Mệnh Cự môn (H) gặp Địa kiếp và Triệt :(

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
Khanhnguyen2410
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 324
Tham gia: 08:22, 05/02/23

Re: Mệnh Cự môn (H) gặp Địa kiếp và Triệt :(

Gửi bài gửi bởi Khanhnguyen2410 »

Long Đức đã viết: 07:35, 28/05/24
Khanhnguyen2410 đã viết: 22:19, 27/05/24 Em cảm ơn Anh Long Đức nhiều lắm. Theo em biết khi Anh xem vận, anh xem tiểu hạn và lưu niên thái tuế. Không biết có cần phải đến sinh nhật thì mới đổi cung tiểu hạn không hay là qua năm anh sẽ đổi cung tiểu hạn luôn?
Tự hỏi, các Lưu tinh an theo năm hay là phải qua sinh nhật mới an nó. Chúng vốn được an theo Năm, vậy nói lên điều gì? Là khi vào năm mới thì chúng, các Lưu tinh đã "vận hành".

Còn Tiểu Hạn là gì? Nó là Hạn của 1 năm nào đó, như năm 2024 là năm Thìn, tức là Hạn của năm Thìn, chứ không phải Hạn của (số) “Tuổi”. Thế nên, Tiểu Hạn là Hạn của một năm cố định nào đó, thành thử không thể tính theo sinh nhật được - nó không hợp lý. Vì sao? Là vì như khi sang năm Thìn rồi mà chưa đến sinh nhật thế ta vẫn tính theo năm Mão thì sao được. Vốn đã qua năm Thìn rồi mà, thì phải xét Hạn theo năm Thìn và dùng Lưu tinh theo năm Thìn chứ …

Vấn đề mà bạn thắc mắc, có thể đưa vào trường hợp khi xét Vận liên quan đến “Số” Tuổi như Đại Vận hoặc Lưu Niên Đại Vận (như bên Tử Bình khởi Vận không tròn số như Vận khởi lúc 5 tuổi 8 tháng, người ta giữ nguyên hoặc làm tròn số) thì có thể suy xét.
Em cảm ơn Anh! Khi Anh xem sao lưu của năm, giả sử rơi vào cung mão, nhưng sao lưu này không rơi vào tiểu hạn hoặc lưu niên, như vậy em có thể giải thích sao lưu này độ số ảnh hưởng đến Cung nó lưu vào không lớn?
Đầu trang

tieuninh
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 2
Tham gia: 15:44, 21/05/24

Re: Mệnh Cự môn (H) gặp Địa kiếp và Triệt :(

Gửi bài gửi bởi tieuninh »

Chào missltn
Bạn nói mệnh Cự Môn hãm gặp Địa Kiếp và Triệt
Nhưng cuối cùng cuộc đời bạn không hãm
Vậy bạn hành động gì để điều đó thành hiện thực?
Đầu trang

Long Đức
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3071
Tham gia: 20:12, 18/09/14

Re: Mệnh Cự môn (H) gặp Địa kiếp và Triệt :(

Gửi bài gửi bởi Long Đức »

Khanhnguyen2410 đã viết: 12:23, 28/05/24 Em cảm ơn Anh! Khi Anh xem sao lưu của năm, giả sử rơi vào cung mão, nhưng sao lưu này không rơi vào tiểu hạn hoặc lưu niên, như vậy em có thể giải thích sao lưu này độ số ảnh hưởng đến Cung nó lưu vào không lớn?
Khi xem hạn, ngoài xét các cung hạn của năm đấy ra thì xét thêm các sao lưu. Nó ‘bay’ vào cung nào thì để ý / xét thêm cung đó. Tùy vào tính chất / ý nghĩa của mỗi sao lưu đấy mà luận. Tùy vào vận hạn và sự tụ tập của sao lưu mà đoán về mức độ và sự liên quan.

Trong các sao lưu thì sao Lưu Thái Tuế khá được xem trọng, nó vào cung nào thì đặc biệt chú ý đến cung đấy. Các sao lưu khác cũng như vậy, chỉ là nó không trọng yếu bằng Lưu Thái Tuế mà thôi.

