tức là hàng quân chức nhỏ hung ác, ngu muội tham nhũng, qui hầu đạt được mục đích riêng tư.

56. TỬ PHÁ THÌN, TUẤT QUÂN THẦN BẤT NGHĨA Cung Mệnh an tại Thìn, Tuất có Tử Vi, Thiên Tướng toạ thủ đồng cung có Phá Quân xung chiếu, hay có Phá Quân toạ thủ, Tử Tướng xung chiếu là bầy tôi phản Vua làm loạn trào đình như An – LỘc – Sơn.

57. TỬ PHÁ, THAM LANG NAM NỮ TÀ DÂM CHÍ DÂM Cung Mệnh có Tử Vị, Phá Quân Tham Lang hội hợp là người dầm data nếu không goá sớm cũng lận đận về đường phu thê nếu gặp đa quý tinh vẫn phát đạt sang giàu và lúc về già khi đã hán cảnh tình duyền thì lại thích đạo lý.

58. TỬ PHÁ MỘ CUNG VÔ ƯU HOẠ ÁCH, VẬN LAI PHỤ, BẬT THỔ CUNG NGUYỆN VỌNG ĐẮC NHƯ CẦU THÂN KIÊM HỒNG LỘC, HOÁ KHOA KHÁNH HỘI LONG VÂN Cung Mệnh an tại Thìn, Tuấn có Tử Vi, Thiên Tướng toạ thủ đồng cung Phá cung chiếu hay phá toạ thủ Tử, Phá toạ thủ đồng cung Tướng cung chiếu thì chẳng lo gì tai hoạ xảy đến: cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi gặp Tá Phú, Hữu Bật công danh được toại ý nếu Thân được Hồng Loan, Hoá Lộc, Hoá Khoa hội hợp tất như rồng gặp mây hội làm nên hiển hách, danh tiếng lừng lẫy.

59. TUẤN ĐỊA HẠ HÀNH TỪ TƯỚNG, TÂN ẤT ÂM NAM THẾ VINH PHÚ HOẠNH GIÁP CANH DƯƠNG NỮ THƯƠNG PHU KHẮC TỬ HOÀNH ĐẠT TỰ THÂN Cung Mệnh an tại Tuất có Tử Vi thiên Tướng toạ thủ đồng cung. Người tuổi Tân, tuổi Ất, Am Nam rất đượcc hưởng giàu sang, vợ con vinh hiển hơn người, tuổi Giáp, tuổi Canh, Dương Nữ thì lại hai chồng, khắc con tự mình lập thân chớ không được nhờ chồng, nhờ con.

60. ĐẾ TOẠ THIÊN LA, THÂN CƯ TRIỆT XỨ, Ư GIÁP KỶ NHÂN, CHUNG NIÊN NAN TOẠI CHÍ, ĐA TRÁI THÊ NHI Cung Mệnh tại Thìn có Tử Vi toạ thủ Thiên Tước đồng cung Thân bí Triệt án ngữ, người tuổi Giáp, tuổi Kỷ suốt đời không được toại chí công danh vợ con đều lận đận.

61. TỬ VI THÌN, TUẤT NGỘ PHÁ QUÂN PHÚ NHI BẤT QUÝ HỮU HƯ DANH Cung Mệnh an tại Thìn, Tuất có Tử Vi toạ thủ Thiên Tướng đồng cung Phá Quân xung chiếu tất chỉ có phú mà không có quí hoặc có quí mà không phá và cái danh đó không được bean.

62. TỬ SÁT ĐỒNG LÂM TỴ, HỢI, NHẤT TRIỀU PHÚ QUÍ SONG TOÀN. Cung mệnh an tại Tỵ, Hợi có Tử Vi, Thất Sát toạ thủ đồng cung nên được hưởng phú quí song toàn.

63. TỬ VI THẤT SÁT GIA KHÔNG VONG, HƯ DANH THỤ ẤM Cung Mệnh an tại Tỵ, Hợi có Tử Vi, Thất Sát toạ thủ đồng cung gặp Tuần, Triệt án ngữ nên suốt đời vất vả phải nhờ cha mẹ mới có chút hư danh bề ngoài.

64. TỬ VI THẤT SÁT, HOÁ QUYỀN PHẢN TÁC TRINH TƯỜNG Cung Mệnh an tại Tỵ, Hợi có Tử Vi, Sát, Quyền toạ thủ đồng cung nên rất rực rỡ, người có cách này rất quý hiển, lại thêm uy danh lừng lẫy nhưng phải biết xoay chiều và quyền biến mới thành công.

