GIÚP LUẬN CHO LS CÓ 4 CUNG VCD!

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
Hình đại diện của thành viên
tutruongdado
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6235
Tham gia: 23:24, 13/11/10

TL: GIÚP LUẬN CHO LS CÓ 4 CUNG VCD!

Gửi bài gửi bởi tutruongdado »

Phụ Mẫu tại đất địa võng cũng thể hiện sự chia cách rồi. VCD cũng là 1 dạng không, tức có cũng như không. Cho thấy cu cậu này hơi thiếu hơi ấm cha mẹ. Như vậy là phụ mẫu cũng ứng rồi gì nữa. Tất nhiên cái không này yếu hơn Tuần triệt. Nếu Tuần Triệt thì sẽ mạnh hơn.

Bố sinh năm 68, Mậu Thân, lấy nhập quái vào cung Thân. Thân VCD gặp Tuần Triệt nên lấy Dần kết hợp cung chưa Thái Dương (cũng chính là Dần) để luận về bố.

Tuy nhiên, đây chỉ là sự tương tác bố - con. Tức là tình trạng của ông bố, sau khi cu cậu này được đẻ ra, và quan hệ giữa 2 cha con. Chứ để miêu tả chính xác người bố qua LS người con, thì hầu như là không thể.
Được cảm ơn bởi: Anna_T
Đầu trang

hanlap025
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 348
Tham gia: 18:58, 07/02/12

TL: GIÚP LUẬN CHO LS CÓ 4 CUNG VCD!

Gửi bài gửi bởi hanlap025 »

tutruongdado đã viết:VCD cũng là 1 dạng không, tức có cũng như không. Cho thấy cu cậu này hơi thiếu hơi ấm cha mẹ.
Vậy VCD gặp triệt thì sao tutruongdado ?
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
SƯ TỬ
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 853
Tham gia: 15:44, 19/11/13

TL: GIÚP LUẬN CHO LS CÓ 4 CUNG VCD!

Gửi bài gửi bởi SƯ TỬ »

tutruongdado đã viết:Phụ Mẫu tại đất địa võng cũng thể hiện sự chia cách rồi. VCD cũng là 1 dạng không, tức có cũng như không. Cho thấy cu cậu này hơi thiếu hơi ấm cha mẹ. Như vậy là phụ mẫu cũng ứng rồi gì nữa. Tất nhiên cái không này yếu hơn Tuần triệt. Nếu Tuần Triệt thì sẽ mạnh hơn.

Bố sinh năm 68, Mậu Thân, lấy nhập quái vào cung Thân. Thân VCD gặp Tuần Triệt nên lấy Dần kết hợp cung chưa Thái Dương (cũng chính là Dần) để luận về bố.

Tuy nhiên, đây chỉ là sự tương tác bố - con. Tức là tình trạng của ông bố, sau khi cu cậu này được đẻ ra, và quan hệ giữa 2 cha con. Chứ để miêu tả chính xác người bố qua LS người con, thì hầu như là không thể.
Xin cảm ơn bạn! Giúp mình làm luôn cái Đại vận của Cu này (4 cung VCD), mình luận như thế không biết có "loạn" không?mình gửi ls của Bố Cu để bạn dể luận vậy:

Hình ảnh
Rất mong bạn bỏ ít thời gian, giúp mình và các bạn chiêm nghiệm.Bạn nói chính xác thằng Cu này ít khi ở nhà ( nó đi liên tục,thậm chí không ngủ trưa!!!) Trân trọng!
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tutruongdado
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6235
Tham gia: 23:24, 13/11/10

TL: GIÚP LUẬN CHO LS CÓ 4 CUNG VCD!

