Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

TRUYỀN THUYẾT TẾT TRUNG THU - HẬU NGHỆ BẮN MẶT TRỜI
Truyền thuyết kể rằng Hậu Nghệ là một người bất tử, trong khi đó Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp sống ở Thiên Đình và phục vụ cho Tây Vương Mẫu. Cả hai người là vợ chồng. Sắc đẹp của Hằng Nga và sự bất tử của Hậu Nghệ đã làm cho một số vị thần tiên khác ghanh ghét, và họ đã vu oan một tội lỗi phạm thiên đình cho Hậu Nghệ trước mặt Vua Nghiêu. Từ đó, Hằng Nga và Hậu Nghệ bị đuổi khỏi hoàng cung và phải sống cuộc đời thường dân. Từ đó, cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian.
Để đáp lại, Vua Nghiêu đã cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn rằng “Tạm thời không được uống cái này vào, hay bắt đầu cầu nguyện và ăn chay trong một năm sau đó mới được uống”. Hậu Nghệ làm theo, chàng đem viên thuốc về nhà và giấu nó ở cái rui trên nóc nhà và tự khổ luyện tinh thần. Được khoảng nửa năm, Vua Nghiêu mời chàng đến kinh thành “chơi” . Hằng Nga ở nhà thì bỗng lưu ý đến một vật sáng lóng lánh trên mái nhà và phát hiện ra viên linh dược, sau đó, biết là linh dược, nàng đã uống ngay viên thuốc cũng đúng lúc Hậu Nghệ vừa về đến và ngay tức khắc chàng đã biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng tất cả đã quá muộn, Hằng Nga bắt đầu bay về trời.Bấy giờ, có 10 mặt trời cùng lúc tồn tại, cứ một mặt trời thì chiếu một ngày, và cứ thay phiên như vậy trong vòng một ngày. Tuy nhiên, tai họa ập đến, một ngày kia cả 10 mặt trời cùng xuất hiện trong một ngày và đã thiêu cháy hầu hết sinh linh trên mặt đất. Trước hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” trên, Vua Nghiêu đã sai Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời chỉ để một cái lại mà thôi. Chàng Hậu Nghệ đã hoàn thành sứ mạng xuất sắc.

Với chiếc nỏ trong tay, Hậu Nghệ đuổi theo Hằng Nga. Nhưng đi được đến nửa đường thì thần Gió đã cản chàng lại mặc cho nàng tiên nữ xinh đẹp kia bay đến mặt trăng. Khi vừa đến nơi Hằng Nga bỗng không thở được và viên thuốc bỗng văng ra. Kể từ đó, Hằng Nga mãi ở trên mặt trăng không thể nào trở lại. Truyền thuyết còn kể lại rằng nàng đã kêu gọi những con thỏ ở mặt trăng tạo ra viên thuốc giống như vậy để nàng còn quay về với người chồng ngày đêm mong nhớ, nhưng tất cả đều vô dụng.

Trong khi đó, ở dương thế, sự mong nhớ và nỗi hối hận ngày đêm cồn cào Hậu Nghệ. Cuối cùng, chàng xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là “Dương”, trong khi đó thì Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là “Âm”. Cứ mỗi năm một lần, vào ngày Tết Trung thu (rằm tháng 8), hai người được đoàn viên trong niềm hân hoan hạnh phúc. Chính vì thế mà mặt trăng luôn thật tròn và thật sáng vào ngày này như đê nói đến niềm vui, sự hân hoan khi được gặp mặt của con người.
Ảnh minh họa Hậu Nghệ trong game Đấu Tiên Đài VNG
Xem ta bắn rơi mặt trời, trả lại yên bình cho nhân gian

Ảnh ở 2 bình luận trước mình cũng sử dụng ảnh nhân vật trong game ĐTĐ VNG
Tập tin đính kèm
cf6a95f8-2game-dautiendai-tuong-2.jpg
cf6a95f8-2game-dautiendai-tuong-2.jpg (99.63 KiB) Đã xem 547 lần
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

hoavan004 đã viết: 18:10, 28/10/22
thanhthanh2013 đã viết: 17:40, 28/10/22
hoavan004 đã viết: 17:29, 27/10/22

Để cho việc ngẫm này ngấm rồi mọi sự sáng tỏ như ban ngày chúng ta cần thêm những cơn mưa, anh Rain anh xuất hiện đi :))

Mưa như này cũng đc nhỉ? =P~
Hàng năm, một thị trấn nhỏ ở phía bắc Honduras luôn xảy ra hiện tượng "cơn mưa cá" theo đúng nghĩa đen. Thậm chí, có năm xảy ra đôi ba lần.
Sẳn sàng chưa anh Thanh :>
https://youtu.be/EHPANpSEWEA
Up xong cái comment thì lại mất điện. Không biết giống lần trước hay ntn đây
Được cảm ơn bởi: hoavan004
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

hysshu đã viết: 22:55, 23/11/22
thanhthanh2013 đã viết: 13:03, 23/11/22
hysshu đã viết: 13:00, 23/11/22

