Sự dao động của Tâm và kiểm soát Tâm

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Sự dao động của Tâm và kiểm soát Tâm

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

Các nhà tướng số từ xưa đến nay đều nhận định rằng: “Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sinh. Hữu tướng vô tâm, tướng tùy tâm diệt” (có tâm, không tướng, tướng sẽ do tâm sanh ra. Có tướng, không tâm, tướng theo tâm mà mất).

Câu này có nghĩa là: Người có tâm tốt, nhưng tướng không tốt thì cái tướng không tốt ấy sẽ theo tâm tốt mà chuyển hóa dần dần thành tướng tốt. Nhưng ngược lại, người có tướng tốt nhưng tâm không tốt thì cái tướng tốt ấy, sẽ bị cái tâm không tốt chuyển hóa dần dần thành tướng xấu. Như vậy giữa tướng và tâm, chúng ta thấy tâm là quan trọng nhất. Tướng chỉ là sự biểu hiện của tâm, tâm phát sinh ra tướng. Tâm càng đẹp thì tướng càng đẹp, tâm càng xấu thì tướng càng xấu.
Đó là cách nhìn của các nhà nghiên cứu nhân tướng về tâm và tướng. Nhưng làm thế nào để có được tâm và tướng tốt đẹp thì chúng ta nên tìm hiểu về những lời dạy của Đức Phật.

Có một lần vị Thiên (trời) hỏi Đức Phật:

"Thường sống trong rừng núi,

Bậc Thánh sống Phạm hạnh,

Một ngày ăn một buổi,

Sao sắc họ thù diệu?"

Ý của vị Thiên hỏi: Tại sao đệ tử của Ngài sống trong rừng núi, không đeo tràng hoa phấn sáp, chỉ thực hành Phạm hạnh (hạnh của Trời Phạm Thiên: như thiền định, thiền quán, tu tập tứ vô lượng tâm...), một ngày chỉ ăn một buổi (không đủ năng lượng, dinh dưỡng), sao nhan sắc họ thù diệu (đẹp không thể tả).

Đức Phật trả lời, sở dĩ các vị ấy có được sắc đẹp như vậy là vì họ:

"Không than việc đã qua,

Không mong việc sắp tới,

Sống ngay với hiện tại,

Do vậy, sắc thù diệu."

Ý là sở dĩ nhan sắc của các vị này thù diệu là do họ đã an trú tâm ở hiện tại. Họ không hướng tâm đến quá khứ và tương lai. Vì quá khứ đã qua, tương lai thì chưa tới. Cái đã qua và cái chưa tới là những cái không có thật, cái ở quá khứ và cái ở tương lai chỉ do tâm tưởng biến hóa ra mà thôi. Vì vậy, không nên bám víu, chấp thủ hay chạy theo chúng.
Chúng ta hằng ngày phải tiêu hao nhiều năng lượng do tâm vọng tưởng gây ra. Vì vậy, chúng ta phải cần nạp nhiều năng lượng vào cơ thể để cho tâm vọng tưởng hoạt động. Theo các nhà khoa học não bộ của chúng ta là nơi tiêu thụ năng lượng nhiều nhất. Một người thất tình khoảng một tuần có thể giảm mất vài cân, thậm chí còn làm suy sụp cơ thể.

Chúng ta đã sống với tâm vọng tưởng từ bấy lâu nay và coi đó như một thoái quen hết sức bình thường, đến nỗi không cần phải để ý. Lúc nào đó, không có việc chi nghĩ ngợi, ta lại cảm thấy buồn chán, cô đơn.

Có một triết gia đã đồng hóa tâm vọng tưởng là mình: "Tôi tư duy, nên tôi tồn tại" (Decartes) tức là tôi không tư duy, suy nghĩ thì tôi không còn tồn tại, tôi không có hay tôi chỉ có khi tôi tư duy, suy nghĩ. Nhưng thật tế có phải tôi suy nghĩ nên tôi tồn tại không?

Tư tưởng Phật giáo nói riêng và tư tưởng Ấn độ nói chung, thông qua sự thực tập thiền định và thiền quán của một số hành giả Yoga, người ta thấy rằng, vọng tưởng là sự cản trở lớn nhất để ta thể nhập vào chân lý và bản thể của chính mình và vũ trụ. Thay vì ngồi không để tư tưởng vọng động, trôi chảy miên man, các hành giả yoga đã ngồi lại một chỗ (ngồi thiền) chú tâm vào một đối tượng nào đó để loại bỏ vọng tưởng, và các tạp niệm.
Khi vọng tưởng được điều phục, não bộ của hành giả hoạt động vi tế hơn nên ít tiêu hao năng lượng hơn. Đồng thời, thiền định giúp hành giả tái tạo lại một lượng lớn năng lượng lành có khả năng chuyển hóa thân và tâm, làm cho thân và tâm có sự tịnh lạc, tươi mới và nhan sắc thêm thù diệu.

