Anh chị em ruột sao cung phúc, phụ mẫu...khác nhau?

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Anh chị em ruột sao cung phúc, phụ mẫu...khác nhau?

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

phuongmtt47 đã viết:
Tây Đô đạo sĩ đã viết:

Anh chị em ruột sao cung phúc, phụ mẫu...khác nhau?



[blockquote] Lá số Tử vi của anh chị em ruột cũng cha cùng mẹ đúng lý ra cung phúc đức và cung phụ mẫu phải hoàn toàn giống nhau vì cha mẹ ông bà họ hàng mộ tổ...đều chung. Nhưng trong thực tế tôi đã luận giải nhiều lá số của các anh chị em ruột trong một nhà đa số đều có sự sai biệt, có trường hợp khác nhau một trời một vực. Thế là thế nào? Cho đến thời điểm hiện tại tôi vẫn chưa tìm được các tài liệu có sự giải thích thuyết phục.
Tuy nhiên nếu xét trên góc độ của đạo Phật, cuộc sống của mỗi con người chúng ta đều được chi phối bởi luật nhân quả, chúng ta có nhiều kiếp sống, trong từng kiếp sống chúng ta đều gây ra những nợ nần ân oán với nhiều người khác nhau, và mỗi lần tái sinh làm người, chúng ta sẽ gặp lại nhưng người ấy để đòi và trả. Khi chúng ta bắt đầu một cuộc sống mới, căn cứ vào thời điểm sinh ra sẽ lập được một lá số Tử vi, nghiệp tiền kiếp sẽ thể hiện trên 12 cung số được mã hóa qua cách sắp xếp bố cục của các tinh đẩu, phương vị ngũ hành sinh khắc chế hóa. Nhà lý số giỏi sẽ giải mã được phần nào nghiệp quá khứ và cũng căn cứ vào các dữ liệu ấy để dự đoán cho tương lai, các vận hạn và các khả năng tốt xấu, sự thành bại, các vấn đề về công danh sự nghiệp tiền tài hôn nhân... có thể xảy ra cho đương số.
Trở lại vấn đề cung phúc trên lá số, cung này nói về sự liên quan về nghiệp giữa đương số và những người trong họ hàng, tức là đương số có một sự liên quan ân oán với một số người nào đó thuộc dòng họ này nên mới đầu thai vào để đòi hoặc trả.
Thí dụ một người thiếu nợ bố hoặc mẹ hoặc ông nội trong tiền kiếp thì khi tái sinh sẽ có sự quan tâm giúp đỡ đặc biệt, làm ăn đầu tắt mặt tối không đòi hỏi gì, chăm sóc cha mẹ và ông nội vô điều kiện. Những người khác trong họ thì anh ta chẳng quan tâm vì trong tiền kiếp anh ta không có ân oán gì với họ. Dĩ nhiên trong cung phúc và cung phụ mẫu sẽ có vấn đề là không thể nhờ cậy gì ở họ hàng và cha mẹ mà chính bản thân còn phải giúp trở lại.
Một người khác là em ruột của người trên, tuy sinh ra cùng cha cùng mẹ nhưng tiền kiếp cha mẹ và ông ngoại có nợ nần người ấy, kiếp này sinh ra chẳng lo làm ăn, chơi bời lêu lổng làm cha mẹ phải lo nghĩ, chăm sóc cung cấp, ông ngoại thì tỏ ra thương mến đặc biệt, thỉnh thoảng cứ dúi tiền vào tay để đi ăn chơi. Như vậy cung phúc và cung phụ mẫu trên lá số người này sẽ có sự khác biệt rõ rệt so với người anh, được nhờ cậy họ hàng và cha mẹ.
Thực ra sự liên quan về nghiệp phức tạp hơn rất nhiều, một người đầu thai tái sinh vào một gia đình và một dòng họ đều có mối liên hệ sâu xa từ nhiều kiếp. Thậm chí còn có sự quan hệ mật thiết với phong thủy phần mộ của một người nào đó trong dòng họ ấy. Các thi dụ trên chỉ nói sơ lược để dễ hình dung mà thôi.
Qua đó chúng ta cũng dễ dàng suy ra sự khác biệt của cung huynh đệ.
Có người nói cung phúc thể hiện nghiệp tiền kiếp của một người. Tôi cho rằng như vậy là chưa đủ, tất cả các cung số đều thể hiện nghiệp tiền kiếp của đương số.
Thí dụ một lá số đường quan lộc bằng phẳng dễ dàng, có chức phận cao, theo luật nhân quả của đạo Phật là do anh ta đã tạo được thiện nghiệp trong tiền kiếp như hay giúp người học hành, nâng đỡ người tài, giúp học sinh nghèo ăn học...
Một lá số khác công danh lận đận, thi cử trượt lên trượt xuống dù cũng không phải do kém thông minh, ấy là do tiền kiếp tạo nghiệp xấu, đố kỵ cản trở công danh người ta, vu khống nói xấu làm người ta khốn đốn mất chức, bỏ lỡ cơ hội...
Trong lá số có tiêu chí hôn nhân khó khăn lận đận, ấy là do tiền kiếp chia rẽ vợ chồng, cản trở hôn nhân, cướp vợ giật chồng, ngoại tình phá hoại hạnh phúc gia đình người ta... cho nên kiếp này bị quả báo như thế.
Những sự cát hung thể hiện trên các cung khác của lá số cũng tương tự như thế. Không thể nói chỉ cung phúc mới thể hiện nghiệp tiền kiếp. [/blockquote]
Chú Tây Đô ơi cho cháu hỏi chút, sao có những lá số mà thể hiện con đường quan lộc, tiền tài , vợ con rất tốt. Nhưng rốt cuộc người đó lại là một bậc chân tu, đạo hạnh rất cao, phải chăng khi xưa hành giả này tu lục độ balamật , tu bố thí trì giới, tinh tấn, thiền định nay do nhân thiện mà thành quả, nhưng vì tâm đã thấu rõ sinh tử nên vẫn đi theo lời phát nguyện bồ đề tâm từ vô lượng kiếp trước mà tiến về con đường đại thừa. Phải chăng khi công phu tu hành thâm hậu, chúng ta có thể điều khiển sinh tử, có thể tùy chọn nơi vãng sinh ???
Câu hỏi cũng là câu trả lời đó...khà...khà..
Đầu trang