Bàn thứ 2 của Ả Rập quá đẳng cấp, đẹp. Hôm qua ko xem trận này nhưng Argentia thì cũng có 3 bàn thắng khác vào lưới Ả Rập nhưng đều việt vị sít sao, anh cũng chưa xem kỹ các bàn thắng việt vị này.
Bắt việt vị bán tự động chính xác cao lắm ạ. Chân ở dưới chân hậu vệ nhưng rướn vai trước vai hậu vệ 1 xíu cũng bị bắt.
Trân Ả Rập- Argentina thì Argentina ghi bàn 11m trước, sau đó thua ngược 2-1; trận Đức và Nhật tương tự: Đức cũng ghi bàn 11m sau đó thua lại 2-1. Đúng là trái bóng tròn và các đội hàng đầu châu Á cũng tiến bộ nhiều.
Bài thơ :
Hữu phượng lai nghi 有鳳來儀 • Có phượng đến bên ngoài

Tú ngọc sơ thành thực,
Kham nghi đãi phượng hoàng.
Can can thanh dục trích,
Cá cá lục sinh lương.
Bính thế phương giai thuỷ,
Xuyên liêm ngại đỉnh hương.
Mạc dao phân toái ảnh,
Hảo mộng chính sơ trường.

Ngọc tốt vừa ra quả,
Đang chờ phượng đến chơi.
Rờn rờn xanh mấy ngọn,
Thoang thoáng mát đầy nơi.
Qua bực, e thềm ướt.
Lọt rèm thơm sặc mùi,
Bóng kia đừng rung động,
Giấc mộng đẹp đường dài.
Được cảm ơn bởi: hysshu
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

thanhmai8558 đã viết: 18:37, 01/10/22 Lời Phật dạy....tham sân si luôn là điều khó .....
Giác ngộ sinh lão bệnh tử.....tham một chút là bệnh thêm...
Muôn đời lời Phật dạy luôn đúng ...
Thích Thanh Thắng
Có bạn hỏi, khi người thân qua đời vì sao phải niệm Nam mô tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật? Như vậy tâm thức vẫn cần một sự "dẫn dắt" hay sao?

Sinh mệnh là sự hình thành và trở nên không gián đoạn, nhưng không có một nguyên nhân ban đầu sinh ra, dù vô minh vẫn được nhắc đến trong chi hành đầu tiên của 12 nhân duyên.

Trong 12 nhân duyên, từ vô minh đến sinh lão bệnh tử, luôn được mô tả và hiểu như một vòng tròn không dứt, tiếp nối không gián đoạn. Và bởi một sự sinh khởi là do rất nhiều duyên tác động (trùng trùng nhân duyên, không thể chia tách), chứ không thể là một nguyên nhân đầu tiên và duy nhất, càng không thể là không nguyên nhân.

Cái căn cứ để đòi hỏi cho nguyên nhân của mọi nguyên nhân là không có giới hạn, không thể xác định (về) một điểm khởi đầu. Do đó, dù được nhắc đến đầu tiên, nhưng "vô minh" cũng cần phải gọi cho đầy đủ là duyên vô minh.

Từ cái Không (ngã tướng) của vạn hữu mà sinh ra vô số pháp. Bởi cái có ngã tướng là cái bị thấy, bị giới hạn trong cái bị thấy. Cái thấy của kinh nghiệm thường nghiệm lại sai lầm, nhưng cái sai lầm ấy được nhận là "đúng" nên hình thành duyên vô minh. Do đó, vô minh và lão tử cũng được xem là pháp (có thể hiểu là khái niệm), nhưng (một) "pháp" để gọi tên (khái niệm) không bao giờ bao quát hết các duyên phát sinh ra nó, và nếu tách biệt thì sẽ có các khái niệm chồng lên khái niệm.

Như vậy mọi giải thích không bao giờ đi đến tận cùng nguyên nhân. Ngay cả khái niệm "Tánh Không" cũng vậy, vì không thể tập hợp hết các duyên của pháp để gọi tên, và do trong một pháp có tất cả pháp, nên không có cái pháp hữu ngã tồn tại độc lập bất biến, chứ "Không" không phải không có gì hết.

"Không" cũng là một pháp cấu thành bởi duyên khởi, bởi không có pháp hữu vi, thuộc tục đế thường nghiệm thì không có "Tánh Không" thuộc chân đế (như thị tánh và như thị tướng).Sống trong thế giới mà tư duy khái niệm được xem là chủ đạo thì "Không" là căn bản của duyên khởi, vì thật tướng của vạn pháp vốn vô tướng. Cái tướng hiện tồn chỉ là giả tướng của pháp hữu vi.

