Liệu có thể thay đổi được định mệnh???

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Liệu có thể thay đổi được định mệnh???

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

anhtuantrancer đã viết:Cháu chào chú Tây Đô, cháu xin nhờ chú xem dùm cháu đường công danh và đường tình duyên với ạ, năm nay cháu ra trường và bắt đầu đi làm, đến bao giờ cháu có thể lập gia đình được ạ? Cháu xin cảm ơn chú. Kính chúc chú có nhiều sức khoẻ ạ.

Hình ảnh
Cậu tham vũ đồng hành, khôi lộc ấn song đức thủ mạng, triệt án ngữ, thông minh sáng dạ học hành thuận lợi, đầu mặt có tỳ vết thương tích, có lộc tồn tả hữu long phượng khoa việt hội chiếu, nhiều tài năng hiểu biết và có lòng nhân hậu thương người. Thân cư tài liêm phá hãm, cung phúc bị không kiếp xâm phạm, khó giàu lớn, tuy nhiên nhờ song lộc hội chiếu nên thường được giúp tiền, bản thân tự làm ra thì khó giữ, tiền hết lại có. Cung quan lộc tồn tử sát thiên không, cậu có thể làm ngành tài chính kinh tế, có đào hồng hỉ nên dễ kiếm việc làm, có thiên không nên sẽ đổi chỗ làm 1-2 lần. Vì thân cư tài và cung phúc hãm nên cậu không nhận được nhiều sự hỗ trợ từ họ hàng, khó có danh phận địa vị cao, tuy nhiên nếu cố gắng cũng có những thành công nhất định vì cậu có thực tài. Cung thê thiên phủ tuần không, không kiếp thiên không hội chiếu, hôn nhân không thuận, ít ra cũng 2 vợ, cuộc sống ít tình cảm và bất hòa thường xuyên. Nếu sau 30 tuổi lấy vợ thì có thể tốt.
Nên lánh dữ làm lành, tu nhân tích đức, không lợi mình hại người, tránh sát sinh, tránh làm các việc tổn âm đức, làm từ thiện, cúng chùa bố thí phóng sinh...sẽ hóa giải được những điều bất lợi của lá số và an nhàn khá giả.
Được cảm ơn bởi: anhtuantrancer

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Liệu có thể thay đổi được định mệnh???

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

CHƯƠNG VI
TƯỚNG TRẠNG LUÂN HỒI

1- GỢI ĐỀ.

Trở lên đã nói rõ quan hệ giữa nghiệp và quả. Do đó, vấn đề lại được đặt ra là: quan hệ đó căn cứ trên tướng trạng luân hồi như thế nào? Nói cách khác, cái lịch trịch di chuyển đời qua đời khác, và tiến lên luân chuyển trong các cảnh giới khác nhau như thế nào?
Trưng theo Phật giáo nguyên thủy thì dĩ nhiên thừa nhận sự thật luân hồi, song sự thuyết minh về lịch trình cụ thể của nó thì vẫn chưa chính xác, bởi lẽ cũng như các vấn đề khác, vấn đề cũng có nhiều cách giải thích bất đồng. Trong cuốn Nguyên Thủy Phật Giáo Tư tưởng Luận, tôi đã cố gắng một cách miễn cưỡng giải thích nó theo lập trường của Phật giáo nguyên thủy; nhưng tôi nhận thấy vẫn còn nhiều điểm có thể giải thích thêm.
Vấn đề này, đến bộ phái Phật giáo, tuy đã phát sinh nhiều dị luận, nhưng nếu nói mộ cách tóm tắt thì, như đã nói ở trên, chia thành hai phái cơ giới chủ nghĩa và sinh cơ chủ nghĩa. Tuy nhiên, trên đại thể, trong A-tỳ-đạt-ma, cái phương pháp giải thích rất có thế lực là thực tại luận hóa và cơ giới hóa. Đó là điểm ta cần phải hiểu trước hết.

2- SINH HỮU, BẢN HỮU, TỬ HỮU.