Hình như bạn KN quen thuộc với Tứ Hóa phái và Di cung hơn là với Tử Vi Việt nhỉ?
Đầu trang

Khanhnguyen2410
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 324
Tham gia: 08:22, 05/02/23

Re: Mệnh Cự môn (H) gặp Địa kiếp và Triệt :(

Gửi bài gửi bởi Khanhnguyen2410 »

Long Đức đã viết: 08:24, 29/05/24
Khanhnguyen2410 đã viết: 12:23, 28/05/24 Em cảm ơn Anh! Khi Anh xem sao lưu của năm, giả sử rơi vào cung mão, nhưng sao lưu này không rơi vào tiểu hạn hoặc lưu niên, như vậy em có thể giải thích sao lưu này độ số ảnh hưởng đến Cung nó lưu vào không lớn?
Khi xem hạn, ngoài xét các cung hạn của năm đấy ra thì xét thêm các sao lưu. Nó ‘bay’ vào cung nào thì để ý / xét thêm cung đó. Tùy vào tính chất / ý nghĩa của mỗi sao lưu đấy mà luận. Tùy vào vận hạn và sự tụ tập của sao lưu mà đoán về mức độ và sự liên quan.

Trong các sao lưu thì sao Lưu Thái Tuế khá được xem trọng, nó vào cung nào thì đặc biệt chú ý đến cung đấy. Các sao lưu khác cũng như vậy, chỉ là nó không trọng yếu bằng Lưu Thái Tuế mà thôi.

Hình như bạn KN quen thuộc với Tứ Hóa phái và Di cung hơn là với Tử Vi Việt nhỉ?
Chào buổi sáng Anh Long Đức,

Em cảm ơn lời giải thích của Anh. Theo lời giải thích của Anh, khi xét tiểu hạn, vậy mình có xét đến tứ hoá Đại Vận và sao lưu không? Ví dụ như Mệnh năm nay có ĐV Hoá Kỵ và Lưu Kỵ Kình, tuy không phải tiểu hạn hay lưu niên nhưng em nghĩ vẫn có ảnh hưởng nhất định. Em có đọc qua comments của Anh ở những post trước thì thấy là Lưu Kình Đà hay kích động cung đó lên. Tuy nhiên nếu k có sao nguyên cục hay ĐV Kình Đà thì độ số có lớn k? Hình như em k thấy Anh chú trọng ĐV Kình Đà lắm khi xem miễn là Lưu Thái Tuế và Tiểu hạn có những sao sát tinh thì cũng xem như có sự kiện xấu rồi, sao lưu chỉ tăng thêm độ số thôi.

Em có tìm hiểu Trung Châu Phái một thời gian nhưng cảm thấy việc Di Cung hơi khó xem nên muốn quay lại tìm hiểu tiếp Tử Vi Việt để học hỏi vì thấy những năm đã qua khá là ứng hạn khi xem theo TV Việt ạ.
Đầu trang

Long Đức
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3071
Tham gia: 20:12, 18/09/14

Re: Mệnh Cự môn (H) gặp Địa kiếp và Triệt :(

Gửi bài gửi bởi Long Đức »

Khanhnguyen2410 đã viết: 08:32, 29/05/24 Theo lời giải thích của Anh, khi xét tiểu hạn, vậy mình có xét đến tứ hoá Đại Vận và sao lưu không?
Trường hợp về số lượng sao lưu trong Tử Vi ngày nay có thể nói là mạnh ai nấy dùng, không có sự thống nhất. Thế nên, nếu có nói thì cũng chỉ là theo quan điểm cá nhân thôi!