Vì tâm thức chiêu cảm ra thiên đường, tịnh độ, địa ngục...nên sinh ra vô số duyên thiện, duyên ác được huân tập thúc đẩy từ trong chủng tử nghiệp. Do đó, với tâm thức người vừa qua đời, rất cần các duyên, các trợ duyên nhắc nhớ các chủng tự hiện hành dẫn dắt (tiếp dẫn) về nẻo thiện lành, cõi sống thiện lành, cảnh giới thiện lành.
Như vậy niệm Phật A Di Đà tiếp dẫn, cũng chính là tác động đến duyên hành, được huân tập trong chủng tử nghiệp, theo đó tâm thức tuỳ xứ thọ sinh. Nhìn bằng tục đế thì có vẻ như có sự trợ giúp ngoại duyên, nhưng nhìn chân đế thì một duyên là do vô nhân duyên hợp lại hình thành một pháp hành, là duyên hành dẫn dắt đến các chi phần khác trong chuỗi vận hành từ vô minh đến lão tử. Không có gì thần bí ở đây cả, vì địa ngục hay tịnh độ thiên đường cũng do tâm thức, nghiệp thức này chiêu cảm ra.

Nói tánh của vô minh tức Phật tánh chính là nói chung cho cái duyên vô cùng vô tận không thể chia chẻ, tách rời mà có một pháp độc lập. Do đó nói sinh lão bệnh tử là nói trong hiện tướng (cái gì có hiện tướng cái đó là giả tướng) của khái niệm, giữa cái thấy và cái bị thấy (ngang đó) tương tác nhau, chứ kỳ thực không có vô minh cũng không có sinh lão bệnh tử.
Nguồn : phatgiao.org.vn
Tập tin đính kèm
coiphatadida-1501.jpeg
coiphatadida-1501.jpeg (62.2 KiB) Đã xem 481 lần
Được cảm ơn bởi: hysshu
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

GiauThienSu đã viết: 00:48, 02/10/22 Bài viết rất hay và ý nghĩa👍👏🥰💖, mình trước có đọc cuốn sách Tôi là thầy tướng số, nhân vật lão thất ở trong đây là người ngu ngốc, thật thà hơn so với các anh, chị băng đảng của mình nhưng đến cuối cùng băng đảng này chỉ có lão thất này sống thì phải, mình nhớ mang máng có ghi: ngu ngốc, thật thà cũng là 1 cái phúc >:D<
Chia sẻ với bạn chút kiến thức này : ( tham khảo)
Thủy Hỏa Ký Tế (đồ hình |:|:|:)



còn gọi là Ký Tế (既濟 jĩ jĩ), là quẻ thứ 63 của Kinh Dịch.

Nội quái là ☲ (|:| 離 lĩ) Ly hay Hỏa (火).
Ngoại quái là ☵ (:|: 坎 kản) Khảm hay Nước (水).
Văn Vương viết thoán từ: Ký Tế: Hanh tiểu, lợi trinh. Sơ cát, chung loạn (既濟: 亨小, 利貞. 初吉, 終亂).

Chu Công viết hào từ: Sơ cửu: Duê kỳ luân, nhu kỳ vĩ, vô cữu.
Lục nhị: Phụ táng kỳ phất, vật trục, thất nhật đắc.
Cửu tam: Cao Tôn phạt Quỷ Phương tam niên, khắc chi. Tiểu nhân vật dụng.
Lục tứ: Chu hữu y như, chung nhật giới.
Cửu ngũ: Đông lân sát ngưu, bất như tây lân chi thược tế, thực thụ kỳ phúc.
Thượng lục: Nhu kỳ thủ, lệ.

Giải nghĩa: Hợp dã. Hiện hợp. Gặp nhau, cùng nhau, đã xong, việc xong, hiện thực, ích lợi nhỏ. Hanh tiểu giả chi tượng: việc nhỏ thì thành.
Hình quẻ Thủy Hoả Ký Tế
Tập tin đính kèm
Iching-hexagram-63.png
Iching-hexagram-63.png (394 Byte) Đã xem 448 lần
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

hysshu đã viết: 10:37, 19/11/22 Người Khiêm tốn Quỷ Thần kính sợ

Khiêm tốn hay còn gọi là Khiêm hạ. Người khiêm tốn tất luôn bình đẳng trong giao thiệp với người, dẫu trí tuệ thông suốt vẫn tự thấy mình chẳng có chi nổi trội mà khinh thường người khác. Bởi thế nên năm xưa đức Khổng Tử bảo đại ý: “Nếu ta đi cùng với hai người thì ít nhất có một người là Thầy của ta”. Bậc Thánh nhân còn khiêm hạ dường ấy, ngẫm lại cuộc sống hiện đại ngày nay, thật chẳng thể không thở than…

Người thời nay ai cũng xem mình là trung tâm của Vũ Trụ mà chẳng biết rằng: Người khiêm tốn được phước báo ai gặp cũng cảm mến tin yêu. Trong vô hình luôn được chư Tôn Thần kính nể hộ trì. “Phàm những việc hung hiểm còn chẳng để đến nơi tai, huống là còn phạm được vào thân nữa đấy ư”

Nghị luận về Khiêm Tốn

Kinh Dịch nói: “Đạo của trời thường bớt những chỗ dư thừa mà bù đắp chỗ khuyết thiếu; Đạo của đất thường làm thay đổi chỗ tràn đầy mà giữ nguyên chỗ khuyết thiếu; Quỷ thần thường gây hại nơi sung mãn mà ban phúc nơi khiêm hạ; Lòng người thường ghét kẻ cao ngạo mà yêu thích kẻ khiêm tốn.” Trời đất, quỷ thần với con người đều chuộng đức khiêm hạ. Vì thế nên trong kinh Dịch chỉ riêng một quẻ Khiêm là cả 6 hào đều tốt lành.