Theo thuận tự, tôi tưởng trước bắt đầu hãy bắt đầu từ khoảng một đời. Để tiện lợi, ta hãy lấy cõi người làm trung tâm để luận cứu.
Con người trước phải có một thân phận nhất định để thác thai rồi mới sinh ra đời. Nói theo thuật ngữ, thân phận được gọi là sinh hữu. Ở cảnh giới này, bất luận về tâm lý hay vận mệnh, đều thoát khỏi trạng thái hổn độn, nhưng khả năng tính của nó, đối với đẳng lưu quả của tiền nghiệp, tích tính tâm lý hay dị thục quả, đã mang một vận mệnh nhất định rồi, cứ xem sự trình bày trong tiết trước cũng dễ hiểu sự thực này. Từ đó, đứng về phương diện hậu thiên, tích tập kinh nghiệm, do nghiệp đời trước và nghiệp tân tạo, dưỡng thành tính cách mới để chịu nhiều vận mệnh khác nhau, là bản hữu. Đến khi thọ mệnh hết mà gần chết, là tử hữu. Đến đây, vấn đề được đặt ra cho các bậc A-tỳ-đạt-ma Luận sư là: cái chết của con người do nghiệp đời trước mang lại là thọ mệnh có nhất định, hay trong đó có sự bất tử? Về vấn đề này, giữa các bộ phái, cứ theo Bà sa (quyển 151, Đại chính, 27, trang 771, thượng) Thí các Thí Dụ Sư chủ trương cái chết phải đến ngẩu nhiên (tức do nghiệp). Theo Tôn Luân luận thì Thuyết Giả Bộ cũng cho rằng “không có cái chết phi thời – không đúng lúc – do nghiệp đời trước dẫn đến”. Cái nguyên nhân đưa đến cái chết của con người như thế nào? Tất cả đều muốn giải thích là do nghiệp đời trước quyếtt định. Lại theo Luận sự thì Vương Sơn Bộ, Nghĩa Thành Bộ v.v…chủ trương “Hết thảy đều do nghiệp – K. V XVII, 3”, như vậy cũng không thừa nhận chết là ngẩu nhiên. Hai phái trên đây chủ trương “với A-la-hán, không có cái chết ngẩu nhiên – K. V. XVII, 2”. Trên thường thức, Thượng Tọa Bộ Hệ Nam phương vẫn thừa nhận có chết phi thời. Điều này, cứ xem sự phê bình chủ trương cho tất cả đều do tác dụng của nghiệp, là dị đoan, thì đủ rõ. Điểm rất thú vị là Thi Thiết luận thuộc Hữu-bộ, Thanh Tịnh Đạo luận thuộc Thượng Tọa Bộ Nam phương, hay A-tỳ-đạt-ma pháp yếu luận, có đưa ra bốn loại chết và, trên đại thể, đều nhất trí. Thứ nhất, vì nghiệp lực cảm thọ quả dị thục đã hết; thứ hai, vì nghiệp lực tài phúc đã hết (như chết đói, chẳng hạn); thứ ba, vì cả phúc và thọ đều đã hết; thứ tư, dù phúc thọ chưa hết mà bỏ thọ nghiệp, hoặc vì tai hoạnh mà chết. thứ hai và thứ tư là thừa nhận chết phi thời. Nhất là trong Bà sa quyển 151, nói về sự chết yểu và trung bình, có đưa ra những nguyên nhân như; không tu phạm hạnh (đa dâm), không ăn đúng cách, đúng lượng, không chĩu nghe lời thầy thuốc, không chịu uống thuốc, không tránh tai ách đùa nghịch ngoài đường (như các anh hùng xa lộ ngày nay chẳng hạn) v.v… Chúng hữu tình ở Dục giới, trừ những người đặc thù (Phật, Luân vương, tối hậu, thân Bồ tát, những người thọ mang thai các bậc trên, những người chịu ở địa ngục, những người ở Bắc châu và những người được Phật thụ ký v.v…) còn thừa nhận tất cả đều có khả năng tính hoạnh tử (Câu xá, quyển 5, Bà sa, quyển 151, Đại chính, 27, tr. 771, hạ). Vấn đề thọ mệnh đối với con người là một vấn đề rất thống nhất, đồng thời, sự sống chết có một tác dụng lực bất khả tư nghị, cho nên mới phát sinh những vấn đề như thế. Mà về phương diện không thừa nhận chết phi thời, vì có sự nguy hiểm sa vào Túc Mệnh luận, bởi thế, vẫn thừa nhận nguyên hậu thiên, về Nghiệp luận tuy không hơi triệt để, nhưng vẫn là tưởng pháp gần với chân lý của Phật: theo tôi, đại khái ta có thể nhận định như vậy.

