Các bước luận đoán lá số Tử vi (sưu tầm)

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

Re: Các bước luận đoán lá số Tử vi (sưu tầm)

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Một cách lý giải hai người có lá số giống nhau mà số phận lại khác nhau

Giai thoại về Tử Vi đời Tống

Vua Tống :
- Trẫm có một thắc mắc : Trong cùng một giờ, một ngày, một tháng, một năm, có hàng vạn vạn người sinh ra, không lẽ cuộc đời họ cũng giống nhau ư?

Tây Sơn lão nhân :
- Bệ hạ hỏi thực phải. Điều này có chép trong Tử-vi kinh, nhưng bệ hạ không ngự lãm mà thôi.

Nhà vua cầm cuốn sách lên:
- Trẫm đã đọc kỹ, đọc đến thuộc làu, mà không thấy đoạn ấy. Đạo-sư chỉ cho biết vấn đề này chép ở chương nào.

- Xin bệ hạ mở trang đầu, bài phú Tử-vi cốt tủy, sẽ thấy.

- Quả thực trẫm sơ ý. Khi mở sách, trẫm đọc ngay chương nhất, mà không đọc phần tựa. Thì ra tổ chép ở đó.

Phú, thọ, quý, vinh, yểu, bần, ai, khổ,
Do ư phúc trạch cát hung.
Thương, tang, hình, khổn, hạnh, lạc, hỉ, hoan,
Thị tại vận hành hung cát.

À, hai câu này trẫm có đọc qua, mà không hiểu rõ cho lắm.

- Không phải mình bệ hạ, mà hầu như những đệ tử Hoa-sơn đời sau, khi xem số đều chỉ chú ý đến những cung Mệnh, Tài, Quan cùng vận hạn. Ít người chú ý đến cung Phúc cũng như cung Tật-ách. Cái chìa khóa khoa Tử-vi là câu này.

- Trẫm chờ đạo-sư chỉ dạy.

- Tâu bệ hạ, cung Phúc rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến ba cung Phu-thê, Tài-bạch, Thiên-di là lẽ đương nhiên. Nó gần như khống chế toàn cuộc đời về: Giầu-nghèo, thọ-yểu, sang-hèn, vinh-nhục, sầu-thảm và khổ-cực. Tùy theo cung Phúc tốt hay xấu mà biết đương số giầu hay nghèo, sống lâu hay chết yểu; sang hay hèn, sang cũng có nghĩa làm quan lớn, có danh tiếng hay không? Tức có vinh không? Rồi cuộc đời bi-ai hay toại chí đắc thế?

- Không ngờ cung phúc quan trọng như vậy. Nhưng trẫm vẫn chưa hiểu rõ hơn về những người sinh cùng giờ, ngày, tháng, năm.

- Tâu bệ hạ, cung Phúc bao gồm nhiều yếu tố cuộc đời. Mà cung Phúc lại ứng vào với ngôi mộ mà đương số được hưởng phúc.

- Trẫm vẫn chưa hiểu. Xin đạo-sư lấy một vài lá số làm tỷ dụ.

- Vâng, thần xin lấy số của Chiêu-văn quan đại học sĩ Vương Tăng cùng với số của Kinh-lược sứ Quảng-Tây lộ Vương Duy-Chính. Cả hai cùng sinh vào giờ Tỵ, ngày hai mươi tháng sáu năm Bính-Tý. Thế nhưng cuộc đời hai vị hoàn toàn khác nhau về chi tiết, nhưng đại thể thì giống nhau.

- Ừ nhỉ, khi bổ nhiệm hai người, trẫm đều xem qua số trước, nhưng trẫm sơ tâm không chú ý đến hai người cùng một số. Cả hai người cùng đắc cách Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương. Mệnh lập tại Dần. Đồng, Lương thủ mệnh, thêm Mã, Lộc, Tang, Hình, Tam-thai. Đồng, Lương là cách làm quan, nhưng đắc cách cực tốt Lộc, Mã giao trì. Tử-vi kinh nói Lộc, Mã giao trì, kinh nhân giáp đệ. Nên hai người tuy thi hai khóa khác nhau, mà cùng đỗ cao cả. Thời thơ ấu của Tăng thì yên ổn, nhung lụa. Còn thời thơ ấu của Chính thì khổ cực đến phải đi làm nô bộc. Cả hai cùng bị người anh ngu si, dốt nát, lêu lổng ghen tỵ, đánh đập. Cả hai năm trước đây vợ đều chết. Tăng tục huyền với con nhà danh gia. Chính tục huyền với con nhà bần hàn. Tăng làm quan tại triều, Chính trấn ngự Nam-thùy.

- Thần xin giải cái khác nhau đó. Cả hai vị cung Phúc-đức do Thái-dương thủ, ngộ Triệt, gặp Kiếp, Đà. Thái-dương chỉ vào ngôi mộ ông nội. Ngôi mộ ông nội của Tăng để vào đầu mỏm núi, hướng ra vòm sông, cảnh trí rất dẹp, giống như ngồi trong cái nghiên bút. Thế đất đó trong khoa Địa-lý gọi là Bút mặc, văn giai. Còn mộ ông nội Chính để vào khu ruộng trũng, phía trước có cồn dâu, trên cồn có tượng thờ hổ đá. Thế đất đó gọi là Bạch-hổ tọa trấn. Vì vậy Tăng thi đậu sớm, làm quan tại triều, chức tới tể thần, ngoài ra còn lĩnh Khu-mật-viện sứ. Còn Chính thi đậu trễ hơn mấy năm, gốc là quan văn, sang làm quan võ, hay Tử-vi kinh gọi là Xuất võ do văn .

Tây-Sơn lão nhân tiếp:
- Cả hai người, đều đắc cách Mã đầu đới kiếm, trấn ngự biên cương đến hai lần. Vì vậy Chính lĩnh kinh lược sứ Quảng-Tây, trấn Nam-thùy. Còn Tăng tuy ở triều, nhưng trong Khu-mật viện, y lĩnh trọng trách Nam-phòng cũng giống như trấn ngự biên cương.

- Trẫm tưởng chỉ một lần thôi chứ. Hai người cùng có cách Kình-dương cư quan tại Ngọ, là Mã đầu đới kiếm.

- Tâu bệ hạ, Thiên-hình, Thiên-mã thủ mệnh tại Dần cũng là cách Mã-đầu đới kiếm. Nhưng vì ngôi mộ ông nội của Tăng thiên về văn, nên tiến trình của Tăng văn nhiều hơn võ. Còn ngôi mộ ông nội Chính thiên về võ nhiều hơn văn, nên ngôi sao võ có dịp nổi dậy.