Kinh Thư nói: “Sung mãn thường chuốc lấy tổn hại, khiêm hạ được nhận lãnh ích lợi.” Tôi đã nhiều lần cùng những người khác đi thi, mỗi khi gặp kẻ học trò nghèo sắp đỗ đạt đều thấy có dáng vẻ khiêm tốn lộ rõ ra bên ngoài. Vào năm Tân Mùi, trong số cử nhân về kinh đô dự thi thì nhóm đồng hương Gia Thiện chúng tôi có 10 người. Đinh Kính Vũ là người nhỏ tuổi nhất, tính tình hết sức khiêm hạ.

Tôi có nói với Phí Cẩm Pha: “Anh này năm nay ắt sẽ thi đỗ.”

Họ Phí hỏi lại: “Làm sao biết được?”.

Biểu hiện của khiêm tốn
Tôi đáp: “Chỉ người khiêm hạ mới được nhận lãnh phước báo. Anh xem trong số chúng ta có ai thật thà chất phác, nhường nhịn không tranh giành như Kính Vũ chăng? Có ai giữ lòng cung kính vâng chiều, hết lòng khiêm hạ như Kính Vũ chăng? Có ai bị người hà hiếp không cần đáp trả, bị người chê bai không cần biện giải như Kính Vũ chăng? Người được như thế ắt trời đất quỷ thần thường trợ giúp, sao có thể không vươn lên được?” Đến khi yết bảng, quả nhiên Kính Vũ trúng tuyển.

Vào năm Đinh Sửu tôi về kinh đô, cùng ngụ một chỗ với Phùng Khai Chi. Nhận thấy ông này tính tình khiêm hạ, dung mạo nghiêm trang; Phần lớn là do đã rèn luyện quen từ thuở nhỏ. Khi ấy có Lý Tễ Nham là người bạn tốt, tính tình thẳng thắn. Họ Lý thường nhiều lần công khai phê phán chỉ trích những điều sai lầm của Khai Chi. Tuy nhiên chỉ thấy anh ta bình tĩnh lắng nghe và nhận chịu, chưa từng có một lời phản đối.

Khi ấy tôi có nói với Khai Chi rằng: “Phước báo đều có căn nguyên, tai họa cũng có nguồn gốc từ trước. Tâm mình thực sự khiêm hạ ắt trời sẽ giúp. Năm nay nhất định anh sẽ thi đỗ.” Về sau quả nhiên đúng như vậy.

Người khiêm tốn được vô biên phước báo.
Ông Triệu Dụ Phong, tên Quang Viễn, là người huyện Quan thuộc tỉnh Sơn Đông. Tuổi còn trẻ đã thi đỗ cử nhân ở kỳ thi Hương, nhưng rất lâu sau thi Hội nhiều lần chẳng đỗ. Cha ông được bổ làm quan Chủ Bạ ( chức quan Chủ Bạ đứng đầu phụ trách công việc văn phòng.) ông theo cha đi nhậm chức. Vì ngưỡng mộ văn tài của Tiền Minh Ngô nên ông mang bài văn của mình đến cho họ Tiền xem. Tiền Minh Ngô xem qua rồi liền sổ toẹt hết cả bài. Triệu Dụ Phong chẳng những không giận mà còn hết lòng khâm phục, nhanh chóng tự sửa đổi.

Năm sau ông liền thi đỗ. Vào năm Nhâm Thìn(1952), ta đến kinh thành triều kiến, nhân lúc đó được gặp Hạ Kiến Sở. Ta thấy ông này thần khí khoan thư không tự mãn, tâm ý khiêm hạ, vẻ nhún nhường lộ rõ ai cũng thấy.

Lúc về, ta có nói với bạn bè rằng: “Thông thường khi trời sắp giúp một người nào hưng khởi thì khi chưa ban phúc đã trước hết làm cho người ấy phát khởi trí tuệ. Một khi trí tuệ phát khởi thì người hư huyễn bỡn cợt sẽ trở nên chân thành tín thật. Người phóng túng buông lung sẽ tự biết kiềm chế, thu liễm. Ông Kiến Sở hòa nhã hiền lành như thế, ấy là đã được trời khai mở trí tuệ rồi, ắt nay mai sẽ được ban phúc.”

Đến khi yết bảng, Hạ Kiến Sở quả nhiên thi đỗ.

Bài học về sự khiêm tốn

Trương Úy Nham người huyện Giang Âm, học nhiều biết rộng, có danh trong giới văn chương. Vào năm Giáp Ngọ(1954), ông về Nam Kinh thi Hương, ở trọ trong một ngôi chùa. Đến khi niêm yết kết quả thi không thấy tên mình trúng tuyển. Ông hết lời chửi mắng quan chủ khảo, cho là có mắt không tròng. Bấy giờ có một đạo sĩ đứng gần đó bật cười. Họ Trương lập tức quay sang nổi cơn thịnh nộ với đạo sĩ.

