Ngẫm ...

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
Long Đức
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2977
Tham gia: 20:12, 18/09/14

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi Long Đức »

LadyR đã viết: 13:24, 11/12/22 Với một người nội tâm sâu sắc thì lại thường có những cảm xúc, tư tưởng và cái nhìn đôi khi trái ngược và mâu thuẫn nhau. [............]

Cái sự đa dạng góc nhìn này cũng cho phép người đó biết cảm thông và thấu hiểu mọi người bên cạnh mình hơn, nhân ái và hoà đồng hơn.
Tâm hồn sâu lắng và đa chiều là cái mà chúng ta nên hướng tới và hoàn toàn có thể đạt được.
Người có tĩnh khí, có đức khiêm, và sự bao dung thường biết đồng cảm với người khác, đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ và cảm thông. Đấy cũng là sự giáo dưỡng.

Nước sâu thì tĩnh lặng. Lòng yên tĩnh mới hiểu được vạn vật, tâm thanh tĩnh mới thấu được lòng người.
Quay trở lại với “người trí” và “người nhân” và những “sở trường - sở đoản” của 2 tuýp “nhân cách” này mà bác Long Đức nhắc đến... 2 vợ chồng mà một người “nhân”, người kia “trí” thì thật là tai hại :)) Theo em thì người này nên học từ người kia để cân bằng lại bản thân, vì ai cũng biết là cái gì thái quá và cực đoan đều không tốt cả, nên biết dung hoà và đạt trạng thái “goldilocks”... :>
Vợ chồng hòa hợp, hỗ trợ, bổ sung cho nhau thì càng tốt chứ. Đạo vợ chồng vốn lấy chỗ thừa lấp chỗ thiếu thì mới càng dung hợp, càng gắn kết.

Vật cực tất phản. Vợ chồng biết tôn trọng và yêu thương nhau thì tự biết hài hòa thôi.

Với lại nên là người "hòa nhi bất đồng" chứ không là người "đồng nhi bất hòa".
Được cảm ơn bởi: LadyR
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

Long Đức đã viết: 21:13, 10/12/22 “Trí giả nhạo thủy, nhân giả nhạo sơn; trí giả động, nhân giả tĩnh; trí giả lạc, nhân giả thọ”

Người trí ưa nước, người nhân thích núi; người trí hoạt động, người nhân yên tĩnh; người trí sống vui, người nhân sống thọ.
 Trí giả thông đạt đạo lý nên yêu thích cái lưu động không ngừng của nước. Nhân giả an nhiên thi hành đạo lý nên yêu thích cái vững vàng bất dịch của núi. Trí giả nhận thức linh động, nhân giả tâm hồn an tĩnh.

Cũng có lý!
E cũng có sưu tầm bài viết nói về lời của Lão Tử về nước này. Thấy bài của anh cũng có nói về người trí ưa nước nên e up bài của e ạ. Hình như ý bài e sưu tầm có nói ý nước ở chỗ mọi người ghét nên gần với đạo..... ko ai tranh đua. Theo a trí giả có chấp nhận tính này khi ưa nước ko ạ ?
E định hỏi thêm về việc e cũng suy nghĩ là con người bị dồn ép đến mức cư xử ko đúng bản tính ( ngữ văn ngày xưa gọi chí phèo là bị bần cùng hóa, lưu manh hóa ) thì có được tính là như nước ở chỗ mọi người ghét ko ạ
thanhthanh2013 đã viết: 10:21, 23/11/22 Lão Tử giảng: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ố, cố cơ ư Đạo.” Ý nghĩa là: Nước là thiện nhất. Nước khéo làm lợi cho vạn vật mà không tranh với vật nào, ở chỗ mọi người ghét cho nên gần với Đạo.
Câu nói trí tuệ này xuất phát từ Đạo Đức Kinh, có nghĩa là phẩm chất chí cao như nước, làm lợi cho vạn vật mà không tranh giành danh lợi, không có kiến ​​thức như những người khác, cũng không tranh giành ưu khuyết điểm với người, vô cùng nhu hoà nhưng có thể dung nạp thế giới bằng tấm lòng và phong thái bao dung.
Theo Lão Tử, “Nước” trong Đạo Đức Kinh có bảy cái thiện: đó là “cư thiện địa, tâm thiện uyên, dữ thiện nhân, ngôn thiện tín, chính thiện dung, sự thiện năng, động thiện thì”
Đồng thời, bảy cái thiện cũng là bảy cái trí để đối nhân xử thế, nếu có thể đọc và hiểu được những bảy loại thiện này thì có thể như nước, “chẳng tranh mà gần với Đạo”.
1. ‘Cư thiện địa’: tìm vị trí thích hợp cho bản thân
Như tên gọi của nó, ý nghĩa là chỉ con người hãy thuận theo tự nhiên như nước chảy, giỏi chọn nơi chốn, giỏi khám phá tài năng bản thân, và quan trọng hơn là tìm được định vị của chính mình.