Hoavothuong
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 496
Tham gia: 09:24, 04/01/12

TL: Anh chị em ruột sao cung phúc, phụ mẫu...khác nhau?

Gửi bài gửi bởi Hoavothuong »

:(( :(( :(( :(( :(( :((
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Anh chị em ruột sao cung phúc, phụ mẫu...khác nhau?

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Hoavothuong đã viết::(( :(( :(( :(( :(( :((
Đạo sĩ th...hiện ra: "Làm sao con khóc?" :-/ ;)
Đầu trang

Hoavothuong
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 496
Tham gia: 09:24, 04/01/12

TL: Anh chị em ruột sao cung phúc, phụ mẫu...khác nhau?

Gửi bài gửi bởi Hoavothuong »

Thưa "Bụt" con buồn thì con khóc! :(( :((
Đầu trang

Hoavothuong
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 496
Tham gia: 09:24, 04/01/12

TL: Anh chị em ruột sao cung phúc, phụ mẫu...khác nhau?

Gửi bài gửi bởi Hoavothuong »

Ở đời nhịn ăn, nhịn khát, nhịn đau...thật không khó bằng nhịn khóc. Con sợ cứ phải nuốt vội nước mắt vào trong sẽ có nguy cơ đau dạ dày nên cho con nương nhờ ở đây con khóc cho thoả lòng! :((
Đầu trang

minhgiac
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 34
Tham gia: 08:45, 20/05/12

TL: Anh chị em ruột sao cung phúc, phụ mẫu...khác nhau?

