Nguồn gốc tuần và Triệt và quan niệm của TS Hà Hưng Quốc về tuần Triệt ( Vườn ươm Việt Dịch)

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
thatsat275
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1739
Tham gia: 11:10, 15/08/16

Re: Nguồn gốc tuần và Triệt và quan niệm của TS Hà Hưng Quốc về tuần Triệt ( Vườn ươm Việt Dịch)

Gửi bài gửi bởi thatsat275 »

cohoinew đã viết: 16:23, 07/06/17 TUẦN TRUNG KHÔNG VONG: NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA
Hà Hưng Quốc


Tuần Không còn gọi là Tuần Trung Không Vong. Tuần là gì? Thế nào là không? Ý nghĩa của Tuần Không là gì?

Toi dong y 2 cau ket luan cuoi cung cua tien si Ha Hung Quoc.

Sách Tinh Lịch Khảo Nguyên, Phụ Luận, viết: "Mười Can là một Tuần, lấy 10 Can phối với 12 Chi từ Giáp đến Quý là hết. Thiên Can không bằng nên dư ra hai thời là Không Vong. Như Giáp Tí đến Quý Dậu không tới Tuất Hợi, vậy nên Giáp Tí lấy Tuất Hợi là Tuần Trung Không Vong. Ngoài ra phỏng theo như thế."




Sách Hiệp Kỉ Biện Phương Thư[ii], Lịch Lệ, viết: "Giáp Tý Tuần Tuất Hợi thời. Giáp Tuất Tuần Thân Dậu thời. Giáp Thân Tuần Ngọ Mùi thời. Giáp Ngọ Tuần Thìn Tị thời. Giáp Thìn Tuần Dần Mão thời. Giáp Dần Tuần Tý Sửu thời."



Cách thành lập Tuần Không nằm trong đoạn văn của Khảo Nguyên Phụ Luận. Kết quả hay tất cả vị trí Tuần Không nằm trong đoạn văn của Hiệp Kỷ Biên Phương Thư. Tất cả chỉ có thế và đã tự đầy đủ.



Tuy nhiên, để giúp cho những bạn chưa nắm được nội dung của hai đoạn văn trên, tôi sẽ trình bày một cách khác. Ngắn gọn là,


· một tuần gồm 10 Can.


· lấy 10 Can phối hợp với 12 Chi sẽ dư ra hai chi. Hai chi dư ra là vị trí của Tuần Không.


· có tất cả 5 tuần là tuần Giáp Tí, tuần Giáp Dần, tuần Giáp Tuất, tuần Giáp Ngọ và tuần Giáp Thìn. Và 5 Tuần tương đương thời gian 60 năm hoặc 60 ngày hoặc 60 giờ.





Theo đó,


· trong tuần Giáp Tí thì Tuần Không nằm tại Tuất-Hợi. Cách tính cho thấy trong hình H13A.



· trong tuần Giáp Dần thì Tuần Không nằm tại Tí-Sửu. Cách tính cho thấy trong hình H13B.



· trong tuần Giáp Thìn thì Tuần Không nằm tại Dần-Mẹo. Cách tính cho thấy trong hình H13C.





· trong tuần Giáp Ngọ thì Tuần Không nằm tại Thìn-Tỵ. Cách tính cho thấy trong hình H13D.



· trong tuần Giáp Tuất thì Tuần Không nằm tại Thân-Dậu. Cách tính cho thấy trong hình H13E.



Như vậy,


· tuần Giáp Tí thì Tuần Không nằm tại Tuất-Hợi.


· tuần Giáp Dần thì Tuần Không nằm tại Tí-Sửu.


· tuần Giáp Thìn thì Tuần Không nằm tại Dần-Mão.


· tuần Giáp Ngọ thì Tuần Không nằm tại Thìn-Tỵ.


· tuần Giáp Tuất thì Tuần Không nằm tại Thân-Dậu.




Tuần Không không bao giờ nằm tại hai vị trí Ngọ-Mùi.


Tuần Không có nghĩa là "không nằm trong tuần này" (phải đợi đến tuần kế), hiểu theo nội hàm của độn pháp.