65. HỢI CUNG TỬ SÁT GIA KIÊM HÌNH ẤN KHÔI KHOA LẠI NHẬP QUAN CUNG, CƯ VĂN HOÁN VŨ XUẤT SỨ KỲ CÔNG, ĐA ĐẠT DUY HÃM TRIỆT CƯ, PHẾ CÁCH Cung Mệnh an tại Hợi có Tử Vi, Thất Sát toạ thủ đồng cung, cung Quan Lộc có thiên Hình, quốc Ấn, Thiên Khôi, Hoá Khoa hội hợp tất đang làm văn lại kiêm ra võ đạt được nhiều kỳ công hiển hách nếu gặp Triệt lại là phế cách cầm quân xuất trận tất thua chỉ nên làm cố vấn, giáo sư thì lợi.

66. TỬ SÁT TỐN CUNG, ĐỀ HUỀ BÃO KIẾM HOẠ TUYỆT NHẬP XÂM ĐA SÁT CHI NHÂN, HẠNH HỘI HỒNG KHOA, ẤN, MÃ, BẬT, SINH, DỊ LẬP CHIẾN CÔNG VI ĐẠI TƯỚNG Cung Mệnh an tại Tỵ, có Tử Vi, Thất Sát toạ thủ đồng cung ví như Vua có kiếm đeo, gươm dắt gặp Hỏa Tuyệt là người đa sắt nhưng nếu thêm HỒng, Khoa, Ấn, Mã, Bật, Sinh tất là hàng Đại tướng lập được nhiều chiến công kỳ lạ, phi thường nếu bị Tuần, Triệt án ngữ chỉ là hạng đồ tể hay đao phủ.

67. TỬ, THAM, KHÔI, VIỆT PHƯƠNG ĐOÀI LONG THẦN KỲ ĐÃO AI AI CÙNG ĐƯỜNG Cung Mệnh an tại Dậu có Tử Vi, Tham Lang ngộ Thiên Khôi nếu đi tu thời tốt được nhiều người đến cúng.

68. TỬ THAM TÃ HỮU NGỘ TRUNG, CÓ NGƯỜI CON CÁI TRỐN CHỒNG RA ĐI Cung Mệnh an tại Mão, Dậu có Tử, Tham toạ thủ gặp Tả, Hữu hội hợp đàn bà có cách này tất có ngày trốn chồng bỏ con.

69. TỬ THAM ĐỒNG CUNG, CƯ ĐOÀI CHẤN BẤT TRUNG BẤT NGHĨA CẬN GIAN NHÂN Cung Mệnh an tại Mão, Ậu, có Tử Vi, Tham Lang toạ thủ đồng cung là người bất trung bất nghĩa, chỉ gần những phường gian ác, đàn bà có cách này suốt đời lưu laic phong trần.

70. THAM TỬ THUỶ CUNG GIÁP HIỀN TỨ SÁT BẦN KHỔ CHUNG THÂN Cung Mệnh an tại Hợi, Tý, có Tham Lang hay Tử Vi toạ thủ gặp Kinh, Đàm Không, Kiếp nên rất xấu xa mờ ám suốt đời nghèo khổ.

71. TỬ VI VŨ KHÚC, PHÁ QUÂN HỘI DƯƠNG ĐÀ KHI CÔNG DANH CHỈ NGHỊ KINH THƯƠNG Cung Mệnh có Tử Vi, vũ Khúc hay Phá quân toạ thu gặp Kinh, Đà hội hợp là người không màng đến công danh mà lại thích, buôn bán, người có cách này nếu bon chen trên đường hoạn lộ tất gặp nhiều sự phiền lòng còn kinh doanh thong nghiệp thời thành đạt.

72. TỬ, PHỦ, VŨ TƯỚNG, TẢ, HỮU, LONG, PHƯỢNG, KHOA, QUYỀN, LỘC, ĂN, QUÂN THẦN KHÁNH HỘI GHI CÁCH; GIA ĐÌNH KIẾP LOẠN THẾ NAN THÀNH ĐẠI SỰ Cung Mệnh có Tử Vi toạ thủ gặp Thiên Phủ, Vũ Khúc, Thiên Tướng, Tả, Hữu, Long Phượng, Khoa, Quyền, Lộc, Ấn hội hợp nên rất rực rỡ như Vua tôi khánh hội ở triều đình người có cách này được hưởng phú quí cực độ, uy danh lừng lẫy tuổi thọ cũng gia tăng nhưng nếu gặp Kinh, Kiếp hội hợp lại không thể tạo được sự nghiệp lớn trong thời hoạn nếu có cũng không bền.

