Thiên không - đào hoa - thiếu dương. không gãy cánh

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
Thái Dương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 221
Tham gia: 22:11, 10/01/09

TL: Thiên không - đào hoa - thiếu dương. không gãy cánh

Gửi bài gửi bởi Thái Dương »

Bộ diễn đạt khó hiểu vậy sao ta? Nên để ý đến cách an tinh đẩu.

Đại khái thế này:

- Trong Tử Vi chính tông (tạm gọi là vậy cho dễ hiểu) thì Thiên Không - Địa Kiếp là 1 cặp được an theo Giờ sinh (khởi từ Hợi).

- Sau này Tử Vi truyền rộng ra dân gian thì người ta an thêm vào vòng Thái Tuế (vòng Thái Tuế chính tông chỉ có 5 sao gồm Tuế Tang Hổ Phù Khách) cho đủ 12 sao, thêm Thiên Không luôn đồng cung với Thiếu Dương - trước Thái Tuế (an theo Năm). Thành thử Thiên Không nguyên thủy (tức 1 cặp với Địa Kiếp) được đổi tên thành Địa Không, tức bộ Địa Không - Địa Kiếp bây giờ.

Nói chung là do đổi tên gọi từ Thiên Không ra Địa Không, và thêm vào Thiên Không trước Thái Tuế.
Được cảm ơn bởi: minhcanvao, kimtudon, caothanghp86
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Kim Quy
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 308
Tham gia: 02:55, 19/08/11

TL: Thiên không - đào hoa - thiếu dương. không gãy cánh

Gửi bài gửi bởi Kim Quy »

Thấy bác Thái Dương biết nhiều về bộ Không Kiếp này... vậy dám hỏi bác phân biệt giữa Địa Vong và Địa Không như thế nào?
Đầu trang

Thái Dương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 221
Tham gia: 22:11, 10/01/09

TL: Thiên không - đào hoa - thiếu dương. không gãy cánh

Gửi bài gửi bởi Thái Dương »

Kim Quy đã viết:Thấy bác Thái Dương biết nhiều về bộ Không Kiếp này... vậy dám hỏi bác phân biệt giữa Địa Vong và Địa Không như thế nào?
Ủa, bộ có Địa Vong và Địa Vong khác với Địa Không sao?

TD không biết và cũng không rõ về con Địa Vong này, chỉ biết sơ qua là Địa Vong này do mấy ông Việt Nam đặt ra, và nó là cách gọi khác của Địa Không. Ngay cả cách an, có người còn bày ra an theo Tháng thay vì theo Giờ như Tháng 1 thì an tại Tử, tháng 2 thì tại Tài, tháng 3 tại Tật, v.v...

Không biết bác Kim Quy có cao kiến gì nó không ...
Sửa lần cuối bởi Thái Dương vào lúc 01:05, 29/08/11 với 1 lần sửa.
Đầu trang

minhcanvao
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 26
Tham gia: 17:11, 10/06/11

TL: Thiên không - đào hoa - thiếu dương. không gãy cánh

Gửi bài gửi bởi minhcanvao »

Thái Dương đã viết:Bộ diễn đạt khó hiểu vậy sao ta? Nên để ý đến cách an tinh đẩu.

Đại khái thế này:

- Trong Tử Vi chính tông (tạm gọi là vậy cho dễ hiểu) thì Thiên Không - Địa Kiếp là 1 cặp được an theo Giờ sinh (khởi từ Hợi).

- Sau này Tử Vi truyền rộng ra dân gian thì người ta an thêm vào vòng Thái Tuế (vòng Thái Tuế chính tông chỉ có 5 sao gồm Tuế Tang Hổ Phù Khách) cho đủ 12 sao, thêm Thiên Không luôn đồng cung với Thiếu Dương - trước Thái Tuế (an theo Năm). Thành thử Thiên Không nguyên thủy (tức 1 cặp với Địa Kiếp) được đổi tên thành Địa Không, tức bộ Địa Không - Địa Kiếp bây giờ.

Nói chung là do đổi tên gọi từ Thiên Không ra Địa Không, và thêm vào Thiên Không trước Thái Tuế.
Đã hiểu.
Tức là theo ý bác Thái Dương là thế này : lúc đầu là chỉ có sao Thiên không - địa kiếp ,và các câu phú là đúng với bộ sao này. Sau này : THiên không được đổi tên thành địa không và có thêm một ngôi sao mới được thêm vào tử vi , và ngôi sao mới này được đặt tên là thiên không.
Hay hiểu đơn giản hơn nữa là thế này :Lúc đầu một người mẹ sinh đôi ra 2 đứa đặt tên là A và B chẳng hạn ( A là thiên không , B là địa kiếp).Sau này đổi tên thằng A thành tên là C ( C là địa không ) , và đẻ thêm một đứa thứ 3 nữa và đặt tên đứa thứ 3 này là A.

