Xin trao đổi với bác ở 2 khía cạnh: Kiến thức ngũ hành và cách vận dụng.Môc huynh đã viết: Nói dứt khoát như bạn, mình hoàn toàn đồng quan điểm, trong thực tiễn trong cái khắc tốt cần nhau, ví dụ : Mộc khắc thổ ( BĐ mộc + BT thổ ) các vị thầy còn thòng thêm câu : Dù sao cũng sẽ gặp trở ngại vì bản chất mộc khắc thổ ?
Bạn thấy đúng sai thế nào ở câu cuối ấy?
Chúng ta đang cần xem xét 02 thuyết ngũ hành, bạn thẳng thắn cho mình ý kiến tham luận nhé.
Về kiến thức ngũ hành thì cơ bản nhất là Ngũ hành phải cân bằng, không quá mạnh và không quá yếu. Mạnh quá cần chế ngự, yếu quá cần bồi bổ. Như thế ngoài cơ chế tương sinh tương khắc còn có cơ chế tương thừa, tương vũ. Gọi chung lại là Ngũ hành sinh khắc chế hoá. Khi ngũ hành quá mạnh thì sự khắc bớt là có lợi, nó chỉ có hại khi sự khắc nhằm tiêu diệt. Do vậy, không phải mọi tình huống đều nói là có khắc là có trở ngại được.
Ví dụ: Hoả quá mạnh sẽ làm cho đất nóng, thổ khô cần có thuỷ chế bớt. Mộc quá mạnh cần có kim phạt bớt, chế thành công cụ. Thổ quá mạnh cần có mộc khắc để canh tác, đất trở nên tốt. Kim quá mạnh cần có hoả chế thành khí cụ. Thuỷ quá mạnh cần có thổ chế để ngăn lại phục vụ cho cuộc sống.
Về vấn đề áp dụng, đây là do trình độ của mỗi con người khi học Âm dương, ngũ hành và khả năng áp dụng vào trong cuộc sống. Nếu có một thày nào đó nói 1 câu đơn giản "Dù sao cũng sẽ gặp trở ngại vì bản chất mộc khắc thổ ?" thì thày đó áp dụng chưa đúng luật Ngũ hành, chưa đạt thấu được cái lẽ của SINH KHẮC CHẾ HOÁ. Trong trường hợp này thì bác lại lấy một cái sai để phản biện cái đúng.
Trân trọng