Đạo sĩ nói: “Văn của ông chắc chắn là không hay rồi.”

Họ Trương càng sôi giận hơn, quát nạt: “Ông chưa từng đọc văn của tôi, sao biết là không hay?”

Đạo sĩ nói: “Tôi nghe rằng, người làm văn quý nhất ở chỗ tâm ý khí chất ôn hòa bình thản. Nay nghe ông chửi mắng, tâm ý khí chất không có chút ôn hòa bình thản gì cả thì văn làm sao có thể hay?”

Họ Trương nghe như thế hốt nhiên khâm phục, liền thi lễ xin được chỉ dạy.

*
Đạo sĩ nói: “Việc thi đỗ hay không đều do số mạng. Số mạng của mình không đáng đỗ đạt thì dù văn hay cũng chẳng ích gì. Nên tự thay đổi chính mình mới được.”

Họ Trương hỏi: “Đã do số mạng định sẵn thì làm sao thay đổi?”

Đạo sĩ nói: “Tạo ra số mạng là trời, mà an lập số mạng là chính mình. Nỗ lực làm thiện, rộng tích âm đức thì có phước đức nào mà không cầu được?”

Họ Trương nói: “Tôi chỉ là anh học trò nghèo, làm sao làm việc thiện?”

Đạo sĩ nói: “Việc làm thiện, tích âm đức đều từ nơi tâm mình mà ra. Thường giữ tâm hiền thiện thì được vô lượng công đức. Chẳng hạn như việc giữ tâm khiêm tốn nhún nhường nào có tốn kém tiền bạc gì. Sao ông không biết tự xem lại mình, còn chửi mắng quan chủ khảo?”

Trương Úy Nham từ đó theo lời dạy, cố tự sửa đổi, bỏ lòng kiêu mạn mà giữ đức khiêm hạ; Tâm thiện ngày càng tăng trưởng, đức hạnh ngày một sâu dày.

*
Năm Đinh Dậu( 1597) ông nằm mơ thấy đi đến một căn phòng trên cao; Nhìn thấy một quyển sổ ghi chép tên người thi đỗ, trong đó có nhiều hàng bỏ trống. Ông liền hỏi một người đứng bên cạnh rằng: “Bản danh sách chép tên người thi đỗ khoa này, sao lại thiếu nhiều tên như vậy?”

Người ấy đáp: “Việc chọn người đỗ đạt, ở cõi âm cứ 3 năm lại một lần khảo xét so sánh. Những người thường tích âm đức, không phạm lỗi lầm mới có tên trong đó. Những dòng bị trống đó đa phần đều là những người vốn ngày trước đáng được đỗ đạt, nhưng vì gần đây đức hạnh kém cỏi nên bị xóa đi.”

Sau đó, người ấy lại chỉ vào một dòng còn trống trong sổ và nói: “Trong ba năm qua ông luôn biết giữ mình thận trọng, có thể được ghi tên vào đây. Mong ông biết tự lo cho mình.”

Khoa thi năm ấy quả nhiên Trương Úy Nham thi đỗ, xếp hạng thứ 105. Như vậy ông này đỗ vào hàng Tam giáp, tức Đồng tiến sĩ xuất thân. Vì vào triều Minh chỉ hàng Tam giáp mới lấy đến số 130 người.

Người khiêm tốn quỷ thần trợ giúp
Do những điều như trên mà biết được rằng, trên đầu ba thước nhất định có thần minh soi xét. Việc lành dữ, tốt xấu chắc chắn đều do chính mình. Do đó cần phải biết giữ lòng hiền thiện, kiểm soát mọi việc làm của mình. Không một mảy may phạm vào những điều xấu ác, luôn khiêm hạ nhún nhường; Khiến cho trời đất quỷ thần đều cảm động trợ giúp, như thế mới có được nền tảng để hưởng phước báu.

Người nào tính khí cao ngạo tự mãn ắt phải là kẻ thiển cận. Ví như có được hưng khởi phát triển cũng không thể thọ hưởng lâu dài được. Người có chút tri thức hiểu biết ắt không ai chịu rơi vào chỗ độ lượng hẹp hòi, tự đánh mất đi phước báu như thế. Huống chi sự khiêm tốn là mở ra cơ hội học hỏi từ người khác, lại có thể nhận lấy noi theo việc làm thiện của người, không có giới hạn. Người cầu công danh sự nghiệp lại càng không thể thiếu sự khiêm hạ.

Lời xưa có câu: “Có chí hướng công danh, ắt được công danh; Chí hướng sang giàu, ắt được sang giàu.”

Người có chí hướng như cây có gốc rễ. Muốn lập chí công danh vững vàng phải luôn luôn giữ lòng khiêm hạ nhún nhường. Lại vận dụng khéo léo vô số phương tiện mà làm việc thiện, tự nhiên sẽ cảm động thấu cả đất trời. Cho nên, phước đức đều do chính mình tự tạo.