Dù trong công việc hay giao tiếp giữa các cá nhân với nhau, chúng ta cần chú ý đến những đặc điểm tính cách của bản thân, xem nó có phù hợp với môi trường và giá trị quan của người khác hay không. Đây là điều chúng ta nên chú ý trên con đường thành công.

Nếu không thể nhận rõ chính mình, tự cao tự đại, hoặc tìm sai mục tiêu trong cuộc sống, điều đó sẽ dễ dàng có tác động tiêu cực đến cuộc sống của bạn.
2. ‘Tâm thiện uyên’: tâm thái ôn hòa và không sợ hãi
Uyên là trầm lắng độ lượng.

Vào thời Tây Hán, Trương Lương, người đã “vạn dặm chinh chiến”, trợ giúp Lưu Bang bình định thiên hạ, sau đó ông lui về núi Hoàng Bào, xây dựng “Lương Sơn đạo quán”, thành lập “Phạt Quế thư viện”, và sống một cuộc đời nhàn nhã “tâm viễn địa tự thiên” (tâm xa rời thế tục thì nơi ở cũng thành nơi thanh tịnh), vui với núi, làm bạn với nước, không còn chịu sự quấy nhiễu và cám dỗ của thế tục.

Chúng ta sống trong một xã hội vật chất, chắc chắn không thể tránh khỏi bị ô nhiễm một số điều thô tục, lúc này điều chúng ta cần hơn cả là một tâm thái ôn hoà, không kinh sợ. Nếu có thể đạt được cảnh giới “không ham muốn nên tĩnh, tĩnh nên trong sáng”, cuộc sống của chúng ta sẽ được biến đổi.
3. ‘Dữ thiện nhân’: giao tiếp với mọi người cần tâm luôn có thiện ý
Điều thiện này muốn nói với chúng ta rằng, khi đối đãi với người khác, phải giống như nước tưới mát cho vạn vật, với người mạnh cần phải tôn trọng, với người yếu cần giúp đỡ.

Còn con người thời hiện đại, người ta có thể đủ tôn trọng với kẻ mạnh nhưng lại coi thường kẻ yếu, hoặc quá thân thiện với kẻ yếu và bài xích kẻ mạnh. Đây không phải là ‘nhân’ (nhân từ) mà Lão Tử nói tới.

Dù là kẻ mạnh hay kẻ yếu, khi giao tiếp với mọi người, trong tâm chúng ta nên luôn có thiện ý và làm theo “nhân từ” mà Lão tử đã nói. Như vậy mới có thể được mọi người quý mến, tôn trọng; trong làm người, làm việc sẽ không có chỗ nào mà không thành công.
4. ‘Ngôn thiện tín’: làm người thành tín là gốc của lập thân
“Ngôn thiện tín”, khi tách ra là lời nói và uy tín, gộp lại là thành tín, nghĩa là con người nên như nước, ngăn mở dòng, giữ gìn chữ tín.

Cũng giống như Thương Ưởng thời cổ đại, ‘dựng mộc làm tín’, khiến bách tính thiên hạ đều tin phục, từ đó đặt nền móng thống nhất nước Tần, chẳng hạn như hiệu Đông y Đồng Nhân Đường, tuy rằng bào chế phức tạp, cũng không dám tiết kiệm nhân công, lấy thành tính làm cơ bản, vì vậy đã có danh tiếng hàng thế kỷ, người Trung Quốc nào cũng biết tới Đồng Nhân Đường.

Và nếu muốn phát triển trong xã hội này thì chúng ta cần tin và làm theo lý niệm “thành tín là nền tảng của làm người”, như vậy “có uy tín”, “người và của cải cũng tìm đến”.
5. ‘Chính thiện trị’: học cách kiểm soát tình hình
Cái thiện này nói lên khí thế của trời cao biển rộng và sự nắm bắt tình hình.
Vào cuối thời nhà Thanh, lý do khiến Tăng Quốc Phiên có thể tiêu diệt Thái Bình Thiên Quốc, và duy trì sự thống trị của nhà Thanh, chủ yếu là theo lý niệm của chữ “chậm”, theo chiến lược “làm đâu chắc đó”, tiến từng bước một, sau đó thấu hiểu tình thế của cả hai bên, lên kế hoạch cẩn thận, và cuối cùng điều quân một cách dứt khoát, tiêu diệt Thái Bình Thiên Quốc.