Mục đích của tu tập thiền định và thiền quán là đưa thân và tâm quay về với hiện tại. Và dĩ nhiên là những ý niệm về quá khứ và tương lai đều lắng lặng. Chúng ta biết, ngày hôm qua và ngày mai là thời gian không có thật, cái gì không có thật thì nó chỉ là giả, không phải là chân lý. Chỉ có cái đang hiện hữu là cái thật nhất, cái đang hiện hữu là cái đang vận hành, chuyển biến theo qui luật duyên sinh và chân lý vô thường.

Vì vậy, trước cái hiện thực đang biến đổi không có gì có thể nắm giữ và bám víu được. Khi chúng ta sống đúng và nhận diện đúng cái hiện thực đang vận hành là chúng ta đang thể nhập vào cái chơn, cái thiện và cái mỹ của sự vật hiện tượng đang hiện hữu trên cuộc đời.

Đại đa số chúng sinh, những người bình thường, để tâm vọng tưởng hoạt động quá mạnh. Họ luôn nhớ về những kỷ niệm thời quá khứ, hồi tưởng lại những chuyện vui, chuyện buồn. Vui thì cười khinh khích 1 mình, buồn thì ngồi rơi lệ, tiếc thương. Đó chỉ là những cái ảo vọng đang đánh lừa cảm giác. Người có trí biết nó là vọng, là tưởng nên dừng lại ngay và không bị nó dắt dẫn, lôi kéo. Người già thì vọng về quá khứ, người trẻ thì mơ ước về tương lai.

Đôi khi cái mơ ước là động lực để chúng ta phát triển, nhưng mơ ước phải gắn liền với khả năng thực tế của mình. Mơ ước không gắn liền với khả năng hiện thực thì nó cũng chỉ là vọng tưởng mà thôi. Nên Phật dạy:
"Do mong việc sắp tới,

Do than việc đã qua,

Nên kẻ ngu héo mòn,

Như lau xanh rời cành."

Đức Phật bằng nhiều phương pháp trình bày, dẫn dụ chúng ta tu hành nhưng mục đích cuối cùng của Ngài cũng chỉ muốn chúng ta sống thực trong giây phúc hiện tại.
Được cảm ơn bởi: KMD, tuonqvy39
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Re: Sự dao động của Tâm và kiểm soát Tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

1 bài thơ của cụ Nguyễn Du.

Đạo ý

Minh nguyệt chiếu cổ tỉnh,
Tỉnh thuỷ vô ba đào.
Bất bị nhân khiên xả,
Thử tâm chung bất dao.
Túng bị nhân khiên xã,
Nhất dao hoàn phục chỉ.
Trạm trạm nhất phiến tâm,
Minh nguyệt cổ tỉnh thuỷ.

Dịch nghĩa

Trăng sáng chiếu giếng xưa,
Nước giếng không nổi sóng.
Không bị người khuấy lên,
Lòng này không xao động.
Dù bị khuấy lên,
Dao động một lúc lại lặng ngay.
Tấm lòng trong vằng vặc,
Như ánh trăng sáng chiếu giếng nước năm xưa.
Được cảm ơn bởi: thanhthanh2013, vn007
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Sự dao động của Tâm và kiểm soát Tâm

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

KMD đã viết: 05:44, 14/09/22 1 bài thơ của cụ Nguyễn Du.

Đạo ý

Minh nguyệt chiếu cổ tỉnh,
Tỉnh thuỷ vô ba đào.
Bất bị nhân khiên xả,
Thử tâm chung bất dao.
Túng bị nhân khiên xã,
Nhất dao hoàn phục chỉ.
Trạm trạm nhất phiến tâm,
Minh nguyệt cổ tỉnh thuỷ.

Dịch nghĩa

Trăng sáng chiếu giếng xưa,
Nước giếng không nổi sóng.
Không bị người khuấy lên,
Lòng này không xao động.
Dù bị khuấy lên,
Dao động một lúc lại lặng ngay.
Tấm lòng trong vằng vặc,
Như ánh trăng sáng chiếu giếng nước năm xưa.
Nếu tấm lòng ko được như vậy mà từng bị dao động rất mạnh còn gần đến mức thần kinh tâm thần hoang tưởng và tạo nghiệp trong lúc đó thì giờ ngoài ăn năn hối lỗi, cố gắng tĩnh tâm thì còn có thể làm gì nữa cho bớt nghiệp thưa bác ?
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Re: Sự dao động của Tâm và kiểm soát Tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

thanhthanh2013 đã viết: 19:11, 14/09/22
KMD đã viết: 05:44, 14/09/22 1 bài thơ của cụ Nguyễn Du.