ĐIỂM NHẤN BỎ TÚI


Nếu để ý, chúng ta sẽ nhận ra rằng Tuần Không luôn nằm ở vị trí Giáp Ất của tuần kế.


Nhìn vào Việt Dịch Đồ, hình H27B, chúng ta thấy Giáp là vị trí Sinh của dòng hành khí dương (vòng vuông đen thuận chiều kim đồng hồ, với thông tin nằm bên ngoài vòng xanh lá ) và Ất cũng là vị trí Sinh của dòng hành khí âm (vòng xanh lá ngược chiều kim đồng hồ, với thông tin nằm bên trong vòng xanh lá).



Như vậy, nhìn từ góc độ của Việt Dịch Đồ, thì Tuần Không Giáp Ất nằm tại điểm Sinh của chu kỳ SINH TỬ. Hay nói cách khác, Tuần Không có nghĩa là"chờ hiển lộ ra bên ngoài".



Áp dụng vào luận giải Tử Vi, một cung có Tuần Không án ngữ thì các sao nằm trong bản cung bị án ngữ có thể xung, chiếu tới các cung tam hợp, cung nhị hợp, và cung đối của nó để hội hiệp với các sao khác nằm trong các cung hợp/đối đó. Ngược lại, các sao nằm trong các cung hợp/đối đó không thể chiếu/xung tới được bản cung bị Tuần Không án ngữ. Nói cách khác, Tuần Không là "tường lửa" ngăn chận không cho bên ngoài xâm nhập vào trong nhưng bên trong lại được tự do ra ngoài.

Chốt lại, cung có Tuần Không án ngữ thì "trong có thể ra, ngoài không được phép vào"

Ngược với cung có Triệt Không án ngữ "trong không được phép ra, ngoài có thể vào".


TRIỆT LỘ KHÔNG VONG: NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA
Hà Hưng Quốc

Triệt Không còn gọi là Triệt Lộ Không Vong. Triệt là gì? Thế nào là Không? Ý nghĩa của Triệt Không là gì?


Sách Tinh Lịch Khảo Nguyên, Phụ Luận, viết: "Triệt Lộ Không Vong gặp Nhâm Quý vậy. Đi đường mà gặp nước thời không đi được. Như Can Giáp dùng Ngũ Thử Độn khởi Giáp Tí, thuận đi đến Nhâm Thân, Quý Dậu, vậy nên ngày Giáp lấy Thân Dậu là Triệt Lộ Không Vong. Ngoài ra phỏng theo như thế."


Sách Hiệp Kỉ Biện Phương Thư, Lịch Lệ, viết: "Triệt Lộ Không Vong, Can Giáp, Kỷ ở Thân Dậu; Can Ất Canh ở Ngọ Mùi, Can Bính Tân ở Thìn Tỵ; Can Đinh, Nhâm ở Dần Mão; Can Mậu, Quý ở Tí Sửu, Tuất Hợi".


Cách thành lập Triệt Không nằm trong đoạn văn của Tinh Lịch Khảo Nguyên. Kết quả hay tất cả vị trí Triệt Không nằm trong đoạn văn của Hiệp Kỷ Biện Phương Thư. Tất cả chỉ có thế và đã tự đầy đủ.


Tuy nhiên, để giúp cho những bạn chưa nắm được nội dung của hai đoạn văn trên, tôi sẽ trình bày một cách khác. Ngắn gọn là,


· Dùng Ngũ Thử Độn. Phương pháp độn tóm lược trong hình H12 bên dưới.


· Độn tới Nhâm Quí thì Triệt Không nằm tại hai vị trí đó.


Theo đó,


· Ngày Giáp hoặc Kỷ thì khởi tại giờ Giáp Tí độn tới Nhâm, Quí. Triệt Không nằm tại Nhâm Thân, Quí Dậu. Cách tính cho thấy trong hình H14A.



· Ngày Ất hoặc Canh thì khởi tại giờ Bính Tí độn tới Nhâm, Quí. Triệt Không nằm tại Nhâm Ngọ, Quí Mùi. Cách tính cho thấy trong hình H14B.