Nếu một người muốn đạt được điều gì đó, trước tiên họ phải học cách rèn luyện trình độ quản lý và khả năng nhận thức của mình, sau đó có thể lập kế hoạch một cách rõ ràng và cuối cùng đạt được mục tiêu của mình.
6. ‘Sự thiện năng’: học cách phát huy hết tài năng của mình
Ý nghĩa của ‘Sự thiện năng’ là làm việc cũng cần giống như nước, thuận theo vật hình thành, và học cách sử dụng tài năng của mình.
Chúng ta thường gặp một số việc trong cuộc sống khiến chúng ta phân vân không biết nên bắt đầu như thế nào, nhưng rất có thể sẽ vô tình bị làm hỏng. Điều này đúng như mọi người vẫn hay nói rằng ‘nghĩ nhiều thành phức tạp, nghĩ ít lại bỗng trở nên rõ ràng’.

Trong cuộc sống, dù gặp phải chuyện gì, hãy cố gắng xử lý đơn giản hóa nó càng nhiều càng tốt, càng phức tạp thì hãy càng đơn giản hóa, và sau đó hãy dồn hết tâm sức vào đó, để có thể phát huy vừa đúng khả năng của mình, và kết quả cuối cùng thu được sẽ không gây thất vọng.
7. ‘Động thiện thời': bản thân cần học cách nắm bắt thời cơ
“Động thiện thời” có nghĩa là làm người nên như nước; khô cạn, tràn đầy tuỳ thời; giỏi nắm bắt thời cơ, thuận theo thiên thời.

Chẳng hạn như Gia Cát Lượng tại trận chiến Xích Bích trong “Tam quốc diễn nghĩa” đã hiểu rõ thời cơ, thuận theo thiên thời, chỉ một ngọn lửa cũng có thể đốt cháy đại quân trăm vạn của Tào Tháo, cứu lấy hy vọng cho nhà Hán.

Trong xã hội hiện đại, nếu không thể nắm bắt cơ hội do bản thân thiếu kiến ​​thức và kinh nghiệm, chúng ta có thể làm ‘động thiện thời’, và thỉnh giáo những người có kiến thức phong phú, như vậy khi kinh nghiệm của bản thân tăng lên từng chút một, chúng ta dần dần học được cách nắm bắt thời cơ, và cuối cùng bạn sẽ đạt được thành tựu.

Làm người và xử thế nên giống như nước. Lý do tại sao chúng ta khác biệt với những người khác, cho dù đó là khả năng, hay thiện ác, tất cả là ở chỗ liệu chúng ta có thể hiểu được bảy điều thiện này không. Nếu có thể hiểu sâu sắc và vận dụng, khi đó chúng ta sẽ thực hiện được “phù duy bất tranh, cố vô ưu” (không tranh với người nên không có sai sót).
Đầu trang

Long Đức
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2977
Tham gia: 20:12, 18/09/14

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi Long Đức »

thanhthanh2013 đã viết: 22:11, 12/12/22 E cũng có sưu tầm bài viết nói về lời của Lão Tử về nước này. Thấy bài của anh cũng có nói về người trí ưa nước nên e up bài của e ạ. Hình như ý bài e sưu tầm có nói ý nước ở chỗ mọi người ghét nên gần với đạo..... ko ai tranh đua. Theo a trí giả có chấp nhận tính này khi ưa nước ko ạ ?
Lướt qua bài thanhthanh2013 trích lại thấy không liên quan gì nhiều đến nước, mà kiểu gán ghép áp đặt vào.

Còn nói về “ở chỗ mọi người ghét” = “hạ mình ở chỗ thấp” … thế nên không ai tranh với nó (ở vị trí thấp thì đâu ai thèm tranh). Cũng vì nước biết hạ mình chỗ thấp, biết dung nạp mà thành vĩ đại (“hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại”), [sông biển] trở thành vua của của trăm khe suối (“giang hải sở dĩ năng vi bách cốc vương giả, dĩ kỳ thiện hạ chi; cố năng vi bách cốc vương”).

Nói về Thiện là nói về Đức, có thể nói Thiện đứng đầu trong Đức. Thượng thiện nhược Thủy, cái thiện cao nhất thì như là nước vậy, là nói về đức khiêm, lòng bao dung, sự vô tư vô ngã của nước …

Lão Tử nói cứng cỏi thì chết, mềm mại mới sống … cứng cỏi thì kém, mềm mại mới hơn (“Kiên cường giả tử chi đồ, nhu nhược giả sinh chi đồ… Kiên cường xử hạ, nhu nhược xử thượng”). Nước mềm yếu, nhu hòa nhưng rất bền bỉ, có thể làm xói mòn xuyên thủng đá. Thế nên Lão Tử nói rằng trong thiên hạ không gì yếu mềm hơn nước, thế mà lại công phá được tất cả những gì cứng rắn, không gì hơn nó, không gì thay thế được nó (“Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả mạc chi năng thắng: kì vô dĩ dịch chi”).