Lão nhân ngừng lại một lúc, rồi tiếp:
- Hồi thơ ấu, đức Thái-Tổ có người bạn tên Chu Năng. Hai người cùng số Tử-Vi. Cung Phúc-đức có Tham-lang tại Tuất. Ngôi mộ ứng với Tham-lang của đức Thái-Tổ kết phát nên người lập được nghiệp rồng. Còn ngôi mộ ứng với cung Phúc của Chu Năng ở vào chỗ cùng cực xấu, nên Chu cũng sáng nghiệp bằng cách qui dân lập được mấy ấp, được tôn làm hương trưởng, rồi sau khi chết được tôn làm thần Thành-hoàng. Đó bàn về phúc. Cung Phúc-đức bao gồm phần phúc và đức. Hai người cùng một số, nhưng tổ-tiên, ông-bà, bố-mẹ, và bản-thân xây dựng cái thiện-đức, thì đương số được hưởng phú, thọ, quý, vinh nhiều hơn. Phần yểu, bần, ai, khổ giảm. Còn như tiền nhân gây nhiều ác-đức, thì phú, thọ, quý, vinh giảm; mà yểu, bần, ai, khổ tăng.

Nhà vua hiểu ra:
- Như vậy những người cùng số, có cuộc đời hao hao giống nhau. Nhưng tùy theo ngôi mộ ứng với cung Phúc-đức táng ở thế đất kết hay bại, mà phú, thọ, quý, vinh, yểu, bần, ai, khổ khác nhau. Bây giờ tới vấn đề khác. Như số những người chết một lúc như chiến-tranh, đắm thuyền. Không lẽ số những người đó đều đến ngày ly thế cả hay sao?

- Tâu bệ hạ, trong Tử-vi kinh có nói rồi. Thần xin đọc:
Vận con phải thua vận cha.
Vận người không bằng vận nhà.
Vận nhà không bằng vận làng.
Vận làng không bằng vận châu.
Vận châu không bằng vận nước.
Vận nước không bằng vận thiên hạ.

Nhà vua suýt xoa:
- Trẫm hiểu rồi! Trước đây trẫm đọc đoạn này chỉ hiểu lờ mờ. Bây giờ nhờ đạo sư nhắc, trẫm mới vỡ lẽ. Trẫm thử kiến giải xem có chỗ nào sai, đạo sư minh cho. Như hai trẻ cùng số, nhưng thời thơ ấu sống với cha mẹ. Nếu cha mẹ giầu sang, thì dù số nó xấu, vẫn được ấm no. Còn như cha mẹ nghèo khó, thì dù số nó tốt, vẫn bị cơ cực. Đó là vận con phải thua vận cha.

- Bệ hạ kiến giải thực minh mẫn. Rộng hơn chút nữa, một người ở trong làng, dù số tốt hay xấu cũng phải chịu chung số phận của cả làng. Tỷ như hai người cùng số giầu. Một người sống trong làng giầu, thì của cải súc tích. Còn người sống trong làng khó, thì chỉ giầu so với người trong làng, nghĩa là kha khá vậy thôi.

- Trẫm hiểu rồi, khi người ta đi cùng thuyền, giống như ở trong cùng làng. Nếu hơn phân nửa người trong thuyền tận số, thì thuyền đắm. Số còn lại bị chết oan theo. Như vận một châu không có người chết, nhưng vận nước có binh ách, châu cũng chịu chung, ắt có nhiều người chết.

ST
Được cảm ơn bởi: Thuynga3s, công chúa mùa thu
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

Re: Các bước luận đoán lá số Tử vi (sưu tầm)

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

CUNG PHÚC ĐỨC VÀ MỘ PHẦN TRONG TỬ VI
Xem cung Phúc có phần quan trọng biết mình ảnh hưởng phúc đức đời nào, mộ phần vị ấy ra sao. Đều tùy thuộc vào phúc đức thực tế của vị ấy, lại xem phần mộ, nếu như ở cuộc đất đẹp khác với cuộc đất lạc lõng. Trong việc này, có vai trò của vòng Tràng Sinh. Nhưng xin mở đầu trình bày từ các chính tinh để có sự liên tục.


Vì mộ phần thì có thể di dời,cho nên địa hình mộ trong lá số là địa hình ban đầu khi chôn cất (theo phong tục không cải táng) hay địa hình khi cải táng đầu tiên. Ví như cuộc đất lạc mộ, có thểdi chuyển đến nơi đắc đạ hơn, thì tất nhiên sốmệnh có sựcải thiện.
Các sao trong cung Phúc có ý nghĩa về đời tiên tổ (mấy đời tính cả bao gồm cả đời mình, như ông nội là tổ 3 đời), cũng như ý nghĩa hình thể,để hiểu hết hình thể cung Phúc, nên có kiến thức về phong thủy nhất định.