Mình có dùng Tứ Hóa Đại Vận (ĐV), còn LộcTồn Kình Đà ĐV thì không dùng. Tứ Hóa ĐV được xét đến khi xem Tiểu Hạn.
Ví dụ như Mệnh năm nay có ĐV Hoá Kỵ và Lưu Kỵ Kình, tuy không phải tiểu hạn hay lưu niên nhưng em nghĩ vẫn có ảnh hưởng nhất định.
Đúng vậy!
Em có đọc qua comments của Anh ở những post trước thì thấy là Lưu Kình Đà hay kích động cung đó lên. Tuy nhiên nếu k có sao nguyên cục hay ĐV Kình Đà thì độ số có lớn k?
Các Sao Lưu đều kích (kể cả Lưu Tứ Hóa) chứ không riêng mỗi Kình Đà. Lớn nhỏ thì tùy thuộc vào nguyên cục khi kết hợp với các sao lưu đấy, và thông thường sao lưu tụ tập và cùng tính chất càng nhiều thì khả năng xảy ra và mức độ càng lớn. Còn nếu chỉ đơn lẻ và không hình thành nên cách cục gì đặc biệt (tạo ra sự phản ứng giữa các tinh đẩu) thì không có gì đặc biệt.
Hình như em k thấy Anh chú trọng ĐV Kình Đà lắm khi xem miễn là Lưu Thái Tuế và Tiểu hạn có những sao sát tinh thì cũng xem như có sự kiện xấu rồi, sao lưu chỉ tăng thêm độ số thôi.
Cũng không hoàn toàn là chỉ tăng độ số, mà mỗi sao lưu có tính chất khác nhau như Lưu Tang Môn thì tang tóc, ốm đau…; hoặc Lưu Kình thì hình thương, tai ương, họa hại… ; hoặc Lưu Mã thì liên quan đến sự dịch chuyển, thay đổi, hoặc liên quan đến tay chân / xe cộ … như Mã ngộ sát tinh thì cũng có thể là tai nạn xe cộ, té ngã, què chân, v.v…
Được cảm ơn bởi: Khanhnguyen2410
Đầu trang

Khanhnguyen2410
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 324
Tham gia: 08:22, 05/02/23

Re: Mệnh Cự môn (H) gặp Địa kiếp và Triệt :(

Gửi bài gửi bởi Khanhnguyen2410 »

Long Đức đã viết: 19:25, 29/05/24
Khanhnguyen2410 đã viết: 08:32, 29/05/24 Theo lời giải thích của Anh, khi xét tiểu hạn, vậy mình có xét đến tứ hoá Đại Vận và sao lưu không?
Trường hợp về số lượng sao lưu trong Tử Vi ngày nay có thể nói là mạnh ai nấy dùng, không có sự thống nhất. Thế nên, nếu có nói thì cũng chỉ là theo quan điểm cá nhân thôi!

Mình có dùng Tứ Hóa Đại Vận (ĐV), còn LộcTồn Kình Đà ĐV thì không dùng. Tứ Hóa ĐV được xét đến khi xem Tiểu Hạn.
Ví dụ như Mệnh năm nay có ĐV Hoá Kỵ và Lưu Kỵ Kình, tuy không phải tiểu hạn hay lưu niên nhưng em nghĩ vẫn có ảnh hưởng nhất định.
Đúng vậy!
Em có đọc qua comments của Anh ở những post trước thì thấy là Lưu Kình Đà hay kích động cung đó lên. Tuy nhiên nếu k có sao nguyên cục hay ĐV Kình Đà thì độ số có lớn k?
Các Sao Lưu đều kích (kể cả Lưu Tứ Hóa) chứ không riêng mỗi Kình Đà. Lớn nhỏ thì tùy thuộc vào nguyên cục khi kết hợp với các sao lưu đấy, và thông thường sao lưu tụ tập và cùng tính chất càng nhiều thì khả năng xảy ra và mức độ càng lớn. Còn nếu chỉ đơn lẻ và không hình thành nên cách cục gì đặc biệt (tạo ra sự phản ứng giữa các tinh đẩu) thì không có gì đặc biệt.
Hình như em k thấy Anh chú trọng ĐV Kình Đà lắm khi xem miễn là Lưu Thái Tuế và Tiểu hạn có những sao sát tinh thì cũng xem như có sự kiện xấu rồi, sao lưu chỉ tăng thêm độ số thôi.
Cũng không hoàn toàn là chỉ tăng độ số, mà mỗi sao lưu có tính chất khác nhau như Lưu Tang Môn thì tang tóc, ốm đau…; hoặc Lưu Kình thì hình thương, tai ương, họa hại… ; hoặc Lưu Mã thì liên quan đến sự dịch chuyển, thay đổi, hoặc liên quan đến tay chân / xe cộ … như Mã ngộ sát tinh thì cũng có thể là tai nạn xe cộ, té ngã, què chân, v.v…
Cảm ơn Anh Long Đức lần nữa vì đã giải thích rất tận tình. Dạo này em cũng hay “đào” lại những bài Anh đã chia sẻ để học thêm kinh nghiệm! Xin phép Anh cho em hỏi thêm câu cuối….

Trong những bài Anh chia sẻ, Anh có viết Quyền Kị mang ý nghĩa Quyền Biến. Em có thể dụng lời giải thích này vào trường hợp sao Hoá Quyền ở ĐV nhưng Hoá Kị ở Lưu Niên không? Hay ý Anh quyền kị là hai sao hoá khác nhau ở đồng cung?