Với những tố chất và sự siêu việt như thế thì trí giả nào mà chẳng kết. Huống chi, nước càng sâu thì càng tĩnh, người càng hiểu biết càng khiêm nhường. Người trí giả thì biết thế nào là minh triết bảo thân, biết cách giữ cho đầy mà không đổ. Thế nên nước là cái đáng để noi theo.
E định hỏi thêm về việc e cũng suy nghĩ là con người bị dồn ép đến mức cư xử ko đúng bản tính ( ngữ văn ngày xưa gọi chí phèo là bị bần cùng hóa, lưu manh hóa ) thì có được tính là như nước ở chỗ mọi người ghét ko ạ
Hạ mình là từ chỗ cao tự đặt mình xuống thấp (nước từ thượng nguồn rồi tự hạ xuống thấp, để rồi khắp nơi quy tụ về). Còn anh Chí thì vốn không ở chỗ cao, lại không hẳn là hạ mình mà là vùi mình ...

Theo người xưa thì cỏ chi và hoa lan mọc trong rừng sâu, không vì không có người biết đến mà không thơm; người quân tử không vì gặp cảnh khốn cùng mà thay đổi khí tiết (“Chi lan sinh ư thâm lâm, bất dĩ vô nhân nhi bất phương. Quân tử tu đạo lập đức, bất vị cùng khốn nhi cải tiết”).
Sửa lần cuối bởi Long Đức vào lúc 07:54, 13/12/22 với 1 lần sửa.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

Long Đức đã viết: 07:32, 13/12/22
thanhthanh2013 đã viết: 22:11, 12/12/22 E cũng có sưu tầm bài viết nói về lời của Lão Tử về nước này. Thấy bài của anh cũng có nói về người trí ưa nước nên e up bài của e ạ. Hình như ý bài e sưu tầm có nói ý nước ở chỗ mọi người ghét nên gần với đạo..... ko ai tranh đua. Theo a trí giả có chấp nhận tính này khi ưa nước ko ạ ?
Lướt qua bài thanhthanh2013 trích lại thấy không liên quan gì nhiều đến nước, mà kiểu gán ghép áp đặt vào.

Còn nói về “ở chỗ mọi người ghét” = “hạ mình ở chỗ thấp” … thế nên không ai tranh với nó (ở vị trí thấp thì đâu ai thèm tranh). Cũng vì nước biết hạ mình chỗ thấp, biết dung nạp mà thành vĩ đại (“hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại”), [sông biển] trở thành vua của của trăm khe suối (“giang hải sở dĩ năng vi bách cốc vương giả, dĩ kỳ thiện hạ chi; cố năng vi bách cốc vương”).

Nói về Thiện là nói về Đức, có thể nói Thiện đứng đầu trong Đức. Thượng thiện nhược Thủy, cái thiện cao nhất thì như là nước vậy, là nói về đức khiêm, lòng bao dung, sự vô tư vô ngã của nước …

Lão Tử nói cứng cỏi thì chết, mềm mại mới sống … cứng cỏi thì kém, mềm mại mới hơn (“Kiên cường giả tử chi đồ, nhu nhược giả sinh chi đồ… Kiên cường xử hạ, nhu nhược xử thượng”). Nước mềm yếu, nhu hòa nhưng rất bền bỉ, có thể làm xói mòn xuyên thủng đá. Thế nên Lão Tử nói rằng trong thiên hạ không gì yếu mềm hơn nước, thế mà lại công phá được tất cả những gì cứng rắn, không gì hơn nó, không gì thay thế được nó (“Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả mạc chi năng thắng: kì vô dĩ dịch chi”).

Với những tố chất và sự siêu việt như thế thì trí giả nào mà chẳng kết. Huống chi, nước càng sâu thì càng tĩnh, người càng hiểu biết càng khiêm nhường. Người trí giả thì biết thế nào là minh triết bảo thân, biết cách giữ cho đầy mà không đổ. Thế nên nước là cái đáng để noi theo.
E định hỏi thêm về việc e cũng suy nghĩ là con người bị dồn ép đến mức cư xử ko đúng bản tính ( ngữ văn ngày xưa gọi chí phèo là bị bần cùng hóa, lưu manh hóa ) thì có được tính là như nước ở chỗ mọi người ghét ko ạ
Hạ mình là từ chổ cao tự đặt mình xuống thấp (nước từ thượng nguồn rồi tự hạ xuống thấp, để rồi khắp nơi quy tụ về). Còn anh Chí thì vốn không cao, lại không hẳn là hạ mình mà vùi mình :D .