I. Các sao chính tinh:
1. Tử Vi:
- Mộ thượng tổ (tổ cả họ, chi họ). Nếu hãm: viễn tổ, có khi là tổ xa xôi hiện gia phả không cho biết rõ ràng được. Dương mộ.
- Có sơn khí khá lớn, tùy vùng mà định đoạt, nếu là vùng sơn cước, ắt có khí từ tổ sơn to lớn triều lại, nếu trung du, đồi núi vừa phải, cũng có sơn phong chủ chốt của vùng ấy,nếu xét bình địa thì có Thủy khí triều tụ, và có chỗ đột khởi vì theo phong thủy thì "cao nhất thốn vi sơn",nghĩa là có gờ đất nổi dậy, khá rõ với địa bàn bằng phẳng chung quanh. Mộ có sơn rõ rệt thì sơn đó thuộc Thổ Tinh.
+ Tử đắc địa, không có cách xấu xâm phạm: mộ tổ đã xa mà còn phát.
+ Tử gặp KĐHLKK: mộ thất lạc, hoặc có người "chôn ké" cuộc đất bên mộ. Nếu mộ thất lạc, có Lục sát mà có thêm Tuần Triệt: tìm lại được.
+ Tử ngộ Triệt: mất mộ, chết không chỗ chôn, hay sa vào hoang địa.
+ Tử Mão Dậu: mộ để cạnh đền chùa, thờ tự, hay chôn đất chùa.
2. Liêm trinh:
- Mộ 7,8 đời,thuộc về cao tổ (có nhà cho mộ chú, bác không phổ biến)
- Đất Hỏa tinh, vùng núi thì sơn cao, nhọn, ngọn lởm chởm (nếu thêm Hỏa Tinh hay các sao Hỏa càng rõ). Về bình địa: đất khô, gồ ghề, có màu vàng đỏ, nổi cao. Dương mộ.
+Liêm gặp Tồn, hay Tướng: mả đắc địa.
+ Liêm ngộ Sát, Phá, kiêm hao sát tinh: mộ đất bỏ hoang vu, ít coi sóc.
3. Thiên Đồng:
- Mộ tổ 4 đời. Đắc địa, cách đẹp: 3 đời.
- Mộ để đất bình địa,lại có thủy khí (nước), tượng trưng: chỗ đất lõm (đê nhất thốn vi thủy), kinh nghiệm đa phần cho thấy có nước thực sự gần mộ. Về đồng bằng: chôn đất thấp. Về trung du, miền núi: đất bình nguyên, rải rác tinh phong thấp nhỏ thuộc về Thủy Tinh (uốn nếp lòng vòng). Dương mộ.
4. Vũ Khúc:
- Tổ 5 đời.
- Đất cao ráo, khô, thoáng đãng, hơi trống, nổi khum khum. Vùng đồi núi: núi cao, mỏm tròn trịa, trông như chõ, như chuông, lại giống như ngọc ấn. Dương mộ.
+ Vũ - Triệt: hành lộ khuỳnh khuỳnh quanh mộ: ý nói có đường đi uốn khúc bên cạnh.
+ Vũ ngộ Tham Khoa: đất phát anh hùng, họ nhiều tay anh hào.
+ Vũ - Tham: phát về võ, đi xa càng phát.
+ Gặp Kình Đà Kị Hình Khốc Hư: cuộc đất hỏng.
+ Tuần - Triệt- Phá: cuộc đất không toàn vẹn, nhưng phát thủ công kĩ thuật.
5. Thái Dương:
- Mộ ông (3 đời), hãm: 4 (ông cố). Sách bàn thêm, nếu ông còn thì có đắc địa vẫn là ông cố; nếu miếu địa, không sát tinh: mộ cha, đồng thời phải thân chinh đến khu vực nghĩa địa xem có phải mộ tốc phát hay không, mới có thể quyết.
- Đất bằng phẳng, quang đãng, phương kì, thuộc dương long dương hướng. Thảy Dương mộ.
+ Tuần triệt: đất hoang lạc.
+ Hóa Kị: chôn sai thế, sai hướng.
6. Thiên Cơ:
- 6 đời.
- Đất phát mộc, cỏ cây xanh tươi. Dương mộ. Đất bình nguyên.
+ Cơ - Triệt - Toái: hậu đầu mộc xiên (tinh phong hình Mộc đâm chĩa sai hướng về sau mộ) họ hay hạn chết chóc, gỗ đè, ngã cây, ngã lầu, về hạn cũng rất cẩn thận.
+Thai Dưỡng Cái Hồng: phát.
+ Dương Đà: hết phát.
7. Thiên Phủ:
- Mả tổ (đóan như Tử Vi). Hãm: viễn tổ không xác định.
- Cuộc đất lớn. Vùng núi: cuộc tổ sơn. Không nhất thiết Thổ Tinh. Cũng dương mộ.
Cách cục: xem như Tử Vi.
8. Thái âm:
- Mộ bà nội. Miếu (mẹ đã mất) + quan sát thực địa tốc phát: mộ mẹ.
- Phúc phát chỉ ứng dụng cho ngành thúc (chi dưới), người em, và người thuộc mệnh Kim hay sao Kim thủ Mệnh.
- Đất uốn cong, chạy dài, phì mãn, hình như cặp mày (bán nguyệt), cuộc đất trong mắt thường hay mắt phong thủy đều thấy hữu tình, mĩ miều. Âm long, âm hướng.
+ Tuần Triệt: hoang vu, lạc lõng.
+ Kị: chôn sai cách cục, úng thủy.
+ Khốc Hư Đà Kình Hình Kị hay lạc Không Vong: phù hoa giả tạo, chủ sinh ra người ưa phù phiếm, văn chương sáo rỗng, có xu hướng đồng bóng mê tín, mắt kém, thực chất không phát.
9. Tham lang:
- 6 đời. Lạc nhàn: 7
- Đất khuyển hình (con chó), tức cũng mộc tinh. Sắc đen. Nhiều cây cỏ. Vùng núi: tinh phong cao dày, mộc hình (dù Tham Lang thuộc Thủy)
- Tham Vũ Khoa Quyền: mộ phát, song toàn văn võ.
- Ngộ Tử, Vũ: phát hay lắm.
- Không - Kiếp hay Tuần Triệt: cao thấp không đều, lổn nhổn, mạch bị cắt, nhưng không tác họa ghê gớm gì.
- Ngộ Liêm: xương cốt đã hư nát rồi, thậm chí mộ chôn tượng trưng, hoặc mộ để đất rất hung hiểm, đáng ngại.
10. Cự Môn:
- 7 đời.
- Bình địa: đất vuông vức như giải chiếu, sắc đất vàng. Cao nguyên: đồi núi vuông vức, mỏm bằng. Thường gần công sở, công trình công.
11. Thiên tướng:
- 5 đời.
- Ở đâu cũng vậyđều thuộc đất bằng phẳng và cao, cuộc đất trông như cái ấn (con dấu cổ).
Nếu không hãm đều là mộ phần chôn cất đúng hướng đúng vị.
+ Ngộ Phá Triệt: xương tiểu lẫn lộn cả đất xấu, hư nát.
12. Thiên Lương:
- 7, 8 đời.
- Đất rời rạc khô nỏ, pha cát sỏi. Đắc, không bị xâm phạm: mộ phần chôn kiểu đất có hậu chẩm rất tốt (Chẩm:"gối", chữ này viết rất giống chữ Trữ "thoi dệt vải" nhưng không phải chữ ấy). Đây là 1 cách mộ đẹp. Tất cả miếu vượng đắc hãm: đấtcó hình xà (không phải xà là "rắn" mà là "xà nhà" (thượng lương): có gờ đất nổi chạy dài.
13. Thất sát:
- mà xa đời (cũng 7, 8 đời).
- đất khô, nóng, sắc đỏ, cuộc đất tròn thẳng và dài. Kim hình kiêm Hỏa.
+ Sát - Phá - Phục ngộ Triệt: gây nên họa chiến chinh (tử trận) cho con cháu.
+ Cùng Tử vi - Khoa - Quyền: long hổ chầu phục, hổ lớn hơn long, chủ phát về võ, anh hùng.
+ Không, Kiếp, Đà, Diêu, Tuế: chỉ có Tả Thanh long, nghèo hèn, họ hiếm người.
14. Phá Quân:
- Xa đời.
- Đất tản lạc, hình thể vô định, sơn phong khó hiện như thù ti mã tích, hay bị sụt lở. Xếp vào Thủytinh bên phong thủy.
+ Triệt - Phá: mộven đường, gọi là"lộ bàng mộ".