Tuy không phải tiểu hạn nhưng cung Mệnh của em năm nay gặp Lưỡng Kị (Văn Xương và Thái Dương lưu niên) hộp hợp với Hoá Kị nguyên cục ở tam hợp, nhưng có Thái Dương Hoá Quyền ĐV và Hoá Quyền đồng cung và ĐV Hoá Khoa tam hợp. Trường hợp này có được tính là Quyền Kị không ạ? Em nghĩ Thái Dương là sao lớn nên sự trắc trở của Xương Kị cũng chỉ phần nào thôi. Tuy nhiên em hơi lăn tăn vì ở đây k có Hoá Quyền Lưu niên mà đang xét tiểu hạn nên vẫn trọng sao lưu niên hơn. Ý kiến này có đúng không Anh?

Anh nghĩ sao về nhận định bộ Quyền Kị có thêm Linh Tinh và Song Lộc thì độ sinh sát rất lớn?
Đầu trang

Khanhnguyen2410
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 324
Tham gia: 08:22, 05/02/23

Re: Mệnh Cự môn (H) gặp Địa kiếp và Triệt :(

Gửi bài gửi bởi Khanhnguyen2410 »

Khanhnguyen2410 đã viết: 20:10, 29/05/24
Long Đức đã viết: 19:25, 29/05/24
Khanhnguyen2410 đã viết: 08:32, 29/05/24 Theo lời giải thích của Anh, khi xét tiểu hạn, vậy mình có xét đến tứ hoá Đại Vận và sao lưu không?
Trường hợp về số lượng sao lưu trong Tử Vi ngày nay có thể nói là mạnh ai nấy dùng, không có sự thống nhất. Thế nên, nếu có nói thì cũng chỉ là theo quan điểm cá nhân thôi!

Mình có dùng Tứ Hóa Đại Vận (ĐV), còn LộcTồn Kình Đà ĐV thì không dùng. Tứ Hóa ĐV được xét đến khi xem Tiểu Hạn.
Ví dụ như Mệnh năm nay có ĐV Hoá Kỵ và Lưu Kỵ Kình, tuy không phải tiểu hạn hay lưu niên nhưng em nghĩ vẫn có ảnh hưởng nhất định.
Đúng vậy!
Em có đọc qua comments của Anh ở những post trước thì thấy là Lưu Kình Đà hay kích động cung đó lên. Tuy nhiên nếu k có sao nguyên cục hay ĐV Kình Đà thì độ số có lớn k?
Các Sao Lưu đều kích (kể cả Lưu Tứ Hóa) chứ không riêng mỗi Kình Đà. Lớn nhỏ thì tùy thuộc vào nguyên cục khi kết hợp với các sao lưu đấy, và thông thường sao lưu tụ tập và cùng tính chất càng nhiều thì khả năng xảy ra và mức độ càng lớn. Còn nếu chỉ đơn lẻ và không hình thành nên cách cục gì đặc biệt (tạo ra sự phản ứng giữa các tinh đẩu) thì không có gì đặc biệt.
Hình như em k thấy Anh chú trọng ĐV Kình Đà lắm khi xem miễn là Lưu Thái Tuế và Tiểu hạn có những sao sát tinh thì cũng xem như có sự kiện xấu rồi, sao lưu chỉ tăng thêm độ số thôi.
Cũng không hoàn toàn là chỉ tăng độ số, mà mỗi sao lưu có tính chất khác nhau như Lưu Tang Môn thì tang tóc, ốm đau…; hoặc Lưu Kình thì hình thương, tai ương, họa hại… ; hoặc Lưu Mã thì liên quan đến sự dịch chuyển, thay đổi, hoặc liên quan đến tay chân / xe cộ … như Mã ngộ sát tinh thì cũng có thể là tai nạn xe cộ, té ngã, què chân, v.v…
Cảm ơn Anh Long Đức lần nữa vì đã giải thích rất tận tình. Dạo này em cũng hay “đào” lại những bài Anh đã chia sẻ để học thêm kinh nghiệm! Xin phép Anh cho em hỏi thêm câu cuối….