Đạo ý

Minh nguyệt chiếu cổ tỉnh,
Tỉnh thuỷ vô ba đào.
Bất bị nhân khiên xả,
Thử tâm chung bất dao.
Túng bị nhân khiên xã,
Nhất dao hoàn phục chỉ.
Trạm trạm nhất phiến tâm,
Minh nguyệt cổ tỉnh thuỷ.

Dịch nghĩa

Trăng sáng chiếu giếng xưa,
Nước giếng không nổi sóng.
Không bị người khuấy lên,
Lòng này không xao động.
Dù bị khuấy lên,
Dao động một lúc lại lặng ngay.
Tấm lòng trong vằng vặc,
Như ánh trăng sáng chiếu giếng nước năm xưa.
Nếu tấm lòng ko được như vậy mà từng bị dao động rất mạnh còn gần đến mức thần kinh tâm thần hoang tưởng và tạo nghiệp trong lúc đó thì giờ ngoài ăn năn hối lỗi, cố gắng tĩnh tâm thì còn có thể làm gì nữa cho bớt nghiệp thưa bác ?
Khi ta đọc kinh thì thân ta ngồi ngay thẳng, mắt mắt nhìn rồi miệng đọc từng chữ rõ ràng, tai thì lắng nghe. Ý thì đọc đến đâu biết rõ ràng đến đó.

Đọc kinh giúp cho thân khẩu ý của ta tạo nghiệp lành và còn giúp ta khai mở trí tuệ. Khi ta có trí tuệ thì ta sẽ nhận ra nghiệp nhân 1 cách rõ ràng.
Được cảm ơn bởi: thanhthanh2013
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Sự dao động của Tâm và kiểm soát Tâm

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

KMD đã viết: 06:25, 15/09/22
thanhthanh2013 đã viết: 19:11, 14/09/22
KMD đã viết: 05:44, 14/09/22 1 bài thơ của cụ Nguyễn Du.

Đạo ý

Minh nguyệt chiếu cổ tỉnh,
Tỉnh thuỷ vô ba đào.
Bất bị nhân khiên xả,
Thử tâm chung bất dao.
Túng bị nhân khiên xã,
Nhất dao hoàn phục chỉ.
Trạm trạm nhất phiến tâm,
Minh nguyệt cổ tỉnh thuỷ.

Dịch nghĩa

Trăng sáng chiếu giếng xưa,
Nước giếng không nổi sóng.
Không bị người khuấy lên,
Lòng này không xao động.
Dù bị khuấy lên,
Dao động một lúc lại lặng ngay.
Tấm lòng trong vằng vặc,
Như ánh trăng sáng chiếu giếng nước năm xưa.
Nếu tấm lòng ko được như vậy mà từng bị dao động rất mạnh còn gần đến mức thần kinh tâm thần hoang tưởng và tạo nghiệp trong lúc đó thì giờ ngoài ăn năn hối lỗi, cố gắng tĩnh tâm thì còn có thể làm gì nữa cho bớt nghiệp thưa bác ?
Khi ta đọc kinh thì thân ta ngồi ngay thẳng, mắt mắt nhìn rồi miệng đọc từng chữ rõ ràng, tai thì lắng nghe. Ý thì đọc đến đâu biết rõ ràng đến đó.

Đọc kinh giúp cho thân khẩu ý của ta tạo nghiệp lành và còn giúp ta khai mở trí tuệ. Khi ta có trí tuệ thì ta sẽ nhận ra nghiệp nhân 1 cách rõ ràng.
Vâng cháu cám ơn bác ạ !
Được cảm ơn bởi: KMD
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Re: Sự dao động của Tâm và kiểm soát Tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

(1) Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo.

(2) Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hoặc làm với tâm thanh tịnh, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình.

(1) và (2) được trích từ Phẩm Song Yếu trong Kinh Pháp Cú.
Được cảm ơn bởi: thanhthanh2013
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Sự dao động của Tâm và kiểm soát Tâm

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

KMD đã viết: 13:59, 15/09/22 (1) Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo.

(2) Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hoặc làm với tâm thanh tịnh, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình.

(1) và (2) được trích từ Phẩm Song Yếu trong Kinh Pháp Cú.
Theo bác có trường hợp nào nói và làm với tâm ô nhiễm , sự khổ sẽ kéo đến nhưng với người đó là chỉ như đang ăn ớt thấy cay ko ạ ? ( nhiều người vẫn ăn ớt dù biết là cay )
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Re: Sự dao động của Tâm và kiểm soát Tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

thanhthanh2013 đã viết: 17:21, 15/09/22
KMD đã viết: 13:59, 15/09/22 (1) Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo.

(2) Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hoặc làm với tâm thanh tịnh, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình.