Nhân tiện , góp luôn một lá số rất đúng với tinh thần chủ đề này vào topic

Hình ảnh
Được cảm ơn bởi: Thái Dương
Đầu trang

mai phong
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 20
Tham gia: 23:40, 19/05/11

TL: Thiên không - đào hoa - thiếu dương. không gãy cánh

Gửi bài gửi bởi mai phong »

chao cac bac , chem cho em vai nhat , em cung muon gay canh lem , nhung em chang co cai canh nao de ma gay , thoi em danh an phan tim vui ben gai dep va ruou ngon , la so em la la so bat dat chi day thua cac bac , cac bac cu chem thang tay, em cam on cac bac Hình ảnh
Đầu trang

khac_biet
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 56
Tham gia: 00:30, 14/05/11

TL: Thiên không - đào hoa - thiếu dương. không gãy cánh

Gửi bài gửi bởi khac_biet »

bác ơi , vậy nếu thủ mệnh đồng cung mới đc tính , nếu hội về từ xung chiếu , tam hợp tác động có mạnh thế ko? trong các sách cứ liệt kê 1 loạt thì ntnay nt kia , vậy là tính cả hội về ạ .
Đầu trang

win_win
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 78
Tham gia: 15:58, 11/08/11

TL: Thiên không - đào hoa - thiếu dương. không gãy cánh

Gửi bài gửi bởi win_win »

@ Thái Dương

Sách vở và mọi người thường lấy ví dụ Hạng Vũ để nói đến cách Thiên không – Đào hoa.

Vậy, giả sử câu phú phải hiểu đúng nghĩa là Địa không – Đào hoa thì bác luận cho trường hợp của Hạng Vũ như thế nào?

Cách cục nào gây ra tại họa cho Hạng vũ nếu không phải Thiên không – Đào hoa (như mọi người vẫn lấy làm ví dụ).

Ngoài ra, bác đã có những nghiệm lý về cách Địa không – Đào hoa không? Nếu có càng nhiều ví dụ thực tế thì càng có giá trị. Bác có thể cho mọi người ví dụ được không?
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
cieumeo
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1923
Tham gia: 21:41, 03/11/10
Đến từ: VIC 3121

TL: Thiên không - đào hoa - thiếu dương. không gãy cánh

Gửi bài gửi bởi cieumeo »

Được cảm ơn bởi: kimtudon
Đầu trang

tuvi2010
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 106
Tham gia: 10:45, 30/07/10

TL: Thiên không - đào hoa - thiếu dương. không gãy cánh

Gửi bài gửi bởi tuvi2010 »

Nếu cách "chim trời gãy cánh" là địa không - đào hoa chứ không phải thiên không - đào hoa, thì em có đào hoa + hồng loan + địa không ở thân cư phu thì có nghĩa là gì ạ? Nó sẽ ứng vào chồng chết sớmhay là công danh tiền tài đi tong hết ạ?
Đầu trang

Thái Dương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 221
Tham gia: 22:11, 10/01/09

TL: Thiên không - đào hoa - thiếu dương. không gãy cánh

Gửi bài gửi bởi Thái Dương »

win_win đã viết:@ Thái Dương

Sách vở và mọi người thường lấy ví dụ Hạng Vũ để nói đến cách Thiên không – Đào hoa.

Vậy, giả sử câu phú phải hiểu đúng nghĩa là Địa không – Đào hoa thì bác luận cho trường hợp của Hạng Vũ như thế nào?

Cách cục nào gây ra tại họa cho Hạng vũ nếu không phải Thiên không – Đào hoa (như mọi người vẫn lấy làm ví dụ).

Ngoài ra, bác đã có những nghiệm lý về cách Địa không – Đào hoa không? Nếu có càng nhiều ví dụ thực tế thì càng có giá trị. Bác có thể cho mọi người ví dụ được không?
Không phải vậy. Khi nói về Hạng Vũ thì người ta nói về Không Kiếp, như câu Phú sau:

"Hạng Vũ anh hùng hạn ngộ Thiên Không nhi táng quốc,
Thạch Sùng hào phú vận phùng Địa Kiếp dĩ vong gia."


Phú Nôm cũng có câu: "Không Kiếp tan sạch ra tro, đề phòng kẻo phải lộ đồ Nam Kha" (TVDSPG -TVT: Hạn gặp Địa Không, Địa Kiếp nên đề phòng chết đường như Hạng Vũ chết ở Ô Giang).

Nói về Vận Hạn của Hạng Vũ thì lại thêm 1 vấn đề nữa, mà nó được đề cập đến trong bài trước TD có đính kèm link. Đó là cách khởi Vận. Theo chính tông (tạm gọi là vậy) thì Đại Vận đầu khởi tại cung Phụ Mẫu hoặc Huynh Đệ thay vì tại Mệnh. Trong đó cũng có bàn về lá số của Hạng Vũ, như sau:
Lịch Sử Khoa Tử Vi đã viết:3.- Sự khác biệt về đại hạn
Chính phái an đại hạn như sau:
- Từ lúc đẻ ra tới số cục thì đại hạn an tại cung Mệnh.
- Đại hạn thứ nhất sẽ an vào cung phụ mẫu, hoặc huynh đệ.

Tỷ như: Người Hỏa-lục-cục, thì từ 1 tới 5 tuổi thì đại hạn ở cung Mệnh. Từ 6 tuổi trở đi thì đại hạn ở cung Huynh đệ hoặc Phụ-mẫu.