II. Trungtinh:
1. Văn Xương: đất cứng, hình tròn
2. Văn Khúc: thủy đáo đường (thủy lượn quanh mộ)
4. Thiên Khôi: hình mũ, nổi cao, hình đầu người. Phát văn.
5. Thiên Việt: đất hình búa rìu, phát võ.
Các sao trên đều chủ về mộ tổ 3 đời (ông nội),nếu tụ tập đông đủ Khôi Việt Xương Khúc: ông nội để phúc to, nhà ấy con cháu khiến tông đường rạng rỡ.
6. Văn Tinh: mộ có bút sơn, thường là bút học vấn hơn là bút phù thủy.
7. Tả phù - Hữu bật: đất vừa phải không cao, không có đồi núi to lớn, hình như vành khăn vấn đầu ngày xưa, hay đồi núi lờ mờ nhỏ bé.
8. Lộc Tồn: vuông vắn cân phương, sách nói cuộc đất thương khố (kho)
9. Hóa Lộc: Hình Cờ, hình Thương Khố. Có sách nhận nhầm "Thương" (kho) này với binh khí (lưỡi thương: 1 loại binh khí hay thấy trong Tam Quốc).
10. Hóa Khoa: cuộc đất có bảng.
11. Hóa Quyền: cuộc đất có "an bản" (tức yên ngựa), có người đã lưu truyền là"văn bản" là không hiểu hình gì, có lẽ do nghe nhầm.
12. Kình Dương:
- Mộ có cách voi phục. Đắc: có bút sơn loại tốt. Chủ phát khoa bảng, ăn học thành tài. Hãm: tinh phong dòm ngó tức như con chó đá (thạch đầu khuyển) tức mỏm nhọn lởm chởm chầu chực vào, hay gây sự va chạm và khó khăn, có khi hay phát những "tài lạ" như phù thủy, đạo sĩ, mê điều huyền hoặc (ví như phát các ông nói ra các đạo rất kì quặc), cũng có khi phát bút họa sĩ, trừ dư là họ tài văn bất mãn, thi khó đậu, bất đắc chí.
- Có thêm Hỏa Linh Tấu: bút này mới là hay và sinh văn tài hay chữ lắm.
- Hồng Loan, Kình dương: thế đất mày ngài (nga mi) tức bán nguyệt. Gọi là"nga mi tác án"
- Kình hay Đà ngộ Không: có mả đạo táng, tức là có mả chôn trộm (người khác ké trộm)
13. Đà La: hình răng lược, pha cát.
- Đà ngộ Mộ, Dưỡng (đ.c): có người để trộm mả
- tùy chính tinh, nếu hãm, hoặc gia Không Kiếp: mả để sai lạc
14. Hỏa -Linh: đất khô, nóng, sắc đỏ, mả phát hình bút. có bút sơn triều tấu, nhất là Linh tinh, sinh bút hay lắm , nhưng chính tính phải miếu vượng,không ngồi thủy địa.
15. Không - Kiếp: Hãm địa xảy ra các trường hợp: mất mộ (thất lạc),chết hiểm không được hương khói, mộ âm hồn, mả chôn sai quá đỗi lạc đất hung hiểm, mả chôn sơ sài bên đường, thậm chí không được chôn cất. Đắc: có mất mộ. Trừ dư là mộ phần khô khan nóng nảy quá, không có thủy khí
- Ngộ Kiếp Không hay Tuần triệt: mất mộ vùng hoang địa.
- Kiếp Không Khốc Hư Hình Kị (hay Kình Đà): bạch tang.
- Quan phù - Tử phù: tổn thọ, lạc mộ
- Không kiếp Mã: mả lạc vôcùng, có long có hổ nhưng cả 2 đều ngoảnh mặt đi, sinh người ăn chơi, phiêu dạt, thích giang hồ tứ xứ, hoặc đi xa sinh kế vất vả, hay chết đường, tai nạn giao thông (gọi là lộ tử).
16. Đào Hoa: mả nổi lùm như bình bát.
17. Hồng Loan: bán nguyệt,các cách cục chim muông trong phong thủy. Thêm Thanh long là có thứ thủy (nước) trong sạch tụ thủy.
18. Long trì: gần ao chuôm, hay giếng
19. Phượngcác: gần nhà của, lâu đài, đất đỏ, cách cục chim muông.
- Phát về mộ mới, tức chữ gọi là "tân phần" (giống như Hỉ Thần, Hoa cái)
20. Quang - Quí: có ân nhân đê mộ cho, có nhân đức tổ tiên phù hộ:
"ân quang báo ứng tiền nhân
ân quang sinh nghĩa 10 phần báo ân"
21. Quan - Phúc: Mả chôn gần đền miếu chùa chiền thần hoàng, nơi thờ tự nói chung, nhà có phúc lớn. chịu ảnh hưởng Mả 2 đời. Đất có địa linh.
- Quan Đà Kị: mả táng hắc vân, tức kiểu mộ u ám, cũng hay sinh đầu óc ưa huyền bí, u hoặc, đồng bóng.
22. Thai - Tọa: trên trời sao Tam Thai có 3 ngôi, sao Bát Tọa 8 ngôi, rất đẹp, nhưng cổ nhân nói mộ được cách Tam Thai Bát Tọa như trong sách phong thủy mô tả e rất khó, vì theo sách phong thủy cuộc đất Tam Thai - Bát Tọa rất khó kiếm. Cuộc đất Thai Tọa này cũng là chỗ "đấng vàng" mà sấm Trạng Trình có nói, vậy kiểu đất này hiếm hoi lắm.Thực tế Thai Tọa chỉ là mộ yên ổn thôi.
23. Hoa Cái: hình lọng, hình hoa, hình bát. Cũng chưa chắc chắn, chỉ là cuộc đất đẹp đúng kiểu cách nói chung.
Phát mộ mới.
Cung Phúc có cách tiền Cáihậu Mã rất đẹp. mả ấy phát nhanh lắm, làm sang (phát quí hơn phú).
24. Thai Phụ: tamgiác
25. Phong Cáo: vuông
26. Thiên hỉ: đất phù sa, đấtbãi (bằng sa)
mả phát, phát về mộ mới.
Trên đây là những lời luận còn rất đơn sơ, thiếu sót, muốn xem tinh hơn phải kết hợp thêm kiến thức phong thủy,có thể xem bản đồ 12 cung Tử Vi tương tự như bản đồ phong thủy, lại tham khảo tính chất ngũ hành, ví như sao hành Hỏa thì tinh phong cũng thuộc Hỏa, hình thế địa lí là Hỏa,lại căn cứ âm đương của sao mà định là dương long hay âm long, dương hướng hay âm hướng.
Về địa đồ, lấy 2cung giáp làm tả hữu, lấycung xung chiếu làm minh đường, tam hợplàm cách cục.
Lấy sao Thanh long làm Tay Long, sao Bạch hổ làm Tay hổ, coi ở phương vị nào tất long hổ ở về phương vị ấy.
Lại lấy Tràng Sinh làm khởi tổ, lấy Thanh long làm Long hành (long đang đi), nghĩa là chỗ đó chưa để huyệt được. Xem đến phương nào nhập Mộ là khí tụ,lại xem có sao Thủy cung Thủy thì mới có Thủy Khí.
Bất cứ đắc vượng thế nào, cần có Phượng Cái và nhất là Song Hỷ thì mộ mới kết phát rõ rệt.
Hiện nay thời thế đổi khác, không mấy ai xem về phong thủy mộ phần, và điều kiện xã hội cũng không cho phép, nhưng về phần mộ sợ nhất là Mộc Dục là kết nạp Bại Thủy, còn đáng sợ hơn Tử.
Người xưa có luận về Vòng Tràng sinh và đại hình phong thủy, nhưng cốt yếu chưa phải ở đấy, mà ở chỗ ảnh hưởng rộng rãi về cõi phúc ra sao, rất là quan hệ.
1. Tràng Sinh:
Tràng Sinh - Đế Vượng ta hay nói đa đinh. Nhưng tràng sinh là chỗ ngũ hành sinh ra, khí vẫn đương non nớt và chủ sự di động, không hợp với cung Phúc. Về hình thế hay nói có thủy bao bọc, nhưng xét đây chưa phải chỗ thủy tụ, cũng chỉ là chỗ thủy đương xuôi chảy. Xét sơn khí, đây cũng chưa phải chỗ núi dừng kết huyệt.
Về nhân sinh, cung Phúc có Tràng sinh tất sinh người có trí, lại năng động, ưa điều tiến bộ, nhưng chưa chu đáo ,cuộc sinh kế tuy có sáng kiến mở mang, song hao sức bươn chải,làm nhiều hơn tụ. Mệnh nhị hợp với tràng sinh lại tốt, hay may mắn khỏe lẹ, được phúc đức phò trợ. Trừ dư không được hưởng phúc tổ nhiều, mả có kết phát cũng người khác được hưởng.
2. Mộc dục: Phúc bại, ưa sắc dục, trong họ hay có tình duyên ngang trái. Bản thân cũng vất vả, đời trôi nổi, coi thêm cung Tật để định bệnh sắc dục, yếu sinh lí, hay mắt kém, thận suy, phát tác vào tuổi trung niên. Khí nhà không còn vượng. Tính nết bồng bột
3. Quan đới: Khí nhà đã bộc lộ khởi từ vị trí này. Chủ mạnh mẽ về đường thanh quí, nhưng khả năng giải họa chỉ bình thường thôi. Bản thân triển vọng, có bôn ba cũng thành công đã hẹn.
4. Lâm quan: Là ngũ phúc đáo đường. Tính giàu độc lập, cơ nghiệp bền vững, lâu dài, đảm đương cáng đáng. Chủ phú quí thọ, giải họa rất mạnh.
5. Đế Vượng: đừng tưởng Vượng tại Phúc là hoàn mĩ. Các đời đều có đế vượng trong Phúc thì họ đa đinh, nhân mãn nhưng bất tài, dòng họ không lấy gì làm phát. Đương số nếu cung Mệnh đẹp thì thành công sớm nhưng dễ chịu cảnh chóng tàn. Về phúc thọ vẫn được thừa hưởng,khả năng giải họa vẫn có, thời không được như Lâm quan thôi.
6. Suy: mả này còn phát. Nếu cung Mệnh đẹp không hề gì, vẫn thành công như thường.
7. Bệnh: số cực, không có phúc phò trợ
8. Tử: Không phải Tử mà xấu, vẫn có phát nhỏ. Thường có âm đức vừa phải, nhưng kị đi với Tử phù.
9. Mộ: phúc đẹp, mệnh đẹp thì phát phúc, âm đức mạnh, giải họa.
10. Tuyệt: mộ vô khí, bị xâm hại. Đương số thân tự lập, nhưng chí lớn nếu xét mệnh đẹp, không thì cố sức vẫn bất toại. Ở đây phải biết nếu sao trong cung ấy đắc vượng thì không tuyệt nữa.
11. Thai: Cách này phù hợp kẻ Sát Phá Tham và Không Kiếp đắc vượng. chính tinh ở Phúc vượng thì số rất hay, có mộ mới kết phát, phúc phát độ trung niên, khi đó lên rất chóng. Cung Phúc sao chính tinh hãm gia sao xấu thì cả đời bất hiển. Chính tinh hãm, thêm có trung tinh đắc cách phò trợ, mệnh đẹp vẫn nên quan nhưng tai họa bất ngờ, bệnh tật và không hạnh phúc về nhân sinh.
12. Dưỡng: là cách phúc đẹp, ngay cả khi sao Tuyệt thủ mệnh vẫn không phải mệnh tuyệt khí, do đó mà ta thấy nhiều người mệnh có sao Tuyệt vẫn hiển đạt bình thường. Đây ví như khí phúc còn đương vun vén tài bồi.