3
- TRUNG HỮU.

Như vậy, sinh mệnh dần dần đi đến tận cùng mà mất thọ noãn thức là tử vị chính là luậc đề rất trọng đại về luân hồi. Vấn đề là: cái tướng trạng giữa tử vị và sinh hữu như thế nào? Vấn đề này tuy có phương pháp thuyết minh, nhưng nhận xét về hình thức, hữu tình ở thời kỳ đổi thân phận để chuyển sinh thì vấn đề trạng thái trong thời kỳ chuyển hoán đó như thế nào, đối với việc thuyết minh như luân hồi, nó ý nghĩa rất trọng đại. Phật giáo nguyên thủy thuyết minh vấn đề chuyển sinh thì dễ hiểu, nghĩa là hữu tình chết là do nghiệp đời trước, chết rồi được sinh vào một cõi nào đó trong ba cõi hoặc năm cõi. Nói một cách đơn giản, về phương diện triết học, ngũ uẩn của người ta, lúc đó, tùy theo nghiệp, biến hóa đến một cõi tương đưong, đó là chuyển sinh, chứ chưa khảo sát đến phương diện sâu xa là trạng thái trung gian. Song, quan sát dần dần khi tiến đến điểm biến chuyển sinh thành cụ thể để thuyết minh, từ lúc chết đến khi thác thai vào một cõi khác khoảng thời gian ấy bao nhiêu và dung một hình thái nào để sinh hoạt, thì không thể không đi đến những cách thuyết minh bất đồng. Chiếu theo Số luận, nhất là phái Số luận lập riêng cái gọi là tế thân ngoài thô thân làm chủ luân hồi, thì về phương diện xử lý vấn đề luân hồi cụ thể, thật đã là phương pháp thuyết minh rất tiện lợi. Phật giáo, dĩ nhiên, là Vô ngã luận, bởi thế không thể thừa nhận cái gọi là tế thân như của Số luận được. Cứ theo các kinh điển nói, tuy có tính cách thần thoại, thì chúng sinh thác thai khi cha mẹ hòa hợp phải lấy sự hiện tiền của Kiện-đạt-phọc là điều kiện, mà Kiện-đạt-phọc, thật ra là một thứ linh thể, nếu bảo nó là một trạng thái trung gian giữa lúc chết và sinh thì cũng có thể được. Vấn đề này, đến thời đại bộ phái, đã trở nên cực trọng yếu và cũng chia thành hai phái, một cho là có trung gian thái, một bảo không có trung gian thái và giữa hai phái đã triển khai nhiều nghị luận rất sôi nổi. Nói theo thuật ngữ, trung gian thái đó được gọi là trung hữu và vấn đề có hay không có trung hữu đã trở thành vấn đề cực đại của Luân hồi luận.
Chiếu theo các văn hiến thì Đại chúng bộ, Hóa địa bộ (Tôn Luân luận), và các nhà Phân biêt luận (Bà sa, quyển 69, Đại chính, 27, trang 356, hạ), chủ trương không có Trung hữu. Thành-thật-luận (quyển 3, Vô trung ấm phẩm 2) và Xá-lợi-phất A-tỳ-đàm luận (quyển 12, Đại chính, 28, trang 608, thượng), đều thuộc phái không thừa nhận Trung hữu).
Còn nữa, theo Luận sự, Thượng Tọa Bộ Nam phương đều là các nhà Vô Trung hữu luận (K, V. VIII, 2). Đối lại các phái trên mà thừa nhận có Trung hữu, theo Phật Âm, là Đông sơn bộ, Chính lượng bộ (K. V, VIII, 2), nhất là Hữu-bộ, vốn là các nhà thực tại chủ nghĩa, cho đến Bà sa luận v.v… đều chủ trương có Trung hữu.
Trước hết hãy bàn đến các nhà Vô Trung hữu luận. Vì thuyết có Trung hữu phát khởi trong Phật giáo giới, cho nên chủ trương của nó đại là tiêu cực. Tức là các nhà chủ trương có Trung hữu dẫn dụng các Khế kinh mà cho rằng đức Phật nhận có Trung hữu, và chỉ lấy sự trích việc giải thích bất đồng các câu kinh làm chủ. Điểm này là thể tài nghị luận của Bà sa, quyển 619, và Câu xá, quyển 8, chủ yếu của luận đề là Phật có nói ba cõi, năm đường (hay sáu đường) nhưng tuyệt không nói đến cõi Trung hữu hay đường Trung hữu (K, V, VIII, 3). Trung hữu, nếu là một thứ sinh hoạt thể, thì lẽ phải có