*
Người đời nay muốn cầu thi cử đỗ đạt nhưng khởi đầu thường không có chí hướng chân thật. Bất quá chỉ là sự hứng khởi trong nhất thời mà thôi. Lúc có hứng khởi thì mong cầu, lúc không còn hứng khởi ắt cũng thôi không mong cầu nữa. Mạnh tử nói với vua nước Tề: “Nhà vua hết sức yêu thích âm nhạc, nước Tề sắp thịnh vượng rồi.”

(Đoạn trích này lấy từ sách Mạnh tử, chương Lương Huệ Vương, phần Hạ. Đây là lời Mạnh tử nói với Tề Tuyên vương, nhân khi vị vua này cho biết mình rất yêu thích âm nhạc. Trong cuộc đối thoại này, Mạnh tử liên kết sự yêu thích âm nhạc của vua với việc cai trị đất nước và nêu ra nguyên tắc chính yếu là: Nếu vua vui thích với việc nghe âm nhạc mà có thể làm cho toàn dân cùng chung vui với mình thì đất nước sẽ được thịnh vượng.)

Ta đối với con đường công danh khoa bảng cũng giống như vậy.

( Ý của tiên sinh Viên Liễu Phàm ở đây là, khi mình cầu công danh sự nghiệp cũng phải biết hướng đến việc chung trong cộng đồng, nỗ lực làm thiện tích đức là làm lợi ích cho nhiều người. Làm được như thế thì bản thân mình đạt được mong muốn mà nhiều người khác cũng đều vui theo, cũng giống như theo lời Mạnh tử, nếu vua Tề vui với âm nhạc mà biết làm cho dân chúng nước Tề đều được vui theo thì đất nước nhất định sẽ thịnh vượng)

Người khiêm tốn giả mạo bị Trời cao trách phạt.
Huyện Thái Thương tỉnh Giang Tô có một nho sinh tên Vương Tĩnh Hầu, là người khiêm tốn, thường kính trọng người khác. Một hôm bỗng bị sét đánh chết. Mọi người đều kinh sợ cho là chuyện kỳ lạ.

Có người đồng cốt thỉnh được tiên nhập, mọi người liền đem việc này ra hỏi, tiên mượn lời đồng cốt nói: “Tên này vào hồi ngày, tháng, năm ấy… lúc đến Tô Châu dự kỳ thi phủ, ở trọ một nhà dân gần cầu Ẩm Mã. Khi ấy, người chủ nhà bị khép tội đang giam trong ngục. Người vợ thấy hắn ta ra dáng hiền hậu khiêm tốn nên tin tưởng. Bà ta mang tiền bạc ủy thác, cậy lo cho người chồng được ra khỏi ngục. Hắn thấy người vợ chủ nhà yếu đuối có thể hiếp được liền ra tay, lại cướp luôn tiền bạc, hại người vợ chủ nhà đến chết. Vì thế nên hắn phải chịu quả báo như vậy.”

Tội lỗi giấu kín chẳng ai biết như thế này thì luật pháp quốc gia không trừng trị được. Nếu không có lẽ tội phúc báo ứng, ắt kẻ tiểu nhân sẽ luôn hí hửng mà làm tiểu nhân. Cho nên: “Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt”. Lại nhân quả như bóng với hình, thật đáng sợ lắm thay!

(Người khiêm tốn quỷ thần kính phục – Theo An Sĩ Toàn Thư)

Tuệ Tâm 2021.

( theo kinhnghiemhocphat.com)

( ảnh người khiêm tốn)
Khi khiêm hạ, vô ngã, ta sẽ hứng được toàn bộ phước của trời đất.

TT. Thích Chân Quang

Khi chúng ta khiêm hạ, tôn trọng người khác thật lòng thì ai cũng phải mến mình. Trừ những người cực ác - gặp ai cũng ghét, còn lại với tâm lý của một con người bình thường, lương thiện, thì khi thấy một người khiêm tốn, hiền lành, ai cũng thương.

Như ta đã biết, gò nổi lên cao là dương, chỗ trũng thấp xuống là âm. Theo nguyên tắc này, nước sẽ chảy từ trên cao xuống thấp.

Như Lão Tử từng nói:

“Tại sao biển cả là vua của trăm sông? Bởi vì biển thấp mà sông cao, nên tất cả dòng sông đều đổ vào biển cả.”

Do đó, trong cuộc sống này nếu ta khiêm hạ, lúc nào cũng thấy mình kém hơn mọi người, lúc nào cũng tôn trọng người khác thì ta là chỗ trũng âm mà người khác là gò nổi dương. Lúc đó, sẽ có hai điều từ người khác chảy về mình:
Đầu tiên là tình cảm.
Khi chúng ta khiêm hạ, tôn trọng người khác thật lòng thì ai cũng phải mến mình. Trừ những người cực ác - gặp ai cũng ghét, còn lại với tâm lý của một con người bình thường, lương thiện, thì khi thấy một người khiêm tốn, hiền lành, ai cũng thương.
Thứ hai là phước và tài năng.
Đây là cái vô hình, chính bản thân người kia cũng không biết. Họ chỉ thương mình thôi, nhưng từ từ họ có tài gì, mình sẽ dần có tài đó, họ có phước gì, mình cũng sẽ có phước đó. Đó là nguyên tắc âm dương trong nhân quả, trong đạo đức. Khi ta khiêm hạ, vô ngã, ta sẽ hứng được toàn bộ phước của trời đất, của thiên hạ về với mình.
Tâm vô ngã, tâm khiêm hạ là tâm của bậc thánh.
Nguồn phatgiao.org.vn
Tập tin đính kèm
atamphatgiaoorgvn-0922.jpg
atamphatgiaoorgvn-0922.jpg (52.1 KiB) Đã xem 389 lần
Được cảm ơn bởi: Enjoyeveryday, hysshu
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