Theo người xưa thì cỏ chi và hoa lan mọc trong rừng sâu, không vì không có người biết đến mà không thơm; người quân tử tu đạo lập đức, không vì gặp cảnh khốn cùng mà thay đổi khí tiết (“Chi lan sinh ư thâm lâm, bất dĩ vô nhân nhi bất phương. Quân tử tu đạo lập đức, bất vị cùng khốn nhi cải tiết”).
Vâng ạ. E cám ơn a. E cũng đã tự nhận thấy suy nghĩ của e vốn có nhiều điểm sai như điểm lại đi so sánh việc Chí Phèo bị bần cùng hóa lưu manh hóa với việc nước ở chỗ mọi người ghét(nước chảy chỗ trũng) và cũng bị dơ bẩn nước khi ở chỗ bẩn cho đến khi mất chất bẩn lắng đọng hay bay hơi . nếu suy nghĩ vậy thì con người đổ lỗi cho hoàn cảnh là nhiều chứ ko biết tự tu dưỡng ạ.
Được cảm ơn bởi: Long Đức
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

E nhớ lại 1 chuyện hồi nhỏ e tầm lớp 2 lớp 3 gì đó. Hồi đó nhà e vẫn ở nhà trong xóm. Hôm đó e đi học về và đi đường tắt qua bờ ao. Ở bờ ao có cây xoan đã chặt và xếp ở đó. E nghênh ngang đi trên cây xoan chứ ko đi dưới đất và trượt chân ngã xuống ao. E nằm úp và chìm xuống tầm gần 1m mồm vẫn há và uống nước ao, mắt mở hình như còn nhìn thấy mấy con cá đang bơi. Có lẽ nếu ko có ông hàng xóm nhìn thấy và cứu thì e đã chết. Tối hôm đó người e cứ nôn nao vì uống nhiều nước ao.
Đó là một kỉ niệm đáng nhớ của e với nước ao.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

Long Đức đã viết: 07:32, 13/12/22
thanhthanh2013 đã viết: 22:11, 12/12/22 E cũng có sưu tầm bài viết nói về lời của Lão Tử về nước này. Thấy bài của anh cũng có nói về người trí ưa nước nên e up bài của e ạ. Hình như ý bài e sưu tầm có nói ý nước ở chỗ mọi người ghét nên gần với đạo..... ko ai tranh đua. Theo a trí giả có chấp nhận tính này khi ưa nước ko ạ ?
Lướt qua bài thanhthanh2013 trích lại thấy không liên quan gì nhiều đến nước, mà kiểu gán ghép áp đặt vào.

Còn nói về “ở chỗ mọi người ghét” = “hạ mình ở chỗ thấp” … thế nên không ai tranh với nó (ở vị trí thấp thì đâu ai thèm tranh). Cũng vì nước biết hạ mình chỗ thấp, biết dung nạp mà thành vĩ đại (“hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại”), [sông biển] trở thành vua của của trăm khe suối (“giang hải sở dĩ năng vi bách cốc vương giả, dĩ kỳ thiện hạ chi; cố năng vi bách cốc vương”).

Nói về Thiện là nói về Đức, có thể nói Thiện đứng đầu trong Đức. Thượng thiện nhược Thủy, cái thiện cao nhất thì như là nước vậy, là nói về đức khiêm, lòng bao dung, sự vô tư vô ngã của nước …

Lão Tử nói cứng cỏi thì chết, mềm mại mới sống … cứng cỏi thì kém, mềm mại mới hơn (“Kiên cường giả tử chi đồ, nhu nhược giả sinh chi đồ… Kiên cường xử hạ, nhu nhược xử thượng”). Nước mềm yếu, nhu hòa nhưng rất bền bỉ, có thể làm xói mòn xuyên thủng đá. Thế nên Lão Tử nói rằng trong thiên hạ không gì yếu mềm hơn nước, thế mà lại công phá được tất cả những gì cứng rắn, không gì hơn nó, không gì thay thế được nó (“Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả mạc chi năng thắng: kì vô dĩ dịch chi”).

Với những tố chất và sự siêu việt như thế thì trí giả nào mà chẳng kết. Huống chi, nước càng sâu thì càng tĩnh, người càng hiểu biết càng khiêm nhường. Người trí giả thì biết thế nào là minh triết bảo thân, biết cách giữ cho đầy mà không đổ. Thế nên nước là cái đáng để noi theo.
E định hỏi thêm về việc e cũng suy nghĩ là con người bị dồn ép đến mức cư xử ko đúng bản tính ( ngữ văn ngày xưa gọi chí phèo là bị bần cùng hóa, lưu manh hóa ) thì có được tính là như nước ở chỗ mọi người ghét ko ạ
Hạ mình là từ chỗ cao tự đặt mình xuống thấp (nước từ thượng nguồn rồi tự hạ xuống thấp, để rồi khắp nơi quy tụ về). Còn anh Chí thì vốn không ở chỗ cao, lại không hẳn là hạ mình mà là vùi mình ...