Gửi bài gửi bởi minhgiac »

đúng là vấn đề bác tây đô đạo sĩ đề cập rất hay, rất cần đi sâu. mà trả lời cho câu hỏi đó không hề đơn giản chút nào? mà chỉ dùng mỗi kiến thức tử vi khó mà có câu trả lời thuyết phục đựơc.

bàn về cung phụ mẫu nếu ngưòi ta có cùng cha mẹ dĩ nhiên thì cho dù có sự yêu ghét đứa này, đứa nọ cũng không thể có sự khác biệt lớn quá đựoc phải không ạ. vậy ngoài việc xét đên xung khắc giữa cha mẹ với cha mẹ, giữa cha me với con cái. hẳn là còn ý di truyền nhiều, di truyền ít, yêu nhiều yêu ít, giúp đỡ nhiều giúp đỡ ít. và phân biệt đựơc điều này theo minhgiac cần tới phân biệt tới sự đắc hãm trong một cung đó, ý nghĩa của các sao đó. ví dụ như cha mẹ của 2, hay 3 đương số là giàu có, quyền thế. thì sẽ thể hiện ở các sao quyền lực tiền tài ở cung phụ phẫu phải nhiều hoặc đắc địa hãng đó là đặc điểm chung và các đặc tính khác cũng xét như vậy. và nếu một gia đình có nhiều con cái thì cũng phải xét đứa nào là ứng nhất bố mẹ. với quan niệm của tập quán là truyền thống là truyền con trửơng trưởng nên xem cung phụ mẫu của đứa con trưởng là có sự ứng hợp nhất chẳng hạn. hoặc theo quan niệm nhất út, nhì trưởng ba đến thứ. vì con út bao giờ cũng đựợc đùm bọc chăm sóc hơn nên xem cung phụ mẫu của con. minhgiac thường lấy lấy số của người con trưởng và con út trong gia đình đó để nói cung phụ mẫu.

còn bàn về phúc iưcs thì minhgiac nghĩ như bác tây đô đã phân tích có thể do nghiệp nhân quả mà sự ứng hợp phúc đức của mỗi con ngưòi khác nhau. do sự ứng hợp của mồ mả, phong thuỷ kết phát thế nào nữa. bởi vì mỗi một cung phúc của mỗi đương số là khác nhau. nếu dùng tử vi có thể nói ngôi mộ mấy đời đang ứng hợp với đương đố chẳng hạn. ngoài ra hình tưóng cũng sẽ rất có giá trị trong việc giúp ích đánh giá độ số. bới vì mỗi tuổi, mỗi cá nhân có thẻ sinh ra trong môi trưòng, điều kiện, thổ nhưõng hoặc thời khắc khác nhau mà sự tương tác nặng nhẹ của các sao nên đương số cũng khác nhau. dẫn đến xu hướng cuộc đời danh phận cũng khác nhau vậy.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
baonamvu
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 53
Tham gia: 07:41, 17/09/12

TL: Anh chị em ruột sao cung phúc, phụ mẫu...khác nhau?

Gửi bài gửi bởi baonamvu »

Tây Đô đạo sĩ đã viết:

Anh chị em ruột sao cung phúc, phụ mẫu...khác nhau?