Những sao kể trên phải kết hợp với chính tinh, cách cục các sao, lại xem thêm cung Mệnh cho việc luận đoán được chu tất. Ví như Tràng Sinh- Đế vượng cư phúc chưa phải là hay, nhưng nếu chính tinh hãm địa thì Sinh vượng có thể phù nó, nhưng chính tinh miếu vượng địa thì Đế Vượng Tràng Sinh ở đây lại tiết giảm sức của sao đó, hay chóng nở chóng tàn. Sao lạc nhàn gặp Lâm quan, Dưỡng, Quan đới thì không nhàn, sao miếu vượng gặp các vị này thì duy trì sức được bền lâu. Cứ trên nguyên tắc ấy không câu nệ đắc hãm thái quá. Đem áp dụng vào cung Mệnh cũng vậy, nhưng các sao vòng Tràng Sinh ở cung Mệnh lại ngụ ý khác, xem ra cũng tương tự Tử Bình, như Lâm quan thì hay khoác lác, đại ngôn, ham hố địa vị, Quan đới tuy hiển nhưng nếu thêm Kiếp sát thiên hình là dây oan, thêm Đào hồng kị thì tình oan trái... Đó là việc riêng của cung Mệnh, không phải ở Phúc.

ST
Được cảm ơn bởi: Thuynga3s, công chúa mùa thu, truongquocvuong
Đầu trang

gianguyenthaonguyen
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1543
Tham gia: 11:35, 11/05/15

Re: Các bước luận đoán lá số Tử vi (sưu tầm)

Gửi bài gửi bởi gianguyenthaonguyen »

Con cám ơn bác Tây Đô Đạo Sĩ ạ.
Đầu trang

NangHa115
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 221
Tham gia: 12:22, 09/01/18

Re: Các bước luận đoán lá số Tử vi (sưu tầm)

Gửi bài gửi bởi NangHa115 »

Chấm để ngâm cứu và tự nghiệm lý
Đầu trang

Kbakdm
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1422
Tham gia: 22:51, 29/06/17

Re: Các bước luận đoán lá số Tử vi (sưu tầm)

Gửi bài gửi bởi Kbakdm »

..........................
Đầu trang

thatsat275
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1739
Tham gia: 11:10, 15/08/16

Re: TL: Các bước luận đoán lá số Tử vi (sưu tầm)

Gửi bài gửi bởi thatsat275 »

Tây Đô đạo sĩ đã viết: 14:41, 02/03/12 Các bài trích trong tạp chí Khoa học huyền bí trước năm 1975

Muốn kinh doanh buôn bán cần có những yếu tố nào?

Xem các bộ sao trên lá số Tử Vi để biết trước mình làm nghề kinh doanh buôn bán được không?