cảm giác (xúc) mà nếu đã có cảm giác thì là sinh hữu chứ không cần phải nói trung hữu làm chi. Còn nếu bảo không có cảm giác thì không khác gì hư vô. Bất luận nói cách nào, ngoài sinh hữu ra không cần phải lập thêm trung hữu nữa. Như đâm vào chân, cảm thấy đau đầu, tuy ở chân, tâm chưa tiến đầu, nhưng điều đó há không phải có cảm ứng sao (Thành Thật quyển 3, Vô trung ấm phẩm 25)? Đó là căn cứ của Vô Trung hữu luận được biểu hiện trong Luận sự và Thành Thật. Đặc biệt thú vị là Câu xá (quyển 9) còn dẫn dụng chủ trương của các nhà Phân biệt luận. Theo họ thì từ cõi đời này di chuyển sang một cõi đời khác cũng như hình với bóng, nếu giữa hình và bóng có khoảng cách thì giữa đời này và đời kia cũng có gián đoạn, bởi thế, không cần phải lập ra vị liên tục. Huống nữa, theo kinh nói thì những kẻ cực ác phải đọa địa ngục tức khắc, cứ xem thế thì thấy đọa địa ngục không cần có trung gian thái. Ở đây, ta thấy đã mất hẳn cái ý nghĩa nhất ban về sự tồn tại của Trung hữu. Nếu khảo cứu điểm nàytrên văn hiến thì như Xá-lợi-phất-a-tỳ-đàm luận quyển 12 cũng có cùng một chủ trương: đó là điểm ta nên chú ý. Tóm lại, phái này đem nguyên lý luân hồi được nói trong kinh, như “có nghiệp báo, không người làm, ấm này hết, ấm khác nối theo” chiếu theo văn tự để giải thích, muốn không thừa nhận có trung gian đặc thù nào khác. Song, theo sự nhận xét của tôi, quan điểm này, có thể nói, phù hợp của chân nghĩa Phật giáo nguyên thủy.
Đối lại, về phía chủ trương có Trung hữu thì cùng với Số luận có chỗ liên hệ, vả lại, muốn đứng trên lập trường thế tục để đưa ra một cơ sở, mà cơ sở đó cũng vẫn lại là những lời trong các kinh. Chẳng hạn như Thất hữu kinh, Kiện đạt phọc kinh, Chưởng mã tộc kinh, và Ngũ bất hoàn kinh v.v… Tóm lại, muốn lợi dụng các câu kinh mà bảo là có một loại du hồn thể. Theo chỗ nhận xét của tôi, quan điểm này không biết có đại biểu được cho chân ý của Phật không, nhưng đứng về phương diện tín ngưỡng thông tục mà nói, thì nó vẫn có một ý nghĩa tồn tại. Dưới đây, tôi tưởng nên nói rõ qua vể điểm này.
Trước hết hãy nói về hình trạng của Trung hữu. Tùy theo các cõi mà sự thụ sinh của Trung hữu mang hình trạng hình trạng khác nhau. Như thụ sinh làm ngựa thì mang hình ngựa, làm trâu thì mang hình trâu v.v… Tựu trung, Trung hữu thụ sinh cõi người ở Dục giới thì sinh hình trạng giống như đứa trẻ năm, sáu tuổi, các căn đều đầy đủ (Trung hữu của Bồ tát giống như người lớn, đủ ba mươi hai tướng; Trung hữu ở Sắc giới thì hình tượng giống như Bản hữu, và có mặc áo; ở Vô sắc giới không có Trung hữu). Song, những yếu tố tổ chức của Trung hữu, vì cực kỳ nhỏ nhiệm, như tế thân của Số luận chẳng hạn, nên không phải người thường có thể thấy được, duy chỉ có các bậc Thánh và những người đã được Thiên nhãn thông hay các bậc tương như thế mới có thể thấy được. Nghiệp thông và chuyển rất nhanh, tất cả núi sông, đất liền biển cả đều không thể làm trở ngại, bởi thế, trên thực tế, đại khái có thể là siêu việt không gian. Nhưng Trung hữu mang cái đương thể đó trong thời gian bao lâu,và trong thời ấy, sự sinh hoạt như thế nào? Về thời gian thì giữa các bậc luận sư của Hữu-bộ có nhiều dị luận. Bà sa, quyển 70, bảo Thế Hữu cho tối đa là bảy ngày, nếu quá thời hạn ấy mà không được Sinh hữu thì trong Trung hữu cũng có sống, chết. Thiết ma đạt đa thì bảo nhiều nhất là bốn mươi chín