73. HẠN PHÙNG TỬ PHỦ VŨ TƯỚNG HẠNH ĐẮC HỒNG QUYỀN KHƯƠNG CÔNG HỶ NGỘ VĂN VƯƠNG Hạn có Tử, Phủ, Vũ, Tướng hội hợp gặp Hồng Loan, Hóa Quyền khác nào Khương Tử Nha gặp Văn Vượng.

74. MỆNH ĐẮC TỬ PHỦ VŨ TƯỚNG HẠN ĐÁO THIÊN LA TỬ TUYỆT CỰ, ĐỒNG SÁT DIỆU LAI SÂM, NGỘ ĐỊA SA TRÀNG, QUAN HẬU TÁNG MỆNH Cung Mệnh có Tử, Phủ, Vũ, Tướng hội hợp hạn gặp Thiên La, Tử, Tuyệt, Cự, Mòn, Thiên Đông tất phải chết ngoài sa trường như Quan Vân Trường ngộ nạn ở Đông Ngô.

75. TỬ VI THÁI ÂM SÁT DIỆU PHÙNG NHẤT SINH TÀO SỬ SÍNH ANH HÙNG Cung Mệnh an tại Dần, Thân có Vũ Khúc, Thiên Tướng toạ thủ đồng cung, Tử Vi hợp chiếu có Thái Âm toạ phủ là người tài giỏi và anh hùng.

76. NỮ MỆNH TỬ VI THÁI ÂM TINH, TẢO NGỘ HIỀN PHU TÍN KHẢ PHÙNG Đàn bà cung Mệnh có Tử Vi, hay Thái Âm, Miếu, Vượng Đắc Địa toạ thủ tất lấy được chồng hiền. Nếu có Thái Dương hãm địa toạ thủ trái lại muộn chồng con, tơ tình dang dở.

77. TỬ VI CƯ HUYNH ĐỆ DIỆC HỮU TRƯỞNG HUYNH NGỘ HOÁ LỘC VI TRƯỞNG Cung Huynh đệ có Tử vi toạ thủ tất có anh chị trên mình nếu gặp Hoá Lộc lại là con trưởng.

78. BẬT VỊ CƯ TÝ HUYNH HƯƠNG, PHẢN PHU LẮM KẺ HỌ HÀNG CHẲNG KHÔNG Cung Huynh Đệ an tại có Tử Vi, Hữu Bật đồng cung là trong họ hàng chị em có người phản chồng.

79. TỬ PHỦ VŨ KHÚC LÂM TÀI TRẠCH CẢNH KHIÊM QUYỀN LỘC PHU ĐỒ ÔNG Cung Điền, Tài có Tử Vi, Thiên Phủ, Vũ Khúc hội hợp gặp Quyền, Lộc tất giàu có vào hàng phú ông nhưng chỉ có phú không có quí nếu thêm Tả Phú, Hữu Bật Lộc Tồn mới hay

80. TỬ PHÚ VŨ TƯỚNG PHU CUNG, GIA HỢP RIÊU ĐÀO Ư GIÁP MẬU THÂN GIANG HỒ CHI NỮ Cung phu có Tử, Phủ, Vũ, Tướng gặp Riêu, Đào hội hợp đàn bà tuổi Giáp tuổi Mậu là giải giang hồ làm quan tắt một bước lên bà.

81. TỬ PHỦ VŨ TƯỚNG PHU VỊ KIÊM TAM KỲ GIA HỘI LƯỢC THAO CHI NỮ, KỴ TÂN KỶ ƯU NGÔ KÌNH ĐÀ CHUNG THÂN CÔ QUẢ Cung Phu có Tư, Phủ Vũ, Tướng hội hợp gặp Khoa, Quyền, Lộc đàn bà là đảm đang thao lược, giúp chồng làm nên danh giá nhưng lại kỵ người tuổi Tân, Kỷ nếu bị Kình, Đà xâm phạm thời suốt đời oan trái cô đơn.

82. PHÚC TẠI THUỶ CUNG ĐẾ CƯ, KIẾP TÌNH SUY TRIỆT GIA LÂM ÁC NHÂN ĐÃNG TỬ MÃN KIẾP, NAN TOÀN Cung Phúc Đức an tại Tý, có Tử Vi hay Cự Môn toạ thủ gặp Địa kiếp, Kinh Dương, Suy, Triệt hội hợp tất là người hung ác làm dữ lại gặp dữ lúc chết không được toàn thây thi thể bị mổ xe.