Theo người xưa thì cỏ chi và hoa lan mọc trong rừng sâu, không vì không có người biết đến mà không thơm; người quân tử không vì gặp cảnh khốn cùng mà thay đổi khí tiết (“Chi lan sinh ư thâm lâm, bất dĩ vô nhân nhi bất phương. Quân tử tu đạo lập đức, bất vị cùng khốn nhi cải tiết”).
Chú Hải Bánh chia sẻ về việc muốn làm người tử tế của những tù nhân mãn hạn tù :
Muốn làm người tử tế phải có tiền
https://fb.watch/hDwKorA5Zb/?mibextid=RUbZ1f
Một phiên bản hơi khác của câu " phú quí sinh lễ nghĩa "
Đầu trang

Tudotutronghanhphuc
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 4404
Tham gia: 18:54, 02/12/22

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi Tudotutronghanhphuc »

thanhthanh2013 đã viết: 11:04, 25/12/22
Long Đức đã viết: 07:32, 13/12/22
thanhthanh2013 đã viết: 22:11, 12/12/22 E cũng có sưu tầm bài viết nói về lời của Lão Tử về nước này. Thấy bài của anh cũng có nói về người trí ưa nước nên e up bài của e ạ. Hình như ý bài e sưu tầm có nói ý nước ở chỗ mọi người ghét nên gần với đạo..... ko ai tranh đua. Theo a trí giả có chấp nhận tính này khi ưa nước ko ạ ?
Lướt qua bài thanhthanh2013 trích lại thấy không liên quan gì nhiều đến nước, mà kiểu gán ghép áp đặt vào.

Còn nói về “ở chỗ mọi người ghét” = “hạ mình ở chỗ thấp” … thế nên không ai tranh với nó (ở vị trí thấp thì đâu ai thèm tranh). Cũng vì nước biết hạ mình chỗ thấp, biết dung nạp mà thành vĩ đại (“hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại”), [sông biển] trở thành vua của của trăm khe suối (“giang hải sở dĩ năng vi bách cốc vương giả, dĩ kỳ thiện hạ chi; cố năng vi bách cốc vương”).

Nói về Thiện là nói về Đức, có thể nói Thiện đứng đầu trong Đức. Thượng thiện nhược Thủy, cái thiện cao nhất thì như là nước vậy, là nói về đức khiêm, lòng bao dung, sự vô tư vô ngã của nước …

Lão Tử nói cứng cỏi thì chết, mềm mại mới sống … cứng cỏi thì kém, mềm mại mới hơn (“Kiên cường giả tử chi đồ, nhu nhược giả sinh chi đồ… Kiên cường xử hạ, nhu nhược xử thượng”). Nước mềm yếu, nhu hòa nhưng rất bền bỉ, có thể làm xói mòn xuyên thủng đá. Thế nên Lão Tử nói rằng trong thiên hạ không gì yếu mềm hơn nước, thế mà lại công phá được tất cả những gì cứng rắn, không gì hơn nó, không gì thay thế được nó (“Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả mạc chi năng thắng: kì vô dĩ dịch chi”).

Với những tố chất và sự siêu việt như thế thì trí giả nào mà chẳng kết. Huống chi, nước càng sâu thì càng tĩnh, người càng hiểu biết càng khiêm nhường. Người trí giả thì biết thế nào là minh triết bảo thân, biết cách giữ cho đầy mà không đổ. Thế nên nước là cái đáng để noi theo.
E định hỏi thêm về việc e cũng suy nghĩ là con người bị dồn ép đến mức cư xử ko đúng bản tính ( ngữ văn ngày xưa gọi chí phèo là bị bần cùng hóa, lưu manh hóa ) thì có được tính là như nước ở chỗ mọi người ghét ko ạ
Hạ mình là từ chỗ cao tự đặt mình xuống thấp (nước từ thượng nguồn rồi tự hạ xuống thấp, để rồi khắp nơi quy tụ về). Còn anh Chí thì vốn không ở chỗ cao, lại không hẳn là hạ mình mà là vùi mình ...

Theo người xưa thì cỏ chi và hoa lan mọc trong rừng sâu, không vì không có người biết đến mà không thơm; người quân tử không vì gặp cảnh khốn cùng mà thay đổi khí tiết (“Chi lan sinh ư thâm lâm, bất dĩ vô nhân nhi bất phương. Quân tử tu đạo lập đức, bất vị cùng khốn nhi cải tiết”).
Chú Hải Bánh chia sẻ về việc muốn làm người tử tế của những tù nhân mãn hạn tù :
Muốn làm người tử tế phải có tiền
https://fb.watch/hDwKorA5Zb/?mibextid=RUbZ1f
Một phiên bản hơi khác của câu " phú quí sinh lễ nghĩa "
Dính vào con đường đó không có đường ra đâu.
Chỉ có nước tự sát mong kiếp sau đầu thai làm người tử tế.
Bạn ba em nhảy lầu, không ra được đâu.
Đầu trang