Trong những bài Anh chia sẻ, Anh có viết Quyền Kị mang ý nghĩa Quyền Biến. Em có thể dụng lời giải thích này vào trường hợp sao Hoá Quyền ở ĐV nhưng Hoá Kị ở Lưu Niên không? Hay ý Anh quyền kị là hai sao hoá khác nhau ở đồng cung?

Tuy không phải tiểu hạn nhưng cung Mệnh của em năm nay gặp Lưỡng Kị (Văn Xương và Thái Dương lưu niên) hộp hợp với Hoá Kị nguyên cục ở tam hợp, nhưng có Thái Dương Hoá Quyền ĐV và Hoá Quyền đồng cung và ĐV Hoá Khoa tam hợp. Trường hợp này có được tính là Quyền Kị không ạ? Em nghĩ Thái Dương là sao lớn nên sự trắc trở của Xương Kị cũng chỉ phần nào thôi. Tuy nhiên em hơi lăn tăn vì ở đây k có Hoá Quyền Lưu niên mà đang xét tiểu hạn nên vẫn trọng sao lưu niên hơn. Ý kiến này có đúng không Anh?

Anh nghĩ sao về nhận định bộ Quyền Kị có thêm Linh Tinh và Song Lộc thì độ sinh sát rất lớn?
Em muốn nói thêm vì em có đọc bác VDTT bên tuvilyso.net chia sẻ như sau:

Quyền Kỵ thành cách. Thường tốt, nhưng phải phân chính phụ (cùng cung là chính, chiếu là phụ). Quyền đóng vai chính tốt hơn Kỵ đóng vai chính.
Lộc Kỵ thành cách. Thường xấu. Cùng cung xấu. Lộc chính Kỵ phụ thì tốt nhưng không toàn hảo. Kỵ chính Lộc phụ là xấu nhưng có điểm vớt vát.
Đại khái như vậy. Rồi ở mệnh thì cho ảnh hưởng tổng quát, ở tài thiên về tài, ở quan thiên về quan v.v...
Vài dòng đóng góp.
http://tuvilyso.net/diendan/printer_friendly_posts.asp?TID=6375

Mong Anh Long Đức cho ý kiến ạ.
Đầu trang

Long Đức
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3071
Tham gia: 20:12, 18/09/14

Re: Mệnh Cự môn (H) gặp Địa kiếp và Triệt :(

Gửi bài gửi bởi Long Đức »

Khanhnguyen2410 đã viết: 20:10, 29/05/24 Trong những bài Anh chia sẻ, Anh có viết Quyền Kị mang ý nghĩa Quyền Biến. Em có thể dụng lời giải thích này vào trường hợp sao Hoá Quyền ở ĐV nhưng Hoá Kị ở Lưu Niên không? Hay ý Anh quyền kị là hai sao hoá khác nhau ở đồng cung?
Nói Yes hoặc No cũng không sai! Chỉ là dụng và hiểu nó như thế nào thôi

Tại các cung như Mệnh Thân Quan … có thể coi là người quyền biến, tại Vận thì cũng có thể coi là “hành động quyền biến”. Như ĐV có Quyền, về cơ bản mà nói thì nói về quyền thế, tốt về mặt danh lợi, địa vị, chức vụ, … ; còn Kỵ LN thì có thể coi là có sự khó khăn trở ngại, biến cố bất lợi, việc xấu xảy ra, v.v… (nói về tính chất của Kỵ thì cũng có tính đa trá). Khi gặp sự việc như vậy thì người ta dùng bản lĩnh, quyền thế của mình và những “kỹ năng” (chiêu trò) để đương đầu với hoàn cảnh, để giải quyết vấn đề thì cũng có thể coi là “quyền biến” vậy ("Quyền biến": Sự ứng biến, thích ứng, tuy trái với đạo thường mà phải lẽ gọi là “Quyền”; Dùng mưu kì chước lạ để ứng phó những sự phi thường đều gọi là "Biến").