83. PHỤC CỰ LY, ĐỂ CÁCH TU PHÙNG, NHƯỢC GIA SÁT DIỆU, BẠI TINH THẦN TUẦN TRIỆT, CHUNG THÂN HỶ BẤT CẬP THỜI HOÁN GIAO TAM HOÁ ĐIỀN VIÊN TÚC HƯỞNG VÔ TÀI Cung Phú Đức an tại Ngọ có Tử Vi toạ thủ gặp Sát Tinh, Bại Tình hay Tuần, Triệt án ngữ tất suốt đời không gặp thời mặc dù có tài. Nhưng nếu gặp một trong Tam Hóa tức Khoa, Quyền, Lộc toạ thủ tại Phúc Đức tất nhiên ảnh hưởng vào cung Thê nên nhờ vợ có tài thao lược mà an nhàn sung sướng.

84.PHÚC THỌ CHẤN CUNG, ĐẾ THAM TƯỚNG PHỦ HẠNH PHÙNG CÁT TÚ, TAM HOÁ GIÁ LÂM, PHÚC TĂNG BẤT TUYỆT HỮU KIẾN TRIỆT TUẦN, TỨ SÁT MÔ TINH, TẤT HỮU ĐAO THƯƠNG CHI ÁCH, DƯƠNG MỘ LẠC DI Cung Phúc Đức an tại Mão có Tử Vi, Tham Lang toạ thủ đồng cung Mệnh có Thiên Phú toạ thủ Thiên Tướng chiếu gặp nhiều Cát TInh và Khoa Quyền, Lộc hội hợp là người được hưởng phúc bean bỉ nhưng nếu gặp Tuần, Triệt, Kinh, Đà, Không, Kiếp hội hợp thì bị tai nạn về đao thong và đương mộ tức mộ đàn ông thất lạc.

85. KHÔNG CUNG PHÚC TOẠ, NHI PHÙNG TỬ PHỦ ĐỒNG LƯỢNG CƠ NGUYỆT TU KIẾN HỔ HÌNH TAM HOÁ PHÙNG THỜI LOẠN THẾ, THANH BÌNH KHÁNH HIỀN NHƯỚC KIẾN KHÔNG TINH SÁT DIỆU PHÙ TRẦM ẢO ẢNH, NHÂN SỰ NHÀN LAI CHI PHÚC HẠNH Cung Phúc Đức an thại Thân có Cơ, Nguyệt toạ thủ Đồng, Lương hội chiến tất giáp Tử giáp Phủ gặp Hổ Hình, Khoa, Quyền, Lộc tất loạn lạc thì gặp thời, thanh bình thì vinh hiển nhưng nếu bị Kình, Đà, Không, Kiếp, Tuần, Triệt xâm phạm thì công danh như phù du ảo ảnh, không bon chen danh lợi thời đắc phúc.

86. CẤN ĐỊA PHÚC CƯ TỐI HỶ TAM KỲ ĐẾ CÁCH PHƯỢNG LONG PHỤ BẤT THỊ PHÁT VÕ CÔNG HẦU TƯỚC; MẠC PHÙNG TRIỆT, KỴ MÃ, HÌNH, XƯƠNG, KHÚC, HIỂN THÂN NGOẠI XỨ, ƯU HIỀM ĐINH TỬ Cung Phúc Đức an tại Dần có Tử Vi toạ thủ Thiên Phủ đồng cung Khoa, Quyền, Lộc, Phượng, Long, Phu Bất hội chiến nên rất tốt đẹp người có cách này tất phát võ làm đến tước hầu nếu gặp Triệt án ngữ Kỵ, Mã, Hình, Xương, Khúc, thì hiển đạt nơi xứ người nhưng lại hiếm con.

87. PHÚC TẠI NGỌ CUNG, TỬ ĐỒNG HÌNH PHƯỢNG KIÊM NGỘ TANG HÌNH MÃ KHỐC LỘC QUYỀN: TIỀN NGỘ TANG HÌNH MÃ KHỐC LỘC QUYỀN: TIỀN ĐỒ HỆ VI THÀNH SỰ HỶ NGỘ BẬT KHOA HẬU TUẾ DỊ THÀNH NGHIỆP CHỦ Cung Phúc Đức an tại Ngọ có Tử Vi toạ thủ Kinh Dương, Phượng Các đồng cung gặp Tang, Hình, Mã, Khốc, Lộc, Quyền thời tiền vận lận đận không thành công, nếu gặp Hữu Bật, Hoá Khoa thì bậu vận hạnh thông đắc ý nguyện.