Tudotutronghanhphuc
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 4404
Tham gia: 18:54, 02/12/22

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi Tudotutronghanhphuc »

thanhthanh2013 đã viết: 11:04, 25/12/22
Long Đức đã viết: 07:32, 13/12/22
thanhthanh2013 đã viết: 22:11, 12/12/22 E cũng có sưu tầm bài viết nói về lời của Lão Tử về nước này. Thấy bài của anh cũng có nói về người trí ưa nước nên e up bài của e ạ. Hình như ý bài e sưu tầm có nói ý nước ở chỗ mọi người ghét nên gần với đạo..... ko ai tranh đua. Theo a trí giả có chấp nhận tính này khi ưa nước ko ạ ?
Lướt qua bài thanhthanh2013 trích lại thấy không liên quan gì nhiều đến nước, mà kiểu gán ghép áp đặt vào.

Còn nói về “ở chỗ mọi người ghét” = “hạ mình ở chỗ thấp” … thế nên không ai tranh với nó (ở vị trí thấp thì đâu ai thèm tranh). Cũng vì nước biết hạ mình chỗ thấp, biết dung nạp mà thành vĩ đại (“hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại”), [sông biển] trở thành vua của của trăm khe suối (“giang hải sở dĩ năng vi bách cốc vương giả, dĩ kỳ thiện hạ chi; cố năng vi bách cốc vương”).

Nói về Thiện là nói về Đức, có thể nói Thiện đứng đầu trong Đức. Thượng thiện nhược Thủy, cái thiện cao nhất thì như là nước vậy, là nói về đức khiêm, lòng bao dung, sự vô tư vô ngã của nước …

Lão Tử nói cứng cỏi thì chết, mềm mại mới sống … cứng cỏi thì kém, mềm mại mới hơn (“Kiên cường giả tử chi đồ, nhu nhược giả sinh chi đồ… Kiên cường xử hạ, nhu nhược xử thượng”). Nước mềm yếu, nhu hòa nhưng rất bền bỉ, có thể làm xói mòn xuyên thủng đá. Thế nên Lão Tử nói rằng trong thiên hạ không gì yếu mềm hơn nước, thế mà lại công phá được tất cả những gì cứng rắn, không gì hơn nó, không gì thay thế được nó (“Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả mạc chi năng thắng: kì vô dĩ dịch chi”).

Với những tố chất và sự siêu việt như thế thì trí giả nào mà chẳng kết. Huống chi, nước càng sâu thì càng tĩnh, người càng hiểu biết càng khiêm nhường. Người trí giả thì biết thế nào là minh triết bảo thân, biết cách giữ cho đầy mà không đổ. Thế nên nước là cái đáng để noi theo.
E định hỏi thêm về việc e cũng suy nghĩ là con người bị dồn ép đến mức cư xử ko đúng bản tính ( ngữ văn ngày xưa gọi chí phèo là bị bần cùng hóa, lưu manh hóa ) thì có được tính là như nước ở chỗ mọi người ghét ko ạ
Hạ mình là từ chỗ cao tự đặt mình xuống thấp (nước từ thượng nguồn rồi tự hạ xuống thấp, để rồi khắp nơi quy tụ về). Còn anh Chí thì vốn không ở chỗ cao, lại không hẳn là hạ mình mà là vùi mình ...

Theo người xưa thì cỏ chi và hoa lan mọc trong rừng sâu, không vì không có người biết đến mà không thơm; người quân tử không vì gặp cảnh khốn cùng mà thay đổi khí tiết (“Chi lan sinh ư thâm lâm, bất dĩ vô nhân nhi bất phương. Quân tử tu đạo lập đức, bất vị cùng khốn nhi cải tiết”).
Chú Hải Bánh chia sẻ về việc muốn làm người tử tế của những tù nhân mãn hạn tù :
Muốn làm người tử tế phải có tiền
https://fb.watch/hDwKorA5Zb/?mibextid=RUbZ1f
Một phiên bản hơi khác của câu " phú quí sinh lễ nghĩa "
Nhiều lúc thấy em rất may mắn.
Chỉ cần em khóc là có người bu xung quanh xin gì cũng cho
Hay nhận được sự giúp đỡ cực kì tận tình luôn.
Ngủ còn được hát ru của bà cố lâu lâu lại thăm nghe rất rõ ( bà mất lâu rồi).
Sinh ra trong gia đình con cháu là nhất thành công cũng được thất bại cũng được miễn không cướp giật vi phạm pháp luật là được.
Công việc luôn có người quan tâm giúp đỡ mặc dù không giàu nhưng sống thấy rất thoải mái
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

Tudotutronghanhphuc đã viết: 11:08, 25/12/22
thanhthanh2013 đã viết: 11:04, 25/12/22
Long Đức đã viết: 07:32, 13/12/22

Lướt qua bài thanhthanh2013 trích lại thấy không liên quan gì nhiều đến nước, mà kiểu gán ghép áp đặt vào.