Các sách Tử Vi đã xuất bản thường cho rằng muốn kinh doanh, buôn bán, thì mệnh thân, tài, quan… phải tránh được các sao thanh cao, đứng đắn, đạo mạo (như Tử Vi, Thiên Phủ, Cự Nhật, Quan Phúc, Khôi Việt, Cáo Phụ, Thai Tọa, bộ Tứ Đức…) và cần có các sao chủ về tài lộc, tiền bạc, tháo vát, thủ đoạn, xoay xở giỏi (như Vũ Khúc, Song Lọc, Đại Tiểu Hao mão dậu, Cự Cơ mão dậu, Không Kiếp, Tả Hữu, Nhật Nguyệt v.v.). Tiêu chuẩn tổng quát này xét ra không phải là sai lầm, nhưng khi áp dụng vào nhiều trường hợp thì tôi thấy không ứng nghiệm chút nào, vì đâu có phải ngành kinh doanh không hợp với người đứng đắn, đành rằng trên thương trường nếu ta thành thực quá thì đương nhiên là bất lợi, khó giàu lớn. Để khỏi lý luận dài dòng có thể làm cho quý bạn thấy nhàm tẻ, tôi xin nêu ra đươi đây nhiều cách ứng nghiệm cho ngành kinh doanh mà tôi đã gặp trong các lá số. Đây tôi chỉ đề cập đến những người thực sự đi vào ngành này chứ không kể đến những người chỉ vì sinh kế nhất thời mà phải miễn cưỡng buôn bán. Và qua các trường hợp sau đây quý bạn sẽ thấy tiêu chuẩn tổng quát nêu trên bị đảo lộn hết.

Tử Phủ hội Kình Dương (theo phú “Tử Phủ Kình Dương tất cự thương”):

Ta thấy hai sao đứng đắn Tử Phủ khi gặp Kình Dương lại trở thành buôn bán lớn (cự thương), nhưng lẽ tất nhiên buôn bán hợp pháp, đứng đắn, có cơ sở quy mô, có nhiều nhân viên, có vốn vững vàng, nhất là khi có thêm Khôi Việt, Tả Hữu, Xương Khúc, Long Phượng, Quang Quý thì càng dễ làm giám đốc, quản lý xí nghiệp lớn. Tuy nhiên, trong trường hợp này cần tránh được Hình, Kỵ để khỏi gặp cạnh tranh gây go có thể đưa đến thù oán kiện cáo; nếu chỉ có Hóa Kị thì không sao nhưng cần phải chuyên ngành kim khí (nếu tọa thủ tại mệnh thì hay có bệnh ở hạ bộ). Ngoài ra cũng cần tránh được Hỏa Linh để tránh được vấn đề về trộm cắp, gian tham của người dưới quyền, nhất là khi các sao này chiếu cung Quan hoặc cung Nô. Cũng có người cho rằng nếu chi có Tử Vi (không có Thiên Phủ) hội Kình và Quyền Lộc thì “tuy mỹ cát nhi vô đạo”, tức là tuy tốt nhưng bất chính, nhưng tôi nghiệm thấy không đúng mấy.

Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc hội Thiên Mã (tức là cách “Lộc Mã giao trì”, có câu phú “Giao trì Lộc Mã tiền tài đầy kho”)

Có vị Tử Vi cho rằng Lộc Mã ở đây là Lộc Tồn chứ không phải Hóa Lộc, nhưng tôi nghiệm thấy cả hai sao cùng ứng nghiệm. Gặp trường hợp này cần phải rời nơi sinh trưởng đi buôn bán nơi xa mới phát đạt, hoặc ít ra phải kinh doanh bằng cách di chuyển luôn luôn. Tôi cũng cần lưu ý quý bạn là nếu Thiên Mã ở cung Dần thì không nên đi xa quá vì đây là cách “mã hưu lan” (ngựa còn ở trong chuồng vì giờ Dần ngựa chưa đi ra goài). Còn gặp trường hợp Thiên Mã ở cung Hợi tức là “mã cùng đồ” (ngựa hết lối đi) thì lại không nên đi đâu cả. Có người cho rằng nếu Âm Nam, Dương Nữ thì ngựa vẫn đi được và còn cho rằng phải xét xem mạng của mình có hợp với ngũ hành của Thiên Mã (hỏa) hay không. Tôi không phê bình điểm này vì chưa nghiệm được.

Mã ngộ Tràng sinh thanh vân đắc lộ

Câu này thì hầu hết quý bạn đều biết. Tôi chỉ xin nói thêm là cần phải tránh Tuần Triệt, nhất là Triệt, thì việc buôn bán mời xuông xẻ, và tránh được Đà La để khỏi bị thương tích, tai nạn, nhất là khi hai sao này ở Mệnh. Vả lại, chính sao Đà La cũng ngăn trở việc kinh doanh không ít. Hơn nữa, cách này cũng chưa đủ mạnh nên còn cần có thêm một cách tốt trợ lực nữa thì mới phát đạt, nhất là Song Lộc. Ngoài ra còn phải tránh được hai sao Cô, Quả để tránh cảnh “đơn thương độc mã” trên đường kinh doanh vì không có lẽ kinh doanh một mình, không có khách hàng, không có ai cộng tác.

Vũ Khúc hội Thiên Phủ (cách Vũ Khúc, Thiên Phủ đôi kim tích ngọc)

Cách này mà gặp thêm Song Lộc thì buôn bán, kinh doanh thịnh vượng, phát đạt lắm, và nếu không có Song Lộc thì cần có Song Hao mão dậu để tiền bạc được luân chuyển, sinh lời vì nếu chỉ có Vũ Phủ (đều tượng trưng cho các kho) thì tiền bạc chỉ để trong ngân hàng hoặc trong két bạc mà thôi. Ngoài ra, lại cần phải người mạng Thổ hay Kim thì mới hợp cách này vì Vũ Khúc là Kim và Thiên Phủ là Thổ, tuy nhiên phải chịu thiệt thòi về phương diện tinh thần, nghĩa là hay bị cô đơn, khó lập gia đình, nhất là khi có thêm Cô Quả, Kiếp Sát, Thiên Hình (dù trong trường hợp Vũ Khúc Thiên Phủ cư Phúc Đức thay vì cư Mệnh)

Cự Nhật dần thân

Nhiều thầy Tử Vi nói rằng Cự Nhật cư mạng chỉ làm chức lớn trong chính quyền vì có câu phú “Cự Nhật dần thân qua phong tam đại”. Kể ra cũng đúng lắm, nhưng tôi đã gặp một trường hợp “trật đường ray”, nghĩa là không có chức phận trong chính phủ mà làm giám độc một hãng tư. Tôi xin tóm tắt là số trong trường hợp trên: Mạng đương số thuộc Thổ, mệnh cư Dần có Cự Nhật hội Quyền Lộc, Xương Khúc, Thân cư Tài vô chính diệu, do đó mạng Thổ không ưa cung Dần thuộc Mộc mà dựa nhiều vào Thân (cư Tuất thuộc Thổ) và khi Thân vô chính diệu thì phải kiếm chính tinh bên ngoài, nhưng Cơ Lương xung chiếu lại thuộc Mộc không dùng được nên phải hướng sang Cự Nhật và lại hợp được vì Cự Môn dưỡng cung Mộc để Mộc sinh Thái Dương (hỏa) rồi Thái Dương sinh mạng Thổ (theo lý “tham sinh võng khắc”), vì vậy, cung Thân hưởng trọn.