Hungnguyen30 đã viết: 11:49, 19/11/22 Tôi có chụp lại tấm hình của hai anh không thấy cảnh vật nhưng hình lớn quá, không úp lên được. Úp được, tôi sẽ úp cho các bạn thấy. Nên nhìn đời bằng tâm thái bình thản. Đó là điều tôi học được.
Như Hiền Hồ hay Mi Du, đẹp không? Đẹp, giỏi không? Giỏi. Cái gì cũng có, chỉ không có được tình yêu của tôi thôi.
Haha
BIỂN KHỔ VÔ BIÊN, QUAY ĐẦU LÀ BỜ

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không


Lúc hành thâm bát nhã Ba La Mật Đa, soi thấy ngũ uan đều là không, độ tất cả khổ ách. Đây cũng là giải thích ý của chữ tuyệt của câu Kinh Văn nội tâm thanh tịnh tuyệt trần lao. Tuyệt là đoạn, diệt, triệt vô, nghĩa là triệt để không có, triệt vô là hoàn toàn không có.

Trần lao là phiền não, những thứ này chúng ta nhất định phải nhận thức rõ ràng, nó là nguyên nhân chính của luân hồi lục đạo. Chỉ cần những thứ này tồn tại, ta không thể thoát ly khỏi luân hồi lục đạo. Nếu biết được điều này, mới thật sự chịu buông bỏ phiền não.

Trần là ngũ dục lục trần, lao là hình dung từ. Quý vị có ngũ dục lục trần sẽ rất gian nan, rất lao khổ. Ta sống trong phiền não, bất luận là giàu nghèo sang hèn đều không ngoại lệ, đây đều khổ.

Cho nên Phật Pháp ví lục đạo như biển khổ: Biển khổ vô biên, quay đầu là bờ. Chỉ cần ta chịu quay đầu, không đi theo dòng chảy, ta có thể vượt qua.

Sóng là gì?

Sóng là tham sân si mạn nghi, không còn bị những thứ này chi phối, thật sự đã buông bỏ. Đến hoằng pháp lợi sanh là một việc tốt, giúp chúng sanh tâm địa phải thanh tịnh, dù làm bao nhiêu việc cũng không nhiễm chút bụi trần, đó là điều rất hay.

Nếu chấp trước, vẫn còn chút ít danh lợi xen tạp vào trong, không ra khỏi lục đạo. Quý vị đang tu thiện nghiệp, quả báo nơi ba đường ác. Đó không phải tịnh nghiệp, tâm không thanh tịnh. Tâm thanh tịnh mới gọi là tịnh nghiệp, trong tâm không có tham sân si mạn, đây là kiến tư phiền não không còn.
http://phapmontinhdo.vn/bien-kho-vo-bien-quay-dau-la-bo-431633--4
Ảnh minh họa Từ Hàng Đạo nhân trong game đấu tiên đài ( trong phong thần diễn nghĩa sau khi kết thúc từ hàng đạo nhân theo phật giáo sau này thành quán thế âm bồ tát)
Tập tin đính kèm
IMG_20221126_221039.jpg
IMG_20221126_221039.jpg (62.74 KiB) Đã xem 355 lần
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

Tôn Ngộ Không !!! đã viết: 07:25, 20/11/22 Dẹp giùm mấy tư duy ngu dân của đám phong kiến

“Thánh nhân đãi kẻ khù khờ”

Đúng thật! Thực dân Pháp đãi dân An Nam mấy trăm khẩu súng máy.

Chỉ vài trăm thánh nhân đã san bằng thành ĐN có mấy chục vạn kẻ khù khờ
Khởi tố kỹ thuật viên chụp X-quang hiếp dâm bé gái 13 tuổi ở Sơn La

Tại cơ quan điều tra, Mùa A Chớ đã khai nhận toàn bộ hành vi hiếp dâm đã gây ra cho bệnh nhi L. T. N, nên công an có đủ căn cứ để ra quyết định khởi tố bị can này.
Chiều 28.5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã tống đạt, quyết định khởi tố bị can đối với Mùa A Chớ, sinh năm 1991, kỹ thuật viên chụp X quang bệnh viện đa khoa Quỳnh Nhai về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Theo Quyết định khởi tố bị can, Mùa A Chớ đã có hành vi lợi dụng bệnh nhân L.T.N còn nhỏ tuổi, kém hiểu biết và lợi dụng nghề nghiệp, có trách nhiệm khám, chữa bệnh cho bệnh nhân để thực hiện hành vi hiếp dâm đối với người dưới 16 tuổi theo điều 36 và 179 Bộ luật tố tụng Hình sự.