GS TM: “Mệnh là tính cách của người, Vận là sự tao ngộ giữa người với hoàn cảnh; Tính cách thì định trước nhưng tao ngộ thì tùy thời tùy thế mà biến”
Tuy không phải tiểu hạn nhưng cung Mệnh của em năm nay gặp Lưỡng Kị (Văn Xương và Thái Dương lưu niên) hộp hợp với Hoá Kị nguyên cục ở tam hợp, nhưng có Thái Dương Hoá Quyền ĐV và Hoá Quyền đồng cung và ĐV Hoá Khoa tam hợp. Trường hợp này có được tính là Quyền Kị không ạ?
Cũng có thể OK với cách Quyền Kỵ

Hoặc có thể "suy diễn" rằng năm nay dễ gặp sự cố làm cho rối (nhiều Kỵ tinh hội); có Quyền ngoài chủ về quyền thế thì còn cho thêm lực (nghị lực, ý chí, ...) + cái ý về Quyền Kỵ ở trên thì có thể cho rằng có biến cố nhưng mạnh mẽ vuợt qua được.
Em nghĩ Thái Dương là sao lớn nên sự trắc trở của Xương Kị cũng chỉ phần nào thôi. Tuy nhiên em hơi lăn tăn vì ở đây k có Hoá Quyền Lưu niên mà đang xét tiểu hạn nên vẫn trọng sao lưu niên hơn. Ý kiến này có đúng không Anh?
Thái Dương chủ quan lộc tinh, hóa Kỵ, nếu cách cục xấu (nguyên cục) cũng có thể có ảnh hưởng đến công danh / công việc (Mệnh nguyên cục của bạn rất đẹp nên có lẽ không mấy ảnh hưởng)

Ừa, nó cũng như là Đại Vận tốt đẹp mà Tiểu Vận xấu thì cũng không đáng lo ngại; hoặc Đại Vận xấu mà Tiểu Vận tốt đẹp thì cũng như hạn hán lâu ngày có được cơn mưa rào.

Có thể là năm nay Nhật hóa Kỵ nên sự việc bất lợi (biến cố) xảy ra ...
Anh nghĩ sao về nhận định bộ Quyền Kị có thêm Linh Tinh và Song Lộc thì độ sinh sát rất lớn?
Về Song Lộc thì có 1 ý nói về sự "chuyên quyền" qua câu Phú: "Song Lộc thủ mệnh Lã Hậu chuyên quyền",
hoặc có ý là "cự phách chi thần" - chủ phú quý và văn võ kiêm bị ... qua câu Phú: "Hợp Lộc củng Lộc định vị văn võ toàn tài" hoặc "Song Lộc lưỡng ngộ Thái Công chi vũ lược siêu quần", hoặc xa hơn là câu: "Hợp Lộc củng Lộc đôi kim tích ngọc, tước vị cao thiên y tử bào".

Ở khía cạnh nào đó, khi 1 người có địa vị cao và giàu có thì tiếng nói và nắm tay của họ to hơn thì cũng là lẽ thường thôi.
Khanhnguyen2410 đã viết: 23:13, 29/05/24 Em muốn nói thêm vì em có đọc bác VDTT bên tuvilyso.net chia sẻ như sau:

Quyền Kỵ thành cách. Thường tốt, nhưng phải phân chính phụ (cùng cung là chính, chiếu là phụ). Quyền đóng vai chính tốt hơn Kỵ đóng vai chính.
Lộc Kỵ thành cách. Thường xấu. Cùng cung xấu. Lộc chính Kỵ phụ thì tốt nhưng không toàn hảo. Kỵ chính Lộc phụ là xấu nhưng có điểm vớt vát.
Đại khái như vậy. Rồi ở mệnh thì cho ảnh hưởng tổng quát, ở tài thiên về tài, ở quan thiên về quan v.v...
Vài dòng đóng góp.
Nguyên tắc chung trong Tử Vi, đồng cung thì sự tương tác mạnh hơn là hội chiếu, tọa thủ thì ảnh hưởng mạnh hơn là chiếu về. Thế nên tuy là cách cục nhưng có sự khác biệt ở mỗi thế đứng, ví dụ như Tướng Quân và Phục Binh luôn ở thế xung chiếu nhau nhưng nội Tướng ngoại Binh tốt hơn là nội Binh ngoại Tướng; và Quyền Kỵ cũng thế, Quyền là sao tốt hơn Kỵ nên khi Quyền thủ Kỵ chiếu thì OK hơn.