ngày. Còn Đại đức lại cho là vô hạn định (Đại chính, 27, trang 316, cột giữa; Câu xá, quyển 9). Trong thời gian này, vật thực của Trung hữu là hương. Do đó, mà Trung hữu còn được gọi là Tầm hương (tìm mùi thơm). Kiện-đạt-phọc tuy là sự tồn tại thần thoại ở thời đại Phệ Đà, nhưng có liên quan đến kết hôn, từ đó bỗng biến thành nghĩa du hồn, cái gọi là Gandha-arv, cuối cùng đã sản sinh ra Ngữ nguyên luận. Thời gian giữ hình trạng Trung hữu lâu hay mau là do ở nghiệp đời trước và cha mẹ tương lai, lấy sự gặp gỡ làm cơ duyên, nếu là con gái thì đối cha thì cảm thấy thương mến, đối với mẹ cảm thấy ghét; còn nếu là con trai thì đối với mẹ cảm thấy thương yêu, đối với cha cảm thấy ghét, cuối cùng lấy đó làm nơi an trụ: đó là thác thai. Lúc ấy, do sự chiêu cảm của nghiệp thông dù có cách xa nghìn vạn dậm đi nữa thì chỉ trong nháy cũng đến nơi; không một sức gì làm trở ngại được. Song, ở đây, vấn đề được đặt ra là: thân Trung hữu cứ nhất định như thế để thụ thân Bản hữu, hay nửa đường có thể chuyển hoặc không thể chuyển? Về vấn đề này, Thí Dụ Sư chủ trương hết thảy nghiệp có thể chuyển, cho nên Trung hữu cũng có thể chuyển (Bà sa, quyển 69, Đại chính, 27, trang 359, cột giữa). Nhưng, Hữu-bộ bảo: giới (cõi), thú (đường), xứ (nơi chỗ) đều không thể chuyển (Bà sa, như trên; Câu xá, quyển 9, bài tụng; “Trung hữu không thể chuyển”). Bà sa, quyển 70 (Đại chính, 27,trang 360, cột trên) nói rằng hữu tình tạo nghiệp cha mẹ không có nhất định. Nói một cách đại thể, đàn ông, đàn bà tuy có nhất định làm cha mẹ, nhưng cũng có khi họ dời xa chỗ ở thì không có cách nào chuyển đến người khác được. Như nói: “Nếu với cha mẹ có thể chuyển thì liền đi đến chỗ cha mẹ khác hòa hợp kết sinh. Nếu với cha có thể chuyển, với mẹ không thể chuyển thì người đàn bà kia tính dù có trinh khiết, giữ gìn năm giới, đầy đủ uy nghi đi nữa cũng phải cùng với người đàn ông khác hòa hợp để cho Trung hữu có nơi kết sinh ngay. Nếu với mẹ có thể chuyển, với cha không thể chuyển, thì người đàn ông kia tính dù hiền lương, giữ gìn năm giới, đầy đủ uy nghi đi nữa cũng phải với người đàn bà khác hòa hợp để cho Trung hữu có nơi đến kết sinh ngay”. Tuy có thể nói như thế, nhưng nếu giải thích thêm, thì cha mẹ duy chỉ vì khoái lạc mà giao hội, trong đó thật đã biểu minh sự hoạt động lớn của ý chí muốn sống rồi. Tiêu Bái Ân Hào Uy Nhĩ bảo trong thanh niên nam nữ chỉ là cái hồn vì con cháu mà thôi,có thể nói, đây là điểm tương đồng rất lý thú. Như thế lúc mới thác thai là bắt đầu thụ sinh. Cái quá trình từ đó đến khi xuất sinh, do chủng loại hữu tình mà có khác nhau, nhưng ở cõi người thì trải qua năm giai đoạn ở trong thai. Năm giai đoạn ấy là: 1- Yết-lạt-giám (hai giọt tinh huyết kết hợp lại), tức bảy ngày đầu; 2- Ngạch-bộ-đàm (thành mụt nhỏ), tức bảy ngày thứ hai; 3- Bế-thi (máu, thịt), tức bảy ngày thứ ba; 4- Kiện-nam (thành thịt cứng), tức bảy ngày thứ tư; 5- Bát-la-xa-khư (thành chi tiết), tức bảy ngày thứ năm. Từ đó trưởng thành dần cho đến khi xuất sinh. Theo tôi, thuyết năm giai đoạn này là giới y học thời bấy giờ đề xướng, Phật giáo bất quá chỉ thu dụng nó mà thôi. Sự xuất sinh này, như đã nói ở trên, do nghiệp đời trước và nghiệp tân tạo mà hình thành những tính cách khác nhau, tao ngộ những vận mệnh bất đồng, để rồi cuối cùng chết đi và sinh trở lại: đó là tướng trạng của sự luân hồi.