88. PHÚC TOẠ ĐINH SƠN TỨ SÁT ĐỒNG CƯ MỘ DIỆU, LAI KỶ NHÂN SINH MỘ DẠ. CƯ TRIỀU SÁT DIỆU KỴ, LƯU, GIANG ĐỒ NGỘ SÁT HẠNH KIÊM SINH VƯƠNG, LONG KHOA HIỂN TÀI NGƯ PHỦ QUYỀN HÌNH TOẠ CÙNG THỪA HÀNH ÁN PHÁP. Cung Phúc an tại Mùi có Tử, Phá hoặc Liêm, Sát toạ thủ đồng cung người mạng Thổ có Kinh, Đà, Không, Kiếp toạ thủ hay xung chiếu gặp Hoá Kỵ, Lưu Hà tất qua sông bị giết hay chết đuối. Nhưng nếu gặp Trường Sinh, Đế Vượng, Long, Khoa là người có tài đi biển làm thuỷ thủ thời hợp nếu được Quyền, Hình hội hợp lại là quan toà coi về hình án.

89. PHÚC CỨ ĐỊA VÕNG, HẠNH PHÙNG PHỤC BẤT HỒNG QUYỀN TỬ PHỦ MỘ TINH VI TỐI HẢO; ÂM CÔNG HOẠNH PHÁT KIẾN CÔNG LẬP NGHIỆP DỊ THÀNH; KHỦNG KIẾN CỰ, ĐỒNG, KIẾP, TUYỆT XƯƠNG, LINH MỘ PHẦN ĐA PHÁT TẬT NGUYỀN, BẦN CÁCH VÔ MÔN KHẢ ĐẢO Cung Phúc Đức an tại Tuất có Tử Vi hay Thiên Phủ toạ thủ gặp Phụ, Bật Hồng, Quyền hội hợp nên rất tốt đẹp trong họ có âm phần kết phát tất sẽ tạo được sự nghiệp phi thường nhưng nếu có Cự Môn, thiên Đồng toạ thủ thêm Kiếp, Tuyệt, Vượng, Linyh hội hợp tất mộ phần bị động con cháu sinh tật nguyền nghèo nàn không tránh khỏi.

90. GIÁP KỶ NHÂN, ĐẾ CÁCH HOAN PHÙNG KIÊM HỮU ĐỒNG, XƯƠNG, THƯ NHẬN HẠN PHÙNG: TÀI TĂNG PHÚC TIẾN Tuổi Giáp cung Mệnh có Tử, toạ thủ Hạn, gặp Hồng, Loan, Văn, Xương, Tào Thư, Kinh Dương tất danh tài hưng vượng, phúc thọ dồi dào.

91. HUNG TINH ĐẮC ĐỊA PHÁT GIÃ NHƯ LÔI NGƯỢC PHÙNG ĐẾ TƯỢNG DANH ĐẰNG TỨ HẢI. Cung Mệnh an tại Dần, Thân có Tử, Phủ toạ thủ gặp Hung Tinh Đắc Địa hội hợp là người tài giỏi lập được sự nghiệp hiển hách, tiếng tăm lừng lẫy.

92. THÂN CƯ TÀI CUNG HỶ THÀNH ĐẾ TƯỢNG, VÔ CÁCH VĂN ĐOÀN HẬU PHÚ TIỀN VINH; MẠC VỊ GIANG HẢI NGƯ GIA, NAN ĐỀ THUỶ ÁCH LAI KIẾN KIẾP HÀ HẠN ĐÁO. Cung Thân cư Tài Bạch có Tử, Phủ Vũ Tướng toạ thủ (Đế Cách) Sát, Phá, Tham (Võ Cách) hay Cơ Nguyệt Đồng Lương (Văn Đoàn) hội hợp gặp nhiều sao tốt đẹp quần tụ tất tuổi trẻ làm nên, về già lại giàu có nếu hạn gặp Lưu Hà, Địa Kiếp thì chớ nên đi sông, biển mà gặp tại nạn.

Tử vi đẩu số phú giải 1 | Lý Học Đông Phương
Được cảm ơn bởi: công chúa mùa thu
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tử vi”