[blockquote] Lá số Tử vi của anh chị em ruột cũng cha cùng mẹ đúng lý ra cung phúc đức và cung phụ mẫu phải hoàn toàn giống nhau vì cha mẹ ông bà họ hàng mộ tổ...đều chung. Nhưng trong thực tế tôi đã luận giải nhiều lá số của các anh chị em ruột trong một nhà đa số đều có sự sai biệt, có trường hợp khác nhau một trời một vực. Thế là thế nào? Cho đến thời điểm hiện tại tôi vẫn chưa tìm được các tài liệu có sự giải thích thuyết phục.
Tuy nhiên nếu xét trên góc độ của đạo Phật, cuộc sống của mỗi con người chúng ta đều được chi phối bởi luật nhân quả, chúng ta có nhiều kiếp sống, trong từng kiếp sống chúng ta đều gây ra những nợ nần ân oán với nhiều người khác nhau, và mỗi lần tái sinh làm người, chúng ta sẽ gặp lại nhưng người ấy để đòi và trả. Khi chúng ta bắt đầu một cuộc sống mới, căn cứ vào thời điểm sinh ra sẽ lập được một lá số Tử vi, nghiệp tiền kiếp sẽ thể hiện trên 12 cung số được mã hóa qua cách sắp xếp bố cục của các tinh đẩu, phương vị ngũ hành sinh khắc chế hóa. Nhà lý số giỏi sẽ giải mã được phần nào nghiệp quá khứ và cũng căn cứ vào các dữ liệu ấy để dự đoán cho tương lai, các vận hạn và các khả năng tốt xấu, sự thành bại, các vấn đề về công danh sự nghiệp tiền tài hôn nhân... có thể xảy ra cho đương số.
Trở lại vấn đề cung phúc trên lá số, cung này nói về sự liên quan về nghiệp giữa đương số và những người trong họ hàng, tức là đương số có một sự liên quan ân oán với một số người nào đó thuộc dòng họ này nên mới đầu thai vào để đòi hoặc trả.
Thí dụ một người thiếu nợ bố hoặc mẹ hoặc ông nội trong tiền kiếp thì khi tái sinh sẽ có sự quan tâm giúp đỡ đặc biệt, làm ăn đầu tắt mặt tối không đòi hỏi gì, chăm sóc cha mẹ và ông nội vô điều kiện. Những người khác trong họ thì anh ta chẳng quan tâm vì trong tiền kiếp anh ta không có ân oán gì với họ. Dĩ nhiên trong cung phúc và cung phụ mẫu sẽ có vấn đề là không thể nhờ cậy gì ở họ hàng và cha mẹ mà chính bản thân còn phải giúp trở lại.
Một người khác là em ruột của người trên, tuy sinh ra cùng cha cùng mẹ nhưng tiền kiếp cha mẹ và ông ngoại có nợ nần người ấy, kiếp này sinh ra chẳng lo làm ăn, chơi bời lêu lổng làm cha mẹ phải lo nghĩ, chăm sóc cung cấp, ông ngoại thì tỏ ra thương mến đặc biệt, thỉnh thoảng cứ dúi tiền vào tay để đi ăn chơi. Như vậy cung phúc và cung phụ mẫu trên lá số người này sẽ có sự khác biệt rõ rệt so với người anh, được nhờ cậy họ hàng và cha mẹ.
Thực ra sự liên quan về nghiệp phức tạp hơn rất nhiều, một người đầu thai tái sinh vào một gia đình và một dòng họ đều có mối liên hệ sâu xa từ nhiều kiếp. Thậm chí còn có sự quan hệ mật thiết với phong thủy phần mộ của một người nào đó trong dòng họ ấy. Các thi dụ trên chỉ nói sơ lược để dễ hình dung mà thôi.
Qua đó chúng ta cũng dễ dàng suy ra sự khác biệt của cung huynh đệ.
Có người nói cung phúc thể hiện nghiệp tiền kiếp của một người. Tôi cho rằng như vậy là chưa đủ, tất cả các cung số đều thể hiện nghiệp tiền kiếp của đương số.
Thí dụ một lá số đường quan lộc bằng phẳng dễ dàng, có chức phận cao, theo luật nhân quả của đạo Phật là do anh ta đã tạo được thiện nghiệp trong tiền kiếp như hay giúp người học hành, nâng đỡ người tài, giúp học sinh nghèo ăn học...
Một lá số khác công danh lận đận, thi cử trượt lên trượt xuống dù cũng không phải do kém thông minh, ấy là do tiền kiếp tạo nghiệp xấu, đố kỵ cản trở công danh người ta, vu khống nói xấu làm người ta khốn đốn mất chức, bỏ lỡ cơ hội...
Trong lá số có tiêu chí hôn nhân khó khăn lận đận, ấy là do tiền kiếp chia rẽ vợ chồng, cản trở hôn nhân, cướp vợ giật chồng, ngoại tình phá hoại hạnh phúc gia đình người ta... cho nên kiếp này bị quả báo như thế.
Những sự cát hung thể hiện trên các cung khác của lá số cũng tương tự như thế. Không thể nói chỉ cung phúc mới thể hiện nghiệp tiền kiếp. [/blockquote]

Em có một số ý kiến về bài viết của bác Tây Đô Đạo Sĩ như sau:

Thứ Nhất khoa tử vi không phải xuất phát từ Đạo Phật, nên chúng ta không thể dùng lý thuyết hay quan điểm của Đạo Phật để luận đoán một lá số tử vi. Tức nhiên khi chúng ta theo Đạo nào chúng ta có cái nhìn chủ quan từ đạo đó.