Gửi bài gửi bởi tutruongdado »

Luận sơ sơ thế này nha:
14-23: vận tuần triệt, được bao bọc che chở, chăn ấm nệm êm, hầu như chẳng có gì đáng kể lắm.
24-33: Kình Dương độc thủ, hội phủ tướng và nhiều sát tinh, cũng hội Lộc Quyền, thì có nhiều sự táo bạo, táo bạo theo hướng tích cực. Tuy nhiên cũng khó có thành công lớn do vận VCD, Lộc Quyền xung chứ không phải tại cung vận, cũng không phải giáp hợp. Vận này đắc thái tuế, tam hợp phủ tướng, vẫn là cảnh yên bình, được cha mẹ bao bọc che chở. Tuy nhiên vẫn phải nói là vận này nhiều biến động trong sự nghiệp, khó có sự ổn định.
34-43: vận gặp Lộc Tồn, cũng VCD, nhưng bắt đầu có cái sự ổn định của Lộc Tồn. Vận này hội âm dương, nhưng thiếu tứ hóa kích phát. Nên vận này ít động, sự nghiệp mang chiều hướng ổn định, và cũng chưa có gì nổi trội lắm.
Sau 44 tuổi: gặp tử vi, chính là gặp vua, quý nhân. Tuy nhiên, tử vi này đi cùng đà la. Vua giúp mình, nhưng cũng phá mình, hại mình, chẳng biết đằng nào mà lần. Vận này bắt đầu gặt hái những thành quả, có căn cơ nhất định.
Còn thật sự phất, làm chủ, mạnh, có sự nghiệp, thì phải vận sau 54 tuổi.

LS này tuy là phản cách, nhưng không trọn vẹn, vì sát tinh tung tăng bay nhảy, và toàn nhảy vào những cung trọng yếu. Vì thế chìm nổi thất thường, thiếu ổn định, khó có thành công lớn. Vận hạn lại không thuận lợi.
Tuy nhiên có hóa vẫn hơn không. Nếu thiếu lộc quyền, số này chỉ có nước trộm cướp, giang hồ. Còn thêm tứ hóa vào, nên mới được chút hơn thiên hạ về hậu vận.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
SƯ TỬ
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 853
Tham gia: 15:44, 19/11/13

TL: GIÚP LUẬN CHO LS CÓ 4 CUNG VCD!

Gửi bài gửi bởi SƯ TỬ »

tutruongdado đã viết:Luận sơ sơ thế này nha:
14-23: vận tuần triệt, được bao bọc che chở, chăn ấm nệm êm, hầu như chẳng có gì đáng kể lắm.
24-33: Kình Dương độc thủ, hội phủ tướng và nhiều sát tinh, cũng hội Lộc Quyền, thì có nhiều sự táo bạo, táo bạo theo hướng tích cực. Tuy nhiên cũng khó có thành công lớn do vận VCD, Lộc Quyền xung chứ không phải tại cung vận, cũng không phải giáp hợp. Vận này đắc thái tuế, tam hợp phủ tướng, vẫn là cảnh yên bình, được cha mẹ bao bọc che chở. Tuy nhiên vẫn phải nói là vận này nhiều biến động trong sự nghiệp, khó có sự ổn định.
34-43: vận gặp Lộc Tồn, cũng VCD, nhưng bắt đầu có cái sự ổn định của Lộc Tồn. Vận này hội âm dương, nhưng thiếu tứ hóa kích phát. Nên vận này ít động, sự nghiệp mang chiều hướng ổn định, và cũng chưa có gì nổi trội lắm.
Sau 44 tuổi: gặp tử vi, chính là gặp vua, quý nhân. Tuy nhiên, tử vi này đi cùng đà la. Vua giúp mình, nhưng cũng phá mình, hại mình, chẳng biết đằng nào mà lần. Vận này bắt đầu gặt hái những thành quả, có căn cơ nhất định.
Còn thật sự phất, làm chủ, mạnh, có sự nghiệp, thì phải vận sau 54 tuổi.