· Ngày Bính hoặc Tân thì khởi tại giờ Mậu Tí độn tới Nhâm, Quí. Triệt Không nằm tại Nhâm Thìn, Quí Tỵ. Cách tính cho thấy trong hình H14C.



· Ngày Đinh hoặc Nhâm thì khởi tại giờ Canh Tí độn tới Nhâm, Quí. Triệt Không nằm tại Nhâm Dần, Quí Mẹo. Cách tính cho thấy trong hình H14D.



· Ngày Mậu hoặc Quí thì khởi tại giờ Nhâm Tí độn tới Nhâm, Quí. Triệt Không nằm tại Nhâm Tí, Quí Sửu. Cách tính cho thấy trong hình H14E.



Như vậy,


· Can Giáp/Kỷ thì Triệt Không nằm tại Thân-Dậu.


· Can Ất/Canh thì Triệt Không nằm tại Ngọ-Mùi.


· Can Bính/Tân thì Triệt Không nằm tại Thìn-Tỵ.


· Can Đinh/Nhâm thì Triệt Không nằm tại Dần-Mão


· Can Mậu/Quí thì Triệt Không nằm tại Tí-Sửu.


Triệt Không không bao giờ nằm tại hai vị trí Tuất-Hợi.


Triệt Không có nghĩa là "hết đường đi tới ". Hết đường đi tới hiểu theo nội hàm của phương pháp độn "Triệt Lộ Không Vong gặp Nhâm Quý vậy."



ĐIỂM NHẤN BỎ TÚI

Nhưng tại sao lại hết đường đi? Căn cứ vào nguyên văn của Khảo Nguyên là do "Đi đường mà gặp nước thời không đi được."


Liệu giải thích trên có hợp lý? Rõ ràng là Triệt Không chỉ nằm Nhâm Quý Thủy.


Thử nhìn từ một góc độ khác. Trong hình Việt Dịch Đồ, hình H27B, cho thấy Nhâm là vị trí Khảm Thủy và Quý là vị trí Càn Thủy. Càn Thủy cũng là vị trí của Tí, nơi dương tận, là điểm cuối chu kỳ của dòng hành khí dương (vòng vuông màu đen). Khảm Thủy cũng là vị trí của Tí, nơi âm cực, là điểm cuối chu kỳ của dòng hành khí âm (vòng tròn màu xanh). Nói tóm lại, Nhâm Quý Thủy là điểm cuối "cùng tận" của chu kỳ âm dương, là điểm lùi đã "cùng" và tiến đã "tận". Là "không thể thoát ra".


Như vậy, từ góc độ của Việt Dịch Đồ thì Triệt Không đúng là "hết đường" là "không thể thoát ra".



Ứng dụng vào luận giải Tử Vi, một cung có Triệt Không án ngữ thì các sao nằm bên trong sẽ không thể vượt ra ngoài bản cung bị án ngữ để xung/chiếu tới các cung tam hợp, cung nhị hợp, và cung đối để hội hiệp với các sao nằm trong các cung hợp/đối đó. Chính xác đây là tình trạng "nội bất xuất". Ngược lại, các sao nằm trong các cung hợp/đối thì tự do xung/chiếu tới bản cung bị án ngữ. Nói cách khác, Triệt Không là "tường giam" không cho bên trong thoát ra ngoài nhưng bên ngoài thì được phép vào trong.

Chốt lại, Triệt Không có nghĩa là "trong không được phép ra, ngoài có thể vào".