Khi luận tử Vi thì cái gốc là Kinh dịch, Dịch lý chứ không phải nhìn theo quan điểm của mỗi phái, hiện nay tôi cũng thấy khá nhiều phái về luận đoán tử vi, nhưng mỗi phái cũng có một cái nhìn cụ thể nhưng tất cả nó vẫn là cái nhìn chủ quan.

Các cụ có câu: "Sinh con ai nỡ sinh lòng, mua dưa ai biết được lòng quả dưa"

Cha mẹ sinh con, nhưng con cái mỗi người một tính một nết, một bản mệnh,...
Đến anh chị em sinh đôi, có lá số giống nhau nhưng cuộc đời cũng có nhiều sai biệt khác nhau.

Khi đã luận đoán Tử vi chúng ta luận theo Dịch lý thì sẽ đúng với quan điểm lý số của Huyền học.

Về ý kiến của mọi người về Anh chị em ruột nhưng có cung Phúc và Phụ Mẫu khác nhau, tôi có ý kiến như sau:

- Lá số là yếu tố tiên thiên của mỗi người được định sẵn khi được sinh ra theo mỗi giờ.
- Trong mỗi gia đình, có người con sinh ra thì hợp với cha mẹ (cả về Ngũ hành và lý tính) nhưng có người không hợp với cha mẹ.
- Trong 1 gia đình, bố mẹ có thể yêu quý con trai hơn con gái, có thể quý con cả, con út,.... vân vân... đó là những yếu tố ngẫu nhiên trong quy luật tất yếu.
- Và ngược lại con cái, có ngươi có tình cảm nhiều hay ít với cha mẹ, họ hành, anh chị em đó cũng là những điều tất nhiên.
- Và Phúc đức của Âm phần hay dương phần hay của Dòng họ nói chung cũng có ảnh hưởng đến mỗi cá thể khác nhau không có sự phân bố đồng đều;
Mà đã là yếu tố tiên thiên định trong giờ sinh thì nó cũng là yếu tố xác suất khác nhau cho mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng của Phúc Đức, tinh cảm. yếu tố này họ không thay đổi được.

Vậy người ta sẽ hỏi, vậy thì cung Phúc Đức của mỗi người thì dễ hiểu, còn cung Phụ mẫu thì sao?
- 2 anh em ruột vậy người này có hạn cha mẹ mất, bênh, người khác không có hay sao?
+ Trong lá số không có sao nào thì nói là cha mẹ chết, sao nào cha mẹ bệnh
+ Trong lá số chỉ nói về Vận hạn của mỗi người ở mỗi thời điểm

Xét về mặt tình cảm, vật chất, tinh thần, tâm linh của mỗi người cũng ảnh hưởng, quan hệ khác nhau với các mỗi quan hệ, ở đây đang xét về quan hệ anh chị em và bố mẹ.
- Thực tế có trường hợp: khi cha mẹ mất, những người đương quyền chức thì lại là một cái lợi trong họa, vì họ được nguồn thu lớn tài chính từ vị trí công quyền của họ. có thể anh em của họ là người nghèo, không quyền chức, thì gặp hạn cha mẹ mất là một nỗi mất mát, đau buồn, thiệt hại,...
- Vận hạn là quy luật vận hành riêng của mỗi lá số nên khi giải đoán một lá số vận hạn đó, gặp sao đó thường là kinh nghiệm ghi chép lại của những người đi trước thì gặp sao này thì cưới hỏi, gặp sao này thì tin buồn, gặp sao này thì thất tình, gặp sao này thì cha mẹ bệnh, chết,...

=> Tất cả những luận đoán khi đọc lá số của mỗi người thầy phụ thuộc và kinh nghiệm, chuyên môn của mỗi người thầy và một phần phụ thuộc vào khả năng Tâm linh của người đọc lá số nữa.

Nên khi xét khách quan trong vấn đề luận đoán lá số chúng ta xét trên khía cạnh dịch lý chứ không xét trên quan điểm của Đạo học.