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Liệu có thể thay đổi được định mệnh???

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

bác tây đo hiểu về đạo giáo chỉ giùm em về luân hồi , nhiều tranh luận nên em mới quay đầu là bến vẫn chưa hiểu thấu được những biện luận sinh tử luân hồi

long.dinh
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 45
Tham gia: 13:05, 09/04/11

TL: Liệu có thể thay đổi được định mệnh???

Gửi bài gửi bởi long.dinh »

Cháu chào chú Tây Đô, đầu tiên xin chúc chú có nhiều sức khoẻ.
Cháu mong chú bớt chút thời gian ngó qua lá số của cháu và nếu có duyên thi xin chú luận giải dùm cháu ạ.Cháu xin cám ơn chú.
Ngoài ra cháu cũng mong các cô các bác đã nhìn qua lá số của cháu có thể cho cháu vài lời được không ạ. Cháu xin cám ơn.
Hình ảnh

dinh thuy linh
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 16
Tham gia: 21:26, 05/04/11
Đến từ: ha noi
Liên hệ:

TL: Liệu có thể thay đổi được định mệnh???

Gửi bài gửi bởi dinh thuy linh »

chú ơi đừng bỏ qua cháu ạ,chú giúp cháu giải giúp cháu lá số của gđình cháu với ạ,Cháu mong tin chú mỗi ngày chú ơi,hic

thuyha1403
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 30
Tham gia: 22:35, 29/06/10

TL: Liệu có thể thay đổi được định mệnh???

Gửi bài gửi bởi thuyha1403 »

https://lyso.vn/lasotuvi/0/063027 ... phodem.jpg" target="_blank
<img src="https://lyso.vn/lasotuvi/0/063027 ... phodem.jpg" />
Hình ảnh

Thưa thầy- kính nhờ thầy xem giúp em

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Liệu có thể thay đổi được định mệnh???