LS này tuy là phản cách, nhưng không trọn vẹn, vì sát tinh tung tăng bay nhảy, và toàn nhảy vào những cung trọng yếu. Vì thế chìm nổi thất thường, thiếu ổn định, khó có thành công lớn. Vận hạn lại không thuận lợi.
Tuy nhiên có hóa vẫn hơn không. Nếu thiếu lộc quyền, số này chỉ có nước trộm cướp, giang hồ. Còn thêm tứ hóa vào, nên mới được chút hơn thiên hạ về hậu vận.
Xin trân trọng cảm ơn bạn! Minh chiêm nghiệm ý kiến của bạn để soi rọi cho các lá số khác (tại mình hay tò mò vậy mà!), để tìm ra hướng luận giải cho những ls có 4 cung VCD (rất khó luận), vì không mà có-có mà không, không biết đường đâu mà lần hehe..Từ lá số của Cu này, mình nhận thấy bạn luận giải rất logic và đúng tư tưởng của tử vi lý số!
Tuy nhiên, khi bốc Dịch số cho ls Cu này (do ông Thầy chuyên nghiệp luận), mình "cảm" thấy nó thuận với bình "loạn" của mình kể trên...Không biết đâu mà lần! Vậy ls Cu này có logic với ls của Bố không?
Trân trọng!
Cho mình thêm ít chữ: Thằng Cu này mới học lớp 9, nhưng bạn của nó toàn là Vận đông viên xe đạp (Vd: Trường Sơn..), Diễn viên (VD như: Huy Khánh..), Ca sỹ Roc (Vd: Tuấn Đạt..), một số người nước ngoài như: Mỹ, Úc, Sinhga...nó đã làm ra tiền từ CLB Cafe Xe đạp nghệ thuật LOOKY ở Tp lớn...và CLB ván trượt Q2.. không biết đâu mà lần...
Sửa lần cuối bởi SƯ TỬ vào lúc 23:25, 31/12/13 với 1 lần sửa.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tutruongdado
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6235
Tham gia: 23:24, 13/11/10

TL: GIÚP LUẬN CHO LS CÓ 4 CUNG VCD!

Gửi bài gửi bởi tutruongdado »

Lấy ngày giờ sinh, tính quẻ Bát Tự Hà Lạc:
Tiên Thiên: Sơn Hỏa Bí hào 1.
Sơn Hỏa Bí:
Trên là núi, dưới là lửa; lửa chiếu sáng mọi vật ở trên núi, như vậy làm cho núi đẹp lên, trang sức cho núi. Còn một cách giảng nữa: trong nội quái (vốn là quẻ đơn Càn) hào 2, âm, vốn ở quẻ đơn Khôn, thay vào hào 2 dương của quẻ đơn Càn, thành quẻ đơn Li, như vậy là tô điểm cho quẻ đơn Càn. Trong ngoại quái (vốn là quẻ đơn Khôn) hào trên cùng vốn ở quẻ đơn Càn, lại thay hào trên cùng của quẻ đơn Khôn, thành quẻ đơn Cấn. Nói cách khác, vắn tắt mà không sai mấy thì nội quái có một hào âm trang sức cho hai hào dương; còn ngoại quái có một hào dương trang sức cho hai hào âm, vì vậy mà gọi là quẻ Bí: trang sức. Vật gì cũng vậy: có chất, tinh thần; mà lại thêm v ăn, hình thức, thì tốt (hanh thông), nhưng nếu chỉ nhờ ở trang sức mà thành công thì lợi ít thôi. Thoán truyện bàn rộng thêm: âm nhu và dương cương giao với nhau, thay đổi lẫn nhau (tức hào 2 và hào trên cùng như trên mới giảng), đó là cái văn vẻ tự nhiên (thiên văn) của trời; còn cái văn vẻ nhân tạo (nhân văn) thì nên hạn chế (quẻ Cấn ở trên có nghĩa là ngăn, hạn chế), vì tuy nó có công giáo hóa thiên hạ, nhưng nhiều quá thì văn thắng chất, xấu. Đại tượng truyện còn khuyên: Việc chính trị nhỏ thì dùng trang sức được; còn việc quan trọng như phán đoán hình ngục thì đừng nên quả quyết, tô điểm thêm.
Vận 1-->9, hào 1:
Hào này dương cương, ở cuối cùng nội quái Li, tức như người có đức sáng suốt mà ở địa vị thấp nhất. Chỉ nên trau giồi phẩm hạnh của mình trong địa vị đó (ví như ngón chân, bộ phận thấp nhất trong thân thể), mà an bần, chịu đi bộ chứ đừng ngồi xe.

10-->15, hào 2:
Chữ tu ở đây nghĩa là râu, cũng như chữ tu: Hào này làm chủ nội quái Li, có công dụng trang sức cho quẻ Li, đặc biệt là cho hào 3 dương ở trên nó, cho nên ví nó như bộ râu trang sức cho cái cằm (hào 3). Nó phải phụ vào hào 3 mà hành động. Hào 3 có tốt thì tác động của hào 2 mới tốt, cũng như phải có cái cằm đẹp thì để râu mới thêm đẹp, nếu cằm xấu thì để râu càng thêm khó coi. Nói rộng ra thì bản chất phải tốt, xứng với sự trang sức; chất và văn phải xứng nhau.