Nó ngược với Tuần Không "trong có thể ra, ngoài không được phép vào".
Đầu trang

yesterday2016
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3755
Tham gia: 18:29, 08/07/16

Re: Nguồn gốc tuần và Triệt và quan niệm của TS Hà Hưng Quốc về tuần Triệt ( Vườn ươm Việt Dịch)

Gửi bài gửi bởi yesterday2016 »

hidehira đã viết: 11:52, 15/06/18
yesterday2016 đã viết: 11:39, 15/06/18
hidehira đã viết: 10:29, 15/06/18

Vậy thì có những cách nào để hoá giải, hoặc làm nhẹ bớt ảnh hưởng của Tuần Triệt? Chả lẽ mình lại cứ ngồi im để nó muốn làm sao thì làm ạ? :-/
Ngồi im là 1 cách hóa giải :))
Bằng cách nào hay tại vì sao ngồi im lại giải được Tuần Triệt bác nhỉ?
Đại loại ví dụ khi bạn rơi vào đầm lầy, bạn càng vùng vẫy càng chìm nhanh, cứ để yên thì chìm chậm hơn, tăng hy vọng có người đến cứu.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
vietnam23042017
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2504
Tham gia: 15:02, 13/12/17

Re: Nguồn gốc tuần và Triệt và quan niệm của TS Hà Hưng Quốc về tuần Triệt ( Vườn ươm Việt Dịch)

Gửi bài gửi bởi vietnam23042017 »

thatsat275 đã viết: 12:35, 15/06/18
cohoinew đã viết: 16:23, 07/06/17 TUẦN TRUNG KHÔNG VONG: NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA

Tuần Không không bao giờ nằm tại hai vị trí Ngọ-Mùi.
Câu trên chưa chuẩn xác nhé bác!

Double Check, Please! :-bd

Hình ảnh
Đầu trang

hidehira
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 75
Tham gia: 09:49, 29/05/18

Re: Nguồn gốc tuần và Triệt và quan niệm của TS Hà Hưng Quốc về tuần Triệt ( Vườn ươm Việt Dịch)

Gửi bài gửi bởi hidehira »

yesterday2016 đã viết: 09:15, 15/06/18
hidehira đã viết: 09:05, 15/06/18 Nếu như vậy thì để hoá giải Tuần Triệt mình chỉ cần ĐỘNG các cung xung chiếu. Ví dụ Mệnh bị Triệt thì động ở DI, ra ngoài quan hệ nhiều lên. Mình hiểu như vậy có đúng không nhỉ?
Bạn hiểu như thế cũng có thể đúng, có thể sai.
Đó là 1 ý tưởng của ai đó, và chưa có một sự nghiệm lý trên diện rộng về ý tưởng này.

Còn mình nghĩ ý tưởng đó khả năng sai nhiều hơn đúng.
Chiêm nghiệm từ bản thân của em thì em thấy có thể là đúng. Của em mệnh tử Vi cư Ngọ ngộ Triệt, rất là oải, nhưng nghiệm thấy cứ khi nào em chăm chỉ ngao du đây đó & giao lưu kết bạn bốn phương (động cung DI) thì mọi sự thuận lợi hơn rất nhiều. Khi nào lười đi, ít giao du thì rất trì trệ & không thuận lợi.

Em trích lá số của em để bác dễ hình dung:
Hình ảnh
Đầu trang

hidehira
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 75
Tham gia: 09:49, 29/05/18

Re: Nguồn gốc tuần và Triệt và quan niệm của TS Hà Hưng Quốc về tuần Triệt ( Vườn ươm Việt Dịch)

Gửi bài gửi bởi hidehira »

songvuisongkhoe đã viết: 11:21, 23/06/17 Theo tài liệu mình đọc thì chính tinh miếu gặp Tuần/Triệt thì sẽ giảm tính chất miếu/vượng của chính tinh còn 80%. Nếu chính tinh hãm gặp Tuần/Triệt, mặc dù có giúp cung đó sáng lên nhưng chắc chắn chẳng bao nhiêu, chẳng bằng chính tinh hãm gặp Tuần/Triệt.