(1) và (2) được trích từ Phẩm Song Yếu trong Kinh Pháp Cú.
Theo bác có trường hợp nào nói và làm với tâm ô nhiễm , sự khổ sẽ kéo đến nhưng với người đó là chỉ như đang ăn ớt thấy cay ko ạ ? ( nhiều người vẫn ăn ớt dù biết là cay )
Vì trong nhiều kiếp quá khứ, người đó và ta đã tích lũy nhiều nghiệp khác nhau nên kiếp này, dù cùng 1 sự vật nhưng người đó và ta sẽ có nhận thức khác nhau rồi dẫn đến cảm thọ khác nhau.

Dù cho ta nhận ra được sự dao động của tâm người đó thì ta không được lợi ích gì nhưng khi ta nhận ra được sự dao động của tâm ta thì người đó và ta đều được lợi ích. "Lòng người" của cụ Phan Bội Châu thật thú vị.
Được cảm ơn bởi: thanhthanh2013
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Sự dao động của Tâm và kiểm soát Tâm

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

KMD đã viết: 05:34, 16/09/22
thanhthanh2013 đã viết: 17:21, 15/09/22
KMD đã viết: 13:59, 15/09/22 (1) Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo.

(2) Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hoặc làm với tâm thanh tịnh, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình.

(1) và (2) được trích từ Phẩm Song Yếu trong Kinh Pháp Cú.
Theo bác có trường hợp nào nói và làm với tâm ô nhiễm , sự khổ sẽ kéo đến nhưng với người đó là chỉ như đang ăn ớt thấy cay ko ạ ? ( nhiều người vẫn ăn ớt dù biết là cay )
Vì trong nhiều kiếp quá khứ, người đó và ta đã tích lũy nhiều nghiệp khác nhau nên kiếp này, dù cùng 1 sự vật nhưng người đó và ta sẽ có nhận thức khác nhau rồi dẫn đến cảm thọ khác nhau.

Dù cho ta nhận ra được sự dao động của tâm người đó thì ta không được lợi ích gì nhưng khi ta nhận ra được sự dao động của tâm ta thì người đó và ta đều được lợi ích. "Lòng người" của cụ Phan Bội Châu thật thú vị.
Vâng thưa bác tự nhiên cháu cũng nghĩ đến việc cháu hỏi bác thì việc nói và làm với tâm ô nhiễm , sự khổ sẽ kéo đến so với việc ăn ớt thấy cay cũng không thể so sánh được với nhau. Một việc thì nếu biết mà cố tình làm nó như kiểu là chấp mê bất ngộ còn việc ăn ớt thì là vì khẩu vị ạ? Chẳng lẽ nói và làm với tâm ô nhiễm để rồi khổ lại còn có gì đó là hợp với khẩu vị cuộc đời ?
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Re: Sự dao động của Tâm và kiểm soát Tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

thanhthanh2013 đã viết: 07:58, 16/09/22
KMD đã viết: 05:34, 16/09/22
thanhthanh2013 đã viết: 17:21, 15/09/22
Theo bác có trường hợp nào nói và làm với tâm ô nhiễm , sự khổ sẽ kéo đến nhưng với người đó là chỉ như đang ăn ớt thấy cay ko ạ ? ( nhiều người vẫn ăn ớt dù biết là cay )
Vì trong nhiều kiếp quá khứ, người đó và ta đã tích lũy nhiều nghiệp khác nhau nên kiếp này, dù cùng 1 sự vật nhưng người đó và ta sẽ có nhận thức khác nhau rồi dẫn đến cảm thọ khác nhau.

Dù cho ta nhận ra được sự dao động của tâm người đó thì ta không được lợi ích gì nhưng khi ta nhận ra được sự dao động của tâm ta thì người đó và ta đều được lợi ích. "Lòng người" của cụ Phan Bội Châu thật thú vị.
Vâng thưa bác tự nhiên cháu cũng nghĩ đến việc cháu hỏi bác thì việc nói và làm với tâm ô nhiễm , sự khổ sẽ kéo đến so với việc ăn ớt thấy cay cũng không thể so sánh được với nhau. Một việc thì nếu biết mà cố tình làm nó như kiểu là chấp mê bất ngộ còn việc ăn ớt thì là vì khẩu vị ạ? Chẳng lẽ nói và làm với tâm ô nhiễm để rồi khổ lại còn có gì đó là hợp với khẩu vị cuộc đời ?
Khi ta nghĩ thì tâm ta dao động. Tâm ta dao động thì ta mệt nhiều rồi.

Ta biết rất rõ ràng tâm ta "Dao động một lúc lại lặng ngay." Dừng suy nghĩ lại thì ta sẽ nhìn sự vật đúng như thật thôi.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tử vi”