16-->24, hào 3:
Hào này dương cương, đắc chính, lại ở trên cùng nội quái Li, có cái nghĩa rất văn minh; tượng trưng người có tài trang sức cho hai hào âm ở trên và dưới nó, tính rất đằm thắm với hai hào âm . Vì vậy mà nên coi chừng, đừng say mê vì tư tình, mà phải bền giữ chính đạo thì mới tốt, không bị người xâm lấn.

25-->30, hào 4:
Hào 4 âm nhu, ứng với hào 1 dương cương, cả hai đều đắc chính, tình ý hợp nhau, muốn trang sức cho nhau, nhưng bị hào 3 ở giữa ngăn cách, nên không trang sức cho nhau được, chỉ thấy trắng toát (trắng nghĩa là không có màu, không trang sức). Mặc dầu bị 3 cản trở, 4 vẫn cố đuổi theo 1, rốt cuộc 3 vốn cương chính, không phải là xấu, không muốn làm hại 4 và 1, cặp này kết hôn với nhau được.

31--> 36, hào 5:
Hào 5, âm nhu, đắc trung, làm chủ quẻ Bí; vì ;à âm nhu nên có tính quá tằn tiện, lo trang sức cái gì hữu dụng như vườn tược thôi, mà lại chỉ dùng tấm lụa nhỏ, mỏng cho đỡ tốn, cho nên bị cười chê, nhưng như vậy còn hơn là xa hoa, mà biết trọng cái gốc là sự chất phác, cho nên cuối cùng vẫn được tốt lành, có hạnh phúc cho dân .

37 --> 45, hào 6:
Hào này là thời cuối cùng của quẻ Bí, trang sức, màu mè đã cùng cực rồi; mà vật cực tắc phản, người ta lại trở lại sự chất phác, nên không có lỗi gì cả. Trong văn học sử, chúng ta thấy sau những thời duy mĩ quá mức, người ta lại “phục cổ”, trở lại lối văn bình dị, tự nhiên thời xưa. * Đại ý quẻ Bí này là có văn vẻ, có trang sức mới là văn minh, nhưng vẫn nên trọng chất hơn văn, lấy chất làm thể, lấy văn làm dụng, và không nên xa hoa, màu mè quá.

Hậu Thiên, Bát Thuần Cấn hào 4.
Bát Thuần Cấn
Quẻ này vốn là quẻ Khôn, lấy nét thứ ba, dương của quẻ Càn thay vào nét thứ ba, âm của Khôn mà thành một nét dương ở trên, hai nét âm ở dưới; nét dương ngưng lại ở trên, hai nét âm cũng bị chặn ở dưới, cho nên đặt tên là quẻ Cấn (ngừng). Trong thân thể người ta, đầu, cổ tay chân thường động đậy, chỉ có lưng là thường tĩnh; đó là nghĩa ba chữ: “cấn kì bối”. Hễ tĩnh thì không bị tình dục chi phối, không làm điều ác; tĩnh thì không nghĩ tới mình (bất hoạch kì thân), mà cũng quên cả người khác (như đi ở trước sân mà không thấy có người), tức là không phân biệt mình với người, như vậy thì không có lỗi. Thoán truyện giảng thêm: Lúc đáng ngừng thì ngừng, đáng đi thì đi (đi tức là biết tiến tới chỗ phải ngừng lại), động tĩnh đều hợp thời. Lại phải biết ngừng ở chỗ đáng ngừng, ví dụ cư xử với người cố đạt cho được đức nhân, đức tín, như vậy là biết ngừng ở chỗ đáng ngừng. Không phân biệt mình với người, coi nhân ngã chỉ là nhất thể (cũng như nội quái là Cấn, ngoại quái cũng là Cấn, cùng một thể với nhau, theo cách giải của Thoán truyện), đó là nghĩa sâu sắc của quẻ Cấn. Đại Tượng truyện khuyên người quân tử chỉ nên ngừng ở chỗ làm trọn bổn phận của mình và đừng trật ra ngoài bổn phận của mình (bất xuất kì vị).
46-->51, hào 4:
Hào này lên đến giữa thân mình, nó đắc chính (âm ở vị âm) biết lúc nên ngừng thì ngừng, tuy không làm được việc gì, nhưng không có lỗi.