Nói thêm: vì nói về bản tính (quyền biến - Quyền Kỵ) thế nên khi nó đồng cung và ở Mệnh thì tính chất ấy rõ nét hơn, vì như đã nói, Mệnh thể hiện tính cách, năng lực, v.v... và Kỵ có "tính xấu" ... cho nên khi kết hợp với những tính cách tốt và mạnh mẽ thì dễ gần với "quyền biến" ...
Được cảm ơn bởi: Khanhnguyen2410
Đầu trang

Khanhnguyen2410
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 324
Tham gia: 08:22, 05/02/23

Re: Mệnh Cự môn (H) gặp Địa kiếp và Triệt :(

Gửi bài gửi bởi Khanhnguyen2410 »

Long Đức đã viết: 08:32, 30/05/24
Khanhnguyen2410 đã viết: 20:10, 29/05/24 Trong những bài Anh chia sẻ, Anh có viết Quyền Kị mang ý nghĩa Quyền Biến. Em có thể dụng lời giải thích này vào trường hợp sao Hoá Quyền ở ĐV nhưng Hoá Kị ở Lưu Niên không? Hay ý Anh quyền kị là hai sao hoá khác nhau ở đồng cung?
Nói Yes hoặc No cũng không sai! Chỉ là dụng và hiểu nó như thế nào thôi

Tại các cung như Mệnh Thân Quan … có thể coi là người quyền biến, tại Vận thì cũng có thể coi là “hành động quyền biến”. Như ĐV có Quyền, về cơ bản mà nói thì nói về quyền thế, tốt về mặt danh lợi, địa vị, chức vụ, … ; còn Kỵ LN thì có thể coi là có sự khó khăn trở ngại, biến cố bất lợi, việc xấu xảy ra, v.v… (nói về tính chất của Kỵ thì cũng có tính đa trá). Khi gặp sự việc như vậy thì người ta dùng bản lĩnh, quyền thế của mình và những “kỹ năng” (chiêu trò) để đương đầu với hoàn cảnh, để giải quyết vấn đề thì cũng có thể coi là “quyền biến” vậy ("Quyền biến": Sự ứng biến, thích ứng, tuy trái với đạo thường mà phải lẽ gọi là “Quyền”; Dùng mưu kì chước lạ để ứng phó những sự phi thường đều gọi là "Biến").

GS TM: “Mệnh là tính cách của người, Vận là sự tao ngộ giữa người với hoàn cảnh; Tính cách thì định trước nhưng tao ngộ thì tùy thời tùy thế mà biến”
Tuy không phải tiểu hạn nhưng cung Mệnh của em năm nay gặp Lưỡng Kị (Văn Xương và Thái Dương lưu niên) hộp hợp với Hoá Kị nguyên cục ở tam hợp, nhưng có Thái Dương Hoá Quyền ĐV và Hoá Quyền đồng cung và ĐV Hoá Khoa tam hợp. Trường hợp này có được tính là Quyền Kị không ạ?
Cũng có thể OK với cách Quyền Kỵ

Hoặc có thể "suy diễn" rằng năm nay dễ gặp sự cố làm cho rối (nhiều Kỵ tinh hội); có Quyền ngoài chủ về quyền thế thì còn cho thêm lực (nghị lực, ý chí, ...) + cái ý về Quyền Kỵ ở trên thì có thể cho rằng có biến cố nhưng mạnh mẽ vuợt qua được.
Em nghĩ Thái Dương là sao lớn nên sự trắc trở của Xương Kị cũng chỉ phần nào thôi. Tuy nhiên em hơi lăn tăn vì ở đây k có Hoá Quyền Lưu niên mà đang xét tiểu hạn nên vẫn trọng sao lưu niên hơn. Ý kiến này có đúng không Anh?
Thái Dương chủ quan lộc tinh, hóa Kỵ, nếu cách cục xấu (nguyên cục) cũng có thể có ảnh hưởng đến công danh / công việc (Mệnh nguyên cục của bạn rất đẹp nên có lẽ không mấy ảnh hưởng)

Ừa, nó cũng như là Đại Vận tốt đẹp mà Tiểu Vận xấu thì cũng không đáng lo ngại; hoặc Đại Vận xấu mà Tiểu Vận tốt đẹp thì cũng như hạn hán lâu ngày có được cơn mưa rào.

Có thể là năm nay Nhật hóa Kỵ nên sự việc bất lợi (biến cố) xảy ra ...
Anh nghĩ sao về nhận định bộ Quyền Kị có thêm Linh Tinh và Song Lộc thì độ sinh sát rất lớn?
Về Song Lộc thì có 1 ý nói về sự "chuyên quyền" qua câu Phú: "Song Lộc thủ mệnh Lã Hậu chuyên quyền",
hoặc có ý là "cự phách chi thần" - chủ phú quý và văn võ kiêm bị ... qua câu Phú: "Hợp Lộc củng Lộc định vị văn võ toàn tài" hoặc "Song Lộc lưỡng ngộ Thái Công chi vũ lược siêu quần", hoặc xa hơn là câu: "Hợp Lộc củng Lộc đôi kim tích ngọc, tước vị cao thiên y tử bào".