- Nhưng Nam phái lại an ngay đại hạn thứ nhất ở cung Mệnh, rồi đại hạn thứ nhì ở cung Phụ mẫu hoặc Huynh đệ. Như vậy từ lúc đẻ ra tới số tuổi "số cục" không có đại hạn.

Sự khác biệt này, đã khiến cho Nam phái phải đi tìm nhiều sao khác, hoặc nhiều thuật khác, để đoán cho đúng, nhất là đoán vận hạn chết rất quan trọng. Bắc phái đoán rất trúng, nhưng theo Nam phái lại khó khăn. Sự khác nhau về hạn, khiến cho Nam phái không dùng bài phú đoán của Hy-Di tiên sinh được. Bởi phú đoán thì an đại hạn theo Bắc phái. Những người học theo Nam phái thường tỏ ý nghi ngờ các bài Phú. Họ phải dò dẫm, tìm hiểu lâu năm mới đưa ra lối giải quyết. Trong khi những người học theo Bắc phái, thì ngay sau khi học an sao, học có thể học cách giải đoán bằng cách xử dụng phú đoán được.

Tỷ dụ: Chính phái đoán số Hạng Vũ, căn cứ vào phú đoán:

Hạng Vũ anh hùng hạn ngộ Thiên-không nhi táng quốc. Thạch Sùng hào phú, vận phùng Địa-kiếp dĩ vong gia. Nghĩa là Hạng Vũ anh hùng nhưng hạn ngộ Thiên-không nên mất nước. Thạch Sùng giàu có nhưng hạn gặp Địa-kiếp nên tan nhà nát cửa. Nếu xét theo Nam phái thì câu phú trên không đúng được:

- Thứ nhất, theo Bắc phái chỉ có sao Thiên-không, Địa-kiếp đi đôi với nhau, không có sao Địa-không. Sao Thiên-không đóng ở vị trí sao Địa-không của Nam phái và không có sao Thiên-không trước Thái-tuế một cung. Hạng Vũ, đại hạn tới Dần gặp Địa-kiếp, tiểu hạn ở Thân gặp Thiên-không. Đại, tiểu hạn Kiếp, Không gặp nhau nên táng quốc. Dù đại hạn có Đồng, Lương, Quyền cũng không giải nổi. Bàn về số Thạch Sùng cũng tương tự. Nếu đoán theo Nam phái bài phú trên cũng không đúng:

- Đại hạn đang tới cung Mão, gặp Thái-tuế (TD ghi chú: ý nói có Thái Tuế thì không có Thiên Không, vì Thiên Không luôn đứng trước Thái Tuế 1 cung), mà Thiên-không đóng ở Thìn.

Như vậy không có vụ Hạng Võ chết về Kiếp, Không lâm nạn, Sở vương táng quốc. Mà chỉ có việc Hạng Võ gặp hạn Địa-không ở Thân mà thôi.

Hồi còn ở Việt-nam, chúng tôi dạy Tử-vi cho các vị yêu khoa này, thường thì những vị chưa biết gì học mau hơn. Còn các vị học theo Nam phái, học thêm mấy chục bài phú nữa, mất công chỉnh đốn lại. Bởi vậy chúng tôi có lời khuyên: Các vị học theo Nam phái thì không nên học những bài phú của Hy-Di, mà học các bài phú của Ma-Y thuộc Nam phái mà thôi. Nếu không đầu óc sẽ lộn tùng phèo.
PS: Mọi người đọc để biết vậy thôi, chứ không vội tin dùng ngay. Chỉ để mọi người hiểu là câu Phú nguyên gốc (Thái Vi Phú) nói về Thiên Không - Địa Kiếp là nói về Địa Không - Địa Kiếp chứ không phải Thiên Không đứng trước Thái Tuế. Điển hình như qua lá số Hạng Vũ cho thấy nếu cứ theo câu Phú mà xét thì không khớp vì Vận Hạn không gặp Thiên Không (trước Thái Tuế) như Phú nói, "Hạng Vũ anh hùng hạn ngộ Thiên Không nhi táng quốc", mà "Thiên Không" trong câu Phú chính là nói về con "Địa Không" mà ta đang dùng.

Và cũng không nên quan trọng về lá số được lưu truyền là của Hạng Vũ có phải thật sự là đúng hay không. Cái đó không cần quan tâm đúng hay sai, mà chỉ nên lấy cái ý người xưa muốn truyền đạt. Nhiều khi người ta chẳng biết lá số của ông này ông nọ thế nào nhưng khi làm Phú người ta lồng vào cho nó hay và để mọi người dễ thấy. Chẳng hạn như ông Nhan Hồi được nhắc qua rất nhiều câu Phú về yểu, nếu gom lại các cách cục đó mà xét thì không thể hội tụ tất cả những "sao" ấy được. Chẳng qua ông ấy được biết đến nhiều, và ông ta mất sớm nên người ta lấy cái hình ảnh của ông ta để nói ấy thôi.
Được cảm ơn bởi: khac_biet, kimtudon, dep giai
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tử vi”