Cự Nhật, nhất là có thêm Hóa Lộc thuộc Thổ và Khôi Việt thuộc Hỏa sinh Thổ, để chuyển đổi câu phú trên thành “Cự Nhật cư Tài, phi quyền tắc phú”, mặc dầu thực sự Cự Nhật không cư Tài, nhưng theo lý ngũ hành thì hoàn toàn ảnh hưởng cho cung Tài. Do đó đương số không làm việc trong chính phủ cũng phải, nhất là Thân đâu có cư Quan.

Vũ Khúc hội Thất Sát ở Mão

Có cách này cũng có khiếu về buôn bán nhưng hơi gian hùng và ưa cạnh tranh vì có Liêm Tham đồng cung tại Tài Bạch. Tuy vậy, không thể buôn bán lớn được mà cần phải làm những “affaire” lặt vặt thì chắc ăn hơn.

Tử Vi hội Hóa Lộc và Nhật Nguyệt

Cách này rất giàu sang, buôn bán dễ dàng, hay gặp may, một vốn mười lời. Đó là cách “phú quý bất khả ngôn”, nhưng cần phải là người mạng Thổ hay Kim hoặc Hỏa mới ứng nghiệm. Nếu là người mạng Thủy hoặc Mộc thì chỉ trung bình thôi.

Thái Dương miếu địa hội Quan Phúc và Hóa Lộc

Cách này gọi là cách “Phúc lộc hà sa” nên đương nhiên làm ăn, buôn bán thịnh vượng không thể tưởng tượng được, nhiều khi ngồi chơi cũng vẫn phát tài. Và đặc biệt cách này lại rất cần gặp Cô Quả vì Thái Dương trong trường hợp này dư sức “tự lực tự cường” cho nên không cộng tác với người khác mới hưởng trọn vẹn được mọi mối lời, chứ nếu không có Cô Quả thì tiền lời sẽ bị chia năm sẻ bảy, đâu còn hay nữa. Cách này trái ngược với cách “Mã ngộ Tràng Sinh thanh vân đắc lộ” nêu trên về khía cạnh Cô Quả. Ngoài ra lại phải cần người mạng Hỏa hoặc Thổ mới đúng cách.

Cơ Cự mão dậu

Cách này gọi là “phú hữu lâu dài” phải cần có Song Lộc hội chiếu hoặc có Song Hao “chúng thủy triều đông” mới thành công mỹ mãn trên thương trường. Tôi cũng cần nhắc lại với quý bạn là Hóa Lộc hoặc Lộc Tồn không được đồng cung với Cơ Cự vì lý do ngũ hành, Song Hao thì trái lại phải đồng cung với Cự Cơ. Chắc các bạn còn nhớ câu “Song Hao mão dậu ái ngộ Cự Cơ tối hiềm Hóa Lộc” chứ !
Song hao Mão Dậu có Cự cơ,là tốt nhất trong các các song hao Mão Dậu
Đầu trang

hamhoc123
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 40
Tham gia: 14:13, 08/11/17

Re: Các bước luận đoán lá số Tử vi (sưu tầm)

Gửi bài gửi bởi hamhoc123 »

Cảm ơn bác tây đô đạo sĩ... bắt đầu đọc và cố gắng nghiệm lý
Đầu trang

MarkHolland
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2211
Tham gia: 22:14, 10/10/16

Re: Các bước luận đoán lá số Tử vi (sưu tầm)

Gửi bài gửi bởi MarkHolland »

Tag lại để đọc dần, cảm ơn bác Tây Đô đạo sĩ.
Đầu trang

phananh090195
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 88
Tham gia: 23:17, 13/03/17

Re: Các bước luận đoán lá số Tử vi (sưu tầm)

Gửi bài gửi bởi phananh090195 »

Cám ơn bác đã viết bài này!
Đầu trang

thanh163
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 628
Tham gia: 15:58, 28/05/17

Re: Các bước luận đoán lá số Tử vi (sưu tầm)

Gửi bài gửi bởi thanh163 »

Tây Đô đạo sĩ đã viết: 09:58, 24/08/15 Một cách lý giải hai người có lá số giống nhau mà số phận lại khác nhau

Giai thoại về Tử Vi đời Tống

Vua Tống :
- Trẫm có một thắc mắc : Trong cùng một giờ, một ngày, một tháng, một năm, có hàng vạn vạn người sinh ra, không lẽ cuộc đời họ cũng giống nhau ư?

Tây Sơn lão nhân :
- Bệ hạ hỏi thực phải. Điều này có chép trong Tử-vi kinh, nhưng bệ hạ không ngự lãm mà thôi.

Nhà vua cầm cuốn sách lên:
- Trẫm đã đọc kỹ, đọc đến thuộc làu, mà không thấy đoạn ấy. Đạo-sư chỉ cho biết vấn đề này chép ở chương nào.

- Xin bệ hạ mở trang đầu, bài phú Tử-vi cốt tủy, sẽ thấy.

- Quả thực trẫm sơ ý. Khi mở sách, trẫm đọc ngay chương nhất, mà không đọc phần tựa. Thì ra tổ chép ở đó.

Phú, thọ, quý, vinh, yểu, bần, ai, khổ,
Do ư phúc trạch cát hung.
Thương, tang, hình, khổn, hạnh, lạc, hỉ, hoan,
Thị tại vận hành hung cát.

À, hai câu này trẫm có đọc qua, mà không hiểu rõ cho lắm.

- Không phải mình bệ hạ, mà hầu như những đệ tử Hoa-sơn đời sau, khi xem số đều chỉ chú ý đến những cung Mệnh, Tài, Quan cùng vận hạn. Ít người chú ý đến cung Phúc cũng như cung Tật-ách. Cái chìa khóa khoa Tử-vi là câu này.

- Trẫm chờ đạo-sư chỉ dạy.

- Tâu bệ hạ, cung Phúc rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến ba cung Phu-thê, Tài-bạch, Thiên-di là lẽ đương nhiên. Nó gần như khống chế toàn cuộc đời về: Giầu-nghèo, thọ-yểu, sang-hèn, vinh-nhục, sầu-thảm và khổ-cực. Tùy theo cung Phúc tốt hay xấu mà biết đương số giầu hay nghèo, sống lâu hay chết yểu; sang hay hèn, sang cũng có nghĩa làm quan lớn, có danh tiếng hay không? Tức có vinh không? Rồi cuộc đời bi-ai hay toại chí đắc thế?

- Không ngờ cung phúc quan trọng như vậy. Nhưng trẫm vẫn chưa hiểu rõ hơn về những người sinh cùng giờ, ngày, tháng, năm.

- Tâu bệ hạ, cung Phúc bao gồm nhiều yếu tố cuộc đời. Mà cung Phúc lại ứng vào với ngôi mộ mà đương số được hưởng phúc.

- Trẫm vẫn chưa hiểu. Xin đạo-sư lấy một vài lá số làm tỷ dụ.