Rất mong cùng thảo luận./.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Anh chị em ruột sao cung phúc, phụ mẫu...khác nhau?

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Tôi không hề nói rằng Tử vi có nguồn gốc từ đạo Phật. Tôi chỉ luận giải lá số dựa theo lý nhân quả. Mà lý nhân quả tồn tại trong thực tế, dù dạo Phật hay Kinh Dịch có đề cập hay không.
Đạo Phật có nói đến sự luân hồi, tôi chỉ muốn nói rằng lá số tử vi phản ánh cuộc sống con người thuận theo luật nhân quả xuyên suốt các kiếp sống mà thôi, không có ý áp đặt đạo Phật với Tử vi. Tử vi và đạo Phật có điểm chung là đều áp dụng được vào đời sống con người, mặc dù nguồn gốc khác nhau. Nếu khéo sử dụng đạo Phật và Tử vi vào thực tế, để chúng ta có cuộc sống tốt hơn, tôi cho rằng đó không phải là ý tưởng tồi.
Việc luận giải Tử vi dựa theo vấn đề luân hồi và luật nhân quả cũng coi như dựa theo quan điểm của đạo Phật.
Thân mến
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Anh chị em ruột sao cung phúc, phụ mẫu...khác nhau?

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Con cái có bốn nhân: Một là báo ân, hai là báo oán, ba là trả nợ, bốn là đòi nợ.
*********************
1) Báo ân là cha mẹ sanh con, đời trước có ân với nó, nên để báo ân bèn sanh vào làm con hòng hầu hạ, phụng dưỡng, sống thờ chết chôn, khiến cho lúc sống thì cha mẹ vui vẻ, lúc mất bèn thờ cúng. Thậm chí tận trung với vua, yêu dân, danh lưu sử xanh, khiến thiên hạ hậu thế do kính người ấy bèn kính trọng cả cha mẹ. Như ông Tăng Lỗ Công, Trần Trung Tú, Vương Quy Linh, Sử Đại Thành (Ba vị Tăng, Trần, Vương đều là danh thần đời Tống, ông Sử là trạng nguyên đầu đời Thanh. Bốn vị đều tin Phật, chỉ mình ông Trung Tú ngộ nhập rất sâu, bởi đời trước từng là cao tăng, nên dẫu có địa vị cao vẫn không quên nhân gốc). Con hiếu cháu hiền đời này đều thuộc về loại này.

2) Báo oán là cha mẹ đời trước phụ ơn. Để báo oán bèn sanh vào làm con. Nhỏ thì ngỗ nghịch mẹ cha, lớn lên gây họa vạ lây cha mẹ. Sống chẳng phụng dưỡng ngọt bùi, chết đi mang nhục nơi chín suối. Lại quá mức đến nỗi con giữ ngôi vị oai quyền, mưu mô trái lẽ, diệt môn sát tộc, quật mồ cuốc mả, khiến thiên hạ hậu thế thóa mạ kẻ ấy lẫn cha mẹ. Như Vương Mãng, Tào Tháo, Đổng Trác, Tần Cối v.v… là loại này.

3) Trả nợ là con đời trước đoạt của cha mẹ, nay để đền nợ bèn sanh vào làm con. Nếu mắc nợ nhiều thì có thể sống với cha mẹ suốt đời. Nếu nợ ít, chẳng tránh khỏi giữa đường chết mất. Như học sắp thành danh bèn táng mạng, buôn bán vừa có lời bèn mất thân.

4) Đòi nợ là cha mẹ đời trước mắc nợ tiền tài của con; để đòi nợ ấy nó bèn sanh vào làm con. Nợ nhỏ uổng phí lễ vật[12], tiền sính lễ mời thầy, cưới vợ cùng răn dạy đủ cách, mong con thành tài, nhưng đại hạn đã tới, chợt chết mất đi. Nợ nhiều thì chẳng phải chỉ vậy, ắt phải tán gia bại sản, nhà tan người chết mới thôi.

(Ấn Quang Đại Sư)
Theo FB Phật Pháp Vi Diệu - Con Đường Giác Ngộ Nhiệm Màu An Vui Và Giải Thoát
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”