Còn nói về “ở chỗ mọi người ghét” = “hạ mình ở chỗ thấp” … thế nên không ai tranh với nó (ở vị trí thấp thì đâu ai thèm tranh). Cũng vì nước biết hạ mình chỗ thấp, biết dung nạp mà thành vĩ đại (“hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại”), [sông biển] trở thành vua của của trăm khe suối (“giang hải sở dĩ năng vi bách cốc vương giả, dĩ kỳ thiện hạ chi; cố năng vi bách cốc vương”).

Nói về Thiện là nói về Đức, có thể nói Thiện đứng đầu trong Đức. Thượng thiện nhược Thủy, cái thiện cao nhất thì như là nước vậy, là nói về đức khiêm, lòng bao dung, sự vô tư vô ngã của nước …

Lão Tử nói cứng cỏi thì chết, mềm mại mới sống … cứng cỏi thì kém, mềm mại mới hơn (“Kiên cường giả tử chi đồ, nhu nhược giả sinh chi đồ… Kiên cường xử hạ, nhu nhược xử thượng”). Nước mềm yếu, nhu hòa nhưng rất bền bỉ, có thể làm xói mòn xuyên thủng đá. Thế nên Lão Tử nói rằng trong thiên hạ không gì yếu mềm hơn nước, thế mà lại công phá được tất cả những gì cứng rắn, không gì hơn nó, không gì thay thế được nó (“Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả mạc chi năng thắng: kì vô dĩ dịch chi”).

Với những tố chất và sự siêu việt như thế thì trí giả nào mà chẳng kết. Huống chi, nước càng sâu thì càng tĩnh, người càng hiểu biết càng khiêm nhường. Người trí giả thì biết thế nào là minh triết bảo thân, biết cách giữ cho đầy mà không đổ. Thế nên nước là cái đáng để noi theo.



Hạ mình là từ chỗ cao tự đặt mình xuống thấp (nước từ thượng nguồn rồi tự hạ xuống thấp, để rồi khắp nơi quy tụ về). Còn anh Chí thì vốn không ở chỗ cao, lại không hẳn là hạ mình mà là vùi mình ...

Theo người xưa thì cỏ chi và hoa lan mọc trong rừng sâu, không vì không có người biết đến mà không thơm; người quân tử không vì gặp cảnh khốn cùng mà thay đổi khí tiết (“Chi lan sinh ư thâm lâm, bất dĩ vô nhân nhi bất phương. Quân tử tu đạo lập đức, bất vị cùng khốn nhi cải tiết”).
Chú Hải Bánh chia sẻ về việc muốn làm người tử tế của những tù nhân mãn hạn tù :
Muốn làm người tử tế phải có tiền
https://fb.watch/hDwKorA5Zb/?mibextid=RUbZ1f
Một phiên bản hơi khác của câu " phú quí sinh lễ nghĩa "
Dính vào con đường đó không có đường ra đâu.
Chỉ có nước tự sát mong kiếp sau đầu thai làm người tử tế.
Bạn ba em nhảy lầu, không ra được đâu.
Chắc vẫn có người may mắn làm lại đc cuộc đời mà e nhưng sẽ gian lao hơn người bình thường
Đầu trang

Tudotutronghanhphuc
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 4404
Tham gia: 18:54, 02/12/22

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi Tudotutronghanhphuc »

thanhthanh2013 đã viết: 12:21, 25/12/22
Tudotutronghanhphuc đã viết: 11:08, 25/12/22
thanhthanh2013 đã viết: 11:04, 25/12/22
Chú Hải Bánh chia sẻ về việc muốn làm người tử tế của những tù nhân mãn hạn tù :
Muốn làm người tử tế phải có tiền
https://fb.watch/hDwKorA5Zb/?mibextid=RUbZ1f
Một phiên bản hơi khác của câu " phú quí sinh lễ nghĩa "
Dính vào con đường đó không có đường ra đâu.
Chỉ có nước tự sát mong kiếp sau đầu thai làm người tử tế.
Bạn ba em nhảy lầu, không ra được đâu.
Chắc vẫn có người may mắn làm lại đc cuộc đời mà e nhưng sẽ gian lao hơn người bình thường
Không phải may mắn hay cố gắng ở đây họ không tha cho anh, anh nắm giữ bí mật của họ là người của họ. Em không có gia nhập em không biết nhưng họ có kết giao anh em nói chung họ không để anh ra.
Em không biết nữa thời ba em xưa rồi.
Chú em từng đi múa lăng hồi đó múa lân đánh chém nhau là bình thường xưa lắm rồi.
Mà nói chung em không biết, chỉ biết ba em dặn hồi nhỏ là tuyệt đối không đụng vào thứ này.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tử vi”