- Vâng, thần xin lấy số của Chiêu-văn quan đại học sĩ Vương Tăng cùng với số của Kinh-lược sứ Quảng-Tây lộ Vương Duy-Chính. Cả hai cùng sinh vào giờ Tỵ, ngày hai mươi tháng sáu năm Bính-Tý. Thế nhưng cuộc đời hai vị hoàn toàn khác nhau về chi tiết, nhưng đại thể thì giống nhau.

- Ừ nhỉ, khi bổ nhiệm hai người, trẫm đều xem qua số trước, nhưng trẫm sơ tâm không chú ý đến hai người cùng một số. Cả hai người cùng đắc cách Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương. Mệnh lập tại Dần. Đồng, Lương thủ mệnh, thêm Mã, Lộc, Tang, Hình, Tam-thai. Đồng, Lương là cách làm quan, nhưng đắc cách cực tốt Lộc, Mã giao trì. Tử-vi kinh nói Lộc, Mã giao trì, kinh nhân giáp đệ. Nên hai người tuy thi hai khóa khác nhau, mà cùng đỗ cao cả. Thời thơ ấu của Tăng thì yên ổn, nhung lụa. Còn thời thơ ấu của Chính thì khổ cực đến phải đi làm nô bộc. Cả hai cùng bị người anh ngu si, dốt nát, lêu lổng ghen tỵ, đánh đập. Cả hai năm trước đây vợ đều chết. Tăng tục huyền với con nhà danh gia. Chính tục huyền với con nhà bần hàn. Tăng làm quan tại triều, Chính trấn ngự Nam-thùy.

- Thần xin giải cái khác nhau đó. Cả hai vị cung Phúc-đức do Thái-dương thủ, ngộ Triệt, gặp Kiếp, Đà. Thái-dương chỉ vào ngôi mộ ông nội. Ngôi mộ ông nội của Tăng để vào đầu mỏm núi, hướng ra vòm sông, cảnh trí rất dẹp, giống như ngồi trong cái nghiên bút. Thế đất đó trong khoa Địa-lý gọi là Bút mặc, văn giai. Còn mộ ông nội Chính để vào khu ruộng trũng, phía trước có cồn dâu, trên cồn có tượng thờ hổ đá. Thế đất đó gọi là Bạch-hổ tọa trấn. Vì vậy Tăng thi đậu sớm, làm quan tại triều, chức tới tể thần, ngoài ra còn lĩnh Khu-mật-viện sứ. Còn Chính thi đậu trễ hơn mấy năm, gốc là quan văn, sang làm quan võ, hay Tử-vi kinh gọi là Xuất võ do văn .

Tây-Sơn lão nhân tiếp:
- Cả hai người, đều đắc cách Mã đầu đới kiếm, trấn ngự biên cương đến hai lần. Vì vậy Chính lĩnh kinh lược sứ Quảng-Tây, trấn Nam-thùy. Còn Tăng tuy ở triều, nhưng trong Khu-mật viện, y lĩnh trọng trách Nam-phòng cũng giống như trấn ngự biên cương.

- Trẫm tưởng chỉ một lần thôi chứ. Hai người cùng có cách Kình-dương cư quan tại Ngọ, là Mã đầu đới kiếm.

- Tâu bệ hạ, Thiên-hình, Thiên-mã thủ mệnh tại Dần cũng là cách Mã-đầu đới kiếm. Nhưng vì ngôi mộ ông nội của Tăng thiên về văn, nên tiến trình của Tăng văn nhiều hơn võ. Còn ngôi mộ ông nội Chính thiên về võ nhiều hơn văn, nên ngôi sao võ có dịp nổi dậy.

Lão nhân ngừng lại một lúc, rồi tiếp:
- Hồi thơ ấu, đức Thái-Tổ có người bạn tên Chu Năng. Hai người cùng số Tử-Vi. Cung Phúc-đức có Tham-lang tại Tuất. Ngôi mộ ứng với Tham-lang của đức Thái-Tổ kết phát nên người lập được nghiệp rồng. Còn ngôi mộ ứng với cung Phúc của Chu Năng ở vào chỗ cùng cực xấu, nên Chu cũng sáng nghiệp bằng cách qui dân lập được mấy ấp, được tôn làm hương trưởng, rồi sau khi chết được tôn làm thần Thành-hoàng. Đó bàn về phúc. Cung Phúc-đức bao gồm phần phúc và đức. Hai người cùng một số, nhưng tổ-tiên, ông-bà, bố-mẹ, và bản-thân xây dựng cái thiện-đức, thì đương số được hưởng phú, thọ, quý, vinh nhiều hơn. Phần yểu, bần, ai, khổ giảm. Còn như tiền nhân gây nhiều ác-đức, thì phú, thọ, quý, vinh giảm; mà yểu, bần, ai, khổ tăng.

Nhà vua hiểu ra:
- Như vậy những người cùng số, có cuộc đời hao hao giống nhau. Nhưng tùy theo ngôi mộ ứng với cung Phúc-đức táng ở thế đất kết hay bại, mà phú, thọ, quý, vinh, yểu, bần, ai, khổ khác nhau. Bây giờ tới vấn đề khác. Như số những người chết một lúc như chiến-tranh, đắm thuyền. Không lẽ số những người đó đều đến ngày ly thế cả hay sao?

- Tâu bệ hạ, trong Tử-vi kinh có nói rồi. Thần xin đọc:
Vận con phải thua vận cha.
Vận người không bằng vận nhà.
Vận nhà không bằng vận làng.
Vận làng không bằng vận châu.
Vận châu không bằng vận nước.
Vận nước không bằng vận thiên hạ.

Nhà vua suýt xoa:
- Trẫm hiểu rồi! Trước đây trẫm đọc đoạn này chỉ hiểu lờ mờ. Bây giờ nhờ đạo sư nhắc, trẫm mới vỡ lẽ. Trẫm thử kiến giải xem có chỗ nào sai, đạo sư minh cho. Như hai trẻ cùng số, nhưng thời thơ ấu sống với cha mẹ. Nếu cha mẹ giầu sang, thì dù số nó xấu, vẫn được ấm no. Còn như cha mẹ nghèo khó, thì dù số nó tốt, vẫn bị cơ cực. Đó là vận con phải thua vận cha.

- Bệ hạ kiến giải thực minh mẫn. Rộng hơn chút nữa, một người ở trong làng, dù số tốt hay xấu cũng phải chịu chung số phận của cả làng. Tỷ như hai người cùng số giầu. Một người sống trong làng giầu, thì của cải súc tích. Còn người sống trong làng khó, thì chỉ giầu so với người trong làng, nghĩa là kha khá vậy thôi.

- Trẫm hiểu rồi, khi người ta đi cùng thuyền, giống như ở trong cùng làng. Nếu hơn phân nửa người trong thuyền tận số, thì thuyền đắm. Số còn lại bị chết oan theo. Như vận một châu không có người chết, nhưng vận nước có binh ách, châu cũng chịu chung, ắt có nhiều người chết.

ST
tính ra cung Phúc tối quan trọng,thay đổi mộ có thay đổi cung phúc không mn nhỉ ?
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tử vi”