Mình cũng có lần nghiên cứu lá số mình vì mình mệnh Thất Sát tại cung Thân nhưng khuôn mặt mình, tính tình không hề giống sao Thất Sát. Thậm chí ai cũng đánh giá mình rất nữ tính. Mệnh mình Thất Sát ngộ Triệt. Luôn mong có ngày dữ lên giống tính chất Thất sát để ko bị ăn hiếp đây.
Mình lại đọc đâu đó thì lại khác với bác nói ở trên, là chính tinh miếu/vượng gặp Triệt thì chỉ còn 20% tính chất, tức là mất 80% cái tốt rồi.
Đầu trang

cohoinew
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 928
Tham gia: 13:54, 17/12/12

Re: Nguồn gốc tuần và Triệt và quan niệm của TS Hà Hưng Quốc về tuần Triệt ( Vườn ươm Việt Dịch)

Gửi bài gửi bởi cohoinew »

vietnam23042017 đã viết: 13:54, 15/06/18
thatsat275 đã viết: 12:35, 15/06/18
cohoinew đã viết: 16:23, 07/06/17 TUẦN TRUNG KHÔNG VONG: NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA

Tuần Không không bao giờ nằm tại hai vị trí Ngọ-Mùi.
Câu trên chưa chuẩn xác nhé bác!

Double Check, Please! :-bd

Hình ảnh
Mình chỉ đưa ra và trích dẫn quan điểm của ông Hà Hưng Quốc về tuần triệt để cùng phản biện để đi tìm cái đúng. Chứ ông Hà Hưng Quốc này có cái đúng và có rất nhiều cái ko đúng. Thế mới nói là cùng trao đổi trên cơ sở học thuật mà :)
Đầu trang

VanXuongD
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 724
Tham gia: 12:25, 02/04/18

Re: Nguồn gốc tuần và Triệt và quan niệm của TS Hà Hưng Quốc về tuần Triệt ( Vườn ươm Việt Dịch)

Gửi bài gửi bởi VanXuongD »

Di bị tuần triệt thì động mệnh như nào ạ @@
Đầu trang

thatsat275
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1739
Tham gia: 11:10, 15/08/16

Re: Nguồn gốc tuần và Triệt và quan niệm của TS Hà Hưng Quốc về tuần Triệt ( Vườn ươm Việt Dịch)

Gửi bài gửi bởi thatsat275 »

VanXuongD đã viết: 16:39, 15/06/18 Di bị tuần triệt thì động mệnh như nào ạ @@
Di bị Tuần triệt mà mệnh SPT miếu,Tử Phủ Vũ tướng miếu thì mệnh mạnh hơn Di.Ra ngoài dễ thích nghi,vượt lên các trở ngại,khó khăn.Di bị Tuần triệt thì động mệnh như:Học thật giỏi,càng tỏa sáng càng tốt.
Đầu trang

VanXuongD
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 724
Tham gia: 12:25, 02/04/18

Re: Nguồn gốc tuần và Triệt và quan niệm của TS Hà Hưng Quốc về tuần Triệt ( Vườn ươm Việt Dịch)

Gửi bài gửi bởi VanXuongD »

thatsat275 đã viết: 00:34, 17/06/18
VanXuongD đã viết: 16:39, 15/06/18 Di bị tuần triệt thì động mệnh như nào ạ @@
Di bị Tuần triệt mà mệnh SPT miếu,Tử Phủ Vũ tướng miếu thì mệnh mạnh hơn Di.Ra ngoài dễ thích nghi,vượt lên các trở ngại,khó khăn.Di bị Tuần triệt thì động mệnh như:Học thật giỏi,càng tỏa sáng càng tốt.
Vâng cảm ơn bác ạ . Mỗi tội giờ cháu lại chưa đc học giỏi cho lắm .
Đầu trang

songvuisongkhoe
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 415
Tham gia: 01:49, 28/01/17

Re: Nguồn gốc tuần và Triệt và quan niệm của TS Hà Hưng Quốc về tuần Triệt ( Vườn ươm Việt Dịch)

Gửi bài gửi bởi songvuisongkhoe »

hidehira đã viết: 09:05, 15/06/18 Nếu như vậy thì để hoá giải Tuần Triệt mình chỉ cần ĐỘNG các cung xung chiếu. Ví dụ Mệnh bị Triệt thì động ở DI, ra ngoài quan hệ nhiều lên. Mình hiểu như vậy có đúng không nhỉ?
Mình có đọc một bài viết về động cung xung chiếu để hóa giải tuần triệt nhưng điều kiện là thiên di/nô phải tốt cái đã và điều kiện xã hội cho phép để thay đổi lá số.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tử vi”