52--> 57, hào 5:
Hào này lên tới mép, đắc trung, biết thận trọng lời nói, lúc nào không đáng nói thì không nói, nên không có gì hối hận.

58--> 66, hào 6:
Hào này ở trên cùng, làm chủ quẻ dương cương, có tính đôn hậu, biết lúc nào nên ngừng thì ngừng, tốt. * Phan Bội Châu nhận rằng trong Kinh Dịch có tám quẻ mà ngoại quái là Cấn, tức các quẻ: Bí, Bác, Đại Súc, Cổ, Di, Tổn, Mông và quẻ Thuần Cấn này. Mà hào trên cùng của tám quẻ đó đều tốt. Như vậy Kinh Dịch rất trọng núi, vì núi có đức “trọng hậu”.

67-->72, hào 1:
Hào âm này ở dưới cùng quẻ Cấn ví như ngón chân; lúc mới bắt đầu động mà biết cẩn thận, ngưng lại thì không có lỗi. Sở dĩ khuyên như vậy vì hào 1 bất chính (âm ở vị dương). Mà phải kiên nhẫn giữ chính đạo thì mới có lợi.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tutruongdado
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6235
Tham gia: 23:24, 13/11/10

TL: GIÚP LUẬN CHO LS CÓ 4 CUNG VCD!

Gửi bài gửi bởi tutruongdado »

Lấy quẻ bát tự hà lạc tại đây: http://tuvilyso.org/tool/battuhalac/" target="_blank

Hoặc dùng phần mềm TTSOFT STONE để có lời luận. Tất nhiên bát tự hà lạc mang tính chung chung, và định hướng, chứ không chi tiết và sâu sắc như tử vi.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
SƯ TỬ
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 853
Tham gia: 15:44, 19/11/13

TL: GIÚP LUẬN CHO LS CÓ 4 CUNG VCD!

Gửi bài gửi bởi SƯ TỬ »

tutruongdado đã viết:Lấy quẻ bát tự hà lạc tại đây: http://tuvilyso.org/tool/battuhalac/" target="_blank

Hoặc dùng phần mềm TTSOFT STONE để có lời luận. Tất nhiên bát tự hà lạc mang tính chung chung, và định hướng, chứ không chi tiết và sâu sắc như tử vi.
Xin cảm ơn bạn! Thực sự là mình rất thích, nhưng đọc " hiểu chết liền", từ ngữ của Dịch giống Triết, đọc xong suy tư cả đêm (do không có chuyên môn) mong bạn "dịch" cho mình đươc không?
Trân trọng!
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nhimkid
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2652
Tham gia: 10:35, 08/07/13

TL: GIÚP LUẬN CHO LS CÓ 4 CUNG VCD!

Gửi bài gửi bởi nhimkid »

a tutruongdado cho e hỏi thêm tí, tại sao cách cục Tham vũ sửu mùi dù có 4 cung vcd, đặc biệt là Di vcd, nhưng vẫn làm ăn tung hoành được trên thương trường nhỉ, lúc đó Di lấy lực từ đâu?? từ Nhật Nguyệt chiếu ạ?
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
SƯ TỬ
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 853
Tham gia: 15:44, 19/11/13

TL: GIÚP LUẬN CHO LS CÓ 4 CUNG VCD!

Gửi bài gửi bởi SƯ TỬ »

nhimkid đã viết:a tutruongdado cho e hỏi thêm tí, tại sao cách cục Tham vũ sửu mùi dù có 4 cung vcd, đặc biệt là Di vcd, nhưng vẫn làm ăn tung hoành được trên thương trường nhỉ, lúc đó Di lấy lực từ đâu?? từ Nhật Nguyệt chiếu ạ?
Bạn có câu hỏi rất hay, pos lá số lên cho mọi người cùng bình "loạn" nhỉ! Thân
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tử vi”