Ở khía cạnh nào đó, khi 1 người có địa vị cao và giàu có thì tiếng nói và nắm tay của họ to hơn thì cũng là lẽ thường thôi.
Khanhnguyen2410 đã viết: 23:13, 29/05/24 Em muốn nói thêm vì em có đọc bác VDTT bên tuvilyso.net chia sẻ như sau:

Quyền Kỵ thành cách. Thường tốt, nhưng phải phân chính phụ (cùng cung là chính, chiếu là phụ). Quyền đóng vai chính tốt hơn Kỵ đóng vai chính.
Lộc Kỵ thành cách. Thường xấu. Cùng cung xấu. Lộc chính Kỵ phụ thì tốt nhưng không toàn hảo. Kỵ chính Lộc phụ là xấu nhưng có điểm vớt vát.
Đại khái như vậy. Rồi ở mệnh thì cho ảnh hưởng tổng quát, ở tài thiên về tài, ở quan thiên về quan v.v...
Vài dòng đóng góp.
Nguyên tắc chung trong Tử Vi, đồng cung thì sự tương tác mạnh hơn là hội chiếu, tọa thủ thì ảnh hưởng mạnh hơn là chiếu về. Thế nên tuy là cách cục nhưng có sự khác biệt ở mỗi thế đứng, ví dụ như Tướng Quân và Phục Binh luôn ở thế xung chiếu nhau nhưng nội Tướng ngoại Binh tốt hơn là nội Binh ngoại Tướng; và Quyền Kỵ cũng thế, Quyền là sao tốt hơn Kỵ nên khi Quyền thủ Kỵ chiếu thì OK hơn.

Nói thêm: vì nói về bản tính (quyền biến - Quyền Kỵ) thế nên khi nó đồng cung và ở Mệnh thì tính chất ấy rõ nét hơn, vì như đã nói, Mệnh thể hiện tính cách, năng lực, v.v... và Kỵ có "tính xấu" ... cho nên khi kết hợp với những tính cách tốt và mạnh mẽ thì dễ gần với "quyền biến" ...
Em cảm ơn những chia sẻ của Anh. Theo em thấy cách xem hạn của TV Việt trọng tiểu hạn và sao lưu nhưng không xoay cung theo Trung Châu Phái. Sau khi Anh chỉ dạy Em tự xem lại hạn thì thấy rất ứng đó ạ.

Em cảm ơn Anh lần nữa!
Được cảm ơn bởi: Long Đức
Đầu trang

Khanhnguyen2410
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 324
Tham gia: 08:22, 05/02/23

Re: Mệnh Cự môn (H) gặp Địa kiếp và Triệt :(

Gửi bài gửi bởi Khanhnguyen2410 »

Long Đức đã viết: 08:32, 30/05/24
Phiền Anh Long Đức có thể cho em vài lời về cách Kình Đà Giáp Sát hay Kình Đà Hiệp Sát/Kỵ được không ạ?

Em có gặp qua trường hợp như sau:

Tham Lang cư Tí Hóa Kị ở ĐV đồng cung với Lộc Tồn và Địa Không. Trong trường hợp này Em suy luận đây là Kình Đà Giáp Kị và Kình Đà Giáp Sát. Lộc Tồn không còn khả năng cứu giải mà đồng cung Hóa Kỵ thì tính Kỵ của Lộc Tồn tăng thêm, như 2 sao Kỵ cùng 1 cung. Theo Anh có phải là do sự đắc hay hãm của sao chính tinh mới quy thành bại cục được không?

Alex Phong có chia sẻ như sau:
Kình Đà hiệp Kỵ vi bại cuộc. Tức Kình Đà giáp hai bên cung có Hóa Kỵ thì rất xấu. Ta là người nay, ta hiểu tính đỏng đảnh của người xưa. Những câu phú người xưa để lại lúc ứng lúc không, vì họ chưa nói hết.

Mong Anh Long Đức cho Em xin ý kiến ạ. Em cảm ơn Anh.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tử vi”