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

thuyha1403 đã viết:https://lyso.vn/lasotuvi/0/063027 ... phodem.jpg
<img src="https://lyso.vn/lasotuvi/0/063027 ... phodem.jpg" />
Hình ảnh

Thưa thầy- kính nhờ thầy xem giúp em
Cô này tiền vận khá tốt nhờ cách liêm phá hãm song hao tuần không, xương khúc quyền lộc mã hội chiếu . Điều cấm kỵ ở đây là thân cư di tướng hãm ngộ triệt, mạng lại có xuơng linh kỵ, về hậu vận nhiều bất lợi. Đây là cách của người phạm nghiệp sát sinh khá nặng trong tiền kiếp, các vong linh thù oán theo ám và quấy nhiễu trả thù đòi mạng. Làm thần kinh bất an, đau ốm bệnh hoạn. Tất nhiên ảnh hưởng đến đường con cái.
Muốn hóa giải oan nghiệt thì tụng kinh A Di Đà, kinh Phổ Môn, chú Đại bi, phóng sinh thường xuyên, cúng chùa lễ Phật... hồi hướng công đức cho các vong linh ấy để họ được siêu thoát, thường xuyên lạy sám hối hồng danh chư Phật thì dần dần sẽ cải thiện được cuộc sống. Điều tối kỵ là chớ nên dùng bùa phép trấn yểm các vong linh ấy, hậu quả sẽ rất xấu. Mình có nợ nần thì nên trả dần mới giải quyết được oan nghiệt. Mời cô vào topic này:Cúng chùa, bố thí, phóng sinh...làm gì?
Được cảm ơn bởi: thuyha1403

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Liệu có thể thay đổi được định mệnh???

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

[quote="kunkunlina"]bác ơi bác bỏ qua cháu 2 lần rồi mong có duyên được bác giúp đỡ và bác xem lá số mà đúng của cháu liệu có hợp ngành tài chính ngân hàng không ạ hay các ngành kinh tế cũng được vì cháu đang mong định hướng được ngành học của mình
Cháu cao 1.53 (lớp 10) có vẻ nhỏ con, da ko trắng ko đen mà đỏ ( ai cũng nói thế), mặt dài- không tròn hay đầu to gì đó ( theo cháu thấy vậy) mắt kém, con bị cận nặng
Người ít bệnh tật, mắt kém nhất, ít bệnh, bệnh thường nhẹ và chóng khỏi
Ba mẹ nhìn ngoài thì hòa hợp nhưng dường như có chuyện bên trong.
Hồi nhỏ hay ương bướng cãi lời cha mẹ
Có 3 chị em trai: chị em không hợp tính nhau lắm khi cháu còn nhỏ giờ thì yên ổn hơn rồi.
Một số sự kiện mà con nhớ rõ nhất.
khoảng 5,6 tuổi dương bị chó cắn và có chuyển nhà, có lần suýt bị bắt cóc( ý này có vẻ hơi thừa)
6 tuổi dương bắt đầu bị cận 1 độ ( lớp 1) cấp 1 cận tăng nhanh nhiều, lên cấp 2 bớt lại
Cháu học hành cũng khá, hiểu bài tốt.
Rất dễ bị bạn tác động như chơi dễ bị ảnh hưởng tính tình thói quen cách suy nghỉ.
Tính tình: nhút nhát, nhiều lúc tự ti mặc dù vẫn có thể tự ý thức bản thân mình.
Đặc biệt con hay vướng vào chuyện tình cảm, hầu như là đơn phương biết là người đó không thích mình vẫn thích nhưng không phải dạng sâu đậm lắm
THi tuyển sinh vừa rồi đậu điểm khá cao vào giữa năm 2010.
Lá số sau 17h:

Hình ảnh
Đây là lá số thích hợp với những đặc điểm trên.