Tại cơ quan điều tra, Mùa A Chớ khai nhận toàn bộ hành vi. Lời khai của Mùa A Chớ tại cơ quan điều tra cũng trùng khớp với tố cáo của cháu bé.
Liên quan sự việc này, chiều 27.5, chia sẻ với Lao Động, anh T (bố của bé L.T.N) cho biết, 13h45 chiều 21.5, N được mẹ đưa đi chụp X-quang, vì em xuất hiện triệu chứng tức ngực, ngứa ngáy khắp người.

Tuy nhiên, vì bệnh nhân đông, em phải chờ đến chiều. Do mẹ có việc bận phải về trước, nên N ở lại cùng ông bà nội.

Đến chiều, khi mọi người đang ở nhà thì nghe bà nội N gọi điện thoại báo rằng N bị kỹ thuật viên Mùa A Chớ xâm hại. Gia đình, ngay lập tức chạy lên bệnh viện.

"Lúc đó N chỉ ôm bà nội khóc, không chịu nói gì. Bà nội hỏi nhiều bệnh hay sao mà khám lâu thế, khám đau hay sao lại khóc, N vẫn không chịu nói gì cả. Bà nội nói, hay nó xâm hại cháu, lúc này N gật đầu", anh T kể.

Anh T dẫn lời thuật lại của bé N, cho rằng, khi vào khám, kỹ thuật viên chụp X-quang Mùa A Chớ yêu cầu N nằm xuống giường. Sau đó, người này lấy tay sờ vào ngực N. Thấy bất thường, N nói: "Chú khám nhanh cho cháu để cháu còn về".

Sau đó, nam kỹ thuật viên cởi áo và quần N xuống một đoạn, rồi dẫn N vào một căn phòng tối. Một lúc sau, N thấy đau ở âm đạo, N kêu lên thì Mùa A Chớ mặc lại quần áo cho N.
Theo báo Lao động
Đầu trang

hoavan004
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3716
Tham gia: 20:44, 17/05/18
Đến từ: không yêu không hận

Re: Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình

Gửi bài gửi bởi hoavan004 »

thanhthanh2013 đã viết: 18:08, 23/11/22
hoavan004 đã viết: 18:10, 28/10/22
thanhthanh2013 đã viết: 17:40, 28/10/22
Mưa như này cũng đc nhỉ? =P~
Hàng năm, một thị trấn nhỏ ở phía bắc Honduras luôn xảy ra hiện tượng "cơn mưa cá" theo đúng nghĩa đen. Thậm chí, có năm xảy ra đôi ba lần.
Sẳn sàng chưa anh Thanh :>
https://youtu.be/EHPANpSEWEA
Up xong cái comment thì lại mất điện. Không biết giống lần trước hay ntn đây
Kính thưa bệ hạ (Tử Sát Hoá Quyền)
Chương 75 Đạo Đức Kinh có viết:
"Kẻ nào không làm gì cả để sống ngoan hơn kẻ cố làm để sống."
Nên theo thiển ý của hạ dân thì Thánh nhân chọn người "ngoan" mà để "đãi" chăng.
Câu này em lấy trong bản dịch của Nguyễn Duy Cần.
Chúc bệ hạ ngày chủ nhật vui vẻ. :D
Được cảm ơn bởi: thanhthanh2013
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

hoavan004 đã viết: 10:54, 27/11/22
thanhthanh2013 đã viết: 18:08, 23/11/22
hoavan004 đã viết: 18:10, 28/10/22

Sẳn sàng chưa anh Thanh :>
https://youtu.be/EHPANpSEWEA
Up xong cái comment thì lại mất điện. Không biết giống lần trước hay ntn đây
Kính thưa bệ hạ (Tử Sát Hoá Quyền)
Chương 75 Đạo Đức Kinh có viết:
"Kẻ nào không làm gì cả để sống ngoan hơn kẻ cố làm để sống."
Nên theo thiển ý của hạ dân thì Thánh nhân chọn người "ngoan" mà để "đãi" chăng.
Câu này em lấy trong bản dịch của Nguyễn Duy Cần.
Chúc bệ hạ ngày chủ nhật vui vẻ. :D
Đạo sĩ hoavan004 tôn mình lên làm bệ hạ dễ làm mình tổn thọ lắm( vì hưởng thứ mà phúc đức mình ko đủ để hưởng dù chỉ là diễn kịch )
Mình tìm hiểu chương 75 đạo đức kinh câu thứ 4 :
4. Phù duy vô dĩ sinh vi giả thị hiền ư quí sinh.
4. Người sống đơn sơ hay hơn người sống cầu kỳ.
Bình giảng
4. Cho nên sống giản dị không tham cầu, chính là lối sống hay ho nhất, an toàn nhất.
Phần bình giảng có nói sống giản dị là lối sống hay ho nhất, an toàn nhất. Vì an toàn do cách sống nhưng theo mình nghĩ người ta cũng có thể nhân cách hóa thành một dạng như được thành nhân đãi kẻ khù khờ :-?
Được cảm ơn bởi: hoavan004
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tử vi”