Cháu gái thái âm hãm thủ mạng, diêu kỵ hình hổ hội chiếu tất nhiên mắt bị cận khá nặng, tính nhút nhát thụ động, thân cư di thiên đồng hãm ngộ tuần thì tính hay thay đổi không kiên định, nhân hậu thương người và hiền lành. Mạng có hóa kỵ thì khá miệng lưỡi khôn nhà dại chợ. Cung quan lương quyền hình hổ ngộ triệt, mệnh có lộc tồn thì có thể học ngành kinh tế tài chính ngân hàng đều hợp, tuy nhiên bị triệt thì công danh chậm, sẽ lận đận thời gian đầu, cung phúc không quá sáng sủa nên khó tham vọng địa vị xã hội, nên cố gắng làm nhân viên mẫn cán, không đua chen giành ghế sẽ tốt. Cung tài nhật hãm thì không giàu lớn, nhờ lộc mã giao trì cung thân, mệnh có lộc tồn nên cũng khá giả, hay được hỗ trợ tiền bạc và nguồn tiền đều đặn hết lại có. Cung phu khá tốt, chồng đẹp trai khá giả có học vấn, nhiều râu da trắng hơi cao không mập. Có quen biết đi lại trước hôn nhân. Có đứa con khá giả thành đạt.
Số này tốt, tuy nhiên tài lộc công danh hơi muộn, nên kiểm soát ngôn ngữ, ít muốn biết đủ, tu nhân tích đức lánh dữ làm lành, cúng chùa bố thí phóng sinh, tránh làm những việc trái đạo đức... sẽ được hưởng hạnh phúc khá giả.
Được cảm ơn bởi: kunkunlina

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Liệu có thể thay đổi được định mệnh???

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

dontcry_forme đã viết:
Chú ơi hôm nọ cháu cũng gửi lá số này cho chú một lần rùi nhưng có lẽ chú đang bận việc nên chưa xem được. Cháu kính gửi chú lá số của cháu 1 lần nữa. mong chú bớt chút thời gian xem cho cháu chú nhé

dontcry_forme đã viết:

Hình ảnh
Cậu liêm phủ thủ mạng thân, tuần án ngữ hóa khoa xung chiếu. Đây là cách sinh bất phùng thời, nhiều tham vọng ước muốn cao xa, thông minh hiểu biết nhiều kiến thức, do không gặp thời nên đành an phận thủ thường. Cung phúc tham hãm, cung quan vũ tướng thì có thể làm các ngành nghề về tài chính kinh tế, có song hao thì thường di chuyển nhiều, khôi tuần không thì dù có bằng cấp cũng bỏ không, không được trọng dụng, khó tham vọng địa vị. Cung tài tử vi đơn thủ, có vũ phủ hội nên dễ làm ra tiền, hay gặp cơ hội tài lộc, nguồn tiền đều đặn nhưng không giàu lớn, khá giả. Cung thê phá hãm thiên mã, nếu kết hôn sớm dễ xảy ra đổ vỡ và tái hôn 1-2 lần, dễ lấy dễ bỏ.
Số cậu ít khi vừa lòng toại ý, âu cũng do tiền kiếp đè nén càn trở ít chịu giúp đỡ người ta tạo lập công danh, lại chia rẽ hôn nhân, phụ tình ruồng rẫy nên lãnh hậu quả. Nên tu nhân tích đức, cố gắng làm tốt bổn phận trách nhiệm của mình, lánh dữ làm lành, không lợi mình hại người, àm từ thiện, cúng chùa bố thí phóng sinh ...sẽ có cuộc sống an nhàn khá giả.

Hình đại diện của thành viên
angel90
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 88
Tham gia: 22:29, 23/03/11

TL: Liệu có thể thay đổi được định mệnh???

Gửi bài gửi bởi angel90 »

Bác Tây Đô ơi, cháu đã theo dõi bác luận giải lâu rồi, nhưng có một thắc mắc nhỏ. Mong bác giải thích dùm cháu.
+ Cuối mỗi bài luận của bác, bác thường tóm tắt lại : số này khá tốt, tốt, trung bình, không nói gì có nghĩa là xấu ... Như vậy theo quan điểm của Bác như thế nào gọi là tốt, tốt ở đây là giúp cho đương số có cuộc sống xứng ý toại lòng, về tiền bạc, công danh, sự nghiệp hay về tất cả các mặt của đương số, có thể đương số không phải quá giàu có, chức lớn nhưng về các mặt khác như tai nạn, gia đình, bạn bè... thì tổng cộng lại thì mới gọi là Tốt.
+ Về công danh và tiền tài bác thường dùng từ rất khá giả, khá giả, giàu có . Bác có thể phân lượng của 3 khái niệm trên được không ah. Tại vì cháu chưa rõ thế nào là giàu , thế nào là rất khá, và khá giả.

Đã khóa

Quay về “Luận giải Tử vi”